You are on page 1of 62

KHOA KINH TẾ

THƢƠNG MẠI
LỚP: KT409DV01_L1

Đề Án :
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế
Domesco (DMC) 2009 - 2011

Giảng viên hướng dẫn:


NGUYỄN PHƢƠNG QUỲNH

Tháng 12 năm 2012


KHOA KINH TẾ
THƢƠNG MẠI
LỚP: KT409DV01_L1

Đề Án :
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế
Domesco (DMC) 2009 - 2011

Danh sách sinh viên thực hiện :


TRẦN THỊ VÂN THẢO
NGÔ MINH TÂM
LÊ DUY THẬM

Tháng 12 năm 2012


Nhận Xét Của Giảng Viên
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TP. HCM, ngày…tháng…năm…
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Trích yếu

Đề án Phân tích báo cáo tài chính này là một cơ hội tốt để nhóm chúng tôi hiểu
rõ hơn về lí thuyết và thực hành những kĩ năng đã học trong môn Phân tích báo cáo tài
chính.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, phân tích báo cáo tài chính có tầm quan
trọng rất lớn vì nó thể hiện khả năng tài chính của công ty, vị thế của công ty trong
ngành cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi nhuận trong tương lai của công ty.
Phân tích báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng quan
tâm như: ban điều hành công ty, các cổ đông, ngân hàng, các nhà cung cấp, các khách
hàng, các nhà quản lí…

i
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Mục lục

Trích yếu ............................................................................................................................... i


Mục lục ................................................................................................................................ ii
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................... iv
Danh mục hình ảnh .............................................................................................................. v
Lời cảm ơn .......................................................................................................................... vi
Nhập đề .............................................................................................................................. vii
NỘI DUNG BÁO CÁO ....................................................................................................... 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 1
1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính ......................................................................... 1
2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính .................................................................... 1
3. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính .................................................................... 2
3.1 Phân tích cơ cấu ................................................................................................ 2
3.2 Phân tích các chỉ số ........................................................................................... 2
3.3 Phân tích 4 cân đối ............................................................................................ 7
3.4 Đánh giá tín nhiệm .......................................................................................... 10
II. Tổng quan về ngành ...................................................................................................... 15
1. Tổng quan về ngành dược phẩm ................................................................................ 15
2. Xu hướng của thị trường dược ................................................................................... 16
3. Thuận lợi và khó khăn của ngành dược Việt Nam..................................................... 17
3.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 17
3.2 Khó khăn ......................................................................................................... 18
III. Phân tích Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco........................................ 18
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco ................................ 18
2. Phân tích cơ cấu ......................................................................................................... 20
3. Phân tích các chỉ số tài chính ..................................................................................... 23
3.1 Hệ số khả năng thanh toán .............................................................................. 23

ii
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

3.2 Hệ số kết cấu tài chính .................................................................................... 24


3.3 Tỷ số hoạt động ............................................................................................... 25
3.4 Tỷ số doanh lợi................................................................................................ 26
4. Phân tích 4 cân đối ..................................................................................................... 26
5. Đánh giá tín nhiệm ..................................................................................................... 30
IV. So sánh ........................................................................................................................ 32
1. So sánh với toàn ngành dược ..................................................................................... 32
2. So sánh với Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (IMP)............................. 34
V. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị đầu tư ............................................................................ 46
1. Phân tích SWOT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco ........................... 46
2. Phân tích Dupont ........................................................................................................ 47
3. Tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp ................................... 48
3.1 Tình hình hoạt động ........................................................................................ 48
3.2 Tình hình tài chính .......................................................................................... 48
4. Nhận xét, đánh giá, biện pháp khắc phục................................................................... 49
4.1. Nhận xét, đánh giá .......................................................................................... 49
4.2. Biện pháp khắc phục ....................................................................................... 49
Kết Luận ............................................................................................................................ 51
Tài Liệu Tham Khảo........................................................................................................ 522

iii
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Danh mục bảng biểu

Bảng 1: Bảng xếp loại mức độ tín nhiệm .......................................................................... 13


Bảng 2: Bảng tính điểm mức độ tín nhiệm........................................................................ 14
Bảng 3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp ............................................................................... 15
Bảng 4: Cơ cấu tài sản ....................................................................................................... 20
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn ................................................................................................ 21
Bảng 6: Cơ cấu doanh thu ................................................................................................. 22
Bảng 7: Cơ cấu chi phí ...................................................................................................... 23
Bảng 8: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2009 .................................................................... 30
Bảng 9: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2010 .................................................................... 31
Bảng 10: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2011 .................................................................. 32
Bảng 11: So sánh DMC với ngành dược ........................................................................... 34
Bảng 12: So sánh hệ số nợ của DMC và IMP ................................................................... 34
Bảng 13: So sánh hệ số tự tài trợ của DMC và IMP ......................................................... 36
Bảng 14: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP ................................................. 37
Bảng 15: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP ................................................ 38
Bảng 16: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP .................................................... 39
Bảng 17: So sánh vòng quay vốn lưu động DMC và IMP ................................................ 40
Bảng 18: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP ...................................... 41
Bảng 19: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP .......................................................... 42
Bảng 20: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP ................................... 43
Bảng 21: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP .............................................. 44
Bảng 22: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP .......................... 45

iv
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm .......................................... 15
Hình 2: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco ................................................ 18
Hình 3: So sánh hệ số nợ DMC và IMP ............................................................................ 35
Hình 4: So sánh hệ số tự tài trợ DMC và IMP .................................................................. 36
Hình 5: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP ................................................... 37
Hình 6: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP .................................................. 38
Hình 7: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP ...................................................... 39
Hình 8: So vòng quay vốn lưu động DMC và IMP .......................................................... 40
Hình 9: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP ........................................ 41
Hình 10: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP .......................................................... 42
Hình 11: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP.................................... 43
Hình 12: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP .............................................. 44
Hình 13: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP ............................ 45

v
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Lời cảm ơn

Nhóm chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Phương Quỳnh,
người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và góp ý cho nhóm trong quá trình
thực hiện đề án này. Bên cạnh đó, đề án này được hoàn thành đầy đủ và đúng thời hạn
chính nhờ sự nỗ lực và nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như sự
giúp đỡ, hướng dẫn của một số thầy cô khác.
Một lần nữa, chúng tôi xin cám ơn các thầy cô đã hướng dẫn cho nhóm, đặc
biệt là cô Nguyễn Phương Quỳnh, giảng viên hướng dẫn của nhóm chúng tôi.

vi
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Nhập đề

Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ thiết yếu để các nhà quản lí cải thiện
tình hình tài chính của công ty và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và một số đối
tượng khác.
Nhóm chúng tôi đã chọn công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
(DMC) làm đối tượng phân tích báo cáo tài chính. Để hoàn thành đề án này, chúng tôi
đã đặt ra các mục tiêu sau:
 Tìm hiểu về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco.
 Ứng dụng những kiến thức đã học để phân tích báo cáo tài chính của công ty.
Từ đó, nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty và đánh giá
được tình hình tài chính của công ty.
 Dự báo khuynh hướng của công ty trong tương lai, tư vấn nhà đầu tư.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, chúng tôi đã ghi nhận lại những thông tin
thu hoạch được. Sau đây là nội dung của bài báo cáo.

vii
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

NỘI DUNG BÁO CÁO


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là quá trình thu thập thông tin, tính toán
các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình
tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành
nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm
được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó xác lập các giải
pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, tận dụng triệt để các điểm
mạnh, khắc phục các điểm yếu để được lợi nhuận như mong muốn.
2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính
Tùy theo đối tượng sử dụng mà báo cáo tài chính có những mục đích khác
nhau:
Đối với nhà quản trị: Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài
chính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiền mặt…là công cụ để kiểm soát các
hoạt động quản lý.
Đối với chủ sở hữu: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà
quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định
phân phối kết quả kinh doanh.
Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp: Phân tích báo
cáo tài chính giúp họ đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như
lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được
hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ ra
quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư
vào lĩnh vực nào.

