You are on page 1of 177

THẬP CHỈ ĐẠO

(Tài liệu cá nhân của Trần Phước Thái)

Quảng Nam, Ngày 1/1/2017

1
TCĐ BÀI 1: Khai Thông Kinh Khí

Ngũ Bội Và Tam Tinh


Hướng vận hành: Từ đầu ngón tay, chân hướng lên ngực và đầu

Tác dụng:

1. Ngũ bội: Tính dương có đặc tính hưng phấn, kích thích. Chủ về gân, cơ
2. Tam tinh: Tính âm, mang tính ức chế. Chủ về huyết
3. Tỉnh huyệt: nơi xuất phát các đường kinh

Khai Thông Kinh Khí


1. Khai thông tay:

 Khai thông kinh khí: bắt đầu từ ngón út, vì làm theo luật tương sinh : Thận,
Can, Tâm, Tỳ, Phế. Làm 15 – 20 giây mỗi ngón. Bên phải làm trước sau đó
chuyển sang bên trái. Chú ý: Đẩy lóng 3 tác dụng mạnh nhất

* Với người nhậy cảm: Đẩy lóng ( Không cần khóa móng)

* Với người thường: Khóa móng + đẩy lóng

* Với người đẩy lóng không tác dụng: Kích móng (Bấm kích lên ngay chỗ khóa

2
móng)

 Khai thông nội tạng:

- Khóa Hộ khẩu + đẩy lóng .

- Hoặc Khóa HK + kích móng

(Đối với ngón 3 thuộc về tâm thì ta đẩy lóng và kích móng nhẹ hơn )

KHÓA HỔ KHẨU

Vị trí: Chỗ lõm dưới mỏm trâm trụ và trâm quay.

KHÓA NHÂN TAM

Nhân Tam: có 3 điểm ở lưng cổ & cẳng tay

- Nhân Tam 1: Chỗ lõm giữa cổ & mu tay - ngang mỏm trâm quay và trâm trụ

- Nhân Tam 2: Trên Nhân Tam 1 khoảng 1 khoát, giữa khe xương quay và xương
trụ.

- Nhân tam 3: Trên Nhân Tam 2 khoảng 1 khoát

3
Khai Thông Chân
Khai thông kinh khí:

- Khóa móng + đẩy lóng

- Hoặc Kích móng

Khai thông nội tạng:

- Khóa KK3 + đỡ Achile + đẩy lóng

- Khóa KK3 + đỡ Achile + kích móng

4
Chân phải: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân ngoài.

Chân trái: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân trong.

Vị trí: Đỉnh giữa mắt cá chân trong và ngoài.

5
Vị trí: Sát dọc bờ ngoài và bờ trong gân Achille.

Móc Achile có một khoảng dài, càng gần sát dưới lực càng mạnh

Giải Huyệt
- Lấy tay đỡ 2 thái dương, bấm 6 huyệt ở 2 mắt, mỗi huyệt bật 5 lần, bật lên trên

- Lấy tay đỡ sau gáy, bật ngang huyệt số 7 (5 lần)

- Lấy tay đỡ sau gáy bật ngang huyệt số 8 (5 lần)

- Đặt 2 tay ở bờ xương cổ từ gáy xuống cuối bờ vai, chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn bóp
ra phía sau 4 lần.

6
TCĐ Bài 2: Ổn Định Tim Mạch, Thần Kinh, Chữa Ngất
Ổn Định Tim Mạch
Tay Phải bệnh nhân: Khóa HK và NT3 cùng lúc. Đồng thời bấm NB1: 5-7 lần

Tay Trái bệnh nhân: Khóa cùng lúc Chí thế 1-2 + Nhân tam 1, bằng mô và ngón
tay cái trái. Đồng thời bấm NB3 (nhẹ): 3-5 lần, rồi NB4 và NB5 (mạnh) bằng
ngón cái phải: 4-5 lần

Ổn Định Thần Kinh


Tay Phải: Khóa Chí thế 4-5 bằng ngón cái. Đồng thời bấm NB3 (nhẹ), rồi NB2

(mạnh) bằng ngón cái Phải: 5-7 lần mỗi ngón

7
Tay Trái: Khóa cùng lúc Chí thế 1-2 + Nhân tam 1 bằng mô và ngón tay cái trái.

Đồng thời bấm NB4 rồi NB5 bằng ngón Phải: 5-7 lần với 1 lượng kích thích như

nhau

Trường Hợp Bị Ngất


Ngất từ 6h sáng – 6h chiều:

- Khóa Chí thế 4-5 + Day Chí thế 1-2


- Khóa Chí thế 1-2 + Day Chí thế 4-5
- Day đồng thời cả 2 huyệt CT 1-2 & CT 4-5

Ngất từ 18h: Dùng Định từ 4-5 & 1-2 (làm giống CT)

TCĐ Bài 3: Bơm Máu Lên Mặt, Đầu, Chân, Tay


Bơm Máu Lên Mặt

 Khóa HK + bấm Ấn tinh

(Hoặc Khóa NB + Bấm Ấn tinh để lên cụ thể từng khiếu)

 Khóa HK + bấm Hoàng ngưu

8
Bơm Máu Lên Đầu
1.Khai thông kinh khí :

- Khóa móng + Đẩy lóng

2. Bơm máu lên đầu:

- Khóa HK + bấm Chí thế 4,5

- Khóa HK + Bấm Đoạt thế ( Khư nai)

* Thêm các huyệt đặc trị

- Khóa HK + bấm Nhật bách

- Khóa HK + bấm Ấn suốt

- Khóa HK + bấm Thái lâu

9
Bơm Máu Xuống Tay
 Khai thông kinh khí:

- Khóa móng + đẩy lóng

 Bơm máu xuống tay:

- Khóa HK + Bấm Thái lâu

- Bóp Tứ thế tay

- Khóa HK + bật Dương hữu

10
- Khóa HK + bật Khô lạc 2

11
Bơm Máu Ở Chân
1.Khai thông kinh khí:

- Khóa móng + đẩy lóng

2. Bơm máu:

- Khóa KK giữa + Bấm đẩy Bí huyền 7-8

-Bóp Tứ thế chân

- Bấm đẩy Đắc quan

- Khóa KK3 (ngoài hoặc trong) + Achile + day Định tử 4-5

- Khóa Khô khốc 3 + day Định tử 4,5: Dẫn máu lên vùng hang

- Khóa Khô khốc 2 + day Định tử 4,5: Dẫn máu lên vùng đầu gối

- Khóa Khô khốc 1+ day Định tử 4,5: Dẫn máu lên vùng cổ chân, bàn chân

12
Nhóm Huyệt Dẫn Máu
• Nhật bách: VT: Tại bờ trước, trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay .

• Dẫn lên đầu: Tay trái khóa HK, tay phải đè lên đầu vai, 4 ngón còn lại đè chặt
mặt sau vai (khóa), ngón cái đè vào huyệt Nhật bách day nhẹ hướng lên trên.

( Nếu không khóa sau vai thì máu không lên đầu mà ra sau vai hoặc xuống tay)

• Đoạt thế ( Khư nai): VT: Từ 1 3 ngoài xương đòn, xuống 1cm, sát dưới xương
đòn, chỗ lõm giữa cơ Delta. -Dẫn máu lên đầu: Khóa HK + day nhẹ Đoạt thế ( day
hướng lên trên).

- Khóa NB1,2,3,4,5 + day Đoạt thế thì máu vào các khiếu: mũi, môi, lưỡi, mắt, tai.

13
• Thái lâu: VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là
huyệt.

- Dẫn máu lên đầu: Cách làm giống Nhật bách, 4 ngón khóa bờ vai, tay trái khóa
HK, ngón cái tay phải day ấn Thái lâu lên trên.

Ghi chú: Day ngang có tác dụng bớt đờm.

- Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa
bờ vai)

• Ấn suốt: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

• Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

• Ấn tinh: VT: Trên đường nối đốt sống cổ 7 với bờ vai phía sau mỏm cùng vai,
lấy điểm giữa rồi hơi nhích vào phía trong một chút. Ở hố trên gai sống xương bả
vai.

• Dẫn máu lên mặt: Bấm Ấn tinh + Khóa NB 1, 2, 3, 4, 5 thì máu sẽ dẫn tới các
khiếu liên hệ : Mũi, Môi miệng, Lưỡi, Mắt, Tai.

• Hoàng ngưu: - Dẫn máu lên mặt: Khóa HK + Ngón cái giữ chặt bắp thịt, bấu 3
ngón tay còn lại vào giữa hố nách. Ấn vào bóp 1 cái, buông ra lại ấn vào bóp 1 cái,
buông ra, làm 5 – 7 lần.

- Dẫn máu xuống tận ngón tay: Khóa HK + bấm Hoàng ngưu, rồi bấm dần từ hố
nách xuống đến khuỷn tay, cổ tay.

• Dẫn máu lên mặt: với bệnh nhân thiếu máu hoa mắt, chóng mặt

• Khóa HK + Khóa Nhân tam + bấm Hoàng ngưu 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 để máu lên
từ từ.

• Dương hữu: VT: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát

- Dẫn máu xuống tay và làm duỗi khuỷn tay bị co cứng: Khóa HK + bật ngang
Dương hữu

• Truyền kinh khí sang đối bên: Khóa HK + day Dương hữu lên trên .

14
• Khô lạc 2: VT: Từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷn tay chia làm 3 phần, huyệt
ở 1 3 từ khuỷn tay xuống

- Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day ngang Khô lạc 2

• Trị câm do chấn thương: Khóa NB1 + day Khô lạc 2 lên trên.

• Bí huyền 7+ 8: Bơm máu xuống chân: Khóa KK giữa + day ngược lên BH7 +8

Đắc quan: - Dẫn máu xuống chân: Không bấm trực tiếp vào huyệt ở chính giữa cổ
chân, nhưng day bấm ở 2 bên gần cạnh huyệt.. Day nhẹ và đẩy lên.

TCĐ Bài 4: Huyết Áp Cao, Huyết Áp Thấp


Huyết Áp Cao
Huyệt đặc trị: Mạch lạc; Mạch tiết

Phân biệt: Huyết áp bình thường 120 80 mmHg ( theo quốc tế) .

Còn 110 70 mmHg ( theo Việt nam)

Được coi là huyết áp cao khi huyết áp tối đa lớn hơn 140mm Hg và huyết áp tối
thiểu hơn 90mm hg

CƠ CHẾ HẠ ÁP

1. Khai thông kinh khí

2. Khóa HK + NT3 + kéo Mạch lạc xuống ( kéo 6 cái – tả).

3. Khóa KK1 + đè mạnh Achille + Vuốt Mạch tiết xuống

Chú ý : Phần mạch máu ở ngón cái xuống, lúc khóa HK không đè tay lên mạch
máu này thì máu mới xuống được. Nếu vì lý do gì đó mà không tác động được ở
trên tay mà chỉ làm ở chân thì dùng KK3. ( KK3 dẫn lên trên mạnh hơn )

15
- Khóa KK3 + đè mạnh Achille + Vuốt Mạch tiết xuống

4. Giải 12 huyệt cơ bản

ĐIỀU HÕA CAO HUYỀT ÁP

Tuy nhiên để điều trị ở định thì ta phải trị Can và Thận:

 Can hỏa vượng : Gây Hoa mắt, Chóng mặt, Đau đầu, Đau sau gáy Dùng
Tam tinh 4

- Khóa HK + day Tam tinh 4 tay

- Khóa KK3 + bấm Tam tinh 4 chân

 Thận âm hư: Gây Ù tai Dùng tam tinh 5

- Khóa HK + day Tam tinh 5 tay

- Khóa KK3 + bấm Tam tinh 5 chân

Huyết Áp Thấp
Triệu chứng: Gồm có chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn,

16
mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.

Nguyên tắc: Bơm máu lên đầu

Bấm huyệt: - Dùng Mạch lạc và Mạch tiết giống như huyết áp cao nhưng tay
không vuốt xuống mà vuốt ngược lên 9 cái

- Dùng Chí thế 4,5 và 1,2 để bơm máu toàn thân rồi dùng các huyệt bơm máu lên
đầu .

Lƣu ý: Vừa làm vừa theo sát biến chuyển của bệnh nhân:

Nếu thấy mạch đập đều và nhanh lên đến tốc độ trung bình: 70-75 lần 1 phút là
được

TCĐ Bài 5: Mắt sưng đỏ đau, Mắt mờ


Mắt Sưng Đỏ Đau
Triệu chứng: Mắt sưng đỏ kèm theo hoa mắt, lóa mắt, mắt nhìn không rõ, sung
huyết… kèm theo hiện tượng đau vùng vai, cổ và đau đầu, nặng đầu

. Phác đồ điều trị

1. Khai thông (toàn thân + kinh lạc).

2. Khóa Hổ khẩu + bấm Tam tinh 4 (sơ thông kinh khí).

. Khóa Nhân tam 3 + bấm gốc móng ngón 4 (đưa khí lên mắt).

. Khóa Khô khốc 3 + gân Achille + bấm TT 4 chân.

. Khóa Cao thống, bấm mạnh 6 huyệt ở mắt Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế; Cốt cường,
Mạnh không,

Án khôi (Bóp, véo bật các huyệt đường chân mày, làm từ đầu chân mày).

3. Giải 12 huyệt căn bản

17
Mắt Mờ
. Do máu không đưa lên mắt được, khiến mắt mờ. Do chấn thương làm cho thần
kinh thị giác bị tổn thương . Liên hệ với đường kinh Ngũ bội 4.

. Phác đồ điều trị:

- Khai thông (toàn thân + kinh lạc).

- Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 4 (khai thông kinh khí lên mắt).

- Khóa Nhân tam 1 + bấm gốc NB 4 (dẫn kinh khí lên mắt).

- Khóa Khô khốc 3 + gân Achille + bấm NB4( dẫn khí lên mắt).

- Khóa Cao thống, bấm nhẹ Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế; Cốt cường, Mạnh không, Án
khôi

- Khóa HK + Khô giáo, Khiên lâu (huyệt đặc hiệu trị mờ mắt).

- Khóa HK + Khô lạc 1 (Khai thông khí ở cổ bị nghẽn không đưa lên mắt được).

+ Khóa HK + Khúc kỳ (huyệt đặc trị bệnh mắt do chấn thương).

KHÔ GIÁO: VT: Đuôi mắt Phải kéo xuống đụng vào phần trên của lồi ngoài
cung gò má là huyệt

KHIÊN LÂU: VT : Trên mỏm trâm quay 2 Khoát, hơi xịch vào trong một ít, đó là
huyệt.

18
KHÔ LẠC 1: VT: Tại ngayhạch nước miếng, dưới hàm phía bên Phải.

KHÚC KỲ: VT: Đỉnh mắt cá chân trong lên 8 khoát.Hoặc tại giữa đường nối đỉnh
mắt cá chân trong vàđỉnh cao bờ dưới ngoài xương bánh chè.

TCĐ Bài 6: Điều trị Mắt lé (Mắt lác)


Điều Trị Mắt Lé
Bước 1: Thông khí dẫn huyết: ( Lưu ý: Bấm kỹ Ngón 4 )

Bước 2: Bấm huyệt:

TÁC ĐỘNG Ở TAY : - Khóa móng NB4 + day NT1

- Khóa NT1 + kích móng NB4

TÁC ĐỘNG Ở CHÂN: Lé mắt bên nào thì tác động ở cùng chân bên đó

Nguyên tắc: Day bật tác động ngược chiều với hướng tròng mắt bị lé đẩy ra

Lé vào trong: - Khóa KK3 + đè Achile + bấm bật Đối nhãn hướng ra phía ngoài

- Khóa “KK giữa”ngoài + Day “KK giữa” trong hướng ra phía ngoài

19
Lé ra ngoài: - Khóa KK3 + đè Achille + bấm bật Đối nhãn hướng vào phía trong

- Khóa “KK giữa” trong + Day “KK giữa” ngoài hướng vào phía trong

Lƣu ý: Muốn có tác dụng nhanh hơn cho người bị lé mắt đã lâu thì Không khóa
Achille:

• Khóa KK3 + bấm bật Đối nhãn ngược chiều lé

Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản

Đối nhãn: VT : Khớp 2 ngón chân cáilên 1 khoát, thẳng gân giữa ngón lên.

- Mắt nhìn xuống: Đẩy cùng lúc Khô khốc trong và ngoài đi lên (9 cái).

- Mắt nhìn lên: Đẩy cùng lúc 2 Khô khốc xuống (9 cái)

+ Mắt trợn ngược: Khóa KK3 + khóa Achile, bấm huyệt Đối nhãn, kéo xuống về
phía móng chân 7 – 10 lần.

+ Mắt cứ nhìn xuống : Khóa KK3 + khóa Achile, bấm huyệt Đối nhãn, đẩy dọc
lên hướng mu bàn chân.

20
TCĐ Bài 7: Xệ vai, Tay không giơ cao được
Xệ Vai
1. Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 1,2,3,4,5

2. Khóa móng NB2,3 + bấm khớp 3 của NB2,3

3. Khóa HK + Bấm Thủ mạnh, Thái lâu, Ấn suốt.

4. Khóa HK + Day lên 2 huyệt Lương tuyền, sau đó day tiếp 2 huyệt Giác quan

(dùng 2 ngón cái đẩy cùng lúc 2 huyệt 2 bên, có thể kẹp 2 đùi để khóa HK)

Tay Không Giơ Cao Được


1. Khai thông kinh khí

2. Khóa HK + bấm Thái lâu, Ấn suốt

3. Khóa móng + bấm khớp 3 của NB1,2,3,4,5, sau đó tăng cường NB2,3

THỦ MẠNH:VT: Cách mép nếp đỉnh nách trước 2 khoát, tại chỗ lõm hơi xéo về
phía cơ Delta

(giữa đầu nếp nách và đỉnh vai trong), bên Phải. Tại điểm giữa lồi cao bờ trong
xương vai với đỉnh nếp nách trong.

THÁI LÂU: VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta

ẤN SUỐT: VT: Từ đỉnh xương đòn, theo rãnh cơ Delta xuống 4 khoát ( Từ Thái
lâu xuống 1 khoát).

LƯỠNG TUYỀN:VT: Tại điểm giữa cơ Delta, huyệt ở sát 2 bên điểm giữa này
(trên huyệt Giác quan 2 khoát ).

GIÁC QUAN: VT : Tại đỉnh cuối cơ Delta lên 2 khoát, huyệt ở 2 bên cạnh gân cơ
giữa cơ Delta. Dưới huyệt Lưỡng tuyền 2 khoát

21
22
TCĐ Bài 8: Tay không đưa ra đằng trước, đằng sau được
Tay không giơ ra trước được:(Bó cơ sau vai bị đau)
1. Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 4,5

2. Khóa móng NB4,5 + bấm khớp 3 của NB4,5

3. Khóa HK + Bấm Hồi sinh thân thể, Đô kinh

4. Khóa Bạch lâm + day Khương thế và Khóa Khương thế + day Bạch lâm

5. Day cả Bạch lâm và Khương thế cùng lúc

Tay không giơ ra sau được: ( Bó cơ trước vai bị đau)


1. Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 1,2

2. Khóa móng NB1,2 + bấm khớp 3 của NB1,2

3. Khóa HK + Bấm Thái lâu, Ấn suốt , Thủ mạnh

- Khi đã liệt vai nhiều khi bệnh nhân không giơ tay lên được, không đưa tay ra
trước được, không giơ tay ra sau được. Ta cần nhớ nguyên tắc: không nâng tay lên
được là do

khớp giữa vai, đưa tay ra trước không được là do bó cơ sau vai, đưa tay ra đằng
sau không được là do bó cơ đằng trước. Như vậy sau khi đã thông khí, bơm máu
thì ta chỉ cần giải quyết các bó cơ, những huyệt ở những vùng các bó cơ đó.

VD: Giơ tay ra trước không được là do bó cơ sau vai. Ở bó cơ sau vai ta có huyệt
Đô kinh, vấn đề là bấm bao nhiêu cái. Nếu bệnh nhân bị bệnh thật thì có khi bấm
vào huyệt này thấy rất đau và cứng, thì ta hiểu là nơi đó đang bị ứ máu ( tắc máu).
Một tay áp lên bờ vai, còn ngón cái day huyệt vòng tròn 6 cái ( tả). Nhưng nếu sờ
vào huyệt Đô kinh lại thấy mềm và lõm thì ta day 9 cái ( bổ) đưa khí vào ( nó
mềm là vì không có khí). Tiếp theo bấm huyệt Bạch lâm, Khương thế hoặc quanh
vùng đó có huyệt Mạnh kinh, Án kinh. Cả nhóm huyệt này sẽ làm mềm cơ vai

23
phía đằng sau thì bệnh nhân sẽ cử động được cánh tay ở phía trước.

Bây giờ tay đưa ra đằng sau không được thì khối cơ phía trước gồm huyệt Thái
lâu, Ấn suốt, Thủ mạnh. Tương tự bấm vào mềm xèo là không có khí thì cần bổ (
9 cái xoay theo chiều kim đồng hồ), còn ấn vào cứng và đau là ứ máu thí cần tả ( 6
cái xoay ngược chiều kim đồng hồ)

24
TCĐ Bài 9: Viêm xoang mũi
Xoang mặt gồm 5 đôi:

- Nhóm xoang trước: Xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước.

- Nhóm xoang sau: Xoang sàng sau và xoang bướm.

Nguyên nhân: Theo YHHĐ: Do viêm mũi,

. Do răng: thường do răng số 5 và 6 hàm trên (viêm xoang hàm).

. Do chấn thương: mảnh bom, đạn.

25
. Cũng có thể do cơ thể suy nhược và một số bệnh mạn tinh gây nên.

Theo YHCT : Viêm xoang dị ứng. Viêm xoang cấp và mãn tính.

Triệu chứng

* Đau vùng má, dưới hố mắt: xoang hàm.

* Đau góc trong, trên hố mắt: xoang sàng.

* Đau trước trán, phía trên lông mày : xoang trán.

. Đau đầu:

+ Đau vùng thái dương trước trán: xoang trước viêm.

+ Đau vùng đỉnh đầu, chẩm: xoang sau viêm.

. Chảy nước mũi: xì mũi liên tục (viêm xoang trước) hoặc phải khịt đờm xuống
họng (viêm xoang sau).

. Nghẹt một hoặc cả hai bên mũi. Khứu giác có thể giảm. Đây là loại bệnh khó trị.

Bệnh liên hệ với đƣờng kinh 1 (Phế – Phế khai khiếu ở mũi).

Đường kinh 2 (Tỳ), dựa theo đường vận hành của đường kinh

- Ung hƣơng ở giữa C4,C5, huyệt Trụ cột ở ngay giữa C6, C7. Cúi đầu xuống chỗ
nào cao nhất là C7, càng lên cao trên gáy số càng nhỏ. ( Ung là mùi thối ở bệnh
viên xoang, hương là mùi – dẫn mùi thơm từ nơi khác vào làm nó hết thối).

26
TCĐ Bài 10: Bí tiểu, Bí đại tiện
Bí Tiểu
Trường hợp 1: Có nước tiểu mà không xuống được.

Trường hợp 2: là không có nước tiểu cũng dẫn đến bí tiểu.

Khi bàng quang có khoảng 200mml nước thì sẽ báo động buồn tiểu.

Khi tiểu có 2 loại khóa, có khi khóa 1 mở nhưng khóa 2 lại không mở.

Trường hợp 3: là bị sỏi đường tiểu, nó chặn ngang đường thoát tiểu.

Trường hợp 4: thường xẩy ra người lớn tuổi bị Phì đại tiền liệt tuyến.

Giai đoạn 1: đi tiểu nhiều lần nhưng nước ít. Giai đoạn 2: đi tiểu ít. Giai đoạn 3:
bí tiểu do tiền liệt tuyến xưng to đè chặt lên đường tiểu. Hết cách chữa, chỉ còn
giải phẫu, cắt bỏ tiền liệt tuyến

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

• Khai thông kinh lạc - Ổn định thần kinh - Ổn định tim mạch.

Chân phải: Khóa KK2 + bấm NB2, lóng 3 ( sát bàn chân ).

Chân trái : Khóa KK2 + bấm NB2, lóng 3

Chân phải: Ngón cái tay trái Khóa Bí huyền1, dùng ngón 2,3,4 tay phải khóa

27
Kheo và day 9 cái 2 lần.

Chân trái: Dùng ngón tay 1 tay phải khóa Bí huyền 1, ngón 3,4,5 khóa kheo, tay
trái ngón 1 khóa BH1, ngón 2,3,4, day nhẹ đều ( giống như xoay tròn) vùng gân
Tả hậu môn 9 cái 2 lần, sau đó dùng ngón 2 day huyệt Mạnh qua 6 cái, rồi hất
ngón tay lên.

Nếu bệnh nhân đi tiểu khó hoặc ít thì dùng ngón cái bấm vào BH7 hoặc BH8 rồi
đẩy ngón tay vòng qua đầu gối lên tận huyệt Mạnh qua thì nước tiểu ra nhiều. Còn
muốn ra ít nước tiểu hơn thì làm ngược lại, đặt ngón tay từ Mạnh qua đẩy ngược
về BH7 hoặc BH8.

ĐI TIỂU DẮT : Khóa KK2 + bấm NB5, NB2.Bấm NB là vùng giáp ngón chân và
bàn chân ( đốt 3).

Khi bấm bẻ ngược ngón chân lên để day, day vào đốt 1, muốn mạnh hơn nữa thì
bật ngang.

Đại Tiện Bí (Táo Bón)


Nguyên nhân: do trường vị có táo nhiệt, khí trệ, hoặc do khí huyết suy yếu

Bệnh có liên hệ với đường kinh Ngũ bội 2.

. Phác đồ điều trị ( Mạnh qua, Ngũ thốn 2 là 2 huyệt đặc trị )

- Khai thông

- Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2.( Khai thông kinh khí)

- Khóa Khô khốc 3 + Ngũ bội 2. ( Thông kinh khí)

- Khóa Khô khốc 2 + day Ngũ thốn 2 ( làm 20, 30 lần rồi day tròn 3, 4 lần và đẩy
lên 1 cái, làm 4,5 lần như vậy)

- Ngón cái đặt ở dưới xương bánh chè ngang BH7,8, các ngón còn lại bóp vào
khuỷn đầu gối, ngón cái vuốt vòng qua đầu gối tới huyệt Mạnh qua rồi hất ra 1
cái, làm 10 lần (Kích thích nhu động ruột)

- Làm ở chân trái nó sẽ chạy lên trực tràng mạnh hơn ( Vì trực tràng bên trái), nên

28
nhớ phải làm trước, trái làm sau. Giữa táo bón và tiêu chảy là ngược nhau, cho nên
với táo bón thì đẩy lên Mạnh qua, nhưng với tiêu chảy thì lại từ Mạnh qua đẩy
xuống dưới xương bánh chè, nó lại ngăn cản đi cầu.

29
TCĐ Bài 11: Câm Do Bẩm Sinh
Câm Bẩm Sinh Không Có Hạch Đàm
. Khai thông (toàn thân, kinh lạc).

- Khóa HK + bấm Ngũ bội 2 ( khai thông đường kinh vào cổ).

- Day bóp Tứ thế.

- Khóa NB1 +bấm và day Khô lạc 1

- Vuốt và day dọc vùng cơ ức - đòn - chũm (từ trên xuống).

Câm Bẩm Sinh Có Hạch Đàm


• Khai thông toàn thân

• Khóa HK + bấm NBT2 ( NBT2 Thông kinh vùng cơ cổ)

• Khóa HK + bật huyệt Dương hữu

• Khóa KK2 + day NBC2,4,5 lóng 3 từ 5 - 10 lần (đi vào khiếu).

( KK2 khí lên đầu, NBC2 vào mồm, NBC5 vào tai (câm hay đi với điếc)

• Chữa tan đờm: - Khóa HK + bấm Ngũ đoán

- Khóa HK + bấm Mạnh đới

- Khóa HK + bấm Khôi thế

-Sau khi chữa đờm xong thì ta lại chữa giống như không hạch đờm

TỨ THẾ: Từ mỏm vai xuống khuỷn tay chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

30
DƢƠNG HỮU: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

NGŨ ĐOÁN: Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong (ngón tay 5) lên 4 khoát, chếch vào
phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay

MẠNH ĐỚI: Mặt ngoài khuỷn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2
khoát, sát gần đầu cơ 2 đầu. (Đối diện Khôi thế) Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt
trong cơ 2 đầu.

KHÔI THẾ: Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2
khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. (đối diện với huyệt Mạnh đới,
cùng vị trí nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

31
TCĐ Bài 12: Câm điếc do chấn thương, Do môi vểnh
Câm Điếc Do Chân Thương
Khi ngã đập đầu gây chấn thương không nói và không nghe được. Trường hợp này
có thể chữa được.

• Khai thông toàn thân.

• Khai thông kinh khí : Khóa HK + NBT2

• Khóa HK + bật Dương hữu.

• Khóa HK + bóp Tứ thế.

• Khóa HK + Bấm Khung côn ( Huyệt đặc trị chữa câm)

• Khóa KK3 + điểm móc Khô lưu ( Huyệt đặc trị chữa câm)

• Không nói được số 4: Khóa Khung côn + bấm Trạch đoán (Tay phải)

• Không nói được số 7: Khóa Khung côn + bấm Thủ mạnh và

Khóa Thủ mạnh + bấm Khung côn (Tay phải)

32
Câm Điếc Do Môi Vểnh
• Khai thông toàn thân

• Khai thông kinh khí : Khóa HK + NBT1, 2)

• Day Á mô.

