You are on page 1of 5

I.

Bão
 Hoạt động :
+ Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, có
bão sớm vào tháng 5 và muộn nhất là tháng 12,
nhưng cường độ yếu
+ Tập trung vào tháng 9, sau đó lad tháng 10 và
tháng 8 ( chiếm 70% số cơn bão toàn mùa )
+ Mùa bão ở VN chậm dần từ B vào N – do hoạt
động của dải hội tụ lùi dần từ B vào N
+ Trung bình là 3 4 cơn, nhiều 8 10 cơn, ít 1 2 cơn
đổ bộ vào vùng biển nước ta
+ Trung bình 4, 5 năm gần đây, có 8,8 cơn bão
+ Vùng chịu tác động mạnh của bão là đồng bằng
ven biển miền trung.
 Nguyên Nhân :
+ Do vị trí địa lý: nằm ở nội chí tuyến, giáp biển,
dải hội tụ nhiệt đới
 Hậu Qủa : Ngập lụt diện rộng, tàn phá cả những
công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu
cống, cột điện cao thế, gây tác hại cho sản xuất và
đời sống nhân dân, nhất là vùng ven biển,
 Biện pháp :
- dự đoán khá chính xác quá trình hình thành và
hướng di chuyển của bão
Nhờ các thiết bị vệ tinh khí tượng để dự đoán chính
xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của
bão
Khi có bão, các tàu thuyền trên biển
phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn, cần
củng cố công trình đê biển, khẩn trương sơ tán dân,
- Củng cố đê biển
- Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng;
chống xói mòn ở miền núi
II. Ngập lụt
 Sông hồng : Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất do
diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông
lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao
bọc, mật độ xây dựng cao làm cho độ ngập nghiêm trọng
 Sông Cửu long : Không chỉ do mưa lớn mà còn do triều
cường, vì vậy khi tiến hành tiêu nc chống ngập lụt cần
tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều,
gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở 2 đồng bằng
trên
 Trung bộ : nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng
bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập
lụt mạnh vào các tháng 9 10 do mưa bão lớn, nước biển
dâng và lũ nguồn về
III. Lũ Quet
 Nguyên Nhân : Mưa lớn với cường độ cao trong thời
gian ngắn và Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia
cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi
 Khu Vực : sông suối, miền núi có địa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị
bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống
+ Miền B: diễn ra vào tháng 6 – tháng 10, tập trung ở
vùng núi phía Bắc
+ Miền Nam: diễn ra vào tháng 10 – tháng 12, xảy ra
ở nhiều nơi
 Hậu quả : Thiệt hại về canh tác, tài sản và đe dọa đến
tính mạng của con người
 Giải pháp :
- Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng
có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm,
- quản lí sử dụng đất đai hợp lí, đồng thời, thực
hiện các biện pháp kỹ thuật thủy lợi, trồng rừng,
kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế
dòng chảy mặt và chống xói mòn đất
IV. Hạn hán :
 Nguyên Nhân : Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán
trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi, do mưa ít hoặc không
có mưa
 Khu vực : Miền Bắc : Thung lũng khuất gió như Yên
Châu, Sông Mã ( Sơn La ), Lục Ngạn ( Bắc Giang ) mùa
khô kéo dài 3 4 tháng
Miền Nam : Mùa khô khắc nghiệt hơn : Thời
kì khô hạn kéo dài đến 4 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và
vùng thấp Tây Nguyên, 6 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam
Trung Bộ
 Hậu quả :
+ Thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng
+ thiêu hủy hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến
sinh hoạt và đời sống nhân dân
 Biện pháp :
+ Tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt
thiệt hại do hạn hán gây ra, giải quyết bằng xây
dựng những công trình thủy lợi hợp lý
+ thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trông vật nuôi
V. Các thiên tai khác :
 Tây Bắc có khu vực hoạt động động đất mạnh nhất, rồi
đến khu vực Đông Bắc, khu vực miền Trung ít động đất
hơn, còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. Tại vùng
biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ
 Động đất, thiên tai vẫn là thiên tai bất thường, rất khó
phòng tránh
 Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy
mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường
xuyên ở nc ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời
sống nhân dân
VÌ SAO MÙA KHÔ Ở MIỀN NĂM LẠI SÂU SẮC HƠN
MIỀN BẮC ??
Mùa khô ở miền Bắc và miền Nam diễn ra từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
+ Vào thời gian này, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên hạ thấp nhiệt độ và dẫn đến lượng bốc hơi nhỏ
hơn so với miền Nam là khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió
mùa ĐB.
+ Vào cuối mùa đông, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió
mùa ĐB di chuyển qua biển nên mang ẩm vào nước ta dẫn
đến đem lại kiểu thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.
=> Nhiệt độ thấp hạn chế bốc hơi, gió Đông Bắc kèm mưa
phùn.
=> Kết luận: Ở Bắc Bộ mùa khô ít sâu sắc hơn Nam Bộ và
Tây Nguyên là do nhiệt độ thấp hạn chế bốc hơi, gió Đông
Bắc kèm mưa phùn.

You might also like