You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: THIẾT KẾ VỊ TRÍ VÀ MẶT BẰNG


HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

Họ tên: Nguyễn Văn Đạt


Lớp: 62CK-QLM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BÙI VĂN TUYỂN

HÀ NỘI – 2022
NHIỆM VỤ ĐỒ
THIẾT KẾ VỊ TRÍ VÀ MẶT BẰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

1- Tên đề tài:Tính toán, thiết kế vị trí mặt bằng sản xuất......


2- Số liệu ban đầu:Thông số, thông tin cần thiết của dây chuyền sản xuất...
3- Yêu cầu kết quả
Thuyết minh: 01 quyển thuyết minh (khoảng 30 trang A4)
- Chương 1: Tổng quan
+ Mục đích ý nghĩa của thiết kế mặt bằng
+ Tổng quan về Phương pháp thiết kế mặt bằng sử dụng
+ Tổng quan về dây chuyền sản xuất lựa chọn
+ Các thông số, thông tin về dây chuyền sản xuất
- Chương 2: Tính toán thiết kế
+ Bố trí mặt bằng: thiết bị máy móc, đường đi lối lại, vận chuyển dòng vật
tư,…
+ Thiết kế kiến trúc nhà xưởng: chọn kết cấu nhà, thông gió, chiếu sáng,
điện nước,….
+ Thiết kế kết cấu nhà xưởng: tính toán bền sơ bộ, lựa chọn cấu kiện.
+ Thống kê vật tư xây dựng nhà xưởng
Bản vẽ:
- Bản vẽ mặt bằng
- Bản vẽ kiến trúc
- Bản vẽ kết cấu

4- Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 05/09/2023

Giảng viên hướng dẫn

Bùi Văn Tuyển


LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học là một trong những học phần quan trọng trong chương trình
đào tạo tại trường đại học. Đồ án môn học giúp sinh viên có thời gian nghiên cứu, hệ
thống lại những kiến thức đã học và biết cách áp dụng những kiến thức đó vào đề tài
của mình. Đó không chỉ là sản phẩm của cả một qua trình phấn đấu lâu dài, nỗ lực
nghiên cứu của sinh viên mà còn là thành quả tốt đẹp của sự giúp đỡ, hợp tác từ nhiều
phía. Để đồ án được hoàn thành tốt, sự chỉ bảo, hướng dẫn của Thầy ; sự nhiệt tình
giúp đỡ chân thành của bạn bè,... đóng vai trò hết sức qua trọng trong quá trình thực
hiện đồ án.
Riêng bản thân chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hữu ích. Vì
vậy, khi đã hoàn thành đồ án này, chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Quý Thầy, Bộ môn Quản lý máy và Hệ thống kỹ thuật công nghiệp đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt
thời gian học tập.
- Thầy Bùi Văn Tuyển đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức
hữu ích liên quan đến môn “Thiết kế vị trí mặt bằng” làm nền tảng để
chúng tôi thực hiện, hoàn thành tốt đồ án này.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Văn Đạt


TÓM TẮT

Công ty TNHH nhà máy chả cá là một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong
sản xuất các sản phẩm về giày thể thao. Trong những năm gần đây công ty đã không
ngừng phát triển, tình hình hoạt động ngày càng khả quan, chính vì thế công ty đã
quyết định mở rộng quy mô sản xuất, phát triển lĩnh vực này. Vậy nên, chúng tôi
quyết định thực hiện đề tài, dựa trên mục tiêu lựa chọn được địa điểm xây dựng nhà
máy, đồng thời bố trí được mặt bằng sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa vị trí thiết bị, vật tư,
con người, cơ sở hạ tầng… nâng cao năng suất sản xuất.
Thực hiện đề tài “Thiết kế vị trí mặt bằng cho nhà máy day chuyền chả cá”
với mục tiêu lựa chọn và sắp xếp một mặt bằng phù hợp đảm bảo dụng hiệu quả
không gian, sử dụng hiệu quả nhân lực. Để đạt được mục tiêu để ra, việc đầu tiên là
lược khảo các tài liệu, các bài báo nước ngoài liên quan đến đề tài. Tiếp đến, tìm hiểu
cơ sở lý thuyết của các phương pháp sử dụng trong việc lựa chọn vị trí nhà máy, cân
bằng chuyền. Tìm hiểu tổng quan về công ty, các địa điểm tiềm năng để xây dựng nhà
máy. Từ đó, dùng phương pháp trọng số đơn giản để chọn ra địa điểm xây dựng phù
hợp. Đồng thời, thu thập thông tin về các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, quy
trình sản xuất, thời gian sản xuất ở từng công đoạn để xây dựng được bài toán cân
bằng chuyền bằng phương pháp RPW, bố trí được mặt bằng cho nhà xưởng.
Kết quả của đề tài, chúng tôi đã tìm ra vị trí xây dựng nhà xưởng phù hợp và
cách bố trí mặt bằng hợp lý. Bên cạnh đó còn đề xuất những kiến nghị nhằm khắc
phục những hạn chế trong đề tài và mở rộng đề tài.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

I . MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA BÀI TOÁN MẶT BẰNG:

