You are on page 1of 55

BỆNH GLAUCOMA

BS Hồ Thị Phương Dân


BỆNH GLAUCOMA
BỆNH GLAUCOMA
Lượng giá trước bài học:
Bệnh Glaucoma là bệnh gây mù có thể chữa được?

a. Đúng

b. Sai
BỆNH GLAUCOMA
Lượng giá trước bài học:
Nối các câu sau cho phù hợp:

1. Cườm đá a. Cataract
2. Cườm nước b. Glaucoma
3. Thiên đầu thống
4. Cườm khô
BỆNH GLAUCOMA
MỤC TIÊU:
1. Định nghĩa được bệnh Glaucoma.
2. Mô tả được sự lưu thông tuần hoàn thuỷ dịch và
các yếu tố ảnh hưởng đến nhãn áp.
3. Nêu được cơ chế bệnh sinh của bệnh Glaucoma.
4. Phân loại được Glaucoma góc đóng và Glaucoma
góc mở.
5. Nêu được nguyên tắc chung điều trị Glaucoma
góc đóng và Glaucoma góc mở.
6. Kể ra được các bước sơ cứu Glaucoma góc đóng
và biết được tác hại của bệnh Glaucoma để
chuyển tuyến kịp thời.
BỆNH GLAUCOMA
1. ĐẠI CƯƠNG:
Định nghĩa:
Glaucoma là bệnh lý đầu thị thần kinh có biểu hiện
tổn thương gai thị và thị trường, trong đó nhãn áp là
yếu tố nguy cơ chính.
 Tên gọi dân gian: thiên đầu thống, cườm nước.
 Bệnh glôcôm nếu không được chẩn đoán và điều trị
kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa không thể phục hồi.
BỆNH GLAUCOMA
1. ĐẠI CƯƠNG:
Dịch tể học:
 Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh glôcôm là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế
giới.
 Năm 2000, số người mắc bệnh glaucoma chiếm 67
triệu người, trong đó khoảng 7 triệu người bị mù hai
mắt.
 Năm 2010, có 8,4 triệu người mù hai mắt.
BỆNH GLAUCOMA
1. ĐẠI CƯƠNG:
Dịch tể học:
 Hơn 50% bệnh nhân glaucoma ở các nước phát
triển không nhận thức được bệnh 1.
 Bệnh Glaucoma có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng
tuổi càng cao thì tỷ lệ bệnh càng tăng.
 Tỷ lệ mắc bệnh của glaucoma nguyên phát có thể
thay đổi theo giới tính, chủng tộc…
 Châu Á: góc đóng: 70-90%, ước tính 30 triệu
người mắc bệnh.
 Châu Âu: góc mở: 75-90%
BỆNH GLAUCOMA
1. ĐẠI CƯƠNG:
Yếu tố nguy cơ:
1. Tuổi 6. Yếu tố tại mắt
2. Giới • Nhãn áp.
3. Chủng tộc • Chiều dày giác mạc.

