You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN NHÓM 7


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
COCA - COLA

Môn học : QUẢN TRỊ HẬU CẦN & CHUỖI CUNG ỨNG
GVHD : TS. Nguyễn Thuỳ Linh
Lớp : 62CK - QLM
SVTH : Nguyễn Văn Thiệp
Phan Văn Thịnh (nt)
Nguyễn Văn Toàn
Vương Duy Toàn
Nguyễn Bá Trường
Nguyễn Thanh Tùng

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................4
1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...……4
1.2. Mục đích nghiên cứu chuỗi cung ứng của Coca – Cola…………………………..…4
1.3. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu……………………………………………….4
PHẦN 2: NỘI DUNG....................................................................................................6
2.1. Các nhà cung cấp của Coca – Cola……………………………………………...……6
2.2. Giới thiệu về Công ty Coca – Cola……………………………………………...……6
2.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành…………………………………………………...….6
2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Coca – Cola..............................................7
2.2.3. Tổng quan về Coca – Cola Việt Nam………………………………………………8
2.3. Chuỗi cung ứng của Coca – Cola…………………………………………………….9
2.3.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của chuỗi cung ứng........................9
2.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng của Coca – Cola…………………………………...……11
2.3.3. Đầu vào chuỗi cung ứng của Coca – Cola..............................................................12
2.3.4. Đầu ra chuỗi cung ứng của Coca – Cola................................................................15
PHẦN 3: SỰ THÀNH CÔNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA –
COLA………………….…………………………………………………...…………...17
3.1. Quản trị quan hệ.........................................................................................................17
3.2. Những thành công của chuỗi cung ứng………………………………………...……18
3.2.1. Thị trường trong nước.............................................................................................18
3.2.2. Thị trường nước ngoài:...........................................................................................19
3.3. Đánh giá quản lý hệ thống chuỗi cung ứng của Coca – Cola………………………20
3.3.1. Ưu điểm..................................................................................................................20
3.3.2. Nhược điểm............................................................................................................21
3.4. Giải pháp của nhóm để doanh nghiệp cải thiện chuỗi cung ứng tốt hơn....................23
PHẦN 4: KẾT LUẬN.................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................27
LỜI MỞ ĐẦU
Chuỗi cung ứng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp và luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Lý thuyết về chuỗi
cung ứng đã được giảng dạy chính thức ở nhiều trường đại học ở Việt Nam, trong đó có
trường Đại học Thủy Lợi giảng dạy qua môn Quản trị hậu cần và chuỗi cung ứng. Bên
cạnh đó, lý thuyết về chuỗi cung ứng đã được áp dụng và đem lại thành công ở một số
doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động
của chuỗi cung ứng, thường có sự nhầm lẫn chuỗi cung ứng với chuỗi phân phối hay
logistic. Điều này dẫn đến sự quan tâm và đầu tư chưa đúng mức dành cho hoạt động của
chuỗi cung ứng, áp dụng các lý thuyết chuỗi cung ứng còn sơ sài, chưa triệt để, … dẫn
đến hoạt động chuỗi cung ứng còn rời rạc, đơn lẻ, thiếu gắn kết với các bộ phận khác và
không thực sự đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Với thực trạng như trên, chuỗi cung ứng ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng
của mình. Giờ đây trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và cạnh
tranh ngày càng khốc liệt để cạnh tranh thành công trong môi trường biến động như vậy
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như
khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản
phẩm với đối thủ. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng
dịch chuyển nguyên vật liệu cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ của nhà cung
cấp cũng như cách thức vận chuyển bảo quản sản phẩm hoàn thiện. Sự thành công của
doanh nghiệp trên thị trường chính là nhờ có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, nó
đến từ vị trí và vai trò chủ chốt của các thành viên trong chuỗi cung ứng đó.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế
giới. Do vậy sự cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tìm
tòi và học hỏi các cách mới để nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn
đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Chi phí cho vận hành cung ứng chiếm tỉ trọng lớn nhất
và việc quản lí chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành, có sự tác động lớn tới việc chiếm
lĩnh thị trường và tạo sự tín nhiệm cho khách hàng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lí chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại: chi
phí giảm từ 20%-50%. Lượng hàng tồn kho giảm từ 25%-60%. Cải thiện vòng cung ứng
đơn hàng lên đến 30%-50%. Tăng lợi nhuận sau thuế 20%. Chính vì những vai trò quan
trọng như vậy nên việc quản lí chuỗi cung ứng vẫn luôn là vấn cấp thiết cho tất cả các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Coca- Cola là nhãn hiệu đồ uống giải khát số một trên
thế giới và đương nhiên việc quản lí chuỗi cung ứng của họ đã làm rất tốt. Để hiểu hơn về
các hoạt động quản lí chuỗi cung ứng của họ, chúng em đã làm một bài phân tích về vấn
đề này.
1.2. Mục đích nghiên cứu chuỗi cung ứng của Coca – Cola
Sự hình thành và phát triển của Coca Cola phải trải qua rất nhiều giai đoạn, một trong
những nguyên do chủ chốt khiến Coca Cola trở thành một thương hiệu nước giải khát
toàn cầu là nhờ họ đã xây dựng một quy trình quản lí chuỗi cung ứng rất chuyên nghiệp
