You are on page 1of 21

Danh sách sinh viên:

1. LÊ TRUNG KIÊN 2113816

2. KHA HẢI LÝ 2114007

3. NGUYỄN HOÀNG TRÀ MY 2111783

4. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA 2114181

5. ĐẶNG NGỌC PHÚ 2114410

LỚP: L02 NHÓM: 03

Câu 1: Nguyên nhân gây ra âm tính giả và dương tính giả trong phương
pháp Elisa.

 Nguyên Lý:

1) Kháng nguyên được cố định vào thành giếng.


2) Các kháng thể phát hiện được thêm vào và tạo thành một phức hợp kháng
nguyên – kháng thể.
Các kháng thể phát hiện được liên kết với một loại enzyme, hoặc được liên
kết với một kháng thể thứ cấp mang enzyme (thông qua liên kết cộng hóa trị giữa các
phân tử sinh học). Số lượng enzyme phân hủy cơ chất tỉ lệ thuận với cường độ màu,
qua đó, tỷ lệ với lượng kháng nguyên ban đầu, tín hiệu màu có thể xác định được bằng
máy đo huỳnh quang.

Giữa mỗi bước, các đĩa giếng thường được rửa bằng dung dịch tẩy nhẹ để loại
bỏ các protein hoặc các kháng thể tự do.

Dương tính giả : do phản ứng chéo giữa các loại ký sinh trùng hoặc căn
nguyên gây bệnh.

Âm tính giả : có thể do mới bị nhiễm, hoặc bị nhiễm quá lâu, hoặc lượng
kháng nguyên/kháng thể quá ít để có thể phát hiện được bằng phương pháp ELISA.
Câu 2: Nguyên nhân gây ra dương tính giả và âm tính giả của PCR:

 Nguyên lý PCR:
- PCR dựa trên việc sử dụng khả năng của enzyme DNA polymerase để tổng hợp
chuỗi ADN mới từ chuỗi ADN ban đầu được cung cấp.Bởi vì DNA polymerase
chỉ có thể thêm một nucleotide vào nhóm 3′-OH có từ trước, nên enzyme này
cần một đoạn ADN mồi để có thể thêm nucleotide đầu tiên.
- Yêu cầu này cho phép phân định một vùng cụ thể của chuỗi mẫu mà nhà
nghiên cứu muốn khuếch đại. Khi kết thúc phản ứng PCR, trình tự cụ thể sẽ
được tích lũy thành hàng tỷ bản sao của đoạn trình tự ADN ban đầu.
- Thành phần của một phản ứng PCR thường bao gồm:
+ Dung dịch ADN mẫu (DNA template) chứa đoạn ADN cụ thể đã được tinh
sạch để nhân bản.
+ Primers: là các đoạn ADN mồi, thường có độ dài vài chục Kb, có nhiệm vụ
định vị điểm bắt đầu và điểm kết thục của đoạn ADN mẫu.
+ DNA polymerase: là enzyme có nhiệm vụ tổng hợp các đoạn ADN mới là
bản sao của trình tự ADN ban đầu. Enzyme này có khả năng chịu nhiệt cao và
thường sử dụng trong PCR là Taq polymerase.
+ Nucleotides (deoxynucleoside triphosphates; dNTPs): bao gồm 4 loại (A, T,
G, C) –> là các thành phần cơ bản, được xem như những “viên gạch” cấu tạo
nên cấu trúc của ADN –> DNA polymerase sử dụng các dNTPs để tổng hợp
nên các trình tự ADN bản sao.
+ Dung dịch đệm (buffer solution): cung cấp môi trường hoạt động cho enzyme
DNA polymerase.
+ Ống PCR (PCR tube): là dụng cụ plastic chuyên dụng dùng để phối trộn
dung dịch phản ứng PCR trước khi cho vào thiết bị thực hiện PCR (Thermal
cycler)
- Một chu kỳ nhiệt của PCR sẽ gồm 3 giai đoạn nhiệt độ:
+ Giai đoạn biến tính: Nhiệt độ sẽ được đưa lên 94° C , các liên kết hydro sẽ bị phá
vỡ khiến DNA bị biến tính trở thành dạng mạch đơn.

+ Giai đoạn bắt cặp: Nhiệt độ được hạ xuống 55 – 65 ° C , các đoạn mồi sẽ bắt cặp
bổ sung vào 2 đầu trình tự mục tiêu.

+ Giai đoạn kéo dài: Nhiệt độ được đưa lên 72 ° C , Taq polymerase sẽ sử dụng
dNTP để kéo dài đầu 3′ của mồi và tạo ra mạch bổ sung.