1.Mục đích của thiết kế mặt bằng

Đối với bài toán mặt bằng, hầu hết mục tiêu đặt ra cho các mô hình dạng toán học là
cực tiểu hóa chi phí nâng chuyển vật tư, là một hệ số định lượng quan trọng. Bên cạnh
đó, các mục tiêu khác cả định lượng lẫn định tính như sử dụng hiệu quả không gian,
sử dụng hiệu quả nhân lực, loại bỏ điểm nghẽn, thuận lợi trong giao tiếp, tương tác
giữa công nhân với nhà quản lý hay giữa nhà quản lý với khách hàng, giảm thời gian
chu kỳ sản xuất hay thời gian phục vụ khách hàn, loại bỏ lãng phí, thuận tiện trong
việc di chuyển, sắp đặt nguyên vật liệu, sản phẩm hay con người,an toàn, tăng chất
lượng phục vụ hay sản phẩm, tiện lợi cho hoạt động bảo trì, dễ dàng kiểm soát các
hoạt động vận hành của hệ thống, linh hoạt, và nhanh chóng thích ứng với các thay
đổi, yêu cầu mới, tăng năng lực sản xuất……có thể được xem xét. Thông thường, bài
toán mặt bằng đặt ra nhiều hơn một mục tiêu và các mục tiêu này thường có tính mâu
thuẫn lẫn nhau, tác động lẫn nhau và kết quả là cần phải ra các quyết định đánh đổi
giữa các mục tiêu. Bên cạnh đó, điều hiển nhiên là bài toán này được xem xét với một
tập hợp các giới hạn hay giàng buộc khác nhau về nguồn lực, về nhu cầu, về các mối
quan hệ,…Vì vậy, có thể nói bài toán mặt bằng là bài toán tối ưu đa mục tiêu với
nhiều ràng buộc và nhiều chi phí, lợi ích có thể cũng như không thể định lượng được.
Việc xác định phương án hay lời giản tối ưu rất khó và gần như không thể tìm được.
Chúng ta hi vọng sẽ tìm được lời giải “tốt”, lời giải đáp thỏa mãn cũng như hi sinh các
mục tiêu ở mức độ tốt nhất để chấp nhận được. Ngoài ra, khi xác định phương án thiết
kế mặt bằng, cần xem xét các khía cạnh quan tâm của chủ dự án, khách hàng, nhà
cung cấp, nhân viên….

2. Ý nghĩa của thiết kế mặt bằng

Xác định cấu trúc hữu hình của hệ thống sản xuất được xem như là bài toán bố trí mặt
bằng. Định ví trí cho các thiết bị trên mặt bằng và đạt hiệu quả từ công việc thiết kế
này là bài toán rất quan trọng và đầy thách thức trong sản xuất công nghiệp. Theo các
chuyên gia, chi phí dành cho nâng chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm chiếm khoảng
20-50% chi phí sản xuất trong nhà máy công nghiệp. Nếu thiết kế mặt bằng tốt, chi
phí này còn khoảng 2-15% chi phí sản xuất. Theo ước lượng, ví dụ, có khoảng 8%
tổng sản lượng thu nhập quốc nội Mỹ đầu tư vào thiết kế mặt bằng mới trong mỗi năm
kể từ năm 1955. Ngày nay, năng suất tăng hơn 300% so với 20 năm trước. Do đó, một
kinh phí đầu tư rất lớn đã và đang được dùng trong nghiên cứu và phát triển mặt bằng
mới và hiệu quả. Vì vậy bài toán bố trí mặt bằng là một trong những lĩnh vực rất hữa
hẹn và đầy thú vị cho các nhà nghiên cứu, hoạch định cũng như các nhà ra quyết định
Hình 1.1 Tổng mặt bằng nhà máy Hình 1.2 Tổng mặt bằng nhà máy
II. CÁC HÌNH THỨC BỐ TRÍ MẶT BẰNG CƠ BẢN

Dòng sản xuất càng được sắp xếp hợp lý thì sự lãng phí về thời gian hay
nguồn lực càng giảm, thậm chí không còn. Lãng phí về thời gian có thể bao
gồm lãng phí trong công việc vận chuyển không cần thiết, một loại lãng phí
cơ bản nhất trong sản xuất. Lãng phí trong sự di chuyển có thể là sự lãng phí
về nhân lực, vật tư hay nguồn lực di chuyển sang các bộ phân khác không cần
thiết. Để tránh sự di chuyển không cần thiết này, cần thiết kế một mặt bằng
tốt.

Có bốn hình thức bố trí mặt bằng cơ bản:

1.2.1. Mặt bằng theo sản phẩm

Mặt bằng này còn gọi là mặt bằng theo dây chuyền sản xuất và sử dụng khi
các quá trình xử lý được bố trí theo trình tự gia công sản phẩm. Nguyên vật di
chuyển trực tiếp từ trạm làm việc này sang trạm làm việc kế tiếp bên cạnh.

Hình 1.3 Ví dụ mặt bằng theo sản phẩm với ba dây chuyền sản xuất và dây chuyền
sản xuất thực

• Điểm mạnh
- Dòng di chuyển nhịp nhàng, đơn giản, theo trình tự và trực tiếp
- Năng suất cao
- Chi phí trên đơn vị thấp
- Độ hữu dụng của máy móc hay nhân lực cao
- Chi phí nâng chuyển vật liệu thấp
- Yêu cầu về tay nghề nhân công thấp
- Tồn kho bán phẩm tốt
• Điểm yếu
- Độ hữu dụng của thiết bị cao đồng nghĩa với rủi ro
- Năng suất hệ thống quyết định bởi điểm nghẽn
- Không đáp ứng tính linh hoạt khi thay đổi số lượng và thiết kế
sản phẩm
- Sự hứng khởi của nhân công giảm
- Đòi hỏi mức đầu tư lớn

1.2.2. Mặt bằng theo qui trình

Mặt bằng là tập hợp các khu vực xử lý theo chức


năng hay qui trình. Tất cả các máy cùng xử lý một
chức năng hay thực hiện cùng qui trình được nhóm
lại với nhau trong cùng một kh vực. Các qui trình
tương tự hay giống nhau được nhóm lại với nhau.

