You are on page 1of 11

Chương 1:

Câu 1: Các công nghệ nào sau đây không được sử dụng cho mạng không dây:

[<a>] GSM

[<b>] Ethernet

[<c>] Wi-MaX

[<d>] LTE

Câu 2: Theo thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) khi so sánh số lượng thuê bao di động và cố
định trên toàn thế giới những năm gần đây cho thấy:

[<a>] Số thuê bao di động bằng số thuê bao cố định

[<b>] Số thuê bao di động ít hơn số thuê bao cố định

[<c>] Số thuê bao di động nhiều hơn số thuê bao cố định

[<d>] Không xác định

Câu 3: Một trong những ưu điểm của mạng không dây so với mạng có dây là

[<a>] Không phụ thuộc vào môi trường truyền

[<b>] Không bị suy hao tín hiệu

[<c>] Không bị méo tín hiệu

[<d>] Linh động và giảm giá thành

Câu 4: Mạng không dây đặc biệt có lợi trong các tình huống nào:

[<a>] Trong môi trường suy hao nhiều

[<b>] Đi qua sông, biển, các vùng địa hình khó khăn

[<c>] Trong môi trường nhiều nhiễu

[<d>] Trong môi trường độ ồn cao

Câu 5: Hệ thống điện thoại đi động MTS (Mobile Telephone System) ra đời ở thời kỳ đầu sử dụng chuyển
mạch nào?

[<a>] Chuyển mạch thủ công

[<b>] Chuyển mạch kênh (tự động)

[<c>] Chuyển mạch số (tự động)

[<d>] Chuyển mạch tự động

Câu 6: Hệ thống điện thoại đi động MTS (Mobile Telephone System) ra đời ở thời kỳ đầu là:
[<a>] Hệ thống điện thoại số, bán song công

[<b>] Hệ thống điện thoại số, song công toàn phần

[<c>] Hệ thống điện thoại tương tự, song công toàn phần

[<d>] Hệ thống điện thoại tương tự, bán song công

Câu 7: Nhược điểm của hệ thống điện thoại di động MTS (Mobile Telephone System) ra đời ở thời kỳ đầu là?

[<a>] Số kênh hạn chế

[<b>] Chuyển mạch tự động

[<c>] Truyền đơn công

[<d>] Suy hao lớn

Câu 8: Khái niệm “cell” (ngăn tổ ong) được sử dụng cho công nghệ mạng nào sau đây?

[<a>] MTS

[<b>] LTE

[<c>] GSM

[<d>] CDMA

Câu 9: Thế hệ đầu tiên của hệ thống điện thoại di động (1G) có thể truyền?

[<a>] Tiếng nói

[<b>] Hình ảnh

[<c>] Video

[<d>] Dữ liệu

Câu 10: Hệ thống đi động thế hệ thứ hai (2G) sử dụng công nghệ nào sau đây?

[<a>] LTE

[<b>] GSM

[<c>] CDMA

[<d>] W-CDMA

Câu 11: Ưu điểm của hệ thống di động 2G mà hệ thống 1G không có là?

[<a>] Truyền dữ liệu tương tự

[<b>] Truyền được tiếng nói

[<c>] Số hóa dữ liệu


[<d>] Hỗ trợ song công

Câu12: GSM là công nghệchính sử dụng cho mạng di động thế hệ nào sau đây?

[<a>] 1G

[<b>] 2G

[<c>] 3G

[<d>] 4G

Câu 13: Một hệ thống mạng di động 2 G có thể thực hiện được những việc nào sau đây?

[<a>] Truyền SMS, truyền thoại

[<b>] Định danh người gọi, truyền SMS, truyền thoại

[<c>] Định danh người gọi, truyền SMS, truyền thoại, truyền dữ liệu tốc độ cao

[<d>] Định danh người gọi, truyền SMS, truyền thoại, truyền dữ liệu tốc độ thấp

Câu 14: Phổ điện từ xung quanh các dải tần số nào sau đây được phân cho các hệ thống 2G?

[<a>] 900 MHz

[<b>] 450 MHz, 900 MHz, 1800 MHz

[<c>] 450 MHz, 900 MHz

[<d>] 1800 MHz

Câu 15: Phổ điện từ xung quanh các dải tần số nào sau đây được phân cho các hệ thống 2G tại Việt Nam?

