You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


-----------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
COTECCONS & HÒA BÌNH CORP

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Đỗ Đình Đình


Ths. Nguyễn Hồng Minh
Nhóm : Nhóm 1
Thành viên : Bùi Khánh Ly, Nguyễn Thanh Huyền, Vũ
Thùy Linh, Vũ Minh Đức, Dương Ngọc
Minh, Đinh Thị Diệu Thuần, Vũ Thị Vui
Môn : Phân tích tài chính
Mã học phần : FIB3015

Ha Noi, 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN – HÀNG
-----------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
COTECCONS & HÒA BÌNH CORP

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Đỗ Đình Đình


Ths. Nguyễn Hồng Minh
Nhóm : Nhóm 1
Thành viên : Bùi Khánh Ly, Nguyễn Thanh Huyền, Vũ
Thùy Linh, Vũ Minh Đức, Dương Ngọc
Minh, Đinh Thị Diệu Thuần, Vũ Thị Vui
Môn : Phân tích tài chính
Mã học phần : FIB3015

Ha Noi, 2023
Mục Lục

A. Danh mục viết tắt...........................................................................................4

B. Danh mục bảng biểu và hình ảnh..................................................................6

C. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................10

I. Tổng quan về doanh nghiệp.....................................................................10

I. 1. Tổng quan về doanh nghiệp CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE:


CTD)...............................................................................................................10

I.1.1 Tình hình kinh doanh.......................................................................10

I.1.2 Cơ cấu doanh thu theo từng loại hình dự án..................................11

I.1.3 Độ phủ sóng toàn cầu với những khách hàng lớn..........................12

I.1.4 Chiến lược..........................................................................................12

I.2. Tổng quan về CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC).12

I.2.1 Tình hình kinh doanh.......................................................................13

1.2.2 Cơ cấu doanh thu.............................................................................13

I.2.3 Khung giá trị cốt lõi & chuẩn mực hành vi....................................14

I.2.4 Chiến lược phát triển của Hòa Bình trong 10 năm tới..................15

I.2.5 Kế hoạch kinh doanh năm 2023:.....................................................15

I.2.6 Mức độ phủ sóng...............................................................................16

II. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và ngành...........................................16

II.1. Tổng quan về triển vọng và thách thức cho Ngành Xây dựng trong
2023.................................................................................................................16

II.1.1. Tổng quan Triển vọng Ngành Xây dựng trong 2023..................16

II.1.2. Tổng quan Thách thức cho Ngành Xây dựng trong 2023..........16

II.2 Tình hình kinh tế vĩ mô (PESTEL)......................................................17

1
II.3 Vị trí của Coteccons và Hòa Bình Corp trong ngành: (5 Forces)......20

II.3.1. Vị trí của Coteccons trong ngành.................................................20

II.3.2 Vị trí của Hòa Bình Corp trong ngành.........................................22

III. Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................24

III.1. HBC:.....................................................................................................24

III.1.1. Phân tích doanh thu.....................................................................24

III.1.2. Phân tích chi tiết doanh thu:.......................................................25

III.1.2. DT hoạt động tài chính.................................................................30

III.1.3. Doanh thu từ hoạt động khác:.....................................................31

III.2 Phân tích chi phí...................................................................................41

III.2.1 Phân tích chi phí của CTD............................................................41

III.2.2 Phân tích chi phí của HBC............................................................46

III.3 Phân tích lợi nhuận...............................................................................53

III.3.1 Phân tích lợi nhuận của CTD.......................................................53

III.3.2 Phân tích lợi nhuận của HBC.......................................................61

IV. Chỉ tiêu dánh giá hiệu quả kinh doanh.................................................66

IV.1 Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho......................................66

IV.1.1 Vòng quay hàng tồn kho và Số ngày tồn kho của Coteccons.....67

IV.2.2 Vòng quay hàng tồn kho và Số ngày tồn kho của Hòa Bình:....69

IV.2 Vòng quay khoản phải thu và Số ngày phải thu................................73

IV.2.1 Vòng quay khoản phải thu và số ngày phải thu của Coteccons 73

IV.2.2 Vòng quay khoản phải thu và số ngày phải thu của Hòa Bình. 75

IV.3 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả.................................79

IV.3.1 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của HBC..........79
2
IV.3.2 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của CTD..........80

Hình IV. 8 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của CTD..........80

IV.4 Số ngày chuyển đổi tiền mặt................................................................82

IV.4.1 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của Coteccons................................82

IV.4.2 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của HBC.........................................83

IV.5 Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCĐ......................................84

IV.5.1 Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCĐ của Coteccons.....84

IV.5.2 Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCĐ của HBC..............86

VI. Doanh lợi doanh thu; Doanh lợi tổng tài sản; Doanh lợi VCSH; EPS. .87

VI.1 Coteccons...............................................................................................87

VI.2 HBC........................................................................................................90

D. Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................95

3
A. Danh mục viết tắt
CTCP Công ty cổ phần
VLXD Vật liệu xây dựng
DT Doanh thu
HBC Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng
Hòa Bình
CTD Công ty cổ phần xây dựng Coteccons
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu

4
B. Danh mục bảng biểu và hình ảnh
Hình I. 1 Hiệu quả kinh doanh - biên lợi nhuận gộp CTD..............................................7
Hình I. 2. Doanh thu thuần và LNST của cổ đông công ty mẹ của HBC (2022)............9
Hình I. 3 Cơ cấu doanh thu theo loại hình xây dựng của HBC (2017-2021)................10
Hình I. 4 Cơ cấu doanh thu theo loại hình thầu của HBC (2017-2021)........................10
Hình I. 5 Khung giá trị cốt lõi và chuẩn mực hành vi của HBC...................................11

Hình III. 1 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của HBC (2018-2022) – Phương
pháp chuẩn năm gốc......................................................................................................22
Hình III. 2 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của HBC (2018-2022) – Phương
pháp chuẩn tỉ trọng........................................................................................................23
Hình III. 3 Tổng doanh thu của HBC (2018-2022) – PP chuẩn năm gốc.....................23
Hình III. 4 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HBC (2018 – 2022. .24
Hình III. 5 Tổng doanh thu của HBC (2018-2022) – PP chuẩn tỉ trọng.......................26
Hình III. 6 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HBC (2018-2022).. .26
Hình III. 7 Doanh thu hoạt động tài chính của HBC (2018-2022) – PP chuẩn năm gốc
và chuẩn tỉ trọng............................................................................................................28
Hình III. 8 Cơ cấu Doanh thu hoạt động tài chính của HBC (2018-2022)...................28
Hình III. 9 Doanh thu hoạt động khác của HBC (2018-2022) – PP chuẩn năm gốc và
tổng tỉ trọng...................................................................................................................30
Hình III. 10 Cơ cấu Doanh thu hoạt động tài chính của HBC (2018-2022).................30
Hình III. 11 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTD (2018-2022) – Chuẩn
năm gốc.........................................................................................................................31
Hình III. 12 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTD (2018-2022) – Chuẩn
năm gốc.........................................................................................................................32
Hình III. 13 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022) – Chuẩn
năm gốc.........................................................................................................................33
Hình III. 14 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022...33
Hình III. 15 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022) – Chuẩn tỉ
trọng..............................................................................................................................35

5
Hình III. 16 Cơ cấu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022) –
Chuẩn tỉ trọn..................................................................................................................36
Hình III. 17 Doanh thu hoạt động tài chính của CTD (2018-2022) – Chuẩn tỉ trọng...37
Hình III. 18 Doanh thu hoạt động khác của CTD (2018-2022) – Chuẩn tỉ trọng, chuẩn
năm gốc.........................................................................................................................38
Hình III. 19 Cơ cấu Doanh thu hoạt động khác của CTD (2018-2022.........................38
Hình III. 20 Doanh thu bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..............................39
Hình III. 21 Chi phí quản lý vận hành của CTD...........................................................41
Hình III. 22 Chi phí hoạt động tài chính của CTD........................................................42
Hình III. 23 Chi phí sản xuất HBC...............................................................................45
Hình III. 24 Chi phí bán hàng của HBC........................................................................46
Hình III. 25 Chi phí quản lý vận hành của HBC...........................................................47
Hình III. 26 Chi phí hoạt động tài chính của HBC.......................................................49
Hình III. 27 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTD.............................52
Hình III. 28 Lợi nhuận từ hoạt động khác của CTD.....................................................53
Hình III. 29 Lợi nhuận gộp của CTD............................................................................55
Hình III. 30 Lợi nhuận trước thuế của CTD.................................................................56
Hình III. 31 Lợi nhuận sau thuế của CTD.....................................................................58
Hình III. 32 Lợi nhuận trước thuế của HBC từ năm 2018 đến nay..............................63
Hình III. 33 Bảng biểu thể hiện lợi nhuận sau thuế của HBC từ năm 2018 đến quý 2
năm 2023.......................................................................................................................64

Hình IV. 1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Coteccons trong 5 năm vừa qua (2018-
2022).............................................................................................................................67
Hình IV. 2 vòng quay hàng tồn kho của công ty HBC trong giai đoạn 5 năm từ 2018
đến 2022........................................................................................................................69
Hình IV. 3 Bảng so sánh trên cho thấy rằng chỉ số vòng quay hàng tồn kho của 2 công
ty Coteccons và Hoà Bình.............................................................................................71
Hình IV. 4 Vòng quay khoản phải thu của CTD giai đoạn 2018 - 2022.......................73
Hình IV. 5 số vòng quay khoản phải thu của HBC giai đoạn 2018 - 2022...................75
Hình IV. 6 So sánh chỉ số vòng quay khoản phải thu giữa Coteccons - CTD, Hòa Bình
- HBC và trung bình nhóm............................................................................................77
6
Hình IV. 7 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của HBC...........................78
Hình IV. 8 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của CTD............................79
Hình IV. 9 SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH - Vòng quay khoản phải trả......81
Hình IV. 10 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của Coteccons.............................................81
Hình IV. 11 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của HBC.....................................................83
Hình IV. 12 Vòng quay tổng tài sản của CTD..............................................................84
Hình IV. 13 Vòng quay TSCĐ của CTD......................................................................85
Hình IV. 14 Vòng quay tổng tài sản của HBC..............................................................85
Hình IV. 15 Vòng quay TSCĐ của HBC......................................................................86
Hình IV. 16 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của CTD giai đoạn 2018-2022......87
Hình IV. 17 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của CTD giai đoạn
2018-2022.....................................................................................................................88
Hình IV. 18 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của CTD giai đoạn
2018-2022.....................................................................................................................89
Hình IV. 19 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của HBC giai đoạn 2018-2022......90
Hình IV. 20 Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản bình quân của HBC giai đoạn 2018 - 2022..91
Hình IV. 21 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của HBC giai đoạn
2018-2022.....................................................................................................................92
Hình IV. 22 Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của HBC giai đoạn 2018-2022................93

7
C. PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan về doanh nghiệp
I. 1. Tổng quan về doanh nghiệp CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD)
CTCP Xây dựng Coteccons là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam. Công ty được
thành lập năm 2004 và niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) năm 2008.
Công ty có mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện trên khắp cả nước, cung cấp
các dịch vụ xây dựng từ thiết kế, thi công, quản lý đến bảo hành và bảo trì. Công ty đã
thực hiện nhiều dự án quy mô lớn và có uy tín, như Vinhomes Central Park,
VINHOMES GRAND PARK, Vinhomes golden river, Landmark 81, Tòa nhà Viettel
vv . Công ty có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm, áp dụng các công
nghệ tiên tiến và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng. Công ty cũng đặt mục
tiêu phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.
Coteccons không chỉ đầu tư vào các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện đại và
hệ thống quản lý chất lượng mà còn nghiên cứu và phát triển giải pháp từ vật liệu xây
dựng đến các biện pháp thi công. Công ty này đạt được nhiều dấu mốc quan trọng, bao
gồm việc mang đến cho khách hàng lựa chọn thiết kế và thi công (D&B) cùng các
phương pháp tiếp cận chìa khóa trao tay cho các dự án. Coteccons hoạt động đa lĩnh
vực, bao gồm quản lý thiết kế, xây dựng, cung cấp vật tư và thiết bị, mang đến giải
pháp toàn diện và tối ưu cho khách hàng.
I.1.1 Tình hình kinh doanh
Năm 2020, Coteccons đạt doanh thu hợp nhất 14,589,199 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế hợp nhất 334,554 tỷ đồng, mặc dù giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, công ty vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành xây
dựng và có triển vọng tăng trưởng trong tương lai.
CTD công bố BCTC quý 2/2022 ghi nhận doanh thu 3281 tỷ đồng, tăng 28,6%
so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu từ xây dựng và cho thuê thiết bị xây dựng tăng
trưởng.
Đáng chú ý là trong qúy 2, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến, chủ yếu
do phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 242 tỷ đồng cho dự án D’Capitale. Vì
bậy nên quý 2 công ty báo lỗ 24 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi 45 tỷ đồng.

8
Hình I. 1 Hiệu quả kinh doanh - biên lợi nhuận gộp CTD

Bảng I.1. Kế hoạch kinh doanh của CTD 2022


Năm 2022, CTD đặt kế hoạch doanh thu 15.010 tỷ và lợi nhuận sau thuế dự
kiến 20 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới chỉ thực hiện được
27,2% kế hoạch lợi nhuận năm.
I.1.2 Cơ cấu doanh thu theo từng loại hình dự án

Năm 2020 chứng kiến sự gia tăng tỷ trọng doanh thu đến từ các dự án chung
cư, biệt thự với mức đóng góp đến 48% vào tổng cơ cấu doanh thu so với năm 2019
chỉ chiếm 36%. Bên cạnh đó là mảng trung tâm thương mại, văn phòng cũng tăng từ
12% trong năm 2019 lên 18% trong năm 2020. Mảng khách sạn, resort và nhà xưởng

9
đều giảm, trong đó tỷ trọng doanh thu mảng nhà xưởng công nghiệp giảm đến hơn
50% từ 24% vào năm 2019 xuống còn 11% vào năm 2020. Điều này thể hiện rõ tác
động của dịch Covid-19 đến tình hình thị trường xây dựng, theo đó việc triển khai mới
các dự án về khách sạn và resort có sự chậm lại do ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề
dẫn đến việc giãn tiến độ thi công, tài chính chủ đầu tư suy giảm và kỳ vọng vào
ngành cũng có tác động tiêu cực
I.1.3 Độ phủ sóng toàn cầu với những khách hàng lớn
Trong ba tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Công ty đã ghi nhận tổng giá
trị hợp đồng mới gần 10.000 tỷ đồng thông qua việc hợp tác với các đối tác lớn như
IFF Holdings, Lodgis, TTG Holding, Tập đoàn Đất Xanh và BW Industrial.
I.1.4 Chiến lược
Chiến lược kinh doanh của công ty: cân bằng sự phát triển kinh tế với xã hội và
bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững dài hạn.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: tăng tốc phát triển, mở rộng quy mô
hoạt động và khẳng định vị thế thương hiệu xây dựng hàng đầu không chỉ Việt Nam
mà còn vươn ra quốc tế.
Chiến lược phát triển bền vững: xây dựng niềm tin và gắn kết các bên liên quan,
đặc biệt là cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và quốc gia.
Chiến lược phát triển mới: phát triển lĩnh vực EPC với tập trung vào ngành
năng lượng tái tạo, góp phần giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu.
I.2. Tổng quan về CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình (HBC) có nguồn
gốc từ Văn phòng Xây dựng Hòa Bình được thành lập vào năm 1987. Công ty chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra, HBC còn sản
xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm như sơn Hodastone, sản phẩm mộc, trang trí nội
thất, nhôm kính và tham gia vào việc mua bán vật liệu xây dựng và địa ốc. Công ty
này đã được các đối tác lớn như Công ty Liên Doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty Vạn Phát
Hưng, Công ty Bitexco Land và Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Fico tin tưởng chọn
làm nhà thầu chính cho nhiều dự án lớn.
I.2.1 Tình hình kinh doanh
Ngày 27/12/2006, cổ phiếu Hòa Bình (HBC) chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP.HCM. Trong năm 2022, công ty đã ghi nhận Tổng doanh thu
10
thuần hợp nhất năm 2022 đạt 14.149 tỷ đồng, tăng 24,6% so với năm 2021, đạt 80,9%
so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 đạt
(2.567) tỷ đồng, giảm 2.594% so với năm 2021, đạt (733)% kế hoạch đề ra. Thu nhập
trên một cổ phiếu (EPS) năm 2022 đạt (10.141) đồng/cp. Thu nhập trên vốn chủ sở
hữu bình quân (ROE) đạt (97,3)%, thu nhập trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt
(16,0)%

Hình I. 2. Doanh thu thuần và LNST của cổ đông công ty mẹ của HBC (2022)
1.2.2 Cơ cấu doanh thu

Hình I. 3 Cơ cấu doanh thu theo loại hình xây dựng của HBC (2017-2021)
Về cơ cấu doanh thu theo loại hình xây dựng, phân khúc Nhà ở năm 2021 có tỷ
trọng giảm so với 2020, tuy nhiên vẫn là phân khúc đem lại lợi nhuận cao nhất cho
HBC với 49%. Bù vào đó là đóng góp thêm 4% từ mảng Khách sạn, resort và 3% đến
từ mảng Công nghiệp, hạ tầng, cho thấy cơ cấu doanh thu của Hòa Bình ngày càng đa
dạng hóa khi đối mặt với thị trường đầy khó khăn và rủi ro.

11
Hình I. 4 Cơ cấu doanh thu theo loại hình thầu của HBC (2017-2021)
Về cơ cấu doanh thu theo loại hình thầu, Thầu chính tiếp tục có sự điều chỉnh
tăng trong tỷ trọng với 58% vào 2021, phân khúc Tổng thầu vẫn duy trì tỷ trọng trên
30%. Phân khúc Thiết kế và Thi công vốn là loại hình Hòa Bình muốn tập trung đẩy
mạnh do những ưu thế về tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu suất có xu hướng
giảm dần từ 2019 và không đóng góp cho doanh thu của Tập đoàn trong 2021.
I.2.3 Khung giá trị cốt lõi & chuẩn mực hành vi
Tử tế: Biết ứng xử văn minh, hành xử chính trực, biết nuôi dưỡng lòng nhân ái,
vị tha, thành tâm cống hiến cho cộng đồng, phụng sự cho xã hội bằng tất cả tài năng
cùng lòng nhiệt huyết của mình.
Tiên phong: Luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, khiêm tốn học hỏi tích hợp tinh
hoa của nhân loại, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết phát huy năng lực
sáng tạo của chính mình, biết nhìn xa, trông rộng để đi đúng hướng và giữ vị trí dẫn
đầu
Kỷ cương: Luôn tuân thủ nghiêm nội qui của tổ chức, luật pháp của quốc gia,
biết giữ gìn tôn ti trật tự, biết tôn trọng và luôn đem hết nỗ lực thực hiện đúng những
gì mình đã cam kết.
Kiên cường: Luôn bền gan, bền chí theo đuổi những ước mơ, hoài bão cao đẹp,
dũng cảm đối diện với mọi nguy nan, biết biến thử thách thành cơ hội, biến trở lực

12
thành động lực, không chùn bước trước khó khăn, thử thách và đi đến cùng trong việc
thực thi sứ mệnh của mình

Hình I. 5 Khung giá trị cốt lõi và chuẩn mực hành vi của HBC
I.2.4 Chiến lược phát triển của Hòa Bình trong 10 năm tới
Trước những bất cập của thị trường Việt Nam cả về yếu tố đầu ra (giá xây
dựng) và
đầu vào (giá VLXD) Hòa Bình đã lên kế hoạch phát triển ra thị trường nước ngoài
với 4 thị trường mục tiêu là Canada (Ontario), Australia, Hoa Kỳ (Texas) và Châu
Âu do các thị trường này:
1. Có giá xây dựng cao nhưng chất lượng kém so với Việt Nam;
2. Chính sách an toàn, rõ ràng, tạo môi trường kinh doanh rõ ràng;
3. Số lượng dân nhập cư cao và ổn định;
4. Thiếu nguồn cung VLXD;
5. Thiếu hụt nguồn nhân lực hoặc chi phí nhân lực đắt đỏ;
6. Có các Hiệp định Thương mại Tự do. Tập đoàn muốn tận dụng ưu thế về
chuỗi cung ứng VLXD và nhân công rẻ trong nước, sử dụng ván khuôn gia công để
thực hiện công trình nước ngoài ngay tại Việt Nam giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.
I.2.5 Kế hoạch kinh doanh năm 2023:
Giữ mục tiêu doanh thu 2023 đã xác định từ đầu năm: 12.500 tỷ đồng và lợi
nhuận: 125 tỷ đồng.
Triển khai xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9000 và áp dụng Quản
lý chất lượng Toàn diện (TQM).