Hình 1.4 Mặt bằng sản xuất theo quy trình

Hình 1.5 Ví dụ mặt bằng bố trí theo quy trình Hình 1.6 Ví dụ dòng di
chuyển vật tư
• Điểm mạnh
- Các thiết bị đa năng có thể được sử dụng - Tăng tính hữu dụng
của máy móc thiết bị
- Linh hoạt trong bố trí nhân lực và thiết bị
- Mạnh trong việc đối phó với việc hỏng hóc của máy móc, trong
sự thay đổi số lượng và thiết kế của sản phẩm
• Điểm yếu
- Đòi hỏi yêu cầu về nâng chuyển vật tư
- Tăng WIP
- Dòng sản phẩm dài hơn
- Khó khăn trong việc điều độ công việc
- Đòi hỏi kỹ năng cao hơn
- Khó khăn trong việc phân tích qui trình vận hành
1.2.3. Mặt bằng theo nhóm công nghệ

Dễ dàng nhận thấy rằng những điểm mạnh của mặt bằng thep sản phẩm là
điểm yếu của mặt bằng qui trình và ngược lại. Một mặt bằng thoả hiệp có thể
dược sử dụng khi sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm không đủ lớn để tiến
hành bố trí mặt bằng theo sản phẩm nhưng có thể bằng cách nhóm các sản
phẩm theo họ sản phẩm và thực hiện gia công chúng trong một khu vực. Các
nhóm sản phẩm theo khu vực này được gọi là các ô và mặt bằng khi đó được
gọi là mặt bằng theo ô hay mặt bằng theo nhóm. Phương pháp hay cách thức
nhóm các chi tiết hay sản phẩm được gọi là công nghệ nhóm.

Hình 1.7 Ví dụ mặt bằng theo nhóm công nghệ Hình 1.8 Mặt bằng theo
nhóm công nghệ

• Điểm mạnh
- Kết hợp các lợi ích của mặt bằng theo sản phẩm và theo quá
trình
- Độ hữu dụng của thiết bị cao
- Dòng di chuyển nhịp nhàng và khoảng cách ngắn
- Tạo không gian làm việc nhóm
- Thiết bị đa năng
• Điểm yếu
- Yêu cầu kĩ năng quản lí chung
- Đòi hỏi đáp ứng kỹ năng ở một mức độ cần
- Cân bằng các khu vực (Ô) sản xuất khó khăn hơn, sự mất cân
bằng ở các khu vực có thể tăng WIP

(Work-in-Progress , viết tắt: WIP) là một thuật ngữ thường dùng trong quản
lý chuỗi cung ứng và sản xuất. Thuật ngữ WIP mô tả hàng hóa đang được
thực hiện trên dây chuyền sản xuất (bán thành phẩm) và chờ hoàn thành sản
phẩm hoàn thiện.

1.2.4. Mặt bằng theo dự án

Đối với các dạng bố trí mặt bằng đề cập trên, dòng di chuyển chủ yếu là dòng
nguyên vật liệu, bán phẩm hay thậm chí cả thành phẩm. Trong một số trường
hợp như sản phẩm quá lớn để có thể di chuyển qua từng trạm xử lý thì sự di
chuyển này không khả thi hay không có tính kinh tế.

Hình 1.9 Ví dụ mặt bằng theo dự án Hình 1.10 Xưởng


đóng tàu

IV. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG

1.3.1. Phương pháp hoạch định mặt bằng theo hệ thống

Là phưng pháp có tính thực tế và được tổ chức tốt nhất trong tái thiết mặt bằng
sẵn có hay thiết kế mặt bằng mới.

Kỹ thuật này được phát triển bởi Richart Muther và các cộng sự vào năm
1973. Nó là sự kết hợp của các phép đo định lượng dòng di chuyển của các
nguyên vật tư với việc xem xét các yếu tố khác như độ ồn, nhiệt độ, giám sát,
giao tiếp, sự tiện lợi và di chuyển của công nhân,…

Một đặc điểm nổi bật của phương pháp này là cấu trúc chặt chẽ có tính logic,
dữ liệu đầu vào và đầu ra thể hiện rõ ràng ở từng bước.

- Quy trình gồm 11 bước được thực hiện theo trình tự, thứ bậc rõ ràng.

- Các bước gồm 3 nhóm chính: phân tích , tìm kiếm và chọn lựa.
Hình 1.11 Quy trình hoạch định mặt bằng theo hệ thống

I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI


1. Giới thiệu:
1.1. Đặt vấn đề:
Sản lượng tiêu thụ chả cá trên thế giới không có dữ liệu chính thức và chi tiết.
Tuy nhiên, chả cá là một món ăn phổ biến trong nhiều nền văn hóa và được ưa
chuộng ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, chả cá là một món ăn truyền thống trong ẩm
thực Việt Nam và Thái Lan. Cả hai nước này có sản lượng tiêu thụ chả cá lớn.

Ngoài ra, chả cá cũng được biết đến và ưa chuộng ở những quốc gia có văn
hóa ẩm thực đa dạng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu
Âu. Trong các nước này, chả cá có thể được sử dụng để làm món ăn chính hoặc
là thành phần trong các món ăn khác.