[<a>] 900 MHz

[<b>] 900 MHz, 1800 MHz

[<c>] 450 MHz, 900 MHz

[<d>] 1800 MHz

Câu 16: Thế hệ di động 2 G sử dụng thêm công nghệ hỗ trợ GPRS nhằm mục đích

[<a>] Thay đổi dải tần làm việc

[<b>] Nâng cao tốc độ truyền dữ liệu

[<c>] Tăng tính bảo mật

[<d>] Làm giảm suy hao của tín hiệu

Câu 17: Theo lý thuyết, công nghệ GPRS sử dụng cho mạng di động hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới:

[<a>] 115 bps


[<b>] 115 kbps

[<c>] 115 Mbps

[<d>] 115 Gbps

Câu 18: Các công nghệ di động nào sau đây sử dụng chuyển mạch gói?

[<a>] MTS

[<b>] IMTS

[<c>] GSM

[<d>] GPRS

Câu 19: Hệ thống di động sử dụng công nghệ GSM kết hợp với công nghệ GPRS thường được gọi là hệ thống
di động thế hệ mấy?

[<a>] 1G

[<b>] 2G

[<c>] 2.5G

[<d>] 3G

Câu 20: Hệ thống di động sử dụng công nghệ GSM kết hợp với công nghệ GPRS có thể cung cấp các dịch vụ

[<a>] Chỉ gọi thoại và gửi SMS

[<b>] Chỉ truyền dữ liệu

[<c>] Gọi thoại, gửi SMS, MMS

[<d>] Gọi thoại, gửi SMS, MMS, interneti

Chương 2:
1: Bước sóng của dải tần số cao tần (HF) nằm trong khoảng:

[<a>] 1 m – 10 m

[<b>] 10m – 100 m

[<c>] 10 cm – 1 m

[<d>] 0.1 cm – 1 cm

Câu
2: Bước sóng của dải tần số siêu cao tần (SHF) nằm trong khoảng:

[<a>] 1 m – 10 m

[<b>] 1cm – 10 cm
[<c>] 10 cm – 1 m

[<d>] 0.1 cm – 1 cm

Câu 3: ULF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] tần số cực thấp

[<b>] tần số rất thấp

[<c>] tần số thấp

[<d>] siêu cao tần

Câu 4: VLF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] tần số vô cùng thấp

[<b>] tần số cực thấp

[<c>] tần số rất thấp

[<d>] tần số thấp

Câu 5: LF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] tần số vô cùng thấp

[<b>] tần số cực thấp

[<c>] tần số rất thấp

[<d>] tần số thấp

Câu 6: MF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] Tần số trung bình

[<b>] Tần số cao

[<c>] Tần số rất cao

[<d>] Tần số cực cao

Câu 7: HF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] Tần số trung bình

[<b>] Tần số cao

[<c>] Tần số rất cao

[<d>] Tần số cực cao


Câu
8: VHF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] Tần số trung bình

[<b>] Tần số cao

[<c>] Tần số rất cao

[<d>] Tần số cực cao

Câu 9: UHF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] Tần số trung bình

[<b>] Tần số cao

[<c>] Tần số rất cao

[<d>] Tần số cực cao

Câu 10: SHF là ký hiệu của băng tần:

[<a>] Tần số rất cao

[<b>] Tần số cao

[<c>] Tần số cực cao

[<d>] Tần số siêu cao

Câu 11: Dải tần số nào sau đây lớn hơn 30 MHz:

[<a>] VHF

[<b>] HF

[<c>] UHF

[<d>] SHF

Câu 12: Trong phương thức truyền sóng điện ly (sóng trời), sóng điện từ:

[<a>] phản xạ tầng điện ly và sẽ quay về trái đất

[<b>]dọc theo bề mặt trái đất

[<c>] xuyên qua tầng điện ly

[<d>] song song với tầng điện ly

Câu 13: Trong phương thức truyền sóng không gian, sóng điện từ:
[<a>] truyền trực tiếp hoặc phản xạ trên mặt đất

