You are on page 1of 9

🥅

Nội dung KTCT nhóm 6


Đề bài: Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy
vì sao cần kiểm soát độc quyền? Có thể kiểm soát độc quyền
thực hiện lợi ích của tổ chức này trong quan hệ lợi ích với xã
hội bằng những phương thức nào?
Bảng phân chia công việc

Thành viên Nhiệm vụ

1. Chuẩn bị nội dung phần khái quát độc quyền là gì? 2. Làm power point
Đỗ Linh Chi
câu hỏi 1

Nguyễn Thị
1. Chuẩn bị phần dẫn chứng Covid + Thuyết trình 2. Nộp và tổng hợp tài liệu
Khánh Linh

Tô Yến Vy Tìm nội dung câu hỏi 1 (tại sao cần kiểm soát độc quyền) và thuyết trình

Phạm Huyền 1. Tìm nội dung về các biện pháp độc quyền 2. Thuyết trình một số gợi ý để
Anh cải thiện tình trạng độc quyền ở Việt Nam

Nguyễn 1. Làm power point câu hỏi 2 và thuyết trình các biện pháp kiểm soát độc
Phương Thảo quyền

Nguyễn Thị
1. Chuẩn bị phần thực trạng câu hỏi 2 2. MC dẫn dắt talkshow
Mỹ Hạnh

Untitled

Nội dung + thứ tự nói


Câu 1: Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy
vì sao cần kiểm soát độc quyền?

1. Khái quát độc quyền(Hạnh)


Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền,
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

nguyên nhân xuất hiện độc quyền

Nội dung KTCT nhóm 6 1


một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền

hai là, do cạnh tranh

ba là, do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng

tác động tích cực với kinh tế

Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai
các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.

Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.

Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.

ví dụ: cá basa và cá tra “độc quyền” việt nam

Cá tra, basa đã được nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nuôi từ khá lâu, nhưng
suốt thời gian dài, nó chỉ là một loại thực phẩm bán tại các chợ quê. Cuối năm 1980,
cá basa được một thương nhân chú ý và giới thiệu với đối tác nước ngoài, từ đó cá
tra, basa việt đã từ ao làng vươn ra thị trường thế giới.
Từ những lô phi lê cá basa “độc quyền” đầu tiên được xuất khẩu, chúng ta đã áp
dụng công nghệ đông lạnh và chế biến của công ty Indipendent Seafood (Úc) và
được người tiêu dùng Úc nhiệt tình đón nhận. Thậm chí công nghệ này còn được áp
dụng cho hầu hết các loại cá da trơn khác, giúp thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật trong
xử lý hải sản của Việt Nam sau này.

Cá việt nam có chất lượng tốt, giá thành lại rẻ hơn giá nội địa của các quốc gia nhập
khẩu, giúp chúng chiếm lĩnh thị trường cá da trơn quốc tế.

Cho đến năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục 2,3 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm
2017.

Mặc dù có những tác động rất tích cực đến nền kinh tế, nhưng pháp luật về
cạnh tranh ở nước ta vẫn quy định những điều luật nhất định để kiểm soát độc
quyền. Trên thực tế đã có không ít các vụ kiện liên quan đến độc quyền kinh
doanh hoặc cung cấp sản phẩm mà cả những nhãn hàng lớn, đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, cũng không tránh khỏi những tranh chấp này. Chi
tiết như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi phóng sự sau (video)

2. Tại sao cần kiểm soát độc quyền và dẫn chứng (Vy)

Nội dung KTCT nhóm 6 2


Hạnh: Như đã nêu trên thì độc quyền có những tác động tích cực nói chung và cụ
thể là với nền kinh tế, vậy theo chuyên gia, vì sao chúng ta cần phải kiểm soát độc
quyền?