 Nguyên nhân gây âm tính giả:


- Hóa chất tách chiết không đảm bảo: đặc biệt là car-rier RNA do để lâu hoặc
bảo quản không đúng cách. Theo quy định của nhà sản xuất, carrier RNA
sau khi hoàn nguyên, nếu dùng ngay thì cho vào lysis buffer AVL, nếu không
dùng ngay phải chia vào các aliquot nhỏ và cất tủ-20o, lần sau lấy đủ lượng ra
dùng, tránh tan đông nhiều lần. Nếu làm không đúng thì hiệu suất thu RNA sẽ
bị ảnh hưởng dẫn đến âm tính giả.
- Tra mẫu bỏ sót hoặc thiếu thể tích mẫu : tách chiết xong thì sẽ thêm 5 - 10ul
RNA khuôn mẫu vào ống mas-ter mix để chạy phản ứng PCR. Tuy nhiên nếu
chạy nhiều(làm PCR đĩa) mà lại dùng pipette đơn kênh thì rất dễ bỏ sót hoặc
hút thiếu thể tích gây âm tính giả.
- Quá trình sau xét nghiệm: Sau khi hoàn tất chương trình PCR, một số máy cho
phép chỉnh baseline (đường nền) theo đó giá trị Ct value cũng sẽ thay đổi nhất
định. Nếu chỉnh baseline quá cao sẽ khiến một số mẫu đang từ dương tính yếu
thành âm tinh
- Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đó là gene đích khác nhau dẫn đến khó
khăn trong nhận định kết quả.Phổ biến nhất là gene E dương tính trong khi
RdRp lại âm tính. Lý do là vì RdRp kém nhạy hơn E do đó gene E được dùng
trong sàng lọc còn RdRp chỉ dùng để khẳng định.Hiện nay thì quy trình của
WHO đã cho phép chỉ cần geneE dương tính rõ là có thể kết luận ca bệnh
được.
 Nguyên nhân gây dương tính giả :
- Nhiễm chứng âm hóa chất ( NTC - No Template Control): Chứng âm hóa chất
bị nhiễm thường do hóa chất mở ra mở vào nhiều lần hoặc sử dụng chung
pipette với phòng tách chiết hay tra mẫu
- Nhiễm chéo từ chứng dương khi tra mẫu: Chứng dương với nồng độ cao, khi
thao tác tra chứng dương có thể nhiễm chéo sang các mẫu khác
- Nhiễm amplicon trong quá trình chạy PCR : Amplicon là các bản sao DNA
được tổng hợp trong quá trình PCR. Đối với PCR real - time các bản sao này
được giữ nguyên trong ống phản ứng, tuy nhiên nếu không may ống bị hở nắp
(do nhiệt độ cao) hoặc nút không chặt dẫn đến bay hơi thì amplicon sẽ thoát ra
ngoài. Chỉ cần 1 lượng nhỏ amplicon thoát ra sẽ làm nhiễm máy real - time và
môi trường phòng máy
Câu 3: Cơ chế xử lý kim loại nặng của vi sinh vật :

Qua quá trình nghiêm cứu người ta đã chỉ ra rằng có nhiều sinh vật có khả năng tích
luỹ KLN trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, phương pháp này được ứng
dụng trong thực tiễn nhằm khử độc, làm sạch các KLN dựa trên nguyên tắc một số
loại thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng KLN như chất vi lượng trong phát triển
sinh khối.Theo Widerrman và Updegraff, một số sinh vật có khả năng chuyển hóa
KLN bởi cơ chế sau:

- Tạo kết tủa ở dạng hydroxit

- Tạo kết tủa ở dạng sunfit

- Tạo phản ứng phức hữu cơ

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật khử KLN diễn ra như sau:

+ Hấp thụ KLN: khả năng này thuộc về sinh khối nấm mốc Rhizopusarrhizus, chúng
hấp phụ Cr là 31mg/g, Ni là 18mg/g, Pb là 373mg/g. Chitin cũng là chất hấp phụ sinh
học có thể đạt 40 mg Ni/ g và 99mg Cr/g. Trong khi đó vi khuẩn
Bacillus có khả năng hấp thụ tới 178gCr/g. Các sinh vật trên hấp thụ theo cơ chế tích
lũy KLN chủ yếu trên bềmặt tế bào, sử dụng chúng như các chất vi lượng trong quá
trình phát triển sinh khối.

+ Oxy hóa KLN :Thio bacillus có khả năng oxy hóa KLN từ dạng hòatan sang dạng
kết tủa, làm giảm tính độc của chúng trong nước. Thiobacillus đóng vai trò quan trọng
quá trình oxy hóa quặng pyrite, mộtsố nguyên tố như Al, Cu, Zn, Pb, Cd, Mn…
chuyển chúng sang dạng oxyhidroxit, hydroxit, sunfit kim loại.

