You are on page 1of 7

1.

Tìm hiểu về nguyên lý 80/2020 và ứng dụng trong mạng máy tính
và một số chuyên môn ngành tin học.

Nguyên tắc Pareto là gì?

Nguyên tắc Pareto trở nên nổi tiếng với cái tên khác là Nguyên tắc 80/20, và được coi như
một quy định ngầm (không phải luật bắt buộc thực hiện) mang ý nghĩa đại đa số mọi thứ
trong cuộc sống không được phân phối đều nhau: Khoảng 80% kết quả là do 20%
nguyên nhân gây ra. Châm ngôn dành cho nguyên tắc này đó là: Làm ít, được nhiều, tối
ưu hiệu suất.

Nguyên tắc này có thể bao hàm tất cả các nhận định sau:

 20% công nhân tạo ra 80% kết quả


 20% khách hàng đóng góp vào 80% doanh thu
 20% khiếm khuyết gây ra 80% sự cố
 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng

Khi nào thì áp dụng Nguyên tắc Pareto (80/20) trong lập trình

1. Chọn Khi Nào Làm Việc


Hầu hết các lập trình viên mà tôi biết đều mắc phải sai lầm lớn này: Họ làm việc từ 9h sáng
đến 5 giờ chiều mỗi ngày mặc dù có nhiều giờ làm việc linh hoạt hơn. Họ cho rằng đây là
cách họ có thể làm việc hiệu quả, mặc dù nhiều người trong số họ cảm thấy mệt mỏi sau 1
giờ chiều. Dưới đây là cách quy tắc 80/20 có thể giúp bạn: Hiểu rằng 80% công việc của
bạn sẽ được hoàn thành trong 20% 24 giờ hàng ngày của bạn. Vì vậy, giờ làm việc hiệu
quả nhất của bạn có thể là từ 5 giờ sáng đến 9 giờ sáng, hoặc từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
Hãy thử áp dụng tập trung làm việc vào khung giờ này, bạn sẽ đo được hiệu suất vượt trội
của mình đấy. Phần thời gian còn lại bạn có thể làm việc ít quan trọng hơn nhé

Khi chọn các tính năng

Hầu hết người dùng của bạn sẽ chỉ sử dụng 20% các tính năng mà bạn cung cấp cho họ. Vì
vậy, bạn nên đặt 80% nỗ lực của mình vào những tính năng thiết yếu nhất và biến chúng
thành những tính năng chính của bạn!

Khi sắp xếp danh sách việc cần làm

Là lập trình viên, tất cả chúng ta đều tạo to-do list việc cần làm để hoàn thành nhiệm vụ
của mình. Trong hầu hết các trường hợp, 20% danh sách việc cần làm sẽ chiếm 80% thời
gian của bạn. Vì vậy, sắp xếp danh sách việc cần làm có thể giúp bạn hoàn thành nhiều
công việc hơn hoặc hoàn thành phần lớn nhất trước. Sắp xếp to-do list của bạn theo quy tắc
này sẽ giúp bạn có động lực lâu hơn và biết được danh sách việc cần làm của bạn sẽ mất
bao lâu để hoàn thành.

Khi bắt đầu một dự án

80% thời gian dành cho một dự án phần mềm nên tập trung vào 20% để khởi tạo. Lên ý
tưởng, tạo cấu trúc mã hóa và lập kế hoạch sẽ giúp dự án tiến triển nhanh hơn và dễ dàng
hơn. Vì vậy, trước khi cố gắng code mọi thứ, hãy đảm bảo đầu tư đủ nỗ lực vào 20% đầu
tiên của dự án của bạn.
Khi học một ngôn ngữ lập trình mới

Bạn chỉ cần học 20% thứ gì đó để bắt đầu sử dụng nó. Vì vậy, giả sử bạn muốn học Java.
Chọn đúng 20% để học từ đó sẽ giúp bạn học nhanh hơn (tức là tìm hiểu về nguyên tắc
Hướng đối tượng, cú pháp, v.v.). Sau khi thực hiện xong các nguyên tắc này, bạn có thể
bắt đầu viết code một cách tự tin - ngay cả khi bạn chưa biết 80% Java!

Khi gỡ lỗi

Code 3 phút nhưng mất đến 3 tiếng để fix bug. Vì vậy, nhiều nhà phát triển nói rằng 80%
lỗi của họ nằm trong 20% mã. Vì vậy, thật thông minh nếu bạn đầu tư nhiều thời gian hơn
vào việc gỡ lỗi một bản vá mã khi bạn phát hiện ra lỗi vì có thể có nhiều lỗi hơn trong cùng
một đoạn code.