• Khóa Hổ khẩu + bấm Khắc thế

• Khóa KK3 + bấm Khô lưu

TỨ THẾ: Từ mỏm vai xuống khuỷn tay chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt

DƢƠNG HỮU: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHUNG CÔN: Từ chỗ lõm nhất của lằn cổ tay thẳng xuống bàn tay 1 khoát.(Giao
điểm với ngón cái đi xuống)

KHÔ LƢU: Từ đỉnh giữa mắt cá chân trong đến đầu bờ trong ngón chân cái, chia
làm 3 phần, huyệt ở 1 3 tính từ gót chân

33
THỦ MẠNH: Nằm tại điểm giữa của đường nối mép nách và đỉnh bờ vai phía
trước.

TRẠCH ĐOÁN: - VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

Á
MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua
đường nách giữa vớihuyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11 với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt
Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

34
TCĐ Bài 13: Lưỡi lệch 1 bên, Lưỡi thụt vào, Lưỡi thè dài
Lưỡi Lệch 1 Bên
- Khóa HK + day Thái lâu (hướng lên)

- Khóa NBT1 + day Thái lâu (hướng lên)

Lưỡi Thụt Vào


(do thiếu máu không nuôi được lưỡi)

- Khóa Cao thống + day Khô lạc 1, Chí tôn, Đắc chung

(Bấm Đắc chung ngón giữa khóa dưới cằm còn ngón cái thì day)

- Day Á mô, Khắc thế, bấm Kim quy.

Lưỡi Thè Dài


- Bấm Thái lâu + Kim quy. (Khóa Kim quy + bấm Thái lâu, sau đó Khóa Thái lâu
+ bấm Kim quy)

- Theo thầy Tân: Khóa Thái lâu + bấm Kim ô, sau đó khóa Kim ô + bấm Thái lâu,
có tác dụng hay hơn huyệt Kim quy

THÁI LÂU: VT : Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta
là huyệt.

· GP :Dưới huyệt là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 2.

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

CHÍ TÔN: Tại chỗ lõm giữa rãnh môi - cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường
thẳng giữa cằm.

ĐẮC CHUNG: Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

35
Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua
đường nách giữa với huyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt
Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

KIM Ô: Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó

36
là huyệt.

KIM QUY: Từ khớp 1 ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân 1cm, hơi chếch về
phía ngoài ngón 5

TCĐ Bài 14: Điếc


Nguyên nhân:

- Điếc có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Điếc do mắc phải có nhiều nguyên nhân.
Tìm được nguyên nhân mới có khả quan chữa được.

- Điếc bẩm sinh thường kèm cảm và rối loạn cấu tạo tai, rất khó trị.

Phác đồ điều trị

Khai thông: - Khóa HK + NB5 (thông kinh khí)

• Khóa NT1 + bấm gốc móng ngón 5 (thông khí ở tai)

• Khóa KK3 + gân gót, NB5 (thông kinh khí)

Thông thận khí ở tai

• Khóa KK3 + day huyệt Đối nhãn, Mạnh tuế ( 2 huyệt đặc hiệu trị điếc)

• Khóa HK + bấm Khô lạc 1 (khai thông động mạch cảnh dẫn lên tai)

• Khóa NB 1 (trái) + day cùng lúc Trung nhĩ, Mạnh nhĩ, Mạnh án, Khô ngu (khai
thông kinh khí cục bộ quanh tai).

- Nếu chữa bệnh nhân vừa câm vừa điếc thì ta luân phiên từng ngày chữa câm

37
và điếc.

KHÔ NGU:Tại chỗ bám bờ ngoài cơ ức đòn chũm, tiếp giáp với mí xương chẩm ở
phía cổ bên Trái.

MẠNH TUẾ: Tại giữa cung gò má bên Phải, thẳng thái dương xuống, giữađường
nối đỉnh caoxương gò má với điểm giữa bình tai.

ĐỐI NHÃN: Khớp 2 ngón chân cái lên 1 khoát, thẳng gân giữa ngón lên.

38
TCĐ Bài 15: Cụp lưng, Vẹo lưng
Cụp Lưng
Nguyên nhân: Do lao động quá sức như: khuân vác nặng, chạy nhảy nhiều, cúi
lên, cúi xuống nhiều .. sức nặng dồn lên xương, xương ép vào lớp sụn, rồi bị một
sức năng đột ngột như ráng sức nhấc một vật năng... lớp ngoài của sụn bị bể, nhân
sụn lòi ra làm cụp xương sống rất đau. Cụp lưng dẫn tới thoát vị đĩa đệm

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


• Khai thông

• Khóa KK2 + Achille + bấm NB chân theo thứ tự 1,4,5 rồi 2, bấm ở điểm cách
khớp lóng ngón – bàn chân khoảng 1 khoát.

- NB1 tác động vào cột sống, NB 4,5 đi vào 2 bên cơ cột sống, NB2 đi trên mặt
ngoài cột sống, ngay tại điểm bị cụp lưng. Sau khi bấm mà lưng bị lệch, bị đau: Bà
Lịch có phương pháp rút dù : Nắm lấy KK2 và KK2 của mắt cá đối diện qua cổ
chân, dùng 2 ngón tay cái day đẩy KK2: 1 bên kéo xuống, 1 bên đẩy lên, làm 3 lần.
Tùy

vị trí lệch ( đau vẹo lưng qua bên nào), mà chọn cách đẩy lên hoặc rút xuống. Theo
nguyên tắc trả quân bình cho phần cơ bị lệch do đau.

Trở lại bấm NB 1,4,5 rồi 2 như trước.

Chú ý: Để bệnh khỏi nhanh hơn ta cần kết hợp thêm xoa bóp. Tập trung vào phần
cột sống và dải cơ 2 bên cột sống, điểm nào ấn vào thấy đau thì tập trung làm điểm
đó, cần chú ý hướng ấn vào thấy đau nhất.

Vẹo Lưng
- Hiện tƣợng chim cánh cụt: là chỉ vẹo vai và đi bị lệch 1 bên vai.

• Nếu bệnh nhân vẹo bên trái: Khóa KK3 + bấm Án cốt (phải). Nhớ bấm ngược
chiều với chỗ vẹo

39
• Nếu bệnh nhân vẹo bên phải : nếu ta bấm bên trái sẽ chạy vào tim, nên ta làm
cách khác: Bấm móc Hồi sinh thân thể ( bên phải), còn một ngón úp vào bờ xương
bả vai phần cao nhất.

Thời gian chữa sẽ lâu, ít nhất là 1 tháng rưỡi – 3 tháng.

Chú ý: Kết hợp thêm xoa bóp bệnh sẽ khỏi nhanh hơn rất nhiều. Tập trung vào
phần cột sống và dải cơ 2 bên cột sống, ở đoạn nào cong thì ta đẩy theo hướng cho
nó thẳng lại, cần chú ý những đoạn đẩy vào mà cảm thấy đau nhất.

HỒI SINH CƠ THỂ: VT: Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1), xuống
thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát(huyệt số 3).

ÁN CỐT: VT: Tại đỉnh góc trên - trước mắt cá chân trong lên 4 khoát

TCĐ Bài 16: Đau Lưng

Ngoài ra có nhiều bệnh cũng gây ra đau lưng. Vùng thắt lưng là phủ của thận, nên
nó liên quan mật thiết với thận. Nguyên tắc bấm trị là khai thông kinh khí vùng đau
bằng các huyệt theo kinh và tại vùng đau. Bệnh lý liên quan nhiều đến đường kinh
Ngũ bội chân và tay, nhưng Ngũ bội 5 chân ảnh hưởng mạnh hơn.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Khai thông

40
. Khóa Khô khốc 3 + bấm NB 5 chân

. Khóa Khô khốc 3 + bấm Khô lưu (huyệt đặc hiệu trị lưng đau).

. Thêm huyệt Túc lý, Ung môn, Mạnh đăng (là các huyệt ở vùng đau để thông kinh
hoạt lạc, giảm đau).

Chú ý: Đau lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do gân cơ, cơ bắp gây ra,
nhưng cũng có thể do tạng phủ gây, để giảm đau nhanh ta tìm những điểm đau trên
cột sống và 2 dải cơ bên cột sống để xoa bóp.

KHÔ LƢU: VT: Từ đỉnh giữa mắt cá chân trong đến đầu bờ trong ngón chân cái,
chia làm 3 phần, huyệt ở 1 3 tính từ gót chân

UNG MÔN: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 - L4) ra ngang 2 khoát

TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra
ngang 2 khoát.

MẠNH ĐĂNG: Mé trong – dưới xương bánh chè (BH 7 hoặc 8) xuống 2 thốn (3
khoát), chếch sát vào xương chầy (dưới Xích tuế 1 khoát).

41
TCĐ Bài 17: Điều Trị Di Chứng Liệt
Tiến Trình Điều Trị Di Chứng Liệt
• Phục hồi vùng cổ ( cổ cứng thì mới ngồi thẳng được) : Bấm 2 tuần

• Phục hồi lưng ( lưng cứng thì mới đứng thẳng được): 2 đến 3 tuần

• Phục hồi tứ chi ( tay chân phục hồi thì đi lại được) : 6 tháng

- Cần phải làm thứ tự từng phần một thì mới khỏi bệnh được.

* Bên trái gồm Can, Tâm ( Thiếu dương, Thái dương)

* Bên phải gồm Phế, Thận ( Thiếu âm , Thái âm)

* Bán cầu não bên trái bị tổn thương thì sẽ liệt nửa người bên phải

* Bán cầu não bên phải bị tổn thương thì sẽ liệt nửa người bên trái

- Y học hiện đại chia thành 2 dạng liệt : - Liệt thể co cứng :( thuộc Can – chủ gân
cơ): bơm máu nhiều hơn ( vì can tàng huyết) - Liệt thể mềm ( thuộc Phế - chủ
khí): cần tăng cường kinh khí

- Tay bao giờ cũng phục hồi chậm hơn.

- Kích thích bên lành (không liệt) để chuyển kinh khí qua bên liệt, giúp bên liệt
phục hồi nhanh hơn.

- Những phần bị teo nên dẫn máu đến nuôi các phần đó, để gân cơ mau phục hồi.

Nguyên Tắc Trị Liệt


Làm mạnh cổ: - Dùng Tố ngư làm chính. Tố ngư nằm ở đốt sống 3 và 4, đi ngang
ra 4 khoát.

- Khóa Tố ngư + bấm Xàng lâm ,Cô thế, Ung hương (vùng gáy)

42
- Khóa Tố ngư + bấm huyệt Mạnh công, Tân khương, Túc lý, Ung môn

( Các huyệt vùng lưng dưới bấm trước, vùng lưng trên và cổ bấm sau)

- Nếu bên âm thì khóa Túc kinh + bấm các huyệt trên.

- Khóa Tố ngư + bấm Túc lý và ngược lại Khóa Túc lý bấm Tố ngư.

- Nếu không dùng Tố ngư thì có thể dùng Lâm quang thay thế :

- Khóa Lâm quang + bấm Mạnh công, Tân khương, Túc lý, Ung môn

• Làm mạnh lƣng: Lấy Mạnh công làm chính ( vừa mạnh chân và lưng)

- Khóa Tố ngư + bấm Mạnh công, Túc lý, Khư hợp, Ung môn

• Làm mạnh xƣơng cùng: - Khóa Nhị môn 1 + bấm Tân khương + bấm huyệt cục
bộ

( Nhị môn 2, 3, 4 – không khóa)

• Khóa Nhị môn 1 thì chạy xuống xương cùng, Khóa Nhị môn 2 thì lại chạy
lên ngang eo lưng ,

Khóa Nhị môn 3 thì chạy lên lưng trên, Khóa Nhị môn 4 thì lên vùng cổ gáy.

Huyệt Nhị môn vừa có tác dụng huyệt, vừa có tác dụng khóa. Khi là huyệt thì có
tác dụng ngay tại chỗ

Chú ý: Quá trình liệt thường diễn ra từ dưới lên trên: Chân – Lưng – Cổ. Khi chữa
bệnh sẽ theo chiều từ trên xuống dưới: Cổ - Lưng - Chân. Cơ chế liệt cũng sẽ chia
thành 2 phần: Tại nơi liệt do máu không tới được thường gây nên sự co cứng gân
cơ hoặc teo gân cơ, chúng ta cần kích thích để khí huyết tới được những vùng này.
Phần 2 là sự ảnh hưởng của não bộ, trên não sẽ có những phần khí huyết không
đến được, những phần kém hoạt động hoặc hư hỏng trên não, thường là những
vùng liên quan đến sự điều khiển của các cơ quan bị liệt. Vì thế trong phần bấm
huyệt và xoa bóp ta cần tập trung hít khí lên não, đồng thời kết thúc buổi bấm
huyệt ta bổ sung thêm phần bơm huyết lên đầu thì khả năng phục hồi bệnh sẽ
nhanh hơn rất nhiều.

43
Cột Sống Lưng
- Khóa Khiên thế + bấm Nhị môn hoặc ngược lại đều có tác dụng làm chân cứng,
cột sống lưng cứng lên

1- Vùng Cột sống cổ : Khóa Nhị môn 4 + bấm Chu cốt, Khư hợp, Á mô, Khắc thế,
Mạnh công, Tân khương ..

. Hoặc khóa Túc kinh, Tố ngư, Lâm quang + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư
hợp.

2- Vùng Cột sống lưng : Khóa Nhị môn 3 + bấm Chu cốt, Á mô, Khắc thế, Khư
hợp, Mạnh công, Tân khương ..

3- Vùng Thắt lưng L1 - L4 : Khóa Nhị môn2 + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư
hợp,Mạnh công,Tân khương

4- Vùng Xương cụt S1 - S4 : Khóa Nhị môn1 + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư
hợp,Mạnh công,Tân khương

Ngoài ra có thể phối hợp :

. Khóa KK 2 + bấm Ngũ bội 1 và 2 chân có tác dụng lên vùng lưng (D1-D12) và
thắt lưng (L1-L5).

. Khóa KK 3 + bấm NB 4, 5 chân tác dụng lên vùng xương cụt (S1-S4).

NHỊ MÔN: VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt

KHIÊN THẾ

- VT : Đỉnh mào chậu xuống 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào đường nếp háng.
Hoặc xác định điểm cao nhất của xương mào chậu và mấu chuyển lớn xương đùi,
huyệt ở giữa đường thẳng nối 2 điểm này

- CB : Khóa huyệt Khiên thế + bấm huyệt Nhị môn hoặc khóa huyệt Nhị môn bấm
huyệt Khiên thế đều có tác dụn g làm cho chân cứng, cột sống lưng được cứng lên.

44
UNG MÔN: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 - L4) ra ngang 2 khoát

TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra
ngang 2 khoát

KHƢ HỢP: VT : Khớp (khe) đốt sống thắt lưng 2 – 3 (L2 - 3) ra ngang 1 khoát.

MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 - L2) ra ngang 2 khoát

TÂN KHƢƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong
cơ mông to.

LÂM QUANG: VT : Khe đốt sống lưng 4 - 5 (D4 - D5) ra ngang 4 khoát, sát
xương bả vai.

45
TÚC KINH: VT: Tại khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – 3) ra ngang 2 bên 4 khoát,
sát bờ xương vai.

TỐ NGƢ: VT : Khe đốt sống lưng 3 và 4 (D3 - D4) ra ngang 4 khoát, sát dưới
xương bả vai. Ngay dưới huyệt Túc kinh

CHU CỐT: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 - D3).

XÀNG LÂM: Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2
- C3).

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua
đường nách giữa với

huyệt Tam giác ở đường nách trước)

46
KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt
Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

KIM Ô: Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó
là huyệt.

KIM QUY: Từ khớp 1ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân1cm, hơi chếch về
phía ngoài ngón5.

CHÍ TÔN: Tại chỗ lõm giữa rãnh môi cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường
thẳng giữa cằm.

ĐẮC CHUNG: Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

47
CÔ THẾ: - VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc
gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

48
TCĐ Bài 18: Đau Thần Kinh Tọa

Hiện nay, gọi là Đau dây thần kinh hông to.

Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng 5 (L5) và cùng 1
(S1) với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông”.

Dây thần kinh hông đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đường
vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị), do nhiều
nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh.

Triệu chứng

Triệu chứng chức năng: nổi bật nhất là triệu chứng đau. Thường bắt đầu bằng đau
ở lưng, sau đó đau ở dây thần kinh hông. Thường do một gắng sức như cúi xuống
để bốc vác một vật nặng, bỗng nhiên thấy đau nhói ở thắt lưng làm cho phải ngừng
việc. Ít giờ sau hoặc ít ngày sau lưng tiếp tục đau, đau tăng lên và lan xuống mông,
chân, theo đường đi của dây thần kinh hông.

Bệnh có liên hệ với đường kinh Ngũ bội 4, 5

Bảng Phân Chia Mức Độ Nặng Nhẹ Của Đau Dây Thần Kinh Hông

49
Triệu chứng Nặng : Rất đau, có vẹo cột sống, Vận động Không cúi được, chân
không duỗi thẳng được, ngồi đứng khó khăn

Triệu chứng Vừa : Đau Mạnh, có thể vẹo cột sống, Không ngồi đứng lâu được.
Không làm việc hằng ngày được

Triệu chứng Nhẹ : Đau nhẹ, không vẹo cột sống. Vận động không bị hạn chế.
Làm việc được.

. Phác đồ điều trị

. Khai thông đường kinh Ngũ bội 4,5.

. Khóa Khô khốc 3 + bấm Ngũ bội 4,5 chân (Khai thông kinh khí).

Thông kinh khí vùng thắt lưng (nơi phát xuất của dây thần kinh tọa) : Khóa huyệt
Nhị môn 2 + bấm huyệt Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp, Mạnh công, Tân
khương...

. Kết hợp khóa huyệt Kim quy + bấm Nhất thốn (huyệt đặc hiệu trị thần kinh tọa
đau).

Chú ý: Cho bệnh nhân nằm nghiêng, tay trái thầy thuốc khóa huyệt Nhị môn 1, tay
phải nắm lấy đầu gối bên đau, lật chân người bệnh qua lại khoảng 10 lần.

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua
đường nách giữa với huyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt
Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

50
KHƢ HỢP: VT : Khớp (khe) đốt sống thắt lưng 2 – 3 (L2 - 3) ra ngang 1 khoát.

MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 - L2) ra ngang 2 khoát

CHU CỐT: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 - D3).

TÂN KHƢƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong
cơ mông to.

NHỊ MÔN: VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt

KIM QUY: Từ khớp 1ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân1cm, hơi chếch về
phía ngoài ngón5.

NHẤT THỐN - VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), ra sau 1
khoát. Trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân (giữa đường thẳng nối từ bờ

51
gân gót đến ngón chân cái).

TCĐ Bài 19: Liệt Và Rối Loạn Vùng Háng


Khớp Háng Bệnh
Bắp chân nhão là dấu hiệu huyết suy, nếu bắp chân cứng ngắc là dấu hiệu khí còn
mạnh thì ta sẽ bơm máu cho mềm ra. Nếu do chấn thương, vừa khai thông kinh
khí, vừa dẫn máu đến nuôi dưỡng phần cơ bị tổn thương. Bệnh có liên quan đến
đường kinh 1, 2, 4.

. Phác đồ điều trị: . Khai thông.

. Khóa KK 1 + bấm Ngũ bội 1, 2 (khai thông kinh khí khi háng bị lật vào trong).

. Khóa KK 1 + bấm Ngũ bội 4,5 (khai thông kinh khí khi háng bị lật ra ngoài).

. Khóa KK 3 + day ấn Định tử (dẫn máu lên hángkhi chân mềm yếu).

Liệt Vùng Háng


- Khóa Nhị môn 1,2 + bấm Mộc đoán

- Khóa BH2 + bấm NB1,2

- Khóa KK2 + bấm NB2 + TT4,5 ( Thêm TT4,5 là có người gân cơ cứng lại)

- Khóa KK3 + Bấm Định tử

52
Rối Loạn Khớp Háng
· Khớp háng dạng ra: Khu phong 1(9 cái) + Khóa BH1

· Khớp háng khép vào: Khu phong 2(9 cái x 2) + Khóa BH1

· Khó duỗi chân ra : Khóa BH1 + Kheo 3 + bấm Khô Thốn

· Khó nâng chân lên: Khóa KK2 + bấm Định tử

- Khóa BH1+ day Xích thốn1(9 cái)

+ Day tiếp Xích thốn 2 (9 cái).

- Khóa Khu trung + Bấm Khô lân

- Bệnh nhân bị tai biến ta: khóa KK1+ bấm NB4 ( đầu gối sẽ lên xuống hoặc tự
xoay)

(Muốn cho chân đứng im thì ta đập tay vào BH1)

ĐỊNH TỬ - VT : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón tay),
tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.

MỘC ĐOÁN - VT : Khe đốt sống lưng 6 - 7 (D6 - D7) ngang ra cách mỏm dưới
xương bả vai 2 khoát.

NHỊ MÔN - VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt.

- GP : Dưới huyệt là gân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống
cùng 1 - 4, xương cùng.

53
KHU PHONG - VT : Ngồi thõng chân, khi nghiêng chân, tại mé lồi cầu ngoài
xương đùi, có vùng lõm, trên giữa rãnh phần cuối cơ 4 đầu đùi và cơ 2 đầu đùi (tại
bó gân của nhóm cơ đùi sau - ngoài gân cơ 2 đầu đùi). Đây là huyệt Khu phong
chính được coi là số 1, từ huyệt này đo thẳng lên 1 khoát là Khu phong 2, lên thêm
1 khoát nữa là Khu phong 3.

KHU TRUNG - VT : Cạnh phía trong gai chậu trước, bên Trái (bên phải cùng vị
trí là huyệt Khu chè).

KHÔ LÂN - VT : Tại 1 3 phía dưới - trước ngoài xương đùi, trong khe của cân
đùi và cơ 2 đầu đùi, thẳng đầu ngoài xương bánh chè lên 4 thốn (5 khoát).

54
KHOEO - VT : Tại vùng nhượng (nếp gấp) sau chân. Có 3 điểm :

. Khoeo 1: Từ giữa nếp nhượng chân xuống 1 khoát.

. Khoeo 2 : Ngay giữa nếp nhượng chân.

. Khoeo 3: Giữa nếp nhượng chân lên 1 khoát.

XÍCH THỐN - VT : Có 2 huyệt Xích thốn:

Xích thốn 1: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 3 thốn (4 khoát).

Hoặc đặt giữa lòng bàn tay vào đỉnh nhọn xương bánh chè, úp các ngón tay vào
đùi trên, ngón tay giữa chạm vào đùi ở đâu, đó là huyệt.

Xích thốn 2: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 6 thốn (8 khoát) [Xích
thốn 1 lên 3 thốn).

KHÔ THỐN - VT : Đỉnh mào chậu xuống 4 khoát (dưới huyệt Khiên thế 2
khoát ), hơi xéo vào trong.

BÍ HUYỀN

55
TCĐ Bài 20: Liệt vùng Đùi, Cẳng chân, Cổ chân, Bàn chân
Liệt Vùng Đùi
- Khóa Khô lân + bấm Khu trung, Khu chè.

- Khóa KK3 + bấm Khô minh hoặc Tả trạch trên 2.

(Những người bị liệt teo nhiều nhất là vùng đùi trên đầu gối)

- Khóa Bí huyền 1 + Điểm Xích thốn

Liệt Cẳng Chân – Cổ Chân – Bàn Chân


- Khóa KK1 + bâm Định tử ( máu lên cổ chân)

- Khóa Khu trung + bấm Khô lân (dẫn máu từ trên xuống )

- Khóa Khô lân + bấm Tả trạch dưới ( dẫn máu xuống chân)

- Khóa BH 7 (8) + Kheo + Bấm NB 4, 1, 2, 5

- Khóa KK1, 2, 3 + bấm Định tử để dẫn máu lên háng, đầu gối, cổ chân.

( phần này là đủ quy trình bơm máu vào chân)

- Ta có thêm BH7, BH8, Đắc quan ( quy trình dẫn máu từ trên xuống dưới chân)

56
KHOEO- VT : Tại vùng nhượng (nếp gấp) sau chân. Có 3 điểm :

. Khoeo 1: Từ giữa nếp nhượng chân xuống 1 khoát.

. Khoeo 2 : Ngay giữa nếp nhượng chân.

. Khoeo 3: Giữa nếp nhượng chân lên 1 khoát.

XÍCH THỐN - VT : Có 2 huyệt Xích thốn:

Xích thốn 1: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 3 thốn (4 khoát).

Hoặc đặt giữa lòng bàn tay vào đỉnh nhọn xương bánh chè, úp các ngón tay vào
đùi trên, ngón tay giữa chạm vào đùi ở đâu, đó là huyệt.

Xích thốn 2: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 6 thốn (8 khoát) [Xích
thốn 1 lên 3 thốn).

KHÔ LÂN - VT : Tại 1 3 phía dưới - trước ngoài xương đùi, trong khe của cân
đùi và cơ 2 đầu đùi, thẳng đầu ngoài xương bánh chè lên 4 thốn (5 khoát).

KHU TRUNG - VT : Cạnh phía trong gai chậu trước, bên Trái (bên phải cùng vị
trí là huyệt Khu chè).

57
KHÔ MINH - VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 1,5 thốn (2 khoát), lùi ra phía
sau 1 khoát.

TẢ TRẠCH TRÊN - VT : Có 3 huyệt Tả trạch trên:

Tả trạch trên 3 : từ lồi cầu x ương đùi xuống 5 khoát.

Tả trạch trên 2 : từ Tả trạch trên 3 xuống 1 khoát.

Tả trạch trên 1 : từ Tả trạch trên 2 xuống 1 khoát.

TẢ TRẠCH DƢỚI - VT : Có 3 điểm Tả trạch dưới :

. Tả trạch dưới 3 : Từ mấu trên xương mác xuống 3 khoát.

. Tả trạch dưới 2 : Từ Tả trạch dưới 3 xuống 1 khoát.

. Tả trạch dưới 1 : Từ Tả trạch dưới 2 xuống 1 khoát.

58
ĐỊNH TỬ - VT : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón
tay), tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.

ĐẮC QUAN - VT : Lấy ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, trong khe của gân cơ
cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái (1) (Vểnh bàn chân lên
cho hiện rõ gân cơ cẳng chân, huyệt ở sát 2 bên chỗ lõm giữa cẳng chân).

TCĐ Bài 21: Bệnh Đờm nhiều, Bệnh Suyễn


Đờm Nhiều
Theo Đông y, đờm có liên quan đến tạng Tỳ „Tỳ ố thấp – Thấp thương Tỳ‟, thấp
trọc đọng lại lâu ngày sẽ sinh ra đờm, vì vậy nếu Tỳ mạnh lên sẽ có thể giúp trừ
được gốc sinh ra đờm.

. Phác đồ điều trị

. Khai thông

59
. Khóa Hổ khẩu, bấm Ngũ bội 1 [day rồi bật mạnh ngang] (thông phế khí, trừ
đờm).

. Khóa Hổ khẩu, bấm Ngũ bội 2 hoặc khóa Khô khốc 3 + bấm Ngũ bội chân 2

. Thêm Thái lâu, Ngũ đoán, Mạnh đới, Khôi thế 2 (huyệt đặc hiệu làm tiêu đờm).

Bệnh Suyễn
Bệnh suyễn: là bệnh của phế quản, thường khó thở, ho hoặc tiếng khò khè trong
họng. Là người chỉ có thở ra mà không hít vào được cho nên trong người thiếu khí
ô xy gây nên mặt mũi xanh tái

Suyễn nhiệt: là những người lúc trời nắng thì lên cơn, bị nặng từ 11h đến 13h trưa
do Đởm hoạt động mạnh khắc phế

Suyễn hàn: là những người lúc trời lạnh thì lên cơn, bị nặng từ 1h đến 3h sáng do
Can hoạt động mạnh khắc phế

Nguyên nhân : Phế chủ khí, thận nạp khí. Khi bị suyễn chỉ có thở ra, khí muốn
lên xuống được là do phổi, nhưng phế không chủ được khí. Tiếp theo là thận
không nạp được khí, khí không xuống được mà cứ đi lên nên sẽ bị nghịch khí ở
phổi. Muốn điều chỉnh vế lâu dài thì chúng ta phải điều chỉnh tạng phế và thận

- Viêm phế quản mãn tính, đờm bị đọng lại trong phổi, cho nên cần phải làm tan
đờm. Đờm có ở nhiều nơi, có người ở cổ mọc lên cái biếu, người ta gọi là biếu
đờm, có người nổi lên ở lưng. Mạnh đới, Khô thế làm tan đờm ở phổi, còn Ngũ
đoán, Thái lâu thường hỗ trợ tan đờm.

- Nếu bệnh sợ sệt, lo lắng thì ổn định thần kinh trước, còn nếu bệnh nhân tái xanh,
không thở được thì ổn định tim mạch trước.

Ổn định thần kinh: Lấy thần kinh là chính bấm trước, tim mạch là phụ bấm sau.
Cho nên bấm NB3 (NB3 đi vào tim), rồi bấm tiếp NB4,5 (NB4,5 là thần kinh).