+ Vi khuẩn khử sunfat : là nhóm vi khuẩn kị khí dị dưỡng phân bố rộng rãi trong tự
nhiên. Nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển được tạo từ
quá trình oxy hóa các hợp chất hidrocacbon, chúng khử SO4 ở điều kiện kị khí thành
H2S. Vi khuẩn khử sunfat tác động trực tiếp đến nồng độ kim loại hòa tan bằng việc
tạo kết tủa dưới dạng sunfit kim loại.
Câu 4: Sự hình thành bùn hoạt tính:

Trong quá trình phát triển sinh khối, vi sinh vật tiến hành đồng hóa, hấp thụ, bẻ gãy
liên kết của các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Các vi sinh vật sinh sản bằng
cách nhân đôi tế bào là chủ yếu. Tuy nhiên, quá trình sinh sản xủa vi sinh vật không
phải đến vô tận mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, pH, nhiệt độ.. Khi
một trong số các yếu tố trên không thuận lợi thì quá trình sinh sản nhất định sẽ ngừng
lại.

Tăng trưởng sinh khối của bùn hoạt tính trải qua 4 giai đoạn như sau:

 Giai đoạn tăng trưởng chậm:

Ở giai đoạn nầy các loại vi sinh vật cần thời gian để thích nghi với môi trường dinh
dưỡng. tuy nhiên giai đoạn này ngắn hơn so với giai đoạn phát triển chậm của số
lượng vi khuẩn.

 Giai đoạn tăng sinh khối theo logarit:

Tốc độ trao đổi chất và tăng trưởng của vi khuẩn phụ thuộc vào khả năng xử lý chất
nền của vi khuẩn. Giai đoạn nầy, Vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng và tăng trưởng
sinh khối.

 Giai đoạn tăng trưởng chậm dần:

Quá trình tăng sinh khối giảm tức là Tốc độ tăng sinh khối giảm dần do chất dinh
dưỡng của môi trường cạn kiệt.

 Giai đoạn hô hấp nội bào:

Nồng độ các chất dinh dưỡng cho tế bào cạn kiệt, vi khuẩn phải thực hiện trao đổi
chất bằng chính các nguyên sinh chất có trong tế bào. Sinh khối giảm dần do chất dinh
dưỡng còn lại trong tế bào đã chết khuyếch tán ra ngoài để cấp cho tế bào sống.
5. So sánh ưu nhược điểm của 3 phương pháp giải trình tự gen, đề xuất
phương pháp có thể áp dụng ở Việt Nam.

Trình tự Sanger và Pyrosequencing là hai phương pháp lập trình DNA được sử dụng
trong sinh học phân tử. Trình tự Sanger cấu trúc trình tự của các nucleotide theo trình
tự bằng cách chấm dứt sự kéo dài chuỗi, trong khi pyrosequencing xây dựng thứ tự
chính xác của các nucleotide theo trình tự bằng cách kết hợp nucleotide và phát hiện
ra sự phóng thích của pyrophosphates. Vì vậy, sự khác biệt chính giữa trình tự Sanger
và Pyrosequencing là giải trình tự Sanger làm việc theo trình tự bằng cách chấm dứt
chuỗi, trong khi pyrosequencing làm việc theo trình tự bằng cách tổng hợp

Bảng so sánh

Đặc điểm so
Pyrosequencing Sanger sequencing
sánh

Giải trình tự trong quá trình Tổng hợp các chuỗi hơn kém nhau 1
tổng hợp (sequencing by nucleotid sau đó điện di trên máy điện
Synthesis) bằng cách phát di mao quản (ABI hoặc Becman
hiện PPi giải phóng khi 1 nu Coulter)
gắn vào mạch khi đang tổng
hợp
Nguyên lý

Chuẩn bị Chỉ đưa sản phẩm PCR đã Sản phẩm PCR sau tinh sạch cần chạy
mẫu tinh sạch và đưa lên máy giải phảy PCR vòng 2, tinh sạch sau đó điện
trình tự có ngay kết quả theo di trên máy giải trình tự
thời gian thực hoặc chỉ đưa
Sản phẩm PCR lên máy (với
một số dòng máy

Công suất 24 mẫu hoặc 96 mẫu/ 1 run 8 mẫu hoặc 24 mẫu/1 run

Độ nhạy <2% trình tự đột biến và > 25% trình tự đột biến
>98% Wt

Ứng dụng Phát hiện các đột biến Phát hiện đột biến đã biết hoặc tìm đột
(detection Mutation), định biến mới (Find Mutation), định danh vi
danh vi khuẩn, virus, đột biến khuẩn, virus, phân tích đoạn (VD STR -
kháng thuốc, độ nhạy cao khi Huyết thống, Florescent PCR...)
nghiên cứu SNP, Định lượng
Methylation

Chức năng Có Không


định lượng
allel

Định lượng Có Không


đột biến

Phân tích Không có kit Là hệ thống duy nhất cho kit huyết thống
STR cho dựa trên phân tích STR
huyết thống

