You are on page 1of 6

BÀI TẬP

1. Doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng ôtô có 40 xe trọng tải 10 tấn và 25 xe trọng
tải 5 tấn. Nhiệm vụ vận chuyển 32 triệu TKm/năm. Các chỉ tiêu khai thác định mức
bình quân như sau:  = 0,9; = 0,75; vd= 0,8; TH= 8 giờ; Thời gian một chuyến=4
giờ, Lchuyến = 200 Km.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong tháng.
b. Tính năng suất bình quân của một tấn trọng tải trong quý.
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong năm (360 ngày).
d. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, số phương tiện của doanh nghiệp như vậy
thừa hay thiếu, cụ thể thừa thiếu như thế nào?
2. Một doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng ô tô có: 30 xe trọng tải 8 tấn và 20 xe
trọng tải 15 tấn. Nhiệm vụ được giao vận chuyển 35 triệu TKm/năm. Các chỉ tiêu
khai thác bình quân như sau:  = 0,9; = 0,75; vd= 0,8; Zc= 2 chuyến/ngày; Lngày đêm =
180 Km.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
b. Tính năng suất bình quân một tấn trọng tải trong tháng?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể vận chuyển được trong năm (360
ngày).
d. Để hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển số phương tiện của doanh nghiệp như vậy
thừa hay thiếu, cụ thể thừa thiếu như thế nào.
3. Một doanh nghiệp vận tải ôtô có kế hoạch sử dụng phương tiện vận tải như sau:
Ngày 1/2 Doanh nghiệp có 30 xe trọng tải 10 tấn;
Ngày 1/4 mua 10 xe loại 5 tấn;
Ngày 11/6 mua thêm 5 xe trọng tải 5 tấn;
Ngày 1/9 thanh lý 5 xe loại 10 tấn.
Các chỉ tiêu khai thác định mức như sau:  = 0,9; = 0,8; vd= 0,7; Lchuyến =150
Km; Zc = 2 chuyến.
a. Tính trọng tải bình quân 1 xe?
b. Tính năng suất bình quân một xe trong tháng?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong 1 năm (360 ngày)?
d. Muốn tăng sản lượng thêm 5 triệu TKm/năm, thì doanh nghiệp cần bổ sung thêm
bao nhiêu xe trọng tải 5 tấn?
4. Một doanh nghiệp vận tải ôtô có kế hoạch sử dụng phương tiện vận tải như sau:
Ngày 1/1 Doanh nghiệp có 40 xe trọng tải 15 tấn;
Ngày 16/4 mua thêm 20 xe loại 15 tấn;
Ngày 21/6 thanh lý 6 xe trọng tải 5 tấn;
Ngày 1/9 thanh lý 5 xe loại 15 tấn.
Các chỉ tiêu khai thác định mức như sau:  = 0,8; = 0,75; vd= 0,75; Lchuyến =120
Km; Zc = 2 chuyến.
a. Tính trọng tải bình quân 1 xe?
b. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong 1 năm (360
ngày)?
d. Muốn tăng sản lượng thêm 6 triệu TKm/năm, thì DN cần bổ sung thêm bao nhiêu
xe trọng tải 10 tấn?
5. Một doanh nghiệp vận tải ô tô có 60 xe trọng tải 10 tấn.
Các chỉ tiêu khai thác định mức:  = 0,85; = 0,75; vd= 0,75; TH= 10 giờ; LCó hàng = 80
Km; VT = 50 km/giờ; thời gian xếp dỡ 1 chuyến = 2 giờ.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong tháng?
b. Tính năng suất bình quân một tấn trọng tải trong quý?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong năm (360 ngày)?
d. Muốn tăng năng lực vận chuyển thêm 5 triệu TKm/năm thì doanh nghiệp cần bổ
sung bao nhiêu xe trọng tải 5 tấn?
6. Một Doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng ô tô có các thông tin sau:
Có 45 xe trọng tải 10 tấn và 35 xe trọng tải 5 tấn.
Nhiệm vụ vận chuyển là 27 triệu TKm/năm. Các chỉ tiêu khai thác định mức bình
quân như sau:  = 0,8; = 0,75; Dvd= 21 ngày/tháng; TH= 8 giờ; Thời gian một
chuyến: 4 giờ; Lchuyến = 160 Km.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
b. Tính năng suất một tấn trọng tải trong tháng?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong năm (360 ngày).
d. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, số phương tiện của doanh nghiệp như vậy
thừa hay thiếu, cụ thể thừa thiếu như thế nào?
7. Doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng ôtô có: 15 xe trọng tải 15 tấn, 30 xe trọng tải
10 tấn và 40 xe trọng tải 8 tấn. Các chỉ tiêu khai thác định mức bình quân như sau: 
= 0,8; vd= 0,9; TH= 9 giờ; Thời gian một chuyến = 4 giờ, Lch = 120 Km.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
b. Tính năng suất bình quân của một tấn trọng tải trong tháng?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong năm (360 ngày)?
d. Để tăng năng lực vận chuyển thêm 8 triệu TKm/năm, thì số phương tiện của
doanh nghiệp cần bổ sung bao nhiêu?
8. Một doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng ô tô có: 25 xe trọng tải 10 tấn và 30 xe