- Tay phải: Khóa CT4,5 + Bấm NB3. Rồi chuyển sang tay trái:

- Tay trái: Khóa CT1,2 và NT1 + bấm NB5, NB4 (9 cái 2 lần, bên tim thì làm nhẹ,
còn bên thần kinh thì làm mạnh)

60
Ổn định tim mạch: Lấy mạch làm chính, thần kinh làm phụ.

- Tay phải: Khóa KH và NT3 + bật NB1 9 cái 2 lần, sau đó tay trái:

- Tay trái: Khóa CT1,2 và NT1 + bấm NB3,4,5 (6 cái 2 lần, NB3 thì làm nhẹ hơn)

Phác Đồ Điều Trị Suyễn Nóng ( Nhiệt)

• Khai thông huyệt đạo, chú ý nhiều NB1 và NB5

• Ổn định thần kinh và tim mạch

• Hạ suyễn: Khóa HK và NT3 + vuốt NB1 xuống qua huyệt Mạch lạc, vuốt 6 cái 3
lần. Vừa ấn, vừa vuốt 2 đốt từ trên xuống

• Thông phế khí: Khóa HK + day lên Ấn khô 4 khúc,

• Nếu chưa hạ hẳn cơn xuyễn thì Khóa NB1 + day tiếp Ấn khô

• Nếu chưa hạ thì khóa KK3 và Achille + kéo Mạch tiết ở chân

• 12 huyệt cơ bản.

Phác Đồ Điều Trị Suyễn Lạnh ( Hàn )


• Khai thông huyệt đạo. NB1 (phế), NB5 (thận)

• Ổn định thần kinh và tim mạch

• Ổn định suyễn: Khóa HK + đẩy NBT1 9 cái 2 lần, đẩy lên

• Thông phế khí: Khóa HK + Bấm móc Ấn khô 4 cái từ trên xuống.

( tương ứng từ ngực xuống bụng làm đẩy hết đờm ra)

Hỏi người bệnh: Nếu có cảm giác ấm nóng mặt thì thôi. Nếu chưa thì

đẩy NB1 thêm cho đến khi thấy có cảm giác ấm, nóng mặt.

61
Phác Đồ Điều Trị Phối Hợp
(Sau khi chữa suyễn nóng và lạnh)

Sử dụng cho cả 2 trường hợp Suyễn nóng và suyễn lạnh:

• Bổ thận: - Khóa KK3 + bấm NB5 (thận) -> Thận nạp khí

• Đờm nhiều: Thêm Mạnh đới, Khôi thế.

- Khóa NB1 + bấm Mạnh đới

- Khóa NB1 + bấm Khôi thế

- Bấm 2 huyệt cùng lúc, Âm thăng Dương giáng. Ngoài là dương, trong là âm,
Ngoài kéo xuống, trong đẩy lên

MẠCH LẠC: Tại chỗ lõm dưới khớp 1của ngón tay cái, ở vùng mu bàn tay.

- TD : Trị suyễn nóng, Hạ sốt, hạ huyết áp. Cách bấm (CB) : Phối hợp khóa Hổ
khẩu –Nhân tam, ấn chặt ngón tay vào huyệt rồi vuốt dần xuống cho qua khỏi
khớp lóng 2.

MẠCH TIẾT: VT: Mu khớp 1 ngón chân cái xuống 0,5 khoát.

- TD : Trị suyễn nóng. Hạ huyết áp. Hạ sốt. – cách bấm (CB) : Khóa Khô khốc 2 +
khóa gót Achile, ngón tay cái vừa đè mạnh vào huyệt Mạch tiết vừa vuốt xuôi từ
trên xuống 5 - 7 lần.

ẤN KHÔ: Dọc 2 bên cơ nhị đầu cánh tay có 4 cặp huyệt từ trên xuống.

62
Cách bấm : - Khóa HK + dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp vào 2 bên cơ 2 đầu (con
chuột) bật lên (cho con chuột nổi lên), làm 4 cái, từ trên xuống : có tác dụng gây
ấm nóng vùng Phế, dùng trong điều trị suyễn lạnh..

- Khóa HK + Nhân tam + day Ấn khô, có tác dụng làm thông khí ở Phế, dùng
trong điều trị suyễn nóng.

THÁI LÂU: VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta
là huyệt.

KHÔI THẾ: Từ mép khủy tay phía trong cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía
trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu (đối
diện với huyệt Mạnh đới).

Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ

MẠNH ĐỚI : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên mép ngoài xương cánh tay lên 2
khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và
mặt trong cơ 2 đầu.

Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
63
Mạnh đới và Khôi thế, 1 day lên, 1 kéo xuống.

TCĐ Bài 22: Bướu Cổ


Bướu cổ có 3 nguyên nhân: Do thiếu Iốt, do Can khí uất kết,do Đờm tích tụ lại

Xem xét:Bướu cổ là từ dân gian quen dùng để gọi tất cả các trường hợp sưng vùng
trước cổ màchủ yếu là ở vùng tuyến giáp. Vùng trước cổ (chỗ tuyến giáp) ở 1 hoặc
2 bên sưng to, mềm, sắc da không thay đổi, ấn vào không thấy đau.

Huyệt đặc trị: Án dư ( làm tan khí và đờm ở cổ

Giới hạn:- Không trị dứt được bệnh bướu cổ do thiếu I ốt làm phình tuyến giáp

- Có tác dụng tốt với bướu cổ phình lên do đờm

- Có tác dụng tốt với chứng nghẹn cổ do can khí uất kết

Lƣu ý: Cần bổ sung I ốt

ĐIỀU TRỊ:

64
Bƣớc 1: Thông khí dẫn huyết:

- Khóa HK + NB1 và NB2: làm thông kinh khí vùng đi qua cổ

- Nếu do Can khí Uất kết: làm kỹ NB2

- Nếu do Đờm: làm kỹ NB1

Bƣớc 2: Bấm huyệt:

TÁC ĐỘNG Ở TAY:

Làm loãng đờm:

- Khóa HK + đẩy Khô lạc 1: day hướng về bướu cổ

- Khóa HK + day Mạnh đới

- Khóa HK + day Khôi thế

- Khóa HK + day cả hai huyệt Mạnh đới (đẩy lên) + Khôi thế (kéo xuống) cùng lúc

- Khóa HK + day Ngũ đoán

TÁC ĐỘNG Ở CHÂN:

- Khóa KK3 + Bóp bắp chân + day Án dư: day tròn bằng ngón cái rồi hất lên 7-10
cái: giúp cho ra đờm

Bƣớc 3: Giải 12 huyệt căn bản

KHÔI THẾ: Từ mép khủy tay phía trong cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía
trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu (đối
diện với huyệt Mạnh đới).

Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ

65
MẠNH ĐỚI : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên mép ngoài xương cánh tay lên 2
khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và
mặt trong cơ 2 đầu.

Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Mạnh đới và Khôi thế, 1 day lên, 1 kéo xuống.

NGŨ ĐOÁN: Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong (ngón tay 5) lên 4 khoát, chếch vào
phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

66
ÁN DƢ: VT : Từ đỉnh ngoài xương mác đến đỉnh cao mắt cá chân ngoài chia làm
3 phần bằng nhau, huyệt ở 1 3 từ trên xuống, bờ ngoài cơ cẳng chân trước.

- TD : Làm mềm bướu (dùng trong trường hợp bướu độc - Bazedow).

- CB : Khóa Khô khốc 3, bàn tay để bấm, lấy 4 ngón tay bóp chặt bắp thịt sau
chân, ngón tay cái để vào huyệt Án dư, ấn vào, day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi
đẩy lên.

- GC: Nơi người bệnh nhậy cảm, bấm huyệt này người bệnh có cảm giác ở vùng
cổ nóng lên.

67
TCĐ Bài 23: Bướu cổ lồi mắt
Bướu cổ lồi mắt còn gọi là Tăng năng tuyến giáp, Bướu cổ lộ nhãn, Bazơđô
(bazedow)

Huyệt đặc trị: Án dư

Nguyên nhân: Là trạng thái tuyến giáp tăng nhiều làm cho bướu to kèm những
biến chứng.

Triệu chứng: 5 triệu chứng nổi bật:

1- Nhịp tim nhanh: là triệu chứng trung thành nhất, bao giờ cũng trên 100
nhịp phút.

2- Bướu di động theo nhịp nuốt, không đau, hơi căng. Kiểm tra bằng cách đặt tay
vào bướu và cho bệnh nhân nuốt thì thấy tay chạy theo bướu.

3- Gầy sút cân nhanh mặc dù người bệnh ăn rất nhiều.

4- Mắt lồi: thường lồi cả 2 bên, mắt sáng long lanh, mi mắt thường co giật, không
làm được động tác hội tụ 2 nhãn cầu, tính tình thất thường

5- Tay run ở đầu ngón và bàn tay. Kiểm tra bằng cách: bảo người bệnh duỗi thẳng
tay, bàn tay sấp, ngửa cổ ra sau, nuốt vào, đặt tờ giấy lên mu bàn tay, thấy tờ giấy
rung động nhiều do tay run gọi là chứng “rung miêu”.

Giới hạn: - Chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không trị dứt được hoặc chữa rất lâu.
Bệnh phải dùng thuốc.

- Chỉ có tác dụng điều trị với hiện tượng Can khí uất kết do ức chế tâm lý gây cảm
giác nghẹn phình to cổ khiến người bệnh nói ào ào, mắt long lên, mạch bộ Can
căng lên như dây đàn. Không trị được chứng Can khí uất kết ở phụ nữ mắc chứng
trầm cảm sau sinh, vì trầm cảm sau sinh là do rối loạn nội tiết tố

Lƣu ý:Ngược lại với trường hợp Bướu cổ do thiếu I ốt, Bướu cổ lồi mắt này không
được ăn uống bổ sung I ốt vì bệnh này là do dư I ốt.

68
Điều Trị
Bƣớc 1: Thông khí dẫn huyết:

+ Khóa HK + NB4 ở tay điều chỉnh Can khí giúp mắt dễ chịu hơn

+ Khóa KH + NB2 ở tay: làm thông kinh khí vùng đi qua cổ

Bƣớc 2: Bấm huyệt:

ỔN ĐỊNH THẦN KINH - ỔN ĐỊNH TIM MẠCH: Bắt buộc phải làm ngay
trước khi điều trị

TÁC ĐỘNG Ở CHÂN:

· Làm chân trái: - Do thận âm hư: Khóa KK2 + TT5 bấm nhẹ

- Do can hỏa vượng: Khóa KK2 + TT4 bấm nhẹ

· Làm chân phải: Khóa KK1 + bấm NB4, TT5, NB2 . Khi bấm các NB dung mô
gan bàn tay đẩy các ngón chân lên đều nhau

- Bấm NB2 chân có 3 nấc bấm sau:

- Khoá KK1+ bấm lóng 1, Khóa KK2 + bấm lóng 2, Khóa KK3 + bấm lóng 3

Giúp tống đờm ra ngoài:

- Khóa KK3 +Khóa bắp chân + day Án dư: day tròn 7-10 cái rồi hất lên

Bƣớc 3: Giải 12 huyệt căn bản

Ghi chú: Các loại bướu xuất hiện do Can khí uất kết (bướu giả hay gọi là bướu
hơi) thì điều trị rất hiệu quả. Trường hợp này là Can khí uất kết do ức chế tâm lý
gây cảm giác nghẹn phình to cổ khiến người bệnh nói ào ào, mắt long lên, mạch bộ
Can căng lên như dây đàn:

- Khóa KK3 + đè Ạchille + bấm NB4: thông kinh khí đi qua cổ

- Khóa KK3 + đè Ạchille + bấm NB2: thông kinh khí đi qua cổ

69
- Khóa KK3 + đè Ạchille + day TT5: tác động đến Thận âm giúp hạ hỏa

ÁN DƢ:

- VT : Từ đỉnh ngoài xương mác đến đỉnh cao mắt cá chân ngoài chia làm 3 phần
bằng nhau, huyệt ở 1 3 từ trên xuống, bờ ngoài cơ cẳng chân trước.

- TD : Làm mềm bướu (dùng trong trường hợp bướu độc - Bazedow).

- CB : Khóa Khô khốc 3, bàn tay để bấm, lấy 4 ngón tay bóp chặt bắp thịt sau
chân, ngón tay cái để vào huyệt Án dư, ấn vào, day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi
đẩy lên.

- GC: Nơi người bệnh nhậy cảm, bấm huyệt này người bệnh có cảm giác ở vùng
cổ nóng lên.

TCĐ Bài 24: Mất ngủ, Ngủ nhiều


Mất Ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến đứng thứ 3 trên thế giới. Y học hiện đại thường chữa
trị bằng cách uống thuốc ngủ. Uống thuốc ngủ thường xuyên rất hại cho sức khỏe,
làm tổn hại não bộ, tê liệt hệ thần kinh trung ương. Thứ hại là dễ trở thành nghiện

70
thuốc, lượng uống càng tăng dẫn đến hư hỏng hoàn toàn bộ não

Thời gian ngủ được trong 1 ngày đêm dưới 6 giờ, được coi là mất ngủ.

Có thể chia mất ngủ thành 3 loại:

1- Mức độ nhẹ: Thời gian ngủ trong 1 ngày đêm 5-6 giờ. Có ít triệu chứng xáo trộn
kèm theo.

2- Mức độ vừa: Thời gian ngủ được trong 1 ngày đêm 3 -5 giờ.Có nhiều triệu
chứng khác kèm theo.

3- Mức độ nặng: Thời gian ngủ được trong 1 ngày đêm dưới 3 giờ.Cơ thể suy sụp.

Những nguyên nhân gây ra mất ngủ :

- Mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng, lao lực quá làm hại đến Tâm Tỳ

- Mất ngủ do cơ thể suy yếu hoặc bịnh lâu ngày

- Mất ngủ do ăn uống không điều độ

- Mất ngủ do hay sợ hãi, thần hồn không yên

Bấm Thập chỉ đạo, chỉ sử dụng 2 cặp huyệt trị mất ngủ là Tam tuyền + Tuyết ngư
và Thổ quang + Ngư hàn.

Ngoài ra, nên dùng y lý để xác định bệnh lý liên quan đến các yếu tố gây bệnh nào,
từ đó có thể tìm ra phương huyệt điều trị cho thích hợp.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Khai thông.

. Ổn định thần kinh, Ổn định tim mạch.

. Chí cao (day đẩy lên) ( làm nhẹ đầu, dễ ngủ).

. Bóp nhẹ 6 huyệt trên mắt Án khôi, Cốt cường, Mạnh không, Vũ hải, Ấn lâm, Nhị
tuế (làm nhẹ đầu, nhẹ mắt, dễ ngủ).

71
. Khóa Tam tuyền + day Tuyết ngư và ngược lại, rồi day cả 2 cùng lúc (huyệt đặc
hiệu).

. Khóa Thổ quang + day Ngư hàn và ngược lại, rồi day cả 2 cùng lúc (huyệt đặc
hiệu).

Phối hợp với biện chứng:

. Do suy nghĩ, lo lắng : Khóa Hổ khẩu + bấm Tam tinh 3, 2.

. Do cơ thể suy nhược : Khóa Khô khốc 3 + Tam tinh 4, 5.

. Do sợ hãi, tâm thần không yên: Khóa HK + Nhân tam 3 + bấm Tam tinh 3, Tam
tinh 4.

. Do ăn uống không điều độ : Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2, thêm Ngũ đoán.

Chú ý: Mất ngủ có 2 trường hợp:

- Đầu óc tỉnh táo thường khí huyết không lên đầu , lúc đó ta làm thêm phần bơm
máu lên đầu.

- Đầu óc thấy khó chịu căng cứng, đặc biệt phần mắt không nhắm vào được,
thường một hoặc 2 bên cơ mắt bị cứng lại, lúc này ta lựa cách bơm máu làm cho
phần cơ hết căng cứng thì sẽ ngủ lại bình thường

TAM TUYỀN:

- VT : Tại bờ ngoài của đốt 3 ngón tay trỏ (2), trên đường tiếp giáp da gan tay -
mu tay.

- CB : Trị mất ngủ: Khóa huyệt Tam tuyền + bấm huyệt Tuyết ngư.

Khóa huyệt Tuyết ngư + bấm huyệt Tam tuyền, rồi day cả 2 huyệt cùng lúc.

TUYẾT NGƢ:

- VT : Tại bờ trong đốt 3 ngón tay út (5), trên đường tiếp nối da gan tay - mu tay,
ngay đầu nếp gấp khớp bàn tay - ngón tay.

- CB : Khóa huyệt Tam tuyền + bấm day huyệt Tuyết ngư và ngược lại, rồi day

72
bấm cả 2 huyệt cùng lúc.

NGƢ HÀN:

- VT : Tại chỗ hơi lõm, sát xương bả vai sau, bên Phải, khe đốt sống lưng 4-5 ra
ngang 6 khoát.

- CB : Dùng 4 ngón tay đặt trên bờ vai, ngón cái dùng để day bấm. Khóa huyệt bên
trái (Thổ quang), day bấm huyệt bên phải ( Ngư hàn) và ngược lại, rồi day cùng lúc
2 huyệt.

- GC : Cùng vị trí này, bên Trái là huyệt Thổ quang.

THỔ QUANG

- VT : Tại chỗ hơi lõm giữa xương bả vai sau,bên Trái (khe đốt sống 4-5 ra ngang
6 khoát).

- CB : 4 ngón tay đặt trên bờ vai, ngón cái dùng để bấm (day tròn).

Khóa huyệt bên phải (Ngư hàn), day bấm huyệt bên trái (Thổ quang) và ngược lại,
sau đó day tròn cả 2 huyệt cùng lúc.

- GC : Cùng vị trí này ở bên Phải gọi là huyệt Ngư hàn.

73
Ngủ Nhiều
Ngược với tình trạng khó ngủ, mất ngủ, nhiều người có thể ngủ suốt ngày, lúc nào
cũng muốn ngủ, nhưng giấc ngủ không sâu

Đông y cho là do mạch Âm kiều quá thịnh khiến cho người ta lúc nào cũng thèm
ngủ.

Trong bấm huyệt Thập chỉ đạo, 6 huyệt ở vùng lông mày có tác dụng kép: Vừa làm
cho dễ ngủ vừa làm cho tinh ngủ, chỉ khác ở thủ pháp kích thích.

. Bóp mạnh 6 huyệt ở lông mày: Làm tỉnh ngủ.

. Bóp nhẹ 6 huyệt ở lông mày: Làm dễ ngủ.

Vì vậy, cần lưu ý cường độ của kích thích khi thao tác.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


- Huyệt Chí cao (day đẩy lên)

- Bóp mạnh huyệt Án khôi, Cốt cường, Mạnh không, Vũ hải, Ấn lâm, Nhị
tuế (huyệt đặc hiệu làm tỉnh ngủ).

- Nếu do thiếu máu não, lượng máu lên não không đủ: Day ấn Đoạt thế (Khư nai),
Thái lâu, Ấn suốt… (giúp đưa máu lên não – đầu).Áp dụng bài Bơm máu lên đầu

- Day ấn Khô lạc 2 (khai thông tắc nghẽn ở động mạch cảnh, giúp đưa máu lên
đầu, não dễ hơn).

Chú ý: Bơm máu lên đầu làm ta ngủ say sau đó hết buồn ngủ, hoặc làm ta tỉnh ngủ
ngay lập tức.

CHÍ CAO - VT : Điểm giữa 2 đầu lông mày (huyệt Ấn đường ) lên khoảng 0,5
cm.

KHÔ LẠC 2 - VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay

74
chia làm 3 phần, huyệt ở 2 3 tính từ mỏm tram quay lên, hoặc 1 3 từ khủy tay
xuống.

TCĐ Bài 25: Cứng Hàm


Nguyên nhân: Sái quai hàm do ngápquá mạnh, do liệt sau di chứng tai biến mạch
máu não

· Huyệt đặc trị: Khô lạc 1; Á mô

· Các huyệt hỗ trợ: Thốn chung, Đắc chung

Bƣớc 1: Thông khí dẫn huyết : Khóa HK + NB2

Bƣớc 2: Bấm huyệt:

- Khóa cao thống + Á mô

- Khóa Cao thống + Khô lạc 1

- Khóa Cao thống + Đắc chung

- Khóa cao thống +Thốn chung

Bƣớc 3: Giải 12 huyệt căn bản

Chú ý: Bên nào bị bấm bên đó, hoặc bên nào đau hơn thì làm trước. Để tập trung
hơn khi làm ta khóa Cao thống lại. Cao thống lùi ra sau Bách hội 1 thốn, ở nơi cao
75
nhất của đỉnh đầu. Huyệt Khô lạc ở góc hàm, lấy 2 ngón khóa ở cơ ức đòn chủm,
còn ngón cái day huyệt. Huyệt Đắc trung : Khi bệnh nhân há miệng ta đặt tay vào
huyệt, nếu bệnh nhân ngậm miệng lại mà ngón tay chuyển động theo thì đúng là
huyệt.

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua
đường nách giữa vớihuyệt Tam giác ở đường nách trước)

ĐẮC CHUNG

- VT : Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

THỐN CHUNG

- VT : Cách khóe (mép) miệng phía ngoài 1cm.

76
TCD Bài 26: Đau Đầu
Đau đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau.Tùy từng vùng đau mà chọn cách điều
trị cho thích hợp.

- Đau giữa đỉnh đầu: Ngũ bội 4, 5.

- Đau nửa đầu: Ngũ bội 4.

- Đau vùng trán : Ngũ bội 2.

- Đau vùng sau gáy: Ngũ bội 4, 5…

. Đau Vùng Đỉnh Đầu


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Khai thông : - Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 4, 5 (khai thông kinh khí).

- Khóa Khô khốc 3 + gân gót, bấm Ngũ bội 4, 5 (thông kinh hoạt lạc).

- Thêm Khóa Cao thống + các huyệt Cô thế, Ung hương, Xàng lâm (các huyệt tác
động đến vùng đỉnh đầu), Bí huyền 4 (huyệt đặc hiệu).

. Đau Nửa Đầu


Có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên. Tùy vị trí bệnh mà chọn hướng điều trị cho thích
hợp

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


Khai thông : - Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 4 (thông kinh hoạt lạc).

- Khóa Khô khốc 3 + gân gót, bấm huyệt Ngũ bội 4 (thông kinh hoạt lạc).

- Thêm Khóa Cao thống + các huyệt Cô thế, Xàng lâm (bên đau), Trung nhĩ (các
huyệt tác động đến vùng đỉnh đầu), huyệt Bí huyền 3 (huyệt đặc hiệu).

77
. Đau Vùng Trán
Khai thông: - Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2,

- Khóa Khô khốc 3 + gân gót, bấm Ngũ bội 2.

- Thêm Khóa Cao thống + các huyệt ở mắt Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế; Cốt cường,
Mạnh không, Án khôi

. Đau Đầu Đông


Đau đầu lúc sáng sớm kèm đau dữ dội, đau như búa bổ.

Khai thông: - Khóa Hổ khẩu, bấm Ngũ bội 4, 5

- Day vuốt Cô thế (huyệt đặc hiệu).

- Tìm điểm đau ở đầu để day, giúp kinh khí không bị ứ trệ gây nên đau.

Bƣớc 3: Giải 12 huyệt căn bản

CAO THỐNG

- VT : Tại giao điểm của 2 đường từ sống mũi thẳng lên và đường nối 2 đỉnh vành
tai (huyệt Bá hội - Đốc 20) lùi về phía sau khoảng 1 khoát, ngay chỗ cao nhất của
xương đỉnh.

CÔ THẾ

- VT: Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy
huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

78
UNG HƢƠNG

VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 - C5).

XÀNG LÂM

VT : Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 - C3).

TRUNG NHĨ

VT : Phía trên đỉnh vành tai (gấp tai lại để dễ thấy đỉnh nhọn) thẳng lên đầu, đụng
vào khe rãnh (chỗ lõm), đó là huyệt.

79
TCD Bài 27: Chấn Thương Ở Đầu
Chấn thƣơng ở đầu: Được hiểu theo nghĩa bị một tai nạn nào đó làm chảy máu
đầu hoặc làm bầm tím đầu và máu bị đông lại không lưu thông được. Mục đích
chữa trị là bơm máu lên đầu, làm tan máu bầm, máu ứ, sau đó đẩy máu trheo
đường Đại tiện, Tiểu tiện hoặc qua da dể thoát ra ngoài .

Chú ý: cách này cũng để chữa trị các khối u trên đầu

· Huyệt đặc trị: Nhật bách; Chí ngư; Khô ngân; Tam kha

· Huyệt hỗ trợ: Cô thế; Chí cao; Ngũ đoán

Bƣớc 1: Thông khí dẫn huyết

Lưu ý: Bấm kỹ : Khóa HK + NBT4-5

Bƣớc 2: Điều trị: Tiến hành ba bƣớc nhƣ sau:

- Bƣớc Thứ nhất: Dẫn máu lên đầu: ( Xem bài bơm máu lên đầu)

+ Dùng các huyệt: Đoạt thế, Khư nai, Nhật bách, Ấn suốt

+ Khóa HK + day Chí ngư

+ Khóa Cao thống và day các huyệt , Cô thế, Chí cao, Ung hương

- Bƣớc Thứ hai: Phá máu ứ, máu bầm

+ Khóa HK + Day Khô ngân

+ Khóa HK + Day Tam kha

+ Khóa HK + Day Nhật bách

- Bƣớc Thứ ba: Dẫn máu bầm xuống để đào thải ra ngoài

+ Khóa KH + day Ngũ đoán: tiêu dịch

+ Khóa NB3 + day Ngũ đoán: tiêu dịch phần trên đầu

80
+ Khóa HK + bóp Tứ thế: dẫn máu bầm xuống

Ghi chú: Nếu sau khi bấm mà trong vài ngày bệnh nhân đại tiện hoặc tiểu tiện ra
máu là bình thường, đó là do máu bầm máu ứ được dẫn xuống và đào thả ra ngoài

Bƣớc 3: Giải 12 huyệt căn bản

KHÔ NGÂN (Bên phải) & TAM KHA (Bên trái)

- VT : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 5 - 6 với đường nách sau, bên Phải.

- TD : Dẫn máu lên vai và đầu.Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.

- CB : Day - ấn.

Tay trái thầy thuốc nâng tay phải bệnh nhân lên ngang ngực,khóa Hổ khẩu, tay
phải của thầy thuốc để vào huyệt, 4 ngón tay đè mạnh (khóa) mặt trước hông sườn,
ngón tay cái để vào huyệt (làm sao cho ngón tay lọt vào khe sườn, vừa móc vào
vừa bấm.

- GC : Cũng ở vị trí này bên Trái là huyệt Tam kha.

Khảo sát nơi người nhậy cảm cho thấy, huyệt Tam kha (Khô ngân) có 3 tác dụng
chính:

1. Dẫn máu lên trên (vai, đầu).

2. Làm tan máu ứ (sau chấn thương).

3. Sinh máu mới bù vào máu bị tổn thương sau chấn thương.

CAO THỐNG - VT : Tại giao điểm của 2 đường từ sống mũi thẳng lên và đường
nối 2 đỉnh vành tai (huyệt Bá hội - Đốc 20) lùi về phía sau khoảng 1 khoát, ngay

81
chỗ cao nhất của xương đỉnh.

CÔ THẾ - VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc
gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

UNG HƢƠNG - VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 - C5).

CHÍ CAO - VT : Điểm giữa 2 đầu lông mày (huyệt Ấn đường ) lên khoảng 0,5
cm.

CHÍ NGƢ - VT : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 11 – 12 với đường nách trước.

• Nhật bách:VT: Tại bờ trước, trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay .

• Dẫn lên đầu: Tay trái khóa HK, tay phải đè lên đầu vai, 4 ngón còn lại đè chặt
mặt sau vai

( khóa), ngón cái đè vào huyệt Nhật bách day nhẹ hướng lên trên.

( Nếu không khóa sau vai thì máu không lên đầu mà ra sau vai hoặc xuống tay)

• Đoạt thế ( Khƣ nai): VT: Từ 1 3 ngoài xương đòn, xuống 1cm, sát dưới xương

82
đòn, chỗ lõm giữa cơ Delta. -Dẫn máu lên đầu: Khóa HK + day nhẹ Đoạt thế ( day
hướng lên trên).

- Khóa NB1,2,3,4,5 + day Đoạt thế thì máu vào các khiếu: mũi, môi, lưỡi, mắt, tai.

• Thái lâu:VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là
huyệt. - Dẫn máu lên đầu: Cách làm giống Nhật bách, 4 ngón khóa bờ vai, tay trái
khóa HK, ngón cái tay phải day ấn Thái lâu lên trên.

Ghi chú: Day ngang có tác dụng bớt đờm.

- Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa
bờ vai)

• Ấn suốt: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

TỨ THẾ - VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến
mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt.

NGŨ ĐOÁN - VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong
1 khoát, sát gân cơ bàn tay.