Tiêu chuẩn Có kit và thiết bị đạt tiêu Có máy cho cho chẩn đoán, không có kit
chuẩn cho chẩn đoán CE-IVD ung thư cho CE-IVD
cho ung thư
Trình tự đọc 10bp >100 bp
ngắn có thể
đọc được

Trình tự dài <200 bp lên đến 900 bp


nhất có thể
đọc

Vật tư tiêu Chạy ít mẫu không bị tốn chi Chạy 1 mẫu cũng tốn hóa chất và vật tư
hao thương phí hóa chất tiêu hao cho 24 tiêu hao cho 8 mẫu (Với loại 8 mao
mại mẫu. quản) hoặc 24 mẫu (với loại 24 mao
quản

Quy trình Đơn giản, không yêu cầu hoá Nhiều bước, chi phí cao, mỗi bước đều
thực hiện chất tinh sản SP PCR. Có yêu cầu sản phẩm phải được tinh sạch
với thiết bị model tự động tinh sạch sản
thương mại phẩm PCR cho giải trình tự
tích hợp trong máy

Phương pháp pyrosequencing 454


Sức mạnh của kỹ thuật pyrosequencing gồm tính linh hoạt cao khi kết cặp primer,
phân tích được nhiều đột biến, dữ liệu và thông tin trình tự tập hợp được đầy đủ. Kỹ
thuật này có tính nhạy cao hơn hẳn so với phương pháp giải trình tự truyền thống với
độ chính xác là 99,9% với các đoạn 200 base và 99% với các đoạn 400 base. Hệ thống
giải trình tự được 400-600 triệu bp trong 10 giờ vì vậy giá thành thấp hơn khi giải
trình tự lượng lớn DNA với thời gian nhất định so với khi sử dụng phương pháp
Sanger – mất nhiều ngày để giải trình tự một lượng DNA tương đương,

Hạn chế: hần mềm Newbler tập hợp dữ liệu đọc trong “flow space” hơn là “nucleotide
space”, nói cách khác, nó xác định mật độ ánh sáng (light intensity) chứ không dự
đoán trình tự các đoạn đọc. Thiết bị tập hợp trình tự được thiết kế để sửa các lỗi hệ
thống kết hợp với kỹ thuật pyrosequencing như các lỗi liên quan tới chuỗi đồng hình
(homopolymer). Chất lượng các bản đọc trình tự của 454 pyrosequencing và kết quả
tập hợp dữ liệu không được mô tả chính xác. Giới hạn khác là chiều dài các đoạn đọc
ngắn từ hệ thống 454, khoảng 300-500 nucleotide, ngắn hơn đoạn đọc bởi phương
pháp kết thúc chuỗi – Sanger (800-1000 nucleotide); điều này có thể dẫn đến sự khó
khăn khi tập hợp đoạn, nhất là đối với các trình tự DNA lặp. Các trình tự ngắn được
giải trình tự, thiết bị tập hợp trình tự Newbler của 454 được cho là thực hiện kém hiệu
quả đối với các vùng lặp lại. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết bằng phương
pháp là kết hợp thông tin nối tiếp (scaffold information) từ các trình tự kết thúc được
tạo dòng theo cách truyền thốn bằng dữ liệu của kỹ thuật 454.

 Phương pháp có thể áp dụng ở Việt Nam: Giải trình tự Roche 454 (hay còn gọi
là pyrosequencing 454): Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý “giải trình tự bằng tổng
hợp” bao gồm: khởi động một sợi DNA đã được giải trình tự và giải trình tự sợi bổ
sung bằng phản ứng của enzyme. Công nghệ giải trình tự pyrosequencing 454 có
tính nhạy cao hơn hẳn so với phương pháp truyền thống, độ chính xác lên tới
99,9% với các đoạn 200 base và 99% với các đoạn 400 base. Chỉ trong vòng 10
giờ, hệ thống giải trình tự được 400-600 triệu bp, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí so
với khi sử dụng phương pháp Sanger để giải trình tự một số lượng lớn DNA. Tuy
nhiên, pyrosequencing 454 vẫn tốn kém hơn so với hai công nghệ NGS khác được
chỉ ra trong phần này. Và hạn chế lớn nhất của pyrosequencing 454 là việc khó
phân tích chính xác của một loại axit nucleic lặp lại liên tục từ 6 nucleotide trở lên.

6. Nguyên nhân nào làm sol khí trở thành môi trường lan truyền ô nhiễm.
- Sol khí (Aerosol) bao gồm các vật chất dạng hạt như bụi, muội than và các hạt sun-
fat lơ lửng trong không khí, là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí. Đa
phần các aerosol xuất hiện tự nhiên, nhưng cũng có khoảng 10% là do tác động của
con người, trong đó có hai nhân tố chính là hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và
sản xuất công nghiệp.

- Aerosol ảnh hưởng tiêu cực tới các hệ sinh thái thông qua việc xâm nhập vào nguồn
nước hay vào lá phổi của các sinh vật hô hấp, đe dọa đa dạng sinh học cũng như sức
khỏe con người.