và tỉ mỉ. Chính việc phân bố nhân lực một cách phù hợp, một quy trình hoạt động trơn tru,
là một trong những điều mấu trốt giúp Coca Cola từ một thương hiệu nhỏ đã trở thành
một tập đoàn chuyên cung cấp nước giải khát hàng đầu thế giới.
Để có được một bộ máy làm việc thật hoàn chỉnh, thì Coca Cola đã tìm kiếm và chọn
lọc một cách nghiêm ngặc nhất, để tìm ra những người tài giỏi và có tư duy chiến lược để
vận hành công ty. Bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần, lập kế hoạch và quản lý
tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động ngành
Logistics. Không những thế, ngoài việc bộ máy đứng sau có khả năng điều hành rất tốt
như thế. Coca - Cola còn chi một khoảng tiền rất lớn cho hoạt động quảng cáo của mình.
Chính nhờ thế, mà tập đoàn Coca - Cola không ngừng lớn mạnh qua các năm.
1.3. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tại bàn: để thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn như Internet, báo
chí, tạp chí liên quan tới hàng tiêu dùng, sách,…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ những thông tin đã thu thập, người viết tiến
hành phân tích những thông tin, chắc lọc nhưngc thông tin cần thiết và tổng hợp lại
để hoàn thành bài viết này.
 Đối tượng nghiên cứu
- Nhà sản xuất: Coca – Cola có dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng công nghệ
PROFIBUS của Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy, giao thức linh hoạt, tiêu
chuẩn hoá và thân thiện.
- Nhà phân Phối:
 Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của
cocacola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có hơn 50 nhà phân phối
lớn,hơn1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt
Nam.
 Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng
lướiphân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu
vực này. Đối với nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng.
- Nhà bán lẻ:
 Nhà hàng
 Trung tâm vui chơi
 Cửa hàng bán lẻ
 Các hàng quán giải khát
- Khách hàng:
 Trẻ nhỏ
 Thanh thiếu niên
 Các hộ gia đình
 Coca – Cola trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và
từnggia đình Việt. Để có được thành công ấy coca cola đã không ngừng tung ra các
chiêuquảng cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Các nhà cung cấp của Coca – Cola
- CO2: Được cung cấp từ hai nguồn là phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất
bia, cồnhoặc đốt cháy dầu với chất trung là Monoethanol Amine (MEA)
- Đường: Nhà máy đường KCP.
- Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoniac.
- Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản.
- Caffein: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.Các công ty
cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
- Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng
cho sảnxuất nước Coke.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai
chất lượngcao cho Coca-Cola.
- Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola.
Công tystepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca
cola.
- Công ty cổ phần Biên Hòa với cung cấp các thùng carton hộp giấy ao cấp để bảo
quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
2.2. Giới thiệu về Công ty Coca – Cola
2.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành
Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngày nay tên
nướcgiải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở
Mỹ mà ở gần200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm tươi mới thị trường, làm
phong phú nơi làm việc,bảo vệ môi trường và củng cố truyền thống công chúng.
Trên thế giới Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu
Âu,Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.
Ở Châu Á, công ty hoạt động tại 6 khu vực:
- Trung Quốc
- Ấn Độ
- Nhật Bản
- Philippines
- Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc và New Zealand)
- Khu vực Tây và Đông Nam Á (SEWA)
2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Coca - Cola
 Tầm nhìn:
Tầm nhìn của chúng tôi phục vụ như là khuôn khổ Lộ trình của chúng tôi và
hướngdẫn mọi khía cạnh của kinh doanh của chúng tôi bằng cách mô tả những gì
chúng ta cầnphải thực hiện để tiếp tục đạt được tăng trưởng bền vững, chất lượng.
 Sứ mệnh:
Với tầm nhìn của một nhãn hiệu lớn, Coca - Cola tiên phong tạo ra những sự
thayđổi này. Một phần của tuyên bố sứ mệnh của Thương hiệu 120 năm tuổi này là
“Mang lạihạnh phúc cho thế giới và tạo sự khác biệt”.'Chúng tôi tuyên bố mục đích
của chúng tôi là một công ty phục vụ như là một tiêuchuẩn cho chúng tôi cân nhắc
hành động và quyết định của chúng tôi. Nó là nền tảng củaTuyên ngôn của chúng
tôi”.
Tuyên bố sứ mệnh của Coca Cola bao gồm:
- Để làm mới thế giới
- Để truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc hạnh phúc và lạc quan.
- Để tạo ra sự khác biệt và tạo ra giá trị
 Gía trị cốt lõi của Coca – Cola:
Giá trị cốt lõi của công ty bao gồm:
- Khả năng lãnh đạo: có nghĩa là có can đảm để định hình tương lai tốt hơn.
- Hợp tác: đòn bẩy để có được thiên tài của tập thể.
- Chính trực: nghĩa là có thật.
- Đam mê: giữ trái tim và khối óc của bạn luôn cam kết.
- Phẩm chất: biết phải làm gì và làm tốt.
- Tính đa dạng – Giữ nó bao hàm như các thương hiệu.
- Trách nhiệm: nếu vậy thì tùy họ.
Coca - Cola không chỉ tồn tại bằng cách đứng đầu, mà văn hóa mạnh mẽ và các
giá trị cốt lõi của nó cũng giúp công ty tiếp tục phát triển.
Coca - Cola cố gắng thúc đẩy mối quan hệ để tạo ra một môi trường cung cấp
mộtnơi lý tưởng để mọi người chia sẻ suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và xây dựng chất
lượng từ đó.
Với sự giúp đỡ của sự độc lập trong công ty của bạn, các nhà đầu tư và người
lao động cảm thấy như những thành phần không thể thiếu. Điều này giúp bạn đảm
đương được trách nhiệm của mình, có trách nhiệm và đáng tin cậy đối với sự phát
triển chung của công ty.