83
TCD Bài 28: Chấn thương ở mặt. Mặt lạnh. Mặt mất cảm giác
Chấn Thương Mặt
Trị mặt chấn thương do té ngã, bầm dập, mặt bầm tím

Huyệt đặc trị: Tam giác - Á mô

Bƣớc 1: Thông khí dẫn huyết

Lƣu ý Bấm kỹ NBT4-5: trước hết day, sau đó bật mạnh NBT4-5 tác động mạnh
đến đường kinh Thận và Can

Bƣớc 2: Bấm huyệt: Các mức độ từ tác động bình thường đến mạnh hơn như sau:

1. Day tại chỗ:

a. Bàn tay khóa sườn + Day Á mô

b. Bàn tay khóa sườn + Day Tam giác

2. Khóa HK: làm mạnh hơn:

a. Khóa HK + day Á mô

b. Khóa HK + day Tam giác

3. Khóa NB5T:

a. Khóa NB5T + day Á mô

b. Khóa NB5T + day Tam giác

84
4. Khóa NB5C:

a. Khóa NB5C + day Á mô

b. Khóa NB5C + day Tam giác

Lưu ý: Vị trí của khu vực bị sưng đau:

- Nếu đau mặt ngoài má nhiều hơn: lưu ý bấm mạnh hơn huyệt Á mô

- Nếu đau mặt trong má nhiều hơn: bấm mạnh hơn huyệt Tam giác

TAM GIÁC - VT : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 - 10 với đường nách trước
(đối xứng qua đường nách giữa với huyệt Á mô – ở đường nách sau).

- TD : Trị mặt bị sưng, Tay sưng.

- CB : . Khóa Ngũ bội 5 tay + 4 ngón tay bóp chặt phía sau lưng, ngón tay cái đè
vào huyệt, làm sao cho ngón tay sờ đụng vào kẽ sườn, bấm móc vào khe sườn.

. Khóa (đè mạnh vào) huyệt Tam giác - bấm Ngũ bội 5 ở chân cùng bên làm tăng
tác dụng mạnh hơn.

Á MÔ - VT : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối
xứng qua đường nách giữa với huyệt Tam giác – ở đường nách trước ).

- TD : Trị răng hàm đau. Vùng mặt và hàm đau.

- CB : Dùng ngón tay cái bấm móc vào giữa 2 kẽ sườn, day – bật theo kẽ sườn.

Mặt Lạnh - Mất Cảm Giác

85
Mặt lạnh là do máu lên mặt không đủ. Mặt mất cảm giác thường là do liệt dây thần
kinh ngoại biên số 7. nhưng thực tế thiếu máu và mất cảm giác thì thể hiện bệnh
cũng gần như nhau.

· Huyệt đặc trị bơm máu lên mặt: Đoạt thế - Khư nai – Thái lâu - Ấn suốt và các
huyệt ởquanh vùng sát nách và vùng bả vai ( Áp dụng bài bơm máu lên đầu)

· Sauk hi bơm máu lên mặt thì dung Huyệt đặc trị lan tỏa máu trên mặt: Nghinh
hƣơng

Trƣờng hợp Tê cả mặt: Bấm Nghinh hương cả 2 bên

Trƣờng hợp Tê một bên: Khóa Cao thống + bấm Nghinh hương

Chú ý: Ngược với mặt lạnh, mặt mất cảm giác là mặt nóng bức khó chịu do thừa
máu thì ta dẫn bớt máu ở trên mặt đi bằng cách: ( Giống huyệt giải)

1. Khoa Hổ khẩu + bấm huyệt Tứ thế, sẽ dẫn mau từ mặt xuống qua cac ngón tay
hoặc qua đường tiêu tiểu (có thể tiểu ra mau, đại tiện ra mau…).

2. Bóp huyệt Trụ cột hồi sinh, từ gáy xuống đến qua bả vai.

86
TCD Bài 29: Liệt Mặt
Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc giảm vận động nửa mặt của những cơ da ở mặt
do dây TK VII chi phối. Đa số các trường hợp liệt mặt (liệt dây TK VII) do lạnh,
do xung huyết, điều trị bằng bấm huyệt ngay sau khi bị bệnh thường đem lại kết
quả tốt. Các trường hợp liệt do nhiễm khuẩn hồi phục chậm hơn.

YHCT dựa theo nguyên nhân gây bịnh, chia làm 3 loại:

1- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh): sau khi gặp mưa
gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước
bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng.

2- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn): Tự
nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó,
uống nước thường bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu
lưỡi trắng dầy.

3- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang chẩn): Sau
khi té

ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm, mặt, xương chũm... tự nhiên
mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống khó, không huýt sáo
được.

- Đối với môn bấm Thập chỉ đạo, thường là điều trị di chứng, vì vậy, tùy theo vị
trí méo lệch mà chọn huyệt và vị trí điều trị cho thích hợp.

. Phác đồ điều trị

Khai thông

Khóa HK + bấm NB 1,2

Mắt lệch nhiều, chú ý Ngũ bội 1

Miệng lệch nhiều, chú ý Ngũ bội 2

Trước tiên nên áp dụng bài bơm máu lên mặt, sau đó tùy theo loại bệnh mà bấm
huyệt đặc trị

87
+ Mắt không nhắm được : Khóa Ngũ bội 4 Tay + day Nhân tam 3. Khóa Cao
thống + Huyệt ở lông mày (bấm bẻ xuống).

+ Mi mắt sụp xuống: Khóa HK + bấm Kim ô - nếu người bệnh mệt mỏi, yếu sức
nên truyền thêm nhân điện ở Kim ô.

+ Mắt lệch: Khóa Ngũ bội 4 Tay + Mạnh án, Mạnh nhĩ.

+ Nhân trung lệch : Khóa Cao thống + Chí đắc.

+ Cằm dưới méo : Khóa Cao thống + Chí tôn.

+ Miệng méo : Khóa Cao thống + Đắc chung, Tam huyền, Thốn chung.

Bấm theo chiều : bên lành kéo qua, bên liệt kéo xuống.

KIM Ô - VT : Tại giao điểm bờ ngoài cơ Delta và cơ nhị đầu. Lấy điểm đỉnh của
cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

Trên lâm sàng, chúng tôi phát hiện thấy một huyệt Kim ô khác, ở điểm gặp nhau
của cơ delta với cơ nhị đầu bên ngoài. Như vậy, có đến 2 huyệt Kim ô đối xứng
nhau qua đỉnh cơ delta, và huyệt Kim ô bên ngoài có tác dụng mạnh hơn huyệt
Kim ô bên trong.

- TD : Trị mi mắt bị sụp xuống, mắt mỏi yếu do cơ thể suy yếu (lúc nào cũng
muốn nhắm mắt lại), mắt lim dim như buồn ngủ.

- CB : Khóa Hổ khẩu + day nhẹ huyệt Kim ô (vừa bấm vào vừa đẩy lên ).

MẠNH ÁN - VT : Cạnh phía dưới gò cao xương chũm, tại chỗ lõm phía trên.

- TD : Trị tai điếc, tai ù, mắt bị xếch.

- CB : Thường phối hợp bấm chung cùng lúc với các huyệt Trung nhĩ, Mạnh nhĩ,
Khô ngu.

MẠNH NHĨ

- VT : Tại ngay sát bờ sau xương chũm.

88
TCD Bài 30 : Chóng mặt ( Rối loạn tiền đình)
Còn gọi là thiếu máu não hoặc rối loạn tuần hoàn máu

Huyệt đặc trị: Xàng lâm; Cô thế bơm máu trực tiếp vào não

Triệu chứng: Nhức đầu. Chóng mặt, cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi
đột ngột chuyển tư thế nằm, ngồi sang tư thế đứng.

- Rối loạn về giấc ngủ, mất ngủ, tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần
sáng lại ngủ.

· Chóng mặt còn thấy mọi vật đổ nghiêng ngả - Chóng mặt do tai trong, Rối loạn
tiền đình

Lƣu ý: Nếu chóng mặt do Tai trong - Rối loạn tiền đình thì chú ý Đường kinh
Thận – ngón 5, dẫn kinh khí vào Tai để khai thông trong Tai cải thiện do Rối loạn
tiền đình

89
· Kiểm tra bệnh nhân nghiêng về bên tai nào thì mọi vật nghiêng ngả là bên đó là
bị bệnh, hoặc xem mạch mạnh-yếu

Nguyên nhân: Do não thiếu máu, thiếu ôxy. Cần bơm máu từ dưới dẫn lên não

ĐIỀU TRỊ:

Bƣớc 1: Thông khí – Dẫn huyết:

Lƣu ý: cần bơm máu toàn thân bằng thao tác:

· Khóa CT4-5 + đẩy CT1-2

· Khóa CT1-2 + đẩy CT4-5

· Đẩy cùng lúc cả hai CT4-5 và CT1-2

Bƣớc 2: Bấm huyệt:

Áp dụng bài bơm máu lên đầu

Trước hết giải quyết trường hợp chóng mặt do tai trong - Rối loạn tiền đình:

o Khóa HK + bật Dương hữu chuyển kinh khí sang bên tai bệnh

o Khóa NT1 + day NB5

o Khóa móng NB5 + day NT1

Tiếp theo, bấm theo Phác đồ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

· Khóa HK + Bấm Đoạt thế

· Khóa HK + day Nhật bách lên (huyệt đặc hiệu bơm máu lên đầu).

· Khóa HK + day Ấn tinh

· Khóa Cao thống + Day 2 huyệt Xàng lâm

· Khóa Cao thống + ấn mạnh Cô thế đếm đến 5 rồi nhả. Thao tác ấn-nhả 5-10 lần
như vậy

90
· Khóa Cao thống + day Chí cao

· Bóp Trụ cột hồi sinh

Lƣu ý: Trụ cột hồi sinh luôn là thao tác sau cùng trong điều trị. Sau khi bấm xong
bệnh nhân còn hoa mắt thì bấm tiếp huyệt Hồi sinh thân thể

HỒI SINH THÂN THỂ - VT : Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1),
xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát

XÀNG LÂM - VT : Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và
3 (C2 - C3).

CÔ THẾ - VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc
gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

DƢƠNG HỮU - VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 2 thốn (3 khoát).

ẤN TINH - VT : Trên đường nối đốt sống cổ 7 (C7) với bờ ngoài

phía sau mỏm cùng vai, lấy điểm chính giữa rồi hơi nhích vào phía trong một ít. Ở
hố trên gai sống xương bả vai.

91
NHẬT BÁCH - VT : Tại bờ trước - trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay.

THIÊN LÂU - VT : Khe đốt sống lưng 6 - 7 (D6 - D7) ra ngang 3 khoát, cách bờ
trong xương bả vai 1 khoát.

TCD Bài 31 : Tự kỷ - Hay khóc, Hay cười


Còn gọi là Di chứng tai biến mạch máu não

Tự Kỷ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
o Khai thông kinh khí

o Trẻ lầm lì:

92
§ Bấm NB-4,5 (tay, chân)

o Trẻ hiếu động:

§ Bấm TT-4,5 (tay, chân)

o Khóa HK + Day Khô Lạc 1

o Khóa Khung Côn + bấm Trạch Đoán

o Khóa NBT-1 + bấm Thủ Mạnh

KHÔ LẠC 1

- VT : Tại ngay hạch nước miếng ( bọt), dưới hàm, phía bên Phải.

TRẠCH ĐOÁN

- VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

KHUNG CÔN

- VT : Từ đỉnh cao xương khớp bàn của ngón tay cái đến chỗ lõm đầu ngoài lằn
chỉ cổ tay, chia làm 3 phần, huyệt ở 1 3 trên mặt trước đốt bàn ( phần trên mô ngón
cái), chỗ lõm nhất của nếp gấp cổ tay thẳng xuống 1 khoát.

- TD : Trị ho, câm không nói được.

- PH : . Khóa huyệt Khung côn + điểm huyệt Trạch đoán (tay phải ): trị câm
không đếm được số 4.

. Khóa huyệt Khung côn + điểm huyệt Thủ mạnh ( tay phải ): trịcâm không đếm
được số 7.

93
- CB : Khóa Hổ khẩu + bấm Khung côn, không bấm thẳng góc nhưng hơi chếch
ngón tay lên phía trên.

Chỉ nên kích thích huyệt ở bên tay Phải.

THỦ MẠNH

- VT : Tại bờ trước phía trong xương cánh tay, cách mép nếp đỉnh nách trước 2
khoát ( giữa đầu nếp nách và đỉnh vai trong), bên Phải.

Tại điểm giữa lồi cao bờ trong xương vai với đỉnh nếp nách trong.

- TD : Trị câm không đếm được số 7, dẫn máu xuống tay.

- CB : . Muốn dẫn máu xuống tay: Khóa Hổ khẩu + day hoặc bấm móc huyệt Thủ
mạnh hướng vào trong xương vai.

Hay Khóc, Hay Cười


Bấm Thập chỉ đạo giải quyết được một số di chứng tai biến mạch máu não rất có
hiệu quả mà nhiều phương pháp khác không thực hiện được.

Đặc biệt với di chứng hay khóc và hay cười , phương pháp bấm Thập chỉ đạo tỏ ra
có ưu thế và hiệu quả tốt.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Hay cười: Khóa Ngũ bội 1 (trái) + day huyệt Khô ngu (huyệt đặc hiệu).

. Hay khóc: Khóa Ngũ bội 1 + day bật huyệt Chú thế (huyệt đặc hiệu).

94
. Nói ngọng, khó nói: Khóa Đắc chung + day Thu ô và ngược lại (huyệt đặc hiệu).

KHÔ NGU

- VT : Tại chỗ bám bờ ngoài cơ ức – đòn - chũm, tiếp giáp với mí xương chẩm ở
phía cổ bên Trái.

CHÖ THẾ

- VT : Tại 1 3 trên và trong cơ ức - đòn - chũm, bên Phải, thẳng chỗ lõm phía sau
tai (huyệt Ế phong - Tam tiêu 17) xuống gần góc hàm.

ĐẮC CHUNG

- VT : Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

- PH : Trị lưỡi rụt lại không thè ra được (sau tai biến mạch máu não hoặc sau chấn
thương): Khóa mạnh huyệt Thu ô + day nhẹ huyệt Đắc chung và ngược lại, vừa

95
day vừa nói người bệnh thè lưỡi ra. 1-2 ngày đầu, người bệnh chưa thể thè lưỡi ra,
nhưng từ ngày thứ 3 trở đi, người bệnh có thể thè lưỡi dần ra được.

- CB : Day đẩy lên - xuống tùy vị trí méo.

Chỉ kích thích ở bên phải mà thôi.

THU Ô

- VT : Để nghiêng cánh tay, tại ngay sát dưới lồi cầu ngoài xương cánh tay.

- TD : Trị lưỡi cứng, lưỡi tụt vào gây khó nói, câm

TCD Bài 32 : Động Kinh

Có nhiều loại: Có người chỉ là cơn động kinh thoáng qua. Tây y xác định bằng
máy đo điện não.

Triệu chứng

Một cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh tự nhiên ngã ngay xuống đất
bất tỉnh, chân tay cứng đơ, lồng ngực và cơ hoành giữ nguyên, không thở trong vài
giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Ở các cháu bé có thể
mắt nhìn ngược, co giật tay, chân, run giật nửa người hay toàn thân, ưỡn cứng
người, tím ngắt. Cũng có những bé lên cơn co giật nhưng không rung lên bần bật
mà chỉ đơn giản đang chơi tự nhiên mắt bé lờ đờ, đi quay một vòng vô ý thức hoặc
ngất đi. Và chỉ một lúc bé lại có thể phục hồi bình thường.

96
Điều trị

Điều trị động kinh thường chia làm 2 giai đoạn: Cắt cơn (làm sao dập tắt ngay cơn
động kinh đang xảy ra. Sau khi đã cắt cơn, dựa theo bệnh tình của bệnh nhân để
tìm cách điều trị tận gốc, tránh bị tái phát.

Cắt Cơn Động Kinh


1. Khóa NBT1 + Vỗ bả vai 10 cái. Làm cơ vai mềm ra khí đi vào phổi. ( Cải thiện
hô hấp làm cho người bệnh thở thoải mái hơn và bình thường trở lại).

2. Khóa HK + bóp Tứ thế 3 – 5 lần. ( Ổn định thần kinh làm cho người bệnh mau
tỉnh lại, máu về tim làm giãn cơ hoành và lồng ngực).

3. Khóa HK + xoay tròn huyệt Thiên lâu 9 cái và hất nhẹ lên, làm 2 lần. Khi xoa
huyệt thì lòng bàn tay ép vào xương vai để máu tập trung vào tim nhanh hơn, dùng
ngón giữa bấm huyệt.

Điều Trị Động Kinh


- Khai thông,

- . Ổn định thần kinh và tim mạch.

- Chống co thắt cơ hoành, lồng ngực: Khóa HK + bóp Tứ thế

- Chống co thắt gân cơ: Khóa HK + bật Tam tinh 4

- Khai thông đởm: Khóa HK + Mạnh đới, Khóa HK + Khôi thế,

- Khóa HK + Mạnh đới + Khôi thế ( day 2 huyệt cùng lúc, 1 lên, 1 xuống)

- Khóa HK + Bấm Ngũ đoán

- Tư bổ Can, Thận âm : Khóa HK + bấm Tam tinh 4, 5

Chú ý: Sau cơn động kinh ta tiến hành là các bước trên thì sẽ ngăn ngừa bệnh động
kinh

97
MẠNH ĐỚI

- VT : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2 khoát,
hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong
cơ 2 đầu.

- TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh.

- CB : Khóa Hổ khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Mạnh đới và Khôi thế, day nhẹ, 1 day lên, 1 kéo xuống.

- GC : Bệnh nhân động kinh loại nhẹ: Khóa Hổ khẩu + day huyệt Mạnh đới (làm
tan đờm) .

Động kinh nặng: Khóa Hổ khẩu, khóa Nhân tam 3 + bấm Trạch đoán.

KHÔI THẾ

- VT : Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2 khoát, hơi
xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ
2 đầu (đối diện với huyệt Mạnh đới – cùng vị trí nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

- TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh
âm).

- CB : Khóa Hổ khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ.

NGŨ ĐOÁN

- VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát

98
gân cơ bàn tay.

- TD : Trị đờm dãi ứ đọng, Chống ói (nôn) mửa.

- CB : Khóa Hổ khẩu - bấm từ từ.

TỨ THẾ

- VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên
đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

THIÊN LÂU

- VT : Khe đốt sống lưng 6 - 7 (D6 - D7) ra ngang 3 khoát, cách bờ trong xương bả
vai 1 khoát.

- TD : Hồi sinh mạnh. Dùng cấp cứu khi trụy tim mạch. Cắt cơn động kinh (khóa
Ngũ bội 1).

TCD Bài 33 : Cứng Khuỷu Tay, Cứng Bàn Tay

99
Cứng Khuỷu Tay
Khuỷu tay cũng giống vai, có người co tay lại thì cứng mặt trong, có người lại
quẹo ra đằng sau cứng ngắc, chúng ta sẽ xem đường kinh dẫn như thế nào để tìm
cách chữa. Trước tiên cần bơm máu vào khuỷn tay, sau đó dùng huyệt đặc trị để
chữa

PHÁC ĐỒ ĐIẾU TRỊ


o Khai thông:

o Khóa móng NBT-5 + day khớp 2

o Khóa móng NBT-4 + day khớp 2

o Khóa móng NBT-3 + day khớp 2

o Khóa móng NBT-2 + day khớp 2

o Khóa móng NBT-1 + day khớp 2

o Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu ( Ấn suốt) dẫn máu xuống

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế ( Dẫn máu xuống)

o Co cứng khuỷu tay:

§ Khóa Hổ Khẩu +bật Dương Hữu + bật Khô Lạc 2

o Cánh tay co gấp vào:

§ Khóa Hổ Khẩu + bấm Dương hữu, Trạch đoán, Khư Trung, Khôi lâu

Huyệt Khư trung chuyên chữa dạng liệt mềm, tay bị rũ xuống không nhấc lên được

Cứng Bàn Tay


Nguyên nhân: Cổ tay cứng là tại vì không có máu xuống nên mới bị cứng. Chúng
ta cần bơm máu. , nên nhớ là khi liệt các ngón tay bị co quắp lại

100
- Khai thông

o Khóa móng NB5 + day khớp 1

o Khóa HK + bấm Thái lâu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế

o Khóa Hổ Khẩu + bật Dương hữu, Khô Lạc 2

o Khóa Hổ Khẩu + bấm Khư Thế

DƢƠNG HỮU: VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2: VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia
làm 3 phần, huyệt ở 2 3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1 3 từ khủy tay xuống.

KHÔI LÂU:

- VT : Tại giao điểm của rãnh cơ Delta với đườ ng nách trước, bên Phải.

Từ đầu nếp nách trong kéo ra đụng vào cơ delta ở đâu, đó là huyệt.

- TD : Làm dãn gân cánh tay và ngón tay.Làm duỗi tay ra.

THÁI LÂU: VT : Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta
là huyệt.

101
TRẠCH ĐOÁN

- VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

- GP : Dưới huyệt là gân cơ 3 đầu cánh tay, rãnh ròng rọc khuỷu của mặt sau đầu
dưới xương cánh tay.

KHƢ TRUNG: VT : Điểm chính giữa phía trong cánh tay, sát dưới cơ nhị đầu,
giữa đường nối đầu nếp nách trong và cuối nếp gấp trong khuỷu tay, bên Phải.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến
mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt.

KHƢ THẾ: VT : Ngửa bàn tay, giữa lằn nếp khớp 3 ngón tay trỏ (2), lui xuống 1
khoát, trên gò mô ngón trỏ, sờ vào thấy cục xương.

102
TCD Bài 34 : Tay Rung, Tay Múa Vờn
Nguyên nhân: Có những bệnh nhân sau khi bị bệnh lâu ngày thì tay rung, hoa
mắt chóng mặt, đi không vững. Bệnh này không giống bệnh Parkingson. Rung tay
cũng là dấu hiệu máu không xuống được. Trước tiên ta vẫn dẫn máu xuống, khai
thông kinh khí,

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


o Khai thông

o Khóa Hổ Khẩu + Day Thái Lâu (bật vào trong)

o Khóa Hổ Khẩu + Day Ấn Suốt (bật vào trong)

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Hoàng Ngưu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Dương Hữu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Khô Lạc 2

o Khóa Hổ Khẩu + day NBT4,5

o Khóa Cao Thống day Vũ Hải, Ấn Lâm, Nhị Tuế; Cốt Cường, Mạnh Không, Án
Khôi.

o Khóa Cao Thống + day Khô Lư (Khô Giáo)

103
o Nếu gặp bệnh “múa vờn”:

§ Bấm Lưỡng Tuyền

Chú ý: - Khô lư thì ở bên trái gò má : cũng từ đuôi mắt kéo thẳng xuống nhưng nó
không ở dưới xương gò má mà nó ngay đỉng xương gò má, huyệt này cũng chữa
bệnh rung tay

- Khô giáo còn có tác dụng chữa bị viêm hay đau giây thần kinh số 7 và số 5. Dây
thần kinh số 5 còn gọi là dây thần kinh sinh 3, khám tây y mà Bs đề TIC thì có
nghĩa là viêm day thần kinh số 5, tức là mắt cứ bị giật giật như nháy người khác,
miệng cũng giật giật như vậy.

DƢƠNG HỮU : VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay
chia làm 3 phần, huyệt ở 2 3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1 3 từ khủy tay
xuống.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến
mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt.

THÁI LÂU: VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta
là huyệt. -

- Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa
bờ vai)

104
ẤN SUỐT: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

• HOÀNG NGƢU: - Dẫn máu lên mặt: Khóa HK + Ngón cái giữ chặt bắp thịt, bấu
3 ngón tay còn lại vào giữa hố nách. Ấn vào bóp 1 cái, buông ra lại ấn vào bóp 1
cái, buông ra, làm 5 – 7 lần.

- Dẫn máu xuống tận ngón tay: Khóa HK + bấm Hoàng ngưu, rồi bấm dần từ hố
nách xuống đến khuỷn tay, cổ tay.

- LƢỠNG TUYỀN:

- VT : Tại điểm giữa cơ Delta, huyệt ở sát 2 bên điểm giữa này (trên huyệt Giác
quan một ít). Cơ Delta hình chữ V, 2 đường 2 bên sẽ tạo thành 2 (lưỡng) chỗ lõm
(tuyền – con suối), vì vậy đặt tên huyệt là Lưỡng tuyền.

- TD : Trị tay run,Tay không dơ lên cao được,Cầu vai bị xệ xuống.

KHÔ GIÁO

- VT : Cuối đuôi mắt bên Phải kéo xuống đụng vào phần trên của lồi ngoài cung
gò má là huyệt ( cách huyệt Khô lư 1 khoát).

105
KHÔ LƢ

- VT: Cuối đuôi mắt Trái kéo thẳng xuống gặp cung gò má là huyệt.

- TD : Làm tay ngừng run.

- CB : Chỉ day nhẹ - Không bấm mạnh.

TCD Bài 35 : Bong Gân Vùng Vai


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Dùng huyệt Thái lâu làm chính.

Trước tiên dung 2 huyệt có tác dụng bơm máu và chữa bong gân vai

- Khóa HK + day Thái lâu + Ấn suốt

- Khóa HK + day Hồi sinh thân thể ( Huyệt này chỉ dùng khi nhấc tay lên mà thấy
đau lan xuống tận sườn, chạm vào dây thần kinh liên sườn, nói, thở đều đau thì ta
mới dung.

Bong gân vai trƣớc bấm thêm

Khóa HK + day NBT 1,2

Khóa gốc móng + day đỉnh khớp 3 (điểm sát với bàn tay) ngón tay 1,2 để thông
kinh khí

106
Bong gân vai sau bấm thêm

Khóa HK + day NBT 4,5

Khóa gốc móng + day đỉnh khớp 3 (điểm sát với bàn tay) ngón tay 4,5 để thông
kinh khí

Day ấn Đô kinh, Ấn tinh ( Thông kinh lạc tại chỗ)

Khóa Bạch lâm + day Khương thế và ngược lại

Chú ý: Trong điều trị có những huyệt không còn là huyệt đặc hiệu mà chỉ là huyệt
cục bộ, khi bấm ta không cần kết hợp khóa đi theo. Trong điều trị bong gân dò tìm
được những điểm đau là quan trọng, những điểm đau đó khi bấm ta coi là huyệt
cục bộ không cần huyệt khóa đi theo.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến
mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt.

THÁI LÂU: VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta
là huyệt.

Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa
bờ vai)

ẤN SUỐT: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát. Tác dụng
dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

ẤN TINH: VT : Trên đường nối đốt sống cổ 7 (C7) với bờ ngoài phía sau mỏm
cùng vai, lấy điểm chính giữa rồi hơi nhích vào phía trong một ít. Ở hố trên gai
sống xương bả vai.

107
ĐÔ KINH: VT : Tại giao điểm của đường nối từ mỏm cùng vai đến ổ nách sau,
phía sau ổ khớp xương cánh tay.

Hoặc để sát cánh tay vào nách, do từ đầu lằn chỉ (nếp) nách sau thẳng lên 2 khoát.

HỒI SINH THÂN THỂ: VT : Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1),
xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát (huyệt số 3).

BẠCH LÂM – KHƢƠNG THẾ

- VT : Đỉnh cổ chỏm vai, ngang dưới - giữa đầu nếp nách và đỉnh cao xương vai –
cánh tay, xuống 3 khoát, mặt sau vai.

Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía trước được.

- CB : Khóa huyệt Bạch lâm - bấm day huyệt Khương thế và ngược lại rồi day cả 2
cùng lúc.

Đau bên nào, kích thích huyệt bên đó. Đau cả 2 bên, kích thích cả 2 bên.

108
TCD Bài 36 : Bong gân vùng Cánh tay, Cổ tay
Bong Gân Vùng Cánh Tay
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
- Vùng cánh tay:

- Phần trên ( từ khuỷu tay trở lên vai) : dùng huyệt Thái lâu làm chính.

- Phần dưới (từ khuỷu tay xuống cổ tay): dùng huyệt Khiên thế làm chính.

Kết hợp:

. Khóa Hổ khẩu + bấm các Ngũ bội tay liên hệ vùng đau ( dẫn khí).

. Khóa Hổ khẩu bấm dọc đường kinh liên hệ ( dẫn khí).

. Bấm Ấn suốt (móc vào trong) + bóp Tứ thế ( dẫn máu).

. Khóa Hổ khẩu - bấm NB1 rồi dùng 2 tay bóp đều cánh tay người bệnh, từ trên
xuống, để dẫn máu xuống làm thông vùng bong gân.

Từ vai xuống khuỷn tay có nhiều huyệt : Lưỡng tuyền, Giác quan, Kim ô. Những
huyệt này nằm trên cơ delta và nó chi phối toàn bộ vùng đó. Nếu đau trong tay thì
ta có huyệt Khư trung, dưới nữa có Ấn khô, Mạnh đới, Khôi thế. Những huyệt này
ttrong trướng hợp này không còn là huyệt đặc hiệu mà chỉ là huyệt cục bộ, khi bấm
không cần kết hợp khóa đi theo

Từ khuỷn tay xuống cổ tay thì khóa HK + bấm Khiên lâu trước. Sau đó là Dương
hữu, Khô lạc 2. Phía ngoài có Trạch đoán, trong thì có Thu ô. Tất cả những huyệt
nằm trên các đường kinh mà chúng ta không khóa thì sẽ là huyệt cục bộ.