- Các hạt sol khí có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua phân tán bức xạ mặt trời và
hoạt động như các “hạt giống” tạo nên những giọt mây (cloud droplet). Các tương tác
giữa sol khí - mây - khí hậu vẫn liên quan đến những bất ổn lớn trong các mô hình khí
hậu hiện nay.

 Các sol khí là những vật cản phản xạ ánh sáng mặt trời và do đó làm giảm
lượng ánh sáng mặt trời chiếu đến bề mặt trái đất, hiệu ứng này được gọi
là "mờ ánh sáng mặt trời" (solar dimming). Các hạt li ti này lại là tác nhân gây
ngưng tụ hơi nước, tạo ra những đám mây có khả năng phản xạ ánh sáng mặt
trời mạnh, làm cho lượng bức xạ đến được bề mặt Trái Đất giảm đi. Từ đó làm
giảm nhiệt độ không khí.
 Trong khí quyển, sol khí có thể hoạt động như “hạt giống” để hình thành mây.
Các hạt lơ lửng đóng vai trò như một mạng lưới trong không khí mà trên đó hơi
nước có thể ngưng tụ để tạo thành các giọt kết dính với nhau – một đám mây.
Các giọt trong đám mây có thể va chạm và hợp nhất để tạo thành những giọt
lớn hơn và cuối cùng đủ lớn để rơi xuống dưới dạng mưa. Khi sol khí dày đặc,
các giọt trong đám mây cũng nhỏ hơn, khó va chạm và hợp nhất hơn, và khó
tạo thành mưa. Những cơn giông mạnh hơn ở sẽ xảy ra ở những nơi có nhiều
sol khí do cơ chế thoát ẩm, Tim Cronin, giáo sư khoa học khí quyển tại MIT,
và đồng nghiệp Tristan Abbott, học viên thạc sĩ tại Khoa Trái đất, Khí quyển
và Hành tinh của MIT, là các tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên tạp
chí Science, đã đưa ra giả thuyết là nếu một đám mây chứa nhiều hạt sol khí,
các hạt nước trong đám mây sẽ nhỏ, khó mưa, và đám mây sẽ làm bốc hơi
nhiều nước hơn ra môi trường, dẫn đến tăng độ ẩm của không khí xung quanh,
tạo môi trường thuận lợi để hình thành các cơn giông. Quả thực những đám
mây với nồng độ sol khí cao ít có khả năng gây mưa hơn so với những đám
mây có nồng độ sol khí thấp. Thay vào đó, mô hình cho thấy, những đám mây
có sol khí dày đặc sẽ bốc hơi nước ra môi trường, làm ẩm không khí xung
quanh. Không khí ẩm dễ dàng bốc lên nhanh chóng qua bầu khí quyển thành
những luồng gió mạnh tạo thành bão. Có thể kết hợp cơ chế này vào các mô
hình thời tiết và khí hậu để giúp dự đoán hoạt động giông bão của một khu vực,
nếu mức độ sol khí thay đổi. Ngoài ra, phát hiện mới cho thấy, “bằng cách làm
sạch ô nhiễm, các nơi có thể hứng chịu ít bão hơn,” Cronin cho biết.
7. Quá trình hình thành bùn hạt kỵ khí

Qúa trình sinh học kỵ khí gồm có 2 giai đoạn:


Đầu tiên là giai đoạn thủy phân – tạo axit
Dưới tác động của các enzyme thủy phân do vi sinh vật tiết ra các chất hữu cơ -phức
tạp như Gluxit chuyển thành các đường đơn, Propit chuyển thành Pedtid và các Axit
amin, Lipit chuyển thành Glyxerin và Axit béo.
Sản phẩm của giai đoạn này rất đa dạng bao gồm các Axit, Rượu, Axit amin,
Amoniac, Hidrosunfua…Vì vậy khối lượng của cặn giảm ít và có mùi khó chịu.
Độ pH của giai đoạn này < 7 nên được gọi là giai đoạn lên men axit.
Tiếp theo là giai đoạn tạo khí – tạo kiềm hay tạo Metan
Dưới tác dụng chủ yếu của vi khuẩn Metan sản phẩm của quá trình thuỷ phân lại tiếp
tục bị phân giải và tạo ra sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp các khí sinh học. Hydrat
cacbon bị phân huỷ nhanh nhất thành CO 2, CH4. Các chất hữu cơ khác cũng bị phân
huỷ gần như hoàn toàn. Độ pH nước thải từ 7- 8 nên được gọi là giai đoạn lên men
kiềm.

