You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH

LÝ THUYẾT MODULE

Chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH:


PGS. TS. MỴ VINH QUANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023


1

Mục lục

1 Các khái niệm cơ bản về Module 3

1.1 Định nghĩa và các ví dụ của Module . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.2 Đồng cấu Module . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

1.3 Tích trực tiếp và tổng trực tiếp của các Module . . . . . . . . . . . . . . . 9

1.4 Dãy khớp và dãy nửa khớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10


2

N, Z, R Các tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số thực


Mn (K) Các ma trận vuông cấp n trên trường K
δij KronecKer delta
L
Tổng trực tiếp
Ker φ Hạt nhân của đồng cấu φ
□ Kết thúc chứng minh
3

Chương 1

Các khái niệm cơ bản về Module

1.1 Định nghĩa và các ví dụ của Module

Định nghĩa 1.1.1. (Module) Cho R là vành có đơn vị e ̸= 0. Nhóm Abel (X, +) được gọi
là module trái trên vành R (hay R−module trais) nếu tồn tại phép nhân vô hướng:

R×X →X
(r, x) 7→ rx

thỏa các tính chất

(M1). (r + s) x = rx + sx, ∀r, s ∈ R, ∀x ∈ X.

(M2). r (x + y) = rx + ry, ∀r ∈ R, ∀x, y ∈ X.

(M3). (rs) x = r (sx) , ∀r, s ∈ R, ∀x ∈ X.

(M4). e.x = x, ∀x ∈ X, e là đơn vị của R.

Ví dụ 1.1.2. Sau đây là một vài ví dụ cơ bản về module:

1. Nhóm Abel (M, +) có thể xem là module trên Z (Z module). Trên (X, +) ta định
nghĩa ánh xạ:

p:Z×M →M
(m, x) 7→ mx
Định nghĩa mx như sau:

(i). Với m > 0, mx = x


| +x+
{z. . . + x}.
m
4

(ii). Với m = 0, mx = 0.
(iii). Với m < 0, mx = (−m)(−x) = −((−m)x).

Dễ dàng kiểm tra được nhóm (M, +) với phép toán này thỏa i → iv.
2. Khi R là trường thì M là không gian vectơ trên trường R. Rn là module trên R với
phép toán: a(a1 , ..., an ) = (aa1 , ..., aan ).
3. Nếu I là ideal trái của R thì I là module trên R với phép nhân là phép nhân của R:
Với r ∈ R, x ∈ M thì rx là phép nhân trong R.
Đặc biệt R là module trên R.
Định nghĩa 1.1.3. (Module con) Cho M là module trên R, A là tập con khác rỗng của
M . Khi đó A được gọi là module con của M nếu A cùng với phép toán cộng và phép nhân
vô hướng của M thu hẹp trên A làm thành một R−module.
Bổ đề 1.1.4. (Tiêu chuẩn module(con) Cho A là tập con khác rỗng của module M . A là
∀a, b ∈ A : a + b ∈ A
module con của M khi và chỉ khi .
∀a ∈ A, r ∈ R : ra ∈ A

Ví dụ 1.1.5. Sau đây là một số ví dụ cơ bản về module con:

1. Cho R là vành, xem R là R−module. Khi đó: ∅ ̸= A ⊂ M là module con của R khi
và chỉ khi A là ideal trái của R.
(
a+b∈A
A là module của R ⇔ ∀a, b ∈ A, r ∈ R : ⇔ A là ideal trái của R.
ra ∈ A

2. Giao của một họ tùy ý các module con của module M là một module con của M :
\
Ai ≤ M ∀i ∈ I ⇒ Ai ≤ M.
i∈I

3. (Tổng các module) Cho Ai ≤ M, i ∈ I.


 
X  X 
M= Ai = u = ai | ai ∈ Ai
 
i∈I hh

Khi đó M là không gian con của M , được gọi là tổng các không gian con {Ai }i∈I .
Đặc biệt: 
A + B = u = a + b | a ∈ A, b ∈ B
A ∩ B ≤ A, B ≤ A + B

A1 + ... + An = y = a1 + a2 + ... + an | ai ∈ Ai
5

Định nghĩa 1.1.6. (Module thương) Cho M là module trên R. N là


 module con của M .
Khi đó (N, +) là nhóm con Abel của M và nhóm thương M/N = a + N | a ∈ M cũng
là nhóm Abel. Ta định nghĩa phép nhân:

(R, M/N ) → M/N


(r, a) 7→ r · a = ra

(M/N, +, ·) là module trên R gọi là module thương của M theo module con N .
Định nghĩa 1.1.7. Cho M là module trên R và ∅ ̸= X ⊂ M . Khi đó, giao của họ tất cả
các module của M chứa X là module con của M . Ký hiệu là ⟨X⟩ được gọi là module con
của M sinh bởi X và X được gọi là tập sinh của M .
Định lý 1.1.8. Cho M là module trên R và ∅ ̸= X ⊂ M . Khi đó, ta có:
 
 X 
⟨X⟩ = u ∈ M | u = ai xi với ai ∈ R, xi ∈ X ,
 
hh

T
trong đó ⟨X⟩ = i∈I Xi , Xi ≤ M và Xi ⊃ X với mọi i ∈ I.
 
 X 
Chứng minh. Đặt J = u ∈ M| u = ai xi với ai ∈ R, xi ∈ X .
 
hh

Dễ dàng chứng minh được J là module con của M theo tiêu chuẩn module con.

Đầu tiên, ta chứng minh ⟨X⟩ ⊂ J ⊂ ⟨X⟩. Dễ thấy J chứa X nên chứa module sinh bởi
X.

Tiếp theo, ta chứng minh J ⊂ ⟨X⟩.


X
Lấy u ∈ J tùy ý. Khi đó u = ai xi với ai ∈ R, xi ∈ X.
hh

Ta có: X
xi ∈ ⟨X⟩ ⇒ ai xi ∈ ⟨X⟩ ⇒ u = ai xi ∈ ⟨X⟩ .
hh

Chứng minh hoàn tất.

Chú ý 1.1.9. Cho M là module trên R và ∅ ̸= X ⊂ M :

1. ⟨M ⟩ = M
6

2. Giả sử X có hữu hạn phần tử sao cho ⟨X⟩ = M . Khi đó module M được gọi là
module hữu hạn sinh trên R và ký hiệu là:
 
 X 
M = ⟨x1 , x2 , . . . , xn ⟩ = u ∈ M | u = ai xi với ai ∈ R, xi ∈ X .
 
hh


Đặc biệt, nếu X = {x0 }, ⟨X⟩ = ⟨x0 ⟩ = ax0 | a ∈ R . được gọi là module cyclic sinh
bởi x0

3. Xét ánh xạ ρ : R → ⟨x0 ⟩ , a 7→ ax0 là một toàn cấu module.


Do đó, ⟨x0 ⟩ ∼
= R/I, I = Kerρ
Ngược lại, với mỗi I là module con của module R (I ◁ R), module thương R/I là
module cyclic sinh bởi e
R/I = ⟨e + I⟩
a ∈ R/I ⇒ a = a(e + I) = ae.

Mệnh đề 1.1.10. Cho {Ai }i∈I là họ bất kỳ các module con của M trên R. Khi đó:
* +
X [
Ai = Ai .
i∈I i∈I
 
X  X 
Ai := u ∈ M| u = ai với hữu hạn ai ̸= 0
 
i∈I i∈I

* +
X [
Chứng minh. Đầu tiên, ta chứng minh Ai ⊃ Ai
i∈I i∈I
* +
X [ [
Ta có, Ai chứa Ai và Ai là module nhỏ nhất chứa các Ai .
i∈I i∈I i∈I
* +
[ X
Do đó, Ai ⊂ Ai .
i∈I i∈I
* +
X [
Tiếp theo, ta chứng minh Ai ⊂ Ai
i∈I i∈I
* +
X X [
Lấy u ∈ Ai tùy ý, theo định nghĩa u = ai với ai ∈ Ai ∈⊂ Ai
i∈I hh i∈I
7
* + * +
[ [
⇒ ai ∈ Ai mà Ai là module con của M .
i∈I i∈I
* +
[
Dẫn đến, u ∈ Ai .
i∈I

Chứng minh hoàn tất.

1.2 Đồng cấu Module

Định nghĩa 1.2.1. (Đồng cấu module). Cho các R-module X và Y . Ánh xạ f : X → Y
được gọi là đồng cấu R-module ( R-đồng cấu) nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

1. f (x1 + x2 ) = f (x1 ) + f (x2 ), ∀x1 , x2 ∈ X

2. f (rx) = rf (x), ∀r ∈ R, x ∈ X

Định nghĩa 1.2.2. Đồng cấu f được gọi là đơn cấu (toàn cấu, đẳng cấu) nếu f là đơn
ánh (toàn ánh, song ánh).