- Vùng khuỷu tay: Ta làm giống như vùng cánh tay, nhưng chú ý nguyên nhân từ
vai xuống khuỷn thì ta tập trung bấm từ khuỷn lên vai. Còn nguyên nhân từ khuỷn
xuống cổ tay thì ta tập trung bấm vùng này. Ngoài ra tập trung bấm them:

109
. Khóa Hổ khẩu + bấm các Ngũ bội tay liên hệ (dẫn khí).

. Khóa Hổ khẩu, bấm dọc đường kinh, từ cổ tay lên khủy tay (dẫn kinh khí để
thông đường kinh bệnh).

. Khóa ngón + bấm lóng 2 liên hệ vùng đau.

· Chú ý: Có một cách chữa bệnh nữa là chúng ta không cần huyệt mà bấm theo
đường kinh. Trong thực tế nhiều khi cách này hiệu quả hơn.

TD: bệnh nhân chỉ đau 1 ngón tay, thì ta xem đường kinh của ngón tay đó từ ngón
lên đến khuỷn tay. Ta chú ý tới gân gấp các ngón tay, ta bấm theo các đường kinh
đó. Ta sẽ khóa NB + bấm theo đường

Vùng Cổ Tay
Khóa HK + bấm NB tay liên hệ ( dẫn khí)

Khóa ngón + bấm lóng 3 ( nối với móng tay – dẫn khí)

Khóa Cao thống + bóp véo huyệt Án khôi (trái), Nhị tuế (phải) tương ứng với cổ
tay ( dẫn máu xuống cổ tay).

Khóa HK + day Khô lạc 2 hoặc bóp Tứ thế ( dẫn máu xuống bàn tay).

Mu bàn tay: Đưa đẩy Nhân tam, bấm Khiên lâu

Lòng bàn tay: Khóa HK + bấm Thái lâu, Dương hữu

· Đối với mu bàn tay sẽ chịu sự chi phối lớn của Nhân tam 1, 2

· Cách 1: khóa ngón + day Nhân tam 1,2 ( từng ngón một có thể làm như vậy)

· Các 2: Khóa HK + day Nhân tam xuống phía ngón tay.

Với long bàn tay thì bấm theo cách trên nhưng cuối cùng phải nhớ đến huyệt Khư
thế. Huyệt này làm máu chạy cả bàn tay.

110
Chú ý: Nếu các ngón tay bị co cứng thì do gân cơ suy yếu. Khi đó ta khóa HK +
bấm các NB. Trường hợp nó co cứng nhiều ( tay quắp lại không bẻ ra được) hơn
thì ta lại phải Khóa HK + bật Tam tinh. Có người co quắp lại không mở ra được thì
ta bóp gập các ngón tay nhiều lần thì các ngón không bị co quắp nữa. Hoặc ta nấu
nước ngải cứu cho thêm ít dấm và muối để ngâm thì tay sẽ mở ra nhanh hơn.

MẠNH ĐỚI

- VT : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2 khoát,
hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong
cơ 2 đầu.

- TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh.

- CB : Khóa Hổ khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Mạnh đới và Khôi thế, day nhẹ, 1 day lên, 1 kéo xuống.

- GC : Bệnh nhân động kinh loại nhẹ: Khóa Hổ khẩu + day huyệt Mạnh đới (làm
tan đờm) .

Động kinh nặng: Khóa Hổ khẩu, khóa Nhân tam 3 + bấm Trạch đoán.

KHÔI THẾ

- VT : Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2 khoát, hơi
xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ
2 đầu

(đối diện với huyệt Mạnh đới – cùng vị trí nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

- TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh
âm).

- CB : Khóa Hổ khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt
Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ.

111
TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến
mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng
huyệt.

THÁI LÂU: VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta
là huyệt. -

Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa
bờ vai)

ẤN SUỐT: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

DƢƠNG HỮU : VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay
chia làm 3 phần, huyệt ở 2 3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1 3 từ khủy tay
xuống.

112
LƢỠNG TUYỀN

- VT : Tại điểm giữa cơ Delta, huyệt ở sát 2 bên điểm giữa này (trên huyệt Giác
quan một ít). Cơ Delta hình chữ V, 2 đường 2 bên sẽ tạo thành 2 (lưỡng) chỗ lõm
(tuyền – con suối), vì vậy đặt tên huyệt là Lưỡng tuyền.

- TD : Trị tay run,Tay không dơ lên cao được,Cầu vai bị xệ xuống.

- ẤN KHÔ: Dọc 2 bên cơ nhị đầu cánh tay có 4 cặp huyệt từ trên xuống.

Cách bấm : - Khóa HK + dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp vào 2 bên cơ 2 đầu (con
chuột) bật lên (cho con chuột nổi lên), làm 4 cái, từ trên xuống : có tác dụng gây
ấm nóng vùng Phế, dùng trong điều trị suyễn lạnh..

- Khóa HK + Nhân tam + day Ấn khô, có tác dụng làm thông khí ở Phế, dùng
trong điều trị suyễn nóng.

KHƢ TRUNG: VT : Điểm chính giữa phía trong cánh tay, sát dưới cơ nhị đầu,
giữa đường nối đầu nếp nách trong và cuối nếp gấp trong khuỷu tay, bên Phải.

TRẠCH ĐOÁN: VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

113
NGŨ ĐOÁN:

- VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát
gân cơ bàn tay.

- TD : Trị đờm dãi ứ đọng, Chống ói (nôn) mửa.

- CB : Khóa Hổ khẩu - bấm từ từ.

THU Ô - VT : Để nghiêng cánh tay, tại ngay sát dưới lồi cầu ngoài xương cánh
tay.

GIÁC QUAN - VT : Tại đỉnh cuối cơ Delta lên 1,5 thốn (2 khoát), huyệt ở 2 bên
cạnh gân cơ giữa cơ Delta.

KIM Ô - VT : Tại giao điểm bờ ngoài cơ Delta và cơ nhị đầu. Lấy điểm đỉnh của
cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

Trên lâm sàng, chúng tôi phát hiện thấy một huyệt Kim ô khác, ở điểm gặp nhau
của cơ delta với cơ nhị đầu bên ngoài. Như vậy, có đến 2 huyệt Kim ô đối xứng
nhau qua đỉnh cơ delta, và huyệt Kim ô bên ngoài có tác dụng mạnh hơn huyệt Kim
ô bên trong.

114
KHIÊN LÂU - VT : Trên mỏm trâm quay 1,5 thốn (2 khoát). Hoặc chéo 2 bàn tay
vào nhau qua Hổ khẩu, ngón tay trỏ chạm vào xương quay ở đâu, hơi xịch vào bên
trong một ít, đó là huyệt.

KHƢ THẾ - VT : Ngửa bàn tay, giữa lằn nếp khớp 3 ngón tay trỏ (2), lui xuống 1
khoát, trên gò mô ngón trỏ, sờ vào thấy cục xương.

TCD Bài 37 : Bong Gân Vùng Chân


Định nghĩa: Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng - khớp gây nên bởi sự
cử động quá mức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về vị trí,
không gây sai khớp, gẫy xương. Cũng còn gọi là Sái gân, Trật gân.

Bong gân thường xẩy ra sau 1 chấn thương làm cho 1 phía của khớp bị toác ra,
hoặc do đi giầy cao gót bị lật, trẹo chân...

Phân loại

115
- Bong gân độ I : dây chằng chỉ bị dãn dài một ít, được coi là nhẹ.

- Bong gân độ II : dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

- Bong gân độ III: dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

Triệu chứng

Khi bị chấn thương, người bệnh cảm thấy đau nhói như là điện giật ở vùng khớp bị
trẹo, sau đó k hớp tê dại, không còn biết đau nữa khoảng trên dưới 1 giờ, rồi cảm
giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn
thương thì sẽ thấy đau nhói như bị điện giật. Khi gặp các dấu hiệu trên, nên nghĩ
đến bong gân.

Các khớp dễ bị bong gân nhất là:

. Khớp cổ chân, mắt cá chân.

. Khớp gối.

. Khớp ngón tay.

Điều trị : Tham khảo thêm phần “ Bong gân tay”

. Đối với bong gân nhẹ (độ I): Hoàn toàn có thể dung phương pháp bấm huyệt để
chữa khỏi bệnh

. Đối với bong gân nặng (độ II và III): Ta cần chụp phim kiểm tra xem mức độ
đến đâu. Nếu không bị gẫy xương hoặc đứt dây chằng thì có thể dung phương pháp
bấm huyệt. Còn nặng hơn thì cần kết hợp với Tây y.

- Khi mới bị bong gân do chấn thường mà xưng đau nhiều thì đừng nên bấm huyệt
ngay, ít nhất sau 1 ngày mới bấm huyệt. Nên dán cao giảm đau, tránh ngâm vào
nước đá. Sau đó chữa càng sớm càng tốt, để lâu quá thành tật sẽ không chữa được
nữa.

- Các huyệt đưa ra chỉ là chỗ dựa theo mà làm. Quan trọng là tìm những điểm đau
theo đườing kinh, theo đường gân cơ rồi xoa bóp như huyệt cục bộ. Nếu làm đúng
thì trong một tuần là khỏi, còn không có khi kéo dài tới 5,6 tháng.

116
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
+ VÙNG HÁNG: dùng huyệt Túc mô làm chính.

. Khóa Khô khốc 1 + bấm Ngũ bội chân tương ứng ( dẫn khí thông kinh).

. Khóa Khô khốc 3 + day huyệt Định tử để dẫn máu lên háng.

+ VÙNG ĐẦU GỐI: dùng huyệt Khu phong làm chính.

. Khóa Khô khốc 1 + bấm các Ngũ bội chân liên hệ, chú trọng Ngũ bội 2 và Bí
huyền (dẫn khí thông kinh).

. Khóa Khô khốc 2 + day Định tử (dẫn máu đến khớp gối).

. Khóa móc Khô khốc 1 - bấm Ngũ bội vùng đau (thông kinh, giảm đau).

+ VÙNG CỔ CHÂN: Dùng huyệt Khô thống làm chính.

. Khóa Khô khốc 1 - bấm Ngũ bội chân 1, 2 (dẫn khí thông kinh).

. Khóa KK1 + day Định tử và Đắc quan ( dẫn máu đến cổ chân).

. Móc 2 bên gân Achille (thông kinh khí tại chỗ).

. Thêm Khô thống, Kim nhũ, Tả nhũ, Thốn ô, Khô minh, Nhất thốn (thông kinh
khí).

+ VÙNG BÀN CHÂN: dùng huyệt Thốn ô, Ngƣu tuyền làm chính.

. Khóa KK1 + bấm các Ngũ bội chân (dẫn khí thông kinh).

. Khóa KH 1 + day Định tử + Đắc quan (dẫn máu xuống bàn chân).

. Thêm Ngưu tuyền, Thốn ô, Túc mô (huyệt đặc hiệu trị bong gân bàn chân).

. Dùng huyệt chính làm chủ, thêm các huyệt vùng cục bộ ( gần chỗ bong gân) hoặc
các huyệt có tác dụng dẫn máu...

KHU PHONG - VT : Ngồi thõng chân, khi nghiêng chân, tại mé lồi cầu ngoài
xương đùi, có vùng lõm, trên giữa rãnh phần cuối cơ 4 đầu đùi và cơ 2 đầu đùi (tại
bó gân của nhóm cơ đùi sau - ngoài gân cơ 2 đầu đùi). Đây là huyệt Khu phong
117
chính được coi là số 1, từ huyệt này đo thẳng lên 1 khoát là Khu phong 2, lên thêm
1 khoát nữa là Khu phong 3.

KHÔ THỐN - VT : Đỉnh mào chậu xuống 4 khoát (dưới huyệt Khiên thế 2
khoát ), hơi xéo vào trong.

BÍ HUYỀN

ĐỊNH TỬ - VT : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón tay),
tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.

ĐẮC QUAN - VT : Lấy ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, trong khe của gân cơ
cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái (1) (Vểnh bàn chân lên cho
hiện rõ gâ n cơ cẳng chân, huyệt ở sát 2 bên chỗ lõm giữa cẳng chân).

118
NHẤT THỐN - VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), ra sau 1
khoát. Trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân (giữa đường thẳng nối từ bờ
gân gót đến ngón chân cái).

TÚC MÔ

- VT : Từ bờ trong ngón chân cái đến gân gót chân chia làm 3 phần, huyệt ở 1 3 từ
ngón chân xuống, trên đường tiếp giáp da - gan mu chân.

- TD : Trị bong gân ở vùng mu bàn chân, mu bàn chân sưng.

- CB : Kết hợp khóa Khô khốc + day bấm.

- GC : Kết hợp huyệt Thốn ô và Túc mô sẽ tăng tác dụng mạnh hơn (đây là 2 huyệt
chủ yếu để trị bong gân bàn chân).

119
THỐN Ô

- VT : Khớp 2 mu ngón chân cái hơi chếch vào phía trong, bên cạnh (không ở
giữa) gân ngón chân, ngang với điểm nối xương ngón chân với xương bàn chân.

- TD : Làm dãn gân co rút ở chân. Trị chân bị bong gân (Khóa Khô khốc 1 phối
hợp với móc Achile). Trị bong gân cổ chân: Phối hợp Khô thống và Kim nhũ.

- GC : Đây là huyệt chủ yếu khi trị bong gân ở chân (bất cứ vị tri nao ở chan).

TẢ NHỦ

- VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài xuống 2 thốn (3 khoát), bên Trái.

- TD : Trị bong gân vùng cổ chân.

KIM NHŨ

- VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía trước (hướng
ngón chân cái) 1 khoát, ở chân bên Phải.

- TD : Trị bong gân ở cổ chân.

- CB : Khóa Khô khốc 3 + Day bấm.

120
KHÔ MINH - VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 1,5 thốn (2 khoát), lùi ra phía
sau 1 khoát.

NGƢU TUYỀN

- VT : Đỉnh mắt cá chân trong ra sau 1,5 thốn (2 khoát), thẳng lên 2 thốn (3 khoát)
[dưới huyệt Ngũ thốn 1 khoát].

- TD : Trị mu bàn chân sưng. Bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong, vùng gân
Achile,

. Trị bong gân mắt cá chân trong: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2
Ngũ bội 1, day lên .

. Trị bong gân mắt cá chân ngoài: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2
Ngũ bội 5, day lên .

. Trị bong gân vùng giữa bàn chân: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2
Ngũ bội 2, day lên .

. Trị bong gân kèm máu bầm ứ: Khóa (đè vào) lóng 2 của Ngũ bội 1, bấm từ Ngưu
tuyền xuống gân gót.

- : Kết hợp với huyệt Túc mô để trị bong gân ở mu bàn chân.

121
TCD Bài 38 : Cổ cứng, Vẹo cổ
(Cổ cứng, thoát vị đĩa đệm cổ, chấn thương gân cơ cổ, cổ liệt rũ, không ngẩng
đầu lên được)

Huyệt đặc trị: Bạch lâm; Khương thế: làm mềm, giãn gân cơ vùng cổ

Tố ngư; Mạnh công: làm mạnh gân cơ cổ

Trụ cột Hồi sinh: mềm, giãn, mạnh gân cơ cổ, điều hòa kích thích đưa vào cơ thể

Nguyên nhân: - Ngồi lâu làm việc, thường những người ngồi văn phòng trên 5
năm

- Thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị cột sống cổ

- Sau tai biến, cơ gân cổ bị chấn thương, Bại liệt mềm rũ cổ xuống

- Gối đầu cao, nằm sai tư thế …Mang vác nặng sai tư thế

- Em bé gân cơ yếu đầu vẹo nghiêng sang một bên, di chứng do bại não khiến rũ
122
gục đầu, không ngóc đầu lên được

ĐIỀU TRỊ:

Bƣớc 1: Thông khí dẫn huyết:

Vừa Day vừa Bật kỹ NB4 và NB5:

Bƣớc 2: Bấm huyệt:

Làm mạnh cơ cổ: Khóa Tố ngư + bấm Mạnh công: đưa kinh khí lên làm mạnh
phía trên cổ(rũ bên nào bấm bên đó)

- Khóa bờ vai + Khóa Bạch lâm + day Khương thế

- Khóa bờ vai + Khóa Khương thế + day Bạch lâm

- Day đồng thời cả 2 huyệt Bạch lâm + Khương thế

Tác động thêm nếu cổ bị liệt, mềm, rũ xuống, không ngẩng lên đƣợc: Bệnh bên
nào thì bấm bên đó, nếu bị cả 2 bên thì bấm đồng thời cả 2 huyệt 2 bên:

- Khóa bờ vai + Khóa Tố ngư + bấm cặp Tân Khương

- Khóa bờ vai + Khóa Tố ngư + bấm cặp Ung môn

- Khóa bờ vai + Khóa Tố ngư + bấm cặp Túc lý

- Khóa cặp Nhị môn 4 + bấm Túc kinh, Tố ngư (bấm riêng lẻ từng bên

- Khóa bờ vai + day đồng thời cả hai huyệt Tố ngư: nếu cả cái cổ bị mềm rũ xuống

- Bóp Trụ cột Hồi sinh: làm mềm gân cơ cổ gáy, làm mạnh, điều hòa kích thích
đưa vào

. Bấm thêm Trụ cột, Ung hương, Lâm quang, Mộc đoán, Ngũ thốn 1 (các huyệt có
tác động đến vùng cổ ).

Đau vùng gáy bấm thêm Cô thế, Ung hương, Xàng lâm

Nhận xét: Bệnh mới bị, thực hiện đúng thủ pháp thường có kết quả rất tốt, rất

123
nhanh.

BẠCH LÂM – KHƢƠNG THẾ

- VT : Đỉnh cổ chỏm vai, ngang dưới - giữa đầu nếp nách và đỉnh cao xương vai –
cánh tay, xuống 3 khoát, mặt sau vai.

Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía trước được.

- CB : Khóa huyệt Bạch lâm - bấm day huyệt Khương thế và ngược lại rồi day cả 2
cùng lúc.

Đau bên nào, kích thích huyệt bên đó. Đau cả 2 bên, kích thích cả 2 bên.

UNG MÔN: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 - L4) ra ngang 2 khoát

TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra
ngang 2 khoát.

TÂN KHƢƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong
cơ mông to.

LÂM QUANG: VT : Khe đốt sống lưng 4 - 5 (D4 - D5) ra ngang 4 khoát, sát

124
xương bả vai.

TÚC KINH: VT: Tại khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – 3) ra ngang 2 bên 4 khoát,
sát bờ xương vai.

TỐ NGƢ: VT : Khe đốt sống lưng 3 và 4 (D3 - D4) ra ngang 4 khoát, sát dưới
xương bả vai.

Ngay dưới huyệt Túc kinh.

XÀNG LÂM: Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2
- C3).

NHỊ MÔN: VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt

CÔ THẾ - VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc
125
gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

UNG HƢƠNG - VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 - C5).

MỘC ĐOÁN - VT : Khe đốt sống lưng 6 - 7 (D6 - D7) ngang ra cách mỏm dưới
xương bả vai 2 khoát.

NGŨ THỐN 1 - VT : Tại giao điểm của bờ cơ thang với đường thẳng ngang qua
đốt sống cổ 7 (C7). Hoặc từ khe đốt sống cổ 7 đo ngang ra 2 khoát.

TRỤ CỘT HỒI SINH

- VT : Chạy dọc suốt 2 bờ cơ thang gáy xuống tới xương bả vai.

- TD : Cấp cứu hồi sinh, tăng sức.

Giải huyệt toàn thân (giải các kích thích do bấm huyệt gây ra). Thường dùng để kết
thúc buổi bấm huyệt điều trị.

TRỤ CỘT - VT : Tại khe giữa đốt sống cổ 6 - 7 (C6 – 7).

MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 - L2) ra ngang 2 khoát

126
TCD Bài 39: Bụng đầy chướng, Dạ dày đau
Bụng Đầy Trướng Hơi
· Tự cảm thấy trong bụng như có nhiều hơi đầy tức, trướng, nặng, khó chịu.

· Thường do Tỳ Vị tiêu hoá không tốt, thấp nghẽn, khí trệ, cho nên thường kèm các
chứng ăn uống kém, sau khi ăn no tức, ợ hơi buồn nôn đại tiện không điều, chân
tay bứt rứt, rêu lưỡi dầy nhớt…

· Bấm chỉ có tác dụng xẹp hơi nhưng không có nghĩa là trị tận gốc, vì có thể sau đó
bệnh đầy hơi sẽ trở lại.

· Bệnh liên hệ đến đường kinh 2 (tay và chân).


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

· . Khai thông

· . Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2 (khai thông kinh khí).

· . Khóa Khô khốc 3 bấm Ngũ bội 2 (khai thông kinh khí).

· . Bấm Tam phi , Kim quy ( 2 huyệt đặc hiệu)

· . Thêm Vị trường điểm, Vị thốn, KK3 + Mạnh túc, KK3 + Tinh ngheo

· Ghi chú: Tam phi – Kim quy là 1 cặp giúp tiêu hơi, có thể cải thiện cả cho các
em bé bị “bụng ỏng đít beo”. Day thường xuyên 2 huyệt này giúp các em bé ăn
ngon, tiêu hóa tốt hơn

127
+ Khóa bằng Bàn tay ôm ra phía sau sườn + Day Tam phi: day tròn theo chiều kim
đồng hồ rồi hất lên

+ Khóa kk3 +Day Kim quy

Dạ Dày Đau

Đau ở giữa bụng ( vùng trấn thủy) là vùng thượng vị , từ đó xích sang tay phải mà
thấy đau thì là đau tá chàng, 2 cái này chữa giống nhau. Ăn xong mà đau bụng
ngay là đau dạ dày, còn ăn xong mà 2 tiếng sau mới đau thì là đau tá tràng.

Phác đồ điều trị: Chữa dạ dày dùng 3 huyệt Dĩ mạch, Mạnh túc, Tinh ngheo. 3
huyệt này chữa đau 3 vị trí khác nhau. Bụng chia làm 3 phần. Phần thứ nhất là
Thượng vị ( trên rốn) từ huyệt Dĩ mạch đổ lên cho đến vùng trấn ức. Vùng 2 giữa
trấn thủy và lỗ rốn ta gọi là Trung vị. Dưới rốn là hạ vị. Trước tiên là đau ở vùng
thượng vị ở giữa bụng ( vùng trấn thủy), từ đó xích sang tay phải mà thấy đau thì là
đau tá chàng, 2 cái này chữa giống nhau. Ăn xong mà đau bụng ngay là đau dạ
dày, còn ăn xong mà 2 tiếng sau mới đau thì là đau tá tràng.

· .Bệnh liên hệ đến đường kinh Ngũ bội 2 là chính .

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


· . Khai thông

· . Khóa Hổ khẩu bấm Ngũ bội 2 (sơ thông kinh khí).

· . Khóa Khô khốc 3 bấm Ngũ bội 2 (sơ thông kinh khí).

· . Thêm Vị trường điểm (huyệt đặc hiệu điều chỉnh kinh khí ở dạ dày, ruột).

· + Đau ở vùng Thƣợng vị: Dĩ mạnh (day Dĩ mạnh)

· + Đau ở vùng Trung vị: Mạnh túc(Khóa KK3+ day Mạnh túc)

· + Đau ở vùng Hạ vị: Tinh ngheo (Khóa KK3 + day Tinh ngheo)

· + Đau tức sườn Phải hoặc Trái: Vị thốn (Chung cho cả 3 vùng) – đau bên nào

128
day mạnh bên đó (Khóa bằng Bàn tay ôm ra phía sau sườn + day Vị thốn)

TAM PHI

- VT : Trên đầu sụn của sườn 9, bên Phải.

- TD : Làm duỗi cơ bị co rút, trị bụng đầy hơi, làm 2 chân duỗi ra.

- CB : 4 ngón tay bóp chặt phía sau lưng, ngón tay cái đè vào huyệt, làm sao cho
ngón tay sờ đụng vào kẽ sườn, bấm móc vào khe sườn.

- GC : .. Huyệt này giúp trẻ nhỏ kích thích tiêu hóa, ăn được, ngủ được sau mỗi lần
bấm.

KIM QUY

- VT : Từ khớp 1 ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân 1cm, hơi chếch về phía
ngoài ngón 5.

- TD : Trị bụng đầy hơi.

- CB : Khóa Khô khốc 3 + Bấm hơi chếch về phía ngón chân 5.

- GC : . Không bấm mạnh và nhiều ở chân trái.

. Trong trường hợp kích thích huyệt này nhiều quá làm cho người bệnh thấy mệt,
bóp Trụ cột hồi sinh để giải.

VỊ TRƢỜNG ĐIỂM

- VT : Tại điểm giữa rãnh mô ngón tay cái và đường thẳng từ chỗ lõm nhất nếp cổ
tay trong kéo xuống. Hoặc từ giữa nếp cổ tay xuống 1 khoát, hơi chếch về phía

129
ngón tay cái 1 ít.

- TD : Trị dạ dầy đau, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.

- CB : Dùng ngón tay trỏ đè lên xương quay, ngón 3 và 4 nắm ngón tay cái người
bệnh, ngón cái ấn thẳng vào huyệt + day lên, xuống nhẹ nhàng.

MẠNH TÖC

- VT : Khe ngón chân cái (1) và ngón chân 2 kéo thẳng xuống lòng (gan) bàn chân
1 khoát.

- TD : Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua).

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị: dùng huyệt Mạnh túc, Vị thốn.

+ Đau vùng hạ vị: dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung
hoặc hạ vị).

- CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 1.

DĨ MẠCH

- VT : Tại điểm giữa đường nối lỗ rốn và chấn thủy (ức). Hoặc từ giữ lỗ rốn đo lên
[hướng ngực] 4 thốn ( 5 ngang ngón tay).

- TD : Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.

130
- CB : Vừa ấn vào vừa day.

VỊ THỐN

- VT : Trên đường ngang qua lỗ rốn, cách lỗ rốn khoảng 8 khoát. Hoặc lấy đường
thẳng từ giữa hố nách xuống chạm vào đường ngang từ giữa rỗ rốn kéo ra, từ đó đo
vào phía rốn 2 khoát.

- TD : Trị dạ dày đau, bụng đau.

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị : dùng huyệt Mạnh túc.

+ Đau vùng hạ vị : dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung
hoặc hạ vị).

- CB : Day - ấn.

TINH NGHEO

- VT : Khe ngón chân 4 và 5 xuống phía lòng bàn chân 1 khoát.

- TD : Trị bụng đầy hơi, vùng dạ dầy bị lạnh, vùng hạ vị đau.

- CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 5.

131
TCD Bài 40 : Nôn mửa, Ợ hơi, Ợ chua
Nôn Mửa
Ngộ độc dẫn đến khả năng nôn mửa cao nhất, nôn ra hết được độc tố sẽ dễ chịu.

Trường hợp thứ 2 không nôn ra được như người uống rượu, bụng lình xình mà
không ói ra được. Sẽ có 2 trường hợp: Bấm để ói ra được và đang nôn mửa bấm để
không ói ra.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


· . Khai thông.

· . Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2 (khai thông kinh khí).

· . Khóa Khô khốc 3 + bấm Ngũ bội 2 (khai thông kinh khí).

· Chống Nôn mửa: Cầm lại cơn buồn nôn cho người đi tàu xe

+ Day Vị trường điểm: day thật mạnh

+ Khóa KK3 + day Mạnh túc

+ Khóa HK + day Nội quan - ở trên vùng cổ tay giữa 2 đường gân cách lằn chỉ cổ
tay 3 ngang ngón tay

· Giúp nôn ra đƣợc: Giúp người bị lình sình bụng buồn ói mà ói ra không được,
người thoáng ngộ độc thức ăn bứt rứt muốn đào thải ra ngoài

+ Day Vị trường điểm: day thật mạnh

+ Khóa KK3 + day Mạnh túc

+ Day Dĩ mạnh: ấn mạnh vào, day tròn rồi hất lên

Chú ý: Vị trường điểm và Mạnh túc khi day nhẹ thì có tác dụng ngừng ói ra. Khi
day mạnh thì có tác dụng ói ra hết

132
Ợ Hơi, Ợ Chua
Ợ hơi: là hơi muốn đưa lên dễ tạo ra bệnh nấc vì nó làm co thắt cơ hoành, có
trường hợp sị bị nấc liên tục thành bệnh. Hoặc ợ lên nhiều lần nó sẽ dẫn đến tình
trạng trào ngược dạ dày, làm các chất chua, a xít trong dạ dày đưa lên họng rồi lại
đi xuống nó sẽ làm loét thực quản, ung thư thực quản.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


· . Khai thông

· . Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2 tay (khai thông kinh khí).

· . Khóa Khô khốc + bấm Ngũ bội 2 chân (khai thông kinh khí).

· . Day ấn huyệt Vị trường điểm (huyệt đặc hiệu trị nôn mửa).

· . Thêm các huyệt: Mạnh túc, Dĩ mạch, Vị thốn, Tinh ngheo… (Tinh ngheo chỉ
dung khi ợ chua quá nhiều).

VỊ TRƢỜNG ĐIỂM

- VT : Tại điểm giữa rãnh mô ngón tay cái và đường thẳng từ chỗ lõm nhất nếp cổ
tay trong kéo xuống. Hoặc từ giữa nếp cổ tay xuống 1 khoát, hơi chếch về phía
ngón tay cái 1 ít.

- TD : Trị dạ dầy đau, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.