Vy: Theo tôi, có 3 lí do mà độc quyền cần được kiểm soát, nếu không sẽ gây ra
những bất cập. 3 lí do ấy như sau:

Trước hết, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt
hại cho người tiêu dùng và xã hội. Với sự thống trị của độc quyền và vì mục
đích lợi nhuận độc quyền cao, mặc dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra
sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa,
nhưng độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và
giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng
hoá... tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng
và xã hội. VD: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhiều lần tăng, giảm giá
điện bất hợp lý khiến cho khách hàng là người dân và doanh nghiệp kêu ca
nhiều. Việc tăng giá bán điện chủ yếu do EVN xây dựng đề án, trình Bộ Công
thương phê duyệt. Và hầu như phương án giá nào đưa trình cũng được chấp
thuận. Việc Bộ Công thương trao quyền cho EVN tự tính toán các yếu tố đầu
vào để làm căn cứ điều chỉnh giá bán điện càng khiến cho Tập đoàn này tăng
cấp độ độc quyền. Ngày 31/7/2013, với sự chấp thuận của Bộ Công thương,
EVN đã công bố tăng 5% giá điện và áp dụng ngay ngày 1/8 khiến dư luận rất
bất ngờ. Chi phí, giá cả do EVN đưa ra, công bố, đều mang tính áp đặt một
chiều nên khó thuyết phục được sự đồng thuận của khách hàng sử dụng điện.
😃
Lí do t2 mà tôi nêu ra là độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật, theo đó
kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội Độc quyền tập trung được các nguồn lực
lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật.
Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ
được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay. Do
vậy, mặc dù có khả năng về nguồn lực tài chính tạo ra khả năng trong nghiên
cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền
không tích cực thực hiện các công việc đó. Điều này chứng tỏ độc quyền đã ít
nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật, Theo đó kìm hãm sự phát triển kinh
tế, xã hội. 😃
Và cuối cùng, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc
khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng
làm tăng sự phân hóa giàu nghèo. Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục
đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bánh

Nội dung KTCT nhóm 6 3


trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ
để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành
độc quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc
gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân
dân lao động.

Vy: Như mọi người đã biết, trong bối cảnh Covid 19 hiện nay, có một vấn đề khá
nhức nhối gây ra nhiều tranh luận căng thẳng tại WTO - tổ chức thương mai thế
giới, không biết các khán giả trong đây có ai biết về vấn đề này không ạ?

Khánh Linh: Theo tôi được biết đó là vấn đề độc quyền Vacxin. Ít nhất đã có
9 tỷ phú mới nổi kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhờ vào lợi nhuận kếch
xù của các hãng dược lớn sở hữu độc quyền vắc-xin COVID-19. Nhưng sự
độc quyền này được cho là gây thiệt hại cho người dân. Thông tin trên vừa
được Liên minh Vắc-xin cho tất cả mọi người công bố trước thềm Hội nghị
Thượng đỉnh về Y tế toàn cầu của các nhà lãnh đạo G20.

Tổng tài sản ròng của 9 tỷ phú mới nổi lên đến 19,3 tỷ đô la, nhiều gấp 1,3
lần số tiền cần thiết để tiêm ngừa cho toàn bộ dân số các quốc gia thu nhập
thấp nhất. ****

Vắc-xin COVID-19 được đầu tư từ tiền ngân sách công, nên một số chuyên
gia cho rằng trước hết phải là tài sản công, không phải một cơ hội kiếm lời
của một số ít người.

Liên minh Vắc-xin cho tất cả mọi người cảnh báo rằng sự độc quyền này
cho phép các tập đoàn dược kiểm soát hoàn toàn nguồn cung và giá
vắc-xin, đẩy lợi nhuận của họ lên cao trong khi tạo thêm khó khăn cho các
nước nghèo tìm kiếm đủ số vắc-xin cho người dân.

Theo ước tính của AFP, hơn 1,9 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được
tiêm trên khắp thế giới. Tuy nhiên chỉ 0,3% trong số này là tại 29 quốc gia
nghèo nhất, vốn chiếm tới 9% dân số toàn cầu. Tổng giám đốc Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala mới đây thừa nhận, việc
dỡ bỏ độc quyền sáng chế vaccine không phải là việc có thể thực hiện
được trong một sớm một chiều và điều quan trọng nhất hiện nay vẫn là giải
quyết được nhu cầu cấp thiết sản xuất nhanh và nhiều liều lượng vaccine
hơn

Vy: Tôi đồng ý với bạn về vấn đề độc quyền Vacxin thực sự là vấn đề gây nên nhiều
căng thẳng trong bối cảnh thế giới hiện nay, nó không chỉ khiến khoảng cách giàu
nghèo trở nên to hơn mà còn là rào cản rất lớn trong việc tiếp cận vaccine, gây ảnh