13
Nhận thầu thi công nhiều dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn.

I.2.6 Mức độ phủ sóng


Mức độ phủ sóng
Trong năm 2022, Hòa Bình đã ký kết hợp tác chiến lược với các t ập đoàn, công
ty phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Top 10 các chủ đầu tư Hòa Bình
trúng thầu/được chỉ định thầu hiểu nhất trong năm bao gồm: Novaland, Sungroup,
Gamuda Group, Keppel Land – Phú Long, Vingroup, DHA Group, Tân Á Đại Thành,
Hưng Lộc Phát, Tập đoàn Kim Oanh, Đại Hoàng Long Trung Yên

II. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và ngành

II.1. Tổng quan về triển vọng và thách thức cho Ngành Xây dựng trong 2023

II.1.1. Tổng quan Triển vọng Ngành Xây dựng trong 2023

Tiềm năng của đầu tư công là điểm sáng trong năm 2023: Chính phủ sẽ tiếp tục
hành động quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian sắp tới, qua
đó sẽ tạo động lực tăng trưởng cho nhóm các doanh nghiệp đầu tư công có uy tín và
năng lực chuyên môn cao. Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với
tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với
kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021 (năm
đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025). Năm 2023 cũng yêu cầu
phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã
hội. Theo đó, các dự án hạ tầng giao thông đáng chú ý trong thời gian tới như cao tốc
Bắc Nam phía Đông - giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành, đường vành đai 4 (Hà
Nội) và đường vành đai 3 (TP HCM) ... được dự báo sẽ 'tiếp sức' cho ngành xây dựng
trong năm 2023.

II.1.2. Tổng quan Thách thức cho Ngành Xây dựng trong 2023

Nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp do môi trường tín
dụng thắt chặt, khó khăn trong việc phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách

14
hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng thực hiện triển khai dự
án.

Bộ Xây dựng nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản
tiếp tục trạng thái trầm lắng như cuối năm 2022. Bên cạnh đó, trong 6 tháng cuối năm,
ngân hàng đang có dự kiến tiếp tục thắt chặt tín dụng với các ngành có rủi ro cao,
trong đó bao gồm ngành “xây dựng” và cả “kinh doanh đầu tư bất động sản”, càng làm
cho triển vọng của ngành xây dựng không mấy khả quan.

Lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng dẫn
đến chi phí của doanh nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư do khách
hàng bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng
đến thanh khoản của sản phẩm, dự án bất động sản, từ đó làm giảm số lượng dự án
mới, tăng tỷ lệ nợ xấu đối với các công ty xây dựng.

Cụ thể, báo cáo nhận định doanh nghiệp xây dựng quý I/2023 khó khăn hơn
quý IV/2022 bởi chỉ có 15,7% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh
quý I/2023 thuận lợi hơn quý IV/2022; 36% số doanh nghiệp nhận định hoạt động sản
xuất kinh doanh giữ ổn định và có đến 48,3% số doanh nghiệp nhận định hoạt động
sản xuất kinh doanh khó khăn hơn.

II.2 Tình hình kinh tế vĩ mô (PESTEL)

a) Nền chính trị ổn định (Political)

Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, đây là yếu tố quan trọng để phát
triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn xây dựng có thể tồn tại và phát
triển. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng cho Chính phủ đã, đang và sẽ có những
chính sách mới nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại tới giữa thế kỷ XXI. Để đạt được mục tiêu này, ngành xây dựng được
coi là một trong những ngành mũi nhọn khi trực tiếp thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng
mới để phát triển đất nước.

15
b) Nền kinh tế có nhiều biến động (Economic)

Kinh tế thế giới 9 tháng năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu
hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu
suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ
công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục[1], xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina phức
tạp hơn, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày
càng gia tăng. Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng
nhẹ so với dự báo đưa ra tại thời điểm trước đó do tăng trưởng 6 tháng cuối năm được
dự báo sẽ khởi sắc nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022 từ 0,1 đến 1 điểm
phần trăm.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với
cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021
trong giai đoạn 2011-2023[8] nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II
tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ
năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021
trong giai đoạn 2011-2023

Trong 9 tháng năm 2023, ngành xây dựng tăng 6,17%, đóng góp 0,42 điểm
phần trăm, thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái (9 tháng đầu 2022
ngành xây dựng tăng trưởng 8,55%). Tuy vậy, mức tăng trưởng dương của ngành xây
dựng trong bối cảnh khu vực công nghiệp và xây dựng đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức khi tổng cầu thế giới suy giảm cũng là một điểm sáng.

c) Dân số đông (nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề cao còn hạn chế)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang
tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Tính đến ngày 15/4/2023, Việt Nam có
quy mô dân số đạt 100 triệu người. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý
I/2023 là 52,2 triệu người, tăng 88,7 nghìn người so với quý trước và tăng hơn một
triệu người so với cùng kỳ năm trước. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý
I/2023 là 51,1 triệu người, tăng 113,5 nghìn người so với quý trước và tăng 1,1 triệu
người so với cùng kỳ năm trước. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi qúy I/2023 là
khoảng 885,5 nghìn người, giảm 12,4 nghìn người so với quý trước và giảm 443,1
nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
16
Chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng là một vấn đề, ở mức thấp trên
bậc thang của thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I/2023 là
26,4%, không thay đổi so với quý trước và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Điều này cho thấy, lực lượng lao động ở Việt Nam chưa hoàn toàn sẵn
sàng đáp ứng được những nhu cầu mà doanh nghiệp trong và ngoài nước yêu cầu khi
tuyển dụng.
Sự phát triển dân số sẽ dẫn tới tình trạng quá tải ở các đô thị , nhu cầu về nhà ở tăng
cao. Đường xá, cầu cống cũng cần được mở rộng, cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân, đi theo đó là các công trình nâng cao cơ sở vật chất phục vụ
cho nhu cầu thiết yếu.

d) Công nghệ (là lĩnh vực được ưu tiên nghiên cứu và phát triển)

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác động đến hầu
hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bật của toàn cầu hóa là sự định hình của
nền kinh tế tri thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học công nghệ và vai trò
của nó trong đời sống. Tuy nhiên, tại Việt Nam tình trạng công nghệ còn lạc hậu so
với thế giới, chưa được đổi mới nhiều.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn
nhân lực kỹ thuật cao để thực hiện chuyển đổi số, trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng
của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao để thực hiện chuyển đổi số.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có xấp xỉ 1,2 triệu lao động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, nhưng nhân lực tính từ cao đẳng trở lên chỉ khoảng
550.000 người. Trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên
tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%. Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với
các quốc gia như Mỹ (4%), Hàn Quốc (2,5%), Ấn Độ (1,78%).
Trong môi trường chuyển đổi số, việc đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân
lực số là yếu tố then chốt trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt, hình thành mạng
lưới chuyên gia chuyển đổi số trên toàn quốc nhằm chuyển đổi số một cách nhanh,
hiệu quả, bền vững và thành công, đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam hiện
nay.
Bên cạnh đó, không chỉ thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin, mà rất
nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đông đảo người dân còn thiếu

17
kỹ năng để tham gia chuyển đổi số. Việt Nam có điều kiện trong việc phát triển nguồn
nhân lực số, song sự phát triển đó đang chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ nhân lực
qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ tăng nhưng so với tổng nhân lực đang làm việc
trong ngành còn thấp, đặc biệt còn thiếu nhiều nhân lực trong các lĩnh vực như trí tuệ
nhân tạo (AI), điện toán đám mây....
e) Môi trường tự nhiên
Việt Nam là nước được mệnh danh là thiên đường của xây dựng, điều kiện khí
hậu thuận lợi, tài nguyên đất trù phú, quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng còn khá lớn .
Theo đánh giá của các DN trong ngành Xây dựng, hoạt động xây dựng bền vững đang
từng bước tiệm cận với các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị, trong đó tập
trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên; nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra tiến bộ trong đời sống xã hội, song
song với đó vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế, tạo ra lợi nhuận.
Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến các quyết định của
doanh nghiệp. Vấn đề sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, năng lượng cũng như các
vấn đề về môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp có các biện pháp xử lý thích đáng để
đảm bảo sự hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội

f) Hệ thống luật pháp dần được hoàn thiện hơn (Legal)

Trước dấu hiệu tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản cũng như việc lạm
dụng và phát hành trái phiếu phi pháp của một số doanh nghiệp bất động sản, Chính
phủ đã đưa ra hàng loạt chính sách thắt chặt, kìm hãm và quy phạm lại thị trường.
Điều đó cùng với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đầu năm đã ảnh hưởng trực
tiếp đến thị trường ngành Xây dựng khi hàng loạt các dự án cũ bị trì hoãn, các dự án
mới ngày một ít đi. Tuy nhiên gần đây, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau
Covid, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các quy định, chính sách mới để thúc đẩy thị
trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, điển hình phải kể đến
Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ “không siết chặt
tín dụng bất hợp lý, không chuyển trạng thái từ nới lỏng sang kiểm soát chặt chẽ hoặc
ngược lại” hay Nghị định số 44 của Chính phủ quy định rõ về việc Ngân hàng Nhà
nước, các Bộ, Sở, Cục liên quan có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, xây
dựng và quản lý hệ thống thông tin trực tuyến về nhà ở và thị trường bất động sản.

18
Đây đều là tín hiệu tích cực cho một thị trường bất động sản và xây dựng phát triển
lành mạnh hơn trong những năm tiếp theo.

II.3 Vị trí của Coteccons và Hòa Bình Corp trong ngành: (5 Forces)

II.3.1. Vị trí của Coteccons trong ngành

Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có:

Trong ngành xây dựng, tốc độ tăng trưởng ổn định liên quan chặt chẽ với sự
phát triển kinh tế, và điều này tạo cơ hội cho Coteccons. Tuy nhiên, mức độ tập trung
cao trong ngành với các đối thủ lớn như Vinaconex, Hoa Binh Corp, Central Cons và
nhiều công ty xây dựng khác chiếm thị phần lớn có thể tạo áp lực cạnh tranh lên
Coteccons. Nhưng sự khác biệt của Coteccons thông qua dự án và chất lượng công
trình là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh thành công. Chi phí chuyển đổi thấp cho
khách hàng cũng tạo lợi thế cho Coteccons, và họ có thể tận dụng quy mô để giảm chi
phí và nâng cao khả năng học hỏi. Quản lý hiệu quả các chi phí cố định và biến đổi có
thể tạo lợi thế cạnh tranh, và nếu có sự dư thừa trong nguồn lao động hoặc trang thiết
bị, Coteccons có thể tận dụng chúng cho các dự án mới. Các rào cản rời bỏ ngành
thường cao trong ngành xây dựng, giúp duy trì sự ổn định trong ngành.

Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Ngành xây dựng là ngành sản xuất đặc thù không giống như sản xuất hàng hóa
thông thường. Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình cao tầng, căn hộ,
công trình nhà xưởng. Sản phẩm xây dựng là cấu tạo từ đất đai, mà đất có vị trí khác
nhau nên khác nhau giá trị. Vì vậy ngành Xây dựng không có sản phẩm thay thế nên
không có áp lực từ sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, Coteccons cần theo dõi sự phát triển
công nghệ và xu hướng mới trong ngành để đảm bảo rằng họ có thể cạnh tranh hiệu
quả hơn.

Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp:

Nhà cung cấp của Công ty là các công ty sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng
có uy tín thương hiệu trên thị trường Việt Nam. Công ty sẽ có nhiều nhà cung ứng vật
liệu xây dựng cho các công trình để có mức giá cạnh tranh tốt nhất, hạn chế trường
hợp cung ứng độc quyền. Công ty lựa chọn một số công ty lớn làm nhà cung ứng chiến
19
lược với mức giá thấp và điều kiện thanh toán chậm, đảm bảo cung ứng vật tư ổn định
kịp thời. Ngoài ra còn có nhà cung cấp là những công ty cung ứng máy móc thiết bị
cho thi công. Công ty ưu tiên lựa chọn mua hàng trong nước, trường hợp thiết bị đặc
thù không thể thay thế bằng hàng trong nước thì công ty phải nhập khẩu.

Sức mạnh đàm phán của người mua:

Khách hàng của Coteccons, đặc biệt là các nhà đầu tư và tổ chức tham gia vào
các dự án xây dựng, có sức mạnh đàm phán cao do có nhiều lựa chọn trong việc lựa
chọn nhà thầu xây dựng. Điều này tạo áp lực lên Coteccons để duy trì và nâng cao chất
lượng dịch vụ và sản phẩm. Tính khác biệt và khả năng đàm phán giá và điều kiện hợp
đồng cũng có thể ảnh hưởng bởi quyền đàm phán mạnh mẽ của khách hàng.

Đe dọa từ các đối thủ mới:

Ngành xây dựng yêu cầu vốn đầu tư lớn và đối mặt với rào cản cao, bao gồm quy trình
công nghiệp phức tạp và quyền uy tín. Coteccons đã xây dựng một vị thế tốt trong
ngành và có lợi thế về thương hiệu và kinh nghiệm. Điều này làm cho đe dọa từ các
đối thủ mới trở nên thấp. Tuy nhiên, công ty cần duy trì tinh thần cạnh tranh và không
ngừng cải tiến để đối phó với bất kỳ đối thủ mới nào có thể xuất hiện.
II.3.2 Vị trí của Hòa Bình Corp trong ngành

Vị trí của Hòa Bình Corp (HBC) trong ngành xây dựng được phân tích dựa trên
mô hình Five Forces của Michael Porter như sau:

Dưới đây là phiên bản phân tích vị trí của Hòa Bình Corp (HBC) trong ngành
xây dựng, dựa trên mô hình Five Forces của Michael Porter:

Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có:

Trong ngành xây dựng, tốc độ tăng trưởng thường ổn định và dựa vào nhu cầu
cơ sở hạ tầng và xây dựng dân cư. HBC hoạt động trong một ngành xây dựng cạnh
tranh với nhiều đối thủ mạnh, bao gồm cả các tên tuổi lớn như Coteccons và các đối
thủ quốc tế như Kumho E&C, Keangnam E&C, Daewon, Hyundai E&C, và Lotte
E&C. Những đối thủ này thường có lợi thế về tài chính và quy mô, có khả năng thực
hiện các dự án lớn và đa dạng về sản phẩm và dịch vụ. Để cạnh tranh hiệu quả, HBC
cần phải tạo điểm độc đáo trong cách tiếp cận thị trường hoặc cung cấp chất lượng dự

20
án độc đáo. Chi phí chuyển đổi thấp có thể giúp thu hút thêm khách hàng và giảm
nguy cơ mất khách hàng, trong khi chi phí cố định cao có thể đặt áp lực tài chính lên
HBC. Năng lực dư thừa trong ngành có thể dẫn đến cạnh tranh ác liệt và giảm giá.

Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Ngành xây dựng là ngành sản xuất đặc thù không giống như sản xuất hàng hóa
thông thường. Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình cao tầng, căn hộ,
công trình nhà xưởng. Sản phẩm xây dựng là cấu tạo từ đất đai, mà đất có vị trí khác
nhau nên khác nhau giá trị. Vì vậy ngành Xây dựng không có sản phẩm thay thế nên
không có áp lực từ sản phẩm thay thế.Tuy nhiên, HBC cần liên tục theo dõi tiến bộ
công nghệ và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện hiệu suất, giảm chi phí
và thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng để bắt kịp thời đại. Khả năng cung
cấp giá trị tương đương hoặc tốt hơn với giá cả cạnh tranh là quan trọng, cùng với sự
sẵn sàng của người mua thay đổi.

Sức mạnh đàm phán của người mua:

Người mua trong ngành xây dựng thường là các chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp
bất động sản và cả chính phủ. Họ thường có sức mạnh đàm phán cao với các công ty
xây dựng đối với giá cả, thời gian thi công và chất lượng công trình. Điều này đặt ra
một nhiệm vụ quan trọng cho HBC để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, cung
cấp giải pháp chất lượng và đảm bảo thực hiện dự án đúng thời gian và ngân sách.
HBC cần thể hiện sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của họ để giữ chân khách
hàng và hạn chế nguy cơ mất họ.

Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp:

Mối quan hệ với nhà cung ứng vật liệu xây dựng và thiết bị là quan trọng để
đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và giá cả hợp lý. HBC cần theo dõi sự biến động của
giá cả và đàm phán hợp đồng để kiểm soát chi phí và đảm bảo sự liên tục trong dự án.
Tương tác với nhà cung cấp, họ cũng cần thể hiện sự khác biệt trong sản phẩm và dịch
vụ của họ để duy trì sự mạnh đàm phán và đảm bảo nguồn cung ứng chất lượng.

Đe dọa từ các đối thủ mới:

Ngành xây dựng có rào cản đối với đối thủ mới, bao gồm quy trình phê duyệt,
cơ sở hạ tầng và quan hệ với khách hàng. HBC đã xây dựng lợi thế về quy mô, thương
21
hiệu, mối quan hệ với các bên liên quan và hệ thống phân phối hiệu quả. Họ cũng có
thể tận dụng các rào cản pháp lý để giảm nguy cơ từ đối thủ mới và bảo vệ thị phần thị
trường.

HBC có lợi thế của quy mô và lợi thế đầu tiên trong ngành xây dựng. Họ đã xây
dựng mối quan hệ và thương hiệu trong thị trường. Họ cũng có hệ thống phân phối
rộng lớn và hiệu quả. Mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác là một lợi
thế trước đối thủ mới. Các rào cản pháp lý có thể tạo rào cản cho đối thủ mới khi muốn
nhập thị trường xây dựng

III. Kết quả hoạt động kinh doanh


III.1. HBC:
III.1.1. Phân tích doanh thu
III.1.1.1 Phân tích tổng doanh thu
a) HBC – Chuẩn năm gốc

Hình III. 1 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của HBC (2018-2022) – Phương
pháp chuẩn năm gốc
Có thể thấy rằng, tổng doanh thu của HBC đạt 18299 tỉ đồng năm 2021 sau đó
tăng nhẹ 2% vào năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, tổng

22
doanh thu của HBC giai đoạn 2019-2020 đã giảm mạnh, giảm gần 40% so với 2018.
Sau khi đại dịch được kiểm soát, năm 2022 bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng trở lại
của tổng doanh thu, tăng hơn 15% so với giai đoạn 2019-2020, nhưng vẫn chỉ đạt ở
mức 14154 tỉ đồng, bằng 77.35% so với 2018, chưa hồi phục về mức ban đầu trước đại
dịch.
b) HBC – Chuẩn tỷ trọng

Hình III. 2 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của HBC (2018-2022) – Phương
pháp chuẩn tỉ trọng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, và
duy trì ở mức ổn định (99.9 - 100%) so với tổng doanh thu

III.1.2. Phân tích chi tiết doanh thu:

a) Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ - Xu hướng và Cơ cấu


HBC – Xu hướng

23
Hình III. 3 Tổng doanh thu của HBC (2018-2022) – PP chuẩn năm gốc

Hình III. 4 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HBC (2018 – 2022
Cụ thể:

Doanh thu hoạt động xây dựng:


Theo dữ liệu trong bảng, doanh thu hợp đồng xây dựng của HBC qua các năm
có xu hướng tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự biến động.