4. Tiền sử gia đình • Tật khúc xạ: cận, viễn

5. Bệnh lý toàn thân: • Chấn thương


• Glôcôm một mắt
• Tiểu đường
• Tiền phòng nông
• Cao huyết áp
• Bất đối xứng gai thị
• Huyết áp thấp
• Hút thuốc, uống ruợu
• Bệnh migrain, Raynauld
• Dùng corticoid 9
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
Nhãn áp là áp lực chất lỏng bên trong nhãn cầu tác
động lên cũng mạc và giác mạc. Nhãn áp tác động
lên thành nhãn cầu về mọi phía đều bằng nhau.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.1. VAI TRÒ CỦA NHÃN ÁP:
 Giữ cho nhãn cầu hình dáng nhất định, bảo đảm
chức năng quang học của mắt.
 Bảo đảm thế thăng bằng tuần hoàn bên trong nhãn
cầu, bảo đảm sự dinh dưỡng của nhãn cầu.
 Nhãn áp phải luôn luôn ổn định để duy trì những tác
dụng trên.
 Rối loạn nhãn áp dẫn đến rối loạn chức năng của
mắt.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.1. VAI TRÒ CỦA NHÃN ÁP:
 Nhãn áp trung bình của người Việt Nam là: 14 – 24
mmHg đo bằng nhãn áp kế Maclakov.
 Trên 25 mmHg là tăng nhãn áp.
 Nhãn áp mắt phải và nhãn áp mắt trái chênh lệch
nhau không quá 5 mmHg .
 Nhãn áp buổi sáng và nhãn áp buổi chiều chênh
lệch nhau không quá 5 mmHg .
 Thông thường nhãn áp buổi sáng cao hơn nhãn áp
buổi chiều.
 Goldmann đưa công thức nhãn áp .
PO = D. R + Pv
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN ÁP:
2.2.1. Các yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến nhãn áp:
 Thần kinh:
+ Kích thích dây V gây tăng nhãn áp.
+ Kích thích thần kinh giao cảm cổ gây co mạch làm hạ
nhãn áp.
 Tuần hoàn:
+ Áp điện lạnh đông thể mi gây hạ nhãn áp.
+ Ngưng trệ tuần hoàn tĩnh mạch gây tăng nhãn áp.
 Độ rắn của củng mạc: người cận thị (củng mạc mỏng) có chỉ
số nhãn áp thấp hơn so với người khác.
 Các môi trường trong suốt của nhãn cầu: thủy dịch sản xuất
nhiều hay giảm hấp thu gây tăng nhãn áp, thể thủy tinh căng
phồng hay lệch gây tăng nhãn áp.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN ÁP:
Yếu tố chính ảnh hưởng đến nhãn áp:
PO = D. R + Pv
nhãn áp sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính sau:
+ Tốc độ sản xuất thủy dịch.
+ Sự lưu thông thủy dịch.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN ÁP:
2.2.2. Giải phẩu sinh lý góc tiền phòng:
+ Thành trước: có đường
Schwalbe, cựa củng mạc. vùng
bè (có ống Schlemm nằm trong
vùng bè)
+ Đỉnh: là phẩn cơ thể mi (dải thể
mi) trước khi chân mống mắt
dính vào.
+ Thành sau: nơi chân mống mắt
gắn vào thể mi đến gợn sóng
đầu tiên của mống mắt.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN ÁP:
2.2.2. Giải phẩu sinh lý góc tiền phòng:
Độ mở của góc:
+ Độ 0: không thấy được chi tiết nào của góc.
+ Độ 1: chỉ thấy được vòng Schwalbe.
+ Độ 2: thấy được vòng Schwalbe và vùng bè.
+ Độ 3: thấy được vòng Schwalbe, vùng bè và cựa củng mạc.
+ Độ 4: từ vòng Schwalbe đến vùng bè, cựa củng mạc và dải thể mi.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN ÁP:
2.2.3. Sự sản xuất và lưu thông thủy dịch:
 Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt được các nếp
thể mi sinh ra, giữ 2 chức năng quan trọng là: duy trì
nhãn áp; dinh dưỡng cho giác mạc và thể thủy tinh.
 Thủy dịch được tiết ra với lưu lượng bình thường là
2 – 3 µl/phút. Lượng thủy dịch tiết ra thay đổi trong
ngày, giảm vào buổi tối sau đó lại tăng vào buổi
sáng từ 4 – 8 giờ sáng.
 Sự lưu thông bình thường làm thủy dịch luôn đổi
mới và bình ổn nhãn áp.
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN ÁP:
2.2.3. Sự sản xuất và lưu thông thủy dịch:
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.3. ĐO NHÃN ÁP:
 Ước lượng nhãn áp bằng tay
 Đo bằng nhãn áp kế Maclakov (BT: 14 – 24 mmHg)
 Đo bằng nhãn áp kế Goldman (BT: 10 – 21 mmHg)
BỆNH GLAUCOMA
2. NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
2.3. ĐO NHÃN ÁP:

Nhãn áp kế không tiếp xúc Nhãn áp kế Schiotz


Nhãn áp kế Schiotz

21
BỆNH GLAUCOMA
3. THỊ THẦN KINH:
 Thị thần kinh chứa khoảng 1.2 triệu sợi trục của các lớp
tế bào hạch ở võng mạc, các sợi trục này đến đĩa thị
được tách ra thành các bó chui qua lá sàng đi vào thị
thần kinh.
 Đĩa thị: có đường kính # 1.5mm gồm các sợi thần kinh,
thần kinh đệm, tổ chức collagen nâng đỡ và các mạch
máu. Đĩa thị bình thường có hình tròn hoặc hơi bầu dục
và có 1 lõm ở trung tâm gọi là lõm gai sinh lý, có tỷ lệ lõm
gai/ đĩa thị là 3/10 và đồng đều ở 2 mắt.
 Mạch máu trung tâm võng mạc đi ra từ giữa hoặc gần
giữa đĩa thị mềm mại, không gãy khúc và phân nhánh
đều các phía.
BỆNH GLAUCOMA
3. THỊ THẦN KINH:
BỆNH GLAUCOMA
3. THỊ THẦN KINH:
BỆNH GLAUCOMA
3. THỊ THẦN KINH:
 Cơ chế tổn thương thị thần kinh trong bệnh
Glaucoma:
+ Do tăng nhãn áp: tạo 1 sức ép trực tiếp vào lá
sàng khiến nó bị đẩy ra sa gây nên lõm gai thị.
+ Thiếu máu cục bộ: tăng nhãn áp làm ảnh hưởng
đến sự cấp máu cho thị thần kinh, gây tổn thương
thị thần kinh, gây ra lõm teo gai.
BỆNH GLAUCOMA
3. THỊ THẦN KINH:
BỆNH GLAUCOMA
4. THỊ TRƯỜNG:
Định nghĩa: Thị trường là khoảng không gian mà
mắt bao quát tới khi nhìn cố định vào một điểm.
 Thị trường bình thường có giới hạn: 900 – 950 phía
thái dương, 600 phía mũi, 500 – 600 phía trên, và 700
phía dưới.
 Kiểm tra thị trường để biết tình trạng võng mạc,
đánh giá chức năng tế bào que và của đường thị
giác từ mắt tới trung tâm thị giác .
BỆNH GLAUCOMA
4. THỊ TRƯỜNG:
Phương pháp đo thị trường:
 Phương pháp ước lượng.
 Đo bằng thị trường kế tự động Humphrey
BỆNH GLAUCOMA
4. THỊ TRƯỜNG:
 TT thu hẹp :
 Đều các phía: thoái hoá sắc tố võng mạc.
 Không đều: teo thị thần kinh.
 Thu hẹp phía mũi trong Glaucoma.
 Ám điểm :
 Sinh lý: điểm mù Mariotte.
 Bệnh lý: tương đương tổn thương trên võng mạc.
 Bán manh: bệnh nhân chỉ thấy nữa thị trường ở 2 mắt
của mình. Tổn thương từ giao thoa thị giác đến trung
tâm thị giác.
BỆNH GLAUCOMA
4. THỊ TRƯỜNG:
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:
5.1. Glaucoma góc mở:
Glaucoma góc mở nguyên phát
Glaucoma góc mở thứ phát
5.2. Glaucoma góc đóng:
Glaucoma góc đóng nguyên phát
Glaucoma góc đóng thứ phát
5.3. Glaucoma ở trẻ em:
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:

Phân biệt Glaucoma nguyên phát, thứ phát:


 Glaucoma nguyên phát : Những rối loạn đường lưu
thông thủy dịch
 Glaucoma thứ phát : Do một nguyên nhân khác ở
mắt
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:
Phân biệt cơ chế gây tăng
NA Glaucoma góc mở và
đóng:
• Glaucoma góc đóng:
chân mống mắt bị đẩy ra
trước đóng khít tiền
phòng.
• Glaucoma góc mở: do
sự xơ hóa của hệ thống bè
củng giác mạc, góc TP
vẫn mở.
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:
5.1. Glaucoma góc mở: phổ biến nhất ở Châu Âu, Mỹ
5.1.1. Glaucoma góc mở nguyên phát:
- Glaucoma góc mở nguyên phát có nhãn áp cao.
- Glaucoma góc mở nguyên phát nhãn áp bình thường:
có tổn hại thị thần kinh và thị trường nhưng nhãn áp bình
thường.
5.1.2. Glaucoma góc mở thứ phát:
- Glaucoma sau điều trị: sau phẩu thuật, dùng corticoid
- Glaucoma liên quan đến các bệnh khác tại mắt:
Glaucoma sắc tố, Glaucoma dị ứng chất nhân,
Glaucoma do xuất huyết nội nhãn…
- Do tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc: du u hậu
nhãn cầu chèn ép, tắc tĩnh mạch mắt trên,…
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:
5.2. Glaucoma góc đóng: thường gặp ở Việt Nam,
gồm Glaucoma góc đóng cấp, bán cấp/mãn tính.
5.2.1. Glaucoma góc đóng nguyên phát:
 Glaucoma góc đóng nguyên phát có nghẽn đồng tử.
 Glaucoma góc đóng nguyên phát không có nghẽn
đồng tử (hội chứng mống mắt cao nguyên)
 Glaucoma góc đóng nguyên phát do thủy dịch lệch
hướng.
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:
5.2. Glaucoma góc đóng:
5.2.1. Glaucoma góc đóng thứ phát:
 Glaucoma góc đóng thứ phát do nghẽn đồng tử:
 Phồng thể thủy tinh gây bít lổ đồng tử.
 Lệch thể thủy tinh hoặc IOL ra trước tiền phòng do
chấn thương, hoặc do phẩu thuật.
 Dính bờ đồng tử do viêm màng bồ đào
 Glaucoma góc đóng thứ phát không nghẽn đồng tử:
 Góc đóng do co kéo phía trước: hội chứng nội mô
giác mạc mống mắt.
 Góc đóng do đẩy từ phía sau: thể thủy tinh to, dầu
silicon, bóng hơi đai độn củng mạc…
BỆNH GLAUCOMA
5. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:
5.3. Glaucoma trẻ em:
 Glaucoma bẩm sinh nguyên phát.
 Glaucoma kèm theo dị tật bẩm sinh: gặp trong các
hội chứng bẩm sinh của trẻ em (như hội chứng
Peter, Marfan, không có mống mắt…)
 Glaucoma thứ phát ở trẻ nhỏ: sau viêm màng bồ
đào, thay thể thủy tinh…
BỆNH GLAUCOMA
Glaucoma bẩm sinh
BỆNH GLAUCOMA
6. TRIỆU CHỨNG:
6.1. Glaucoma góc đóng:
Cơ năng:
- Đau nhức mắt kèm theo đau nửa
đầu tương ứng với mắt đau, đau lên
đỉnh đầu và lan ra sau gáy
- Thị lực giảm
- Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ
Thực thể:
- Cương tụ rìa kết mạc (đỏ mắt)
- Đồng tử dãn, PXAS (-)
- NA tăng cao
- Tiền phòng nông, soi góc: đóng
- Phù đục giác mạc
- Đáy mắt: khó soi
BỆNH GLAUCOMA
6. TRIỆU CHỨNG:
6.2. Glaucoma góc mở:
Cơ năng:
- Tỉnh thoảng có những cơn đau mắt nhẹ
- Thị lực giảm chậm
Thực thể:
- Cương tụ rìa nhẹ hoặc không cương tụ.
- Tiền phòng bình thường (góc mở).
- Đồng tử giản nhẹ, phản xạ chậm.
- Mống mắt có thể thoái hoá bạc màu nếu bệnh tiến triển đã lâu.
- Đáy mắt: soi có thể thấy lõm gai (C/ D > 4/10) hình lõm chén,
gai thị lõm phía mũi. Mạch máu bị gấp khúc chổ nối. Nếu gai thị
còn hồng thì tiên lượng tốt, nếu gai thị bạc màu thì tiên lượng xấu.
BỆNH GLAUCOMA
6. TRIỆU CHỨNG:
6.2. Glaucoma góc mở:
Trong Glaucoma góc mở điển hình gồm tam chứng :
• Tăng nhãn áp.
• Hẹp thị trường.
• Tổn thương gai thị.
BỆNH GLAUCOMA
6. TRIỆU CHỨNG:
Tổn thương thị trường trong Glaucoma
BỆNH GLAUCOMA
7. CẬN LÂM SÀNG:
 Đo nhãn áp.
 Soi góc tiền phòng: nhằm xác định mức độ đóng góc và
các bất thường khác ở góc.
 Đo thị trường.
 Các khám nghiệm hổ trợ: chụp hình đáy mắt, OCT, HRT
là các khám nghiệm giúp theo dõi tổn hại đầu thị thần
kinh và lớp sợi thần kinh rất hiệu quả.
BỆNH GLAUCOMA
8. CHẨN ĐOÁN:
8.1. Glaucoma góc đóng:
8.1.1. Chẩn đoán xác định:
 Triệu chứng cơ năng: cơn đau nhức đầu, nhức mắt,
giảm thị lực.
 Triệu chứng thực thể:
 Nhãn áp tăng cao.
 Phù giác mạc.
 Tiền phòng nông, góc tiền phòng đóng.
 Đồng tử giản méo.
BỆNH GLAUCOMA
8. CHẨN ĐOÁN:
8.1. Glaucoma góc đóng:
8.1.2. Chẩn đoán nguyên nhân:
 Do cơ chế nghẽn góc: mống mắt áp vào vùng bè
gây nghẽn góc.
 Do cơ chế nghẽn đồng tử: mống mắt áp vào mặt
trước thể thủy tinh làm cản trở thủy dịch lưu thông từ
hậu phòng ra tiền phòng gây tăng nhãn áp.
BỆNH GLAUCOMA
8. CHẨN ĐOÁN:
8.1. Glaucoma góc đóng:
8.1.3. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm kết mạc cấp :
 Kết mạc cương tụ kèm nhiều tiết tố.
 Thị lực không giảm.
 Đồng tử không giảm, phản xạ đồng tử bình thường.
 Nhãn áp không tăng.
- Viêm mống mắt thể mi :
 Kết mạc cương tụ rìa, đau nhức .
 Thị lực giảm.
 Đồng tử co nhỏ, méo mó.
 Có tiết tố bám ở bờ đồng tử,và có sắc tố mống mắt bám
mặt trước thuỷ tinh thể.
BỆNH GLAUCOMA
8. CHẨN ĐOÁN:
8.2. Glaucoma góc mở:
8.2.1. Chẩn đoán xác định:
 Diễn tiến âm thầm, ít đau nhức.
 Tăng nhãn áp.
 Hẹp thị trường phía mũi
 Tổn thương gai thị, lõm gai C/D > 4/10.
8.2.2. Chẩn đoán nguyên nhân:
 Do rối loạn tuần hoàn cung cấp máu cho gai thị
 Do tăng trở lưu vùng bè làm tăng nhãn áp.
BỆNH GLAUCOMA
8. CHẨN ĐOÁN:
8.2. Glaucoma góc mở:
