Đề thi giữa kỳ Luật hợp đồng 1 - HK1

You might also like

You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ THI GIỮA KỲ

KHOA LUẬT KINH TẾ Học kỳ I Năm học 2023 – 2024


(Được sử dụng tài liệu)

Môn: Luật hợp đồng – Lý thuyết về hợp đồng Thời lượng: ... phút

Phần I: Anh/chị hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai, giải thích cụ
thể (kèm căn cứ pháp lý, nếu có) (4 điểm, mỗi câu 0.5 điểm)
Câu 1. Trong trường hợp một điều khoản thông thường chưa được các bên thỏa thuận
trong hợp đồng, nếu có tồn tại tập quán liên quan đến điều khoản này thì các bên trong hợp
đồng sẽ phải thực hiện hợp đồng theo tập quán đó.
Câu 2. Khi gửi đi một đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện mong muốn giao kết (có ghi rõ
thời hạn trả lời) với một bên nhận đề nghị xác định thì trong thời gian chờ bên nhận đề
nghị này trả lời, bên đề nghị không được phép giao kết hợp đồng với các bên khác, nếu
việc giao kết này làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng với bên được đề nghị
ban đầu.
Câu 3. Đề nghị giao kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản buộc phải ở dạng văn bản.
Câu 4. Sản phẩm được đăng bán trên các app thương mại điện tử, trong đó có hình ảnh
sản phẩm, thông tin sản phẩm, giá sản phẩm, và số lượng sản phẩm hiện còn trong kho.
Đây là một dạng đề nghị giao kết hợp đồng.
Câu 5. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời trong đề nghị, nhưng lại nhận được trả
lời chấp nhận đề nghị vào thời điểm nằm ngoài thời hạn này thì giữa hai bên sẽ không
thể hình thành hợp đồng.
Câu 6. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm là yêu cầu bắt buộc với biện pháp thế chấp tài
sản.
Câu 7. Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản bằng văn bản (không có công chứng, chứng
thực) được ký kết giữa anh A (17 tuổi 250) ngày và anh B (32 tuổi), thì chắc chắn sẽ không
có hiệu lực.
Câu 8. Bên thứ ba ngay tình, trong mọi trường hợp, có nghĩa vụ hoàn trả bất động sản lại
cho chủ sở hữu ban đầu, khi giao dịch chuyển nhượng bất động sản này giữa chủ sở hữu
ban đầu và người mua (đồng thời là người chuyển nhượng lại bất động sản cho bên thứ ba
ngay tình) bị vô hiệu.

Phần II: Bài tập tình huống


Câu 1. Công ty A là công ty sản xuất bánh kẹo, công ty B là công ty chuyên sản xuất, phân
phối, và kinh doanh mía đường. Công ty A gửi email cho công ty B để hỏi mua đường từ
công ty B nhằm phục vụ sản xuất.

1
Vào ngày 20/11/2020, Công ty A email cho công ty B: “Bên mình đang tìm kiếm nguồn
cung đường, dự định mua 50 tấn đường trắng, nhận hàng trong tháng 8 năm 2021, nếu bên
bạn có thể cung cấp hàng thì báo giá cho bên mình nhé.”
Cùng ngày đó, Công ty B email trả lời: “Bên mình có thể cung hàng được, với lượng mua
50 tấn thì bên mình lấy giá 9.500 VNĐ/kg. Nếu bên bạn chấp nhận mức giá này thì bên
mình có thể lên kế hoạch sản xuất ngay để giao hàng trong tháng 8 năm 2021. Còn những
điều khoản khác hai bên có thể thỏa thuận sau.”
Công ty A phản hồi: “Ok bên mình đồng ý với mức giá đó. Và bên mình muốn đặt thêm
10 tấn nữa, tổng là 60 tấn có được không?”
Công ty B phản hồi: “60 tấn bên mình vẫn có thể chuẩn bị được, nhưng bên bạn chuyển
trước cho bên mình 30% giá trị hợp đồng, chậm nhất là trong ngày 31/12/2020, theo số tài
khoản (đính kèm STK ngân hàng Agribank) để bên mình chuẩn bị đơn hàng nhé. 70% còn
lại thì thanh toán cho mình trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hàng.”
Bên A không phản hồi email này.
2 tuần sau, vào ngày 22/11/2020. A tiếp tục email cho B: “Ok, bên mình nhất trí với các
phương án bên bạn đưa ra nhé.”
3 ngày sau, vào ngày 35/11/2020, B phản hồi email của A: “Sau khi nhận 30% thì bên
mình sẽ giao trước 10 tấn trong tháng 1 năm 2021 nhé, còn 50 tấn còn lại bên mình sẽ giao
trong tháng 8 như đã thỏa thuận.”
A không phản hồi email này.
a. (1 điểm) Đã có hợp đồng được hình thành giữa công ty A và công ty B chưa? Tại sao?
b. (2 điểm) Giả sử giữa 2 bên đã có hợp đồng được hình thành. Giả sử vào trước thời điểm
A gửi email đầu tiên cho B (ngày 20/11/2020), qua nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy
trong ngành mía đường, B biết được lượng đường tồn kho bên Trung Quốc đang rất nhiều
(do nhu cầu nội địa sụt giảm và Chính Phủ Trung Quốc có trợ cấp mạnh cho ngành mía
đường), và trong năm tới nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ xuất đường sang Việt Nam
với giá rẻ, làm lượng cung đường tại Việt Nam tăng vọt, cũng như tạo áp lực lên giá đường
nội địa, sẽ làm giá đường trong nước giảm sâu, nhưng B không tiết lộ điều này với A (như
đã thấy trong đoạn trao đổi qua email giữa công ty A và công ty B). Trên thực tế, vào tháng
6 năm 2021, giá thị trường của sản phẩm đường trong nước chỉ giao động ở mức
2.000~3.000 VNĐ/kg, thấp hơn nhiều so với mức giá 9.500 VNĐ/kg mà hai bên đã thỏa
thuận.
Trong tình huống này, liệu công ty A có thể cho rằng công ty B đã lừa dối công ty A (do
không trung thực khi giao kết hợp đồng) để tuyên hợp đồng vô hiệu được không? Tại sao?
Nếu công ty A không yêu cầu Tòa án tuyên bộ hợp đồng vô hiệu do lừa dối, liệu công ty
A còn có những lựa chọn hợp pháp nào khác để bảo vệ quyền lợi cho công ty mình? Giải
thích cụ thể lựa chọn của nhóm.