1.2. Cùng với sự phát triện của loại thực phẩm này nên chúng tôi quyết định
mở rộng thêm chi nhánh sản xuất chả cá để phục vụ cho con người
1.3. Lược khảo tài liệu:
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm được những đồ án về
các đề tài liên quan ở nhiều khóa trước, có thể kể đến như:
+ Johannes Fisel et al.(2019) đã có bài báo “Sự thay đổi và linh
hoạt của cân bằng dây chuyền lắp ráp là một vấn đề tối ưu
hóa đa mục tiêu”. Bài báo đã sử dụng các phương pháp dựa trên
các kịch bản, các thành phần tiềm năng trong tương lai của hỗn
hợp biến thể được nghiên cứu để nêu lên ý nghĩa kết quả cho hệ
thống lắp ráp được rút ra. Kết quả của phương pháp được trình
bày là một cấu hình cân bằng dây chuyền lắp ráp tối ưu, để thể
hiện khả năng ứng dụng thực tế của nó, một trường hợp sử dụng
trong cân bằng dây chuyền lắp ráp ô tô được trình bày.
+ Armin Klausnitzer và Rainer Lasch (2019) đã có bài báo “Bố
trí mặt bằng và tối ưu vật liệu”. Bài báo trình bày hai mô hình
được sử dụng: một công thức lập trình tuyến tính số nguyên hỗn
hợp để cạnh tranh các vấn đề bố cục có kích thước nhỏ, bao gồm
các điểm xử lý vật liệu, thiết kế đường dẫn và một mô hình thứ
hai sẽ được thực hiện thay vì các đường dẫn, đó là khía cạnh thiết
kế hiếm khi được xem xét trong các tài liệu liên quan. Kết quả
chỉ ra rằng quy hoạch và thiết kế tích hợp của mạng là một tiềm
năng lớn chưa được khai thác để thiết kế bố cục và quy trình lập
kế hoạch.
+ Haile Sime et al. (2019), đã có bài báo “Tính khả thi của việc
sử dụng mô phỏng kỹ thuật để cân bằng dây chuyền trong
ngành may mặc”. Phương pháp được sử dụng trong bài báo là
mô phỏng máy tính cho phép người ta quản lý bản chất ngẫu
nhiên của các biến hệ thống. Các kết quả thử nghiệm đã chỉ ra
rằng các kỹ thuật mô phỏng máy tính có thể được sử dụng để
phân tích hệ thống hiệu quả trong ngành.
+ Jordi Pereira và Eduardo Álvarez-Miranda (2019) đã có bài
báo “Một cách tiếp cận chính xác cho vấn đề cân bằng dây
chuyền lắp ráp”. Bài báo đã trình bày về việc giải quyết vấn đề,
một số giới hạn thấp hơn, quy tắc thống trị và quy trình liệt kê
được đề xuất, các phương pháp này được thử nghiệm trong một
thí nghiệm tính toán bằng các cách khác nhau. Kết quả của thí
nghiệm cho thấy phương pháp có thể giải quyết các trường hợp
lớn hơn trong thời gian chạy ngắn hơn, các kết quả nêu bật thực
tế là có thể giảm số lượng phí bổ sung (trạm).
+ Alexandre Dolgui và Evgeny Gafarov (2017) đã có bài báo
“Những ý tưởng mới trong cân bằng dây chuyền”. Bài báo
trình bày hai cách khác thường được đề xuất để ước tính mức độ
phức tạp của các vấn đề là giảm biểu đồ ưu tiên cho một mặt
phẳng và chuyển đổi vấn đề sang vấn đề tối đa hóa, chỉ ra cách
các kỹ thuật được sử dụng và tại sao chúng hữu ích cho việc phân
tích các trường hợp về vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp. Kết
quả là thời gian chu kỳ được cố định và giảm thiểu số lượng trạm
đến tối thiểu.

Các nghiên cứu trên đã phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình chọn đặt nhà máy, các phương pháp hỗ trợ định vị doanh nghiệp, nêu
rõ các yếu tố quan trọng của một dây chuyền làm việc và nguyên tắc cần
phải tuân thủ, các hình thức cũng như phương pháp bố trí mặt bằng sản
xuất... Tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được một quy trình cải tiến cũng như thiết
kế một dây chuyền hoàn chỉnh.
1.3. Mục tiêu của đề tài:
1.3.1. Mục tiêu chung:
- Nắm vững kiến thức và các phương pháp thiết kế vị trí mặt bằng.
- Chọn được vị trí đặt nhà máy.
- Cân bằng dây chuyền và thiết kế vị trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Sử dụng hiệu quả không gian, nhân lực, loại bỏ điểm nghẽn, thuận lợi
trong tương tác giữa công nhân, công nhân với quản lý hay giữa quản lý
với khách hàng.
- Giảm thời gian sản xuất, thời gian phục vụ khách hàng, loại bỏ lãng phí.
- Thuận tiện trong việc di chuyển, sắp đặt nguyên vật liệu, sản phẩm hay
con người.
- An toàn, tăng chất lượng phục vụ, tiện lợi cho hoạt động bảo trì, dễ dàng
kiểm soát các hoạt động vận hành của hệ thống, linh hoạt và nhanh
chóng thích ứng với các thay đổi, yêu cầu mới, tăng năng lực sản xuất,...
- Nếu mặt bằng được thiết kế tốt có thể giảm 10 – 30% chi phí dành cho
nâng chuyển vật liệu (chiếm khoảng 20 – 50% chi phí sản xuất) vì khi
đó thời gian sản xuất ở các công đoạn, khoảng cách vận chuyển, không
gian,... đã được thiết kế và bố trí một cách tối ưu, dây chuyền có thể vận
hành hiệu quả và liên tục.
1.4. Cấu trúc
bài viết: -
Giới
thiệu.
- Cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Giới thiệu về nhà máy dự kiến.
- Xác định vị trí mở nhà máy.
- Thiết kế vị trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất.
- Kết luận và kiến nghị.