1
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Đối với cơ quan chức năng như thuế: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ xác
định các khoản nghĩa vụ công ty phải thực hiện với Nhà nước, tính chính xác mức
thuế mà công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, rõ
ràng và minh bạch hơn.
3. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính
3.1 Phân tích cơ cấu
Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy mức độ biến động của từng loại tài sản có
trong tổng tài sản, chọn lựa những biến động lớn để phân tích nguyên nhân, đảm bảo
tỷ trọng các loại tài sản ở mức độ hợp lí.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy khả năng tài chính, quy mô của công ty.
Tỷ trọng các loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn phản ánh, thể hiện khả năng độc
lập về tài chính của công ty.
Phân tích cơ cấu doanh thu cho thấy mức độ biến động về doanh thu của công
ty và xu hướng tăng giảm của lợi nhuận qua các năm liên tiếp.
Phân tích cơ cấu chi phí cho thấy mức độ biến động về tổng chi phí của công ty
cũng như của từng loại chi phí (chi phí sản xuất hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt
động tài chính). Chi phí ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận thu được của công ty. Vì
vậy, việc phân tích và lựa chọn cơ cấu chi phí cho phù hợp giúp công ty hoạt động,
kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
3.2 Phân tích các chỉ số
3.2.1 Hệ số khả năng thanh toán
 Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn


=
thanh toán hiện thời
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Chỉ số này càng cao thì thì khả năng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt.
Chỉ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém.
Giới hạn hợp lý của hệ số khả năng thanh toán hiện thời: HHT >= 2
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

2
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho


=
thanh toán nhanh
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại bỏ hàng tồn kho.
Hệ số này quá cao có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Nếu chỉ số này
thấp quá là dấu hiệu xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
Giới hạn hợp lý của hệ số thanh toán nhanh: HNH >= 1
 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Hệ số khả năng Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền


=
thanh toán bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cho biết 1 đồng Nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng Tiền và các khoản thương đương tiền.
Chỉ số này cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền
tốt, tuy nhiên chỉ số này quá cao có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ số
này thấp chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Giới hạn hợp lý hệ số khả năng thanh toán bằng tiền: 0,5=< HVBT <=1
3.2.2 Hệ số kết cấu tài chính
 Hệ số nợ
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp.
Hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản, khả
năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp tốt, khả năng được vay của doanh nghiệp cao.
Tuy nhiên doanh nghiệp không tận dụng được hết đòn bẩy tài chính và không tiết
kiệm được tiền thuế từ việc sử dụng nợ.
Giới hạn hợp lý của hệ số nợ: 20% =< Hn <= 60%
 Hệ số tự tài trợ

3
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Vốn chủ sở hữu


Hệ số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong nguồn
vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số càng lớn
chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng, khi chỉ số
này thấp mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp giảm.
 Hệ số thanh toán lãi vay
Tổng lợi nhuận Chi phí lãi
Hệ số thanh +
= trƣớc thuế vay
toán lãi vay
Chi phí lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh có đủ
khả năng trả lãi vay hay không.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
là tốt và khi đó doanh nghiệp còn có khả năng thanh toán nợ gốc, chứng tỏ tiền vay sử
dụng có hiệu quả.
Giới hạn hợp lý: HI >= 6
3.2.3 Tỷ số hoạt động
 Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân

Hệ số này cho biết vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng
trong kỳ.
Hệ số này quá cao thì hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quá hạn cần đẩy
nhanh ra khỏi kho, hệ số này quá thấp có nghĩa hàng trong kho của doanh nghiệp
không đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Giới hạn hợp lý: Lh>= 6
 Kỳ thu tiền bình quân

4
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Bình quân các khoản phải thu của khách hàng


Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày
Hệ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn.
Hệ số này quá thấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do chính
sách bán chịu của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp hầu như khong có chính sách bán
chịu.
Giới hạn hợp lý: Kth<= 12 ngày
 Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu Doanh thu tài Thu nhập
Vòng quay vốn + +
bán hàng chính khác
lƣu động =
Tài sản ngắn hạn bình quân
Hệ số này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra được mấy đồng doanh thu trong
kỳ cho doanh nghiệp.
Giới hạn hợp lý:
- Doanh nghiệp thuộc ngành thương mại: 8<=Llđ <=9
- Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất: 3<=Llđ <= 4
- Doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng: 1<=Llđ<= 2
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu Doanh thu tài Thu nhập
Hiệu suất sử dụng vốn + +
bán hàng chính khác
cố định =
Tài sản dài hạn bình quân
Hệ số cho biết 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho
doanh nghiệp.
Giới hạn hợp lý: 3<= HVCĐ <= 4

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định


Doanh thu Doanh thu tài
Hiệu suất sử dụng tài + + Thu nhập khác
bán hàng chính
sản cố định =
Bình quân nguyên giá tài sản ngắn hạn trong kỳ

5
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Hệ số này cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản đóng góp bao nhiêu đồng doanh
thu cho doanh nghiệp.
Giới hạn hợp lý: 3<= HCĐ <= 4
 Vòng quay tài sản
Doanh thu Doanh thu tài
+ + Thu nhập khác
Vòng quay tài sản bán hàng chính
=
Bình quân tổng tài sản trong kỳ
Hệ số này cho biết 1 đồng tài sản đóng góp bao nhiêu đồng doanh thu cho
doanh nghiệp.
Giới hạn hợp lý:
- Ngành xây dựng: L<≈ 1
- Ngành thương mại : L gần tiến về 10
3.2.4 Tỷ số doanh lợi
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ
Hệ số này cho biết 100 đồng doanh thu chứa bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, là nhân tố giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp doanh nghiệp
cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Bình quân tổng tài sản trong kỳ
Hệ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả, là
nhân tố giúp doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng như mua máy móc thiết bị, mở rộng
thị phần tiêu thụ….

6
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ
Hệ số ROE cho biết cứ 100 đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong kỳ cho doanh nghiệp.
Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp càng tốt, là nhân tố giúp nhà quản lý tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt
động kinh doanh.
3.3 Phân tích 4 cân đối
Cân đối 1
Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu (gồm tài sản ngắn hạn
ban đầu và tài sản dài hạn ban đầu) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ
nguồn vốn chủ sở hữu; nghĩa là, doanh nghiệp sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình để
tài trợ ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Số tài sản ban đầu được tài trợ
bằng vốn chủ sở hữu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán (khoản bị chiếm
dụng). Mối quan hệ này thể hiện qua đẳng thức:
Vốn chủ sở Tài sản ngắn Tài sản dài
= +
hữu hạn ban đầu hạn ban đầu
Các chỉ tiêu của đẳng thức trên đều thu thập trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể:

 Vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số vốn chù sở hữu hiện có tại doanh nghiệp.
Chỉ tiêu “ Vốn chủ sở hữu” được thu thập ở chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400).

 Tài sản ngắn hạn ban đầu: phản ánh số tài sản ngắn hạn đầu tư ban đầu bằng
vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán. Thuộc
tài sản ngắn hạn ban đầu bao gồm: “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số
110), “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” (mã số 120), “Hàng tồn kho” (mã số
140), “Chi phí trả trước ngắn hạn” (mã số 151) và “Tài sản ngắn hạn khác” (mã số
158).

 Tài sản dài hạn ban đầu: phản ánh số tài sản đầu tư dài hạn ban đầu bằng vốn
chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phương thức phát sinh trong thanh toán. Thuộc
tài sản dài hạn ban đầu bao gồm: “Tài sản cố định” (mã số 220), “Bất động sản đầu

7
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

tư” (mã số 240), “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” (mã số 250), “Chi phí trả trước
dài hạn” (mã số 261) và các “Tài sản dài hạn khác” (mã số 268).
Cân đối 1 chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở
hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động
chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một
trong hai trường hợp:

 Vế trái > vế phải: số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban
đầu. Do vậy, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết nên sẽ
bị chiếm dụng.

 Vế trái < vế phải: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài sản ban đầu.
Do vậy, để có số tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
Cân đối 2
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ
nhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh
doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn (của ngân hàng hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn
trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn vay hợp pháp (vay hợp
pháp). Do vậy, về mặt lý thuyết, chúng ta lại có mối quan hệ cân đối sau đây:
Vốn chủ sở Vốn vay Tài sản ngắn Tài sản dài hạn
+ = +
hữu hợp pháp hạn ban đầu ban đầu
Trong đó, vốn vay hợp pháp bao gồm vay ngắn hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ ngắn
hạn”, mã số 311, chi tiết “Vay ngắn hạn”), vay dài hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn”,
mã số 334, chi tiết “Vay dài hạn”).
Cân đối 2 hầu như không xảy ra mà trên thực tế, thường xảy ra một trong 2
trường hợp:

 Vế trái > vế phải: vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp hiện có của doanh
nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không sử dụng hết số vốn hiện có. Do vậy, số
vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng

8
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Về trái < Vế phải: tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp. Do vậy, để có đủ tài sản phục
vụ cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanh
toán (chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp).
Cân đối 3
Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn
bằng tổng số nguồn vốn nên từ cân đối 2 chúng ta có cân đối 3 sau
Nguồn Tài
Tài sản Tài sản
Vốn chủ Vốn vay vốn sản
+ + = ngắn hạn + dài hạn +
sở hữu hợp pháp thanh thanh
ban đầu ban đầu
toán toán
Nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của
các đối tác trong thanh toán (kể cả chiếm dụng bất hợp pháp). Nguồn vốn thanh toán
bao gồm nguồn vốn thanh toán ngắn hạn và nguồn vốn thanh toán dài hạn; trong đó,
nguồn vốn thanh toán ngắn hạn là số vốn chiếm dụng trong thanh toán mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các đối tác trong vòng 1 năm hay trong
một chu kỳ kinh doanh. Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp bao gồm
các khoản chiếm dụng trong thanh toán có thời hạn trên một năm hay ngoài một chu
kỳ kinh doanh.
Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối
tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc tài sản thanh toán
gồm tài sản thanh toán ngắn hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi
trong thời gian một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và tài sản thanh toán dài hạn (là
số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ngoài một năm hay một chu kỳ
kinh doanh).
Cân đối 4
Cân đối 3 có thề biến đổi thành cân đối 4 như sau:
Tài sản Tài sản Tài sản Nguồn
Vốn chủ Vốn vay
+ - ngắn hạn - dài hạn = thanh + vốn
sở hữu hợp pháp
ban đầu ban đầu toán thanh

9
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

toán

Cân đối 4 cho thấy: số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (phần chênh lệch
giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp lớn hơn số tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn tương ứng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trình
thanh toán (nợ phải thu ngắn và nợ phải thu dài hạn) với nguồn vốn chiếm dụng trong
thanh toán (nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn) và ngược lại; số vốn mà doanh nghiệp đi
chiếm dụng ( phần chênh lệch giữa số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lớn hơn vốn
chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp) đúng bằng số tiền chênh lệch giữa nguồn vốn chiếm
dụng trong thanh toán (công nợ phải trả) với số tài sản phát sinh trong quá trình thanh
toán (nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn).
3.4 Đánh giá tín nhiệm
3.4.1 Khái niệm
Xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hành có thể thanh
toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn
tại của nó, là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả nợ đối với một
nhà phát hành. Nó cũng là nguồn cung cấp thông tin cơ bản đánh tin cậy giúp nhà đầu
tư nhận thức được về công ty hay chủ thể phát hành, từ đó tác động đến chi phí sử
dụng vốn và thiện ý của chủ đầu tư để nắm giữ được các công cụ tài chính điển hình.
Đồng thời giúp giảm thiểu việc cung cấp thông tin sai lệch, không đồng bộ ở các quốc
gia tiên tiến.
3.4.2 Các phương pháp đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp
Việc vận dụng các phương pháp đánh giá tín nhiệm tùy theo phạm vi sử dụng,
nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau để thẩm định tính chính xác.
Phương pháp Delphi: được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến từ các chuyên
gia để đánh giá về nội dung cần đánh giá nào đó. Phương pháp đánh giá bao gồm các
nội dung cơ bản sau:

 Chuẩn bị đánh giá

10
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợp kết quả đánh
giá

 Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần 2.


Phương pháp xếp hạng: Là phương pháp mà người đánh giá tiến hành cho điểm
và trên cơ sở thang điểm được ấn định để xếp hạng doanh nghiệp. Các bước chuẩn bị
như là xem xét các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Xác định hệ
thống thứ hạng và thang điểm. Từ các báo cáo tổng hợp để đưa ra xếp hạng và đánh
giá doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh
giá trị doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành hay
thị trường. Đầu tiên cần thu thập thông tin về doanh nghiệp đánh giá và doanh nghiệp
để so sánh. Sau khi so sánh thì đưa ra kết luận.
Phương pháp kết hợp: Được kết hợp dựa trên lợi thế của từng phương pháp,
khắc phục các hạn chế như chủ quan hoặc chi phí quá cao hoặc quá đơn giản.
3.4.3 Vai trò và nhiệm vụ của đánh giá tín nhiệm

 Xếp hạng tín nhiệm là một chiến lược để huy động vốn. Các tổ chức đánh giá
tín nhiệm là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường.

 Khi việc xếp hạng chứng khoán đã được dùng như một công cụ quản lý thì nó
đã đạt được một vai trò như là một tiêu chuẩn quản lý chính thức.

 Các tổ chức tín nhiệm có ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ các nguồn vốn. Hiện
nay trên thị trường vốn đang hỗ trợ cho vai trò này của họ đó là: xu hướng “Phi trung
gian hóa” – sự thách thức đối với vai trò của ngân hàng, xu hướng “Toàn cầu hóa” –
sự thách thức đối với quyền lực các quốc gia.

 Dựa vào báo cáo cuối cùng của việc xếp hạng tín nhiệm, các nhà điều hành
chính sách kinh tế vĩ mô có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch của họ.

 Tổ chức đánh giá tín nhiệm là nền tảng cho các công ty tư vấn chứng khoán
dựa vào đó để đưa ra quyết định đúng đắn cho khách hàng.

11
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

3.4.4 Căn cứ xếp hạng


1. Tiêu chuẩn đánh giá tín dụng doanh nghiệp của ngành ngân hàng và những tiêu
chuẩn quốc tế về đánh giá tín dụng doanh nghiệp sau khi được hiệu chỉnh nhằm phù
hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Cụ thể:

 Các chỉ tiêu thanh khoản, cân nợ và hoạt động dựa trên phương pháp của
ngành ngân hàng.

 Các chỉ tiêu doanh lợi được đánh giá dựa trên những chuẩn mực quốc tế và
nghiên cứu của FSC.
2. Tính chất đặc thù trong lĩnh vực hoạt động và quy mô của doanh nghiệp. Cụ
thể:

 Theo ngành: Nông – Lâm - Ngư nghiệp; Thương mại - Dịch vụ; Xây dựng;
Công nghiệp.

 Theo quy mô: Lớn, vừa, nhỏ.


3. Nguồn dữ liệu:

 Bảng cân đối kế toán;


 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
 Bảng lưu chuyển tiền tệ;
 Các thông tin phi tài chính khác.
Dựa trên những căn cứ này, doanh nghiệp được xếp hạng tài chính theo 6 loại
thứ hạng từ cao xuống thấp: AA; A; BB; B; CC; C.
3.4.5 Phương pháp tính toán
Chọn bảng tính của ngành nghề doanh nghiệp mà chúng ta quan tâm.
Trong bảng tính đã chọn, căn cứ quy mô về vốn doanh nghiệp sẽ chọn bảng
tính con tương ứng.
Tính toán các chỉ tiêu trong bảng tính dựa trên Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
So sánh số liệu các chỉ tiêu vừa tính toán được với các số liệu của bảng tính
con để xác định mức tín nhiệm A, B, C, D, E tương ứng. Trong đó cần chú ý cách xác
định dựa trên chỉ số trong bảng tính con:

12
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

CHỈ SỐ XẾP LOẠI

Từ A về bên trái A

Sau A đến B B

Sau B đến C C

Sau C đến D D

Sau D E

Bảng 1: Bảng xếp loại mức độ tín nhiệm


Sau khi đã xác định được mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp qua từng chỉ
tiêu, căn cứ vào bảng Tính điểm dưới đây để tính toán điểm số của doanh nghiệp (cột
điểm số = hệ số x điểm số theo mức độ tín nhiệm của từng chỉ tiêu tương ứng):

Chỉ tiêu Hệ số Điểm MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM

A B C D E

Các chỉ tiêu thanh khoản       

1. Khả năng thanh toán hiện thời 2  5 4 3 2 1

2. Khả năng thành toán nhanh 1  5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu cân nợ       

1. Tỷ số nợ 3  5 4 3 2 1

2. Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu 3  5 4 3 2 1

3. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân


3  5 4 3 2 1
hàng

Các chỉ tiêu hoạt động       

1. Vòng quay tài sản 3  5 4 3 2 1

2. Vòng quay tồn kho 3  5 4 3 2 1

3. Kỳ thu tiền bình quân 3  5 4 3 2 1

13
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Các chỉ tiêu doanh lợi       

1. Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu 5  5 4 3 2 1

2. Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài


5  5 4 3 2 1
sản

3. Lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở


5  5 4 3 2 1
hữu

Bảng 2: Bảng tính điểm mức độ tín nhiệm


Sau khi đã tổng cộng điểm số của doanh nghiệp, dựa vào bảng dưới đây để xếp
hạng doanh nghiệp:

ĐIỂM XẾP LOẠI KẾT LUẬN

Doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp hoạt động rất


156  180 AA tốt, đạt hiệu quả và có triển vọng phát triển cao, rủi ro
thấp.

Nằm trong loại này là doanh nghiệp hoạt động có hiệu


131 – 155 A quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát
triển, rủi ro thấp.

Đây là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có tiềm năng


phát triển. Tuy nhiên còn một số hạn chế về tiềm lực tài
106 – 130 BB
chính và tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung
bình.

