You are on page 1of 1

Ma trận SPACE (Strategic Position & ACtion Evaluation matrix) là mô hình phân

tích môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp; được xây dựng
trên cơ sở khắc phục một số hạn chế của các mô hình trước đó như BCG,
McKinsey. Ma trận SPACE cho phép các doanh nghiệp phân tích lựa chọn chiến
lược theo hướng tấn công, thận trọng, phòng thủ, hay cạnh tranh đối với mỗi đơn
vị kinh doanh chiến lược (SBU). Bốn yếu tố đóng vai trò quan trọng, tác động đến
chiến lược chung của doanh nghiệp là các trục của ma trận SPACE, gồm: + FS
(Financials Strength) - Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp; + CA (Competitive
Advantage) - Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; + ES (Enviroment Stability) -
Sự ổn định của môi trường; + IS (Industry Strenght) - Sức mạnh của ngành.
Ma trận SPACE được hình thành với bốn hành vi chiến lược cơ bản, gồm: tấn
công, cạnh tranh, thận trọng và phòng thủ. Hành vi chiến lược tấn công (aggressive
posture) phổ biến trong các ngành công nghiệp hấp dẫn trong nền kinh tế ổn định.
Sức mạnh tài chính giúp cho doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này đạt được lợi
thế cạnh tranh; từ đó tận dụng tốt những cơ hội trong ngành hoặc các ngành liên
quan thông qua mua bán sáp nhập, gia tăng thị phần, và/hoặc tập trung nguồn lực
để sản xuất những sản phẩm mũi nhọn. Rào cản gia nhập thị trường đối với các đối
thủ tiềm ẩn trở thành vấn đề trọng tâm trong những ngành này. Hành vi chiến lược
cạnh tranh (competitive posture) thường thấy trong các ngành hấp dẫn trong nền
kinh tế tương đối bất ổn. Các doanh nghiệp theo đuổi hành vi này với lợi thế cạnh
tranh có thể dùng nguồn lực tài chính để tăng cường hoạt động marketing, đẩy
mạnh bán hàng, cải thiện hoặc mở rộng chuỗi sản phẩm. Họ cũng có thể tập trung
vào nâng cao năng suất lao động, cắt giảm chi phí hoặc sáp nhập với các doanh
nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt. Như vậy, sức mạnh tài chính là yếu tố đóng vai trò
quyết định trong trường hợp này. Hành vi chiến lược thận trọng hay bảo thủ
(conservative posture) được áp dụng trong thị trường có tốc độ tăng trưởng chậm
nhưng ổn định. Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp là tài chính ổn
định và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp
thường thu hẹp dòng sản phẩm, cắt giảm chi phí, cải thiện quản lý dòng tiền, bảo
vệ tính cạnh tranh của sản phẩm, hướng đến phát triển sản phẩm mới và nỗ lực
thâm nhập các thị trường tiềm năng hơn. Hành vi chiến lược phòng thủ
(conservative posture) thường gặp trong ngành kém hấp dẫn, tại đó, năng lực cạnh
tranh là yếu tố thành công cốt yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong bối cảnh
này theo đuổi hành vi phòng thủ thường có đặc điểm thiếu sản phẩm mang tính
cạnh tranh và sức mạnh tài chính. Họ phải chuẩn bị tinh thần cho các kịch bản như
rút khỏi thị trường, dừng sản xuất những sản phẩm có lợi nhuận cân biên thấp, cắt
giảm chi phí, thu hẹp quy mô sản xuất.

You might also like