2.2.3. Tổng quan về Coca – Cola Việt Nam

Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên 200 quốc
giatrên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10
năm vớinhững mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash,
nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột
Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.

- Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
- Tên nước giao dịch nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore
- Tên viết tắt: Coca – Cola
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn
hiệu Coca-Cola
- Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
- Website: www.coca-cola.vn
- Số điện thoại: 84 8961 000Số fax: 84 (8) 8963016
- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
- Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
- Vốn pháp định: 163.836.000 USD
- Mục tiêu: sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite, ...Các mốc lịch
sử phát triển của Coca-Cola Việt Nam
- Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
- Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
- Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công
tyVinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
- Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước
Giải Khát Coca - Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca – Cola
và công ty Chương Dương của Việt Nam.
- Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung – Coca – Cola
Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca - Cola Đông Dương
tạiViệt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
- Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca - Cola
tạiViệt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca - Cola Đông
Dương,và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca - Cola
Chương Dương – miền Nam
- Tháng 3 đến tháng 8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang
hình thức sở hữu tương tự.
- Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải
Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý
củaCoca - Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ ngày 1/3/2004: Coca - Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một
trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca - Cola trên thế giới.
- Coca - Cola Việt Nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây – Đà
Nẵng – Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư trên 163 triệu USD.

Coca - Cola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử
xâydựng thương hiệu. Hiện nay, Coca - Cola có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh
giá làthương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la.
Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca - Cola đã
vàđang thực hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler.
Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm
1895,nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ.

Asa Candler đã thực hiện mộtchiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời
điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca - Colacũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá
5 cent quá rẻ cho một ly. Đồng thời trêncác phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo,
Coca - Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có.