Doanh nghiệp loại này hoạt động chưa hiệu quả, khả
81 – 105 B năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro
trung bình.

Đây là doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, tình


56 – 80 CC hình tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ tài chính.
Rủi ro cao.

<= 55 C Nằm trong loại này là doanh nghiệp có tình hình kinh

14
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu kém,
không có khả năng tự chủ tài chính, đang đứng trước
nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.

Bảng 3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp


II. Tổng quan về ngành
1. Tổng quan về ngành dƣợc phẩm
Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấp
tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở cả tốc độ tăng
của doanh thu và tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thấp nhất trong
giai đoạn này là năm 2010, tuy nhiên, vẫn ở mức khá cao là 10%. Tốc độ tăng trưởng
khả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về dung lượng thị phần của ngành, từ đó
khuyến khích các công ty trong ngành đầu tư mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy mô
tài sản.
Trong quá trình tăng trưởng tài sản, quy mô tài sản dài hạn và tỷ trọng tài sản
dài hạn trên tổng tài sản có xu hướng gia tăng. Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài
sản đã tăng từ mức 24% cuối năm 2007 lên mức 31% cuối năm 2011. Điều này cho
thấy các doanh nghiệp trong ngành tích cực đầu tư mở rộng dây chuyển sản xuất để
mở rộng quy mô kinh doanh.

Hình 1: Tốc độ tăng trƣởng hàng năm của ngành dƣợc phẩm

15
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Nếu phân theo khu vực địa lý, thị trường thuốc chủ yếu tập trung ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trường
thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%, 15% thị phần còn lại là ở các khu vực
khác.
Rủi ro tài chính của ngành:
Trong giai đoạn 2007 – 2011, ngành dược phẩm đã liên tục gia tăng mức độ sử
dụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng. Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành
đã gia tăng từ mức 32% cuối năm 2007 lên mức 40% cuối năm 2011. Tuy nhiên, hệ số
nợ này vẫn thấp hơn 50% cho thấy đây vẫn là đòn bẩy tài chính ở mức độ vừa phải.
Trong cơ cấu nợ của ngành, chiếm tỷ trọng chủ đạo là nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho
vốn lưu động. Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm 92% tổng nợ phải trả.
Riêng nhóm 5 công ty đầu ngành (bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco,
Traphaco, Mekophar và Imexpharm), mặc dù hệ số nợ có xu hướng gia tăng, tuy
nhiên, hệ số nợ ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Kết quả này phù
hợp với lý thuyết trật tự phân hạng về tài trợ, đó là các công ty này sinh lời tốt, có quy
mô lợi nhuận lớn so với nhu cầu đầu tư mới, do đó, họ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nội
sinh là lợi nhuận để lại và không cần huy động nhiều các nguồn tài trợ bên ngoài,
khiến hệ số nợ duy trì ở mức thấp.
2. Xu hƣớng của thị trƣờng dƣợc
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp dược đang có 3 hướng đi:
1. Mua thuốc của các công ty sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài
để phân phối và chỉ làm công việc phân phối mà thôi.
2. Sáng tạo ra mặt hàng mới bằng tân dược rồi chuyển sang nước ngoài sản xuất
sau đó lại nhập thành phẩm về - coi như đó là thuốc nhập ngoại dù bản chất là thuốc
Việt Nam.
3. Khai thác các bài thuốc cổ phương, hiệu quả chữa bệnh của cây cỏ trong nước
làm ra dạng thuốc đi từ dược liệu trong nước như một số công ty: Traphaco, Nam
dược, Dược phẩm Hoa Linh, Dược phẩm Tâm Bình… đã làm. Hướng đi này khai thác
được thế mạnh của của những cây cỏ dược liệu có sẵn ở Việt Nam và những bài thuốc
cổ phương đã có lâu đời, chứng minh cơ sở khoa học rồi vận dụng phương thức sản
xuất hiện đại làm cho các thuốc này có quy mô lớn hơn, chất lượng chữa bệnh tốt hơn,

16
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

đồng thời duy trì được mức giá hợp lý, phát huy thế mạnh người Việt dùng hàng Việt
- đó là cái đặc sắc, độc đáo mà không nước nào có thể cạnh tranh được.
Điều đáng nói ở đây là ngày càng có nhiều công ty làm theo cách thứ ba, chính
vì vậy mà sản phẩm cùng chủng loại ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh ngày một
gay gắt. Thị trường cạnh tranh tuy là sự khó khăn với các công ty dược nhưng lại có
những mặt tích cực của nó: đào thải những công ty yếu kém, làm ăn gian dối. Thị
trường khó khăn nên các doanh nghiệp dược cũng có nhiều "chiêu" để tồn tại vì các
sản phẩm cùng chủng loại ngày càng nhiều và sự cạnh tranh hoặc thế chỗ nhau một
cách nghiệt ngã.
Với sự cạnh tranh ngày càng lớn, các doanh nghiệp phải có một chiến lược
riêng. Có doanh nghiệp tung ra một loạt các sản phẩm mới về chăm sóc sắc đẹp, chăm
sóc sức khỏe như Sao Thái Dương, Hoa Linh, Nhất Nhất, Dược phẩm Á Âu.... Tuy
nhiên, việc các sản phẩm đó có trụ vững và chiếm lĩnh thị trường một cách bền vững
hay không thì còn phải chờ thời gian kiểm định về chất lượng thì mới có được câu trả
lời chính xác.
Ngược lại với cách làm trên, một số doanh nghiệp chọn hướng đi chắc chắn là
đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, mời các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành cùng
hợp tác, nghiên cứu kỹ càng để đưa ra một số sản phẩm có chất lượng cao, bỏ công
sức, dành thời gian tạo dựng thương hiệu, từng bước chiếm lĩnh thị trường một cách
bền vững rồi mới mở rộng và phát triển thêm sản phẩm như Nam Dược, Dược phẩm
Tâm Bình…
Thị trường dược cạnh tranh ngày một gay gắt đem đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngày càng chất lượng hơn, giá cả phù hợp hơn.
Các doanh nghiệp dược muốn tồn tại và phát triển buộc phải tự nâng tầm mình bằng
việc đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng xu thế điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe của người
dân và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

3. Thuận lợi và khó khăn của ngành dƣợc Việt Nam


3.1 Thuận lợi

 Việt Nam có một hệ thống phân phối thuốc khá phát triển.
 Nguồn nhân lực giá rẻ, tay nghề khá.

17
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Chính sách quan tâm của Nhà nước và chính phủ đến ngành dược, chú trọng
tập trung phát triển ngành để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước
và của ngành y tế.

 Tính bản quyền trong ngành dược được tôn trọng và bắt buộc tuân thủ.
3.2 Khó khăn

 Thị trường dược tuy còn nhiền tiềm năng chưa được khai thác hết nhưng sản
xuất trong nước chỉ đáp ứng 40% nhu cầu sử dụng thuốc, 60% dành cho các sản phẩm
nước ngoài.

 Nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc chủ yếu phải nhập khẩu.
 Nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thiếu thốn.
 Kỹ thuật sản xuất thuốc còn hạn chế, đa số các dây chuyền sản xuất thuốc ở
Việt Nam chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường, hàm lượng kỹ thuật thấp, tính
đặc trị của các loại thuốc này không cao.

 Giá thuốc do Bộ Y tế quản lý.


III. Phân tích Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Hình 2: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco


Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
Địa chỉ: 66 quốc lộ 30, P.Phú Mỹ, Thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 84-(67) 385 2278/4674 Fax: 84-(67) 385 1270
Email: domesco@domesco.com/vpcty@domesco.com
Website: http://www.domesco.com
 Lịch sử hình thành:

18
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Công ty được thành lập từ tháng 7/1985 theo Quyết định số 349/TCCB của Uỷ
Ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp với tên gọi là Công ty Vật tư Thiết bị Y tế mà tiền thân
là Trạm Vật tư Y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp.

 Trong quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, Công ty đã qua 7 lần thay
đối tên đăng kí kinh doanh để thích nghi với vi phạm hoạt động. Từ 1/1/2004 đến nay,
công ty hoạt động với tên gọi Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế Domesco.

 Ngày 01/01/2004, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco chính thức
đi vào hoạt động theo QĐ số 144/ QĐ.UB.TL ngày 27/11/2003 của uỷ ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp và giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/12/2003 .

 Năm 2005, công ty thực hiện tăng vốn từ 60 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng cho Cổ
đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên công ty và các đối tác chiến lược của công ty.