2. Cơ sở lý thuyết:
2.1. Xác định vị trí nhà máy:
Phương pháp cho điểm có trọng số:
2.1.1.
- Là phương pháp xác định vị trí nhà máy được
ưu tiên lựa chọn khi tính đến đầy đủ hai khía
cạnh là phân tích về mặt định tính và định
lượng.
- Phương pháp này vừa cho phép đánh giá, vừa
cho phép so sánh giữa các phương án.
- Các bước thực hiện:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh
nghiệp.
+ Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó.
+ Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp.
+ Nhân số điểm trọng với trọng số của từng nhân tố.
+ Tính tổng số điểm cho từng địa điểm.
+ Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.
2.1.2. Phương pháp tọa độ trung tâm:
- Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn
địa điểm đặt doanh nghiệp trung tâm hoặc kho
hàng trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng
hoá cho địa điểm tiêu thụ khác nhau.
- Mục tiêu là tìm vị trí sao cho tổng quãng
đường vận chuyển lượng hàng hoá đến các địa
điểm tiêu thụ là nhỏ nhất.
- Phương pháp toạ độ trung tâm coi chi phí tỷ lệ
thuận với khối lượng hàng hoá và khoảng cách
vận chuyển.
X= ∑ 𝑋𝑖 và Y= ∑ 𝑌𝑖
𝑛 𝑛
- Trong trường hợp khối lượng hàng hóa vận
chuyển là khác nhau ta có thể xác định tọa độ
trung tâm bằng công thức sau:

𝑋𝑖 = ∑∑𝑋𝑄𝑖𝑄𝑖 𝑖 và 𝑌𝑖 = ∑ 𝑌 𝑖𝑄 𝑖
∑ 𝑄 𝑖

- Trong đó:
𝑋𝑖 là hoành độ của điểm i, lấy theo bản đồ.
𝑌𝑖 là tung độ của điểm i, lấy theo bản đồ.
𝑄𝑖 là lượng vẩn chuyển đến cở sở i.
∑ 𝑄𝑖 là lượng vận chuyển đến tất cả các cở sở i.
2.2. Cân bằng dây chuyền:
❖ Công thức chung:
1. Thời gian chu kỳ:

𝑻𝒉ờ𝒊𝑺 𝒈𝒊𝒂𝒏ả𝒏 𝒍ư ợ𝒔ả𝒏𝒈𝒏 𝒙𝒖ấ𝒕


TG chu kỳ =

2. Số trạm tối thiểu:

N= ∑𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏𝑻𝑮 𝒄𝒉𝒖 𝒄á𝒄 𝒌𝒄ôỳ𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄

➔ Nếu lẻ thì làm tròn

3. Hiệu suất:
H = ∑ 𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄á𝒄 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄
𝑺ố 𝒕𝒓ạ𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒙 𝑻𝑮 𝒄𝒉𝒖 𝒌ỳ
Tỉ lệ mất cân bằng = 100% - H

❖ Giải thuật xếp hạng theo vị trí trọng số (Ranked Position


Weighted): Công việc có trọng số vị trí lớn nhất được phân
trước. Các bước thực hiện:
1. Tính PW cho mỗi nhiệm vụ.
2. Sắp xếp nhiệm vụ có PW từ lớn đến nhỏ.
3. Sắp xếp nhiệm vụ vào trạm theo PW.
4. Tính hiệu suất dây chuyền.
❖ Giải thuật công việc theo sau nhiều nhất: Công việc có các công
việc theo sau nhiều nhất thì phân trước.
Các bước thực hiện:
1. Tính thời gian
chu kỳ. 2. Tính số
trạm tối thiểu.
3. Sắp xếp công việc vào trạm.
4. Tính hiệu suất dây chuyền.
2.3. Khoảng cách giữa các vị trí máy móc:
2.3.1. Bài toán vị trí đơn Minimax: Mục tiêu là cực tiểu hóa khoảng
cách cực đại giữa thiết bị/nhà máy mới với các thiết bị/nhà máy
hiện hữu. Hàm mục tiêu:
Minimize f(x) = max [(|( x − ai| +|y − bi|), I =
{1,2,...M}] Giải thuật:
• C1 = minimum ( ai + bi)
• C2 = maximum ( ai + bi)
• C3 = minimum ( -ai + bi)
• C4 = maximum ( -ai + bi)
• C5 = max ( C2 – C1 , C4 – C3)
Lời giải tối ưu cho vị trí thiết bị mới nằm trên đoạn thẳng kết nối hai
điểm ( x1*, y1* ) và ( x2*, y1* )
Với ( x1*, y1* ) = 0.5 ( c1 -c3, c1 + c3 + c5)
( x2*, y2* ) = 0.5 ( c2 – c4, c2
+c4 – c5) Và khoảng cách lớn nhất
là C5/2
2.3.2. Khoảng cách vuông góc:
d(X,P) = |x - a| + |y - b|
3. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu kỹ chủ đề, tìm hiểu nhiều thông tin về chủ đề thông qua
nhiều cách tiếp cận: internet, sách, báo, các bài nghiên cứu trước, những
sinh viên cùng khóa hoặc khóa trước.
- Khảo sát cách bố trí các thiết bị, máy móc ở nhà máy Tỷ Bách.
- Lựa chọn địa điểm tốt nhất từ các nơi đã khảo sát bằng phương pháp cho
điểm có trọng số.
- Cân bằng dây chuyền sản xuất bằng phương pháp cân bằng dây chuyền.
- Thiết kế mặt bằng nhà xưởng, vị trí các máy móc thiết bị,... dựa vào quy
trình sản xuất.