Năm 2019 so với 2018: Doanh thu hợp đồng xây dựng tăng trưởng 4,81%, từ
17,480 tỷ đồng lên 18,320 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do HBC trúng thầu một số
dự án lớn, bao gồm dự án nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận và dự án khu dân cư
tại Hà Nội.

24
Năm 2020 so với 2019: Doanh thu hợp đồng xây dựng giảm 51,93%, từ 18,320
tỷ đồng xuống 10,825 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,
dẫn đến việc trì hoãn hoặc hủy bỏ một số dự án xây dựng.
Năm 2021 so với 2020: Doanh thu hợp đồng xây dựng tăng trưởng 6,09%, từ
10,825 tỷ đồng lên 11,453 tỷ đồng. Vì tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam cơ bản
được kiểm soát ổn định, giúp các dự án xây dựng được triển khai trở lại.
Năm 2022 so với 2021: Doanh thu hợp đồng xây dựng tăng trưởng 28,27%, từ
11,453 tỷ đồng lên 14,149 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do HBC trúng thầu một số
dự án lớn, bao gồm dự án nhà máy điện gió tại Quảng Bình và dự án khu nghỉ dưỡng
tại Phú Quốc.

Doanh thu chuyển nhượng Bất động sản, căn hộ và đất nền:
Theo số liệu trong bảng, doanh thu chuyển nhượng BĐS, căn hộ và đất nền của
HBC có sự giảm sút rất lớn trong giai đoạn 2018 - 2022. Cụ thể, doanh thu này năm
2018 đạt 570 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng, chỉ
đạt 72 tỷ đồng, giảm hơn 87% so với năm 2018. Trong năm 2020, doanh thu này chỉ
tăng thêm được 3 tỉ đồng so với năm trước đó, đạt 75 tỷ đồng. Đặc biệt, Năm 2021,
doanh thu từ Bất động sản, căn hộ và đất nền giảm chạm đáy trong giai đoạn này, chỉ
đạt 51 tỷ đồng, giảm 91% so với 2018, giảm khoảng 30% so với 2019, 2020. Năm
2022, loại danh thu này bắt đầu có sự phục hồi, đạt 99 tỷ đồng, nhưng vẫn giảm
khoảng 82% so với năm 2018.
Nguyên nhân: Sự sụt giảm đáng kinh ngạc của doanh thu chuyển nhượng BĐS,
căn hộ và đất nền của HBC có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân sau:

Sự sụt giảm của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung. Thị trường bất
động sản Việt Nam đã trải qua một giai đoạn suy thoái trong giai đoạn 2019 - 2022, do
một số nguyên nhân như: lãi suất ngân hàng tăng, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng,
thủ tục pháp lý dự án bất động sản phức tạp,... Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê,
giá nhà ở thành thị tại Việt Nam đã giảm 0,3% trong năm 2021, sau khi tăng 6,2%
trong năm 2020. Tỷ lệ hấp thụ căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM trong năm 2022 chỉ đạt
khoảng 60%, thấp hơn nhiều so với mức 80 - 90% trong giai đoạn trước đó.

25
Hoạt động kinh doanh bất động sản của HBC gặp khó khăn. HBC là một doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản đa ngành, với các dự án trải dài trên cả nước. Tuy
nhiên, trong giai đoạn 2019 - 2022, HBC đã gặp khó khăn trong việc triển khai một số
dự án trọng điểm, như dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án khu đô thị mới Nhơn
Trạch,... Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bị chậm tiến độ do vướng mắc trong thủ
tục pháp lý. Dự án khu đô thị mới Nhơn Trạch đã bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của
dịch COVID-19.

Giải pháp: Để khắc phục tình trạng này, một số khuyến nghị được đưa ra cho
HBC như sau:
 Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của thị trường bất động sản Việt Nam.
 Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
 Tập trung triển khai các dự án trọng điểm đã được phê duyệt.

3 thành phần còn lại trong DT bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có xu hướng
tương tự như vậy

HBC – Cơ cấu

Hình III. 5 Tổng doanh thu của HBC (2018-2022) – PP chuẩn tỉ trọng

26
Hình III. 6 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HBC (2018-2022)

Doanh thu chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng với tỉ trọng rất cao và giữ ổn định
trong cả giai đoạn (2018 - 2022), luôn giữ ở mức trên 95%. Đứng ở vị trí thứ 2 là
Doanh thu từ chuyển nhượng BĐS, căn hộ và đất nền chiếm tỷ trọng thấp hơn, 3,11%
(2018) nhưng doanh thu này có sự biến động lớn về giá trị qua giai đoạn (đã phân tích
ở trên). Đây là nguồn thu nhập thứ yếu của HBC, chủ yếu đến từ các dự án bất động
sản do doanh nghiệp phát triển và phân phối. Doanh thu bán hàng hóa, kinh doanh
CSHT chiếm tỉ trọng vô cùng nhỏ (luôn dưới 1%). DT đến từ nguồn khác có tỉ trọng
cao hơn 1 chút (dao động trong khoảng 1 - 2% so với tổng doanh thu bán hàng và
CCDV)

Ta nhận thấy rằng: Doanh thu thuần gần bằng chính Doanh thu đến từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ của HBC thể hiện rằng doanh nghiệp có ít các khoản giảm trừ
doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu thường bao gồm các khoản chiết khấu, giảm
giá, hàng bán bị trả lại,...
Một số nguyên nhân có thể khiến doanh thu thuần của HBC gần bằng chính
Doanh thu đến từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: HBC đang tập trung vào các sản
phẩm, dịch vụ có giá trị cao, ít khuyến mại, giảm giá; HBC có hệ thống kiểm soát nội
bộ tốt, giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản giảm trừ doanh thu; HBC có đội ngũ bán
27
hàng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong việc đàm phán và thương lượng với khách
hàng.

Trong trường hợp của HBC, tỷ lệ doanh thu thuần trên doanh thu đến từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 2018 - 2022 dao động trong khoảng 99,5% -
100%. Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu rất thấp, thực tế
chúng chỉ chiếm khoảng 0,5% - 1% tổng doanh thu. Điều này thể hiện rằng HBC đang
quản lý tốt các khoản giảm trừ doanh thu, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp

III.1.2. DT hoạt động tài chính

Hình III. 7 Doanh thu hoạt động tài chính của HBC (2018-2022) – PP chuẩn
năm gốc và chuẩn tỉ trọng

28
Hình III. 8 Cơ cấu Doanh thu hoạt động tài chính của HBC (2018-2022)
Có thể thấy rằng, doanh thu hoạt động tài chính có sự biến động khá nhiều qua
các năm:

Năm 2018, 2019, loại doanh thu này giữ mức ổn định, đạt tương ứng 61 tỉ và 62
tỉ. Năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, tăng khoảng 84% so với cả 2
năm trước đó. Trong khi doanh thu từ lãi tiền gửi và cho vay, lãi chênh lệch tỉ giá và 1
số loại khác đều giảm mạnh so với năm trước thì nguồn thu chủ yếu của HBC trong
doanh thu hoạt động tài chính lại đến từ lãi do chậm thanh toán.
Doanh thu từ lãi tiền gửi và cho vay giảm mạnh: Năm 2020, do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ,
dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm. Điều này khiến cho doanh thu từ lãi tiền gửi và cho
vay của HBC giảm mạnh. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng giảm mạnh trong năm
2020, cũng khiến cho doanh thu từ lãi tiền gửi và cho vay của HBC giảm theo.
Doanh thu từ lãi chênh lệch tỉ giá giảm mạnh: Năm 2020, do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, giá trị đồng Việt Nam giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt thế
giới. Điều này khiến cho doanh thu từ lãi chênh lệch tỉ giá của HBC giảm mạnh.
Doanh thu từ các hoạt động tài chính khác giảm mạnh: Một số hoạt động tài
chính khác của HBC, như thu nhập từ hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động ngoại
hối,... cũng giảm mạnh trong năm 2020. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 và các yếu tố khác.
29
Doanh thu từ lãi do chậm thanh toán tăng mạnh: Năm 2020, do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến tình trạng
chậm thanh toán các khoản nợ cho HBC. Điều này khiến cho doanh thu từ lãi do chậm
thanh toán của HBC tăng mạnh.

Năm 2022, doanh thu từ hoạt động tài chính của HBC giảm xuống mức thấp kỉ
lục, đạt 24 tỉ đồng, chỉ bằng 39% so với 2018. So với 2021, 2022, doanh thu này đã
giảm gần 80% so với năm 2021, 2022. Và doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 của
HBC chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và lãi cho vay và lãi chậm thanh toán. Có thể thấy
rằng hoạt động đầu tư không được phát triển nhiều.

III.1.3. Doanh thu từ hoạt động khác:

Hình III. 9 Doanh thu hoạt động khác của HBC (2018-2022) – PP chuẩn năm
gốc và tổng tỉ trọng

30
Hình III. 10 Cơ cấu Doanh thu hoạt động tài chính của HBC (2018-2022)
Doanh thu các hoạt động khác cũng có xu hướng biến động như sau:
Năm 2018, doanh thu hoạt động khác đạt 29.7 tỉ đồng. Năm 2019, doanh thu này tăng
vọt, đạt 142.4 tỉ, tăng 280% so với năm trước đó. Năm 2020, doanh thu HĐ khác giảm
xuống còn 101 tỉ, giảm 30% so với năm 2019, nhưng tăng 240% so với 2018. Đóng
góp phần lớn vào sự tăng trưởng của doanh thu hoạt động khác năm 2019, 2020 của
HBC là lãi của các giao dịch giá rẻ.
Giai đoạn 2021 - 2022 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của doanh thu hoạt
động khác, chỉ đạt tương ứng ở mức 22.7 tỉ và 25.7 tỉ. Giảm khoảng 75% so với năm
2020.

III.1.1.2. CTD:
III.1.2.1. Phân tích tổng doanh thu:
a. Chuẩn năm gốc:

31
Hình III. 11 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTD (2018-2022) – Chuẩn
năm gốc
Có thể thấy rằng, tổng doanh thu của CTD đạt 28561 tỉ đồng năm 2021 sau đó
GIẢM 17% vào năm 2019. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, tổng doanh thu của
CTD giai đoạn 2020-2021 đã giảm mạnh, trong đó 2020 giảm gần 50% so với 2018,
2021 giảm gần 70% so với năm 2018.
Nguyên nhân:
Đại dịch COVID-19 bùng phát, gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt
Nam, trong đó có ngành xây dựng. Nhiều dự án bị tạm dừng, trì hoãn, dẫn đến doanh
thu của CTD giảm mạnh.
Cụ thể: Dự án The Manor Riverside Sài Gòn: Dự án này được khởi công vào
năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, dự án đã bị chậm tiến độ và bàn giao cho khách hàng vào năm 2022.
Dự án The Manor Central Park: Dự án này được khởi công vào năm 2018 và dự
kiến hoàn thành vào năm 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dự
án đã bị chậm tiến độ và dự kiến bàn giao cho khách hàng vào năm 2023.

32
Dự án The Grand Manhattan: Dự án này được khởi công vào năm 2019 và dự
kiến hoàn thành vào năm 2023. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dự
án đã bị chậm tiến độ và dự kiến bàn giao cho khách hàng vào năm 2024.
Cũng giống như HBC, Sau khi đại dịch được kiểm soát, năm 2022 CTD bắt đầu
chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của tổng doanh thu, tgần bằng năm 2020, nhưng vẫn
chỉ đạt ở mức 14539 tỉ đồng, bằng ½ so với so với 2018, chưa hồi phục về mức ban
đầu trước đại dịch.

b. CTD - CHUẨN TỈ TRỌNG

Hình III. 12 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTD (2018-2022) – Chuẩn
năm gốc
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng lớn
nhất, và duy trì ở mức ổn định (99.5 - 100%) so với tổng doanh thu
III.1.2.2. Phân tích chi tiết doanh thu:
a. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ - Xu hướng và Cơ cấu
CTD – Xu hướng:

33
Hình III. 13 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022) – Chuẩn năm
gốc

Hình III. 14 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022
Phân tích từng loại doanh thu:
Doanh thu hoạt động xây dựng:
Theo dữ liệu trong bảng, doanh thu hợp đồng xây dựng của HBC qua các năm
có xu hướng tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự biến động. Năm 2019 so với
2018: Doanh thu hợp đồng xây dựng giảm gần 20%, từ 28527 tỷ đồng xuống 23619 tỷ
đồng. Năm 2020: Doanh thu hợp đồng xây dựng giảm mạnh hơn 50% so với 2018
xuống còn 14565 tỷ đồng.

Nguyên nhân:

Giá nguyên vật liệu tăng cao: Giá nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép, xi
măng, cát, đá,... tăng cao trong năm 2019, dẫn đến chi phí xây dựng tăng. Điều này
khiến cho các nhà thầu xây dựng, trong đó có CTD, phải điều chỉnh giá bán, dẫn đến
doanh thu giảm.
Ảnh hưởng đại dịch Covid19

34
Cạnh tranh gay gắt: Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay
gắt, dẫn đến các nhà thầu phải giảm giá để cạnh tranh. Điều này cũng khiến cho doanh
thu của CTD giảm.
Công tác quản lý kém hiệu quả: CTD đã bị Bộ Xây dựng xử phạt vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng tại dự án The Manor Central Park. Vụ việc này đã ảnh hưởng
đến uy tín của CTD và khiến cho doanh thu của công ty giảm.

Năm 2021: Doanh thu hợp đồng xây dựng xuống mức thấp kỉ lục trong giai
đoạn này, chỉ đạt 9054 tỉ đồng, bằng ⅓ ao với năm 2018 và giảm gần 38% so với năm
2020. Nguyên nhân: Nhu cầu xây dựng giảm do kinh tế suy thoái: Năm 2021. Điều
này dẫn đến nhu cầu xây dựng giảm, khiến cho các nhà thầu xây dựng, trong đó có
CTD, gặp khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng xây dựng mới. Cùng với đó là
Biến động nhân sự, thay đổi lãnh đạo và có những lùm xùm liên quan đến ban lãnh
đạo cũ: CTD đã thay đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc trong năm 2021. Ông
Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của CTD, đã từ nhiệm vào
tháng 3 năm 2021. Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT mới của CTD, đã được bổ
nhiệm vào tháng 4 năm 2021. Việc thay đổi lãnh đạo đã khiến cho công ty mất thời
gian để ổn định tổ chức và hoạt động. Bên cạnh đó, Thất bại trong việc ký kết các hợp
đồng xây dựng lớn: CTD đã thất bại trong việc ký kết các hợp đồng xây dựng lớn với
các chủ đầu tư lớn. Ví dụ: Các đối thủ cạnh tranh của CTD, như Ricons, Hòa Bình,
Newtecons,... đã thành công trong việc ký kết các hợp đồng xây dựng lớn trong năm
2021. Điều này cho thấy 2021, CTD đã bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua về năng lực
và uy tín. CTD đã tham gia đấu thầu nhiều dự án lớn trong năm 2021, nhưng không
thành công. Điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty (Dự án nhà ga hành
khách quốc tế sân bay Long Thành (giai đoạn 1), Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha
Trang - Phan Thiết, Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Dự án nhà
máy điện khí LNG Thị Vải - Cà Mau 1)

Năm 2022 so với 2021, Doanh thu hợp đồng xây dựng tăng trưởng hơn 60%%,
từ 9078 tỷ đồng lên 14,539 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do HBC trúng thầu một
số dự án lớn, bao gồm dự án nhà máy điện gió tại Quảng Bình và dự án khu nghỉ
dưỡng tại Phú Quốc.

35
Doanh thu chuyển nhượng Bất động sản, đầu tư:
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản, dầu tư của CTD cõ biến động qua giai
đoạn 2018-2022. Năm 2019, Doanh thu này giữ ở mức ổn định, chỉ tăng nhẹ 1%, sau
đó giảm mạnh vào 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid và 1 số yếu tố đã được đề
cập ở trên, chỉ đạt 8.3 tỉ đồng, giảm hơn 30% so với năm 2018. Năm 2021, 2022,
doanh thu bđs, đầu tư đã dần phục hồi, nhưng chưa đạt được mức ở năm gốc - 2018.
Doanh thu bán vật liệu xây dựng:
Có bước nhảy vọt vào năm 2019, từ 1.7 tỉ năm 2018 lên 96 tỉ năm 2019, tăng
trưởng gấp 56 lần. tuy nhiên, loại doanh thu này cũng giảm mạnh vào năm sau đó, đạt
11 tỉ năm 2020 và chỉ còn 0.06 tỉ năm 2022.

CTD – Cơ cấu:

Hình III. 15 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022) – Chuẩn
tỉ trọng

36
Hình III. 16 Cơ cấu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD (2018-2022) –
Chuẩn tỉ trọn

Doanh thu chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng với tỉ trọng rất cao và giữ ổn định
trong cả giai đoạn (2018 - 2022), luôn giữ ở mức trên 99%. Tiếp đó là Doanh thu từ
hoạt động BĐS, đầu tư và từ bán VLXD chiếm tỷ trọng thấp hơn, (1-4%) tùy từng
năm. Các loai doanh thu còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Doanh thu thuần gần bằng chính Doanh thu đến từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ của CTD thể hiện rằng doanh nghiệp có ít các khoản giảm trừ doanh thu. Các
khoản giảm trừ doanh thu thường bao gồm các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán
bị trả lại,...
Một số nguyên nhân có thể khiến doanh thu thuần của CTD gần bằng chính Doanh thu
đến từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: CTD đang tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ
có giá trị cao, ít khuyến mại, giảm giá. CTD có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, giúp
kiểm soát chặt chẽ các khoản giảm trừ doanh thu. CTD có đội ngũ bán hàng chuyên
nghiệp, có kinh nghiệm trong việc đàm phán và thương lượng với khách hàng. Trong
trường hợp của CTD, tỷ lệ doanh thu thuần trên doanh thu đến từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong giai đoạn 2018 - 2022 dao động trong khoảng 99,7% - 100%. Điều
này cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu rất thấp, chỉ chiếm

37
khoảng 0,5% - 1% tổng doanh thu. Điều này thể hiện rằng CTD đang quản lý tốt các
khoản giảm trừ doanh thu, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

b. DT hoạt động tài chính

Hình III. 17 Doanh thu hoạt động tài chính của CTD (2018-2022) – Chuẩn tỉ trọng

Doanh thu hoạt động tài chính có sự biến đổi qua các năm: Năm 2018, đạt 321
tỉ, giai đoạn tiếp theo 2019-2021 có xu hướng giảm. Năm 2022 tăng trưởng trở lại, đạt
381 tỉ đồng, tăng 37.5% so với năm 2021, và tăng 18% so với năm 2018.
Nguyên nhân của sự sụt giảm DT HĐTC giai đoạn 2019-2021: ảnh hương của đại
dịch, đầu tư không hiệu quả, thanh đổi ban lãnh đạo.
c. DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC:

38
Hình III. 18 Doanh thu hoạt động khác của CTD (2018-2022) – Chuẩn tỉ trọng,
chuẩn năm gốc

Hình III. 19 Cơ cấu Doanh thu hoạt động khác của CTD (2018-2022

Doanh thu các hoạt động khác cũng có xu hướng biến động như sau:
Năm 2018, doanh thu hoạt động khác đạt 141 tỉ đồng. Năm 2019, doanh thu này giảm
chỉ còn 42 tỉ đồng, tiếp tục giảm còn 39 tỉ vào năm 2020. Con số này chỉ tương ứng
với khoảng 29-27% so với năm 2018, cho thầy 1 sự sụt giảm nghiêm trọng.
Giai đoạn 2021, 2022 chứng kiến sự phục hồihổi trở lại, đạt tương ứng 58 và 94
tỉ đồng, tuy chưa bằng với năm gốc 2018 với 141 tủ nhưng xu hướnghướn tăng trở
lạilịa cũng cho thấy dấu hiệu tích cực hơn trong hoạt động kinh doanh của CTD.