2.3. Chuỗi cung ứng của Coca – Cola


2.3.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
 Khái niệm chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) bao gồm một hệ thống các tổ chức, con người, thông
tin, hoạt động và các nguồn lực có liên quan đến hoạt động đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà
cung cấp/nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia
trựctiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào
đó trên thị trường.

 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng.


- Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các loại hoạt động quản lý hậu cần bao
gồm việc lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm
nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động ngành Logistics.
- Việc quản trị yêu cầu cần sự phối hợp giữa các đối tác trong cùng một chuỗi cung
ứng toàn diện để có thể đem lại sự hài lòng cho khách hàng, và cùng đó nó đòi hỏi
nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình
xử lý hàng tồn kho, sản xuất…
- Tác động đến các khả năng phát triển của doanh nghiệp: Quản trị chuỗi cung ứng
có tác động đến rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp, khả năng chiếm
lĩnh thịtrường cũng như là sự tín nhiệm của khách hàng. Bởi chuỗi cung ứng là ảnh
hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm
của doanh nghiệp.Thực hiện tốt việc này có thể giúp các doanh nghiệp vượt xa
những đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Cải thiện được vòng cung ứng đơn hàng: Xây dựng một quy trình quản lí chuỗi
cung ứng hoàn chỉnh sẽ giúp cho công ty tính toán được quy trình mua hàng của
khách hàngmột cách hợp lí nhất, tính toán được số lượng hàng cần nhập mà không
phải tốn chi phí lưu kho, hay không đủ hàng cung cấp cho khách hàng. Việc để
thừa quá nhiều hàng trong kho khiến chi phí lưu kho cao hoặc không đủ nguồn
hàng để cung cấp cho kháchhàng là một trong những điều hết sức nghiêm trọng mà
không một công ty nào mong muốn.
- Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất: dự báo trong kinh doanh là một việc cần
thiết ở các công ty. Biết khi nào thì khách hàng cần tiêu thụ nhiều sản phẩm của
công ty, khi nào thì sản phẩm của công ty bị chậm lại. Nếu như dự báo đúng sẽ
giúp công ty đỡ tốn thất đi một chi phí rất lớn về chi phí lưu kho, hay sự hư hại của
sản phẩm. Không những thế, dự báo sản xuất còn giúp công ty luôn có đủ hàng hóa
cung ứng cho khách hàng mà không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc lưu kho,
việc này là một thử thách rất lớn đối với các công ty. Tuy nhiên, nếu dự báo chính
xác thì sẽ đem về lợi nhuận rất lớn cho công ty.
 Vai trò của các thành phần tạo nên chuỗi cung ứng.
- Nhà sản xuất: Tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu và
các bảng thành phần của công ty đã đề ra để tạo ra sản phẩm.
- Nhà phân phối: Duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Đối với
các nhà sản xuất/nhà buôn bán thì đây là nơi điều phối hàng hóa và cân bằng
nhu cầu thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm
kiếm và phục vụ nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Đối với các nhà bán lẻ, luôn
thực hiện chức năng dự trữ và xây dựng mặt hàng đa dạng để đáp ứng nhu cầu
của mạng lưới bán lẻ, đúng thời gian và địa điểm.
- Nhà bán lẻ: Phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối. Đây là
nơi mua hàng từ các nhà phân phối hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất để đáp
ứng nhu cầu củangười tiêu dùng (đây cũng là thành phần trực tiếp nắm được
nhu cầu của khách hàng).
- Khách hàng: Khách hàng hay còn gọi là người tiêu thụ sản phẩm, là thành tố
quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng. Bởi vì mục đích then chốt của mỗi chuỗi
cung ứng là tạo sự hài lòng cho khách hàng đúng thời điểm. Các chuỗi cung
ứng luôn bắt đầu là đơn đặt hàng của khách hàng (nhu cầu tiêu thụ sản phẩm)
và kết thúc khi người tiêu dùng nhận được hàng và thanh toán giá trị sản phẩm.

2.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng của Coca – Cola


2.3.3. Đầu vào chuỗi cung ứng của Coca – Cola
a. Nhà cung cấp:
Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đầu vào luôn là một khâu vô cùng quan trọng để một
công ty có thể đảm bảo quá trình sản xuất đạt chất lượng.