4. Giới thiệu nhà máy dự kiến:


4.1. Đơn vị chủ quản:
Tên doanh nghiệp : nhà máy sản xuất chả cá 4 mùa
Tên viết tắt: NHÀ MÁY 4 mùa
Mã số thuế: 0022112002
Điện thoại: (028) 38 222755- Giám đốc: NGUYỄN VĂN ĐẠT
Quy mô sản xuất: gần 100 lao động - Năng suất: 2000 sản phẩm /tháng
Bắt đầu hoạt động từ tháng : 9 - 2023

Hình 1 : sản phẩm chả cá của công ty


4.2 Nhá máy dự kiến:
Nhà máy mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tăng cao của ngành, cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại.
- Quy mô:
+ Nhân công: 100 lao động
+ Công suất thiết kế: 2000 sản phẩm
/tháng
- Hoạt động của nhà máy:
+ Tiếp nhận nhiệm vụ, đơn hàng
+ Nhập nguyên liệu
+ Quá trình chế biến
+ Kiểm tra thành phẩm
+ Đóng gói và lưu kho
+Xuất
hàng - Sản phẩm:
+ Sản phẩm dự kiến: chả cá
4.3 Chọn vị trí mặt bằng nhà xưởng
- Hãy lựa chọn đất xây dựng nhà xưởng cách xa mặt đường. Tuy vậy không có nghĩa
là bạn chọn những khu đất đồi núi, heo hút. Những mảnh đất có hồ và sông ở phía sau
lưng bạn cũng nên tránh. Những mảnh đất kiểu này nếu không xây dựng cẩn thận sẽ
dễ sạt lở, tốn kém trong việc gia cố. Nếu trong trường hợp không thể tránh được, bạn
nên trồng thêm hàng cây liễu, thông… phía sau để che chắn và bảo vệ. Lựa chọn
những mảnh đất xây dựng có con đường ở phía bên phải thay vì phía bên trái sẽ thuận
tiện cho việc xây dựng, thi công và kinh doanh.
Cũng cần chú ý thêm yếu tố nền móng, yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền
và chất lượng nhà xưởng. Đảm bảo đầy đủ quy trình thiết kế nhà xưởng bao gồm thiết
kế hồ sơ kỹ thuật, thiết kế cơ sở, bản vẽ nhà xưởng. Quan trọng nhất vẫn là khâu thiết
kế, cần đảm bảo đầy đủ thông số kỹ thuật các vật liệu xây dựng phù hợp với các tiêu
chuẩn và hiện trạng công trình.
Trước khi bắt tay vào xây dựng công trình, chủ thầu cần phải tính toán và cân nhắc
thật kỹ sao cho vừa đảm bảo tối ưu hiệu quả nhưng đồng thời phải tiết kiệm chi phí.
Đồng thời, cũng cần lường trước những khó khăn và tình huống xấu có thể xảy ra để
kịp thời đưa ra phương án xử lý phù hợp.
4.4 Các thiết bị dùng để gia công và thông số thiết bị của nhà máy
- Các thiết bị dùng để gia công :
Bảng 1 ; kích thước thiết bị

Tên thiết bị Kích thước (mm)

Máy rửa cá 1440x730x740


Máy tách xương cá 1160x1000x750
Máy xay cá 5300x1200x9500
Máy xay chả cá 570x370x500
Máy quết chả cá 310x350x790
Tủ hấp 780x510x40
Bếp chiên 1670x1750x1400
Máy hút chân không 1450x690x950

Máy rửa cá với chức năng rửa sạch các loại cá, tôm, thuỷ hải sản,… cho năng suất
cao. Máy giúp các cơ sở chế biến và cung cấp thực phẩm hải sản chuyên nghiệp tiết
kiệm đến 80% thời gian làm sạch nguyên liệu so với cách rửa truyền thống nặng nhọc
khác. Đây cũng là 1 trong những thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất chả cá
hoặc xuất khẩu hải sản ra nước ngoài.

Hình 2 ; máy rửa cá


Máy tách xương cá : chuyên dụng cho việc tách xương, da, gân cá với năng suất cao,
chất lượng đảm bảo. Máy có khả năng tách xương sạch lên tới 98% và đồng thời làm
nhuyễn thịt cá nhanh chóng, giúp các cơ sở chế biến tiết kiệm tối đa thời gian, công
sức và chi phí nhân công.
HÌnh 3; Máy tách xương cá
Máy xay cá :

Hình 4; Máy xay cá


Máy xay chả cá :
Hình 5 ; máy xay chả cá
Máy quếch chả cá:

Hình 6 ; máy quếch chả cá

Bếp chiên :
Hình 7 ; Nồi chiên

Hình 8; sơ đồ sản xuất chả cá

4.5 Diện tích dây chuyền ( S )


- S = D*R
+ D : chiều dài dây chuyền tính từ vị trí xa nhất
+ R : chiều rộng dây chuyền
A . chiều dài dây chuyền
- Chiều dài của một máy rửa cá

a1: chiều rộng máy ( 0,73m)

b1 : khoảng cách từ máy đến người ( 0,5m)