39
III.2 Phân tích chi phí
III.2.1 Phân tích chi phí của CTD
a) Chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán)

Năm
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018
2021
Doanh thu bán
28,560,857
hàng và cung cấp 14,538,688 9,077,915 14,589,199 23,733,028
dịch vụ

Giá vốn hàng bán 14,050,214 8,802,718 13,701,679 22,684,921 26,727,845

Chi phí quản lý


734,758 516,298 655,860 458,979 505,217
doanh nghiệp

Hình III. 20 Doanh thu bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

40
Giá vốn hàng bán là chi phí mà công ty phải bỏ ra để sản xuất hoặc mua hàng
hóa để bán cho khách hàng. Giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và biên
lợi nhuận gộp của công ty.
Theo bảng số liệu, giá vốn hàng bán của CTD chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu
thuần, dao động từ 96.6% (năm 2020) đến 99.8% (quý 2 năm 2023). Điều này cho
thấy công ty có biên lợi nhuận gộp rất thấp, chỉ từ 0.2% đến 3.4% trong các kỳ kinh
doanh.
So sánh với các công ty cùng ngành, giá vốn hàng bán của CTD cũng cao hơn.
Ví dụ, trong năm 2022, giá vốn hàng bán của CTD chiếm 96.6% doanh thu thuần,
trong khi của HBC là 95.7%, của SDC là 94.8%. Điều này cho thấy CTD có hiệu quả
sử dụng nguồn lực thấp hơn các công ty khác.
b) Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Chi phí tiêu thụ sản phẩm của một công ty xây dựng, còn được gọi Là chi phí
bán hàng, Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Các loại chi
phí này có thể bao gồm chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp và bán hàng.
Trong bảng báo cáo tài chính của CTC, chi phí bán hàng không được đề cập
đến. tuy nhiên tại báo cáo tài chính quý của năm 2023 thì tại quý 2 của năm 2023 chi
phí bán hàng là 36 triệu đồng chỉ tương đương 0,001% doanh thu thuần.

c) Chi phí quản lý vận hành

Năm Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh
(triệu đồng) thu thuần (%)
2018 505,217 1.77

2019 458,979 1.93

2020 655,860 4.51

41
2021 516,298 5.69

2022 734,758 5.05

Hình III. 21 Chi phí quản lý vận hành của CTD


Chi phí quản lý doanh nghiệp của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là chi phí
liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành, hỗ trợ và phục vụ cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của CTD chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí
của Công ty. Theo báo cáo tài chính quý 2/2023, chi phí quản lý doanh nghiệp của
CTD đạt 120,408 triệu đồng, giảm gần 66,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này
chiếm 3.32% doanh thu thuần của CTD trong quý 2/2023.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của CTD đạt
734,758 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2021. Chi phí này chiếm 5.05% doanh thu
thuần và 150.8% lợi nhuận gộp của CTD trong năm 2022.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của CTD tăng mạnh trong những năm gần đây là
do Công ty đầu tư vào việc nâng cao chất lượng hệ thống quản trị, triển khai các công
cụ quản lý hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào hoạt động
kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cũng bỏ ra nhiều chi phí cho việc duy trì và giữ chân
nhân tài, thực hiện các chương trình ESOP, hỗ trợ người lao động mua nhà. Công ty
cho rằng đây là những chi phí cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh và duy trì vị thế
hàng đầu trong ngành xây dựng.
Trong bối cảnh thị trường xây dựng gặp khó khăn do dịch COVID-19, chi phí
quản lý doanh nghiệp của CTD có thể tiếp tục tăng cao để duy trì hoạt động kinh
doanh và chăm sóc nhân viên. Điều này sẽ làm giảm khả năng sinh lời và tăng rủi ro
cho Công ty. Do đó, CTD cần có những biện pháp kiểm soát và tối ưu hóa chi phí
quản lý doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm những cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận từ
các dự án xây dựng.
d) Chi phí hoạt động tài chính

42
Qúy 2 Qúy 2
Năm
Chỉ tiêu 2023 Năm 2022 2022
2021

Doanh thu bán hàng và cung cấp 3,618,891 3,282,373 9,077,915


14,538,688
dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và 101,029 215,335 275,198


14,050,214
cung cấp dịch vụ

162,646 47,469 12,928


Chi phí tài chính 35,410

Hình III. 22 Chi phí hoạt động tài chính của CTD
Chi phí hoạt động tài chính của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là chi phí
liên quan đến việc vay nợ, trả lãi, phí giao dịch và các khoản thu nhập khác từ hoạt
động tài chính.
Chi phí hoạt động tài chính của CTD chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu chi phí
của Công ty. Theo báo cáo tài chính quý 2/2023, chi phí hoạt động tài chính của CTD
đạt 35,410 triệu đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này chiếm 0.98%
doanh thu thuần và 34.9% lợi nhuận gộp của CTD trong quý 2/2023. Theo báo cáo tài
chính năm 2022, chi phí hoạt động tài chính của CTD đạt 162,646 triệu đồng, tăng
1158% so với năm 2021. Chi phí này chiếm 1.12% doanh thu thuần và 33.2% lợi
nhuận gộp của CTD trong năm 2022.

43
Chi phí tài chính của CTD biến động mạnh trong những năm gần đây là do
Công ty có những thay đổi về cơ cấu vốn và nguồn vay. Sự gia tăng mạnh mẽ của nợ
vay trong năm 2022 là do Công ty thực hiện việc mua lại cổ phiếu quỹ từ các cổ đông
lớn như Kusto Home và Ricons Construction Investment
Chi phí tài chính của CTD trong quý I/2023 tăng 168% so với cùng kỳ năm
trước, lên tới 31,8 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất trong 5 quý gần đây. Nguyên nhân
chủ yếu là do Công ty ghi nhận khoản lỗ 6 tỷ từ đầu tư chứng khoán kinh doanh. Chi
phí lãi vay cũng tăng nhẹ lên mức 24,8 tỷ đồng.
Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi phí của CTD. Trong
quý I/2023, chi phí tài chính chiếm 36,4% tổng chi phí, so với mức trung bình 18,7%
trong 4 quý trước đó. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty.
Trong thời gian tới, CTD có thể tiếp tục phải đối mặt với áp lực từ chi phí tài
chính khi nhu cầu vốn cho các dự án xây dựng cao. Tuy nhiên, Công ty cũng có thể
hưởng lợi từ việc giảm nợ và tái cấu trúc nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
Chi phí hoạt động tài chính của CTD có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới do
Công ty có kế hoạch thanh toán dần các khoản vay ngắn hạn và không vay thêm các
khoản vay mới. Điều này sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí lãi vay và giảm rủi ro
tài chính. Tuy nhiên, Công ty cũng cần có những nguồn thu nhập khác từ hoạt động tài
chính để bù đắp cho chi phí này và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
e) Chi phí khác
Chi phí khác của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là chi phí không liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và bán hàng của Công ty.
Chi phí khác của CTD chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí của Công ty.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2023, chi phí khác của CTD đạt 965 triệu đồng, chỉ bằng
27% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này chiếm 0.03% doanh thu thuần và 0.95%
lợi nhuận gộp của CTD trong quý 2/2023. Theo báo cáo tài chính năm 2022, chi phí
khác của CTD đạt 5,245 triệu đồng, tăng 314% so với năm 2021. Chi phí này chiếm
0.04% doanh thu thuần và 1.08% lợi nhuận gộp của CTD trong năm 2022.
Chi phí khác của CTD biến động không đều trong những năm gần đây là do
Công ty có những khoản chi tiêu không thường xuyên hoặc bất thường, như chi phí xử
44
lý rác thải, chi phí xử lý tranh chấp, chi phí bồi thường thiệt hại, chi phí quyên góp từ
thiện, v.v. Những khoản chi phí này không được dự báo trước và không có quy luật
nhất định.
Chi phí khác của CTD có thể tiếp tục biến động trong thời gian tới tùy thuộc
vào các hoàn cảnh cụ thể mà Công ty gặp phải. Điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều
đến kết quả kinh doanh của Công ty do mức chi phí này rất thấp so với tổng chi phí.
Tuy nhiên, Công ty cũng cần có những biện pháp kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro
có thể dẫn đến chi phí khác.
III.2.2 Phân tích chi phí của HBC
a) Chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán)

Qúy 2
Chỉ tiêu Qúy 2 2023 Thay đổi
2022

Chi phí vật liệu 1,509,000 3,163,000 -52.3%

Chi phí nhân công 277,000 583,000 -52.5%

Chi phí khấu hao 88,000 194,000 -54.6%

Tổng chi phí sản xuất 1,874,000 3,940,000 -52.4%

Doanh thu thuần 2,298,000 4,144,000 -44.6%

Lợi nhuận gộp 424,000 1,204,000 -64.8%

Biên lợi nhuận gộp 18.4% 29.0% -10.6 pp

Hình III. 23 Chi phí sản xuất HBC

45
Chi phí sản xuất của HBC chủ yếu bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công
và chi phí khấu hao. Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2023 của HBC, chi phí vật liệu
chiếm 80,5% tổng chi phí sản xuất, chi phí nhân công chiếm 14,8% và chi phí khấu
hao chiếm 4,7%.
Chi phí sản xuất của HBC có thể được phân loại theo tính chất là chi phí biến
đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động sản
xuất, ví dụ như chi phí vật liệu. Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo mức độ
hoạt động sản xuất, ví dụ như chi phí thuê nhà xưởng. Theo báo cáo tài chính quý 2
năm 2023, chi phí biến đổi của HBC chiếm 95,2% tổng chi phí sản xuất, trong khi chi
phí cố định chỉ chiếm 4,8%.
Chi phí sản xuất của HBC cũng có thể được phân loại theo mối quan hệ với sản
phẩm là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là chi phí có thể được
xác định rõ ràng cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ, ví dụ như chi phí vật liệu trực tiếp.
Chi phí gián tiếp là chi phí không thể được xác định rõ ràng cho từng sản phẩm hoặc
dịch vụ, ví dụ như chi phí quản lý chung. Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, chi
phí trực tiếp của HBC chiếm 94,9% tổng chi phí sản xuất, trong khi chi phí gián tiếp
chỉ chiếm 5,1%.
Chi phí sản xuất của HBC có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận gộp và biên lợi
nhuận gộp của công ty. Lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi
phí sản xuất. Biên lợi nhuận gộp là tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần. Theo
báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, lợi nhuận gộp của HBC là 423,6 tỷ đồng, giảm 61%
so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp của HBC là 18,4%, giảm 11,6 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Chi phí sản xuất của HBC có xu hướng tăng trong những năm gần đây do giá
nguyên liệu tăng cao và cạnh tranh khốc liệt trong ngành xây dựng. Theo báo cáo tài
chính năm 2022, tổng chi phí sản xuất của HBC là 13.678,6 tỷ đồng, tăng 10,6% so
với năm 2021. Tỷ trọng chi phí sản xuất trong doanh thu thuần của HBC là 96,7%,
tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2021.
b) Chi phí tiêu thụ sản phẩm

Quý Năm Chi phí bán hàng Doanh thu thuần Tỷ lệ chi phí bán
(triệu đồng) (triệu đồng) hàng (%)
46
Q2 2023 6,317 2,297,879 0.3
Q1 2023 7,708 1,194,335 0.6
Q4 2022 14,602 3,218,055 0.5
Q3 2022 9,756 3,777,987 0.3
Q2 2022 7,513 4,143,591 0.2
Q1 2.022 8 2,982,956 0.3
Năm 2022 39 14,148,963 0.3
Năm 2021 45 11,355,969 0.4
Năm 2.020 36 11,224,653 0.3
Hình III. 24 Chi phí bán hàng của HBC
Chi phí bán hàng của HBC là chi phí liên quan đến việc tiếp thị, quảng cáo, vận
chuyển và bảo hành sản phẩm của công ty.
Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, chi phí bán hàng của HBC là 6,317
triệu đồng, giảm 18.1% so với quý 1 năm 2023 và giảm 15.9% so với quý 2 năm 2022.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, chi phí bán hàng của HBC là 39,136 triệu
đồng, giảm 13.9% so với năm 2021 và giảm 38.4% so với năm 2020.
Chi phí bán hàng của HBC chiếm tỷ lệ thấp trong doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ của công ty. Tỷ lệ này là 0.3% trong quý 2 năm 2023, 0.6% trong
quý 1 năm 2023, 0.3% trong năm 2022, 0.4% trong năm 2021 và 0.4% trong năm
2020.
Từ dữ liệu trên, có thể thấy rằng HBC đã có những biện pháp cắt giảm chi phí
bán hàng để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cũng cần đầu tư
vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo để nâng cao thị phần và doanh số bán hàng.
c) Chi phí quản lý vận hành

Chỉ Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017
tiêu
Doan 14,148,96 11,355,96 11,224,65 18,609,73 18,299,33 16,037,26
h thu 3 9 3 7 4 4
thuần
về bán

47
hàng

cung
cấp
dịch
vụ
Lợi 470,350 802,530 736,219 1,245,888 1,687,041 1,686,367
nhuận
gộp
về bán
hàng

cung
cấp
dịch
vụ
Chi 2,246,237 410,409 452,532 508,549 570,703 473,091
phí
quản

doanh
nghiệ
p
Hình III. 25 Chi phí quản lý vận hành của HBC
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí liên quan đến hoạt động quản trị, điều
hành và hỗ trợ của công ty, bao gồm lương, thuế, bảo hiểm, thuê văn phòng, chi phí tư
vấn, chi phí quảng cáo, chi phí hành chính và khấu hao.
Theo báo cáo tài chính của HBC, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty
trong năm 2018 là 570,703 triệu đồng, tăng 20.6% so với năm 2017. Chi phí này
chiếm 3.1% doanh thu thuần và 33,8% lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2018.
Trong năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp của HBC giảm 10.9% xuống
còn 508,549 triệu đồng, chiếm 2.7% doanh thu thuần và 40.8% lợi nhuận gộp của công
48
ty trong năm 2019. Sự giảm này cho thấy công ty đã cải thiện hiệu quả quản lý và
kiểm soát chi phí.
Trong năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp của HBC tăng nhẹ 1.5% lên
452,532 triệu đồng, chiếm 4% doanh thu thuần và 61.5% lợi nhuận gộp của công ty
trong năm 2020. Sự tăng này có thể được giải thích bởi sự gia tăng các chi phí liên
quan đến dịch COVID-19 và các biện pháp phòng ngừa.
Trong năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp của HBC giảm mạnh 41.6%
xuống còn 410,409 triệu đồng, chiếm 3.6% doanh thu thuần và 51.1% lợi nhuận gộp
của công ty trong năm 2021. Sự giảm này cho thấy công ty đã tiếp tục cắt giảm các chi
phí không cần thiết và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
Trong quý I/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của HBC là 99,690 triệu đồng,
giảm 75.7% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này chiếm 8.3% doanh thu thuần và
49.5% lợi nhuận gộp của công ty trong quý I/2022.
Trong quý II/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của HBC là 435,857 triệu đồng, tăng
gấp 4.4 lần so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này chiếm 18.9% doanh thu thuần và
vượt qua lợi nhuận gộp của công ty trong quý II/2022.
Từ các số liệu trên, có thể thấy rằng chi phí quản lý doanh nghiệp của HBC có
xu hướng biến động theo từng kỳ kinh doanh và có sự chênh lệch lớn giữa các kỳ.
Điều này có thể được giải thích bởi các yếu tố như mức độ hoàn thành các dự án xây
dựng, sự thay đổi trong chính sách kinh tế và xã hội, sự cạnh tranh trong ngành và ảnh
hưởng của dịch bệnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty, đặc biệt là khi chi phí này vượt quá lợi nhuận gộp như trong quý II/2022. Do
đó, công ty cần có kế hoạch và giải pháp để kiểm soát và tối ưu hóa chi phí quản lý
doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh
tranh.
d) Chi phí hoạt động tài chính

Năm/Quý Chi phí hoạt động tài Chi phí lãi vay Tỷ lệ chi phí lãi vay/chi
chính (triệu đồng) (triệu đồng) phí hoạt động tài chính
(%)
2018 321,03 306,438 95,46
2019 324,62 322,425 99,32
49
2020 320,135 317,101 99,05
2021 302,005 299,035 98,98
2022 520,637 519,852 99,84
Qúy 137,266 136,888 99,72
I/2023
Qúy 142,382 141,446 99,34
II/2023
Hình III. 26 Chi phí hoạt động tài chính của HBC
Chi phí hoạt động tài chính là tổng chi phí liên quan đến việc vay và đầu tư của
công ty, bao gồm chi phí lãi vay, chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi ngoại tệ, chi phí
bảo hiểm và chi phí khác.
Theo báo cáo tài chính của HBC, chi phí hoạt động tài chính của công ty trong
năm 2022 là 520,637 triệu đồng, tăng 72% so với năm 2021 là 302,005 triệu đồng. Chi
phí lãi vay chiếm phần lớn trong chi phí hoạt động tài chính, với 519,852 triệu đồng
trong năm 2022 và 299,035 triệu đồng trong năm 2021.
Chi phí hoạt động tài chính của HBC trong năm 2019 là 324,620 triệu đồng, tăng
1,11% so với năm 2018. Chi phí lãi vay cũng tăng lên 322,425 triệu đồng trong năm
2019.
Chi phí hoạt động tài chính của HBC trong năm 2020 là 320,135 triệu đồng,
giảm nhẹ so với năm 2019. Chi phí lãi vay là 317,101 triệu đồng trong năm 2020.
Công ty có thể đã duy trì mức nợ vay và lãi suất vay không thay đổi nhiều trong năm
này.
Chi phí hoạt động tài chính của HBC trong năm 2021 là 302,005 triệu đồng,
giảm 6% so với năm 2020. Chi phí lãi vay là 299,035 triệu đồng trong năm 2021.
Công ty có thể đã giảm bớt nợ vay hoặc có được lãi suất vay thấp hơn trong năm này.
Chi phí hoạt động tài chính của HBC trong quý I và quý II của năm 2023 là lần
lượt là 137,266 triệu đồng và 142,382 triệu đồng. Chi phí lãi vay là lần lượt là 136,888
triệu đồng và 141,446 triệu đồng. Công ty có thể đã duy trì mức nợ vay và lãi suất vay
không thay đổi nhiều trong hai quý này.
Tổng kết

50
Chi phí hoạt động tài chính của HBC biến động theo chiều hướng giảm dần từ
năm 2018 đến năm 2021. Chi phí này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chi phí lãi vay, mà lại
phụ thuộc vào mức nợ vay và lãi suất vay của công ty.
Công ty có thể đã cải thiện khả năng thanh toán nợ và giảm rủi ro tài chính bằng cách
giảm bớt nợ vay hoặc có được điều kiện vay thuận lợi hơn trong những năm gần đây.
Công ty cần tiếp tục kiểm soát chi phí hoạt động tài chính để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn và tăng lợi nhuận cho cổ đông.
e) Chi phí khác

Năm/Quý Chi phí khác (tỷ đồng) Tỷ lệ chi


phí khác
(%)
2018 11.5 0.1
2019 18.7 0.1
2020 14.7 0.1
2021 25.3 0.2
2022 52.8 0.4
Qúy I/2023 1.4 0.1
Qúy II/2023 6.2 0.3

Chi phí khác là khoản chi tiêu không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của công ty, như chi phí pháp lý, chi phí bồi thường, chi phí bán tài sản,
v.v.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2018 đến năm 2022, chi phí khác của HBC
dao động từ 11,5 tỷ đồng đến 52,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí hoạt
động kinh doanh của công ty (khoảng 0,1% - 0,4%). Điều này cho thấy HBC có khả
năng kiểm soát chi phí khác hiệu quả và không để cho nó ảnh hưởng quá nhiều đến lợi
nhuận của công ty.
Chi phí khác của HBC có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 11,5 tỷ đồng năm
2018 xuống còn tăng nhẹ lên 14,7 tỷ đồng năm 2020 và tăng mạnh từ các năm 2021 và
2022 lần lượt là 25,3 tỷ và 52,7 tỷ.