Theo đó, với mỗi nguyên liệu pha chế sản phẩm, Coca - Cola Việt Nam sẽ tìm cho
mình những đối tác uy tín nhất. Để đảm bảo giá cạnh tranh, công ty Coca - Cola không
công bố công khai nguồn cung cấp của một số nguyên liệu:

- CO2: góp phần tạo vị chua cho sản phẩm, giúp cho sự tiêu hóa tốt và cũng là chất
ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Được cung cấp từ hai nguồn là phản ứng
lên men của các nhà máy sản xuất bia, cồn hoặc đốt cháy dầu với chất trung là
Monoethanol Amine (MEA).
- Màu thực phẩm (Carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa
họcammoniac
- Chất tạo vị chua (Axit photphoric) – E330: 50% axit được dùng để tạo độ chua và
là chất bảo quản.
- Caffeine: caffeine tự nhiên lấy từ cà phê, lá trà, hạt cola hoặc caffeine nhân tạo
- Đường: Nhà máy cung cấp đường cho cocacola là nhà máy đường KCP. Thành
phần đường cũng là yếu tố tham gia tạo vị cho sản phẩm. Trong nước giải khát có
gas thường sử dụng đường tinh luyện (đường cát). Theo nghiên cứu, trong một lon
nước ngọt chứa khoảng 10-14% đường, tương đương với 30-50g đường.
- Hương vị tự nhiên: Sự pha trộn của hương vị tự nhiên là bản chất của công thức bí
mật và được bảo vệ của Coca - Cola giúp tạo ra hương vị đặc biệt cho các loại đồ
uống, bởi vậy, nguyên liệu này được cung cấp từ Tập đoàn Coca - Cola mẹ. Coca -
Cola có vị hơi đắng nhẹ, hương vị này có nguồn gốc từ cafein thường chiết xuất từ
hạt cola hoặc từ hạt cafe. Đặc biệt, Coca - Cola có hương vị đặc trưng riêng là loại
hương vị tạo nên cảm giác sảng khoái, độc đáo khi uống đến từ công thức bí mật
trong quá trình sản xuất siro lá coca và hạt cola của Tập đoàn Coca - Cola.
- Nước: Được cung cấp từ nhà máy nước thuộc địa bàn đặt nhà máy
- Lá CocaCola: Tận dụng nguồn cung nguyên liệu lá coca trải dài từ nhiều quốc
giaNam Mỹ liên tục được thu mua và chế biến, lá coca trải qua quy trình phức tạp
với hiệu suất tốt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Coca – Cola từ khắp nơi
trên thế giới. Đồng thời là hạt Kola (quả của cây kola) là nguyên liệu tạo ra hương
thơm cho loại đồ uống này. Nguyên liệu này được cung cấp bởi Công ty Stepan,
bangIllinois, Hoa Kỳ.
- Vỏ chai: Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp
- Thùng carton đóng gói: Công ty cổ phần Biên Hòa cung cấp

Mỗi một nhà cung ứng cho Coca - Cola Việt Nam đều được tuyển chọn kỹ càng trên
nhiều tiêu chí: chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động, tình trạng công ty, uy tín với
khách hàng,… Các công ty được lọt vào tầm ngắm của Coca - Cola Việt Nam sẽ được tập
huấn, cố vấn chuyên sâu từ công ty và VCCI, USABC. Để đảm bảo các thành viên trong
chuỗi hoạt động khớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng.

CÁCH SẢN XUẤT COCA – COLA

Nguyên liệu:

- Nước: Nước là thành phần chính của Coca - Cola và phải được tinh chế để đảm
bảo chất lượng.
- Đường: Đường là một thành phần quan trọng để tạo độ ngọt và cung cấp năng
lượng.CO2 (Carbon dioxide): CO2 được dùng để tạo bọt và sự sủi bọt trong Coca -
Cola.
- Các hương liệu: Một hỗn hợp các hương liệu tự nhiên và tổng hợp được sử dụng
để tạo hương vị độc đáo của Coca - Cola.Aspartame hoặc các chất tạo ngọt khác:
Để cân bằng độ ngọt của sản phẩm.
- Pha trộn: Các thành phần trên được kết hợp và pha trộn theo tỷ lệ cụ thể để tạo ra
hỗn hợp cơ bản của Coca - Cola.
- Xử lý nhiệt độ: Hỗn hợp được đưa vào máy đun nước để tạo ra hỗn hợp nước và
đường. Sau đó, hỗn hợp này được làm lạnh nhanh để tạo ra sự tạo bọt khi CO2
được thêm vào.
- Thêm CO2: CO2 được thêm vào hỗn hợp để tạo ra bọt và sự sủi bọt trong Coca -
Cola.
- Lọc và làm sạch: Hỗn hợp được lọc để loại bỏ tạp chất và đảm bảo chất lượng cuối
cùng của sản phẩm.
- Đóng chai: Coca - Cola được đóng vào chai và đóng nắp.
- Kiểm tra chất lượng: Sản phẩm cuối cùng phải trải qua kiểm tra chất lượng nghiêm
ngặt để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng
của The Coca-Cola Company.