Như vậy , ta có chiều rộng của một máy rửa cá thông thường

D1 = a1+b1 = 0,73+0,5 = 1,23 (m)

-Chiều dài của máy tách xương


a2: chiều rộng của máy tách cá (1m)

b2 : khoảng cách giữa hai máy

d2: khoảng cách từ máy đến bộ điều khiển (0,5m)

Như vậy , ta có chiều rộng của một máy tách xương thông thường

D2 = a2+d2 = 1+0,5 = 1,5 (m)

-Chiều dài của máy xay cá


a3: chiều rộng của máy xay cá (1,2m)

d3 : khoảng cách từ máy đến bộ điều khiển (0,5m)

e3 : chiều rộng bộ điều khiển (0,25m)

f3 : khoảng cử động cho người đứng ( 0,25m)

Như vậy , ta có chiều rộng của một máy xay cá thông thường

D3 = a3+d3+e3+f3 = 1,2+0,5+0,25+0,25 = 2,2 (m)

Các máy xay chả , máy chộn có cùng thông số vs máy xay cá

-Chiều dài của máy chiên cá


a4: chiều rộng máy

b4 :khoảng cách tử máy đến bộ điều khiển

c4 : chiều rộng bộ điều khiển (0,25m)

d4 : khoảng cử động cho người đứng ( 0,25m)

Như vậy , ta có chiều rộng của một máy xay cá thông thường

D4 = a4+b4+c4+d4 = 1,75+0,5+0,25+0,25 = 2,75 (m)

+ Chiều rộng của dây chuyền :

a : chiều dài của bàn (1,1m)

b : chiều rộng của băng chuyền (0,8m)

c : khoảng cách từ băng chuyền tới bàn máy (0,2m)


Vậy chiều rộng của dây chuyền là :

R = 2a + b + 2c = 9,4 (m)

Diện tích dây chuyền là :

S=D*R

S = 12,8 * 9,4 = 120,32

Ngoài ra còn các bố trí sau :

- Cuối chuyền cách tưởng 2m

- Đầu chuyền đến tường 2m

- Chiều rộng cửa ra vào xưởng 3m

- Dòng di chuyển :

Sau khi mô hình dòng di chuyển tại các trạm làm việc được xác định, không gian yêu cầu cho
các trạm làm việc được tính trên cơ sở đó. Mô hình dòng di chuyển trong các bộ phận chức
năng chứa các trạm làm việc cần được thiết kế. Đó là dòng di chuyển giữa các trạm làm việc
với nhau trên cùng 1 bộ phận chức năng.

Ta chọn dòng di chuyển :

END-TO-END

- Dòng di chuyển nhỏ sẽ xuất hiện giữa các trạm làm việc, đồng thời giữa các trạm làm việc
và lối đi trong bộ phận chức năng. Thiết kế các dòng di chuyển này phụ thuộc vào tương tác
giữa các trạm làm việc, không gian sẵn có, kích thước vật tư di chuyển.

- Thông thường dòng di chuyển là sự kết hợp của các mô hình dòng di chuyển theo chiều
ngang (cùng mặt phẳng) và cần xem xét đến đầu vào (bộ phận tiếp nhận) và đầu ra (bộ phận
giao hàng) của hệ thống.
- Cần kết hợp các dòng di chuyển đã đề cập trên, xác định lối đi hợp lý để thực hiện quá trình
di chuyển từ đầu đến cuối.

Bằng cách cực đại hóa số đường di chuyển trực tiếp, giảm dòng di chuyển và cực tiểu hóa chi
phí dòng di chuyển để đạt dòng di chuyển hiệu quả.

Dòng di chuyển trực tiếp là một đường di chuyển không bị gián đoạn từ đầu đến cuối.

=> Ta có dòng di chuyển của nhà máy như sau :

1 2 3 4 5 6

8 9 10 11 12
7

1 Rửa cá Máy rửa

2 Làm lạnh ( 4 độ c) MIK

3 Làm vảy và lấy ruột M1K

4 Rửa ca 2 M1K

5 Tách xương cá Máy tách xương

6 Xay cá Máy xay cá

7 Xay chả cá Máy xay chả cá

8 Chộn cahr cá Máy chộn

9 Tạo hình chả cá M1K

10 Chiên chả cá Nồi chiên chả cá

11 Kiểm tra BÀN LÀ


12 Đóng gói M1K

Bảng2 : giây chuyền sản xuất

Hình 9 : sơ đồ sản xuất nhà máy

II. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ XƯỞNG


2.2.1. Kết cấu nhà xưởng
- Ta lựa chọn thiết kế kết cấu nhà xưởng dạng 1 tầng. Kết cấu nhà xưởng dạng 1 tầng
mang lại những lợi ích sau:
+ Dễ thiết kế với thời gian thiết kế nhanh chóng, đảm bảo tiến độ kinh doanh.
+ Nhà xưởng 1 tầng đem lại tính ứng dụng cao, giải quyết được nhu cầu làm nhà
xưởng, làm khu sản xuất
+ Đáp ứng được những vấn đề về chi phí, chi phí sản xuất khá thấp, nguồn vốn bỏ ra
cho doanh nghiệp được tiết kiệm.
Hình 2.5: kết cấu nhà xưởng dạng 1 tầng

2.2.2. Hệ thống thông gió


- Xưởng sản xuất là nơi các công nhân lao động phải trải qua ít nhất 8 tiếng/1
ngày. Do vậy thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng hợp lí rất cần thiết, sẽ góp
phần ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, tạo ra môi trường làm việc an
toàn, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thông gió cho các nhà công nghiệp:
+ Phương pháp thông gió nhà xưởng tự nhiên.
+ Phương pháp thông gió công nghiệp sử dụng quạt hút.
+ Phương pháp thông gió công nghiệp bằng quạt đẩy khí.
+ Phương pháp thông gió công nghiệp bằng tấm Cooling Pad.
+ Phương pháp thông gió công nghiệp kết hợp.