51
Tuy nhiên, chi phí khác của HBC có thể biến động tùy theo các hoạt động kinh
doanh cụ thể của công ty trong từng kỳ. Ví dụ, trong quý II/2023, chi phí khác của
HBC tăng lên 6,2 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí bán tài sản công ty mẹ. Theo nghiên
cứu, HBC đã bán một số tài sản để thu hồi công nợ từ các đối tác như FLC và Công ty
Vì Khoa học. Đây là những hoạt động một lần và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả
kinh doanh chung của công ty.
III.3 Phân tích lợi nhuận
III.3.1 Phân tích lợi nhuận của CTD

Chỉ tiêu Qúy 2 Năm Qúy 2 Năm


2023 2022 2022 2021
Lợi nhuận thuần từ hoạt 38,616 -53,535 -45,828 -7,282
động kinh doanh

a) Lợi Nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Chi phí
Lợi Chi phí Lợi
Doanh thu Giá vốn quản lý
Năm nhuận tài nhuận
thuần hàng bán doanh
gộp chính thuần
nghiệp

28,560,85 26,727,84 1,833,01 505,21 1,746,25


2018 257
7 5 2 7 3

23,733,02 22,684,92 1,048,10 458,97


2019 9 857,052
8 1 7 9

14,558,08 13,701,67
2020 856,407 463 655,86 401,296
6 9

516,29
2021 9,077,915 8,802,718 275,198 12,928 -7,282
8

Qúy
1,912,515 1,845,883 66,632 11,871 88,581 36,516
1/2022

Qúy 3,280,633 3,065,298 215,335 47,469 360,13 -45.828

52
2/2022 1

Qúy 103.46
3.113.499 3.080.632 32.867 43.900 -36.763
3/2022 0

Qúy4/202 182.58
6.230.301 6.058.402 171.899 59.406 -7.460
2 6

14,536,94 14,050,21 162,64 734,75


2022 486,734 -53,535
9 4 6 8

Qúy1/202
3.129.647 3.074.048 55.600 31.801 72.416 30.105
3

Qúy2/202 120.40
3,618,891 3.517.861 101.029 35.410 38.616
3 8

Hình III. 27 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTD
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Xây dựng Coteccons
(CTD) là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTD giảm sút mạnh trong
những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2022 và quý 2/2023. Theo báo cáo tài
chính, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTD trong năm 2022 là âm
53,535 triệu đồng, giảm khoảng 635% so với năm 2021. Lợi nhuận này trong quý
2/2023 là 38,616 triệu đồng, giảm 179.8% so với cùng kỳ năm trước .

Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm lợi nhuận của CTD là do chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng cao, chi phí tài chính tăng mạnh và doanh thu thuần giảm sâu. Theo
báo cáo tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp của CTD trong năm 2022 là 734,758
triệu đồng, tăng 42% so với năm 2021. Chi phí này trong quý 2/2023 là 120,408 triệu
đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính của CTD trong năm 2022
là 162,646 triệu đồng, tăng 1154% so với năm 2021. Chi phí này trong quý 2/2023 là
35,410 triệu đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần của CTD

53
trong năm 2022 là 14,536,949 triệu đồng, giảm 37.8% so với năm 2021. Doanh thu
này trong quý 2/2023 là 3,618,891 triệu đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước .
Những yếu tố gây áp lực lên lợi nhuận của CTD bao gồm: sự cạnh tranh khốc
liệt trong ngành xây dựng, dịch COVID-19 gây khó khăn cho việc thi công các dự án,
việc mua lại cổ phiếu quỹ từ các cổ đông lớn, việc đầu tư vào công nghệ và nhân sự,
và việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội.
b) Lợi nhuận từ hoạt động khác

Tỷ trọng trong
Năm Lợi nhuận từ hoạt động khác (triệu đồng) tổng lợi nhuận
trước thuế (%)

Q2 2023 801 2

Q1 2023 -754 -2.56

2022 133,797 7,9

Q2 2022 18,041 -64

2021 103,157 5,5

2020 160,381 37,5

2019 160,400 18

2018 253,712 13,5

Hình III. 28 Lợi nhuận từ hoạt động khác của CTD


Lợi nhuận từ hoạt động khác của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là kết quả
của các hoạt động không liên quan đến mục tiêu chính của công ty. Dưới đây là một số
phân tích có thể về chỉ tiêu này:
Lợi nhuận từ hoạt động khác của CTD trong quý 2/2023 là 801 triệu đồng, tăng
206,3% so với quý 1/2023 và giảm 95,56% so với quý 2/2022.

54
Lợi nhuận từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng 2% trong tổng lợi nhuận trước thuế
của CTD trong quý 2/2023,thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng 39,4% trong quý 2/2022.
Đây cho thấy hoạt động khác không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của
CTD.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2023 của CTD, thu nhập khác của CTD chủ yếu
bao gồm thu nhập từ bán tài sản cố định, thu nhập từ bán hàng tồn kho và thu nhập từ
các khoản phục hồi. Chi phí khác của CTD chủ yếu bao gồm chi phí bán tài sản cố
định, chi phí xử lý hàng tồn kho và chi phí phải trả cho nhân viên.

c) Lợi nhuận gộp


Lợi nhuận gộp của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là kết quả của sự chênh
lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty.

Qu Doanh thu thuần (triệu Lợi nhuận gộp (triệu Tỷ lệ lợi nhuận gộp
Năm
ý đồng) đồng) (%)

Q2 2023 3,618,891 101,029 27.9

Q1 2023 3,129,647 55,600 17.8

Q4 2022 6,230,301 171,899 2.8

Q3 2022 3,113,499 32,867 1.1

Q2 2022 3,280,633 215,335 6.6

55
Q1 2022 1,912,515 66,632 3.5

Q4 2021 2,918,247 -3,018 -0.1

Q3 2021 1,070,494 16,820 1.6

Q2 2021 2,550,412 134,713 5.3

-
Q1 2,568,571 120,006 4,7
2021

Hình III. 29 Lợi nhuận gộp của CTD


Lợi nhuận gộp của CTD trong quý 2/2023 là 101,029 triệu đồng, tăng 81,8% so
với quý 1/2023 và giảm 53% so với quý 2/2022. Đây là mức lợi nhuận gộp thấp nhất
trong 5 quý gần nhất.
Lợi nhuận gộp chiếm tỷ trọng 27,9% trong doanh thu thuần của CTD trong quý
2/2023, cao hơn tỷ trọng 17,8% trong quý 1/2023 và cao hơn tỷ trọng 6,6% trong quý
2/2022. Đây cho thấy hiệu quả kinh doanh của CTD đã cải thiện đáng kể.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2023 của CTD, doanh thu thuần của CTD chủ yếu
đến từ các dự án xây dựng như Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean Park,
Vinhomes Smart City, Vinhomes West Point và Vinhomes Wonder Park. Giá vốn
hàng bán của CTD chủ yếu bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi
phí khấu hao tài sản cố định.
d) Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận Thay đổi so


Quý Năm trước thuế với cùng kỳ Yếu tố ảnh hưởng
(triệu đồng) (%)

Q2 2023 39,417 241% Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

56
vụ tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp
giảm, thu nhập khác tăng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch


Q1 2023 29,351 -24,4 vụ tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp
giảm, chi phí khác giảm

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch


Q4 2022 26,785 134 vụ tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp
giảm, thu nhập khác tăng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch


Q3 2022 -3,02 vụ giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng, chi phí khác tăng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch


Năm 2022 34,826 vụ giảm, chi phí tài chính tăng, chi phí
thuế TNDN hiện hành giảm

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch


Năm 2021 38,154 vụ giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp
giảm, chi phí thuế TNDN hoãn lại giảm

Hình III. 30 Lợi nhuận trước thuế của CTD


Lợi nhuận trước thuế của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là chỉ tiêu tài
chính thể hiện lợi nhuận mà công ty đạt được trước khi trừ chi phí thuế TNDN. Dưới
đây là một số phân tích về lợi nhuận trước thuế của CTD dùng dữ liệu trong trang và
dùng thêm cả các thông tin trên web:
Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, lợi nhuận trước thuế của CTD đạt
39,417 triệu đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2022. Lý do chính là doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng 10,3%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 66,4% và
thu nhập khác tăng 195,8%1.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, lợi nhuận trước thuế của CTD đạt 34,826
triệu đồng, giảm 8,7% so với năm 2021. Lý do chính là doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ giảm 36,1%, chi phí tài chính tăng 1155,7% và chi phí thuế TNDN hiện
hành giảm 12,7%.

57
Theo báo cáo tài chính quý 1 năm 2023, lợi nhuận trước thuế của CTD đạt
29,351 triệu đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2022. Lý do chính là doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng 63,6%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 18,1% và chi
phí khác giảm 88,9%.
Theo báo cáo tài chính quý 4 năm 2022, lợi nhuận trước thuế của CTD đạt
26,785 triệu đồng, tăng 1130,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lý do chính là doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 114,5%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 76,4%
và thu nhập khác tăng 31,6%.
Theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2022, lợi nhuận trước thuế của CTD đạt âm
3,020 triệu đồng, giảm 100,3% so với cùng kỳ năm 2021. Lý do chính là doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 70,8%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17,9%
và chi phí khác tăng 298,9%.
Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng lợi nhuận trước thuế của CTD biến động
theo từng quý và từng năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của CTD
chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi
phí tài chính và thu nhập khác. CTD có xu hướng cải thiện lợi nhuận trước thuế trong
những quý gần đây nhờ việc kiểm soát chi phí và tận dụng các nguồn thu nhập khác.
Tuy nhiên, CTD cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh
trong ngành xây dựng, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tranh chấp hợp đồng với
Ricons .
e) Lợi nhuận sau thuế

Quý/Năm Lợi nhuận sau thuế Tăng/giảm so với quý/ Tăng/Giảm so với
của CTD (triệu đồng) năm liền kề (%) cùng kỳ (%)

Q2/2023 30,176 36,78437061 -226,6143582

Q1/2023 22,061 16,92902952 -24,63446297

Q4/2022 18,867 -636,7567568 -129,8047455

Q3/2022 -3,515 -85,25154198 -70,20681471

Q2/2022 -23,833 -181,4191036 -153,0931854

58
Q1/2022 29,272 -146,2418249 -46,29582064

Q4/2021 -63,302 436,5485676

Q3/2021 -11,798 -126,2826082

Q2/2021 54,506 -17,64392911

Q1/2021 29,229

Năm 20,792 -13,76550122


2022
Năm 24,111 -92,7930917
2021
Năm 334,554 -52,94049798
2020
Năm 710,891 -52,93212165
2019
Năm 1,510,408
2018
Hình III. 31 Lợi nhuận sau thuế của CTD
Lợi nhuận sau thuế của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) là chỉ số thể hiện lợi
nhuận mà công ty thu được sau khi trừ đi các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của CTD trong quý 2/2023 là 30,176 triệu đồng, tăng 36,5%
so với quý 1/2023 và tăng 34,8% so với quý 2/2022. Đây là quý có lợi nhuận sau thuế
cao nhất trong 6 quý gần nhất.
Lợi nhuận sau thuế của CTD trong năm 2022 là 20,792 triệu đồng, giảm 86,4%
so với năm 2021 và giảm 93,8% so với năm 2020. Đây là năm có lợi nhuận sau thuế
thấp nhất trong 10 năm gần nhất.
Lợi nhuận sau thuế của CTD bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh
nghiệp, thu nhập và chi phí khác, chi phí thuế TNDN.
Theo báo cáo phân tích của Yuanta Securities Vietnam, CTD có triển vọng tăng
trưởng lợi nhuận nhờ sự hồi phục của ngành xây dựng sau đại dịch Covid-19, việc
tham gia vào các dự án trọng điểm như sân bay Long Thành và VinFast, cũng như việc
cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí.
III.3.2 Phân tích lợi nhuận của HBC
a) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

59
Năm Lợi Tăng Doanh Tăng Chi Tăng Chi phí Tăng
nhuận trưởn thu bán trưởn phí tài trưởn quản lý trưởn
thuần g so hàng và g so chính g so doanh g so
từ hoạt với cung cấp với (triệu với nghiệp với
động năm dịch vụ năm đồng) năm (triệu năm
kinh trước (triệu trước trước đồng) trước
doanh (%) đồng) (%) (%) (%)
(triệu
đồng)
2018 776,863 -24.9
18,299,33 14.0 321,03 20.4 570,703 51.1
4
2019 403,206 -48.2 18,609,73 1.7 324,62 1.1 508,549 -10.9
7
2020 -28,626 -107.1 11,224,65 -39.7 320,13 -1.4 452,532 -11.0
3 5
2021 151,117 427.9 11,355,96 1.2 302,00 -5.7 410,409 -9.3
9 5
2022 - - 14,148,96 24.6 520,63 72.4 2,246,23 447.3
* 2,306,92 1626. 3 7 7
8 4

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của HBC có xu hướng giảm liên tục
từ năm 2018 đến năm 2022. Năm 2018, lợi nhuận thuần đạt 776,863 triệu đồng, giảm
24,9% so với năm 2017. Năm 2019, lợi nhuận thuần tiếp tục giảm 48,2% xuống còn
403,206 triệu đồng. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, HBC ghi nhận lợi
nhuận thuần âm 28,626 triệu đồng, giảm 93% so với năm trước. Năm 2021, HBC phục
hồi một phần với lợi nhuận thuần đạt 151,117 triệu đồng, tăng trưởng 427,9% so với
năm 2020. Năm 2022, Lợi nhuận thuần của HBC giảm xuống -2,306,928 triệu đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút lợi nhuận thuần của HBC là do chi phí
tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao trong khi doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm. Chi phí tài chính của HBC tăng từ 152,732 triệu đồng năm
2016 lên 520,637 triệu đồng năm 2022, tăng trưởng trung bình hàng năm là 27%. Chi
phí quản lý doanh nghiệp của HBC tăng từ 377,610 triệu đồng năm 2016 lên
2,246,237 triệu đồng năm 2022, tăng trưởng trung bình hàng năm là 44%. Trong khi
đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HBC giảm từ 18,299,334 triệu đồng
năm 2018 xuống còn 14,148,963 triệu đồng năm 2022, giảm trung bình hàng năm là
5%.

60
Để cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận thuần trong thời gian tới,
HBC đã có những chiến lược như: tập trung vào các dự án có biên lợi nhuận cao và
tiềm năng thanh khoản tốt; tối ưu hóa chi phí và hiệu quả sử dụng vốn; mở rộng thị
trường và hợp tác với các đối tác uy tín; áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ .
b) Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC)
có những điểm sau:
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản thu nhập không liên quan đến hoạt động
kinh doanh cốt lõi của công ty, bao gồm lãi từ bán tài sản, lãi từ giao dịch chứng
khoán, tiền phạt vi phạm hợp đồng, hoàn nhập dự phòng, v.v.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của HBC, lợi nhuận từ hoạt động khác trong
các năm từ 2018 đến 2023 có biến động như sau:
Năm Lợi nhuận từ hoạt động khác (triệu đồng)

2018 18,02

2019 123,694

2020 -1,505

2021 73,347

2022 -27,013

Q1/202
3 5,107

Q2/202
3 653
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động khác của HBC không ổn
định và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Trong quý 2/2023, HBC ghi nhận lợi
nhuận từ hoạt động khác tăng vọt nhờ việc thanh lý máy móc thiết bị trị giá hơn 1.293
tỷ đồng. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy HBC phải bỏ bớt khối tài sản để duy trì
hoạt động kinh doanh.
Theo các báo cáo tài chính quý của HBC, lợi nhuận từ hoạt động khác chiếm tỷ
trọng cao trong lợi nhuận trước thuế của công ty. Cụ thể:

61
Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận từ hoạt động khác
(triệu đồng) (triệu đồng)

Q2/2023 585,046 653,031

Q1/2023 -442,662 5,107

Q4/2022 -1,215,674 -1,505

Q3/2022 25,576 -6,705

Q2/2022 68,888 -19,856

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động khác có vai trò quan
trọng trong việc cải thiện kết quả kinh doanh của HBC. Trong quý 2/2023, nếu không
có lợi nhuận từ hoạt động khác, HBC sẽ lỗ trước thuế hơn 67 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều
này cũng cho thấy chất lượng lợi nhuận của HBC không cao và không bền vững.
c) Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp của HBC là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng
bán. Lợi nhuận gộp thể hiện khả năng kiếm lời của doanh nghiệp từ hoạt động kinh
doanh chính.
Theo báo cáo tài chính của HBC, lợi nhuận gộp của công ty từ năm 2018 đến
nay có xu hướng giảm dần. Năm 2018, lợi nhuận gộp đạt 1.687 tỷ đồng, giảm 72%
xuống còn 470 tỷ đồng năm 2022.
Nguyên nhân chính của sự giảm lợi nhuận gộp là doanh thu thuần của HBC
giảm mạnh trong bối cảnh thị trường bất động sản kém sắc, dự án ngưng trệ và xung
đột vị trí lãnh đạo. Trong khi đó, giá vốn hàng bán không giảm theo tỷ lệ tương xứng,
dẫn đến biên lợi nhuận gộp suy giảm.
Biên lợi nhuận gộp của HBC là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp trên doanh
thu thuần. Biên lợi nhuận gộp cho biết mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực để
sản xuất và bán hàng.