 Công ty bắt đầu niêm yết với mã DMC ngày 25/12/2006 trên sàn giao dịch
chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tổ chức tư vấn: công ty Chứng khoán Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam. Kiểm toán độc lập: công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn
Tài chính Kế toán (AFC).
 Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làm
thuốc cho người.- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nước hoa, các loại hóa-mỹ
phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước & nhập khẩu.

 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm chế biến, nước uống tinh
khiết, nước khoáng thiên nhiên và nước uống từ dược liệu, nước uống không cồn.

 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy hải sản, thuốc thú y, thức ăn gia súc,
gia cầm và thủy sản.
 Chiến lược phát triển
 Phát triển bền vững thành một Tập đoàn về Dược - Thực phẩm chức năng, có
đủ sức chiếm thị phần lớn trong cả nước, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế để
mở rộng xuất khẩu.

19
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Đầu tư mở rộng và chuyên sâu cho nghiên cứu phát triển để tạo ra nhiều sản
phẩm mới, dạng bào chế mới bằng công nghệ mới và thiết bị tiên tiến để có đủ sức
vượt qua “Rào cản kỹ thuật Thương mại Quốc tế” ( Technical Barriers To
Internationaltrade – TBT) xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới: Nhật, Myanmar,
Philippine…hướng đến xuất khẩu toàn cầu.

 Triển khai đầu tư nuôi trồng các vùng Dược liệu qua hình thức liên kết, hợp tác
đa phương với mục tiêu đạt chứng nhận Organic làm tiền đề cho việc thực hiện tiêu
chuẩn mới là Thực hành tốt nuôi trồng Dược liệu (GAP - Good Agriculture Practices)
tiến đến ISO 22000.

 Quản lý chất lượng phải được kết nối với quản lý tri thức nhằm kiến tạo “Kho
tri thức của Công ty”.

 Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn trong và ngoài nước về
mặt sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.
2. Phân tích cơ cấu
 Cơ cấu tài sản

Bảng 4: Cơ cấu tài sản


Qua bảng cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO
trong ba năm 2009, 2010, 2011, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng
tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn.

20
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2009 là 57%, năm 2010 là 56.94%, năm 2011 là
60.37%. Trong đó, chủ yếu là tăng tỷ trọng tiền, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn
và hàng tồn kho tương đối ổn định, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác giảm. Thay đổi cơ
cấu tài sản ngắn hạn theo hướng này là được đánh giá hợp lý và hiệu quả.
Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2009 là 43%, năm 2010 là 43.06% và năm 2011 là
39.63%. Trong đó, chủ yếu là giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài
hạn khác, tài sản cố định tăng. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định,
qua số liệu ta thấy tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty tăng dần từ
năm 2009 đến 2011.
 Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn


Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế
DOMESCO trong ba năm 2009, 2010, 2011, ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty
thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nợ phải trả và giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu.
Tỷ trọng nợ phải trả năm 2009 là 29.31%, năm 2010 là 28.73%, năm 2011 là
31%. Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm 1.73% từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng
3.92% từ năm 2010 đến năm 2011. Tỷ trọng nợ dài hạn tăng 1.17% từ năm 2009 đến
năm 2010 và giảm 1.65% từ năm 2010 đến năm 2011.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2009 là 70.69%, năm 2010 là 71.27% và năm
2011 là 69%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng 1.23% từ năm 2009 đến năm 2010 và
giảm 2.27% từ năm 2010 đến năm 2011.
 Cơ cấu doanh thu

21
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Bảng 6: Cơ cấu doanh thu


Qua bảng cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế
DOMESCO trong ba năm 2009, 2010, 2011, ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng:
năm 2010 tăng 41,203 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 tăng 81,765 triệu
đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, doanh thu thuần của công ty giảm 24,458 triệu
đồng từ năm 2009 đến năm 2010, từ năm 2010 đến năm 2011 doanh thu thuần tăng
88,617 triệu đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 508 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010
và tăng 3,922 triệu đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
Thu nhập khác giảm 12,874 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng
261,479 triệu đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
 Cơ cấu chi phí
Qua bảng cơ cấu chi phí của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO
trong ba năm 2009, 2010, 2011, ta thấy chi phí hầu như có xu hướng giảm từ năm
2009 đến năm 2010 và tăng từ năm 2010 đến năm 2011.

22
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Bảng 7: Cơ cấu chi phí


Giá vốn hàng bán giảm 22,019 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng
30,119 triệu đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
Chi phí bán hàng giảm 21,498 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng
43,950 triệu đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
Chi phí quản lý giảm 2,795 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng
13,592 triệu đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
Chi phí khác giảm 5,036 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng 8 triệu
đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
Chi phí tài chính tăng 13,323 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010 và giảm
309 triệu đồng từ năm 2010 đến năm 2011.
3. Phân tích các chỉ số tài chính
3.1 Hệ số khả năng thanh toán
3.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010,
2011 lần lượt là 2.05; 2.24; 2.06
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của DOMESCO trong 3 năm tốt, đều
thuộc giới hạn hợp lý của chỉ số này. Đồng thời chỉ số này của doanh nghiệp cũng
không quá cao.
Năm 2010, chỉ số này cao nhất trong 3 năm và tăng 0.9 so với năm 2009,
nhưng đến năm 2011 chỉ số này giảm 0.8. Năm 2009 chỉ số này đạt mức thấp nhất
trong 3 năm.
3.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010,
2011 lần lượt là 1.2; 1.22; 1.29
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt, nằm trong giới hạn hợp lý
của chỉ số này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty khá tốt song chỉ số
này còn khá thấp. Doanh nghiệp nên tăng chỉ số này lên vào các năm sau để giảm
thiểu rủi ro tài chính.
3.1.2 Khả năng thanh toán bằng tiền

23
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010,
2011 lần lượt là 0.12; 0.21; 0.25
Chỉ số này của công ty quá thấp, trong 3 năm chỉ số này vẫn không thể đạt mức
nằm trong giới hạn hợp lý của chỉ số này, chứng tỏ công ty không có đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp nên chú trọng tăng chỉ số này qua
các năm sau.
3.2 Hệ số kết cấu tài chính
3.2.1 Hệ số nợ
Hệ số nợ của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 29.96%;
28.73%; 31%
Hệ số nợ của doanh nghiệp tốt, nằm trong giới hạn hợp lý từ 20%-60% nhưng
có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009- 2011 chứng tỏ các khoản nợ của Domesco gia
tăng trong khi đó khả năng thanh toán không cao. DMC nên cải thiện chỉ số này trong
những kỳ tới.
3.2.2 Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 0.7,
0.71, 0.69
Vốn chủ sở hữu của DMC chiếm tỷ lệ cao (>= 60%) trong tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp chứng tỏ đa phần tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ VCSH của
DMC. Vì DMC là doanh nghiệp sản xuất nên với số liệu qua các năm cho thấy DMC
duy trì tỷ lệ này tốt nhưng chỉ số giảm dần qua các năm chứng tỏ tài sản được tài trợ
từ nguồn vố vay đang tăng lên nhưng không đáng kể.
3.2.3 Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần
lượt là 22.77; 9.08; 11.82
Hệ số này có xu hướng giảm qua các năm chứng tỏ khả năng chi trả lãi vay của
Doanh nghiệp đang thấp dần. Tuy chỉ số này của doanh nghiệp nàm trong giới hạn
hợp lý song duy trì ở mức quá cao nhất là năm 2009 đến năm 2010, 2011 tỷ lê này
được duy trì ở mức hợp lý cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả và Doanh
nghiệp có chiều hướng tăng trưởng nhanh.