8.2.3. Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với đục
thể thủy tinh:
 Thị lực giảm từ từ không kèm đau nhức chói cộm.
 Phản xạ đồng tử bình thường.
 Nhãn áp bình thường.
 Thuỷ tinh thể đục.
BỆNH GLAUCOMA
9. ĐIỀU TRỊ:
9.1. Nguyên tắc:
 Trước khi bắt đầu điều trị phải xác định rõ là Glaucoma
góc đóng hay góc mở vì 2 loại Glaucoma này có chiến
lược điều trị khác nhau.
 Bệnh Glaucoma vẫn có thể tiến triển ngay cả khi được
điều trị đúng cách, nên bệnh nhân Glaucoma cần được
lập hồ sơ theo dõi suốt đời, định kỳ 3 – 6 tháng một lần.
Quá trình điều trị phải được theo dõi: nhãn áp, thị trường,
và gai thị.
BỆNH GLAUCOMA
9. ĐIỀU TRỊ:
9.2. Điều trị thuốc:
BỆNH GLAUCOMA
9. ĐIỀU TRỊ:
9.2. Điều trị thuốc:
• Thuốc co đồng tử Pilocarpin 2%.
• Thuốc ức chế men Carbonic Anhydrasa (CA):
Acetazolamide viên 250 mg uống mỗi 6 giờ.
• Thuốc ức chế β blocker: C.Timolol 0,25% và 0,5% nhỏ mắt
2 lần/ngày
• Thuốc cường α giao cảm: C.Alphagan 0,2%, C.Alphagan-
P 0,15% nhỏ mắt 2 – 3 lần/ngày.
• Thuốc Prostaglandin: C.Travatan 0,004%, C.Xalatan
0,005%, C.Lumigan 0,003% nhỏ mắt 1 lần/ngày.
• Thuốc tăng thẩm thấu: Mannitol 20% truyền nhanh 1 – 1,5
g/kg cân nặng
BỆNH GLAUCOMA
9. ĐIỀU TRỊ:
9.3. Điều trị Laser:
Laser mắt chu biên, hoặc laser tạo hình vùng bè.
BỆNH GLAUCOMA
9. ĐIỀU TRỊ:
9.4. Điều trị phẩu thuật:
Điều trị phẩu thuật khi điều trị bằng thuốc mà nhãn áp
không điều chỉnh, điều trị phẩu thuật thường được áp
dụng cho Glaucoma góc đóng.
 Cắt bè cũng giác mạc (Trabeculectomie).
 Cắt mống mắt chu biên.
BỆNH GLAUCOMA
9. ĐIỀU TRỊ:
9.4. Điều trị phẩu thuật:
Điều trị phẩu thuật khi điều trị bằng thuốc mà nhãn áp
không điều chỉnh, điều trị phẩu thuật thường được áp
dụng cho Glaucoma góc đóng.
 Cắt bè cũng giác mạc (Trabeculectomie).
 Cắt mống mắt chu biên.
BỆNH GLAUCOMA
10. PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHÒNG BỆNH:
 Tuyên truyền: về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất
của bệnh Glaucoma và các tác hại của bệnh thông qua
báo đài, tranh ảnh, áp phích…
 Phát hiện sớm Glaucoma:
 Những bệnh nhân tới khám mắt tuổi từ 35 – 40 trở lên cần
được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi
ngờ cần làm cận lâm sàng và theo dõi lại nhãn áp.
 Những trường hợp khám mắt phát hiện có cấu trúc giải
phẩu thuận lợi phát triển Glaucoma cần được tư vấn theo
dõi hoặc điều trị laser dự phòng.
 Quản lý: cần lập hồ sơ theo dõi những bệnh nhân có các
biểu hiện nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán Glaucoma.
 Tuân thủ điều trị dùng thuốc và kiểm tra định kỳ theo hẹn.

You might also like