62
Theo báo cáo tài chính của HBC, biên lợi nhuận gộp của công ty từ năm 2018
đến nay có xu hướng dao động trong khoảng từ 5% đến 10%. Năm 2018, biên lợi
nhuận gộp là 9,2%, cao nhất trong giai đoạn này. Năm 2022, biên lợi nhuận gộp là
3,3%, thấp nhất trong giai đoạn này. Năm 2021, biên lợi nhuận gộp là 6,9%, tăng nhẹ
so với năm trước.
Nguyên nhân của sự dao động biên lợi nhuận gộp là do sự thay đổi của cấu trúc
doanh thu và chi phí của HBC. Công ty có những dự án có biên lợi nhuận cao hơn như
Vietinbank Tower hay Saigon Centre, nhưng cũng có những dự án có biên lợi nhuận
thấp hơn như các dự án xây dựng công trình công cộng hay hạ tầng. Ngoài ra, công ty
cũng phải chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi
phí quản lý.
d) Lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của HBC có xu hướng giảm dần qua các
năm, từ 794,883 triệu đồng năm 2018 xuống còn 148,564 triệu đồng năm 2021 và âm
2,333,942 triệu đồng năm 2022.
Nguyên nhân chính là do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
cao, trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không tăng đáng kể. Năm
2022, chi phí tài chính của HBC là 520,637 triệu đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2018.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 là 2,246,237 triệu đồng, gấp hơn 3 lần so với
năm 2018.
Doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã giảm từ
18,299,334 tỷ đồng năm 2018 xuống 11,355,969 tỷ đồng năm 2021, nhưng sau đó tăng
lên 14,148,963 tỷ đồng năm 2022.
Điều này dẫn đến việc biên lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm từ 4.3%
năm 2018 xuống 1.3% năm 2021 và tiếp tục giảm xuống -16.5% năm 2022.
Bảng biểu đầy đủ về lợi nhuận trước thuế của HBC từ năm 2018 đến nay:

Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế


Năm Biên lợi nhuận trước thuế
(tỷ đồng) (tỷ đồng)

2018 18,299,334 794,883 4.3

63
2021 11,355,969 148,564 1.3

2022 14,148,963 -2,333,942 -16.5

Hình III. 32 Lợi nhuận trước thuế của HBC từ năm 2018 đến nay
Nhìn chung, tình hình tài chính của HBC không khả quan trong những năm gần
đây. Công ty cần có những biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh để tăng
doanh thu và lợi nhuận. Các biện pháp có thể bao gồm việc tìm kiếm thị trường mới,
tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn.
e) Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sua thuế của Hòa Bình Corp là chỉ tiêu thể hiện sự hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty sau khi đã trừ đi các chi phí thuế TNDN
Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, lợi nhuận sau thuế của HBC là 546,328
triệu đồng, tăng 433% so với quý 1 năm 2023 và tăng 965% so với quý 2 năm 2022.
Đây là kết quả khả quan nhờ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, chi
phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể và thu nhập khác tăng vọt.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, lợi nhuận sau thuế của HBC là -2,570,477
triệu đồng, giảm 2751% so với năm 2021 và giảm 3172% so với năm 2020. Đây là kết
quả thua lỗ nặng nề do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sâu, chi phí tài
chính tăng cao và chi phí thuế TNDN hoãn lại tăng đột biến.
Theo báo cáo tài chính năm 2021, lợi nhuận sau thuế của HBC là 96,970 triệu
đồng, tăng 19% so với năm 2020 và giảm 88% so với năm 2019. Đây là kết quả không
đạt kỳ vọng do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ, chi phí tài chính
tăng mạnh và chi phí thuế TNDN hiện hành tăng gấp đôi.
Theo báo cáo tài chính năm 2020, lợi nhuận sau thuế của HBC là 83,672 triệu
đồng, giảm 79% so với năm 2019 và giảm 90% so với năm 2018. Đây là kết quả thất
vọng do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh, chi phí tài chính và chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Theo báo cáo tài chính năm 2019, lợi nhuận sau thuế của HBC là 405,581 đồng,
giảm 34% so với năm 2018 và giảm 52% so với năm 2017. Đây là kết quả không khả

64
quan do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sâu, chi phí tài chính và chi phí
bán hàng tăng đáng kể.
Bảng biểu thể hiện lợi nhuận sau thuế của HBC từ năm 2018 đến quý 2 năm 2023:

Năm/ Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Thay đổi (%)
Quý

Q2/23 546,328 +222

Q1/23 -444,972 +83

N/22 -2,570,477 -2751

N/21 96,970 +19

N/20 83,672 -79

N/19 405,581 -34

N/18 620,105

Hình III. 33 Bảng biểu thể hiện lợi nhuận sau thuế của HBC từ năm 2018 đến
quý 2 năm 2023
IV. Chỉ tiêu dánh giá hiệu quả kinh doanh
IV.1 Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần doanh nghiệp bán hàng tồn kho của mình trong một thời
gian nhất định. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao
cũng chưa chắc đã tốt vì đồng nghĩa với lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu
nhu cầu thị trường tăng đột ngột hoặc nguồn cung bị tắc nghẽn trong khi nhu cầu hàng

65
lại có số lượng lớn thì rất có khả năng doanh nghiệp không có đủ lượng hàng tồn kho
cần thiết, dẫn tới dễ bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần. Vì
vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
Bên cạnh hệ số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu số ngày tồn kho được kết hợp
để phân tích nhằm đo lường số ngày hàng hoá của doanh nghiệp tồn lại kho trong 1
năm. Như vậy, nếu số ngày tồn kho bình quân càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ lưu chuyển
hàng tồn kho càng cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng lớn và ngược lại, nếu số
ngày tồn kho bình quân càng cao có thể cho biết một công ty không quản lí đúng cách
hàng tồn kho của mình hoặc đang có hàng tồn kho khó bán.
Số ngày tồn kho = 365/Vòng quay hàng tồn kho
IV.1.1 Vòng quay hàng tồn kho và Số ngày tồn kho của Coteccons

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 2021 2022

13.70
Giá vốn hàng bán Tỷ VNĐ 26.728 22.685 8.803 14.050
2

Hàng tồn kho đầu kỳ Tỷ VNĐ 1.874 1.444 1.626 1.492 1.692

Hàng tồn kho cuối kỳ Tỷ VNĐ 1.444 1.626 1.492 1.692 2.838

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Tỷ VNĐ 1.659 1.535 1.559 1.592 2.265

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 37,03 14,78 8,79 5,53 6,2

Thời gian tồn kho bình quân Ngày 9,86 24,7 41,54 66,02 58,84

3,985
Trung bình nhóm Vòng 14,2061 3,8949 3,619 3,4938
8

66
Hình IV. 1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Coteccons trong 5 năm vừa qua (2018-
2022)
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Coteccons luôn có sự biến động trong suốt 5
năm vừa qua (2018-2022). Bắt đầu ở mức 37,03 vòng vào năm 2018 cho thấy rằng
thời điểm này Coteccons đảm bảo tiến trình thi công, không bị gián đoạn, tốc độ lưu
chuyển hàng tồn kho rất nhanh, lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều và thu được
nhiều lợi nhuận. Năm 2019, công ty đã có dấu hiệu bắt đầu sụt giảm về kết quả kinh
doanh. Nguyên nhân là do đại dịch Covid đã khiến cho thị trường bất động sản và các
nhà thầu xây dựng phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Là một đơn vị xây dựng,
Coteccons cũng không ngoại lệ. Trong năm này, công ty có rất ít dự án mới được triển
khai, nhiều công trình đang thi công bị tạm ngưng hoặc kéo dài tiến độ, các trang thiết
bị còn tồn kho nhiều. Điều này làm cho giá vốn hàng bán của công ty sụt giảm đáng
kể, từ 26,728 tỷ đồng xuống 22,685 tỷ đồng, kéo theo vòng quay hàng tồn giảm mạnh
xuống còn 14,78 vòng. Và trong 2 năm tiếp theo, vòng quay hàng tồn kho vẫn tiếp tục
giảm sút mạnh xuống 8,79 vòng vào năm 2020 và 5,53 vòng vào năm 2021, báo hiệu
sự ứ đọng của hàng tồn kho do giá vốn hàng bán liên tục giảm qua các năm, từ đó làm
giảm tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho. Nguyên nhân chính của điều này có thể là do sự
bùng phát của đại dịch kéo theo sự suy giảm về hoạt động sản xuất và đầu tư của nền
kinh tế gặp nhiều trở ngại, làm giảm cầu xây dựng và làm chậm tiến độ của các dự án
xây dựng. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty xây dựng và buộc

67
họ phải giảm giá để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, trong thời kỳ dịch bệnh có thể
xảy ra sự sụt giảm về cung và cầu đối với các nguyên vật liệu xây dựng, chẳng hạn
như gỗ, xi măng, và sỏi. Nếu giá các nguyên vật liệu này giảm do tình hình thị trường
hoặc sự thỏa thuận với nhà cung cấp, công ty có thể tiết kiệm được chi phí nguyên vật
liệu và giảm giá vốn sản phẩm. Ngoài ra, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến việc làm và
làm giảm nhu cầu về lao động trong ngành xây dựng, đặc biệt, cuộc xung đột nội bộ
giữa ông Nguyễn Bá Dương và các cổ đông lớn nước ngoài kéo dài mãi đến năm 2021
khiến cho giá cổ phiếu sụt giảm, nhiều cổ đông bỏ đi và hệ quả là số lượng nhân sự
của Coteccons vào cuối năm 2020 giảm hơn 27% còn 1.660 người khiến cho chi phí
lao động của công ty giảm và tiến độ của các dự án phần nào bị ảnh hưởng, các gói
thầu đã ký trong năm của Coteccons bị suy giảm mạnh. Mặc dù Coteccons có thể tiết
kiệm chi phí giá vốn hàng bán nhưng điều này khiến biên lợi nhuận gộp của công ty
liên tục giảm và không đạt hiệu quả trong hoạt động quản trị hàng tồn kho như trước.
Số ngày tồn kho cũng biến động qua từng năm trong giai đoạn 2018-2021, trong đó
thời gian tồn kho bình quân thấp nhất là 9,86 ngày vào năm 2018 và cao nhất là 66,02
ngày vào năm 2021.. Năm 2022, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ lên 6,2 vòng,
tương ứng với số ngày tồn kho là 58,84 ngày cho thấy dấu hiệu khả quan trong khả
năng quản trị hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển hàng và hiệu quả hoạt động của công
ty.
Để cải thiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, công ty nên chú trọng hoạt động
kiểm soát chi phí, không nên chạy theo xu hướng giảm giá vốn hàng bán nhiều để
không làm giảm biên lợi nhuận gộp. Song, lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa
với việc tốn kém chi phí lưu kho, ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh
doanh và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không hợp nhu cầu tiêu
dùng cũng như thị trường kém đi. Do vậy, doanh nghiệp cần giải phóng hàng tồn kho
nhanh để tránh việc giảm sút giá trị sau quá trình lưu giữ hàng tồn kho dài hạn và cần
xem xét để xác định thời gian hàng tồn kho có hợp lý theo tiến chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp và mức độ bình quân chung của ngành cũng như mức tồn kho hợp lý
đảm bảo cung cấp được bình thường. Ngoài ra, công ty nên xây dựng một kế hoạch
tiêu thụ một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng trong kho, chủ động được nguồn
hàng và giảm tối đa những chi phí không cần thiết.

68
IV.2.2 Vòng quay hàng tồn kho và Số ngày tồn kho của Hòa Bình:

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 2021 2022

10.55
Giá vốn hàng bán Tỷ VNĐ 16.612 17.364 10.488 13.679
3

Hàng tồn kho đầu kỳ Tỷ VNĐ 1.180 1.841 1.909 2.498 2.392

Hàng tồn kho cuối kỳ Tỷ VNĐ 1.841 1.909 2.498 2.392 2.218

Hàng tồn kho bình quân trong


Tỷ VNĐ 1.510 1.875 2.204 2.445 2.305
kỳ

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 18,05 9,26 4,76 4,32 5,93

Thời gian tồn kho bình quân Ngày 20,22 39,41 76,69 84,57 61,51

Trung bình nhóm Vòng 14,2061 3,8949 3,9858 3,619 3,4938

69
Hình IV. 2 vòng quay hàng tồn kho của công ty HBC trong giai đoạn 5 năm từ 2018
đến 2022
Dựa vào bảng thống kê có thể thấy được rằng trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022,
vòng quay hàng tồn kho của công ty đạt mức cao nhất vào năm 2018 là 18,05 vòng và
thấp nhất vào năm 2021 là 4,32 vòng. Ở 4 năm đầu của giai đoạn này, vòng quay hàng
tồn kho có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2019, số vòng quay hàng tồn
kho là 9,26 vòng, giảm 8,79 vòng so với năm 2018, tức số ngày tiêu thụ hàng tồn kho
tăng 19,19 ngày. Năm 2020 so với 2019 giảm 4,5 vòng, tức phải mất thêm tới 37,28
ngày để tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ sụt giảm từ giá vốn hàng
bán của doanh nghiệp (từ 17,364 xuống còn 10,488 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ
65,56%) nhanh hơn tốc độ gia tăng trong giá trị hàng tồn kho bình quân (từ 1,875 lên
2,204 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,55%), bên cạnh đó là tác động từ đại dịch Covid
khiến cho cầu của nền kinh tế bị suy giảm trầm trọng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu
vào và lao động, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất, đầu tư của nhiều doanh
nghiệp và làm gián đoạn tiến độ của nhiều công trình của các công ty xây dựng. Năm
2021, chỉ số này giảm nhẹ xuống còn 4,32 vòng, chu kỳ trung bình hàng tồn kho kéo
dài từ 76,69 ngày đến 84,57 ngày, có thể thấy rằng công ty đang thực hiện những bước
đầu trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình sau thời kỳ
khó khăn của đại dịch. Đến năm 2022, vòng quay hàng tồn kho của công ty đã có biến

70
chuyển tích cực khi tăng nhẹ lên thành 5,93 vòng, tương ứng với số ngày tồn kho là
61,51 ngày, qua việc điều chỉnh giá vốn hàng bán tăng nhằm cải thiện biên lợi nhuận
kết hợp với giảm số lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ.
Giải pháp đối với vòng quay hàng tồn kho của công ty đó là quản lý chặt chi
phí giá vốn hàng bán cũng như các nguồn chi phí khác, kết hợp đồng thời các biện
pháp làm giảm giá vốn hàng bán và tăng doanh thu nhằm đảm bảo biên lợi nhuận của
công ty được duy trì ổn định. Tối ưu chi phí nhập hàng và nguyên vật liệu đầu vào
bằng cách đàm phán mức giá tốt với nhà cung cấp. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng
một bản kế hoạch dự đoán về xu hướng nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm để có
thể thăm dò được nhu cầu thị trường và chuẩn bị số lượng hàng hoá phù hợp, tránh
việc lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho. Ngoài ra, tăng cường kích thích và gia tăng nhu
cầu thị trường bằng cách đẩy mạnh các chiến lược quảng cáo, các chương trình ưu đãi
khuyến mãi, giảm giá…
So sánh chỉ số vòng quay hàng tồn kho giữa Coteccons - CTD, Hòa Bình - HBC
và trung bình nhóm:

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

CTD 37,03 14,78 8,79 5,53 6,2

HBC 18,05 9,26 4,76 4,32 5,93

Trung bình
nhóm 14,2061 3,8949 3,9858 3,619 3,4938

Hình IV. 3 Bảng so sánh trên cho thấy rằng chỉ số vòng quay hàng tồn kho của 2 công
ty Coteccons và Hoà Bình

Bảng so sánh trên cho thấy rằng chỉ số vòng quay hàng tồn kho của 2 công ty
Coteccons và Hoà Bình đều có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2018 -
2021 và chạm đáy vào cuối năm 2021 do tác động của đại dịch Covid, sau đó tăng trở
lại như một tín hiệu tích cực cho hiệu quả hoạt động của công ty sau thời kỳ khủng

71
hoảng. Bên cạnh đó, chỉ số của cả 2 công ty đều ở mức trên trung bình nhóm mặc dù
có trải qua một đợt sụt giảm mạnh chứng tỏ các công ty hoạt động có hiệu quả, khả
năng quản lý hàng tồn kho tốt và linh hoạt trong phản ứng trước thay đổi trong ngành.
Dựa vào bảng thống kê, có thể thấy rõ Coteccons có số vòng quay hàng tồn kho lớn
hơn so với doanh nghiệp cùng ngành đó là Tập đoàn xây dựng Hoà Bình, thể hiện khả
năng tổ chức, quản lý dự trữ hiệu quả hơn, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành xây dựng
của mình. Song, các công ty cần tiếp tục kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán và giảm
thiểu hàng tồn kho để tăng số vòng quay hàng tồn kho của mình, điều này đòi hỏi các
công ty đẩy mạnh khâu bán hàng trực tiếp tới các doanh nghiệp khác, các hộ gia đình
thông qua hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm.
IV.2 Vòng quay khoản phải thu và Số ngày phải thu
Vòng quay khoản phải thu là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu
quả của doanh nghiệp trong hoạt động thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách
hàng.Tỷ số vòng quay khoản phải thu càng cao thể hiện rằng các phương thức thu nợ
của công ty là có hiệu quả với những khách hàng chất lượng. Ngược lại, nếu tỷ lệ này
thấp có thể là kết quả của quy trình thu nợ không hiệu quả, chính sách tín dụng không
đầy đủ, hoặc khách hàng không đủ khả năng tài chính hoặc tín dụng để thanh toán.
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/Bình quân khoản phải thu
Thông thường, chỉ tiêu này sẽ kết hợp phân tích với kỳ thu tiền bình quân, hay
còn gọi là số ngày phải thu. Kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian từ khi doanh
nghiệp bán chịu sản phẩm cho khách hàng thì sau bao lâu sẽ thu tiền. Kỳ thu tiền trung
bình thấp thường có lợi với doanh nghiệp hơn là kỳ thu tiền bình quân cao. Kỳ thu tiền
bình quân thấp cho thấy doanh nghiệp đã thu hồi các khoản thanh toán nhanh hơn.
Tuy nhiên, tình trạng này cũng có một nhược điểm là cho thấy các điều khoản
tín dụng quá khắt khe, nghiêm ngặt và khách hàng sẽ có thể tìm kiếm nhà cung cấp
dịch vụ khác với điều khoản thanh toán dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Kỳ thu tiền bình quân = 365/Vòng quay khoản phải thu
IV.2.1 Vòng quay khoản phải thu và số ngày phải thu của Coteccons:

72
Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu thuần Tỷ VNĐ 28.561 23.733 14.556 9.078 14.537


Phải thu khách hàng đầu kỳ Tỷ VNĐ 6.067 8.583 8.416 7.562 7.159
Phải thu khách hàng cuối kỳ Tỷ VNĐ 8.583 8.416 7.562 7.159 10.927
Phải thu khách hàng bình quân trong kỳ Tỷ VNĐ 7.325 8.500 7.989 7.361 9.043
Vòng quay phải thu khách hàng Vòng 6,66 2,79 1,82 1,23 1,61
Thời gian thu tiền khách hàng bình quân Ngày 54,85 130,72 200,3 295,95 227,05
Trung bình nhóm Vòng 6,2156 3,2593 2,9526 2,5441 2,8398