Khi chọn một ý tưởng

Nếu bạn là một lập trình viên, bạn có thể nhận được hàng trăm ý tưởng cho một ứng dụng
mới. Vì vậy, khoanh vùng 20% ý tưởng đáng thực hiện và sẽ hiệu quả, có thể giúp bạn
chọn ý tưởng nào là tốt nhất để bắt đầu. Đừng lan man đi tìm bất kỳ ý tưởng nào ngoài số
20% đó nữa, tất cả chỉ làm lãng phí thời gian và công sức thôi.
2. Tìm hiểu nguyên lý 5-4-3 trong thiết kế mạng

Nguyên tắc 5-4-3-2-1 giới hạn phạm vi của một miền va chạm bằng
cách hạn chế sự chậm trễ của quá trình truyền đến một khoảng thời
gian "hợp lý". Quy tắc chia thành năm thành phần chính như sau:

5 - số lượng phân đoạn mạng

4 - số lượng bộ lặp cần thiết để nối các phân đoạn vào một miền xung
đột

3 - số lượng phân đoạn mạng có thiết bị đang hoạt động (truyền) được
đính kèm

2 - số lượng các phân đoạn không có thiết bị hoạt động được đính kèm

1 - số lượng miền xung đột

Bởi vì hai yếu tố cuối cùng của công thức làm theo tự nhiên từ những
người khácquy tắc này đôi khi còn được gọi là quy tắc "5-4-3" trong
ngắn hạn.

3. Phân tích ưu điểm và nhược điểm khi dùng các thiết kết nối mạng
để là tăng hiệu suất lưu thông các gói tin trên mạng (phát hiện hoặc
giảm miền đụng độ)

* Kết nối kiểu hình sao:

- Ưu điểm:

+Cho tốc độ nhanh nhất.


+Khi cáp mạng bị đứt thì thông thường chỉ làm hỏng kết nối của một
máy, các máy khác vẫn hoạt động được.

+Khi có lỗi mạng ta dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.

-Nhược điểm:

+Kiểu kết nối mạng này có chi phí dây mạng và thiết bị trung giang tốn
kém hơn.

*Kết nối kiểu đường thẳng:

-Ưu điểm:

+Tiết kiệm được chi phí dây cáp .

-Nhược điểm:

+Tốc độ chậm .

+Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động.

+Khi có sự cố rất khó kiểm tra và phát hiện lỗi.

*Kết nối kiểu vòng:

-Ưu điểm:

+Tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kết nối kiểu đường
thẳng.

-Nhược điểm :

+Nhược điểm của mạng này là tốc độ vẫn bị chậm.

+Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động.

+Khi có sự cố rất khó kiểm tra và phát hiện lỗi.

=> Do kết nối kiểu hình sao có nhiều ưu điểm vượt trội nên nó được sử
dụng rộng rãi trong thực tế và kiểu kết nối này cũng là kiểu kết nối
mạng tối ưu nhất.
4. Tìm hiểu và phân loại các phương tiện kết nối và truyền dẫn tín hiệu
không dây (không dùng dây cáp)

Mạng MAN không dây (WMAN) - mạng đô thị không dây


- Mạng LAN không dây (WLAN) - mạng cục bộ không dây
- Mạng PAN không dây (WPAN) - mạng cá nhân không dây
- GSM - Chuẩn toàn cầu cho truyền thông di động số, thông dụng tại hầu hết
các nước ngoại trừ Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Mạng di động tùy biến (Mobile ad-hoc network)
- Wi-Fi - một tập các chuẩn tương thích sản phẩm dành cho các mạng WLAN
dựa trên đặc tả IEEE 802.11
- Warchalking
- Wireless mesh network

5. Phân biệt giữa các mô hình kết nối đơn công, bán song công và song
công. Cho các ứng dụng minh hoạ cụ thể
Bán song công

Minh họa đơn giản về một hệ thống truyền thông bán song công.

Nếu tại mỗi thời điểm tín hiệu chỉ có thể chạy theo một hướng, kênh truyền
thông được gọi là bán song công (half-duplex).
Ví dụ về hệ thống bán song công là loại điện đài với 1 nút bấm để nói. Do
tín hiệu radio truyền theo hướng này hay hướng kia đều dùng cùng một tần
số nên tại mỗi thời điểm chỉ có thể có một người nghe được người kia. Nên
người dùng phải dùng từ ngữ đặc biệt đánh dấu cuối câu nói cuối cùng
trước khi nhả nút chuyển sang phiên người kia nói, để người ở đầu kia biết
rằng đã đến lượt mình nói.
Song công toàn phần

Minh họa đơn giản về một hệ thống truyền thông song công toàn phần.
Nếu tín hiệu có thể đồng thời chạy theo hai hướng, kênh truyền thông được
gọi là song công toàn phần (full-duplex).
Mạng điện thoại hữu tuyến hay điện thoại di động là một hệ thống song
công toàn phần, do nó cho phép cả hai người tham gia một cuộc điện thoại
nghe và nói cùng lúc.
Điện đài hai chiều có thể được thiết kế thành các hệ thống song công toàn
phần, trong đó gửi và nhận tại hai tần số khác nhau.
Song công thì sử dụng 2 tần số khác nhau giữa 2 máy nếu không tín hiệu
khiphats và thu sẽ nhiễu lẫn nhau
Bổ xung thêm ví dụ về 3 loại :

Đơn công, các bạn có thể thấy đó là các loại truyền thông quảng bá 1
chiều như truyền hình, radio
Bán song công thì như trên đã nói, là các loại truyền liên lạc mà có 1 nút
bấm vào thì nói, bỏ ra thì nghe, thấy dễ tìm nhất là các bộ đàm taxi
Song công toàn phần thì ở ngay trong túi quần của chúng ta hằng ngày,
đó chính là chiếc di động đó các bạn

You might also like