trọng tải 15 tấn. Nhiệm vụ được giao vận chuyển 6,5 triệu TKm/quý. Các chỉ tiêu
khai thác bình quân như sau:  = 0,7; = 0,8; vd= 0,8; TH = 8 giờ; thời gian 1 chuyến
= 4 giờ; Lngày đêm = 180 Km.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
b. Tính năng suất bình quân một tấn trọng tải trong tháng?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể vận chuyển được trong năm (360
ngày).
d. Để hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển, số phương tiện của doanh nghiệp thừa hay
thiếu, cụ thể thừa thiếu như thế nào.
9. Một doanh nghiệp vận tải ô tô có 45 xe trọng tải 10 tấn.
Các chỉ tiêu khai thác định mức:  = 0,85; = 0,8; vd= 0,9; TH= 10 giờ; LCó hàng = 165
Km; VT = 50 km/giờ; thời gian xếp dỡ 1 tấn = 0,25 giờ.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong tháng?
b. Tính năng suất bình quân một tấn trọng tải trong quý?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong 1 năm (360
ngày)?
d. Nếu nhiệm vụ vận chuyển của doanh nghiệp là 20 triệu TKm/năm thì phương
tiện của doanh nghiệp thừa thiếu thế nào?
10. Một Doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng ô tô có các thông tin sau:
Có 20 xe trọng tải 10 tấn và 15 xe trọng tải 15 tấn.
Các chỉ tiêu khai thác định mức bình quân như sau:  = 0,8; = 0,85; Dvd= 24
ngày/tháng; TH= 10 giờ; Thời gian một chuyến: 4 giờ; Lchuyến = 180Km.
a. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
b. Tính năng suất một tấn trọng tải trong tháng?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong năm (360 ngày).
d. Muốn tăng năng lực vận chuyển thêm 7 triệu TKm/năm, thì doanh nghiệp cần bổ
sung thêm bao nhiêu xe 10 tấn?
11. Một doanh nghiệp vận tải ôtô có kế hoạch sử dụng phương tiện vận tải như sau:
Ngày 1/1 Doanh nghiệp có 50 xe trọng tải 15 tấn;
Ngày 16/5 thanh lý 8 xe loại 15 tấn;
Ngày 21/4 mua thêm 15 xe trọng tải 5 tấn;
Ngày 1/10 thanh lý 4 xe loại 15 tấn.
Các chỉ tiêu khai thác định mức như sau:  = 0,8; = 0,75; Lchuyến =100 Km; Zc = 2
chuyến; Số ngày vận doanh trong tháng 21 ngày.
a. Tính trọng tải bình quân 1 xe?
b. Tính năng suất bình quân một xe trong quý?
c. Tính sản lượng P, Q mà doanh nghiệp có thể đạt được trong 1 năm (360 ngày)?
d. Muốn tăng sản lượng thêm 5 triệu TKm/năm, thì DN cần bổ sung thêm bao nhiêu
xe trọng tải 10 tấn?
12. Một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm P = 120 – 0,01Q , trong đó giá P tính
bằng ngàn đồng, Q tính bằng cái; ATC = 55 + 40.000/Q
a. Hãy chứng tỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu và chiến lược tối đa hóa lợi nhuận
là khác nhau
b. Nếu Chính phủ đánh thuế 10.000đ/sản phẩm bán ra, lúc này giá cả, sản lượng và
lợi nhuận là bao nhiêu?
c. Minh họa kết quả trên đồ thị
13. Một doanh nghiệp đứng trước đường cầu P = 100 – 2,5Q, chi phí biên của doanh
nghiệp MC = Q + 4.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Khi đó
doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Giả sử doanh nghiệp chịu thuế cố định 1 lần là 60 đơn vị tiền tệ thì lợi nhuận của
doanh nghiệp thay đổi thế nào? Giải thích.
c. Nếu phải đóng thuế là 6 đơn vị tiền tệ/ sản phẩm thì doanh nghiệp sản xuất bao
nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?
d. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm với giá P = 15 đơn vị tiền tệ, thì cần nhập
bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?
14. Hàm cầu về nông sản của Việt Nam trong năm N là QD = 44.000 - 480p, trong đó
cầu trong nước Qdn = 155.00 – 180p. Hàm cung về nông sản của Việt Nam năm N là
Qs = 20.000 + 320p (sản lượng tính bằng tấn, giá tính bằng triệu đồng)
a. Xác định giá (P), sản lượng (Q) và doanh thu (TR) ở trạng thái cân bằng?
b. Giả sử cầu xuất khẩu nông sản giảm 25 %, xác định giá, sản lượng, và doanh thu
khi cầu xuất khẩu giảm?
c. Để hỗ trợ người sản xuất Chính phủ sẽ mua nông sản dư thừa với giá P = 25
triệu/tấn, vậy Chính phủ phải chi ra bao nhiêu tiền?
15. Trong thị trường có 120 người bán và 150 người mua. Mỗi người mua đều có
hàm cầu như nhau P = 240 – 40Q; mỗi người bán đều có hàm cung như nhau P =
10Q +30.
Yêu cầu:
a. Thiết lập hàm cung, hàm cầu của thị trường?
b. Xác định mức giá cân bằng của thị trường, tại đó hệ số co giãn của cầu theo giá là
bao nhiêu?
c. Mỗi người bán, bán được bao nhiêu sản phẩm và lợi nhuận thu được là bao nhiêu?
Biết hàm chi phí của mỗi người bán: TC = 0,2Q2+10Q+150