Hình IV. 4 Vòng quay khoản phải thu của CTD giai đoạn 2018 - 2022
Ta thấy năm 2018 là năm có số vòng quay phải thu khách hàng đạt mức lớn
nhất - 6,66 vòng tương ứng với thời gian thu tiền khách hàng bình quân là 54,85 ngày.
Điều đó chứng tỏ vào khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp trong
năm này có hiệu quả, chính sách bán hàng, tiêu thụ hàng của công ty được thực hiện
tốt. Năm này có thể doanh nghiệp đang thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách
hàng, giúp công ty phần nào ngăn ngừa được rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên, đến giai
đoạn 2019-2021, số vòng quay phải thu khách hàng có xu hướng giảm mạnh lần lượt
là: 2,79 vòng (năm 2019), 1,82 vòng (năm 2020) và 1,23 vòng (năm 2021) rồi tăng nhẹ
lên 1,61 vòng năm 2022. Vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm mạnh, kéo theo
sự gia tăng trong số ngày phải thu, điều này cho thấy số lần khoản phải thu được
chuyển thành tiền mặt là rất thấp, tốc độ thu hồi khoản công nợ khách hàng chậm,
dòng tiền chưa được tận dụng tối ưu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
73
công ty. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút mạnh này là vì các khoản phải thu của
khách hàng giảm chậm (tốc độ giảm dao động từ 6,4 - 8,5%), trong khi doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm mạnh qua các năm (tốc độ
giảm dao động từ 37,6 - 38,6%) kéo số vòng quay phải thu của khách hàng giảm
xuống. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh do năm 2020
bùng phát dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, trực tiếp ảnh
hưởng đến hoạt động xây dựng của công ty, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể
có sự dè dặt trong việc mua bất động sản hoặc thực hiện các dự án xây dựng mới. Điều
này có thể dẫn đến giảm cầu trong thị trường bất động sản và giảm doanh thu của công
ty xây dựng. Dịch bệnh còn có thể dẫn đến sự thiếu hụt lao động trong ngành xây dựng
do các vấn đề về sức khỏe và an toàn, dẫn đến làm giảm khả năng thực hiện dự án và
kéo dài thời gian hoàn thành, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Khi doanh thu
ngày càng giảm mà doanh nghiệp bán chịu nhiều, điều này sẽ tạo ra khó khăn trong
việc thu hồi tiền và đảm bảo tài chính cho các dự án xây dựng.
Theo đó, thời hạn thu tiền bình quân của công ty biến động khá mạnh qua giai
đoạn 2018-2021. Thời hạn thu tiền bình quân tăng mạnh cho thấy công ty có thể đang
nới lỏng chính sách bán chịu để phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng trong
mùa dịch.Tuy nhiên số ngày phải thu khách hàng của công ty đang quá dài khiến cho
tốc độ thu hồi nợ của công ty thấp hơn so với mức trung bình nhóm, chứng tỏ chính
sách tín dụng, hoạt động quản lý công nợ chưa được hợp lý, kém hiệu quả.
Để cải thiện các vấn đề này, công ty cần phải tăng doanh thu thuần và giảm các
khoản phải thu nhằm tăng số vòng phải thu khách hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động
của công ty. Công ty nên thúc đẩy doanh số bán hàng bằng việc sử dụng chiến dịch
tiếp thị và giảm giá để kích thích nhu cầu của thị trường. Giảm giá có thể là một phần
của chiến dịch tiếp thị để thu hút khách hàng trong thời kỳ khó khăn. Đồng thời,
Coteccons cần nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu thông qua việc điều chỉnh
lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể, công ty nên cân nhắc giảm thời
hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân ngành, quá trình này đòi hỏi
phải theo một trình tự và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng
từ phía khách hàng để có mức điều chỉnh hợp lý nhất. Có các biện pháp phòng ngừa
rủi ro không thanh toán như: yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị hợp đồng, giới
hạn tín dụng, trích lập dự phòng.
74
IV.2.2 Vòng quay khoản phải thu và số ngày phải thu của Hòa Bình

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu thuần Tỷ VNĐ 18.299 18.610 11.225 11.356 14.149


Phải thu khách hàng đầu kỳ Tỷ VNĐ 3.225 6.170 6.311 5.533 5.356
Phải thu khách hàng cuối kỳ Tỷ VNĐ 6.170 6.311 5.533 5.356 6.590
Phải thu khách hàng bình quân trong kỳ Tỷ VNĐ 4.698 6.241 5.922 5.444 5.973
Vòng quay phải thu khách hàng Vòng 5,93 2,98 1,9 2,09 2,37
Thời gian thu tiền khách hàng bình quân Ngày 61,54 122,41 192,58 174,99 154,08
Trung bình nhóm Vòng 6,2156 3,2593 2,9526 2,5441 2,8398

Hình IV. 5 số vòng quay khoản phải thu của HBC giai đoạn 2018 - 2022

Qua bảng thống kê trên, ta thấy năm 2018 đạt số vòng quay khoản phải thu lớn
nhất là 5,93 vòng, kỳ luân chuyển bình quân của các khoản phải thu là 61,54 ngày. 2
năm tiếp theo chứng kiến sự giảm sâu trong số vòng quay phải thu khách hàng, lần
lượt là 2,98 vòng (năm 2020) và 1,9 vòng (năm 2021). Số ngày phải thu có xu hướng
75
nghịch với số vòng quay khoản phải thu, kéo dài từ 122,41 ngày (năm 2020) lên đến
192,58 ngày (năm 2021), thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm mạnh.
Điều này xuất phát từ ảnh hưởng bởi hai nhân tố: các khoản phải thu khách hàng bình
quân và doanh thu thuần của công ty. Các khoản phải thu của năm 2019 so với năm
2018 tăng 1,723 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 36,68% nhiều hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần
là 1,7%, tương ứng với 0,311 tỷ đồng, do đó làm giảm số vòng quay khoản phải thu.
Tương tự, năm 2020 so với năm 2019, doanh thu thuần của công ty giảm mạnh tới
7,385 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 65,79%, nhiều hơn tỷ lệ giảm của các khoản phải
thu khách hàng bình quân là 5,39% (0,319 tỷ đồng), kéo theo tốc độ luân chuyển
khoản phải thu tiếp tục giảm mạnh. Nguyên nhân cho xu hướng này là do 2 năm 2019,
2020 cũng là thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ nhất dẫn đến sự suy giảm
sức mua và cầu trong nền kinh tế nói chung, và tác động này còn được thể hiện đặc
biệt rõ rệt đối với thị trường bất động sản và các dự án xây dựng. Khách hàng có thể
hoãn hoặc hủy bỏ các kế hoạch xây dựng do không chắc chắn về tình hình tài chính
hoặc lo lắng về tương lai. Điều này có thể làm giảm số lượng dự án mới của công ty,
từ đó kéo doanh thu thuần của công ty giảm xuống. Thêm vào đó, những chỉ thị giãn
cách xã hội trong mùa dịch còn gây ra sự gián đoạn trong việc thực hiện nhiều dự án
xây dựng đang thi công. do hạn chế về vận chuyển, về nguyên vật liệu, thiếu nguồn lao
động. Ngoài ra, việc công ty phát sinh thêm nhiều khoản chi phí để đảm bảo an toàn
trong môi trường làm việc, tuân theo các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chẳng hạn
như mua khẩu trang, đo thân nhiệt,...cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm
doanh thu của doanh nghiệp. Song, chính sách tín dụng của công ty đã được quản lý
chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn làm giảm số nợ phải thu từ khách hàng, nhưng lại không
đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh do chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty
thấp hơn mức trung bình nhóm. Đứng trước tình hình doanh thu sụt giảm mạnh kết
hợp với khả năng chi trả của khách hàng trong mùa dịch, nếu vẫn tiếp tục thực hiện
chính sách bán chịu nghiêm ngặt, công ty có thể sẽ mất khách hàng, mất khả năng
cạnh tranh với các đối thủ và ngày càng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng doanh số.
Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng tăng dần đều trong hai năm tiếp theo, cho thấy tín
hiệu tích cực trong việc kiểm soát doanh thu, tiến độ và hiệu quả thu hồi các khoản
phải thu khách hàng và điều chỉnh chính sách tín dụng hợp lý hơn để duy trì ổn định
hoạt động của doanh nghiệp sau thời kỳ khó khăn.
76
Giải pháp đối với vòng quay khoản phải thu đó là công ty nên xây dựng chính
sách tín dụng thương mại hợp lý để tránh xảy ra tình trạng thất thoát vốn, cũng như
duy trì mối quan hệ với các đối tác lâu năm, góp phần tăng doanh thu. Đồng thời xây
dựng chính sách thu hồi nợ hiệu quả để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.
Điều này đòi hỏi công ty phải có thông tin chính xác, minh bạch về mức ổn định, tự
chủ tài chính và khả năng chi trả của khách hàng. Theo dõi chặt chẽ thời hạn của các
khoản phải thu, thấy được khoản nào đến hạn hay quá hạn cần có những biện pháp thu
hồi kịp thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu ảnh hưởng đến quy trình quay
vòng vốn của công ty.
So sánh chỉ số vòng quay khoản phải thu giữa Coteccons - CTD, Hòa Bình - HBC
và trung bình nhóm:
Đơn vị: Vòng

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

CTD 6,66 2,79 1,82 1,23 1,61

HBC 5,93 2,98 1,9 2,09 2,37

Trung bình
6,2156 3,2593 2,9526 2,5441 2,8398
nhóm

Hình IV. 6 So sánh chỉ số vòng quay khoản phải thu giữa Coteccons - CTD, Hòa
Bình - HBC và trung bình nhóm
Tương tự như chỉ số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu của
2 công ty có sự sụt giảm mạnh trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid
(2018-2020), tuy nhiên, khác với công ty Coteccons có xu hướng chạm đáy vào cuối
năm 2021 và tăng nhẹ vào năm 2022, công ty Hoà Bình có sự gia tăng trong số ngày
phải thu ngay từ năm 2021, chứng tỏ khả năng thích ứng với thay đổi trong ngành và
sự điều chỉnh trong hoạt động quản lý công nợ và thu hồi vốn được thực hiện nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Song, kể từ năm 2019, chỉ số vòng quay khoản phải thu của 2
công ty đều thấp hơn mức trung bình ngành, cho thấy chính sách bán chịu và thu hồi
77
nợ chưa được thực hiện tốt, tốc độ thu hồi khoản công nợ khách hàng chậm và khả
năng kiểm soát dòng tiền chưa được tối ưu. Do đó, cả 2 tập đoàn cần tích cực đẩy
mạnh tiến độ thu hồi cũng như chất lượng các khoản phải thu để tránh những rủi ro
tiềm ẩn về nợ khó đòi cũng như dòng tiền dùng trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra,
để tăng số vòng quay khoản phải thu, công ty cũng cần thực hiện một số biện pháp làm
tăng doanh thu thuần, chẳng hạn như xúc tiến hoạt động marketing, quảng bá sản
phẩm, các chính sách ưu đãi, giảm giá hay mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ trong
nước mà còn ra khu vực nước ngoài.
IV.3 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả

Khái niệm: Ngoài cái tên gọi phổ biến là Vòng quay khoản phải trả, thuật ngữ
này còn được hiểu là chỉ số vòng quay khoản phải trả, hệ số vòng quay khoản phải chi
trả.

Công thức tính:

Ý nghĩa: Đây là chỉ số tài chính thanh toán công nợ đối với nhà cung cấp hay
còn được hiểu là chỉ số tài chính phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung
cấp.

IV.3.1 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của HBC

Hình IV. 7 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của HBC

Năm 2018, vòng quay khoản phải trả của HBC là 3.76, sau đó tăng lên 4.46 vào
năm 2019, tăng 18% so với năm trước. Điều này cũng có nghĩa là HBC cần phải trả nợ
cho nhà cung cấp với số ngày ngắn hơn. Đồng thời, ta có thể nhìn thấy được rằng:
Năm 2019, Giá trị hàng hóa mua trong kì tăng, trong khi bình quân khoản phải trả của
HBC giảm so với năm trước.

Điều này có nghĩa là HBC nợ nhà đầu tư ít hơn.

78
Có thể suy ra 2 chiều hướng:

Tích cực: HBC có nguồn lực tài chính mạnh hơn để trả bớt nợ cho nhà cung cấp

Tiêu cực: Các nhà cung cấp thắt chặt chính sách cho nợ đối với HBC hơn -->
Đòi hỏi HBC phải trả tiền cho họ với khoảng thời gian ít hơn --> CMR: Khả năng đàm
phán/thương lượng với nhà cung cấp của HBC bị giảm. (Đây là trường hợp trong thực
tế)

Năm 2020, 2021, Vòng quay khoản phải trả của HBC đã giảm trở lại, từ 4.46
(2019) xuống 3.35 (2020) và 2.89 (2021).

Cũng từ đó, số ngày phải trả trở nên có lợi hơn cho doanh nghiệp HBC vì thời
gian trả nợ cho nhà cung cấp đã dài hơn.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng, biến động của bình quân khoản phải trả ít
hơn nhiều so với biến động của giá trị hàng mua trong kỳ.

Tích cực (xét số tương đối): HBC có tiếng nói hơn trong việc đàm phán, thương
lượng với nhà cung cấp khi cải thiện được tỉ lệ "số tiền nợ nhà cc/tổng giá trị hàng
trong kì" (từ 1/5 (2019) lên 1/3 (2020, 2021)) --> cải thiện được các chỉ số Vòng quay
khoản phải trả và số ngày phải trả cho HBC. (hợp lý hơn)

Tiêu cực (xét số tuyệt đối): Việc HBC cải thiện được 2 chỉ số này không phải vì
HBC nâng cao được khả năng đàm phán với nhà cung cấp mà là vì học giảm mua hàng
trong thời kì này --> Tổng giá trị hàng mua trong kì sẽ giảm mạnh, trong khi đó, hạn
mức mà nhà cung cấp cho HBC nợ không thay đổi quá nhiều.

Năm 2022, những chỉ số trở nên có lợi cho doanh nghiệp khi số ngày phải trả ở
mức 122.23 ngày, tăng 25% so với 97.14 ngày (2018), giá trị hàng mua là 14149 tỷ
đồng, gần tiền tới giá trị 16612 (2018).

Đây có lẽ là tác động tích cực của việc khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID19

IV.3.2 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của CTD

79
Hình IV. 8 Vòng quay khoản phải trả và Số ngày phải trả của CTD

Ta thấy xu hướng của số vòng quay ngày phải trả của CTD đang có sự cải thiện.
Khiến cho số ngày phải trả của CTD trở nên dài hơn từu 79.38 ngày lên 129.90 ngày.
Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp của CTD đã được nâng
cao, cải thiện hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên chúng ta cần đi sâu phân tích
nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi này.

Năm 2018, tình hình sản xuất kinh doanh của CTD được giữ ở mức ổn định, giá
trị hàng mua trong kỳ là 26728 tỉ đồng, bình quân nợ phải trả là 5813 tỉ, nên số vòng
quay khoản phải trả là 4.60, nên CTD cần trung bình 79.38 ngày để trả nợ cho nhà
cung cấp.

Năm 2019, số vòng quay khoản phải trả tăng nhẹ lên 4.96, dẫn đến số ngày phải
trả giảm còn 73.55 ngày. Nguyên nhân là do giá trị mua hàng của CTD trong kỳ này
giảm vì đến năm 2019, CTD đã hoàn thành một số dự án lớn từ 2018, bao gồm dự án
cao ốc Landmark 81, dự án Vinhomes Central Park và dự án Vinhomes Golden River.
Các dự án này đã đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của CTD trong năm
2018, dẫn đến giá trị mua hàng trong kỳ này tăng. Tuy nhiên, số nợ phải trả cho nhà
cung cấp giảm ở mức sâu hơn so với mức độ giảm của tổng giá trị hàng mua nên tỉ số
vòng quay khoản phải trả không giảm mà tăng nhẹ.

Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, bên cạnh đó, CTD đã
trải qua một giai đoạn bất ổn nội bộ trong năm 2020, dẫn đến việc mất đi một số nhân
sự chủ chốt. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTD → Giá trị
hàng mua trong kì sụt giảm mạnh mẽ. Song, bình quân khoản phải trả lại không có
mức độ giảm mạnh như giá trị mua hàng, điều này khiến cho số vòng quay khoản phải

80
trả được cải thiện, giúp tăng số ngày phải trả → tăng khả năng chiếm dụng vốn của
CTD với nhà cung cấp.

Năm 2022, giá trị mua hàng và bình quân khoản phải trả đều tăng, trong đó, giá
trị mua hàng trong kì đã đạt 14050 tỉ đồng, tăng lên 60% so với năm 2021 và bình
quân khoản phải trả cũng đạt 5189 tỉ đồng. Điều này giúp cải thiện số vòng quay
khoản phải trả của CTD, tăng số ngày phải trả, tạo điều kiện về dòng tiền hoạt động
của CTD.

Khuyến nghị: Mặc dù vòng quay khoản phải trả đang có lợi cho CTD nhưng
CTD cần cân nhắc kĩ tỉ lệ này để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp, phục
vụ mối làm ăn lâu dài sau này. (Cần so sánh với TB ngành để rõ hơn)

SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH - Vòng quay khoản phải trả.

Hình IV. 9 SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH - Vòng quay khoản phải trả

Nhìn chung, vòng quay khoản phải thu của HBC và CTD phần lớn tốt hơn so
với chỉ số này của trung bình ngành, điều này cho thấy sức mạnh đàm phán của họ đối
với nhà cung cấp là rất lớn. Và thực tế, cả 2 doanh nghiệp này đều là ông lớn trong
ngành xây dựng nên cớ được sức mạnh thương lượng như vậy là điều dễ hiễu.

CTD với những tác động tiêu cực từ đại dịch và cuộc khủng hoảng nhân sự nội
bộ giai đoạn 2019-2020 thì có chỉ số vòng quay khoản phải trả thấp hơn so với trung
bình ngành và với HBC. Tuy nhiên, CTD đã dần phục hồi và đạt được chỉ số này tích
cực hơn cả HBC và trung bình ngành vào cả năm 2021 và 2022.
IV.4 Số ngày chuyển đổi tiền mặt
IV.4.1 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của Coteccons

81
Hình IV. 10 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của Coteccons

Giai đoạn 2018 - 2021 của CTD được đánh giá là nằm trong đà tăng thuận
chiều so với trung bình nhóm, khi liên tiếp tăng số ngày chuyển đổi tiền mặt từ 25
ngày năm 2018 tiến đến 228 ngày tính trong năm 2021.

Trong đó, giai đoạn đầu những năm 2018 - 2019, số ngày chuyển đổi tiền mặt
của CTD đã thể hiện khá vượt trội so với trung bình nhóm, khi mà CTD chỉ mất gần ½
thời gian để chuyển đổi tiền mặt so với nhóm ngành. Điều này thể hiện rất rõ khả năng
thanh toán và khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp của CTD khi số ngày phải
trả bình quân gấp gần 4 lần với số ngày tồn kho bình quân, tuy nhiên, câu chuyện cũng
cần phải lưu ý khi số ngày phải thu, tồn kho bình quân của CTD có tỷ lệ tăng mạnh và
bền hơn so với số ngày phải trả.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2020 - 2021, số liệu của CTD liên tiếp vượt ra khỏi
giới hạn của nhóm với tỷ lệ tăng đáng kể so với trung bình nhóm, kéo số ngày chuyển
đổi tiền mặt lên đến đỉnh điểm là 228 ngày. Nguyên nhân giải trình từ doanh nghiệp
được lý giải do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế sau đại dịch, bên cạnh đó,
đây cũng phần nào được coi là kết quả tạm thời của mâu thuẫn nội bộ kéo dài và thay
đổi hàng loạt bộ mấy HĐQT trong suốt cuối giai đoạn 2019 - 2020 và đỉnh điểm vào
quý 3, quý 4 năm 2020.

82
Năm 2022, số liệu của CTD đã giảm nhưng vẫn cao hơn trung bình nhóm, năm
2022 ghi nhận sự giảm nhẹ đồng thời của cả 3 chỉ số ngày tồn kho, phải thu, phải trả.
Với biên độ giảm mỏng như vậy khó có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của CTD
đã trở nên tốt bền hơn hay chưa, tuy nhiên nếu so với cùng năm 2021, số liệu này cũng
là một cải thiện so với tình hình tương đối căng thẳng và nguy cấp năm 2021.

IV.4.2 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của HBC

Hình IV. 11 Số ngày chuyển đổi tiền mặt của HBC

Giai đoạn 2018 - 2019, HBC ghi nhận số ngày chuyển đổi tiền mặt khả quan và
ưu thế so với nhóm ngành mặc dù có nằm trong chiều hướng tăng dần. Vẫn tiếp tục đà
tăng này, giai đoạn năm 2020 đã chứng kiến đỉnh điểm hơn 147 ngày chuyển đổi tiền
mặt do sự tăng lên chủ yếu từ kỳ thu tiền bình quân. Việc cho phép tăng thêm nhiều
khoản phải thu của HBC đã kéo chỉ số của HBC vượt ra khỏi chỉ số trung bình nhóm.

