You are on page 1of 2

CÂU HỎI GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 7

(Chủ đề 3,4)

KIỂM TRA GIỮA KÌ I


I.Trắc nghiệm: ( mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
‘ Em tựa những cánh hoa
Dịu dàng hương sắc màu”
( Dân ca S’tiêng)
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. So sánh.
Câu 2: Lễ cúng ông Táo, bà Táo diễn ra vào ngày nào?
A. Ngày 23.12 ( âm lịch)
B. Ngày 23.01 ( âm lịch)
C. Ngày 30.12 ( âm lịch)
D. Ngày 01.01( âm lịch)
II. Tự luận:
Câu 1: Kể tên một vài món ăn mà gia đình em chuẩn bị cho ngày tết Cổ truyền. (1 điểm)
Câu 2: Nội dung của những bài ca dao, dân ca Bình Phước là gì? ( 1 điểm)
Đáp án:
I.Trắc nghiệm: ( Câu 1: D ; Câu 2: A)
II.Tự luận:
Câu 1: HS kể một vài món cơ bản ( Bánh chưng, dưa hành, thịt kho tàu, giò mỡ...)
Câu 2: Ca dao – dân ca Bình Phước thể hiện một cách phong phú, sinh động đời sống, tư
tưởng, tình cảm của đồng bào dân tộc bản địa : tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia
đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu lao động, sự gắn bó với thiên nhiên, …

HẾT
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
I.Trắc nghiệm: ( mỗi câu đúng được 0,5đ)
Câu 1: Nghi thức “ cột tay” trong lễ cưới là của dân tộc nào?
A. Khmem.
B. S’tiêng.
C. Kinh.
D. Tày.
Câu 2: Loại bánh nào đặc trưng cho ngày tết Cổ truyền của Việt Nam?
A. Bánh chưng.
B. Bánh giày.
C. Bánh tét.
D. Bánh trôi nước.
II.Tự luận:
Câu 1: Nghi lễ “cột tay “ trong ngày cưới có ý nghĩa gì? ( 1điểm )
Câu 2: Gia đình em thường chuẩn bị những loại trái cây nào trên mâm ngũ quả? ( 1điểm)
Đáp án:
I.Trắc nghiệm: ( Câu 1: A ; Câu 2: A)
II. Tự luận:
Câu 1: Trong không khí tưng bừng, vui nhộn, cha mẹ hai bên tiến hành cột tay cho đôi trẻ
với ý nghĩa chúc phúc và cầu mong cho may mắn, hạnh phúc đến với vợ chồng mới.
Câu 2: HS kể một số loại trái cây cơ bản như ( chuối, bưởi, phạt thủ...)

HẾT

You might also like