Quy trình làm vỏ lon của Coca – Cola:


- Bước 1: Vỏ lon phế liệu được thu thập về nhà máy tái chế phế liệu.
- Bước 2: Sau khi thu mua về xong tất cả các vỏ lon sẽ được cắt thành những mảnh
nhỏ cùng kích thước để có thể giảm bớt thể tích, dễ dàng cho việc tái chế.
- Bước 3: Tiến hành làm sạch những mảnh này có thể bằng phương pháp hóa học
hoặc cơ học.
- Bước 4: Các khối sau khi được làm sạch, sẽ được cho vào lò nung với nhiệt độ đến
750 độ C để tạo thành nóng chảy.
- Bước 5: Tiến hành loại bỏ đi cặn bã, tạp chất. Sau đó đổ vào khuôn để tạo ra vỏ lon
mới theo nhu cầu sử dụng.

Quy trình tìm nguồn cung cho sản phẩm của doanh nghiệp:

- Bước 1: Xác định nhu cầu của doanh nghiệp


- Bước 3: Xác định chiến lược tìm nguồn cung ứng
- Bước 4: Xác định Nguồn cung cấp tiềm năng
- Bước 5: Giới hạn nhà cung cấp trong nhóm lựa chọn
- Bước 6: Xác thực và lựa chọn nhà cung cấp
- Bước 7: Chọn nhà cung cấp và đạt được thỏa thuận
Máy móc thiết bị:

Coca – Cola sử dụng dây chuyền sản xuất nước giải khát có gas. Toàn bộ các thiết bị
trong dây chuyền đều được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, có độ bền cao, đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế. Ngoài ra, hệ thống sử dụng thiết bị
điều khiển PLC cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển thông qua một
ngôn ngữ lập trình sẵn tạo điều kiện trong công tác quản lý sản xuất và tiết kiệm nhân
công.

Công ty Coca-Cola cũng đã bắt tay xây dựng nhà máy thông minh. Từ năm 2013 đến
nay, Coca - Cola liên tiếp đầu tư các dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất. Bà
Phạm Nhã Uyên - Giám đốc Tiếp thị Coca - Cola khu vực Đông Dương cho biết, thực
hiện chiến lược pháttriển công nghiệp 4.0, Coca - Cola sẽ vận hành mô hình nhà máy sản
xuất thông minh.

Trong đó, nhà máy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, số hóa và
đồng bộ cơ sở dữ liệu cùng hệ thống cảm biến thông minh kiểm soát các chỉ tiêu chất
lượng, tạo quy trình sản xuất khép kín sẽ cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao.

Toàn bộ dây chuyền sản xuất được tự động hóa và điều khiển bằng robot. Hệ thống
kho cũng ứng dụng công nghệ thông minh, xuất, nhập hàng tự động, cùng hệ thống quản
lý vận tải tích hợp hệ thống định vị toàn cầu, giúp việc vận chuyển hàng hóa thuận tiện
hơn.