8. Cho một ví dụ về biosensors ứng dụng trong môi trường.

Định lượng kim loại nặng:

Các enzym thuộc nhóm metalloenzym cần có các ion kim loại tham gia vào trung tâm
hoạt động để duy trì được hoạt tính xúc tác của enzym, do đó khi các ion kim loại này
bị tách ra khỏi enzym ( ví dụ, do tác dụng của tác nhân tạo phức) thì sẽ làm mất hoạt
tính xúc tác của enzym. Hoạt tính xúc tác của enzym có thể phục hồi khi cho enzym
tiếp xúc với môi trường chứa ion kim loại thì ion kim loại sẽ thu hút lại vào trung tâm
hoạt động của enzym. Do đó có thể định lượng được nồng độ kim loại nặng trong mẫu
thông qua việc tiếp xúc với mẫu. Ưu điểm của phương pháp này là có thể phát hiện
các kim loại ở nồng độ rất nhỏ ( m mol) và có thể phát hiện được bất kỳ một kim loại
nào có mặt trong nhóm metalloenzym.
9. Có bao nhiêu loại tia phóng xạ. Tia nào bền nhất. Cách phòng tránh.

Các tia phóng xạ phổ biến

1. Phóng xạ anpha
 Hạt anpha
- Hạt anpha là các hạt nhân nguyên tử heli (tạo thành từ 2 proton và 2 neutron) được
phát ra bởi một số hạt nhân phóng xạ có số nguyên tử cao như uranium, plutonium,
radium. Vì được phát hiện đầu tiên nên chúng có tên gọi là hạt anpha.
- Các nguyên tử lớn thường phân rã bằng cách phát ra một hạt anpha năng lượng.
Những hạt này tương đối lớn và mang điện tích dương nên nó chỉ có thể đâm xuyên
vào da ở độ sâu dưới 0,1 mm. Một mảnh giấy mỏng cũng có thể ngăn chặn hầu hết
mọi hạt anpha.
- Mặc dù không có khả năng đâm xuyên tốt nhưng chúng có khả năng gây ra những
thiệt hại nghiêm trọng cho các vật liệu mà chúng dừng lại bằng cách dịch chuyển các
nguyên tử khi chúng chậm lại. Nếu chiếu xạ anpha trong một thời gian dài, giấy sẽ bị
phá hủy.
 Tia anpha
- Tia anpha là dòng các hạt nhân He chuyển động với tốc độ khoảng 20000km/s.
Chúng có thể đi được trong không khí một khoảng chừng vài cm đến vài µm trong vật
rắn,
- Sau khi phóng xạ anpha thu được, hạt nhân con sẽ lùi 2 ô so với hạt nhân mẹ trong
bảng tuần hoàn hóa học. Trong điện trường, chùm tia anpha bị lệch về phía bản âm
một góc lệch nhỏ hơn góc lệch của tia beta cộng.

2. Phóng xạ beta
 Hạt beta
- Hạt beta là các electron có năng lượng được phát ra từ hạt nhân của các nguyên tử
không ổn định như iodine-131, cesium-137. Những hạt này có thể xâm nhập vào da
sâu ở độ sâu từ 1 đến 2 cm, gây nên những tổn thương cho lớp biểu bì và lớp dưới
biểu bì. Muốn ngăn chặn hạt này cần một tấm nhôm nhỏ.
- Hạt beta được sinh ra khi 1 neutron phân rã thành 1 proton. Vì neutron là hạt trung
hòa và proton là hạt mang điện tích dương nên để đảm bảo sự bảo toàn điện tích thì
cần có một electron mang điện tích âm được phát ra. Một số đồng vị phân rã bằng
cách chuyển đổi 1 proton thành 1 neutron, đồng thời phát ra một phản điện tử -
positron.

 Tia beta
- Tia phóng xạ beta trừ là dòng các hạt electron và nó bị lệch về phía bản dương trong
điện trường và từ trường. Sau khi phóng xạ thu được, hạt nhân con sẽ tiến 1 ô so với
hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn hóa học.
- Tia phóng xạ beta cộng là dòng các hạt positron có điện tích +e và có khối lượng
bằng với khối lượng của electron. Sau khi phóng xạ thu được, hạt nhân con lùi 1 ô so
với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn hóa học.