- CB : Dùng ngón tay trỏ đè lên xương quay, ngón 3 và 4 nắm ngón tay cái người
bệnh, ngón cái ấn thẳng vào huyệt + day lên,

xuống nhẹ nhàng.

MẠNH TÖC

- VT : Khe ngón chân cái (1) và ngón chân 2 kéo thẳng xuống lòng (gan) bàn chân
1 khoát.

- TD : Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua).

133
+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị: dùng huyệt Mạnh túc, Vị thốn.

+ Đau vùng hạ vị: dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung
hoặc hạ vị).

- CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 1.

DĨ MẠCH

- VT : Tại điểm giữa đường nối lỗ rốn và chấn thủy (ức). Hoặc từ giữ lỗ rốn đo lên
[hướng ngực] 4 thốn ( 5 ngang ngón tay).

- TD : Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.

- CB : Vừa ấn vào vừa day.

VỊ THỐN

- VT : Trên đường ngang qua lỗ rốn, cách lỗ rốn khoảng 8 khoát. Hoặc lấy đường
thẳng từ giữa hố nách xuống chạm vào đường ngang từ giữa rỗ rốn kéo ra, từ đó đo
vào phía rốn 2 khoát.

- TD : Trị dạ dày đau, bụng đau.

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị : dùng huyệt Mạnh túc.

134
+ Đau vùng hạ vị : dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung
hoặc hạ vị).

- CB : Day - ấn.

TINH NGHEO

- VT : Khe ngón chân 4 và 5 xuống phía lòng bàn chân 1 khoát.

- TD : Trị bụng đầy hơi, vùng dạ dầy bị lạnh, vùng hạ vị đau.

- CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 5.

TCD Bài 41 : Băng huyết, Khí hư, Kinh nguyệt không đều
Băng Huyết
Theo Đông y, việc quản lý huyết, có liên quan đến 3 tạng:

Can: „Can tàng huyết‟. Tỳ: „ Tỳ nhiếp huyết”. Thận: „Thận tàng tinh, tinh sinh
huyết‟.

Hướng điều trị: Điều chỉnh kinh khí ở Ngũ bội 2 (Tỳ), Ngũ bội 4 (Can), và Ngũ
bội 5 Thận).

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Khai thông kinh lạc.

135
. Khóa KK 3, chú trọng bấm Ngũ bội 2, 4, 5 (ngón 4 nhiều hơn).

. Băng huyết nhẹ: Khóa Khô khốc 1 + bấm Giác khí, Hữu môn (để 2 ngón tay cái
và ngón trỏ vào 2 huyệt trên, day nhẹ đều) . Không khóa KK nữa, dùng 2 ngón tay
cái đặt vào 2 huyệt, day tròn.

. Băng huyết vừa: Khóa Khô khốc 1 + bấm huyệt Mạch kinh.

. Băng huyết nặng: Khóa Khô khốc 1 + bấm huyệt Án dương.

Các huyệt Giác khí – Hữu môn, Mạch kinh và Án dương là những huyệt đặc hiệu
để trị băng huyết, rong kinh. Tùy mức độ nặng nhẹ mà chọn huyệt cho thích hợp.

Ghi chú: Băng huyết là trạng thái cần cấp cứu ngay, vì chậm chút nào có thể gây
nguy hiểm cho bệnh nhân phút đó, vì vậy phác đồ này có thể áp dụng cho rong
kinh, rong huyết. Còn trong trường hợp băng huyết nếu đã bấm mà không thấy kết
quả, cần cho bệnh nhân chuyển viện ngay để cấp cứu kịp thời.

Huyết Trắng – Khí Hư


. Chứng trạng rõ nhất là chất dịch tiết ra từ âm đạo.

. Gặp trong nhiều bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, nhiễm trùng, nấm...

Nếu có thể, nên kết hợp dùng thuốc ngâm rửa tại chỗ sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Bệnh có quan hệ với đường kinh Ngũ bội 1 (theo đường vận hành) và Ngũ bội 4,5
(theo lý luận Đông y).

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Khai thông

. Khóa Khô khốc 3, bấm Ngũ bội 4, 5 (khai thông kinh khí).

. Thêm huyệt Giác khí, Hữu môn (móc gân Achile + xoay tròn, vuốt đẩy ngược
lên) (huyệt đặc hiệu).

136
Kinh Nguyệt Không Đều
Kinh nguyệt đến không đúng chu kỳ. Phụ nữ mãn kinh đa số ở khoảng 48 -49.
Trước mãn kinh cũng có trường hợp kinh ra trước, sau không nhất định.

Dùng huyệt Án tọa và Mạch kinh là 2 huyệt đặc hiệu để trị kinh nguyệt không đều
(do bất kể nguyên nhân nào).

Nếu không tìm đúng nguyên nhân, việc điều trị sẽ ít có hiệu quả. Vì vậy, cần phối
hợp với biện chứng y lý để tìm ra phương điều trị cho thích hợp.

Đông y tập trung vào Can và Thận, vì vậy, cần chú . đến đường kinh Ngũ bội 4 và
5.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Khai thông

. Khóa Khô khốc 3, bấm Ngũ bội 4, 5 (khai thông kinh khí).

. Thêm Án tọa, Mạch kinh (Day nhẹ + đẩy lên) (huyệt đặc hiệu).

GIÁC KHÍ

- VT : Đỉnh trong mắt cá chân lên 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào sát bờ trong
xương chầy (đối diện với huyệt Hữu môn ở mặt ngoài cẳng chân).

- TD : Trị huyết trắng (đái hạ),

Sa tử cung.

Trong điều trị băng huyết:

Băng huyết nhẹ: Dùng huyệt Giác khí, Hữu môn.

Băng huyết vừa: Dùng huyệt Mạch kinh.

Băng huyết nặng: Dùng huyệt Án dương.

- CB : . Trị đái hạ : 2 ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc

137
xoay tròn - vuốt đẩy ngược lên, kết hợp với móc gân Achille.

Bệnh nhẹ : 5-7 lần.

Bệnh nặng : 10 lần.

Nếu đái hạ do nấm gây nên (chất đái hạ đục, ngứa…), thêm huyệt Khu phong (để
trừ thấp nhiệt).

. Trị sa tử cung:

1- Bàn tay trái thày thuốc đỡ lấy gót chân bên phải của người bệnh, khoá Ngũ bội 4
+ Xoay tròn - Vuốt ngược gân Achille từ dưới lên.

2- Hai ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc xoay tròn khoảng
1 phút. Sau đó, dùng cả 5 ngón ta y đặt vào vị trí 5 Ngũ bội chân, tuy nhiên, chỉ
dùng ngón tay trỏ day Ngũ bội 4 mà thôi (các ngón khác chỉ đè vào, không bấm).
Sau cùng, dùng 2 ngón tay cái để vào 2 bên gân Achille, khóa (đè chặt một

bên) bên kia sẽ vuốt ngước từ dưới gót lên trên một khoảng chừng 3 khoát tay.
Làm ngược lại, khóa bên gân Achille bên này, vuốt phía bên kia…

- GC : + Thường phối hợp với huyệt Hữu môn. + Không bấm khi có thai, đang
hành kinh, hoặc vừa sạch kinh hoặc mới sinh dưới 3 tháng.

HỮU MÔN

- VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 1,5 thốn (2 khoát), tại bờ trước ngoài đầu dưới
xương mác, hơi chếch vào sát bờ trong xương mác (đối diện với huyệt Giác khí ở
mặt trong cẳng chân).

MẠCH KINH

- VT : Đỉnh mắt cá chân trong lên 1,5 thốn (2 khoát), ngay trên xương chầy,

138
chân Trái.

- CB : Day + Đẩy lên.

. Trị kinh nguyệt không đều: Khóa Khô khốc 3 + huyệt Mạch kinh (day tròn và day
đẩy lên ).

. Trị băng huyết: Khóa Khô khốc 3 + Mạch kinh (day đẩy lên ).

ÁN DƢƠNG

- VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát, trong
khe của cơ mác ngắn và cơ dép.

- TD : Trị rong huyết, rong kinh, băng huyết nhiều.

- CB : Day nhẹ.

- GC : Chỉ nên kích thích ở chân bên Phải. Trị băng huyết nhiều, ấn vào và hơi
đẩy lên một ít.

ÁN TỌA

- VT : Đỉnh trên - trước mắt cá chân ngoài lên 2 khoát, ấn vào thấy ê tức.

- CB : Bấm - day. Trị kinh nguyệt không đều : Day nhẹ + đẩy lên.

139
KHÓA KHÔ KHỐC

- VT : Có 3 vị trí khóa Khô khốc : Nếu coi mắt cá chân là 1 hình vuông có 2 cạnh
đối song song với mặt đất thì xác định 3 huyệt khóa Khô khốc như sau :

. Khô khốc 1 : Ở góc dưới – sau mắt cá chân (thẳng đỉnh mắt cá chân xuống).

. Khô khốc 2 : Ở góc dưới – trước mắt cá chân, chỗ lõm thẳng với khe ngón chân 4
– 5.

. Khô khốc 3 : Tại góc trên – trước mắt cá chân, chỗ lõm ngang lằn nếp cổ chân.

TCD Bài 42 : Sa tử cung


Sa tử cung là một hội chứng bệnh của tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường.
Còn gọi là Sa sinh dục.

Trên lâm sang người ta chia Sa sinh dục làm 3 độ

- Độ I : Cổ tử cung nằm trong âm đạo, chưa sa ra ngoài có cảm giác nặng, vướng,
lao động mệt nhọc thấy vướng rõ hơn, nghỉ ngơi thì đỡ.

- Độ II : Cổ tử cung thập thò ở cửa âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo sa
xuống 1 ít. Nằm nghỉ thì cổ tử cung co lên, đi lại nhiều hoặc lao động nặng thì sa

140
xuống nhiều.

- Độ III : Cổ tử cung lòi hẳn ra ngoài âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo sa
xuống nhiều kéo theo bàng quang và trực tràng sa xuống. cổ tử cung sưng to, lở
loét. tiểu không hết, đại tiện khó đi, bụng dưới cảm thấy nặng, nằm cũng không co
lên.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


. Khai thông

. Khóa móc Khô khốc 1 bấm Ngũ bội 4, 5, 1 và 2 (khai thông kinh khí).

. Móc Khô khốc 2 cả trong lẫn ngoài xuống phía dưới, cả 2 chân. ( Móc khô khốc 2
có nghĩa là cả mắt cá trong lẫn ngoài, giống như bật ngang cả 2 khô khốc 2 một
lúc, 1 lần là 9 cái, nó tác dụng thẳng lên tử cung )

. Sau đó đối với cả 5 NB thì khóa KK1 + bấm lóng 1, Khóa KK2 + bấm lóng 2,
Khóa KK3 + bấm lóng 3 ( lóng 3 sát với bàn chân).

. Từ rốn xuống tử cung chia làm 3 phần. Nếu tử cung lòi ra ngoài thành 1 cục to thì
có nghĩa tương ứng với độ 3, lúc đó khóa KK3 + bấm lóng 3 làm 9 cái ( bấm đốt
sát bàn chân), nếu đau phần 2 ( giữa thì khóa KK2 + bấm đốt 2), còn đau trên ( tử
cung nhú ra 1 ít) thì Khóa KK 1 + bấm đốt 1 ( gần móng chân).

. Cuối cùng sử dụng 2 huyệt Hữu môn và Giác khí, 2 huyệt đối xừng ở chân, dùng
2 ngón cái của 2 tay đặt vào xoay theo chiều kim dồng hồ 9 cái và hất lên một cái,
làm ít nhất 3 lần, nặng thì 5, 7, 9 lần, còn 4 ngón ôm lấy gân Achille. Xoay như
vậy sẽ thấy nóng tử cung.

Chú ý : nếu lồi ra nhiều thì trở thành ổ nhiễm trùng và dễ dẫn tới nhiễm trùng
máu, dẫn đến tử vong. Lồi ra nhiều chúng ta phải diệt khuẩn trước khi nó tụt vào
bên trong ( vừa diệt khuẩn vừa làm cho co lại). Dùng Hoa thiên lý giã nát, cho ít
muối vắt lấy nước rồi thấm vào bông gạt đắp lên, trong 3 ngày tử cung sẽ kéo lên
hết, nếu cho 1 ít dấm chua vào thì còn nhanh hơn nữa, vì dấm chua đi vào can.
Ngoài ra thường dung bài thuốc Bổ trung ích khí để chữa.

GIÁC KHÍ

- VT : Đỉnh trong mắt cá chân lên 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào sát bờ trong

141
xương chầy (đối diện với huyệt Hữu môn ở mặt ngoài cẳng chân).

- TD : Trị huyết trắng (đái hạ),

Sa tử cung.

Trong điều trị băng huyết:

Băng huyết nhẹ: Dùng huyệt Giác khí, Hữu môn.

Băng huyết vừa: Dùng huyệt Mạch kinh.

Băng huyết nặng: Dùng huyệt Án dương.

- CB : . Trị đái hạ : 2 ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc
xoay tròn - vuốt đẩy ngược lên, kết hợp với móc gân Achille.

Bệnh nhẹ : 5-7 lần.

Bệnh nặng : 10 lần.

Nếu đái hạ do nấm gây nên (chất đái hạ đục, ngứa…), thêm huyệt Khu phong (để
trừ thấp nhiệt).

. Trị sa tử cung:

1- Bàn tay trái thày thuốc đỡ lấy gót chân bên phải của người bệnh, khoá Ngũ bội 4
+ Xoay tròn - Vuốt ngược gân Achille từ dưới lên.

2- Hai ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc xoay tròn khoảng
1 phút. Sau đó, dùng cả 5 ngón ta65 y đặt vào vị trí 5 Ngũ bội chân, tuy nhiên, chỉ
dùng ngón tay trỏ day Ngũ bội 4 mà thôi (các ngón khác chỉ đè vào, không bấm).
Sau cùng, dùng 2 ngón tay cái để vào 2 bên gân Achille, khóa (đè chặt một bên)
bên kia sẽ vuốt ngước từ dưới gót lên trên một khoảng chừng 3 khoát tay. Làm
ngược lại, khóa bên gân Achille bên này, vuốt phía bên kia…

- GC : + Thường phối hợp với huyệt Hữu môn. + Không bấm khi có thai, đang
hành kinh, hoặc vừa sạch kinh hoặc mới sinh dưới 3 tháng.

HỮU MÔN - VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 1,5 thốn (2 khoát), tại bờ trước
ngoài đầu dưới xương mác, hơi chếch vào sát bờ trong xương mác (đối diện với

142
huyệt Giác khí ở mặt trong cẳng chân).

MẠCH KINH

- VT : Đỉnh mắt cá chân trong lên 1,5 thốn (2 khoát), ngay trên xương chầy,
chân Trái.

- CB : Day + Đẩy lên.

. Trị kinh nguyệt không đều: Khóa Khô khốc 3 + huyệt Mạch kinh (day tròn và day
đẩy lên).

. Trị băng huyết: Khóa Khô khốc 3 + Mạch kinh (day đẩy lên ).

ÁN DƢƠNG

- VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát, trong
khe của cơ mác ngắn và cơ dép.

- TD : Trị rong huyết, rong kinh, băng huyết nhiều.

- CB : Day nhẹ.

- GC : Chỉ nên kích thích ở chân bên Phải. Trị băng huyết nhiều, ấn vào và hơi
đẩy lên một ít.

KHÓA KHÔ KHỐC - VT : Có 3 vị trí khóa Khô khốc : Nếu coi mắt cá chân là 1
143
hình vuông có 2 cạnh đối song song với mặt đất thì xác định 3 huyệt khóa Khô
khốc như sau :

. Khô khốc 1 : Ở góc dưới – sau mắt cá chân (thẳng đỉnh mắt cá chân xuống).

. Khô khốc 2 : Ở góc dưới – trước mắt cá chân, chỗ lõm thẳng với khe ngón chân 4
– 5.

. Khô khốc 3 : Tại góc trên – trước mắt cá chân, chỗ lõm ngang lằn nếp cổ chân.

TCD Bài 43 : Sơ đồ huyệt vị

144
145
146
TCD Bài 44 : Nguyên Lý Bấm Huyệt
Người sáng lập ra phương pháp bấm huyệt Thập chỉ đạo chính là cụ Huỳnh Thị
Lịch. Nếu như cụ Lịch còn sống mà chúng ta hỏi xem cụ bấm huyệt theo nguyên lý
nào thì chắc cụ chỉ mỉm cười mà nói rằng: Tôi chẳng theo nguyên lý nào cả, tôi chỉ
bấm huyệt dựa theo tình trạng bệnh tật của bệnh nhân mà thôi.

Cụ Lịch ra đi chỉ để lại một quyển sách có giá trị thực hành do bác sỹ Hồ Kiên biên
soạn dựa trên những bài giảng của cụ. Cái đó chưa tạo thành một nền tảng lý
thuyết để mọi người nghiên cứu sâu về nó, nhưng những câu chuyện chữa khỏi
bệnh thần kỳ của cụ còn lưu truyền mà các thế hệ đời sau vẫn cố gắng tìm tòi để
làm được như cụ. Đã có nhiều người nghiên cứu về môn này, nhưng người đã viết
nên nền tảng lý thuyết của bộ môn bấm huyệt Thập chỉ đạo đầy đủ nhất chính là
Thầy Hoàng Duy Tân, hiện nay nó trở thành tài liệu chính cho tất cả mọi người
muốn nghiên cứu sâu về nó.

Sau này cũng nhiều người khác đưa ra những phần lý thuyết mới, tuy nhiên sự
chứng minh tính hiệu quả của nó trên lâm sang lại chẳng đáng bao nhiêu. Có lẽ cụ
Lịch chẳng có nhiều lý thuyết như chúng ta bây giờ, nhưng những kinh nghiệm
chữa bệnh, cách thức bấm huyệt và những cảm nhận khi chữa bệnh thì chúng ta lại
không có được.

Là người từ lâu quan tâm đến bộ môn bấm huyệt châm cứu không dung thuốc,
được tiếp cân với môn bấm huyệt này trong thời gian gần đây, tôi thấy có những
điểm trùng hợp với cách chữa bệnh của minh. Tôi chỉ muốn đưa ra một vài nhận
xét và kinh nghiệm chữa bệnh của mình cho mọi người tham khảo.

1. Môn bấm huyệt Thập chỉ đạo mục đích chính là lưu thông khí huyết. Để làm
được điều này thì người ta cần tác động một lực vào hệ cơ bắp, gân cơ và hệ thần
kinh. Dưới sự chuyển động của hệ cơ bắp, tác động hệ thần kinh ( mang tính gián
tiếp) làm khí huyết lưu thông trong các mạch máu. Mạch máu chỉ như các ống
truyền máu đi và chúng ta hiểu nó gồm động mạch, tĩnh mạch , mao mạch.

2. Bộ môn Thập chỉ đạo khác với môn bấm huyệt cổ truyền là dùng các huyệt
khóa. Huyệt khóa nhằm mục đích khí huyết lưu thông mạnh hơn, theo một hướng
nhất định và đến một chỗ nhất định. Người ta đã xác định được những nhóm huyệt
khóa có tác dụng làm khí huyết lưu thông đến một vùng nào đó. Nguyên tắc của
khóa huyệt thì ta hiểu giống như sợi dây đàn được khóa ở những điểm khác nhau,

147
thì khi gẩy sẽ cho ra những âm thanh khác nhau. Trong thực tế có nhiều cách khóa
huyệt và có những tác dụng khác nhau. Tôi xin diễn tả nó theo kiểu hình học, cách
này có thể làm mọi người hơi khó hiểu

SƠ ĐỒ TÁC DỤNG HUYỆT


1. 1__________________×____________(a)

2. _____2_____________×_____(b)_____

3. _________ 3 ____(c) _×______________

4. ___(d) ___________ 4_×______________

5. __________________ 5×(e)__________
Đoạn 1: Khi khóa huyệt tại điểm 1 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm
(a)

Đoạn 2: Khi khóa huyệt tại điểm 2 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm
(b)

Đoạn 3: Khi khóa huyệt tại điểm 3 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm
(c)

Đoạn 4: Khi khóa huyệt tại điểm 4 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm
(d)

Đoạn 5: Khi khóa huyệt tại điểm 5 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm
(e)

– Lúc này các điểm 5, X, (e) trùng vào một điểm. Có nghĩa là khi không khóa thì
bấm đâu huyệt tác dụng ngay tại đó.

· Như vậy không phải lúc nào ta cũng dùng huyệt klhóa. Khi đã xác định đúng là
huyệt gây bệnh thì không khóa còn có tác dụng hơn.

3. Trong thực tế thì xác định được huyệt bệnh là quan trọng nhất. Huyệt bệnh ấn
vào thường có cảm giác đau sâu vào trong thịt và có tính chất lan tỏa. Tuy nhiên
không phải lúc nào huyệt bệnh cũung xuất hiện ngay, các điểm đau thường có tính
chất di động, nhiều khi ngay tại huyệt chính không thấy đau, có khi phải đi qua vài
điểm đau phụ khác rồi mới trở về huyệt chính. Huyệt bệnh có 2 loại: Huyệt tả
thường cứng và đau, loại này day mạnh thường có tác dụng ngay. Huyệt bổ ấn vào

148
thường mềm và nhũn, loại này bấm có tác dụng chậm hoặc có khi phản tác dụng.
Tốt nhất ta sẽ tìm một huyệt tả thường đối xứng với huyệt này bấm vào khí sẽ chạy
đến huyệt bổ nhanh hơn rất nhiều ( Khi có 1 huyệt bổ, thường dễ có 1 huyệt tả đối
xứng kèm theo).

Cách cảm nhận huyệt bằng cảm giác đau rất là khó, nhất là khi bấm huyệt cho
bệnh nhân. Có một cách xác định chính xác huyệt bệnh, và nếu làm được thì khi
bấm huyệt không phải dùng đến huyệt khóa. Bảo bệnh nhân nhắm mắt tập trung trí
não như thiền. Khi bấm huyệt thì bảo bệnh nhân hít mạnh lên não, nếu tại điểm nào
mà cảm thấy đau nhức lan tỏa trong cơ bắp nhiều hơn, đồng thời luồng khí hít lên
não cũng mạnh hơn thì ở đó là huiyệt bệnh.

4. Cách day huyệt: Khi day huyệt cần có một lực nhất định, ngón tay khi day ấn sát
vào các khối bắp thịt, gân cơ, day theo hướng mà cảm thấy khí lan tỏa mạnh nhất
và đau nhức nhất ( thường hướng về điểm bị bệnh). Nếu day đúng huyệt thì sau khi
ngừng day huyệt đó vẫn còn tác dụng lên cơ thể trong một khoảng thời gian nào
đó. Không nên dùng huyệt giải sau khi bấm, vì như thế làm mất tác dụng các huyệt
đã bấm trước đó. Dùng huyệt giải chỉ khi nào việc bấm huyệt tác dụng quá mạnh
lên bệnh nhân sau khi bấm, làm bệnh nhân đau tức khó chịu, lúc đó ta dùng huuyệt
giải làm giảm bớt tác dụing bấm huyệt và làm cân bằng khí trong cơ thể.

5. Khi bấm huyệt dù đúng hay sai rất dễ gây ra cảm giác khỏi bệnh, làm càng mạnh
tay thì cảm giác khỏi bệnh càng nhiều. Khi bấm huyệt bất kể theo cách nào đều
làm thay đổi đường đi của khí huyết trong cơ thể trong một khỏa thời gian nào đó.
Nhưng sau 1 thời gian cơ thể tự điều chỉnh và trạng thái bệnh tật lại trở về, lúc đó
ta mới nghiệm xem mình có khỏi bệnh hay không. Vì thế bấm đúng huyệt thì cảm
giác khỏi bệnh rất nhanh và rõ ràng, sau này bệnh tái phát thì cũing không nặng
như lúc ban đầu.

6. Trong việc chữa bệnh mãn tính chúng ta thường nghe thấy bệnh nhân khỏi đến
một mức nào đấy thì ngưng lại, bệnh cũ không khỏi hoàn toàn được. Lý do là đối
với bệnh mãn tính lâu ngày cơ thể người bệnh đã hình thành nên sự mất cân đối.
Có khi vai lệch một bên, miệng méo một phía hay nữa mặt gần như liệt mất cảm
giác. Có thể có những bộ phận bên trong ta không nhìn thấy được. Để trở lại trạng
thái bình thường bấm huyệt bằng tay là không đủ, lúc đó ta cần kết hợp với kim
nhọn day huyệt hay châm huyệt. Huyệt thường tồn tại gần điểm bị bệnh ở trong
hay ngoài cơ thể, ví dụ như trong mồm, trong lỗ tai, trong lỗ mũi vv... Chúng ta
nên nhớ bất cứ điểm nào trên cơ thể cũng có thể là huyệt bệnh, dưới tác dụng của
kim châm ( vật nhọn kim loại) thì huyệt sẽ tập trung hơn, tác dụng mạnh hơn. Nếu
ta biết vận dụng cả khí công thì khả năng chữa được những bệnh mãn tính là rất

149
lớn.

Học lý thuyết chúng ta thấy chữa bệnh thật đơn giản. Nhưng khi chữa bệnh thực tế
thì việc chữa khỏi bệnh lại vô cùng khó khăn. Cũng chỉ bằng hai bàn tay cụ Lịch
đã chữa cho rất nhiều người khỏi bệnh, nhưng người khác lại không làm được, rõ
ràng kinh nghiệm và nghệ thuật bấm huyệt mang tính quyết định. Nếu có điều kiện
thực hành nhiều bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và tìm ra được cách thức
bấm huyệt riêng của mình.

TCD Bài 45 : Nguyên lý bấm huyệt ( Phần 2 )


Trước khi học môn “ Thập chỉ Đạo” tôi có đọc một bài viết “ Có người còn chữa
bệnh thần kỳ còn hơn cả Thần y Võ Hoàng Yên” . Bài viết đó nói về Cụ Huỳnh
Thị Lịch, người đã khai sinh ra bộ môn bấm huyệt Thập chỉ Đạo này. Cụ Lịch mất
đã lâu, những người hậu thế sau này chỉ biết về cụ qua những giai thoại chữa bệnh
thần kỳ, cũng như một số tài liệu mà cụ để lại.

Việc chữa bệnh có tính thuyết phục nhất là bằng mắt thấy tai nghe. Cho đến giờ
cũng chưa thấy ai có tài chữa bệnh giỏi giống như những giai thoại chữa bệnh của
Cụ Lịch để lại. Nhưng có một người mà người dân đã phong là Thần y hiện vẫn
đang chữa bệnh cho mọi người, đó là Lương y Võ Hoàng Yên. Qua những thước
phim được ghi lại trên mạng chúng ta thấy được bằng cách bấm huyệt, xoa bóp
lương y Võ Hoàng Yên đã làm bệnh nhân khỏi bệnh ngay lập tức, thật là thần kỳ,
đặc biệt nhất là những bệnh giống như của Cụ Lịch đã làm như chữa câm, điếc,
bại liệt …vvv. Có người nói cách chữa của Thần y Võ Hoàng Yên cũng là Thập
chỉ Đạo, nhưng chính Ông Võ Hoàng Yên đã nói mình học môn này từ những nhà
chùa ở quê hương ông. Qua cách chữa bệnh thì ta cũng thấy rằng 2 cách hoàn toàn
khác nhau và không phải xuất phát từ một thầy dạy học, có điều nguyên lý trị bệnh
thì hoàn toàn giống nhau.

Ở cách chữa bệnh của Lương y Võ Hoàng Yên chúng ta còn thấy thấp thoáng lối
chữa bệnh mạnh bạo, dứt khoát của môn võ thuật. Chúng ta cũng được nghe kể lại
hồi xưa cụ Lịch cũng rất giỏi võ, có một điều chắn chắn là cả 2 đều giỏi về môn cơ
thể con người. Bằng cách nhìn và sự cảm nhận ở đôi tay cả hai đều có thể đoán
được nguyên nhân bệnh xuất phát từ đâu. Chúng ta không có được những thước
phim chữa bệnh của Cụ Lịch, nhưng những bộ phim chữa bệnh của Lương y Võ
Hoàng Yên thì đã làm không biết bao nhiêu người phải trầm trồ thán phục. Một
người như vậy ngoài việc rất giỏi về lý thuyết thì còn phải có năng khiếu về chữa
bệnh cho người. Tức là bằng hai bàn tay ông ta có thể suy đoán được bệnh tật

150
đang ở trong tình trạng như thế nào và phương án xử lý ra làm sao. Chúng ta thấy
rằng lối chữa bệnh sở trường của ông ta là phục hồi các chức năng về cơ bắp, các
bệnh câm điếc, chữa trị các khối u bướu trong cơ thể người, tất cả đều dùng sức
của đôi bàn tay. Bằng bàn tay ông ta có thể nắn chỉnh các cơ bắp, các khớp về
đúng vị trí của nó, các cơ bắp lâu ngày bị cứng hoặc co lại thì giờ được kéo dãn
cho mềm ra, các khối u được day bóp theo những chiều nhất định thì từ từ xẹp
xuống hay biến mất. Những việc làm này nhìn qua thì đơn giản nhưng thực sự là
rất khó, phải là người có kinh nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về bệnh tật, về cơ thể
con người thì mới tác dụng một lực vừa đủ khi bấm huyệt, nắn, bóp, bẻ, lắc, cũng
như phải biết day , bấm , miết, gõ các khối cơ bắp theo những chiều như thế nào.