24
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

3.3 Tỷ số hoạt động


3.3.1 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần
lượt là 6.68; 5.69; 5.84
Chỉ số này của DMC năm 2009 nằm trong giới hạn hợp lý của chỉ số này, năm
2010 và 2009 chỉ số này hơi thấp so với giới hạn hợp lý và có xu hướng giảm qua các
năm chứng tỏ Doanh nghiệp có thể xảy ra tình trạng hàng hóa sản xuất không đủ cung
cấp cho khách hàng, Doanh nghiệp nên cải thiên chỉ số này trong kỳ tiếp theo.
3.3.2 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt
là 56.67; 60.22; 59.40
DMC có kỳ thu tiền bình quân quá dài, vượt giới hạn hợp lý rất lớn cho thấy
công ty đang bị chiếm dụng vốn rất lớn, đồng thời chỉ số này có xu hướng tăng nếu
kéo dài qua các kỳ kinh doanh sau sẽ ảnh hưởng đến kê hoạch hoạt động sản xuất của
công ty.
3.3.3 Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động của DOMESCO trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần
lượt là 2.9; 2.5; 2.43
Chỉ số này của Doanh nghiệp thấp hơn giới hạn hợp lý đối với các Doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất. Doanh nghiệp cần cải thiện chỉ số này trong các
năm tiếp theo.
3.3.4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của DMC trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần
lượt là 3.79; 3.31; 3.46
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của DMC ổn định nằm trong giới hạn hợp lý.
Năm 2010 chỉ số này giảm 0.48 so với năm 2009, năm 2011 tăng 0.15 so với năm
2010, cho thấy chỉ số này của doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng vẫn có xu hướng
giảm.
3.3.5 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của DMC trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần
lượt là 5.17; 3.76; 3.3

25
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Chỉ số này của DMC duy trì khá ổn định qua các năm song co xu hướng giảm
cho thấy Doanh nghiệp có xu hướng tăng việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu và
giảm kinh doanh sản phảm tự sản xuất. Doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì chỉ số này
và năng cao chỉ số này.
3.3.6 Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản của DMC trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 1.65;
1.42; 1.43
Chỉ số này của Doanh nghiệp quá thấp, năm 2010 chỉ số này giảm 0.23 so với
năm 2009 đến năm 2011 chỉ số này được cải thiện nhưng không đáng kể. DMC cần
cải thiên chỉ số này qua các năm sau.
3.4 Tỷ số doanh lợi
3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DMC trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần
lượt là 10.47%; 10.19%; 9.88%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DMC giảm dẩn qua các năm và chỉ số này
của DMC khá thấp cho thấy DMC đang gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh quy
mô kinh doanh.
3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DMC trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là
16.96%; 15.36%; 14.76%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DMC giảm dẩn qua các năm, cho thấy DMC sử
dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận chưa tốt.
3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DMC trong 3 năm 2009, 2010, 2011
lần lượt là 16.96%; 15.36%; 14.76%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DMC giảm dẩn qua các năm, cho
thấy DMC sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả đang giảm dần. DMC nên cải thiện
chỉ số này trong những năm sau.
4. Phân tích 4 cân đối
 Năm 2009
Cân đối 1:

26
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Vốn chủ sở Tài sản ngắn Tài sản dài hạn


= +
hữu hạn ban đầu ban đầu
VT = 497,253 (triệu đồng)
VP = 404,665 – 200,928 + 305,311 = 509,049 (triệu đồng)
Nhận xét: Vốn CSH không đủ trang trải cho tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cân đối 2:
Vốn chủ sở Vốn vay Tài sản ngắn Tài sản dài hạn
+ = +
hữu hợp pháp hạn ban đầu ban đầu
VT = 497,253 + 11,541 = 508,794 (triệu đồng)
VP = 509,049 (triệu đồng)
Nhận xét: Vốn CSH và vay hợp pháp không đủ trang trải cho tổng tài sản của doanh
nghiệp
Cân đối 3:
Nguồn Tài
Tài sản Tài sản
Vốn chủ Vốn vay vốn sản
+ + = ngắn hạn + dài hạn +
sở hữu hợp pháp thanh thanh
ban đầu ban đầu
toán toán
VT = 508,794 + 212,724 – 11,541 = 709,977 (triệu đồng)
VP = 509,049 + 200,928 + 0 = 709,977 (triệu đồng)
Nhận xét: Sau khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, khoản vay hợp pháp, và chiếm
dụng, doanh nghiệp đã đảm bảo được khả năng trang trải hoạt động kinh doanh trong
kỳ.
Cân đối 4:
Nguồn
Tài sản Tài sản Tài sản
Vốn chủ sở Vốn vay vốn
+ - ngắn hạn - dài hạn = thanh +
hữu hợp pháp thanh
ban đầu ban đầu toán
toán
VT = 508,794 – 509,049 = - 255 (triệu đồng)
VP = 200,928 – 212,724 + 11,541 = - 255 (triệu đồng)
Nhận xét: Doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều hơn bị khách hàng chiếm dụng.
 Năm 2010

27
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Cân đối 1:
Vốn chủ sở Tài sản ngắn Tài sản dài hạn
= +
hữu hạn ban đầu ban đầu
VT = 546,492 (triệu đồng)
VP = 436,618 – 185,120 + 330,191 – 0 = 581,689 (triệu đồng)
Nhận xét: Vốn CSH không đủ trang trải cho tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cân đối 2:
Vốn chủ sở Vốn vay Tài sản ngắn Tài sản dài hạn
+ = +
hữu hợp pháp hạn ban đầu ban đầu
VT = 546,492 + 0 + 24,085 = 570,577 (triệu đồng)
VP = 581,689 (triệu đồng)
Nhận xét: Vốn CSH và vay hợp pháp không đủ trang trải cho tổng tài sản của doanh
nghiệp
Cân đối 3:
Nguồn Tài
Tài sản Tài sản
Vốn chủ Vốn vay vốn sản
+ + = ngắn hạn + dài hạn +
sở hữu hợp pháp thanh thanh
ban đầu ban đầu
toán toán
VT = 570,577 + 220,317 – 24,085 = 766,809 (triệu đồng)
VP = 581,689 + 185,120 + 0 = 766,809 (triệu đồng)
Nhận xét: Sau khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, khoản vay hợp pháp, và chiếm
dụng, doanh nghiệp đã đảm bảo được khả năng trang trải hoạt động kinh doanh trong
kỳ.
Cân đối 4:
Nguồn
Tài sản Tài sản Tài sản
Vốn chủ sở Vốn vay vốn
+ - ngắn hạn - dài hạn = thanh +
hữu hợp pháp thanh
ban đầu ban đầu toán
toán
VT = 570,577 – 581,689= - 11,112 (triệu đồng)
VP = 185,120 – 220,317 + 24,085 = - 11,112 (triệu đồng)
Nhận xét: Doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều hơn bị khách hàng chiếm dụng.

28
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Năm 2011
Cân đối 1:
Vốn chủ sở Tài sản ngắn Tài sản dài
= +
hữu hạn ban đầu hạn ban đầu
VT = 575,418 (triệu đồng)
VP = 503,495 – 240,951 + 330,501 = 593,045 (triệu đồng)
Nhận xét: Vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cân đối 2:
Vốn chủ sở Vốn vay Tài sản ngắn Tài sản dài hạn
+ = +
hữu hợp pháp hạn ban đầu ban đầu
VT = 575,418 + 9,659 = 585,077 (triệu đồng)
VP = 593,045 (triệu đồng)
Nhận xét: Vốn chủ sở hữu và vay hợp pháp không đủ trang trải cho tổng tài sản của
doanh nghiệp.
Cân đối 3:
Nguồn Tài
Tài sản Tài sản
Vốn chủ Vốn vay vốn sản
+ + = ngắn hạn + dài hạn +
sở hữu hợp pháp thanh thanh
ban đầu ban đầu
toán toán
VT = 585,077 + 258,578 – 9,659 = 833,996 (triệu đồng)
VP = 593,045 + 240,951 = 833,996 (triệu đồng)
Nhận xét: Sau khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, khoản vay hợp pháp, và chiếm
dụng, doanh nghiệp đã đảm bảo được khả năng trang trải hoạt động kinh doanh trong
kỳ.
Cân đối 4:
Nguồn
Tài sản Tài sản Tài sản
Vốn chủ Vốn vay vốn
+ - ngắn hạn - dài hạn = thanh +
sở hữu hợp pháp thanh
ban đầu ban đầu toán
toán
VT = 585,077 – 593,045 = -7,968 (triệu đồng)
VP = 240,951 – 258,578 + 9,659 = - 7,968 (triệu đồng)

29
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Nhận xét: Doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều hơn bị khách hàng chiếm dụng.
5. Đánh giá tín nhiệm
 Năm 2009:

Mức độ Hệ Điểm quy


Chỉ tiêu Tỷ số Điểm
tín nhiệm số đối

Các chỉ tiêu thanh khoản

Hệ số khả năng thanh toán hiện


2.05 B 4 2 8
thời

Hệ số khả năng thanh toán


1.2 B 4 1 4
nhanh

Các chỉ tiêu cân nợ 0

Tỷ số nợ 29,96% A 5 3 15

Tỷ số nợ/ Vốn CSH 42.78% A 5 3 15

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ


- - - 3 -
NHàng

Các chỉ tiêu hoạt động 0

Vòng quay tài sản 1.65 D 2 3 6

Vòng quay hàng tồn kho 6.68 A 5 3 15

Kỳ thu tiền bình quân 56.67 C 3 3 9

Các chỉ tiêu doanh lợi 0

ROS 10.47% A 5 5 25

ROA 16.96% A 5 5 25

ROE 23.17% A 5 5 25

Bảng 8: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2009


Đánh giá tín nhiệm: Xếp loại A. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài
chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp.