Câu 2. Ngày 15/8/2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh BĐ đã ra Quyết định giao 1.177,7 ha đất
và 802 ha cho Công ty TNHH A thuê để thực hiện dự án đầu tư Khu du lịch Văn hóa -
Sinh thái. Công ty A đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các thửa đất kể
trên, và đã tiến hành thực hiện và cho đi vào khai thác dự án khu du lịch sinh thái tại khu

2
vực đất được giao. Trong khu du lịch sinh thái này có hồ nước M diện tích khoảng 180 héc
ta, thuộc phạm vi quản lý của Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi BĐ.
Vào ngày 08/09/2018, ông D, là một người chuyên nuôi trồng thủy sản trong khu vực, đã
tiến hành hoạt động nuôi trồng thủy sản lâu năm, đã liên hệ với công ty TNHH A để thỏa
thuận về việc thuê mặt nước hồ M để phục vụ việc nuôi trồng thủy sản, hai bên nhiều lần
gặp mặt để trao đổi nhưng vẫn chưa ký hợp đồng chính thức vì công ty TNHH A chưa xin
được giấy phép. Theo đó, để phục vụ cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản, ngày
05/10/2020 Công ty A đã làm Tờ trình gửi UBND tỉnh BĐ xin được thuê toàn bộ mặt nước
hồ M để phục vụ mục đích du lịch (Công ty TNHH A dự tính kinh doanh dịch vụ chèo
thuyền, thiên nga đạp nước tại hồ) và nuôi trồng thủy sản.
Ngày 08/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh BĐ đã cấp Giấy phép cho phép Công ty tiến hành
hoạt động kinh doanh du lịch trên mặt hồ. Tuy nhiên với mục đích nuôi trồng thủy sản thì
UBND tỉnh BĐ yêu cầu Công ty phải tiến hành bổ sung thêm các giấy tờ, hồ sơ xin cấp
phép. Cùng ngày 08/10/2020, sau khi nhận được giấy phép của UBND tỉnh chấp thuận cho
thuê mặt hồ, Công ty A có ký hợp đồng cho thuê mặt nước với ông D, nội dung cho ông
D thuê mặt hồ trong thời hạn 05 năm để nuôi cá, giá thuê 80.000.000đồng/1 năm, công ty
A đã nhận của ông D số tiền 40.000.000 đồng.
Trong quá trình thỏa thuận để ký hợp đồng với công ty TNHH A thì ông D đã mua các vật
dụng phục vụ việc nuôi, đánh bắt cá, cụ thể: Thuyền to có gắn máy nổ giá trị 50.000.000
đồng, thuyền nhỏ có gắn máy nổ giá trị 9.000.000 đồng (có hóa đơn mua bán, thể hiện
ngày mua vào ngày 01/10/2018); và lưới bóng để đánh bắt cá 30.000.000 đồng (có hóa
đơn mua bán, thể hiện ngày mua vào ngày 01/10/2018). Tổng cộng là 89.000.000 đồng.
Ngày 15/10/2020, dựa trên chủ trương đã được UBND tỉnh BĐ chấp thuận, Công ty A đã
ký Hợp đồng thuê mặt nước hồ để phục vụ kinh doanh du lịch với Công ty TNHH MTV
Quản lý công trình thủy lợi BĐ, theo đó Công ty Quản lý công trình thủy lợi cho Công ty
A thuê mặt nước hồ M với mục đích phục vụ du lịch, thời hạn hợp đồng là từ ngày
15/10/2020 đến ngày 30/11/2025. Về hồ sơ xin cấp phép nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh
BĐ đã trả lời từ chối cấp phép cho việc nuôi trồng thủy sản trong hồ.
Hỏi:
a. (1 điểm) Hợp đồng giữa Công ty A và ông D có hiệu lực hay không? Tại sao?
b. (2 điểm) Giả sử hợp đồng giữa công ty A và ông D bị vô hiệu, xác định hệ quả pháp lý
mà các bên phải gánh chịu (tính rõ giá trị bồi thường nếu nhóm cho rằng có phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại).
---HẾT---

GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(đã ký)

ThS. Nguyễn Công Định

You might also like