1. Hai R-module X và Y gọi là đẳng cấu với nhau nếu có một đẳng cấu từ module này
vào module kia. Ký hiệu: X ∼
= Y.

2. Đồng cấu (đẳng cấu) f : X → X được gọi là tự đồng cấu (tự đẳng cấu).

Ví dụ 1.2.3. Ánh xạ 0 : X → Y, x 7→ 0 là đồng cấu R-module, gọi là đồng cấu Không.

1. Ánh xạ idX : X → X, x 7→ x là đồng cấu R-module gọi là đồng cấu đồng nhất (có
thể dùng ký hiệu 1X thay cho idX ).

2. Nếu Y là module con của X thì ánh xạ iY : Y → X, y 7→ x là đơn cấu module, được
gọi là đơn cấu chính tắc (phép nhúng).

3. Nếu Y là module con của module X thì ánh xạ p : X → X/Y, x 7→ x + Y là một toàn
cấu, gọi là toàn cấu chính tắc của X. Như vậy, có tương ứng 1 − 1 giữa các module
con của X chứa Y và các module con của X/Y .

Chú ý 1.2.4. Cho f : X → Y là đồng cấu module. Khi đó:


1. Ker f = x ∈ X | f (x) = 0 ≤ X.
8

2. Im f = f (x) | x ∈ X ≤ Y.

3. CoKer f = Y / Im f (Đối hạt nhân của f ).

4. CoIm f = X/ Ker f (Đối ảnh của f ).

5. f đơn cấu ⇔ Ker f = 0 ⇔ CoIm f = X.

6. f toàn cấu ⇔ CoKer f = 0 ⇔ Im f = Y.

7. Nếu f : M → N là đẳng cấu A-module thì ánh xạ ngược f −1 : N → M cũng là đẳng


cấu A− module và ta có

f −1 ◦ f = 1M , f ◦ f −1 = 1N

Ngược lại, nếu đồng cấu f : M → N thỏa mãn điều kiện "Có đồng cấu g : N → M sao
cho g ◦ f = 1M và f ◦ g = 1N "thì f là một đẳng cấu.

Hệ quả 1.2.5. Cho đồng cấu module f : x → Y . Chứng minh X/ Ker f ∼


= Imf.

Chứng minh. Xét ϕ : X/ Ker f → Imf với x + Ker f 7→ f (x).

Lấy x, y ∈ X tùy ý sao cho x+Ker f = y +Kerf. Khi đó, x−y ∈ Ker f nên f (x−y) = 0.
Suy ra f (x) = f (y). Do đó ϕ là ánh xạ.

Với mọi x + Kerf, y + Kerf, ta có

ϕ(x + Ker f + y + kerf ) = ϕ(x + y + Ker f ) = f (x + y) = f (x) + f (y) = ϕ(x + Ker f ) +


ϕ(y + Ker f )

Do đó ϕ là đồng cấu vành.

Lấy x + Ker f ∈ Ker ϕ tùy ý. Ta có 0 = ϕ(x + Ker f ) = f (x). Suy ra x ∈ Ker f . Vậy
Ker ϕ = 0 nên ϕ là đơn cấu.

Do cách đặt ánh xạ nên hiển nhiên ϕ là toàn cấu.

Vậy ϕ là đẳng cấu nên X/ Ker f ∼


= Imf.

Bổ đề 1.2.6. Cho A, B là các module con của module X. Khi đó:

f : A/A ∩ B → (A + B)/B
a 7→ a
(a + A ∩ B 7→ a + B)

là một đẳng cấu A/A ∩ B ∼



= (A + B)/B .
9

Chứng minh. Ta có:

a1 + (A ∩ B) = a2 + (A ∩ B)
⇔ a1 − a2 ∈ A ∩ B
⇔ a1 − a2 ∈ B
⇔ a1 + B = a1 + B

(Chiều thuận là ánh xạ. Chiều nghịch là đơn ánh).

Hệ quả 1.2.7. Cho M ≤ A ≤ B. Khi đó:

f : A/M/B/M ∼
= A/B
a+M →7 a
(a + M ) + B/M →7 a+B

Chứng minh. Giả sử (a1 + M ) + B/M = (a2 + M ) + B/M ⇔ (a1 − a2 ) + M ∈ B/M


⇔ a1 − a2 ∈ B ⇔ a1 + B = a2 + B.

