You are on page 1of 6

Cờ tướng hay Cờ tướng Trung Quốc là một trò chơi trí tuệ đối kháng dành cho hai

người có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước như Trung
Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Việt Nam nằm
trong cùng một thể loại cờ với cờ vua, shogi, janggi, makruk,...
Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng
của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là:
các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1
quân khi ăn quân, các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và
Tượng. Cờ tướng với phiên bản hiện đại mà chúng ta biết ngày nay có từ thời kỳ nhà
Tống.
* Giới Thiệu:
- Mục đích của ván cờ: Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Đỏ
đi trước, một người cầm quân Đen (hoặc Xanh lam hoặc Xanh lục hoặc Trắng) đi sau.
Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí
hay bắt Tướng (hay Soái) của đối phương.
- Bàn cờ và quân cờ: Bàn cờ là hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt
nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông nằm ngang giữa
bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một Cửu
cung hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối
của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo nhằm hạn chế nước đi của các quân
Tướng (hay Soái) và Sĩ.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Đỏ, phía trên
sẽ là quân Đen (Xanh lam hoặc Xanh lục hoặc Trắng). Các đường dọc bên Đỏ được
đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh lam hoặc Xanh lục
hoặc Trắng) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có 32 quân cờ chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Đỏ và
16 quân Đen (Xanh lam hoặc Xanh lục hoặc Trắng), gồm bảy loại quân. Tuy tên quân
cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi
quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn.

*Lịch sử cờ tướng:

Các loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng chiến trận và chiến thuật đã có tại Trung Hoa vào
thời Chiến Quốc. Theo Murray thì một trò chơi có tên gọi "tượng kỳ" đã được đề cập
đến ở thời Chiến Quốc; theo tài liệu ở thế kỷ I TCN có tên Thuyết Uyển đây là một thú
vui của Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên không thấy mô tả luật của trò chơi này và cũng
không có gì đảm bảo nó có quan hệ với cờ tướng hiện đại. Bắc Chu Vũ Đế viết một
cuốn sách vào năm 569 có tên Tượng kinh. Cuốn sách đó mô tả luật của một trò chơi
dựa trên thiên văn học có tên tượng kỳ hoặc tượng hí.

Vì những lý do đó, Murray đưa ra giả thuyết "tại Trung Quốc, cờ tướng đã chiếm lấy
bàn cờ và tên gọi một trò chơi có tên tượng kỳ với nghĩa là 'trò chơi thiên văn học', đại
diện cho những chuyển động rõ ràng của các vật thể thiên văn học có thể nhìn được
bằng mắt trần trên bầu trời đêm và những tài liệu Trung Quốc cổ xưa đề cập đến tượng
kỳ với nghĩa trò chơi thiên văn học chứ không phải cờ tướng". Tuy nhiên, sự liên hệ
giữa tượng và thiên văn học không thật sự đáng kể và sự nảy sinh việc các chòm sao
được gọi là "hình tượng" trong ngữ cảnh thiên văn học cũng ít có khả năng hơn; cách
sử dụng này có thể khiến một số tác giả Trung Hoa cổ đưa ra giả thuyết rằng tượng
kỳ băt đầu là mô phỏng của thiên văn học.

Để củng cố cho luận điểm của mình, Murray dẫn ra một nguồn Trung Hoa cổ nói rằng
trong cờ tướng cổ (cờ tướng hiện đại có thể đã sử dụng một số luật của nó) những
quân cờ có thể xáo trộn được. Đặc điểm này không có ở cờ tướng hiện đại. Murray
cũng viết rằng Trung Hoa cổ có nhiều hơn một trò chơi với tên tượng kỳ.

Theo một giả thuyết khác, sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturangamột
loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng
200 năm). Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, trở thành cờ
vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII ở
Trung Quốc.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo và sông. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là
quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường và hoàn thiện như ngày hôm nay vào
thời nhà Tống bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong
chiến tranh.

Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:

 Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng
"đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi
quân từ 64 của Saturanga lên 81.
 Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức
là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như
vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể.
Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô)
so với số điểm tăng lên tới một phần ba.
 Đã là quốc gia thì phải có cung cấm và không thể đi khắp bàn cờ như
kiểu Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy
phương Đông hết sức rõ ràng.
 Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì
quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết
bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ
vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sĩ, v.v. Tuy
nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó
khăn. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ
tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới
bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước
không sử dụng tiếng Trung.
 Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để
lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự
nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).

*Xuất xứ tên gọi:


Người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ
Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) trên bàn cờ. Cũng có một số tài liệu lý giải
rằng, vì Trung Hoa trước thời nhà Nguyên (1271-1368)... thì không có voi, khi họ tiếp
nhận Saturanga thấy trong các quân cờ có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là
"tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có
nghĩa là cờ voi.

Trong tiếng Việt, từ trước tới nay trò chơi này được gọi là cờ tướng do trong bàn cờ
quân Tướng là quan trọng nhất.

*Các quân cờ

1. Tướng (Soái): Quân Tướng đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc và luôn luôn ở trong
phạm vi cung, không được ra ngoài. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ
tàn đòn "lộ mặt tướng" lại tỏ ra rất mạnh (Tướng có thể ăn Tướng đối phương nếu
Tướng đối phương để lộ mặt).