Chúng ta đều biết rằng cơ thể con người được tạo thành từ bộ xương và các khối
cơ bắp. Bộ xương muốn đứng vững được thì phải có sự liên kết chắc chắn của hệ
gân cơ, các khối cơ bắp, một khi các khối cơ bắp lỏng lẻo thì bộ xương sẽ suy sụp.
Chúng ta ví cơ thể người như một ngôi nhà, lúc còn trẻ các cơ bắp, gân cơ khỏe
mạnh làm cơ thể đứng thẳng và chắc chắn, nhưng do bệnh tật, do bị thương từ
ngoại lực tác dụng vào, do về già các cơ bắp bị lão hóa làm suy yếu hệ khung
xương, làm nó không còn chắc chắn và đứng thẳng như xưa, cũng từ lý do đó mà
làm cản trở sự trao đổi chất của cơ thể và sinh ra các bệnh tật tiếp theo. Để khung
xương được thẳng lại như xưa thì người ta phải điều chỉnh các khớp xương vào
đúng khớp của nó, phải tác dụng cho các cơ bắp khỏe lên , các cơ bị co cứng thì
cần cho nó mềm ra, hoặc các cơ bị co lại, bị vặn vẹo sai với vị trí ban đầu của nó
thì cần được bấm, xoa đúng những điểm cần thiết dể phục hồi lại chức năng của
nó , hoặc cũng có thể hiểu là chúng ta làm cho khí huyết lưu thông. Ngoài xã hội
chúng ta thường thấy có người bị méo một bên mồm, bị lệch một bên vai, bị chân
thấp chân cao..vv. Những cái đó phần lớn là sự co kéo của cơ bắp tạo nên. Cơ bắp
bị biến dạng cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do bệnh tật, do bị thương, do
lão hóa, do những bệnh di truyền, mãn tính. Việc phục hồi cơ bắp như vậy nhanh
và hiệu quả nhất thường bằng cách bấm huyệt xoa bóp và luyện tập, muốn làm tốt
việc này thì cần có sự hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, về hệ gân cơ, hệ xương và
cũng hiểu biết phần nào về sự hư hỏng của nó liên quan đến não bộ.

Qua cách chữa bệnh của thần y Võ Hoàng Yên chúng ta thấy rất rõ điều này. Có
những bệnh ông còn bẻ cổ, bẻ ngực, bẻ tay , bẻ chân để cho các khớp trở về đúng
vị trí của nó hay cho cả cơ thể ngay ngắn trở lại. Những việc làm như vậy ngoài
việc phải rất quen tay còn phải có sự cảm nhận được giới hạn cơ thể của từng
người, vì nếu làm sai động tác hoặc quá mạnh thì có khi làm bệnh nặng thêm hoặc
nguy hiểm đến tính mạng con người, thí dụ như những động tác bẻ cổ hay bẻ gập
xương sống chẳng hạn.

151
Thực ra chúng ta cũng hay nghe nhiều giai thoại chữa bệnh thần kỳ về sai khớp,
bong gân, gãy xương của một số ông thầy lang ở làng quê Việt Nam, những ông
thầy đó người ta thường gắn cho một cái tên là mát tay. Nhưng một người lại có
thể chữa được nhiều bệnh đó gộp lại thì chỉ có lương y Võ Hoàng Yên, hoặc
không chỉ chữa được bệnh như thế mà còn đưa ra nền tảng lý thuyết của nó như cụ
Huỳnh Thị Lịch. Những người này ngoài hiểu biết về bệnh tật thì họ còn phải có
kinh nghiệm trong cách nhìn, sự cảm nhận bệnh tật của đôi bàn tay. Có lẽ không
phải chỉ bên Đông y mới làm được điều này, bên tây y họ cũng rất hiểu rõ vấn đền
này, họ cũng có hẳn khoa phục hồi chức năng nhưng họ lấy máy móc làm phương
tiện chính, và nhiều khi lấy tiêu chuẩn của 1 người áp dụng cho nhiều người nên
nhiều khi chữa bệnh rất đơn giản thì họ lại làm cho vô cùng phức tạp, vừa tốn
kém, lại vừa không khỏi bệnh. Phương tiện cuối cùng của họ không phải là hai
bàn tay mà lại là con dao giải phẫu.

Qua cách chữa bệnh về điểm huyệt xoa bóp chúng ta thấy rằng không phải vấn đề
chính là lý thuyết, mà chính là cách làm. Thế mạnh của điểm huyệt xoa bóp là làm
phục hồi lại hệ gân cơ, cơ bắp, xắp xếp lại những lệch lạc về khớp xương, về cơ
bắp, làm cơ bắp đang cứng được mềm ra, những việc đó nó mới dẫn đến việc lưu
thông khí huyết, và khi khí huyết được lưu thông thì nó bổ trợ lại cho cơ thể và
các bộ phận được phục hồi, nó làm cho các hệ cơ co kéo về đúng vị trí của nó và
làm cho sự điều chỉnh bộ khung xương của cơ thể xẩy ra một cách tự động mà
không cần sự can thiệp giải phẫu bên ngoài, đây cũng là điều kiên để chữa trị
những bệnh kinh niên mãn tính trong cơ thể người.

Trở lại vấn đề bấm huyệt! Vậy làm sao chúng ta tìm được chính xác huyệt cần
bấm. Những người có khả năng bằng đôi mắt, bằng bàn tay để nhận biết được
huyệt cần bấm, cần day ở những nơi nào như Cụ Lịch, như Lương y Võ Hoàng
Yên quả thật là rất hiếm. Cụ Lịch còn đưa ra cả cách khóa huyệt để chữa cả những
vùng mà ta chưa xác định được chính xác, tuy vậy cách này không tác dụng ngay
lập tức được. Vậy có cách nào? Theo tôi trước tiên chúng ta phải hiểu biết về cơ
thể con người, đặc biệt là hệ xương, hệ gân cơ, cơ bắp và hệ mạch máu. Chẳng
hạn ở các khớp đầu gối, cổ tay, cổ chân, khớp cổ, khớp vai.. vvv. Nơi đó thường là
điểm bắt đầu hay là điểm kết thúc của một hệ cơ bắp, gân cơ nào đó, Cụ Lịch và
Lương y Võ Hoàng Yên thường bấm những vị trí này để chữa những hệ cơ bắp,
gân cơ tương ứng. Hay trong việc chữa các khối u ta cũng phải nắm rõ miết những
khối cơ bắp nào và theo những chiều nào để có thể xẹp đi. Đây là lý thuyết chung,
nhưng cụ thể lại còn phụ thuộc vào bệnh tật từng người, bằng kinh nghiệm, bằng
sự hiểu biết để đưa ra hướng đều trị thì mới khỏi bệnh, còn nếu ta cứ làm máy móc
theo lý thuyết thì khỏi bệnh có tỷ lệ ăn may là nhiều. Những việc trên là khi ta
chữa bệnh cho người khác, còn nếu chữa bệnh cho bản thân thì tôi thấy có một

152
cách xác định huyệt bệnh khá chính xác: Chúng ta đều biết rằng não bộ có quan hệ
chặt chẽ với các bộ phận cơ thể người, vì thế một vùng nào đó khí huyết không
lưu thông thì sẽ trương ứng với một vùng không lưu thông trên não. Nếu ta bấm
huyệt ở một điểm nào đó nà cảm thấy đau tê tê hơn mức bình thường, đồng thời
khí bấm và day huyệt ta hít khí mạnh lên vùng não, nếu thấy khí hít thở mạnh mẽ
hơn bình thường thì nơi đó thường là huyệt bệnh. Khi xem Võ Hoàng Yên chữa
bệnh chúng ta cũng thấy nhiều khi muốn bấm huyệt theo chiều này thì trước đó
ông ta làm theo chiều ngược lại, nó giống như xiết ốc chưa đúng ren thì ta phải
xoay ngược lại nhả ốc ra vài lần rồi mới xiết chặt vào. Nhiều khi ông Yên muốn
nắn cổ bệnh nhân về bên phải thì có khí ông ấy gập cổ về bên trái vài lần rồi mới
nắn về bên phải, hay muốn làm tan khối u trên trán thì trước đó còn vuốt cho khối
u to lên rồi sau đó mới làm cho nó tan đi. Những việc làm như vậy đều do kinh
nghiệm kết hợp với sự suy luận trong lý thuyết mà ra. Đây cũng chính là bản chất
của người chữa bệnh giỏi trong y học cổ truyền, với cùng một thang thuốc giống
nhau nhưng những thầy thuốc giỏi cho những liều lượng thuốc khác nhau cho từng
bệnh nhân và bệnh nhân có thể khỏi ngay lập tức.

Trong môn điểm huyệt xoa bóp nó vẫn còn thiếu một một điều mà vì nó khi chữa
những bệnh kinh niên mãn tính hoặc di truyền ta vẫn chưa chữa dứt tới cùng được.
Cách bắt mạch của Đông ý đã chỉ ra rằng: Khi bệnh còn nhẹ thì mạch còn ở ngoài
da, khi nặng thì mạch đã chìm vào cơ bắp, khi rất nặng hết cách chữa thì mạch đã
đi vào trong xương. Với phương pháp điểm huyệt xoa bóp thì chỉ có khả năng tác
động được đến vùng cơ bắp, mà chưa tác dụng được vào phần xương. Những bệnh
nặng đã ăn sâu vào xương thì cần có sự châm xương hay giải phẫu tận xương thì
mới trị dứt bệnh được. Trong y học cổ truyền không có môn châm xương, thực tế
khi châm xương thì tác dụng của nó sẽ mạnh gấp nhiều lần so với việc ta mới chỉ
làm ở vùng cơ bắp. Đọc Tam quốc Chí ta thấy có cảnh Lương y Hoa Đà cạo
xương cho Quan Công để trị bệnh bị tên độc bắn vào tay. Đó chính là một hình
thức châm xương, và xương cũng là nơi sản sinh ra máu nên tác dụng của nó vào
hệ tuần hoàn, vào hệ thần kinh lên thẳng não bộ là vô cùng lớn.

Trong việc chữa bệnh thì bệnh nhân cũng cần có sự hiểu biết về y học. Những
bệnh kéo dài hàng chục năm trời mà đòi hỏi chữa một lần sẽ khỏi hoàn toàn là
điều không tưởng. Những người giỏi như Cụ Lịch, Như Lương y Võ Hoàng Yên
chỉ làm một lần mà bệnh đã chuyển biến rõ ràng thì cũng là quá giỏi, nhưng để
khỏi hẳn thì còn phải làm nhiều lần nữa, như vậy nhiều khi thầy thuốc không có
điều kiện làm được, thì mỗi bệnh nhân cần có sự tập luyện bản thân mình thì mới
có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn được. Chúng ta cũng được nghe lại Cụ Lịch chữa
bệnh bại liệt cho trè con có khi tới 5 – 10 năm mới khỏi.

153
Nếu chỉ cần nhìn các thần y bấm ở đâu thì mình bấm theo đó bệnh sẽ khỏi, thì ai ai
cũng có thể trở thành thần y. Những Thần y có được kết quả được mọi người công
nhận thì họ cũng phải mất bao nhiêu năm học hành gian khổ, và còn phải có niềm
đam mê nghề nghiệp, cuối cũng mới có khả năng chữa bệnh cho mọi người.

Mấy lời viết trên mong giúp phần nào cho mọi người hình dung ra được môn xoa
bóp điểm huyệt, một môn ai ai cũng có thể làm được. Và muốn làm có hiệu quả
cho bản thân, cho người thân thì chúng ta phải hiểu nó và học nó như thế nào.

TCD BÀI 46: Đường đi của Thập chỉ đạo


Đường đi của Thập chỉ đạo như thế nào? Tới giờ vẫn còn là sự tìm tòi chưa có
kết luận cuối cùng, mà nếu muốn có sự xác định để cả thế giới công nhận thì cũng
là điều quá khó khăn vì sẽ chẳng có ban trọng tài nào đứng ra làm việc này, cho
nên mọi sự nghiên cứu đưa ra đều chỉ mang quan điểm cá nhân mà thôi. Ngay cả
Cụ Lịch thực tế chữa khỏi rất nhiều bệnh nhân nhưng bảo cụ đường đi Thập chỉ
đạo như thế nào thì chắc cụ cũng chịu.

Tác dụng bấm huyệt của Bộ môn Thập chỉ đạo ở 10 đầu ngón tay và ngón chân
thật là rõ ràng. Ứng với mỗi ngón tay, ngón chân thì đều có tác dụng vào 1 cơ
quan phủ tạng nhất định. Việc này không chỉ Đông y mà cả Tây y đều đưa ra kết
luận tương tự như vậy. Như chúng ta đều biết ngón thứ 5 ( ngón út) thì tác động
vào Thận, ngón 4 ( kế út) thì tác động tới gan, ngón 3 (ngón giữa) thì tác động tới
Tim, ngón 2 (ngón chỏ) thì tác động tới dạ dày, ngón 1 (ngón cái) thì tác động tới
phổi, nhưng đường đi của các đường kinh này giữa bên Đông y và Tây y lại có
phần khác biệt. Bên Đông y có những ý kiến đưa ra hơi giống như những đường
đi của các kinh mạch Trung hoa và thường các đường kinh đó đều đi qua các bộ
phận mà nó tác dụng tới. Còn bên Tây y theo sơ đồ của William Fitzerald thì các
đường kinh đều xuất phát từ 10 đầu ngón tay và ngón chân, và tất cả đều đi lên
não theo những đường đi nhất định, không đi vòng vèo qua nhiều nơi, nhưng cũng
không có lời giải thích tại sao nó lại có tác dụng chữa bệnh ở những vùng nhất
định. Vậy bên nào đúng ? Điều này chưa có sự nghiên cứu sâu và cũng chưa có
hội đồng nào đủ sức thẩm định như thế nào là đúng, tất cả còn trong sự tìm tòi và
suy đoán. Theo cách suy đoán của tôi thì sơ đồ đường kinh của William Fitzerald
vẽ ra là hợp lý, có điều còn thiếu sự giải thích tại sao như vậy.

154
Mối liên quan của các ngón tay với cácbộ phận cơ thể con người

155
10 Đường kinh Z của William Fizerald

156
Hệ gân cơ

Khi bấm 10 đầu ngón chân và tay thì chúng ta đều cảm nhận được sự kích thích
của nó qua não bộ. Đó là dưới tác động của hệ gân cơ và hệ thần kinh nó sẽ
truyền kích thích lên các vùng của bộ não, những vùng này lại có tác dụng tương
ứng với các vùng lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người. Nói theo cách Đông y
tức là khi ta bấm ngón út thì nó sẽ kích hoạt khí lên trên 1 vùng nào đó của não
bộ, và vùng này lại có sự liên qua tới vùng thận nên nó cũng kích hoạt khí vùng
thận và làm sự hoạt động của thận cũng thay đổi theo, vì thế bắt đầu từ 10 đầu
ngón chân và tay ta có thể chữa các bệnh trong cơ thể người. Tuy nhiên cách chữa
như vậy là mang tính gián tiếp và tác dụng sẽ bị hạn chế và lâu hơn, tương tự như
vậy nó cũng có tác dụng cân bằng khí mang tính đối xứng, tức là mang khí ở
những nơi thừa sang nơi thiếu, vì thế trong các bài chữa bệnh của Thập chỉ đạo thì
thường bắt đầu bằng việc “Khai thông kinh khí”, để bổ sung nơi thừa khí sang nơi
thiếu khí. Cách chữa bệnh này cũng có tác dụng khi ta chưa xác định được rõ ràng
bệnh tật xuất phát từ đâu.

Việc chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng vẫn phải trực tiếp ở vùng bị bệnh, hay ở
những vùng cơ bắp liên quan. Để tăng hiệu quả thì ta dùng phương pháp khóa
huyệt của Thập chỉ đạo. Trong các huyệt khóa thường dùng như Khóa Móng,
Khóa Hộ khẩu, Khóa khô khốc, Khóa nhân tam, Khóa Bí huyền, gân Achille,
ngoài ra còn có những huyệt khóa cơ động khác, có thể là huyệt đối xứng, huyệt
trên dưới, chặn đường đi của gân cơ để bấm cho khí huyết lưu thông về một phía.
Trong các huyệt khóa có nhắc tới việc khóa huyệt Cao thống trên đỉnh đầu thì có
thể bấm bất kỳ huyệt nào, đặc biệt khi bấm vùng mặt ta nên khóa huyệt Cao
thống. Tôi không biết tài liệu này từ bà Lịch hay do Thầy Tân viết ra, nhưng tôi
thấy hoàn toàn hợp lý, tôi xin nói sâu về vấn đề này. Chúng ta đều đã nghe nói về
phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện, đây chỉ là cách chữa bệnh thông thường
dựa trên nguyên lý cơ thể con người cũng mang những điện tích nhất định, không
có gì là thần bí. Cách sơ khởi của người Ấn độ hay làm là khai mở luân xa, cách
này chỉ có tích cách chữa bệnh ở những vùng nhất định và có nhiều hạn chế,
nguyên tắc chủ yếu vẫn là dùng 2 điện cực ở 2 bàn tay. Sau này có phương pháp
Pháp luân công có tác dụng mạnh mẽ hơn là do 2 bàn tay luôn luôn luôn di
chuyển trên cơ thể người, do đó giúp khí chuyển động đều trên cơ thể, tuy nhiên
họ lại tập trung nhiều vào khu đan điền và không kiểm soát được đường đi của
khí. Nhưng nếu ta dùng não bộ trở thành 1 cực của cơ thể, còn 1 tay là điện cực
thứ 2 thì khí sẽ luân chuyển qua não và từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể, bằng
cách này ta cũng sẽ dễ kiểm soát được đường đi của khí chạy trong cơ thể người.
Tuy nhiên lực tác dụng 2 bàn tay là rất nhỏ và không phải ai cũng có đủ điện tích

157
mạnh để hút khí, vì thế ta áp dung cách hít thở lên não thì tác dụng sẽ mạnh hơn
bội phần. Để áp dụng nó vào trong thập chỉ đạo thì một tay ta khóa khuyệt Cao
thống, một tay bấm huyệt bệnh, và trong khi bấm huyệt ta tập trung thêm phần hít
khí lên não thì tác động bấm huyệt sẽ mạnh hơn rất nhiều. Với cách này thì bấm
huyệt từ vùng ngực lên đầu ta chỉ cần khóa huyệt Cao thống là đủ.

Nếu nhìn vào sơ đồ hệ gân cơ ta sẽ thấy khi bấm vào ngón tay, ngón chân thì lực
chủ yếu tác động lên gân cơ, nhưng khi bấm vào các huyệt như Chí thế 1,2, Chí
thế 4,5 thì ta lại bóp vào khối cơ bắp ở 2 bàn tay có tác dụng đẩy máu đi, tức là
khi khóa huyệt thì ta cần hình dung tưởng tượng sao cho khí huyết được đẩy đến
vùng đang bị bệnh. Vậy sự cảm nhận chuyển động của khí huyết sẽ như thế nào?
Nhiều khi ta dễ lầm tưởng sự chuyển động đó sẽ cảm nhận ngay ở vùng bệnh, ở
những vùng cơ bắp, ở những vùng lục phủ ngũ tạng nhất định. Sự thực thì không
phải vậy, tất cả đều có sự cảm nhận từ não bộ mà ra, vì thế chữa bệnh sẽ có 2 hình
thức : Với những người giỏi về lý thuyết cơ thể học con người, những người giàu
kinh nghiệm thực tế như cụ Lịch, như thần y Võ Hoàng Yên thì họ dựa theo các
bài bản có sẵn, dựa theo phản ứng của bệnh nhân mà làm, các phương pháp cổ
truyền vẫn là bấm, xoa, bóp, nắn, giật vv.. kết hợp với cách thức khóa huyệt kèm
theo. Còn những người không giỏi về cơ thể học con người, không có nhiều kinh
nghiệm trong chữa bệnh thì ta có thể chữa bằng cách suy đoán đường đi của Thập
chỉ đạo, tức là mọi hình thức bấm huyệt đếu có tác dụng lên não bộ, và qua não bộ
ta sẽ nhận biết được tác dụng của bấm huyệt, phán đoán được những huyệt ta bấm
có chính xác hay không. Những vùng bị bệnh đều tương ứng với vùng thiếu khí
trên não, vì thế khi vùng đó được thông khí thì sẽ kèm theo việc thông khí trên
não. Như vậy khi ta bấm hoặc day huyệt mà kèm theo việc hít khí lên não thì bấm
ở những vùng có bệnh sẽ cảm thấy khí được hít lên não mạnh hơn, biểu hiện
mạnh của nó làm ta cảm thấy giật giật trên cơ thể hoặc giật giật trên đầu. Dùng
tay bấm hoặc xoa bóp thì có tác dụng trên một diện rộng của cơ thể, nên tác dụng
chữa những bệnh kinh niên hoặc chuyên sâu sẽ bị hạn chế, nếu ta dùng kim châm
( giống như kim tôi dùng trong châm cứu xương hàm, hoặc như kim châm dùng
trong diện chuẩn) thì chữa bệnh sẽ chuẩn xác hơn và có khả năng chữa dứt những
bệnh lâu năm, tuy nhiên kim châm phải làm từ sắt có tính nhiễm từ.

Khi nói môn bấm huyệt Thập chỉ đạo người ta dễ nghĩ tới việc việc bấm 10 ngón
tay, 10 ngón chân là chính, sự thực không phải như vậy đó chỉ là khái niệm về
đường đi của các đường kinh xuất phát từ 10 ngón chân và tay. Trong hệ thống
kinh lạc Trung hoa qua 12 đường kinh thì ta biết được cấu trúc hệ thống huyệt của
con người, còn trong Thập chỉ đạo cũng vậy nó cho ta biết chữa bệnh theo hệ
thống gân cơ của con người mà nó xuất phát từ 10 đầu ngón chân và tay. Khi

158
chữa bệnh thì cụ thể vẫn là những nơi bị đau, những nơi trực tiếp gây ra bệnh, và
ta phải xem hệ thống gân cơ, cơ bắp nào liên quan đến nó. Tất cả sự đau đớn của
con người đều có sự liên quan đến co kéo gân cơ, bằng cách cách xoa, cách bấm
lên các huyệt, các cơ đã làm cho khí huyệt lưu thông, các cơ gân phục hồi và trả
về đúng vị trí của nó, cơ thể con người dần dần được đều chỉnh về đúng cách thức
hoạt động của nó. Tôi xin trích dẫn lại một nhận xét của Cụ lịch đã được ghi trong
cuốn chữa bệnh do bác sỹ Hồ kiên biên soạn:

“ Các cơ teo liệt không đồng đều mất cân đối giữa các nhóm cơ đã dẫn đến
tình trạng chènép co kéo làm biến dạng hệ tĩnh mạch và xương, từ đó cản trở sự
lưu thông của máu trong hệ tĩnh mạch. Bằng phương pháp bấm huyệt những biến
dạng của xương, của khớp cũng được chỉnh dần nhờ sự co kéo cân đối các nhóm
cơ. Chúng biến dạng vì các cơ bao bọc chúng teo liệt. Chúng có thể được co kéo
lại nếu các cơ được hồi phục cân đối.. Bà Lịch thường bấm huyệt cho một nhóm
cơ này co lên rồi lại nói bấm để “ trả nó về”. Thực chất bàmuốn đưa chúng về vị
trí co kéo cân đối, dĩ nhiên điều này là rất khó, nhưng về nguyên tắc cóthể thực
hiện được”.

Có một ví dụ minh họa: Vì một sự va đập nào đó gây nên sự tổn thương của
đường gân cơ từ vai lên gáy, đường gân cơ này bị kéo căng về một phía và bị biến
dạng. Điểm A bị tổn thương là do một ngoại lực F tác động vào. Dưới tác động
của ngoại lực F đường gân cơ bị kéo căng, và đoạn gân cơ mảnh mai yếu nhất là
B dễ bị tổn thương và gây ra cảm giác đau, điểm A đồng thời cũng bị xưng lên và
đau. Như vậy ta thấy xuất hiện 2 điểm đau, nhưng nơi gây ra bệnh thì là điểm A,
nếu chữa điểm A hết xưng thì điểm B sẽ tự động khỏi, còn ta chỉ chữa điểm B thì
nó chỉ khỏi tạm thời rồi sau đó lại đau trở lại. Tuy nhiên khi chữa ta không thể
chữa điểm A ngay được mà phải chữa điểm B, điểm này sẽ kích thích điểm A
khỏi bệnh, khi điểm B không còn khả năng tác dụng tới A nữa thì ta quay sang
chữa trực tiếp tại điểm A và bệnh sẽ dứt hoàn toàn.

159
Ví dụ về điểm đau

Từ cách đó chúng ta sẽ hiểu tại sao chữa bệnh không dùng thuốc mà vẫn khỏi
bệnh. Thuốc thang cũng là làm lưu thông khí huyết nhưng được tạo nên bởi các
phản ứng hóa học với những hóa chất khác nhau, còn bấm huyệt là làm kích thích
các hệ thống gân cơ và hệ thần kinh làm lưu thông khí huyết, như vậy những thứ
mà bên tây y gọi là vi trùng gây bệnh thì bằng cách xoa, bấm huyệt nó cũng bị
đẩy đi bằng nhiều con đường khác nhau trong cơ thể người.

Điểm huyệt xoa bóp bên đông y hay xoa bóp phục hồi chức năng bên Tây y cho ta
thấy có khi chữa ở khu vực này thì nó lại khỏi bệnh ở khu vực khác. Bên Tây y họ
cũng vẽ ra được những sơ đồ liên quan của hệ gân cơ trong công việc trị bệnh.
Tôi xin đăng lại những sơ đồ bấm, xoa các khối cơ bắp có tác dụng chữa bệnh ở
những vùng khác nhau. Đây là bài giảng của bác sỹ Đàn đã thuyết trình cho Câu
lạc bộ Y học Tuệ Lãn của Thầy Hoàng Duy Tân

A thị huyệt – Điểm đau kích thích. Điều này có nghĩa là: Đau ở đâu thì là huyệt ở
đó

A thị huyệt (trigger point) là những điểm nằm trong bề dầy cơ, có tính cảm ứng
cao, khu trú, có thể xuất hiện trong bất kỳ cơ hay nhóm cơ bị căng thẳng kéo dài
hoặc co giãn quá mức. Khi ấn đúng vào các điểm này sẽ gây co cơ và đau cục bộ
tạm thời đồng thời bệnh nhân thấy đau ở một nơi khác cách xa đó.

Đau thường tăng lên do sự căng cứng, do lạnh và sự đè nén lên vùng bị tác động,
và thường gây ra một kiểu đặc trưng của đau xuất chiếu (refered pain).

160
Qua định nghĩa trên về A thị huyệt của Tây y ta thấy tất cả huyệt đang ở trạng thái
đau thì đều liên quan đến hệ gân cơ, và giải quyết nỗi đau nhanh nhất chính là tác
động trực tiếp lên hệ gân cơ. Từ đó ta cũng thấy rằng huyệt sẽ mang tính di động,
nó phụ thuộc vào sự biến đổi của hệ thống gân cơ con người.

VỊ TRÍ ĐIỂM ĐAU KÍCH THÍCH Ở CƠ THƢỜNG GẶP

161
162
163
Cơ cạnh sống

164
Cơ cạnh sống

Cơ mông

165
Cơ tháp

Cơ khép háng Cơ Tam đầu cẳng chân

Định nghĩa “ Sức khỏe” của Tổ chức y tế thế giới

Sức khỏe là "trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã hội“ (WHO)

166
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần rất đa dạng, có khi không phải là các biểu
hiện về thần kinh mà lại là triệu chứng thể chấtnhư đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau
tức ngực, khó thở, đau mỏi người,…

Trong trường hợp này, bệnh nhân thường đi khám nhiều nơi mà không xác định
được nguyên nhân. Tây y nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân là
điều dễ hiểu vì họ dựa trên các xét nghiệm của máy móc, các phản ứng hóa học
cho thấy những con vi trùng gây bệnh, cho nên họ sẽ không thấy được có trường
hợp gây bệnh chỉ là sự co kéo gân cơ ở các vùng khác nhau gây nên, điều đặc biệt
là bệnh ở vùng này nhưng lại gây nên sự đau đớn ở vùng khác, và họ sẽ không
thấy một con virus gây bệnh nào.

Cách đặt vấn đề chữa bệnh của môn Thập chỉ đạo là nó xuất phát từ hệ gân cơ của
con người, tất cả đều có sự khởi đầu và sự kết thúc ở 10 ngón tay và ngón chân.
Qua đó ta thấy số huyệt cần nhớ sẽ ít hơn rất nhiều so với các huyệt của Trung
hoa, ngoài ra ta cũng có thể suy đoán chữa bệnh theo đường kinh mà không phải
nhớ huyệt. Nó khác hẳn với quan niệm chữa bệnh của hệ kinh mạch Trung hoa,
mặc dù khi chữa bệnh ta thấy nhiều huyệt tương tự như nhau. Một sự tiến bộ hơn
hẳn hệ kinh mạch của Trung hoa là hệ thống kinh mạch của Thập chỉ đạo đều đi
lên đầu, nó cho ta thấy não bộ quản lý toàn bộ hoạt động của con người, và cách
chữa bệnh xuất phát từ não sẽ cho kết quả nhanh nhất.

