You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN- ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC
------***------

BÁO CÁO
Học phần: ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC

ĐỀ TÀI: LẬP TRÌNH HỆ THỐNG ĐÈN BÁO


GIAO THÔNG BẰNG NGÔN NGỮ FBD TRÊN
PHẦN MỀM TIA PORTAL

GVHD: PHAN THỊ HUYỀN CHÂU

NHÓM 5 - MÃ LỚP HỌC 137080

HỌ VÀ TÊN MSSV
NGUYỄN ANH DŨNG : 20202346
PHẠM THÁI DƯƠNG : 20202355
TRIỆU TIẾN DƯƠNG : 20202356
NGUYỄN THỊ DUYÊN : 20202360
ĐỖ TIẾN HẢI : 20191811

Hà Nội, tháng 2 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đang đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào nền kinh tế
đưa đến những đổi thay chưa từng có trong lịch sử loài người. Nhận thức
được tầm quan trọng của khoa học công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến
chiến lược phát triển đất nước, Nhà nước ta đã ra sức đào tạo nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, khuyến khích đầu tư nhằm phát triển nhanh nền khoa
học kỹ thuật nước nhà.
Trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, tự động hóa đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Nó đóng góp vào mọi mặt của cuộc sống từ đó yêu cầu về
ứng dụng tự động hóa vào trong các lĩnh vực nhất là trong công nghiệp sản
xuất ngày càng cấp thiết. Nhờ sự phát triển của công nghệ nhất là công
nghệ điện tử, PLC ra đời đã tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh
vực tự động hóa. Điều này đã góp phần tích cực trong việc tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm cũng như giảm giá thành tăng tính cạnh tranh trong
sản xuất,... thúc đẩy nền kinh tế của toàn xã hội phát triển.
Qua thời gian nghiên cứu và tìm tòi cùng với sự hướng dẫn của cô Phan
Thị Huyền Châu, chúng em đã hoàn thành bài tập lớn môn điều khiển logic
và PLC với đề tài là ''Lập trình cho mô hình đèn giao thông bằng ngôn ngữ
FBD". Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
thiếu sót, chúng em mong cô nhận xét và góp ý để chúng em hoàn thiện hơn
bài tập này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC

MÔ TẢ CÔNG NGHỆ ..................................................................................... 1


GRAFCET MÔ TẢ ......................................................................................... 1
LẬP TRÌNH PLC .......................................................................................... 2
1. PLC tags và Data block:................................................................................. 2
2. Program block ................................................................................................ 3
3. Main block ..................................................................................................... 6
THIẾT KẾ HMI ............................................................................................ 8
1. Liên kêt các PLC tags với HMI tags: ............................................................. 8
2. Thiết kế giao diện HMI .................................................................................. 8
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ TỔNG KẾT .................................................... 9
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ

- Khi bấm “Start” hệ thống sẽ bắt đầu chạy:


- Nếu ở khoảng thời gian từ 6h sáng tới 21h đêm thì hệ thống chạy theo
chế độ 1 (Chế độ ban ngày): (chu kì T1 = 40s)
+ Đèn Xanh 1 sáng với thời gian 16s  Đèn Vàng 1 sang với
thời gian 4s  Đèn Đỏ 1 sáng với thời gian 20s
+ Đèn Đỏ 2 sáng 20s  Đèn Xanh 2 sáng 16s  Đèn Vàng 2
sáng 4s
- Nếu ở khoảng thời gian từ 21h đêm tới 6h sáng thì hệ thống chạy theo
chế độ 2 (Chế độ ban đêm), (chu kì T2=6s: Tất cả các Bộ đèn nhấp
nháy Đèn Vàng với thời gian 3s sáng và 3s tắt

GRAFCET MÔ TẢ

1
LẬP TRÌNH PLC

1. PLC tags và Data block:


 PLC tag: Các biến được đặt tên trùng với cá đèn báo ở 2 hướng

 Khối data block: Tạo dữ liệu của khối thời gian thực với kiểu dữ liệu
DTL

2
2. Program block
- Khối “Chọn chế độ theo thời gian”: Lấy thời gian thực đã cài cho
PLC và so sánh với khoảng thời gian để phân biệt giữa ngày và đêm.

- Khối “Giờ cáo điểm”: Triển khai các trạng thái trong giờ cao điểm
dựa trên grafcet đã đưa ra ở trên và có hiệu chỉnh:

3
Tạo các biến đếm ngược thời gian sẽ được sử dụng ở phần lập trình HMI

4
- Sau đó ta chuyển kiểu dữ liệu sang int cho bộ đếm ngược:

5
- Khối :giờ vắng vẻ”: tạo vòng lặp để nhấp nháy đèn vàng trong giờ
vắng vẻ

3. Main block
- Network 1: Khởi động hệ thống đèn và chọn chế độ theo thời gian thực

6
- Network 2: Khởi động chế độ trong giờ cao điểm:

7
- Network 3: Khởi động chế độ 2, đèn vàng ở ca2 phía sẽ nhấp nháy:

- Các khối Reset và Set để thay đổi trạng thái của các đèn tại các thái
khác nhau

THIẾT KẾ HMI

1. Liên kêt các PLC tags với HMI tags:


- Tên của các tag nên được đặt giống nhau để tránh nhầm lẫn.
- Không nhất thiết cần lấy tất cả các tag.

2. Thiết kế giao diện HMI


- Dựng các thiết kế đồ họa tùy ý dựa vào các công cụ có sẵn trên thanh công
cụ TOOLBOX

8
- Vào mục Properties của mỗi đối tượng để thay đổi hình dạng, màu sắc và
các hiệu ứng của đối tượng.
- Giao diện ở dưới đây là một ví dụ.

KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ TỔNG KẾT

Qua đề tài này nhóm 5 đã biết cách sử dụng phần mềm Tia Port để thiết kế mô
phỏng một quy trình đơn giản, nhờ đó có thể hiểu thêm về công việc trong lĩnh
vực mình đang theo học. Nhóm đã xây dựng được quy trình “Đèn báo giao thông”
đúng với yêu cầu được giao, tuy nhiên giao diện HMI còn chưa được hoàn chỉnh.
Trong thời gian tới, nếu có điều kiện Nhóm sẽ cố gắng tham gia thực hành ở nhiều
quy trình từ đơn giản đến phức tạp để hoàn thiện được kỹ năng của bản thân. Chúng
em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Huyền Châu đã hướng dẫn để chúng em
hoàn thành tốt đề tài lần này. Dưới đây là kết quả của mô phỏng trên giao diện
HMI.

9
10

You might also like