[<b>] truyền trực tiếp hoặc phản xạ trên tầng đối lưu

[<c>] truyền theo hình thức LOS

[<d>] truyền xuyên qua tầng điện ly

Câu 14: Trong phương thức truyền sóng đất, sóng điện từ:

[<a>] đi dọc theo bề mặt trái đất

[<b>] truyền trực tiếp hoặc phản xạ trên tầng đối lưu

[<c>] phản xạ nhiều lần trên bề mặt trái đất

[<d>] truyền theo hình thức LOS

Câu 15: Với dải tần VLF, LF, MF, sóng truyền theo phương thức nào sau đây:

[<a>] Xuyên qua tầng điện ly

[<b>] Phản xạ tầng điện ly và quay trở về mặt đất

[<c>] Phản xạ tầng đối lưu

[<d>] Truyền dọc bề mặt trái đất

Câu 16: Với dải tần HF, VHF sóng truyền theo phương thức nào sau đây:

[<a>] Xuyên qua tầng điện ly

[<b>] Truyền dọc bề mặt trái đất

[<c>] Phản xạ tầng đối lưu

[<d>] Phản xạ tầng điện ly và quay trở về mặt đất

Câu 17: Sóng vô tuyến nào sau đây có thể xuyên qua tầng điện li?

[<a>] Sóng dài

[<b>] Sóng ngắn

[<c>] Sóng cực ngắn

[<d>] Sóng trung

Câu 18: Sóng hồng ngoại được sử dụng cho?

[<a>] Thông tin tầm xa

[<b>] Thông tin dưới nước


[<c>] Thông tin tầm ngắn

[<d>] Thông tin tốc độ cao

Câu 19: Mối quan hệ giữa tần số sóng điện từ và độ suy hao khi sóng truyền trong không gian như thế nào?

[<a>] Tần số càng cao suy hao càng bé

[<b>] Tần số càng cao suy hao càng lớn

[<c>] Tần số bằng độ suy hao

[<d>] Độ suy hao không liên quan đến tần số sóng

Câu 20: Ưu điểm khi sử dụng tần số cao để truyền tin so với sử dụng tần số thấp là?

[<a>] Cho suy hao bé hơn

[<b>] Cho băng thông lớn hơn

[<c>] Thiết bị rẻ hơn

[<d>] Độ chính xác cao hơn

Câu 21: Ưu điểm khi sử dụng tần số cao để truyền tin so với sử dụng tần số thấp là?

[<a>] Cho suy hao bé hơn

[<b>] Cho băng thông lớn hơn

[<c>] Thiết bị rẻ hơn

[<d>] Độ chính xác cao hơn

Câu 22: Tính bước sóng của sóng điện từ có tần số 3 MHz khi truyền trong môi trường không khí.

[<a>] 10 m

[<b>] 100 m

[<c>] 1 dm

[<d>] 1 km

Câu 23: Tính bước sóng của sóng điện từ có tần số 3 kHz khi truyền trong môi trường không khí.

[<a>] 100 m

[<b>] 100 km

[<c>] 1 km

[<d>] 10 km
Câu 24: Tính tần số của sóng điện từ có bước sóng 10 m khi truyền trong môi trường không khí.

[<a>] 30 Hz

[<b>] 30 kHz

[<c>] 30 MHz

[<b>] 30 GHz

Câu 25: Tính tần số của sóng điện từ có bước sóng 1cm khi truyền trong môi trường không khí.

[<a>] 30 Hz

[<b>] 30 kHz

[<c>] 30 MHz

[<d>] 30 GHz

Chương 3:

Câu 1: Băng tần GSM đang sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
[<a>] GSM 1900, DCS 1800
[<b>] P-GSM 900, PCS 1900
[<c>] DCS 1800, PCS 1900
[<d>] P-GSM 900, DCS 1800
Câu 2: GSM 900 được cấp phát phổ trong khoảng tần bao nhiêu cho chiều lên (MS đến BS)?
[<a>] 890-915 Hz
[<b>] 890-915 MHz
[<c>] 890-915 kHz
[<d>] 890-915 GHz
Câu 3: GSM 900 được cấp phát phổ trong khoảng tần bao nhiêu cho chiều xuống (BS đến MS)?
[<a>] 935-960 Hz
[<b>] 935-960 MHz
[<c>] 935-960 kHz
[<d>] 935-960 GHz
Câu 4: Chuẩn P-GSM 900 MHz có bao nhiêu sóng mang?
[<a>] 123
[<b>] 124
[<c>] 125
[<d>] 126
Câu 5: GSM 900 được cấp phát phổ trong khoảng tần 935-960 MHz cho chiều xuống và 890-915 MHz cho
chiều
lên. Hỏi băng thông của mỗi đường là bao nhiêu?
[<a>] 20 MHz
[<b>] 25 MHz
[<c>] 40 MHz
[<d>] 50 MHz
Câu 6: GSM 900 được cấp
phát phổ trong khoảng tần 935-960 MHz cho chiều xuống và 890-915 MHz cho chiều lên. Hỏi khoảng cách
song công của mỗi kênh là bao nhiêu?
[<a>] 20 MHz
[<b>] 45 MHz
[<c>] 50 MHz
[<d>] 55 MHz
Câu 7: GSM 1800 được cấp phát phổ trong khoảng tần bao nhiêu cho chiều lên (MS đến BS)?
[<a>] 1710-1785 Hz
[<b>] 1710-1785 MHz
[<c>] 1710-1785 kHz
[<d>] 1710-1785 GHz
Câu 8: GSM 1800 được cấp phát phổ trong khoảng tần bao nhiêu cho chiều xuống (BS đến MS)?
[<a>] 1805-1880 Hz
[<b>] 1805-1880 MHz
[<c>] 1805-1880 kHz
[<d>] 1805-1880 GHz
Câu 9: GSM 1800 được cấp phát phổ trong khoảng tần 1710-1785 MHz cho chiều xuống và 1805-1880 MHz
cho
chiều lên. Hỏi băng thông của mỗi đường là bao nhiêu?
[<a>] 25 MHz
[<b>] 75 MHz
[<c>] 150 MHz
[<d>] 50 MHz
Câu 10: GSM 1800 được cấp
phát phổ trong khoảng tần 1710-1785 MHz cho chiều xuống và 1805-1880 MHz cho chiều lên. Hỏi khoảng
cách song công của mỗi kênh là bao nhiêu?
[<a>]45 MHz
[<b>] 95 MHz
[<c>] 90 MHz
[<d>] 55 MHz
Câu 11: Khoảng cách giữa các sóng mang trong hệ thống GSM 900 là bao nhiêu?
[<a>] 20 kHz
[<b>] 200 kHz
[<c>] 100 kHz
[<d>] 550 kHz
Câu 12: Trong hệ thống GSM 900, BTS là?
[<a>] Bộ ghi định vị tạm trú
[<b>] Trạm thu phát gốc
[<c>] Trạm di động
[<d>] Bộ điều khiển trạm gốc
Câu 13: Trong hệ thống GSM 900, MS bao gồm?
[<a>] SIM và thẻ thông minh
[<b>] TE (thiết bị) và SIM
[<c>] TE (thiết bị) và thẻ thông minh
[<d>] Bộ điều khiển trạm gốc và SIM
Câu14: Trong hệ thống GSM 900, có các loại kênh nào?
[<a>] Kênh tiếng nói và kênh điều khiển
[<b>] Kênh lưu lượng và kênh điều khiển
[<c>] Kênh dữ liệu và kênh điều khiển
[<d>] Kênh tin nhắn và kênh thoại
Câu 15: Trong hệ thống GSM 900, kênh lưu lượng dùng để làm gì?
[<a>] Mang lưu lượng tin điều khiển
[<b>] Mang lưu lượng tiếng nói và dữ liệu
[<c>] Mang lưu lượng tin nhắn
[<d>] Mang lưu lượng thông báo
Câu 16: Trong hệ thống GSM 900, kênh chung dùng để làm gì?
[<a>] Mang lưu lượng thoại
[<b>] Mang lưu lượng tin điều khiển
[<c>] Mang lưu lượng tiếng nói
[<d>] Mang lưu lượng SMS
Câu 17: Trong hệ thống GSM 900, một đa khung lưu lượng bao gồm bao nhiêu khung?
[<a>] 25
[<b>] 26
[<c>] 27
[<d>] 28

You might also like