16. Một hãng có hàm cầu và hàm tổng chi phí như sau P = 1.300 – 5Q;
TC = 2,5Q2+ 100Q+ 40.000 (giá tính bằng $/sản phẩm, sản lượng tính bằng chiếc).
Tính giá, sản lượng, doanh thu, và lợi nhuận trong các trường hợp:
a. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?
b. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
c. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu với điều kiện không lỗ?
17. Một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm Q = 14.400 – 120P , trong đó giá P
tính bằng ngàn đồng, Q tính bằng cái; TC = 50Q + 33.000
a. Hãy chứng tỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu và chiến lược tối đa hóa lợi nhuận
là khác nhau?
b. Nếu Chính phủ đánh thuế 7.000đ/sản phẩm bán ra, lúc này giá cả, sản lượng và
lợi nhuận là bao nhiêu?
c. Minh họa kết quả trên đồ thị

18. Một doanh nghiệp đứng trước đường cầu P = 200 – 1,5Q, chi phí biến đổi của
doanh nghiệp VC = Q2 + 6Q.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Khi đó
doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Giả sử doanh nghiệp chịu thuế cố định 1 lần là 50 đơn vị tiền tệ thì lợi nhuận của
doanh nghiệp thay đổi thế nào? Giải thích.
c. Nếu phải đóng thuế là 5 đơn vị tiền tệ/ sản phẩm thì doanh nghiệp sản xuất bao
nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?
d. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm với giá P = 32 đơn vị tiền tệ, thì cần nhập
bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?