Tiếp đến giai đoạn 2021-2022 đã chứng kiến sự điều chỉnh nhẹ của chỉ số này,
khi năm 2021 chỉ giảm 5 ngày so với năm 2020, năm 2022 dù đã có những biểu hiện
rõ ràng hơn khi thật sự đã có sự cải thiện trong số ngày tồn kho bình quân và số ngày
phải thu bình quân nhưng đều không đáng kể và số ngày phải thu bình quân vẫn ở mức
cao cần lưu ý.

IV.5 Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCĐ

83
IV.5.1 Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCĐ của Coteccons
a) Vòng quay tổng tài sản

Hình IV. 12 Vòng quay tổng tài sản của CTD

Vòng quay tổng tài sản của CTD liên tiếp nằm trong đà giảm trong suốt giai
đoạn 2018 - 2021, trong đó, đợt giảm năm 2019 là mạnh mẽ và sâu nhất. Doanh thu và
tổng tài sản của HBC trong giai đoạn này cùng có xu hướng giảm, doanh thu có tốc độ
giảm nhanh hơn so với quy mô tổng tài sản. Đây phần nào cũng đến từ nguyên nhân
tình hình kinh tế chung ngành xây dựng chững lại trong đại dịch. Tài sản của CTD
trong giai đoạn này không biến đổi quá nhiều.

Đến năm 2022 đánh dấu bước cải thiện nhẹ so với giai đoạn trước, khi trong cả
tài sản và doanh thu của CTD ghi nhận bước tăng hơn 5000 tỷ, nguyên nhân được cho
là sự cải thiện nhẹ sau giai đoạn khó khăn sau mâu thuẫn nội bộ và tái cấu trúc, CT D
bắt đầu nhận được những dự án thầu lớn những tháng đầu năm 2022.

b) Vòng quay TSCĐ

84
Hình IV. 13 Vòng quay TSCĐ của CTD
Nằm trong khuôn khổ tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định nằm chung xu
hướng giảm tăng tương tự với vòng quay tổng tài sản. Trong đó, vẫn là đà giảm mạnh
năm 2019, kéo dài đến năm 2021, từ 744 tỷ đến 531 tỷ. Sự sụt giảm mạnh từ 2018 đến
2021 được cho rằng do sự giảm mạnh mẽ và sâu hơn đến từ doanh thu của CTD. Sau
đó là bước tăng nhẹ năm 2022 với những lý do được phân tích như trường hợp của
vòng quay tổng tài sản
IV.5.2 Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCĐ của HBC
a) Vòng quay tổng tài sản

Hình IV. 14 Vòng quay tổng tài sản của HBC

85
Vòng quay tổng tài sản của HBC có xu hướng giống với CTD khi liên tiếp giảm
từ 2018 đến 2021 và cải thiện năm 2022. Tuy nhiên về cụ thể có sự điểm khác và
giống, đó chính là tính chất giảm do cùng tăng, cùng giảm Doanh thu và tổng tài sản,
tuy nhiên khác nhau ở mức độ tăng giảm cùng kỳ của doanh thu và tổng tài sản. Một
điểm khác nữa giữa CTD và HBC đó và xét về thời gian, Doanh thu và Tổng tài sản
của HBC biến đổi tăng giảm xen kẽ, còn CTD là giảm dần qua các năm. Nhìn chung
vẫn là nguyên nhân ảnh hưởng của dịch bệnh lên ngành xây dựng khiến vòng quay
tổng tài sản giảm mạnh.
b) Vòng quay TSCĐ

Hình IV. 15 Vòng quay TSCĐ của HBC


Tương tự vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định có chiều hướng
giảm nhưng kết thúc sớm hơn so với vòng quay tổng tài sản. Nguyên nhân đến từ
Doanh thu, bởi xét theo đà giảm của tài sản cố định, phải đến năm 2021 mới kết thúc.
Doanh thu của HBC đã có đà tăng từ sau 2020 tuy nhiên không quá nhiều. Điều đó
cũng được thể hiện qua bước tăng nhẹ của vòng quay tài sản cố định năm 2021, 2022.
VI. Doanh lợi doanh thu; Doanh lợi tổng tài sản; Doanh lợi VCSH; EPS

VI.1 Coteccons

a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

86
Hình IV. 16 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của CTD giai đoạn 2018-2022

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của CTD thấy rõ sự tụt lại so với trung
bình nhóm. Kể từ năm 2018 đến 2022, CTD chưa một lần đạt được tỷ suất sinh lợi
trung bình và luôn có xu hướng giảm kéo dài trong 5 năm. Lợi nhuận sau thuế của
CTD chính là một phần nguyên nhân lý giải cho việc này, khi giảm sâu liên tiếp từ
1510 tỷ năm 2018 xuống đến mức kỷ lục chỉ còn 21 tỷ đồng năm 2022. Bên cạnh đó,
doanh thu thuần chính là nguyên nhân còn lại, khi doanh thu giảm mạnh từ 28 nghìn tỷ
xuống 9 nghìn tỷ vào năm 2021, và sự tăng lên 5 nghìn tỷ về doanh thu trong năm
2022 cũng không thể bù lấp được tình hình kinh doanh chả mấy khả quan của CTD.

Nhìn vào doanh lợi doanh thu thuần của nhóm, dễ nhận thấy, đoạn những năm
2021-2022 đã dốc lên và có nhiều tín hiệu tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ cho nhóm
ngành xây dựng, tuy nhiên thời điểm đó CTD vẫn tiếp tục giảm sâu và không có tín
hiệu tăng trưởng đáng kể, điều này một lần nữa vẫn có thể phần nào lý giải bằng
những sự việc đã diễn ra vào thời điểm này - Vừa trải qua giai đoạn tái cấu trúc đầu
tiên và cộng lẫn sự đóng băng của ngành xây dựng vì đại dịch dẫn đến mất hoặc không
có những dự án thầu quan trọng.

b) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

87
Hình IV. 17 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của CTD giai
đoạn 2018-2022

Giai đoạn 2018 - 2019 ghi nhận kết quả ấn tượng về chỉ số sinh lợi trên doanh
thu của CTD, vượt trội mạnh so với trung bình nhóm khá xa vào năm 2018 khoảng
2,4 lần. Sau đó lợi suất trên tổng tài sản bình quân của CTD nằm trong xu thế giảm của
trung bình nhóm, nhưng có tốc độ mạnh hơn do nhiều góc riêng từ doanh nghiệp.
Chứng kiến ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành xây dựng hay CTD đều chứng kiến đà
giảm mạnh, tuy nhiên cùng với thời gian đó, nhiều vấn đề nội bộ phát sinh khiến CTD
không tận dụng được cơ hội cũng đi mất nguồn lực từ nhân sự, thay người đổi chủ
khiến lợi nhuận của CTD cũng không mấy khả quan, dẫn đến đà giảm sâu trong khi
trung bình nhóm vẫn nằm trong đà giảm nhẹ.
Đỉnh đáy của CTD vào năm 2021 2022 chỉ còn loanh quanh 0,15%, mức thấp
nhất trong nhiều năm qua, phản ánh tình hình trầm trọng trong kinh doanh của CTD,
lợi nhuận sau thuế của CTD chỉ còn vỏn vẹn 21 tỷ, con số khó tin với doanh nghiệp đã
từng là top đầu ngành xây dựng Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế chính là tác động đáng
kể đến sự tụt sâu của lợi suất trên tổng tài sản
c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA)

88
Hình IV. 18 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của CTD giai đoạn
2018-2022
Lợi nhuận sau thuế đã được phân tích trước là giảm nặng nề và mạnh mẽ trong
cả giai đoạn 2018 - 2022, tuy nhiên biểu đồ lợi suất trên vốn chủ sở hữu biểu đồ lợi
suất trên tổng tài sản vẫn không hoàn toàn giống nhau so với trung bình nhóm.
Giai đoạn 2018-2020, ROE của CTD gấp khoảng 2 lần so với ROA, cả giai
đoạn nằm trong xu thế giảm mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trung bình nhóm. Giai đoạn
thấp nhất 2021-2022 kéo chỉ số ROE của CTD về giá trị gần như xấp xỉ với ROA khi
chỉ kháng cự ở mức 0,25%, trong khi trước đó thấy rõ được tác động đòn bẩy tài chính
mà CTD đạt được giai đoạn 2018-2020, điều này cho thấy tình hình bất ổn trong kinh
doanh của CTD, vốn chủ sở hữu không biến động nhiều khi từ năm 2018 đến 2022 vẫn
loanh quanh 8 nghìn tỷ. Nguyên nhân sau cùng vẫn chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế
của CTD suy giảm sâu.
d) Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS)
Giai đoạn 2018 - 2020 phản ánh tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phần của CTD dù
giảm nhưng vẫn là doanh nghiệp nổi trội trong nhóm ngành. Tuy nhiên, sự sụt giảm lợi
nhuận trong 3 năm này được đánh giá là tương đối mạnh mẽ, tỷ lệ giảm sâu hơn so với
trung bình ngành.
Đến cuối 2020, đầu 2021 cho đến năm 2022, tình hình kinh doanh của CTD
không mấy khả quan vẫn là lý do tiếp tục kéo sâu hơn nữa chạm mức kỷ lục của CTD
khi EPS chỉ còn 280,28 VNĐ
VI.2 HBC

89
a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

Hình IV. 19 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của HBC giai đoạn 2018-2022
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của HBC được ghi nhận trong cả giai đoạn
năm 2018 - 2022 luôn ở dưới mức trung bình nhóm. Cả giai đoạn chứng kiến một sức
giảm liên tục và tụt đáy trong năm 2022. Trong giai đoạn 2018 - 2019, tỷ suất sinh lợi
trên doanh thu thuần giảm nhẹ từ 3,39% xuống còn 2,18%, bởi doanh thu thuần tăng
lên gần 300 tỷ nhưng LNST của HBC lại giảm 200 tỷ.
Giai đoạn 2020 - 2021 dù chưa âm, nhưng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần
của HBC cũng chỉ cầm cự loanh quanh 0,8%. Đây là con số phải báo động đối với
những doanh nghiệp xây dựng top đầu như HBC. Nguyên nhân dẫn tới điều này có thể
nhìn thấy rõ sự mỏng manh của LNST khi chỉ còn dưới 100 tỷ và doanh thu thuần
giảm sâu đáng kể so với năm 2019.
Chưa kết thúc đà giảm mạnh, HBC gây choáng khi kết thúc năm 2022 với đợt
giảm sâu nặng nề chưa từng có, lỗ hơn 2500 tỷ dù doanh thu thuần có tăng. Nguyên
nhân được nhìn rõ trong bản báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán bởi E&Y
rằng, công ty phải trích lập dự phòng cho các khoản thu khó đòi lên đến gần 1700 tỷ.
Con số năm 2022 gây sốc chưa từng thấy, báo hiệu những tình trạng kinh tế cực kỳ bất
ổn bên trong HBC.
b) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

90
Hình IV. 20 Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản bình quân của HBC giai đoạn 2018 - 2022
Cả giai đoạn 2018 - 2022 tỷ suất sinh lợi tổng tài sản bình quân của HBC tiếp
tục với xu hướng giảm tương tự như tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần. Những năm
đầu của giai đoạn như năm 2018, 2019 vẫn còn thể hiện khá tốt, khi vẫn duy trì tỷ suất
được ở mức cao trong nhóm ngành, thì sang đến tiếp 2020, 2021 và đặc biệt là 2022,
tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của HBC giảm chóng mặt từ loanh quanh con số
chẳng mấy khá khẩm 0,5% xuống gần -16%. Nhìn vào cơ cấu danh mục tài sản, có thể
thấy không có quá nhiều sự biến động trong tổng tài sản, nhưng lại cần phải cực kỳ
chú ý đến con số cao ngất ngưởng từ các khoản phải thu gần hơn 11 nghìn tỷ/15 nghìn
tỷ tổng tài sản. Điều này như đã nói ở trên, chính là nguyên nhân gây ra sự giảm sâu
nặng nề của HBC - khoản phải thu khó đòi khiến doanh nghiệp phải trích lập dự phòng
quá mức dẫn tới lợi nhuận sau thuế âm điểm.
Trung bình nhóm ngành xây dựng trong cả giai đoạn nằm trong đà giảm tương
đối nhẹ khiến cho sự lạc lõng của HBC càng trở nên rõ rệt vào năm 2022, dù trước đó
là đà giảm mạnh hơn nhưng thuận chiều so với trung bình nhóm.
c)Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA)

91
Hình IV. 21 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của HBC giai đoạn
2018-2022
Tương tự các tỷ suất sinh lời nêu trên, ROE của HBC vẫn theo đà giảm mạnh
qua từng năm và giảm sâu khó đỡ bởi lợi nhuận sau thuế âm nặng nề. Vẫn tiếp tục là
tình hình khả quan trông thấy trong hai năm 2018, 2019 của HBC, ROE vẫn duy trì ở
mức cao, khi cao hơn ROA khoảng 5 lần thể hiện khả năng tận dụng đòn bẩy tài chính
khá ấn tượng của doanh nghiệp.
Nhưng bắt đầu sang giai đoạn 2020-2022, HBC bé đi trông thấy khi ROE chỉ
còn trên 2% và 2022 là -97%. Nếu năm 2020, 2021 là sự giảm đi của ROE do sự tăng
nhẹ vốn chủ sở hữu và sự giảm mạnh của LNST, thì năm 2022 là sự giảm sâu sắc gần
4 lần của vốn chủ sở hữu so với năm 2021, và không có gì khác để kể đến ngoài việc
lỗ thủng đáy -2500 tỷ của HBC cũng chính là đáp án cho con số -97%
d)Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS)

92
Hình IV. 22 Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của HBC giai đoạn 2018-2022
Không khó đoán xu thế của EPS, EPS của HBC liên tiếp đà giảm sâu so với
trung bình nhóm. Bởi nguyên nhân đến từ con số -2500 tỷ khiến cho bất kì bức tranh
lợi suất nào cũng phá đáy trầm trọng vào năm 2022. Vẫn là 2 giai đoạn 2018-2019 khả
quan, tích cực, đồng điệu với trung bình nhóm và giai đoạn 2020 - 2022 tụt dốc không
phanh, kéo EPS của HBC chỉ còn khoảng 400 VND và âm hơn 10000 VNĐ năm
2022. Giá cổ phiếu HBC cũng vì thế mà mất vị thế, giảm đi chỉ còn như những cổ
phiếu rẻ tiền trên thị trường.

93
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo phân tích CTCP Tập Đoàn Xây Dựng Hòa Bình (HBC - HSX): BỨT PHÁ
DŨNG MÃNH, VƯƠN TẦM QUỐC TẾ (2022)
https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/
HBC_210922_CSI.pdf?
fbclid=IwAR00scTf2DRVUVROlNEVZ0o1S9DPVQnWwqyy42A2UhL820IPLZ8l9
pCdCSA
2. Báo cáo phân tích CTD: CTD - VƯỢT BÃO GIÔNG ĐỂ THẤY CẦU VỒNG
(2022)
https://vncsi.com.vn/data/data/huyennt/files/CTD%20-%20bao%20cao%20phan
%20tich%20T1_2022(2).pdf?fbclid=IwAR0kXCEcOWLp79NU_8fFviRJi2ai-
BZ7ENyNts1w__SfmRNNlCYLao086tg
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán CTD năm 2018
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán CTD năm 2019
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán CTD năm 2020
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán CTD năm 2021
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán CTD năm 2022
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán HBC năm 2018
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán HBC năm 2019
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán HBC năm 2020
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán HBC năm 2021
Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán HBC năm 2022
3.“Câu chuyện đằng sau ông lớn ngành xây dựng”, f247.com, truy cập 18/07/2023.
https://f247.com/t/cau-chuyen-dang-sau-ong-lon-nganh-xay-dung/587126?
fbclid=IwAR1JUnAPDevQkeAWBps3zs9_kU6n0iBAhZ2Rtwvcgr4yEZTC0KtZRID
nTGM
4. Chí Tín (2022), “HBC: Tham vọng lớn bên cạnh những con số mong manh về tài
chính”, thoibaotaichinhvietnam.vn, truy cập 17/08/2022.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/hbc-tham-vong-lon-ben-canh-nhung-con-so-mong-
manh-ve-tai-chinh-111002.html?fbclid=IwAR0FPiB-
iA0y82bRuIC_TzTGqrFEfCy5YwKUIYIvtA63vAaCFu59_zOZAjc
5. “Doanh nghiệp xây dựng chủ động ứng phó với COVID-19”, moc.gov.vn, truy cập
26/08/2020.
https://moc.gov.vn/vn/_layouts/15/NCS.Webpart.MOC/mt_poup/Intrangweb.aspx?
IdNews=63986&fbclid=IwAR2SI6mMM78wueCK15UfKMQtb2_35LJNKBeGdTVV
NIbYaG9a2mqvCD_i2ek
6. Nguyễn Mạnh (2021), “Trùm xây dựng Coteccons làm ăn ra sao thời kỳ hậu "thay
máu"”, dantri.com.vn, truy cập 01/02/2021.
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/trum-xay-dung-coteccons-lam-an-ra-sao-thoi-ky-
hau-thay-mau-20210201092252779.htm?
fbclid=IwAR2jSnah0AGqD_UpJSxdKw0eobYtNdoZqYSWvsLrGYUL2wcj9zIF-
MJ3Fgw
7. Nguyễn Mạnh (2021), “"Trùm xây dựng" HBC làm ăn ra sao trong năm đầu có
Tổng giám đốc siêu trẻ?”, dantri.com, truy cập 02/02/2021.

94
https://dantri.com.vn/bat-dong-san/trum-xay-dung-hbc-lam-an-ra-sao-trong-nam-dau-
co-tong-giam-doc-sieu-tre-20210202082543683.htm?fbclid=IwAR3aDb5_-
Mir2pvrUO3JNk7ivZYw_KIPMvLsX1CIEIyYFwRgnZam1zkzjdo
8. Quang Dân (2021), “Hậu "thay máu" Coteccons: Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm,
không hoàn thành kế hoạch năm 2020”, danviet.vn, truy cập 31/01/2021.
https://danviet.vn/hau-thay-mau-coteccons-doanh-thu-va-loi-nhuan-sut-giam-khong-
hoan-thanh-ke-hoach-nam-2020-20210131141551066.htm?
fbclid=IwAR2vM6aY5_IjOG55CZW7YshSAo7BuNt5HElqyzqKmw4vk2F83hMKPZ
iFjzc
9. Quang Dân (2021), “Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?”, laodong.vn, truy
cập 05/01/2023.
https://laodong.vn/bat-dong-san/ngoi-vuong-nganh-xay-dung-se-ve-tay-ai-
1134649.ldo?fbclid=IwAR1hl9BtI5Hhmvt6i4LKiIEq-
Kk83UO4lLhd4srlwr5lz6JLIqukPZpqBlA
10. Tri Túc (2020), “Coteccons (CTD) lên kế hoạch 2020 sẽ không tăng trưởng bằng
mọi giá, cổ đông bày tỏ nhiều quan ngại trước thềm ĐHĐCĐ”, truy cập 02/06/2020.
https://ttvn.toquoc.vn/coteccons-ctd-len-ke-hoach-2020-se-khong-tang-truong-bang-
moi-gia-co-dong-bay-to-nhieu-quan-ngai-truoc-them-dhdcd-4202026102818951.htm
11.Việt Đức (2021), “Cuộc đổi ngôi bất ngờ của hai ông trùm xây dựng Hòa Bình và
Coteccons”, dantri.com.vn, truy cập 02/08/2021.
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cuoc-doi-ngoi-bat-ngo-cua-hai-ong-trum-xay-dung-
hoa-binh-va-coteccons-20210801233234516.htm

95

You might also like