30
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Năm 2010:

Mức độ Hệ Điểm quy


Chỉ tiêu Tỷ số Điểm
tín nhiệm số đối

Các chỉ tiêu thanh khoản

Hệ số khả năng thanh toán hiện


2.24 A 5 2 10
thời

Hệ số khả năng thanh toán


1.22 B 4 1 4
nhanh

Các chỉ tiêu cân nợ 0

Tỷ số nợ 28.73% A 5 3 15

Tỷ số nợ/ Vốn CSH 40.31% A 5 3 15

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ


- - 3 -
NHàng

Các chỉ tiêu hoạt động 0

Vòng quay tài sản 1.42 E 1 3 3

Vòng quay hàng tồn kho 5.69 A 5 3 15

Kỳ thu tiền bình quân 60.22 E 1 3 3

Các chỉ tiêu doanh lợi 0

ROS 10.19% A 5 5 25

ROA 15.36% A 5 5 25

ROE 21.73% A 5 5 25

140

Bảng 9: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2010


Đánh giá tín nhiệm: Xếp loại A. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài
chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp.
 Năm 2011:

31
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Mức độ Hệ Điểm quy


Chỉ tiêu Tỷ số Điểm
tín nhiệm số đối

Các chỉ tiêu thanh khoản

Hệ số khả năng thanh toán hiện


2.06 B 4 2 8
thời

Hệ số khả năng thanh toán


1.29 A 5 1 5
nhanh

Các chỉ tiêu cân nợ 0

Tỷ số nợ 31.00% A 5 3 15

Tỷ số nợ/ Vốn CSH 44.94% A 5 3 15

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ


- - - 3 -
NHàng

Các chỉ tiêu hoạt động 0

Vòng quay tài sản 1.43 E 1 3 3

Vòng quay hàng tồn kho 5.84 A 5 3 15

Kỳ thu tiền bình quân 59.4 D 2 3 6

Các chỉ tiêu doanh lợi 0

ROS 9.88% A 5 5 25

ROA 14.76% A 5 5 25

ROE 21.06% A 5 5 25

142

Bảng 10: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2011


Đánh giá tín nhiệm: Xếp loại A. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài
chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp.
IV. So sánh
1. So sánh với toàn ngành dƣợc

32
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Đơn vị: tỷ đồng (các chỉ tiêu ngành được tính bằng trung bình ngành)
DMC Y tế
(2008 - 2011) (2008 - 2011)

Doanh thu thuần bán


hàng và cung cấp dịch 3,049.1 2,404.58
vụ

Thu nhập khác 13.31 11.85

Lãi/lỗ thuần công ty liên


00 -00.3
kết

Lợi nhuận thuần từ hoạt


291.83 254.36
động kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế 300.07 256.02

Tổng cộng tài sản 522.43 458.16

Nợ ngắn hạn 130.86 203.09

Tổng nợ 141.37 214.41

Vốn chủ sở hữu 381.06 242.87

Biên lợi nhuận gộp 29.29% 27.33%

Biên lợi nhuận ròng 7.28% 8.73%

ROA 31.86% 34.35%

ROE 43.69% 64.79%

Số vòng quay vốn lưu


13.81 13.85
động ròng

Số vòng quay tổng tài


4.38 3.94
sản

Số vòng quay hàng tồn


12.45 10.3
kho

33
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Nợ dài hạn/Vốn CSH 2.76% 4.66%

Tổng nợ/Tổng tài sản 27.06% 46.8%

Hệ số thanh toán tức


0 0.26
thời

Hệ số thanh toán Nhanh


1.27 1.01
(Quick Ratio)

Hệ số thanh toán Hiện


2.27 1.64
hành (Current Ratio)

Bảng 11: So sánh DMC với ngành dƣợc


2. So sánh với Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm IMEXPHARM (IMP)
 Hệ số nợ

2009 2010 2011

DMC 29.96 28.73 31

IMP 26.49 21.54 14.34

Bảng 12: So sánh hệ số nợ của DMC và IMP

34
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Hình 3: So sánh hệ số nợ DMC và IMP


Nhận xét: Hệ số nợ của doanh nghiệp gần giới hạn hợp lý (30 – 50%). Qua các năm
hệ số nợ cao hơn IMP.

35
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Hệ số tự tài trợ

2009 2010 2011

DMC 70.04 71.27 69

IMP 73.51 78.46 85.66

Bảng 13: So sánh hệ số tự tài trợ của DMC và IMP

Hình 4: So sánh hệ số tự tài trợ DMC và IMP


Nhận xét: Hệ số nợ của doanh nghiệp gần bằng giới hạn hợp lý (50 - 70%). Qua các
năm hệ số nợ của doanh nghiệp nhỏ hơn IMP.

36
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Hệ số thanh toán lãi vay

2009 2010 2011

DMC 11.82 9.08 22.77

IMP 45.82 41.16 153.91

Bảng 14: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP

Hình 5: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP


Nhận xét: Hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp khá cao. Cao hơn giới hạn hợp
lý. Nhưng qua các năm thấp hơn IMP.

37
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Vòng quay hàng tồn kho

2009 2010 2011

DMC 6.68 5.69 5.84

IMP 3.84 4.15 3.93

Bảng 15: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP

Hình 6: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP


Nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2009 nằm trong giới hạn
hợp lí. Nhưng đến năm 2010 giảm còn 5.69. Đến năm 2011 tăng nhẹ lên 5.84. Nằm
dưới giới hạn lợp lý. Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp cao hơn
vòng quay hàng tồn kho của IMP.

38
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Kỳ thu tiền bình quân

2009 2010 2011

DMC 56.67 60.22 59.4

IMP 66.2 82.48 85.43

Bảng 16: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP

Hình 7: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP


Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp tăng nhẹ qua các năm. Nhưng cao
hơn giá trị hợp lý là 12. Doanh nghiệp quản trị chưa hiệu quả, bị khách hàng chiếm
dụng vốn.Quan sát biểu đồ cho ta thấy kỳ thu tiền bình quân tăng nhẹ qua các năm.
Nhưng so với IMP công ty vẫn có kỳ thu tiền bình quân tốt hơn.

39
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Vòng quay vốn lƣu động

2009 2010 2011

DMC 2.9 2.5 2.43

IMP 1.53 1.52 1.49

Bảng 17: So sánh vòng quay vốn lƣu động DMC và IMP

Hình 8: So vòng quay vốn lƣu động DMC và IMP


Nhận xét: Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp giảm nhẹ qua các năm, và thấp
hơn giới hạn lợp lý. Tuy nhiên vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp cao hơn
IMP.

40
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

2009 2010 2011

DMC 3.79 3.31 3.46

IMP 3.52 3.4 3.09

Bảng 18: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP

Hình 9: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP


Nhận xét: Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty nẵm trong giới hạn hợp lý.

41
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Vòng quay tài sản

2009 2010 2011

DMC 1.65 1.42 1.43

IMP 1.07 1.05 1.01

Bảng 19: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP

Hình 10: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP


Nhận xét: Vòng quay tài sản của doanh nghiệp nằm dưới giới hạn hợp lý (3-4 vòng).
Dựa vào biểu đồ ta thấy vòng quay tài sản của doanh nghiệp qua các năm cao hơn
IMP.

42
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

2009 2010 2011

DMC 10.47 10.19 9.88

IMP 12.14 12.8 14.22

Bảng 20: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP

Hình 11: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp vào năm 2012 là 9.88%.
Cứ 100 đồng doanh thu thì tao ra 9.88 đồng lợi nhuận.
Qua các năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp giảm nhẹ. Nhìn chung
DMC luôn có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhỏ hơn IMP.

43
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

2009 2010 2011

DMC 16.96 15.36 14.76

IMP 12.13 13.24 14

Bảng 21: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP

Hình 12: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp vào năm 2011 là 14.76%. Cứ
100 đồng doanh thu thì tao ra 14.76 đồng lợi nhuận.
Qua biểu đồ ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp giảm nhẹ qua các
năm. Và cao hơn IMP.

44
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

2009 2010 2011

DMC 23.17 21.73 21.06

IMP 15.33 17.41 17.02

Bảng 22: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP

Hình 13: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào năm 2011 là
23.17%. Cứ 100 đồng doanh thu thì tao ra 23.17 đồng lợi nhuận Nhìn chung qua các
năm tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp tăng. Nhưng năm 2010 giảm nhẹ.
Qua các năm tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp cao hơn IMP.