Một số máy móc như:

- Thiết bị xử lý nước: Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước được nhập khẩu từ Hàn
quốc đảm bảo quá trình phân hủy đến hoàn toàn (0%) đảm bảo nước thành phẩm
đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết. Ngoài ra hệ thống còn có hiệu quả loại bỏ mùi clo
dư giúp cải thiện mùi vị và nâng cao chất lượng của nước.
- Bể chứa: Tất cả các loại bồn chứa đều được làm từ thép không gỉ, có lớp vỏ cách
nhiệt, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn GMP và sản xuất theo yêu cầu của
bình chịu áp lực GB150-98.
- Thiết bị hòa tan đường: Thiết bị này dùng để phối trộn các nguyên liệu đạt hiệu
quả cao thông qua các quá trình trộn, ép, cắt bằng vòng quay tốc độ cao của các
cánh quạt ở phía dưới. Thiết kế cấu trúc để đảm bảo không có góc chết tránh ảnh
hưởng đến quá trình vệ sinh thiết bị. Hơn nữa, quá trình phối trộn được tiến hành
trong môi trường kín.
- Thiết bị lọc kép: Bộ lọc kép gồm 2 phần độc lập kết nối với đường ống dẫn và van
điều khiển để quá trình lọc được diễn ra liên tục. Hệ thống lọc có thể loại bỏ hiệu
quả các chất ô nhiễm đặc biệt là vi khuẩn bao gồm cả dầu, các hợp chất
hydrocarbon thơm, sản phẩm phụ acid, sulfide, …và cải thiện mùi để đảm bảo sức
khỏe cho người tiêu dùng.
- Thiết bị sục khí CO2: Các bộ phận của thiết bị làm bằng thép không gỉ chất lượng
cao nên khi tiếp xúc với hỗn hợp chất lỏng rất an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Máy sử dụng hệ thống điều khiển cảm biến PLC
để điều khiển áp lực bên trong bể, chiều cao bề mặt chất lỏng.
- Rót chai, đóng nắp: Thiết bị ứng dụng bước đột phá về công nghệ với việc tích hợp
cả ba chức năng xúc rửa, chiết rót, đóng nắp chai trong một bộ máy duy nhất do đó
giúp tối ưu nhân sự, cho năng suất gấp 3 lần so với các loại máy chiết rót bán tự
động trước đây…

b. Nhà sản xuất (Coca-cola)

Coca-cola có dây truyền sản xuất hiện đại. sử dụng công nghệ PROFIBUS của
Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy, giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân thiện.

Coca-cola có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc:

- Hà Nội (Hà Tây)


- Đà Nẵng
- Thành phố Hồ Chí Minh Tổ chức sản xuất là khâu trung tâm trong chuỗi cung
ứng của Coca - Cola. Mô hình nàyđược áp dụng như nhau trên toàn thế giới,
trong đó có Việt Nam.

Theo đó, khâu này được cấu thành bởi 2 bộ phận:

The Coca - Cola Company (TCC) chịu trách nhiệm:

 Sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola đến các nhà máy trên toàn quốc
 Quảng bá và quản lý thương hiệu
 TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P (Price – Product – Promotion)
- The CocaCola Bottler (TCB) đóng vai trò:
 Sản xuất thành phẩm
 Dự trữ kho bãi
 Phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola

Theo Coca - Cola Jouner, năm 2017, Công ty Coca - Cola Việt Nam có hơn 99%
nhân viên là người Việt Nam với khoảng 2.500 người.

Về nơi sản xuất, công ty có 3 nhà máy lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí
Minh.

Coca - Cola Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài nên các nhà máy lớn tại TP
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty
mẹ.

2.3.4. Đầu ra chuỗi cung ứng của Coca – Cola

Giống như mong muốn bao phủ thị trường của các công ty khác, Coca - Cola đã thành
công trong việc định vị mình trên thị trường nói chung. Khi nghĩ đến một thương hiệu
thành công, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua Coca - Cola với lượng lớn được bán ra
mỗi ngày.
Có nhận xét cho rằng:” Coca - Cola đã có được lòng trung thành của người tiêu dùng
hơn bất kì đảng phái chính trị, liên đoàn lao động hay nhà thờ nào trên thế giới” -
Benjamin Baber. Và kênh phân phối là một trong những yếu tố đã giúp Coca - Cola có
được một thị trường và thương hiệu lớn mạnh của ngày hôm nay. Do tính chất mặt hàng
tiêu dùng nhỏ lẻ, thông thường và chi phí thấp nên việc xây dựng kênh phân phối đóng
vai trò rất quan trọng, không chỉ đúng về mặt thời gian mà còn phải đảm bảo chi phí thấp
và có uy tín khi mạng lưới kênh phân phối của Coca - Cola rộng khắp và phức tạp.

