You are on page 1of 4

1 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

1. Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.

1.1. Cường độ ánh sáng

– Điểm bù áng sáng: là trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp (HH).

– Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại.

– Khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng cho
đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.

1.2. Quang phổ ánh sáng

– Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.

+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, prôtêin.

+ Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

2. Nồng độ CO2

– Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng, sau đó tăng chậm đến trị số bão hoà CO2 .

– Nồng độ bão hoà CO2 – trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu
sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng
nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp).

3. Nước

– Khi cây thiếu nước từ 40 – 60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.

– Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa
ẩm.

4. Nhiệt độ (học)

– Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.

– Nhiệt độ cực đại và cực tiểu làm ngừng qunag hợp giữa các loài khác nhau là khác nhau.

5. Nguyên tố khoáng (học)


Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp: tham gia cấu thành nên enzim
quang hợp (N, P, S) và diệp lục (Mg, N), điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá
(K), liên quan đến quang phân li nước (Mn, Cl)…

6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo

- Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái
che, trong phòng.

- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục được điều kiện bất lợi của môi
trường.

2 Tính tự động của tim và nguyên nhân gây tự động


Tính tự động của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim: nút xoang có khả năng tự phát ra
xung điện sau một khoảng thời gian nhất định, xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co,
sau đó lan đến nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje rồi lan ra khắp tâm thất làm tâm thất co.
3 Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
-Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch do máu ma sát
với thành mạch và ma sát với các phần tử máu với nhau, khi máu chảy trong hệ mạch.
- Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện
tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm
nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

4 Các hình thức tiêu hóa ở động vật


. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip…

- Diễn ra theo hình thức tiêu hóa nội bào.

- Chưa có cơ quan tiêu hóa chính thức->Hình thành không bào tiêu hóa →→ thức ăn được phân
hủy thành các chất dinh dưỡng đơn giản →→ chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào
chất.

. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA

- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.

- Túi tiêu hóa hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất
vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.

- Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA

- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không
xương sống.

- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày,
ruột, hậu môn.

--Trong ống tiêu hóa, thức ăn đi qua sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh
dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.

5 Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tiêu hoá ở các nhóm động vật

STT Tên bộ phận ĐỘNG VẬT ĂN THỊT ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT

1 Răng - Răng cửa hình nêm để lấy thịt ra - Răng cửa và răng nanh bản bằng giúp giật
khỏi xương
-Răng hàm trên biến thành tấm sừng giúp hà
- Răng nanh nhọn và dài dùng để giữ dưới tì và giữ cỏ
chặt mồi
- Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ c
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn để nghiền nát cỏ khi động vật nhai.
cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ
nuốt.

- Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng.

2 Dạ dày - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi).
dạ dày dơn.
Dạ dày trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, lá
- Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa múi khế.
học giống như trong dạ dày người
Dạ cỏ chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh,
enzym phân giải xenlucozo

Dạ tổ ong và lá sách giúp hấp thụ lại nước. M


khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có
cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi
vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọ
cho động vật.
3 Ruột non ngắn hơn nhiều so với động vật ăn Ruột non có thể dài vài chục mét và dài hơn
thực vật. nhiều so với ruột non của động vật ăn thịt.

Các chất dinh dưỡng hấp thụ trong Các chất dinh dưỡng hấp thụ trong ruột non
ruột non giống như ở người. như ở người

4 Manh tràng Manh tràng không phát triển và không Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh
có chức năng tiêu hóa thức ăn sống cộng sinh tiết enzym phân giải glucozo

You might also like