- Với xưởng sản xuất giày có quy mô trung bình, không có quá nhiều máy móc,
thiết bị, ít công nhân làm việc bên trong, ta sử dụng phương pháp thông gió
nhà xưởng tự nhiên.
- Thông gió tự nhiên là phương pháp thông gió công nghiệp đơn giản nhất hiện
nay. Phương pháp này tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng cách
bố trí cửa lấy gió và thoát gió một cách hợp lí giúp cho không khí lưu thông tốt
nhất.
- Phương pháp: bố trí lam gió, lấy gió và thoát gió đối xứng nhau để tạo hiệu
quả tốt nhất. Lam gió phải được bố trí hợp lí với tường và đặc biệt phải che
được mưa. Có thể sử dụng quả cầu gắn trên mái để tăng cường đối lưu không
khí - Hệ thống thông gió tự nhiên mang lại những lợi ích sau:
+ Tạo môi trường làm việc thông thoáng, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và vận
hành.
+ Cải thiện chất lượng không khí bên trong.
+ Tăng năng suất làm việc.
+ Thi công lắp đặt dễ dàng, ít ảnh hưởng đến cấu
trúc và kiến trúc bên trong nhà máy.
+ Không gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.

-Sơ đồ thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên nhà


xưởng:
Hình 2.5: Sơ đồ thiết kế hệ
thống thông gió tự nhiên

2.2.3. Hệ thống cửa

- Nhà xưởng có các loại cửa như cửa chính, cửa chớp, cửa sổ, cửa thoát hiểm,…
Mỗi loại có các mẫu cửa nhà xưởng khác nhau. Dựa vào chức năng cũng như
nhu cầu nhà xưởng mà ta cần chọn kích thước, kết cấu và vật liệu phù hợp.
+ Cửa chính: là không gian ra vào nhà xưởng cho các phương tiện cấp, lấy
hàng hóa, hay người lao động. Cửa chính nên có kích thước lớn nhất so
với các loại cửa khác trong xưởng.
Đối với xưởng sản xuất giày có kích thước không quá lớn, ta lựa chọn sử
dụng cửa lùa nhà xưởng dạng trượt ngang. Loại cửa này không chỉ mang lại
tính thẩm mỹ cao mà còn giúp tận dụng tối đa không gian xưởng.

Hình 2.6: Cửa lùa 2 cánh

+ Cửa thoát hiểm: là cửa phụ, chúng cũng phục vụ cho nhu cầu ra vào phân
xưởng nhưng ít được sử dụng. Tuy vậy cửa thoát hiểm lại không thể
thiếu khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng. Chúng đảm bảo an toàn cho
tính mạng nhân viên trong các tình huống bất ngờ như cháy, cửa chính
bị hỏng hóc,…
Hình 3.2 Cửa thoát hiểm

Hình 2.7: Cửa thoát hiểm

+ Cửa sổ: có vai trò tận dụng ánh sáng tự nhiên cho công trình nhà xưởng
cũng như giúp nhà xưởng điều hòa không khí, giúp lấy không khí tươi
vào trong nhà xưởng, đồng thời thoát lượng không khí cũ ra ngoài làm
cho xưởng thông thoáng hơn.

Hình 2.8: Cửa sổ

+ Cửa chớp: được thiết kế để nâng cao sự thông thoáng. Cửa chớp được thiết
kế cố định và đảm bảo yêu cầu chống hắt nước, thoáng mát và an toàn.
Hình 2.9:
Cửa chớp
2.2.4. Kết cấu bao che nhà xưởng
- Ta sử dụng kết cấu bao che kết hợp tường gạch và vách tôn
2.2.4.1. Tường gạch
- Tường gạch trong kết cấu bao che nhà xưởng, nhà công nghiệp có thể là tường
chịu lực hoặc tường không chịu lực.
- Trong nhà khung tường gạch gắn liền với cột bê tông hay cột thép bằng cốt
thép chừa sẵn trong cột. Khi xây tường người ta để các thép đó vào giữa các
khe tường và tiếp tục xây.
- Ưu điểm: giá thành rẻ, thông dụng, cách nhiệt tốt,…
- Tường có thể xây cao quá mái. Tuy nhiên, trong trường hợp này ta kết hợp
tường gạch và vách tôn. Do đó ta xây dựng tường gạch có chiều cao 2,5m so
với nền nhà xưởng.
2.2.4.2. Vách tôn
- Vách tôn là loại vách thông dụng với những ưu điểm sau:
+ Rẻ, có thể rẻ nhất trong các loại
vách. + Thi công nhanh.
+ Dễ lấy sáng khi kết hợp với tôn sáng.
+ Dễ dàng thông gió khi kết hợp với lam.
+ Dễ bảo trì, sửa chữa, thay mới.
+ Dễ dàng kết hợp với các loại vật liệu cách nhiệt như PU, polynum,…khi
cần thiết.

Hình 2.10

You might also like