Nội dung KTCT nhóm 6 4


hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một dẫn chứng rất hay cho vấn đề
độc quyền. Theo như tôi được biết, Nam Phi và Ấn Độ đang dẫn đầu một chiến dịch
kêu gọi tạm thời dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19 để các
nước có nhu cầu, đặc biệt là những nước nghèo có thể tự sản xuất. Dù 63 nước đã
bày tỏ sự ủng hộ, song theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, bất kỳ thỏa
thuận nào muốn được thông qua cũng phải nhận được sự tán đồng của tất cả 164
nước thành viên. Những nước như Australia, Nhật Bản, Na Uy, Singapore, Hàn
Quốc, Thụy Sĩ hay một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đều tỏ ra khá dè
dặt, thậm chí là phản đối mạnh mẽ ý tưởng này.

Câu 2: Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của tổ chức
này trong quan hệ lợi ích với xã hội bằng những phương thức
nào?
A. Khái quát thực trạng (Hạnh)

Ở bất cứ quốc gia nào cũng thừa nhận sự tồn tại của rào cản thị trường do
pháp luật tạo ra, bởi lẽ đây là một trong các điều kiện để đảm bảo lợi ích xã
hội và lợi ích quốc gia. Tuy thế, cũng có những rào cản mà sự tồn tại của
nó là bất hợp lý và cần phải được loại bỏ. Ở nước ta đã có những rào cản
bất hợp lý như vậy tồn tại.

Nhờ vào sức mạnh tài chính và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường,
doanh nghiệp giảm giá tới mức làm cho các doanh nghiệp mới tham gia thị
trường cũng như các doanh nghiệp khác là đối thủ đang kinh doanh trên thị
trường không đủ sức cạnh tranh và phải rút lui khỏi thị trường đó. Kết quả
là doanh nghiệp sẽ giành phần thắng trong cuộc đua về giá.

Độc quyền Việt Nam chủ yêu là độc quyên nhà nước. Do các công ty tư
nhân chưa có quyền lực về kinh tế để chiếm vị trí độc quyền trong các ngành
kinh tế chính. Cùng với quá trình mở cửa của thị trường thông qua việc kí
kết gia nhập các hiệp định song song và đa phương, do đó xuất hiện các
công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, với sức mạnh kinh tế của mình,
các công ty này dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó các doanh
nghiệp nội

Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang dần bị loại bỏ khỏi nền kinh tế. Thực
trạng này hiện dang nổi lên vấn đề lạm dụng độc quyền để vụ lợi, biến độc
quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Tự ý thay đổi giá cả của
hàng , dịch vụ đã để lại hậu quả: tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên vốn đầu tư
Việt Nam bị suy giảm.

Nội dung KTCT nhóm 6 5


Ngoài ra đoc quyền nhà nước còn thể hiện ở việc kết hợp về nhân sự giữa
chức đoc quyền và bộ máy nhà ước. Các tổ chức độc quyền đã cử người
của họ tham gia vào bộ máy Chính phủ với những cương vị khác nhau.

Mặt khác, các quan chức và nhân viên Chính phủ được mời tham gia vào
hội đồng quản trị hoặc đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn
nhau này tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức
độc quyền
co quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương.

Như vậy, nên kinh tế Việt Nam chủ yêu do các doanh nghiệp nhà nước độc
quyền nắm giữ. Các doanh nghiệp độc quyền nhà nước này được xây dựng
trên chủ trương của Chính phủ, được sự đầu tư, bảo hộ của Chính phủ, do
đó ko có gì ngạc nhiên khi họ có một vị thể, tầm ảnh hưởng to lớn trong nền
kinh tế.

B. Các biện pháp kiểm soát độc quyền? (Thảo)


Biện pháp thứ nhất, chúng tôi cho rằng để kiểm soát việc độc quyền thì cần phải tiếp
tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của
cạnh tranh trong nền kinh tế đối với thị trường nước ta. Theo đó nên coi cạnh tranh
là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai trò
chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt những
doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh để có thể tạo ra môi trường cạnh
tranh thúc đẩy phát triển kinh tế.
Để làm được như vậy cần có những chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình cải
cách doanh nghiệp Nhà nước. Giảm thiểu đi sự độc quyền của các doanh nghiệp
Nhà nước, các rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần
được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung
của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó
có thể giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Muốn như vậy thì trước tiên cần phải đưa nội dung về cạnh tranh và độc quyền vào
chương trình giáo dục của các trường đại học thuộc khối kinh tế và kinh doanh. Đào
tạo các khóa ngắn hạn cho các doanh nghiệp và công chức Nhà nước để nâng cao,
trau dồi kiến thức về cạnh tranh và độc quyền.
Biện pháp thứ hai, cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về cạnh tranh
để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và cần hạn chế
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Tạo các điều kiện ra
nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất

Nội dung KTCT nhóm 6 6


kinh doanh. Theo đó thì vấn đề việc hình thành nên khung pháp lý chung cho các
loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết. Việc cải
tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành pháp luật.

Xây dựng luật: để đảm bảo tính chất khách quan về lâu dài cần chuyển việc dự thảo
luật từ cơ quan lập pháp sang cho cơ quan hành pháp. Trước mắt, việc soạn thảo
luật cần được tổ chức một cách dân chủ với sự tham gia của cơ quan có liên quan.

Xây dựng văn bản dưới luật: phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh và sự tham gia
rộng rãi của những người chịu ảnh hưởng của quy định. Bổ xung những luật và văn
bản dưới luật còn thiếu, chưa hướng dẫn thi hành. Trong tâm xem xét là các lĩnh
vực pháp luật về cạnh tranh độc quyền.
Giải pháp thứ ba, tiến hành thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi,
giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền vì điều đó sẽ làm giảm
đi sự cạnh tranh nên nền kinh tế rất có thể sẽ bị đi xuống vì không có động lực.
Theo đó cần soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực độc quyền, kiểm soát
giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn các hành vi
lạm dụng của các doanh nghiệp lớn để cho những doanh nghiệp khác cũng có cơ
hội phát triển đồng đều. Cần phải đổi mới chế độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tài chính của các doanh nghiệp.
Giải pháp thứ tư đó là cần thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường thông tin
và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng phải nhanh
chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh.

Việc thành lập doanh nghiệp mới: việc quyết định thành lập các doanh nghiệp Nhà
nước cần được chuyển sang cho các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân.
Việc tăng cường kiểm tra giám sát từ các cơ quan này sẽ thúc đẩy các doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn, tiết kiệm được các nguồn
lực của Nhà nước. Thành lập, bổ sung đầy đủ, chi tiết và cập nhật hàng năm những
ngành nghề mà doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
không được đăng ký kinh doanh. Ngoài các mục này các doanh nghiệp được thành
lập theo chế độ đăng ký với một cơ quan đăng ký thống nhất trong quốc gia. Cơ
quan đăng ký kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm cả về việc điều chỉnh nội dung
giấy đăng ký kinh doanh và việc mở văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và
nước ngoài theo chế độ doanh nghiệp chủ động đăng ký. Xoá bỏ các điều kiện cấp
phép về nội địa hoá, tỉ lệ xuất khẩu, tự cân đối ngoại tệ.
Giải pháp thứ năm đó là trách nhiệm của Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với
mục đích đảm bảo và duy trì môi trường cạnh tranh. Nội dung luật cạnh tranh cũng

Nội dung KTCT nhóm 6 7


cần được thường xuyên nghiên cứu, thay đổi những nội dung còn bất cập hay con
những hạn chế khi thực hiện trên thực tế để quy định và thực tế cho phù hợp với
những biến động của môi trường cạnh tranh trong nước cũng như những yếu tố liên
quan đến nước ngoài.

Giải pháp thứ sáu đó là nước ta cần thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với
những hoạt động chủ yếu như những hoạt động liên quan tới việc cung cấp thông
tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trên thị trường. Các hiệp hội này sẽ là đối trọng của các doanh nghiệp
khống chế thị trường. Kinh nghiệm các nước cho thấy hoạt động bảo vệ lợi ích
người tiêu dùng hỗ trợ rất tốt cho việc duy trì tốt môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Giải pháp thứ bảy đó là cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền kể cả độc quyền tự nhiên.
Cần xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh, chỉ duy trì độc quyền ở một số ngành quan
trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế như: sản xuất và truyền tải điện năng,
khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng… kiểm soát chặt
chẽ các doanh nghiệp độc quyền thuộc Nhà nước. Việc xóa bỏ độc quyền trong kinh
doanh có thể thực hiện theo hai hướng .