1.3 Tích trực tiếp và tổng trực tiếp của các Module

Định nghĩa 1.3.1. Cho {Ai }i∈I là họ các module bất kỳ trên R. Tích Descartes của họ
các tập Ai : Y 
Ai = u = (ai )i∈I | ai ∈ Ai
i∈I
Q
Trong Ai ta định nghĩa các phép cộng và phép nhân như sau:
i∈I

• (ai )i∈I + (bi )i∈I = (ai + bi )i∈I

• r(ai )i∈I = (rai )i∈I

Q
Khi đó Ai là module trên R, gọi là tích trực tiếp (ngoài) của họ module Ai .
i∈I

Ví dụ 1.3.2. Cho A1 , A2 , . . . , An . A1 × A2 × . . . × An = (a1 , . . . , an ) | ai ∈ Ai .

• (a1 , a2 , . . . , an ) ± (b1 , b2 , . . . , bn ) = (a1 ± b1 , a2 ± b2 , . . . , an ± bn ) .

• r (a1 , a2 , . . . , an ) = (ra1 , ra2 , . . . , ran ).


10

Q
Định nghĩa 1.3.3. Trong module Ai ta định nghĩa tập con
i∈I

M n o Y
Ai = (ai )i∈I chỉ có hữu hạn các chỉ số i để ai ̸= 0 ⊂ Ai
i∈I i∈I

Q
Dùng tiêu chuẩn module con ta chứng minh được ⊕ Ai ≤ Ai . Module này được gọi là
i∈I i∈I
tổng trực tiếp của họ các module Ai .

Định nghĩa 1.3.4. Với mọi i0 cố định, i0 ∈ I. Ta định nghĩa:

a) Phép nhúng chính tắc:

ii0 : Ai0 −→ ⊕ Ai
i∈I
a 7→ ii0 (a) ∈ ⊕ Ai
i∈I

 
xác định bởi i0 (a) i0 = a, i0 (a) i = 0, ∀i ̸= i0 . Tức là

ii0 : Ai0 −→ A1 × . . . × An
a 7→ (0, . . . , a, . . . , 0)

b) Phép chiếu chính tắc:


Q
P i0 : Ai −→ Ai0
i∈I
a = (ai )i∈I 7→ Pi0 (a) = ai0

Tức là

Pi0 : A1 × . . . × An −→ Ai0
(a1 , . . . , ai0 , . . . , an ) 7→ ai0

Đặc biệt nếu I là họ hữu hạn, ta có


Y M
Ai ≡ Ai
i∈I i∈I

1.4 Dãy khớp và dãy nửa khớp

Định nghĩa 1.4.1. Cho dãy các R-module và các đồng cấu R-module:
11

f g
A B C (I)

Dãy (I) được gọi là khớp tại B nếu Im f = Ker g.


Dãy (I) được gọi là nửa khớp tại B nếu Im f ⊂ Ker g (gf = 0).

Định nghĩa 1.4.2. Cho dãy các R-module và các đồng cấu R-module:

A1 A2 A3 An (II)

Dãy (II) được gọi là khớp (nửa khớp) nếu nó khớp (nửa khớp) tại mọi mắt Ai .

Định nghĩa 1.4.3. Một dãy khớp có dạng

f g
0 A B C 0

được gọi là dãy khớp ngắn.

Ví dụ 1.4.4. 1. Cho N ≤ M . Khi đó ta có dãy khớp ngắn

i p
0 N M M/N 0

Trong đó:

i:N →M
a 7→ a

p : M → M/N
a 7→ a = a + N
(Im i = N = Ker p)

2. Cho f : A → B là đồng cấu module. Khi đó f cảm sinh dãy khớp ngắn sau:

0 Ker f A A/Ker f 0

Bổ đề 1.4.5. Cho sơ đồ các đồng cấu module trên R.


12

f g
h
A B C D

α β γ δ

A′ B′ C′ D′
f′ g′ h′

trong đó các hình vuông là giao hoán, hai dòng là khớp, α đơn cấu và δ toàn cấu.

Khi đó các mệnh đề sau là đúng:

1. Im β = g ′−1 (Im γ)

2. Ker γ = g(Ker β)

Do đó: Nếu γ toàn cấu ⇒ β toàn cấu; Nếu β đơn cấu ⇒ γ toàn cấu.