3. Phóng xạ gamma
Là dòng các hạt photon, không mang điện tích, có bản chất gần giống ánh sáng nhưng
bước sóng nhỏ hơn, chuyển động với tốc độ 100.000 km/s. Thông thường thì một
nguyên tử ở trạng thái kích thích sẽ khử kích thích bằng cách phát ra tia gamma. Tia
này cũng giống như sóng ánh sáng và tia X nhưng chúng thường có tần số cao hơn
nhiều nên có nhiều năng lượng hơn.
Vì không có điện tích nên tia gamma có thể đi xuyên qua hầu hết các vật chất một
cách dễ dàng. Muốn ngăn chặn tia này cần sử dụng gạch chì.
4. Bức xạ Neutron (n): là chùm hạt có khả năng đâm xuyên cực mạnh, rất nguy hiểm
có rất nhiều loại neutron (neutron nhanh, neutron nhiệt tuỳ thuộc vào năng lượng của
neutron mà người ta phân loại nó).
Khả năng ion hóa:
Tia  có khả năng ion hoá cao nhất và cái nguy hiểm của nó là chỉ đi một đoạn đường
vài chục micromét là tiêu hết năng lượng của mình cho việc ion hoá cơ thể, nghĩa là
mật độ ion hoá rất cao.
- Tia  nguy hiểm ít hơn tia  vì khả năng ion hoá thấp hơn, mặt khác nó đi được vài
milimét mới tiêu hết năng lượng của mình, tức là mật độ ion hoá trên đường đi bé
hơn.
- Tia  có khả năng ion hoá thấp nhất và đường đi của nó từ hàng chục cm đến hàng
mét nên mật độ ion hoá thấp nhất
Độ xuyên suốt:
Tia α có lực xuyên suốt nhỏ, chỉ cần nguồn tia bức xạ không vào trong cơ thể thì ảnh
hưởng sẽ không lớn. Con đường chính để vào cơ thể là qua đường hô hấp và thức ăn
và qua các vết thương.

Tia β có độ xuyên suốt nằm ở giữa tia α và γ, dễ bị lớp tế bào biểu bì da hấp thụ, gây
ra tổn thương bức xạ ở các lớp mô tế bào. Vì thế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các
vật nhiễm phóng xạ và khi cần thiết nên áp dụng biện pháp che chắn sẽ giúp giảm
thiểu nguy cơ này.

Độ xuyên suốt của tia γ là mạnh nhất, có thể xuyên cơ thể và các vật liệu xây dựng, có
tầm ảnh hưởng rộng nhất.
Biện pháp phòng chống

Chủ yếu có 3 cách:

- Hạn chế tối đa xuất hiện dưới ánh mặt trời;

- Làm tăng khoảng cách với nguồn bức xạ;

- Sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ bằng các vật liệu như nhôm, bê tông cốt thép
và nước.
10. Các bước chế tạo xăng sinh học.

Mô tả quá trình công nghệ sản xuất ethanol từ sắn như sau:

Nguyên liệu sắn khô

Nguyên liệu sắn lát trước khi đem đi sản xuất phải được làm sạch và nghiền nhỏ nhằm
loại bỏ các tạp chất và phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật của nguyên liệu, giải
phóng các hạt tinh bột khỏi các mô, giúp cho nước thẩm thấu vào tinh bột tốt hơn để
quá trình hồ hóa diễn ra nhanh hơn.

Hồ hóa – đường hóa (đối với nguyên liệu sắn khô)

Mặc dù tồn tại song song 02 công nghệ hồ hóa - đường hóa bằng axít và bằng chế
phẩm enzyme amylaza. Tuy nhiên, hầu hết các nhà cung cấp công nghệ sản xuất
ethanol hiện nay đều lựa chọn công nghệ hồ hóa - đường hóa bằng chế phẩm enzyme
amylaza.

Tinh bột có màng tế bào bảo vệ nên enzyme amylaza không thể tác động trực tiếp
được. Khi nghiền nguyên liệu, chỉ một phần rất ít tế bào tinh bột bị phá vỡ. Mặt khác
ở nhiệt độ môi trường tinh bột không hòa tan trong nước, khi đường hóa,enzyme
amylaza tác dụng rất chậm.

Quá trình hồ hóa tiếp tục phá vỡ tế bào tinh bột, biến tinh bột ở trạng thái không hòa
tan trong nước thành trạng thái hoà tan, giúp cho quá trình đường hóa thuận lợi hơn.

Quá trình đường hóa sử dụng enzyme amylaza chuyển hóa tinh bột hòa tan thành
đường có thể lên men được.

Lên men

Quá trình lên men là quá trình chuyển đường đơn thành ethanol, khí CO 2 và các sản
phẩm trung gian khác.

Sau khi lên men, hỗn hợp giữa ethanol và các sản phẩm khác được gọi là dấm chín có
nồng độ ethanol thông thường khoảng 8-10% (v/v). Quá trình lên men là quá trình
sinh nhiệt, một lượng lớn nhiệt được tạo ra gây ức chế quá trình lên men, do vậy dịch
lên men cần được duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách làm nguội dịch cưỡng bức ở thiết
bị trao đổi nhiệt bên ngoài bồn. Thời gian lên men đối với dịch đường hóa từ 48-72
giờ, đối với nước mía từ 10-48 giờ tùy công nghệ lên men, pH của khối dịch lên men
từ 4,2-4,5; nhiệt độ lên men tối ưu là 320 oC. Dấm chín thu được sau quá trình lên men
được chuyển đến công đoạn chưng cất để tách ethanol ra khỏi dấm chín.