Hướng thứ nhất: cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh bằng cách xây
dựng điều kiện cấp phép cho các loại hình dịch vụ phù hợp với thời hạn nêu trong
cam kết quốc tế. Cần tạo điều kiện khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
khi tham gia hoạt động. Các doanh nghiệp mới có thể đến từ một lĩnh vực kinh
doanh khác có liên quan. Các doanh nghiệp này có thể sử dụng chung cơ sở hạ
tầng với doanh nghiệp đang sử dụng hoặc sẵn có của mình. Hướng thứ hai: chia
tách các doanh nghiệp đang chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực thành các đơn vị nhỏ
độc lập, đồng thời chia tách các doanh nghiệp không trực tiếp gắn với cung cấp dịch
vụ cơ sở hạ tầng khỏi doanh nghiệp chủ đạo. Việc chia tách này cần đảm bảo các
doanh nghiệp độc lập với nhau không phụ thuộc vào nhau hay vào doanh nghiệp
chủ đạo. Như vậy sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà
không bị hạn chế lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

Để kiểm soát tốt hơn tình trạng độc quyền phải kết hợp rất nhiều yếu tố và nội
dung dựa trên quy định của Pháp luật. Những giải pháp trên chỉ mang tính
chất tham khảo, đề ra những hướng tích cực trong kiểm soát độc quyền và
phải tùy thuộc vào những điều kiện thực tế về thị trường của nước ta để có
những áp dụng thiết thực nhất

B. Giải pháp ở Việt Nam - Câu hỏi KG+CG


CG: Vậy theo … VN cần làm gì để kiểm soát tốt hơn nữa vấn đề độc quyền?

KG: Trả lời …. (Huyền Anh)

Nội dung KTCT nhóm 6 8


Theo như những tư liệu tôi tìm hiểu trước buổi talkshow…

Ở Việt Nam hiện nay, Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Nhà nước nắm độc
quyền trong các lĩnh vực dịch vụ công ích, trong những ngành công nghiệp then
chốt có liên quan mật thiết tới đời sống kinh tế - xã hội hoặc an ninh, quốc phòng
như điện lực, viễn thông, cảng biển, sản xuất vũ khí, thuốc nổ...

Thời gian tới, Chính phủ cũng nên thông tin kế hoạch cụ thể đối với việc xóa bỏ độc
quyền trong những ngành nghề nhất định bằng cách ban hành luật pháp và chính
sách chống độc quyền như: ngăn cấm những hành vi nhất định như cấu kết để cùng
nhau nâng giá, hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định.

Pháp luật nên quy định theo hướng nhà nước sẽ nắm giữ độc quyền trong các lĩnh
vực liên quan đến độc quyền tự nhiên như khí đốt, điện năng và các lĩnh vực liên
quan đến an ninh quốc phòng. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc
biệt là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh (Luật Cạnh tranh) cần rà soát lại các
văn bản pháp luật để tìm ra những quy định bất hợp lý, qua đó, đề xuất cơ quan ban
hành văn bản đó sửa đổi hoặc hủy bỏ cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường
nước ta. Điều đó vừa bảo đảm được tính cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời tạo
môi trường cho các tập đoàn kinh tế nước ta phát triển.

Các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên nắm giữ các “ phương tiện thiết yếu ” nên
giao cho các Bộ chuyên ngành quản lý. Ví dụ như Bộ Giao thông vận tải sẽ kiểm
soát hoạt động của các doanh nghiệp quản lý nhà ga sân bay. Hơn thế nữa, nên có
các quy định liên quan đến việc xác định giá cả khi sử dụng các ” phương tiện thiết
yếu ”. Trong thực tế, các doanh nghiệp nắm giữ các “ phương tiện thiết yếu” có xu
hướng tính giá độc quyền cho các yếu tố đó. Vì vậy, để tránh giá cả độc quyền, Bộ
chủ quản nên ấn định giá cho việc sử dụng các dịch vụ thiết yếu này, dựa trên một
số yếu tố như mức độ, khả năng cung cấp các “phương tiện thiết yếu” , việc sử
dụng theo kế hoạch trong tương lai của các doanh nghiệp, mức độ thu hồi vốn chi
phí xây dựng các “ phương tiện thiết yếu ” đó.

Nội dung KTCT nhóm 6 9

You might also like