Chứng minh. 1. Im β = g ′−1 (Im γ)


• Im β ⊂ g ′−1 (Im γ)
Lấy b′ ∈ Im β. Khi đó b′ = β(b).
Suy ra g ′ (b′ ) = (g ′ β)(b) = (γg)(b) = γ(g(b)) ∈ Im γ ′ .
Do đó b′ ∈ g ′−1 (Im γ).
Vậy Im β ⊂ g ′−1 (Im γ).
• g ′−1 (Im γ) ⊂ Im β
Lấy b′ ∈ g ′−1 (Im γ). Khi đó g ′ (b′ ) = γ(c).
Ta có: δh(c) = h′ γ(c) = h′ g ′ (b′ ) = 0.
Suy ra h(c) = 0. Do đó c ∈ Ker h = Im g.
Suy ra c = g(b).
Ta có: β(b) ∈ B ′ .
⇒ g ′ (βb) = γg(b) = γ(c) = g ′ (b′ )
⇒ g ′ (b′ − βb) = 0
⇒ b′ − β(b) ∈ Ker g ′ = Im f ′
⇒ b′ − β(b) = f ′ (a′ ) = f ′ (α(a)) = β(f (a))
⇒ b′ = β(b + f (a)) ∈ Im β.
Vậy g ′−1 (Im γ) ⊂ Im β.

2. Ker γ = g(Ker β)
• Ker γ ⊂ g(Ker β)
Lấy c ∈ Ker γ. Khi đó γ(c) = 0.
Ta có: δh(c) = h′ γ(c) = 0.
Mà δ đơn ánh nên h(c) = 0. Suy ra c ∈ Ker h = Im g.
13

Suy ra c = g(b).
Ta có: γ(c) = 0
⇒ γ(g(b)) = 0
⇒ g ′ β(b) = 0
⇒ β(b) ∈ Ker g ′ = Im f ′
⇒ β(b) = f ′ (a′ )
Mà α là toàn cấu nên a′ = α(a)
⇒ β(b) = f ′ (α(a)) = βf (a)
Suy ra β(b − f (a)) = 0 hay b − f (a) ∈ Ker β.
Mà c = g(b) = g(b) − g(f (a)) = g(b − f (a))
Suy ra c ∈ g(Ker β).
Vậy Ker γ ⊂ g(Ker β).
• g(Ker β) ⊂ Ker γ
Lấy c ∈ g(Ker β. Khi đó ∃b ∈ Ker β : c = g(b).
Ta có: γ(c) = γ(g(b)) = g ′ β(b) = g ′ (0) = 0.
Suy ra c ∈ Ker γ.
Vậy g(Ker β) ⊂ Ker γ.

Bổ đề 1.4.6. Cho sơ đồ các đồng cấu module trên R.

f g h k
A B C D E

α1 α2 α3 α4 α5

A′ B′ C′ D′ E′
′ ′ ′ ′
f g h k

trong đó các hình vuông là giao hoán, hai dòng là khớp.

Khi đó các mệnh đề sau là đúng:

1. Nếu α1 toàn cấu, α2 , α4 đơn cấu thì α3 đơn cấu.

2. Nếu α5 đơn cấu, α2 , α4 toàn cấu thì α3 đơn cấu.

3. Nếu α1 , α2 , α4 , α5 đẳng cấu thì α3 đẳng cấu.

Chứng minh. Được suy ra trực tiếp từ Bổ đề ??

Gợi ý:
14

1. Bỏ α5 ta được Bổ đề ??b:
Ker α3 = g(Ker α2 ) = g(0) = 0 ⇒ α3 đơn cấu.

2. Bỏ α5 ta được Bổ đề ??a:
Im α3 = h′−1 (Im α4 ) = h′−1 (D′ ) = C ′ ⇒ α3 toàn cấu.

Bổ đề 1.4.7. Cho sơ đồ các đồng cấu module trên R.

f g
0 A B C 0

α γ β

0 A′ B′ C′ 0
′ ′
f g

trong đó các hình vuông là giao hoán, hai dòng là khớp. Khi đó các mệnh đề sau là đúng:

1. Nếu α, γ đơn cấu thì β đơn cấu.

2. Nếu α, γ toàn cấu thì β toàn cấu.

3. Nếu α, γ đẳng cấu thì β đẳng cấu.

Chứng minh. Được suy ra trực tiếp từ Bổ đề 1.4.6

Gợi ý: Bổ sung đồng cấu 0 vào sơ đồ giao hoán.

You might also like