Nhân giống men

Công đoạn nhân giống men là bộ phận cung cấp men cho bồn lên men. Men được
phát triển theo ba công đoạn. Hai công đoạn đầu được thiết kế cho men phát triển
trong điều kiện vô trùng chặt chẽ. Trong bồn nhân giống, dung dịch lên men đã được
thanh trùng được sử dụng để làm dịch chủng men. Quá trình nhân giống men chỉ cần
thiết tiến hành ở thời điểm ban đầu, khi khởi động nhà máy, hoặc khi dừng nhà máy
rất lâu và các bồn lên men được tháo khô.

Công nghệ lên men

Hiện nay có 02 qui trình lên men được dùng phổ biến: Lên men liên tục và lên men
gián đoạn.

Chưng cất và khử/tách nước

Chưng cất

Công đoạn này nằm tách ethanol ra khỏi dấm chín, loại bỏ các tạp chất và nâng nồng
độ ethanol lên > 95% (v/v). Dịch sau lên men có nồng độ ethanol thấp cần được
chưng cất nhằm loại bỏ tối đa lượng nước và các tạp chất khác để thu được ethanol có
nồng độ và chất lượng phù hợp với yêu cầu.

02 quy trình công nghệ chưng cất được dùng phổ biến hiện nay là chưng cất áp suất
dư và chưng cất áp suất chân không. Tuy nhiên, đối với các nước tiên tiến thường áp
dụng hệ thống chưng cất chân không do các ưu điểm vượt trội như: Đạt được cồn có
chất lượng cao với tiêu hao năng lượng tối thiểu và có hiệu suất cao; Hệ thống chưng
cất vận hành liên tục, không cần dừng để vệ sinh tháp; Công suất chưng cất ổn định,
không có sự giảm công suất do hiện tượng bám cáo cặn; Điểm sôi của dung dịch thấp
hơn nên tiêu hao hơi thấp hơn và giảm khả năng hình thành cặn canxi.
Công đoạn tách nước

Do hiện tượng “điểm đẳng phí” của hỗn hợp ethanol-nước, nên sau công đoạn chưng
cất thông thường, ethanol thu được chỉ đạt nồng độ tối đa 96,5% (v/v). Để sử dụng
làm nhiên liệu, ethanol thô được đưa qua công đoạn tách nước để đạt nồng độ đến
99,7% (v/v).

Có 03 phương án công nghệ được sử dụng để tách nước trong sản xuất ethanol nhiên
liệu là: công nghệ chưng cất sử dụng hỗn hợp 3 cấu tử (như benzen) để phá “điểm
đẳng phí”, công nghệ hấp phụ nước bằng rây phân tử, công nghệ tách nước bằng hệ
thống lọc màng.

Trong ba phương pháp trên, phương án công nghệ hấp phụ nước bằng rây phân tử
được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dùng hỗn hợp 3
cấu tử và chi phí vận hành thấp hơn so với phương án lọc màng.

Phương án hấp phụ nước bằng rây phân tử có các ưu điểm: Sử dụng ít nhân công; Vận
hành ổn định; Hiệu suất thực tế gần với thiết kế; Tiêu hao hơi thấp; Hệ thống làm việc
hoàn toàn tự động.

Tồn trữ và làm biến tính

Ethanol nhiên liệu thu được từ quá trình sản xuất có tính chất dễ bốc cháy, nên quá
trình tồn trữ phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Mặt khác, do mục đích sản
xuất ethanol để làm nhiên liệu nên ethanol còn lẫn nhiều tạp chất không sử dụng cho
các mục đích khác được. Do vậy, trước khi xuất xưởng ethanol nhiên liệu cần phải
được làm biến tính bằng cách pha chất biến tính vào để phân biệt và tránh dùng sai
mục đích.

Ethanol nhiên liệu cần phải được chứa trong những thiết bị được làm bằng thép
carbon, hoặc thép không gỉ, bồn chứa phải được trang bị hệ thống đảo bồn và thu hồi
hơi bốc để tránh hiện tượng giảm nồng độ ethanol.
Xử lý nước thải

Nước thải nhà máy có lưu lượng lớn và có nhiều chất hữu cơ, thành phần BOD/COD
cao, nên công nghệ xử lý phải qua nhiều công đoạn như xử lý vi sinh, xử lý hóa học,
hóa lý và cơ học.

Quá trình xử lý bao gồm các công đoạn chính sau: Xử lý kỵ khí 2 bậc (SAR, UASB);
Xử lý hiếu khí 1 bậc (vi sinh hiếu khí); Xử lý làm sạch (hóa lý); Xử lý bùn: nén ép và
tách nước làm giảm độ ẩm của bùn bằng thiết bị Decanter. Do vậy, cần rất nhiều loại
hóa chất như H2SO4, FeCl3, NaOH, Ure, Polymer, H2O2, PAC với tiêu hao rất lớn.

You might also like