TCD BÀI 47: Bà Lịch Bấm Huyệt Như Thế Nào


Ngươi nổi tiếng nhất về bấm huyệt chữa bệnh hiện nay mà mọi người đều công
nhận : Đó là Lương y Võ Hoàng Yên. Còn những người tự nhận mình nổi tiếng về
bấm huyệt mà chưa được nhiều người công nhận thì là con số chưa đếm được.
Nhưng có một người nổi tiếng đã đi vào huyền thoại mà nhiều người không thấy
được : Đó là Cụ Huỳnh Thị Lịch.

167
Khi xem lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh ta thấy ngay đó là lối chữa bệnh trực
tiếp, chữa ngay chỗ bệnh nhân bị bệnh. Cụ thể đau chỗ nào, bệnh chỗ nào thì tác
động chữa ngay chỗ đó. Với lối chữa như vậy bệnh tật có chuyển biến ngay lập
tực, người bệnh tưởng chừng qua một giấc mơ ngắn ngủi tự nhiên khỏi bệnh,
chính vì thế người dân đã phong cho Ông là thần y. Lối chữa bệnh đó trông thì
đơn giản nhưng lại cực kỳ khó khăn. Khó là vì không biết cách bấm, lắc, xoay,
giật, miết chính xác chỗ nào, một lực đủ mạnh là bao nhiêu, theo những hướng,
những góc xoay thế nào, cũng như các thủ thuật chuẩn bị và thời gian trước khi
bấm huyệt. Những việc này không quen tay, không nắm rõ được cấu tạo cơ thể,
không nắm được sức chịu đựng của từng người thì dễ gây ra những hậu quả không
thể lường trước được.

Và rồi các bộ phim được quay tỷ mỷ, các hình ảnh đã được phát tán trên mạng để
mọi người cùng biết, các chuyên gia giỏi về bình luận cũng đã đưa ra những lý
luận vô cùng chặt chẽ, nhưng đến giờ vẫn chưa xuất hiện được Võ Hoàng Yên thứ
2, những người mong được Thầy Võ Hoàng Yên chữa bệnh sẽ vẫn phải chờ đợi
mà không bao giờ có ngày hẹn trước. Như vậy chúng ta thấy rõ một điều là tất cả
đều có sẵn mà vẫn không có ai thành công, nguyên nhân chính là cách chữa bệnh
này đòi hỏi tay nghề quá cao, tiểu xảo nghề nghiệp và cộng thêm vào những năng
khiếu nhìn nhận bệnh tật.

Vậy còn cách nào khác không? Làm sao đơn giản hơn! Làm sao dễ làm hơn! Mọi
người bắt đầu tìm tới lối chữa bệnh của cụ Huỳnh Thị Lịch. Nhưng Cụ Lịch ra đi
mà không để lại một thước phim nào về hình ảnh chữa bệnh của mình, tất cả
những thành công của cụ đều là những câu chuyện được kể lại, những câu chuyện
huyền thoại như vậy dễ được người ta thêu dệt thành những tình tiết ly kỳ, những
câu chuyện khó tin, và cũng dễ bị người khác lợi dụng vào cho mục đích riêng của
mình. Người ta hay dựa vào các câu nói ngày xưa của cụ Lịch để lại đoán gìà đoán
non ra cách trị bệnh.Thí dụ: cụ nói cái ven nổi lên kìa thì lại dễ bị hiểu là bấm vuốt
vào các mạch máu cho nó lưu thông, để bơm máu tới những nơi cần đến. Hay khi
khóa huyệt thì bấm bất cứ huyệt nào cũng đều phải tìm huyệt khóa của nó. Có một
câu nói của cụ “ Tôi đã phải mất 12 năm thực hànnh mới biết được cách bấm
huyệt thế nào cho đúng”, thì gần như lại không ai tự hỏi “ Vậy thực sự Cụ Lịch
bấm huyệt như thế nào?.

Để trả lời cho câu hỏi này tôi đã phải lần mò tới những người mà trước kia cụ Lịch
đã trực tiếp hướng dẫn bấm huyệt. Chúng ta đều biết cụ đã mở được hơn 10 khóa
huấn luyện bấm huyệt cho nhiều người và cũng đã để lại cuốn tài liệu hướng dẫn
bấm huyệt do bác sỹ Hồ Kiên biên soạn. Tôi cũng đã đọc cuốn tài liệu này, nó khá
đơn giản không khái quát được cách thức cụ chữa bệnh như thế nào, nhưng nó lại

168
có những câu nói về cách thức chữa bệnh của cụ, tuy nhiên điều đó vẫn không
hình dung được cụ chữa bệnh như thế nào.

Được biết có một học trò được cụ hướng dẫn chữa bệnh và cũng đã sống gần cụ
đến cuối đời đó là Ông Tam Kha. Nhà ông ta ở ngay sát nhà Cụ Lịch, bản thân
ông cũng được cụ chữa khỏi căn bệnh tai biến mạch máu não và sau đó còn trực
tiếp hướng dẫn cách chữa bệnh của môn bấm huyệt này. Ông ta học nghề và chăm
sóc cụ cho tới tận ngày cụ qua đời.

Tôi cũng biết hiện nay có cơ sở bấm huyệt của ông Tam Kha, là nơi bấm huyệt
chữa bệnh duy nhất của môn Thập Chỉ Đạo tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi đã đến đây
xin thực hành nhưng ông ta không nhận, sau có sự giới thiệu của Thầy Tân nên
ông ấy đã đồng ý cho tôi thực hành tùy theo thời gian và ý thích của mình. Lý do
lúc đầu không nhận tôi là do tôi nhiều tuổi, những thợ bấm huyệt ở đây đều là
những thanh niên trẻ khỏe. Thực ra không phải sợ tôi ăn cắp nghề nghiệp gì mà
chủ yếu sợ người nhiều tuổi dễ bảo thủ không chịu tiếp thu kiến thức mới, đồng
thời khi bấm huyệt thì cũng cần những người có sức khỏe.

Sau khi vào thực hành ở đây thì tôi mới thấy những điều Thầy Tam Kha suy nghĩ
là hoàn toàn đúng, bấm huyệt cần có sức khỏe. Khi bấm luôn luôn tiếp xúc với
những bệnh nhân bị bệnh nặng, nếu không có sức khỏe tốt rất dễ bị nhiễm bệnh
hoặc bị kiệt sức không còn sức bấm huyệt nữa. Cũng may là tôi chuyên về khí
công nên điều này nhanh chóng được vượt qua, chỉ sau 2 tuần là có thể nâng cao
công lực bấm huyệt của mình lên đáng kể và có thể bấm huyệt suốt buổi mà không
bị mệt. Bấm ở đây tôi cũng thấy được tại sao đã học mà bấm không có hiệu quả
nhiều, tại sao không khỏi bệnh. Thực hành ở đây mới cho tôi thấy cách bấm và
trình tự bấm thế nào mới là quan trọng, bấm ở đây mới giúp tôi hình dung nên
trước kia bà Lịch đã bấm huyệt như thế nào, và mới hiểu tại sao bà bấm thì khỏi,
mà người khác bấm lại không khỏi. Bấm ở đây tôi cũng được Thầy Kha nói những
thủ thuật dấu nghề của Bà. Những tài liệu biên soạn của Bác sỹ Hồ Kiên được viết
vào những năm 90 thế kỷ trước, còn nhiều cách bấm mà cụ Lịch sáng tạo thêm
vào những năm 2000 thì lại ít được mọi người biết tới. Cụ là người chuyên về thực
hành, không có khả năng nhiều về phương pháp sư phạm, các khóa mở ra được cụ
truyền lại để người khác giảng dậy nên các học viên có được phần thực hành chữa
bệnh từ cụ là rất hạn chế. Tôi cũng đã xem 1 số đoạn phim trên mạng chữa bệnh
bằng Thập chỉ đạo của một số người, đa số lại được lồng thêm cách chữa bệnh của
các phương pháp khác mà không chuyên về Thập chỉ đạo. Thầy Tam Kha rất say
mê về môn bấm huyệt này và còn rất nhiều điều trăn trở mà mình chưa làm được.

Tôi không muốn miêu tả chi tiết hay nhận xét về cách bấm huyệt ở chỗ cơ sở Thầy

169
Tam Kha, tôi chỉ muốn nói lên cảm nhận của mình ngày xưa Cụ Lịch đã bấm
huyệt và chữa bệnh như thế nào. Trước tiên đó là kỹ thuật bấm: Cụ Lịch đã từng
nói để bấm được tôi đã mất 12 năm học nó. Khi bấm cần có một lực đủ mạnh với
các kiểu bấm khác nhau, tức là cách bấm rất đa dạng: bấm bằng đầu ngón tay, kích
huyệt bằng móng tay, hay miết, xoa , ấn. Có lẽ cụ Lịch thiên vế bấm từ đầu ngón
tay và ngón chân trở đi. Có một điều là cụ có cảm nhận được huyệt tác dụng ở
mức độ nào trên cơ thể, trước đó cụ sẽ có những bước thử độ nhạy cảm trên các bộ
phận mà ta nghi ngờ cần chữa bệnh, cách thử này sẽ bắt đầu từ 10 ngón tay và
chân. Khi chữa bệnh ta theo nguyên lý chỗ nào khí huyết bị tắc hoặc không lưu
thông thì gây ra bệnh, và khi chữa bệnh thì cũng vậy chỗ nào không có khí thì ta
cũng chưa thể nào bơm máu được, chính vì thế Cụ Lịch mới có bài điều hòa kinh
khí, nhưng điều hòa kinh khí ở chỗ nào trước thì cần có sự thử nghiệm trên
nguyên tắc: chỗ nào mất cảm giác đau thì chỗ đó khí huyết không lưu thông hoặc
rất yếu. Trên cơ sở đó Cụ Lịch sẽ bơm máu và khí theo trình tự trước sau, vùng
nào cần bấm trước, vùng nào cần bấm sau. Có lẽ Cụ Lịch cũng nắm được những
vùng mà mạch máu chính đi qua, vì bắt đầu ở những vùng này thì nó có tác dụng
bơm máu mạnh hơn, mạch máu phân bố trên toàn bộ cơ thế, cho nên chỗ nào cũng
có thể tắc máu, chỗ nào cũng có có thể bấm, quan trọng nhất xác định được huyệt
cần bấm. Câu nói “ ven nó nổi lên rồi” chính là cụ đã kích hoạt được mạnh máu
chỗ đó hoạt động mạnh hơn, bước đầu khí huyết đã thông đến vùng đó để giúp các
bộ phận hoạt động bình thường trở lại. Ở những bệnh thiên về gân cơ gây ra đau
đớn hoặc bí bức trong người thường cụ Lịch sẽ bấm rất mạnh vào những lúc đầu,
sẽ chuyên về hệ gân cơ và thần kinh để bớt sự co cứng của cơ thể, nhưng các bước
tiếp theo thì cần phải tập trung bấm ở những vùng bị bệnh , và bấm còn có tác
dụng bổ khí thì mới nhanh khỏi bệnh được. Rõ ràng cụ Lịch bấm rất có nghệ thuật
, lúc mạnh, lúc nhẹ. Bấm mạnh thiên về gân cơ thì có cảm tưởng thông người khỏi
bệnh rất nhanh, nhưng cũng làm hao tổn phí nặng nề, và sự bình phục trở lại phải
mất một thời gian nhất định, và bệnh sẽ đứng yên một chỗ lâu khỏi hơn, còn bấm
theo lối vừa tả vừa bổ thường ở phần thịt, phần cơ bắp thì giúp cơ thể phục hồi khí
nhanh hơn và bệnh khỏi một cách bền vững hơn. Qua cách chữa bệnh của Cụ Lịch
thì bệnh sẽ khỏi từ từ và có yếu tố an toàn cao hơn, nó sẽ trái ngược với cách chữa
của Lương y Võ Hoàng Yên. Vì không có một thước phim nào quay về cụ Lịch
chữa bệnh, nên chúng ta khó đoán được cụ Lịch chữa bệnh thiên về kiểu nào. Nếu
chỉ tập trung bấm ở 10 đầu ngón tay và chân thì Cụ phải cảm nhận được khí huyết
chạy như thế nào trên cơ thể bệnh nhân, và cách này thời gian chữa sẽ kéo dài
hơn, nhưng an toàn hơn. Còn nếu bấm 10 đầu ngón tay và chân chỉ là bước đầu
thử nghiệm cơ thể người bệnh còn sau đó tập trung bấn trên những vùng bị bệnh
thì chữa bệnh sẽ nhanh hơn nhiều, nhưng đòi hỏi người bấm phải giỏi xác định
huyệt bấm cũng như các huyệt khóa đi theo.

170
Khi thực hành ở chỗ thầy Tam Kha tôi có học được vài chiêu trò khai thông kinh
khí cực kỳ đơn giản mà hiệu quả. Qua cách bấm huyệt theo vùng cảm giác của cụ
Lịch cộng thêm kinh nghiệm bấm huyệt khí công của mình, tôi thấy khi bấm phải
theo những vùng phân phối khí trên cơ thể. Thí dụ đầu đang bị sốt cao thì phần
dưới chân lại lạnh, hay những người suy giãn tĩnh mạch nặng thì khí không bốc
được lên đầu. Ta cần bấm sao cho khí huyết phân phối đến mọi nơi, như thế nhiệt
độ các nơi trên cơ thể mới hài hòa.. Qua đó ta thấy rõ một điều không phải bị bệnh
chỗ nào thì bấm chỗ đó, nhiều khi còn phải bấm ngược lại, cách này bệnh chưa
chắc đã khỏi bền vững, muốn cho bệnh không lặp lại ta còn phải tìm nguyên nhân
bệnh xuất phát từ đâu. Nhưng có một nguyên tắc không bao giờ sai: Đó là vùng
huyệt ta cần bấm, nơi đó thường cảm thấy đau lan tỏa ra xung quannh và gây nên
cảm giác thiếu khí lả cho ta thở mạnh hơn, nhẹ nhàng hơn.

Khi bấm huyệt điều tôi lúng túng nhất là bắt đấu từ đâu. Sách vở luôn chỉ ra những
trình tự nhất định, điều đó chỉ đúng khi ta xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Trong Tây y họ phải nhờ đến máy móc chẩn đoán cực kỳ đắt tiện, rồi qua hàng
loạt xét nghiệnm tiếp theo mà có khi còn chưa đúng. Trong Đông y cũng vậy, các
bậc lão làng nhiều khi nhìn qua là đoán được đang bị bệnh gì, nhưng họ cũng
không thể đoán ngay được bệnh xuất phát từ đâu, vì thế thường xuất phát 3 kiểu
chữa bệnh:

Cách thứ 1: Họ bấm loạn xạ, thật mạnh bạo và làm nhữnng động tác vận động tiếp
theo kèm những lời động viên tinh thần làm cho bệnh nhân hưng phấn, trong giây
phút bệnh tật bị đẩy lùi và bệnh nhân cảm thấy mình khỏi bệnh, nhưng chỉ 2 đến 3
giờ sau bệnh lại trở về như cũ.

Cách thứ 2: Bấm huyệt theo bài bản bệnh sẽ bị đẩy lùi trong một khoảng thời gian
nhất định, nhưng sau đó bệnh tái hiện lại và không bao giờ hết bệnh.

Cách thứ 3: Tìm đúng được nguyên nhân bệnh tật để từ đó tìm được ra huyệt đang
bị bệnh, những huyệt này bấm vào thường có cảm giác đau lan tỏa ra một vùng
nhất định. Sau khi bấm thường hết bệnh hoặc có bị lại thì không nặng như lúc ban
đầu. Đối với bệnh cấp tính thì thường khỏi luôn, còn với bệnh mãn tính thì phải
làm nhiều lần và có khi còn phải kết hợp các phương pháp khác nữa.

Các trường hợp khi bấm thì thấy đỡ, thấy khỏi bệnh, nhưng khi ngừng bấm thì
bệnh bị lại như xưa là rất nhiều. Một trong những nguyên nhân là khí không thoát
đi được, nó chỉ loanh quanh một vùng nhất định. Ta lấy ví dụ sự phát triển của cây
xanh. Cây luôn phát triển hướng lên cao, vì thế cây ngày càng lớn, nếu như phần
ngọn bị chặn lại, thì cây không cao được nữa, đồng thời nó sẽ gây áp lực phát triển

171
phần dưới, nó sẽ đẻ ra các nhánh phía dưới hoặc thân cây sẽ to hơn. Con người
cũng vậy , tuy nhiên nó không giống cây cối là đẻ ra các nhánh mới mà gây ra sự
đè nén phần dưới cơ thể sinh ra bệnh. Sự thông khí của con người đều hướng lên
đầu, lấy bộ não làm trung tâm. Học thuyết Trung y ra đời cách đây hàng ngàn năm
lúc đó khoa học chưa phát triển nhiều nên còn rất nhiều khiếm khuyết. Ngày nay
ngoài mối liên quan bệnh tật do các lục phủ ngũ tạng gây nên ta còn thấy rõ sự
liên quan của bộ não, não bộ sẽ quản lý tất cả, do đó lý luận thông khí và tập trung
khí ở đan điền là chưa đủ mà phải còn thêm phần thông khí và tập trung khí ở não
bộ nữa. Thực ra người xưa cũng đã thấy điều này nhưng nó chưa đầy đủ luận cứ
khoa học như ngày nay, thí dụ như trong chữa bệnh bằng nhân điện người ta cũng
có phép khai mở luân xa, việc khai mở ưu tiên là huyệt bách hội ở đỉnh đầu. Trong
bấm huyệt cũng vậy, trước tiên ta cũng cần khai mở khí trên đỉnh đầu, nó cũng
tương tự như khai mở luân xa vậy nhưng cách nghĩ lại khác. Đầu luôn luôn thoáng
để có thể tiếp nhận khí từ dưới đẩy lên, giúp cơ thể lưu thông khí huyết toàn thân
và làm bệnh không bị tái phát trở lại. Có lẽ có nhiều cách khai mở khí khác nhau,
tôi cũng đã thử làm theo một cách riêng của mình và thấy rất có kết quả, còn theo
nhìn nhận của tôi thì bà Lịch cũng có cách khai mở khí riêng, có lẽ cụ bắt đầu từ
10 ngón tay và chân bằng cách bấm với những cường độ khác nhau cụ đã tạo được
phần thông khí trên đỉnh đầu, cách làm này đòi hỏi nghệ thuật bấm rất cao, không
phải ai cũng làm được. Nếu theo dõi cách làm của Lương y Võ Hoàng yên ta cũng
sẽ thấy tươntg tự như vậy, các kiểu day, đẩy miết thường theo 1 chiều lên phía
trên. Nhưng cách làm nhanh nhất có lẽ là xem phần từ cổ trở lên nơi nào tắc khí
thì ta thông nơi đó hoặc tạo ra một bài bấm tổng thể áp dụng cho thông khí phần
đầu.

Khi bấm huyệt ta không nên theo một công thức nhất định, mỗi người sẽ có cách
bấm riêng và cách cảm nhận riêng. Chúng ta sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc
chung như xác định huyệt, bấm huyệt theo cách nào, theo các đường kinh cơ bản ,
nguyên tắc về đối xứng cơ thể, về cân bằng âm dương, về cơ thể học của con
người. Còn trong quá trình bấm thì tùy thuộc vào từng trạng thái của bệnh nhân,
vào cảm nhận người bấm mà ta tạo ra cách bấm, cường độ bấm khác nhau. Khi Cụ
Lịch reo lên “Đấy! Đấy ven nó nổi lên rồi” hay lương y Võ Hoàng Yên thường
bấm thăm dò trước rồi mới quyết định các bước tiếp theo là người thầy thuốc đã
dựa theo trạng thái người bệnh rồi thực hiện tiếp cách bấm riêng cho từng người.

Cơ thể con người luôn luôn ở dạng đối xứng qua trục giữa cơ thể, qua mặt trái
phải, trước sau , trên dưới, sự phân phối khí huyết không bao giờ đồng đều giữa 2
bên. Vì thế trong bài khai thông kinh khí ta thường bấm bên mạnh trước để truyền
kinh khí sang bên yếu, việc này xác định bằng cách bắt mạch. Đối với bà Lịch thì
chắc bắt mạch là chưa đủ mà Bà còn bắt đầu bằng lối bấm thử nghiệm từ 10 đầu

172
ngón tay và chân, qua đó bà sẽ nhận xét được khí chạy theo hướng nào và chạy từ
đâu tới đâu. Những dạng tê liệt thần kinh cảm giác thì khi bấm bệnh nhân sẽ
không có cảm giác đau, như vậy bấm ngay sẽ không có tác dụng, còn trong quá
trình bấm mà mạch máu nổi lên thì chứng tỏ rằng bấm đã có tác dụng. Lúc này
huyệt chỉ có ý nghĩa như những điểm mốc mà từ đó ta lựa theo đường kinh, đường
cơ bắp, đường gân mà bấm. Một điều rõ rệt nhất là nếu cơ thể ở trạng thái khí suy
thì khi đã đầy đủ khí huyết sẽ gây ra đau nhức, Thứ 2 khi thừa khí và có sự tắc
nghẽn thì cũng dẫn đến sự đau nhức hoặc bị xưng viêm. Còn 1 sự đau nhức nữa
âm ỉ do vùng đó thiếu khí huyết dẫn đến hiện tượng co rút gân và cơ bắp, đây là
lối đau nhức khó chữa nhất, chữa trị sẽ mất thời gian dài, điển hình là những bệnh
liệt, teo cơ bắp. Ở những căn bệnh này lúc đầu thường phải chữa gián tiếp, tức là
bơm máu từ nơi khác đến. Trong cách thức bơm máu thì chúng ta thấy rằng cơ thể
là trung tâm rồi từ đó bơm máu lên đầu, lên tay, lên chân.

Có lẽ chúng ta chưa biết hết nghệ thuật bấm 10 ngón tay và chân của cụ Lịch. Qua
cách bấm của ông Tam Kha tôi hình dung ra sự bấm ở 10 đầu ngón tay và chân tác
động mạnh vào hệ gân cơ và thần kinh. Dùng cách bấm kích móng ( bấm bằng
móng tay) thì có tác dụng mạnh mẽ hơn nhiều đối với hệ gân cơ và thần kinh. Nếu
bấm ở lóng thì sẽ thiên về gân cơ, còn bấm hoặc kích móng ở các đốt tay thì sẽ
thiên về hệ thần kinh. Bấm kích móng trên 10 đầu ngón tay và chân là một nghệ
thuật, bấm đúng tác động rất mạnh. Bà Lịch sử dụng cách này bấm này không tốn
nhiều sức mà kết quả lại gấp nhiều lần, nhiều người nghĩ bà ấy gầy gò mà không
ngờ lại bấm mạnh như vậy. Cách bấm này lần đầu làm những người bí triểu, bí đại
tiện có thể thông ngay lập tức, nhưng cách bấm này cũng làm tán khí trong người
rất mạnh và việc phục hồi khí sẻ khó khăn, vì thế chúng ta cũng cần phải thận
trọng không sử dụng tùy tiện.

Một điểm đặc biệt nữa của Thập chỉ đạo là dùng những huyệt đôi, một bên khóa,
một bên bấm, rồi sau đó bấm cả 2 huyệt cùng một lúc. Đây là những cặp huyệt có
sự liên thông khí rất mạnh, nó tựa như hai bình thông nhau nên có tác dụng cân
bằng khí rất nhanh, cách này áp dụng nhiều vào việc chữa trị các vùng gân cơ bị
tổn thương, bị liệt. Ví dụ cụ thể khi ta bấm các huyệt ở lưng, bấm các huyệt có các
huyệt Khóa Nhị môn.

Như vậy khi bấm huyệt mỗi người sẽ có sự cảm nhận riêng, sẽ tạo ra cách bấm
của riêng mình. Muốn đạt được mục đích lưu thông khí huyết thì người bấm huyệt
sẽ phải cảm nhận được bệnh nhân đang bị bệnh thế nào, những vùng nào mất cảm
giác, vùng nào kém lưu thông. Khoa học hiện đại có những máy đo nhiệt độ trên
da, đo ở mỗi điểm trên cơ thể để từ đó suy ra nơi nào khí huyết kém lưu thông, nơi
nào cần bấm huyệt. Nhưng máy móc lại không cho ta biết được cần bấm kiểu nào,

173
cần tác động một lực bao nhiêu, không cho ta biết được diễn biến của bệnh trong
khi đang bấm, nó chỉ là vật vô cảm trước những thay đổi của bệnh nhân. Còn Cụ
Lịch bằng cách cảm nhận được nỗi đau của bệnh nhân khi bấm, bằng cách quan
sát các mạch máu nổi trên da, từ đó đưa ra cách bấm và cách điều trị phù hợp cho
từng người.

Thế giới rộng lớn này còn có biết bao những tài năng khác, mỗi người đều có kiểu
chữa bệnh riêng biệt, đặc biệt là trong môn chữa bệnh không dùng thuốc. Nhưng
những tài năng nổi trội lại không nhiều, việc làm của họ đã được nhiều người ghi
nhận, khi họ mất đi nhiều khi những bí quyết chữa bệnh của họ cũng mất theo.
Nếu có điều kiện chúng ta hãy cố gắng giữ gìn và phát huy những bí quyết chữa
bệnh đó. Và phương pháp Bấm huyệt Thập chỉ đạo của Bà Huỳnh Thị Lịch là một
trong những phương pháp chữa bệnh hiếm hoi mà mà ngày nay mọi người đang cố
gắng tìm tòi và phát triển nó.

174
MỤC LỤC

1) KHAI THÔNG KINH KHÍ………………………………………...2

2) ỔN ĐỊNH TIM MẠCH, THẦN KINH, CHỮA NGẤT…………..8

3) BƠM MÁU LÊN MẶT, ĐẦU, CHÂN, TAY……………………...8

4) HUYẾT ÁP CAO - HUYẾT ÁP THẤP…………………………..15

5) MẮT SƢNG ĐỎ ĐAU, MẮT MỜ………………………………...17

6) MẮT LÉ (MẮT LÁC)……………………………………………..19

7) XỆ VAI, TAY KHÔNG GIƠ LÊN ĐƢỢC………………………21

8) TAY KHÔNG ĐƢA RA ĐẰNG TRƢỚC, ĐẰNG SAU ĐƢỢC…23

9) VIÊM XOANG MŨI……………………………………………...25

10) BÍ TIỂU - BÍ ĐẠI TIỆN………………………………………27

11) CÂM BẨM SINH……………………………………………....30

12) CÂM ĐIẾC DO CHẤN THƢƠNG DO MÔI VỂNH…………32

13) LƢỠI LỆCH 1 BÊN, THỤT VÀO, THÈ DÀI………………..35

14) ĐIẾC……………………………………………………………..37

15) CỤP LƢNG, VẸO LƢNG………………………………………39

16) ĐAU LƢNG……………………………………………………...40

17) DI CHỨNG LIỆT……………………………………………….42

18) ĐAU DÂY TK TỌA……………………………………………..49

19) LIỆT & RỐI LOẠN VÙNG HÁNG…………………………….52

175
20) LIỆT VÙNG ĐÙI, CẲNG CHÂN, CỔ CHÂN, BÀN CHÂN…56

21) ĐỜM NHIỀU, SUYỄN………………………………………….59

22) BỨU CỔ…………………………………………………………64

23) BỨU CỔ LỒI MẮT…………………………………………….68

24) MẤT NGỦ - NGỦ NHIỀU……………………………………..70

25) CỨNG HÀM……………………………………………………75

26) ĐAU ĐẦU……………………………………………………….77

27) CHẤN THƢƠNG Ở ĐẦU…………………................................80

28) CHẤN THƢƠNG Ở MẶT, MẶT LẠNH, MẤT CẢM GIÁC…84

29) LIỆT MẶT…………………………………………………….…87

30) CHÓNG MẶT (RLTĐ)…………………………………..……..89

31) TỰ KỶ - HAY KHÓC, HAY CƢỜI………………...................93

32) ĐỘNG KINH………………………………………………….…97

33) CỨNG KHUỶU TAY, CỨNG BÀN TAY……………………..100

34) TAY RUNG, TAY MÚA VỜN…………………………………103

35) BONG GÂN VÙNG VAI……………………………………….107

36) BONG GÂN VÙNG CÁNH TAY, CỔ TAY…………………..109

37) BONG GÂN VÙNG CHÂN……………………………………116

38) CỨNG CỔ, VẸO CỔ…………………………………………..122

39) BỤNG ĐẦY TRƢỚNG, ĐAU DẠ DÀY………………………127

40) NÔN MỬA, Ợ HƠI, Ợ CHUA………………………………….132

41) BĂNG HUYẾT, KHÍ HƢ, KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU…..135

176
42) SA TỬ CUNG……….....................................................................140

43) SƠ ĐỒ HUYỆT VỊ………………………………........................144

44) NGUYÊN LÝ BẤM HUYỆT 1………………………………….147

45) NGUYÊN LÝ BẤM HUYỆT 2……………………………….....150

46) ĐƢỜNG ĐI CỦA TCĐ…………………………………………..154

47) BÀ LỊCH BẤM HUYỆT NHƢ THẾ NÀO……………………..167

177

You might also like