You are on page 1of 2

Chủ nghĩa tư bản hiện nay như thế nào:

- Theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của
các nhà tư bản; sự giàu có của các nhà tư bản là từ nguồn lợi nhuận này.
Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá
trình sản xuất. Do vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện nay
- Quan điểm cho rằng máy móc cũng tạo ra giá trị, tạo ra sự giàu có của nhà
tư bản không phải là mới, đã từng bị phê phán. Sai lầm của quan điểm này là
ở chỗ không hiểu bản chất của “của cải”, của “tài sản” trong nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa, trong xã hội tư bản. Đối với con người và xã hội nói chung, ở
mọi giai đoạn phát triển, “của cải”, “tài sản” là tất cả những sản phẩm vật
chất có ích, cần thiết cho cuộc sống, cho sự tồn tại và phát triển của con
người và xã hội loài người, là đất, nước, lúa, gạo, các công cụ, tư liệu sản
xuất, tư liệu sinh hoạt... Song, đối với nhà tư bản, để thực hiện mục đích làm
giàu, sản xuất hay kinh doanh cái gì, hàng hóa gì không quan trọng, đấy chỉ
là phương tiện để khi bán đi có được nhiều tiền hơn. Tiền, một hình thái của
giá trị, mới thật sự là tài sản, của cải trong xã hội tư bản.

- Chủ nghĩa tư bản hiện nay cũng không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu
nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa còn tiếp tục gia tăng, vẫn là chế độ bất
công. Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, một bộ phận công nhân có cổ phiếu,
cổ phần ở các công ty tư bản. Số lượng công nhân có cổ phiếu có thể đông,
nhưng số lượng cổ phiếu mỗi người có đều rất nhỏ, nên thực tế tổng số cổ
phiếu mà người công nhân có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cổ phiếu của
các công ty tư bản (chỉ khoảng 1 -2%). Số lượng ít, phân tán, người lao động
hoàn toàn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty.

- Chủ nghĩa tư bản hiện nay vẫn không ngăn chặn, tránh được các cuộc
khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản, với mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa
cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

- Đồng thời, chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản hiện đại
còn là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường sinh
thái và biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa sự sống của con người trên trái đất.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chế độ xã hội tạo được sự phát triển
ổn định, hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất
của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới.
Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản,
giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát
triển.

- Để có lợi nhuận tối đa, thì đối với nhà tư bản, thời gian lao động của công
nhân càng dài càng tốt, cường độ lao động càng cao càng tốt, chi phí tiền
lương, tiền công, trang bị bảo hộ lao động, phúc lợi cho người lao động càng
ít càng tốt, do đó, luôn tìm mọi cách, kể cả “lách luật” để làm điều này một
cách tinh vi nhất. Sự hình thành đội ngũ công nhân “cổ trắng” trong thời đại
cách mạng công nghệ và các chính sách điều tiết của nhà nước có góp phần
cải thiện đời sống cho một bộ phận công nhân ở các “trung tâm” phát triển,
nhưng tư bản lại chuyển đầu tư sang các vùng “ngoại vi” kém phát triển để
tận dụng lao động giá rẻ, tạo nên tình trạng thất nghiệp ở khu vực trung tâm.

- Ngày nay, mâu thuẫn giữa các công ty, tập đoàn tư bản, các nước tư bản phát
triển với nhau trong việc giành giật thị trường tiêu thụ, các nguồn nguyên liệu,
năng lượng, các phát minh, sáng chế, thành tựu khoa học công nghệ, nguồn nhân
lực chất lượng cao... vẫn diễn ra rất gay gắt. Quan hệ giữa các nước tư bản phát
triển với các nước kém phát triển, đang phát triển thể hiện bên ngoài như những
quan hệ bình đẳng, thỏa thuận từ cả hai phía, nhưng thực chất là quan hệ bất bình
đẳng. Các nước tư bản phát triển giàu có, có nguồn lực tài chính lớn, trình độ
khoa học công nghệ cao, nắm độc quyền các bí quyết công nghệ, thương hiệu
sản phẩm... xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển,
kém phát triển không phải với mục tiêu hỗ trợ phát triển các nước này mà để mở
rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tài nguyên, nguồn lao động rẻ, chuyển giao
những máy móc thiết bị, những công đoạn những ngành sản xuất gây ô nhiễm
môi trường cho những nước này, với giá cả độc quyền do họ chi phối; đồng thời
vẫn sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan để cản trở xuất khẩu hàng hóa của nước đang phát triển, kém phát
triển vào nước họ... Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là xã hội công bằng,
bình đẳng mà con người hướng tới.

Nguồn:
1 Giáo trình XHCNKH 2019
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, tr. 68-69.
3 V.I Lênin: toàn tập

You might also like