45
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

V. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị đầu tƣ


1. Phân tích SWOT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
 Thế mạnh
Công ty là một trong số các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Đồng Tháp, là doanh
nghiệp hàng đầu về ngành dược khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có
hệ thống các nhà máy sản xuất theo quy trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP.
Là một trong số ít các doanh nghiệp dược phẩm có đầy đủ các chứng chỉ GMP,
GLP, GSP; đạt tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000,
phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
Quy mô nguồn vốn kinh doanh tương đối lớn, tiềm năng tăng trưởng cao, tình
hình tài chính lành mạnh và khả năng sinh lời lớn là những lợi thế giúp công ty thực
hiện tốt các chiến lược kinh doanh và tạo ra vị thế trên thị trường trong tương lai.
 Điểm yếu
Là một doanh nghiệp Nhà nước mới cổ phần hóa, công ty phải thích ứng theo
cơ chế hoạt động của một công ty cổ phần.
Thâm nhập chưa sâu vào nhu cầu trị liệu của địa phương.
Lực lượng tiếp thị mỏng cả khối điều trị và mạng lưới kinh doanh.
Các chính sách bán hàng không thể linh hoạt do ràng buộc về quy chế quản lý
tài chính (của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) nên các mặt hàng của công ty sản xuất
vào được khối điều trị đều qua các công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối.
 Cơ hội
Ngành công nghiệp dược từ nay đến năm 2010 được định hướng trở thành
ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của cả nước, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP cao,
thị trường ngành dược hứa hẹn trở thành một trong những thị trường sôi động nhất và
mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
Việc không ngừng nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới có chất lượng
cao sẽ mở ra những cơ hội cho công ty trong việc xuất khẩu các mặt hàng truyền
thống ra nước ngoài.

46
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Việc tham gia niêm yết cổ phiếu Công ty trên thị tường giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới sẽ giúp nâng cao thương hiệu và hình ảnh
của công ty, cho phép công ty có thể huy động những nguồn vốn lớn và có thêm các
đối tác chiến lược.
 Thách thức
Công ty phải không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh để giữ vững và
nâng cao vị thế cũng như thị phần trên thị trường dược Việt Nam.
Khi cổ phiếu Công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung
thì công ty sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về công bố thông tin áp dụng cho
các công ty niêm yết.
2. Phân tích Dupont
 Phương trình Dupont :
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản
= * *
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
= 80,103,348/1,132,056,081*1,132,056,081/833,995,906* = 13.92%
 Ta có:
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu thuần

Vòng quay Doanh thu thuần


=
tài sản Tổng tài sản
Từ đó , ta có phương trình Dupont mở rộng là :
Tổng tài sản
ROE = ROS * Vòng quay tài sản *
Vốn chủ sở hữu

= 10.47%* 1.43*833,995,906/575,417,890 = 21.7%

47
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Nhận xét :
Để gia tăng tỷ số ROE , có 2 cách thường được sử dụng là :
Cách 1: gia tăng tỷ số ROA bằng cách

 Tăng ROS : bằng cách thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí
 Tăng vòng quay tài sản: bằng cách làm hiệu quả vốn đầu tư vào từng loại tài
sản cao .
Cách 2: thực hiện chính sách tài trợ nghiêng về tỷ số nợ. Trong thực tế, tỷ số nợ càng
tăng thì tình hình tự chủ về tài chính cuả doanh nghiệp càng giảm, nhưng nếu doanh
nghiệp vượt qua được thì sẽ làm ROE tăng.
3. Tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp
3.1 Tình hình hoạt động
Domesco là doanh nghiệp lâu năm và có uy tín trong ngành sản xuất dược
phẩm, tuy nhiên trong 3 năm gần đây tình hình hoạt động của công ty có dấu hiệu đi
xuống do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. Tình hình sản xuất của công ty giảm
sút và công ty có dấu hiệu thu hẹp quy mô sản xuất và quay sang tập trung vào nhập
khẩu và phân phối các thiết bị y tế. Đồng thời Domescod có kỳ thu tiền bình quân quá
cao nếu cứ tiếp tục kéo dài trong những kỳ tới sẽ ảnh tiếp tục gây trì trệ cho hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp càng mở rộng hoạt động
kinh doanh sang lĩnh vực nhập khẩu và phân phối vật tư y tế để trang trải những
khoản nợ hiện tại và duy trì hoạt động của công ty.
3.2 Tình hình tài chính
Domesco có các hệ số thanh toán khá ổn định và không có biến động quá lớn
trong 3 năm 2009, 2010, 2011. Tuy nhiên hệ số nợ và hệ số chi trả lãi vay của công ty
có xu hướng tăng trong 3 năm qua chứng tỏ các khoản vay của công ty đang tăng lên
trong đó các khoản vay ngắn hạn của công ty chiếm phần lớn trong khi đó các hệ số
thanh toán của công ty không quá cao, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh
nghiệp lại thấp khiến khà năng thanh toán các khoản nợ của công ty khi đến hạn
không khả quan đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì khả năng
chi trả nợ vay của Domesco được xếp vào loại thấp.
Từ nhận xét trên cho thấy tình hình tài chính của công ty Domesco không tốt
và xuất hiện nhiều rủi ro.

48
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

4. Nhận xét, đánh giá, biện pháp khắc phục


4.1. Nhận xét, đánh giá
Công ty cổ phẩn xuất nhập khâu y tế Domesco qua hơn 20 năm thành lập đã
trải qua nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động kèm theo đó là gặp không ít khó
khăn mà công ty gặp phải. Từ việc các tỷ số trên ta thấy tình hình tài chính của công
ty như sau:

 Có tỷ số thanh khoản rất tốt các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào công ty
 Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở mức cao
 Kỳ thu tiền bình quân của công ty ở mức cao điều này là một phần khó khăn
của công ty

 Khả năng sinh lợi của công ty đang có nguy cơ giảm xuống
 Tỷ số giá trị trường trên lợi nhuận của cổ phiểu tương đối cao
Tuy nhiên, mặc dù có những khó khăn nhưng công ty vẫn có các biện pháp để
khống chế và quản lý tốt các khoản công nợ, tạo uy tín trên thị trường, đen lại niềm tin
cho người sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại lợi
nhuận cho công ty.
4.2. Biện pháp khắc phục
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, doanh nghiệp không chỉ chịu
sự cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn chịu sức ép từ các tập đoàn đa quốc
gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý.
Do vậy để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp phải tìm cho mình một
hướng đi phù hợp. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản
xuất, nâng cao hiệu quả quản lý….mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn
ngoài thông tin kế toán. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì đòi
hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả. Cụ thể, qua quá trình phân tích tình hình tài
chính của Công ty cổ phần Xuất phập khẩu Y thế DOMESCO, một số biện pháp tài
chính được đề ra nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty là:

 Tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay.


 Đầu tư đúng mức vào các loại tài sản, tránh tình trạng đầu tư quá lãng phí hoặc
thiếu thiết bị cho hoạt động sản xuất.

49
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

 Thực hiện tốt công tác quản lí hàng tồn kho: tăng thanh vòng quay hàng tồn
kho nhằm tiết kiệm chi phí tồn kho, dự trữ, tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu
động.

 Công ty cần có chính sách vay nợ và một số mức độ sử dụ nợ hợp lí trong việc
mua tài sản hoặc vào các hoạt động khác của Công ty.
Kiến nghị đầu tư
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DMC dựa vào các yếu tố vừa phân tích
cũng như dựa trên sức mạnh của các lĩnh vực then chốt và tiềm năng tăng trưởng
mạnh của công ty.
DMC có đầy đủ 3 yếu tố:

 Ngành dược là nghành quan trọng và được chính sách hỗ trợ của nhà nước.
 Quy mô hoạt động của DMC không chỉ tập trung vào sản xuất thuốc mà còn
chú trọng đến xuất nhập khẩu thiết bị y tế .

 Có bộ máy lãnh đạo tài năng, kinh nghiệm cùng với chính sách giúp công ty
phát triển.

50
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Kết Luận

Trong suốt quá trình thực hiện đề án “Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco (DMC) 2009-2011” thì nhóm chúng tôi phải
hoàn thành các mục tiêu của đề án là:
 Nghiên cứu cách phân tích của một báo cáo tài chính.
 Hoàn thành báo cáo theo tiêu chuẩn ISO 5966
Bên cạnh đó, là những mục tiêu cho riêng của chúng tôi:
 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
 Bổ sung kiến thức cho môn học qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu.
 Tìm hiểu kĩ hơn các thông tin được cập nhật liên quan đến việc phân tích báo
cáo tài chính.
Qua đề án này, chúng tôi đã biết cách định giá trị của một doanh nghiệp thông
qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời học tập kinh nghiệm quý báu từ việc thực
hiện đề án.

51
Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Tài Liệu Tham Khảo

o Giáo trình Phân tích cáo báo tài chính. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc
Dân.
o www.Google.com.vn
o www.Cafef.vn
o www.Domesco.com
o www.Vinapharm.com.vn
o www.Cophieu68.com
o www.webketoan.com

52

You might also like