19. Hàm cầu về gạo của Việt Nam trong năm 20xx là QD = 100 – 3P. Hàm cung về
gạo của Việt Nam năm 20xx, Qs = P - 6 (sản lượng tính bằng tấn, giá tính bằng triệu
đồng)
a. Xác định giá (P), sản lượng (Q) và doanh thu (TR) ở trạng thái cân bằng?
b. Xác định co giãn của cầu theo giá tại trạng thái cân bằng? Để tăng tổng doanh thu
thì nên tăng hay giảm giá? Giải thích vì sao?
c. Do thiên tai hàm cung về gạo giảm còn Qs = P – 16, còn cầu về gạo không thay đổi,
tìm trạng thái cân bằng mới?
d. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 3 đơn vị tiền tệ/sản phẩm thì bao nhiêu sản
phẩm được sản xuất và người mua phải trả giá là bao nhiêu?

20. Trong thị trường có 420 người bán và 700 người mua. Mỗi người mua đều có
hàm cầu như nhau P = 100 – 25Q; mỗi người bán đều có hàm cung như nhau P =
12Q +60. Hàm tổng chi phí của mỗi người bán là TC = Q2 + 6Q +80.
Yêu cầu:
a. Thiết lập hàm cung, hàm cầu của thị trường?
b. Xác định mức giá cân bằng của thị trường, tại đó hệ số co giãn của cầu theo giá là
bao nhiêu?
c. Mỗi người bán, bán được bao nhiêu sản phẩm và lợi nhuận thu được là bao nhiêu?

21. Một hãng có hàm cầu và hàm tổng chi phí như sau Q = 130 – P/5;
ATC = 2Q + 80 + 100.000/Q (giá tính bằng $/sản phẩm, sản lượng tính bằng chiếc).
Tính giá, sản lượng, doanh thu, và lợi nhuận trong các trường hợp:
a. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?
b. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
c. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu với điều kiện không lỗ?

22. Một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm P = 500 – 0,2Q , trong đó giá P tính
bằng ngàn đồng, Q tính bằng cái; AVC = 50; FC = 140.000.
a. Hãy chứng tỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu và chiến lược tối đa hóa lợi nhuận
là khác nhau
b. Nếu Chính phủ đánh thuế 9.000đ/sản phẩm bán ra, lúc này giá cả, sản lượng và
lợi nhuận là bao nhiêu?
c. Minh họa kết quả trên đồ thị

23. Một doanh nghiệp đứng trước đường cầu Q = 30 – 0,6P, chi phí biến đổi bình
quân của doanh nghiệp AVC = 0,6Q + 6.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Khi đó
doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Giả sử doanh nghiệp chịu thuế cố định 1 lần là 80 đơn vị tiền tệ thì lợi nhuận của
doanh nghiệp thay đổi thế nào? Giải thích.
c. Nếu phải đóng thuế là 8 đơn vị tiền tệ/ sản phẩm thì doanh nghiệp sản xuất bao
nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?
d. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm với giá P = 20 đơn vị tiền tệ, thì cần nhập
bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?

24. Một hãng có hàm cầu và hàm tổng chi phí như sau P = 1.500 – 3Q;
MC = 6Q+60; FC = 35.000 (giá tính bằng $/sản phẩm, sản lượng tính bằng chiếc).
Tính giá, sản lượng, doanh thu, và lợi nhuận trong các trường hợp:
a. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?
b. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
c. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu với điều kiện không lỗ?

You might also like