You are on page 1of 24

Bài 11:

CÁC TRƯỜNG HỢP


LOẠI TRỪ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Giảng viên:

NGÔ MINH TÍN


Bài 11:
CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS

I. KHÁI NIỆM CHUNG


II. CÁC TRƯỜNG HỢP
LOẠI TRỪ TNHS CỤ
THỂ
Bài 11:
CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận

1.2. Các trường hợp

1.3. Ý nghĩa
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận về các trường hợp loại trừ TNHS
Khái niệm tội phạm:
Là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, trái PLHS và
phải chịu hình phạt
Bốn đặc điểm của tội phạm:
Ø Tính nguy hiểm cho XH
Ø Tính có lỗi
Ø Tính trái PLHS
Ø Tính chịu HP
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.2. Các trường hợp loại trừ TNHS
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Điều 21. Tình trạng không có năng lực TNHS
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
Điều 23. Tình thế cấp thiết
Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm
tội
Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
của cấp trên
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.3. Ý nghĩa của quy định về các trường hợp loại trừ TNHS

ü Cơ sở pháp lý để phân định giữa tội


phạm với các hành vi không phải là tội
phạm
ü Bảo đảm pháp lý cho người dân tích
cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền
lợi chính đáng của mình cũng như lợi
ích của XH
Bài 11:
CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.1. Sự kiện bất ngờ
2.2. Tình trạng không có năng lực TNHS
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.4. Tình thế cấp thiết
2.5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
2.6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ
2.7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.1. Sự kiện bất ngờ (Điều 20)

Người thực hiện hành vi gây hậu


quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước
hậu quả của hành vi đó, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.2. Tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 21)
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu TNHS.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.1 Định nghĩa: (Điều 22 BLHS)
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ
quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi
xâm phạm các lợi ích nói trên.
Ø Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
- Nhóm 1: Các điều kiện về cơ sở làm
phát sinh quyền phòng vệ
- Nhóm 2: Các điều kiện về nội dung,
về phạm vi quyền phòng vệ
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Nhóm 1: Các điều kiện về cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ
Ø Sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái PL
Ø Sự tấn công xâm phạm lợi ích của Nhà nước, XH
hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác.
Ø Sự tấn công đang hiện hữu: đang xảy ra hoặc đe doạ
xảy ra ngay tức khắc
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Nhóm 1: Các điều kiện về cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ
- Phòng vệ quá sớm: Chưa có những biểu hiện đe dọa
sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã có hành vi
phòng vệ.
- Phòng vệ quá muộn: Sự tấn công đã thực sự chấm dứt
mới có hành vi phòng vệ.
Trong các trường hợp này quyền phòng vệ không
khởi phát
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Nhóm 2: Các điều kiện về nội dung, về phạm vi quyền phòng vệ

1. Hành vi phòng vệ nhằm loại bỏ sự tấn công


- Nhằm vào người tấn công
- Nguyên tắc: phòng vệ trong mọi trường hợp...
Biệt lệ: trẻ em, người không có năng lực TNHS...
2. Sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn
sự tấn công
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
ĐÁNH GIÁ GIỚI HẠN CẦN THIẾT CỦA SỰ PHÒNG VỆ
Cần dựa vào các căn cứ sau:
ü Tính chất của quan hệ XH bị đe doạ xâm hại
ü Mức độ thiệt hại bị đe doạ gây ra
ü Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công
ü Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện
hay công cụ mà kẻ tấn công đang sử dụng
ü Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong
hoàn cảnh cụ thể
ü Hoàn cảnh xảy ra hành vi tấn công
...
2.3. Phòng vệ chính đáng
2.3.3. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
(khoản 2 Điều 22 BLHS)
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là
hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm
hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng phải chịu TNHS theo quy
định của Bộ luật này.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.3. Phòng vệ chính đáng

2.3.4 Phòng vệ tưởng tượng


Là trường hợp do lầm tưởng
có sự tấn công của người khác
nên đã gây thiệt hại cho họ.
TNHS được giải quyết như mọi
trường hợp sai lầm khác
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.4. Tình thế cấp thiết
2.4.1. Định nghĩa (khoản 1 Điều 23 BLHS)
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì
muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích
hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
không còn cách nào khác là phải gây một thiệt
hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là tội phạm.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.4. Tình thế cấp thiết
2.4.2. Các điều kiện của tình thế cấp thiết
Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm
Ø Có sự nguy hiểm đáng kể do các nguồn nguy hiểm khác nhau
Ø Sự nguy hiểm đe doạ đến lợi ích của NN, XH hoặc lợi ích chính
đáng của mình hay của người khác
Ø Sự nguy hiểm đang hiện hữu
Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục
Ø Việc gây thiệt hạn là biện pháp cuối cùng và duy nhất
Ø Lợi ích bị hy sinh phải nhỏ hơn lợi ích cần bảo vệ
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.4. Tình thế cấp thiết
2.4.3. Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
(khoản 2 Điều 23 BLHS)
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng
vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì
người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm
hình sự.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
1. Hành vi của người để bắt giữ người thực
hiện hành vi phạm tội mà không còn cách
nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần
thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì
không phải là tội phạm.
2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực
rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người
gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25 BLHS)
• Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc
nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân
thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ
biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội
phạm.
• Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy
phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng
ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu TNHS
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
2.7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
(Điều 26 BLHS)
- Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh
của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân
dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy
đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh
vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu TNHS.
Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu TNHS.
- Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của BLHS
HẾT BÀI 11

CẢM ƠN
CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like