2. Sĩ: Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung. Như vậy, quân Sĩ
có 5 giao điểm có thể đứng hợp lệ và là quân cờ yếu nhất.

3. Tượng (Tịnh): Quân Tượng đi chéo đúng 2 ô mỗi nước và không được phép đi qua
sông. Vì vậy, trên bàn cờ mỗi bên có 7 vị trí mà quân Tượng có thể đi được. Tượng sẽ
không thể đi được nếu có một quân cờ nằm giữa nước đi của Tượng, khi đó gọi là
Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là "mắt Tượng".

4. Xe (Xa): Quân Xe đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ và không được phép nhảy qua đầu
các quân khác. Xe được coi là quân cờ mạnh nhất.

5: Pháo: Quân Pháo đi ngang và dọc giống như Xe. Điểm khác biệt là Pháo muốn ăn
quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó (gọi là ngòi). Trừ trường hợp trên, Pháo
cũng không được phép nhảy qua đầu các quân khác khi không ăn.

6. Tốt (Binh): Quân Tốt đi 1 bước. Nếu Tốt chưa qua sông, nó chỉ được đi thẳng. Nếu
Tốt đã qua sông thì được đi ngang hoặc thẳng, không được đi lùi. Khi đi đến đường
biên ngang cuối cùng bên phần sân đối phương, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt, và
chỉ có thể đi ngang theo hàng ngang đó 1 bước.

* Một số luật, trường hợp đặc biệt:

 Lộ mặt Tướng: Hai quân Tướng không được đối mặt nhau trên cùng một cột. Luôn
luôn phải có ít nhất một quân nào đó nằm ở giữa để che mặt. Nước đi để hai Tướng
đối mặt là không hợp lệ và bị xem như phạm lỗi kỹ thuật.
 An toàn của Tướng: Tướng không được phép di chuyển tới các ô mà đối phương
đang có quyền kiểm soát hoặc ăn quân có bảo vệ của đối phương. Nước đi để
Tướng bị ăn mất trong nước tiếp theo là không hợp lệ.
 Mã bị cản theo đường thẳng hướng đi của 1/2 hình tam giác, tượng bị cản theo
hướng đường chéo đầu tiên trong hai đường chéo đi đến.
 Khác với cờ vua, khi một bên hết nước đi hợp lệ, thì bên còn lại thắng (bức tử) .
 Khi cả hai bên hết khả năng chiếu hết Tướng của đối phương, ván cờ sẽ được xử
hoà.
 Khi cả hai bên lặp đi lặp lại những nước cờ giống nhau mà không có lỗi vi phạm
(bất biến), ván cờ sẽ được xử hoà (trừ khi một bên có biến hoá mới).
 Khác với cờ vua, khi một bên chiếu mãi Tướng của đối phương mà không thay đổi
nước đi thì bên đó vi phạm luật chơi và bị xử thua. Tuy nhiên nếu một bên áp dụng
'nhất chiếu nhất cách' (chiếu Tướng một lần sau đó lại đi một nước khác nước
chiếu Tướng, và cứ liên tục như vậy) thì ván cờ sẽ được xử hoà (nếu không phát
sinh thêm biến hoá mới).
 Luật bắt quân liên tục (luật trường tróc): Trừ Tướng ra thì việc dùng một hay nhiều
mẫu quân để dọa bắt quân của đối phương liên tục khi quân đó không thể bắt lại
quân của mình hoặc quân đó chưa có quân khác bảo vệ là vi phạm luật chơi.
Trường hợp quân bị dọa bắt là quân Tốt chưa sang sông thì không vi phạm.
Hari o mederu imi o sazuketa boku no kotoba
Akaku hikaru awaremi no taba kurikaeshite tsuranaru
Kizuato wa mō narekkosa tomoru shōsō
Kireigoto o kasane mebaeta awai chōwa
Dare mo kare mo soko ni otoshita igamu ito
Obie kakushiau shinjitsu
Soko ni hōru
Egaita uso
Mata shitatatta
Tada negatta
Mada,
Mitasarenu ando kyōkai wa kaimu
Koboreochita yubi kara tadayou kanshō
Soko ni aru nokosareta genjitsu,
Maki modosu kawaranai hibi e
Haribote no ori ni tojikometa kuroi shishi
Mimi o ooizukuri waratte katagi ru aiso wa mō
Hajike tonde kusari ochiru
Nokosareta kyōki no uzu
Kurai, miraieigō, kawaranai
Kono mama yasuraka ni
ā, mukui, itai,
Kyō mo mizukara ni owaseta koe wa zange
Kore ga subete boku no utsushita negai "chōwa"
Dare mo kare mo imi o shitsu kushite nijimu ito
Fumi aruku kabane no naka
Soko ni atta
Iganda sekai
Mata shitatatta
Tada negatta
Mada,
Mitasarenu ando kyōkai wa kaimu
Koboreochita kubi kara tadayou kanshō
Soko ni aru nokosareta genjitsu
Maki modosu kawaranai hibi e

You might also like