Mong muốn bao phủ thị trường như bao công ty khác, Coca - Cola hiện đang sử dụng
kênh phân phối song song gồm kênh 1 cấp và kênh 2 cấp.

 Kênh 1 cấp:

Kênh phân phối 1 cấp là một loại kênh phân phối sử dụng các nhà bán lẻ làm trung
gian phân phối. Trong đó nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người bán lẻ, người bán lẻ
sẽ bán cho người tiêu dùng cuối cùng và không có sự tham gia của trung gian bán buôn.

Vậy nên Coca - Cola đã lựa chọn phân phối trực tiếp cho các trung tâm thương mại,
các địa điểm tiêu thụ lớn như: Go, Metro, … và KyeAccounts (Đó là các địa điểm có
doanh số tiêu thụ cao, ổn định như: nhà hàng, khách sạn, quán ăn uống, … và mức doanh
số này do Coca -Cola quyết định và có sự thỏa thuận giữa hai bên).Khi áp dụng kênh
phân phối này, Coca - Cola đã chủ động tiếp cận khách hàng bằng việc phân phối rộng rãi
khắp các cửa hàng, siêu thị trên cả nước, từ đó đến tay người tiêu dùng nhằm thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Không những vậy, sử dụng
kênh phân phối cấp 1 cũng đảm bảo cho Coca - Cola bỏ ra chi phí đầu tư thấp mà vẫn có
thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường.

Bên cạnh đó, kênh phân phối này tồn tại mặt hạn chế khiến cho Coca - Cola khó có
thể kiểm soát trong việc quản lý quá trình phân phối, vậy nên quyết định kết hợp song
song với kênh phân phối cấp 2 nhằm cải thiện hạn chế này.
 Kênh 2 cấp:

Kênh phân phối 2 cấp là một hình thức phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng thông qua hai bên trung gian trở lên. Coca - Cola sẽ phân phối sản
phẩm của mình tới các Đại lý phân phối độc quyền và các Wholesale, các đại lý này sẽ
tiếp tục bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.

Các Đại lý phân phối độc quyền là một bộ phận rất quan trọng trong KPP của Coca -
Cola, nó được coi là công cụ để cạnh tranh ưu thế với Pepsi. Do đó hệ thống này được
Coca - Cola đầu tư, quan tâm rất nhiều và phát triển rất mạnh.

Bên cạnh đó, Coca - Cola cũng quan tâm đến các Wholesale – các nhà bán buôn kinh
doanh nhiều loại mặt hàng, kể cả khi có cả mặt hàng của đối thủ cạnh tranh với nó. Vì sự
tiện lợi khi kết hợp với giỏ hàng hóa và số lượng lớn của các Wholesale đã giúp Coca -
Cola có nhiều cơhội hơn để tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Hệ thống kênh phân phối 2 cấp không chỉ giúp cho Coca - Cola có thể quản lý được
mạng lưới bán lẻ của mình mà còn phân phối sản phẩm đến nhiều khu vực khác nhau, sản
phẩm đếnđược với nhiều khách hàng hơn, điều này giúp tăng độ phủ sản phẩm và doanh
số bán hàng. Do không cần phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu nên Coca -
Cola đã tiết kiệm được chiphí sản xuất nhưng điều này lại làm tăng chi phí để trả cho các
nhà phân phối và các nhà bán lẻhoặc đại lý. Sản phẩm của mình phải đi qua nhiều bên
trung gian đã gây ra một khó khăn cho Coca - Cola khi kiểm soát chất lượng sản phẩm lúc
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Sự kết hợp cả hai kênh phân phối trên, Coca - Cola đã và đang giảm bớt được hệ
thống tồn kho nhưng vẫn tránh được tình trạng thiếu hàng cung ứng, hệ thống sản xuất
không bị đình trệ và sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi.
PHẦN 3: SỰ THÀNH CÔNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
COCA – COLA
3.1. Quản trị quan hệ
 Quản trị quan hệ nhà phân phối
Trong quá trình xâm nhập thị trường Việt Nam, Coca - Cola luôn thực hiện chiến
lược "go to market", như là sự rút ngắn khoảng cách đến với khách hàng, bao phủ thị
trường ở mật độ rộng. Để thực hiện chiến lược đó, Coca - Cola đã rất quan tâm xây
dựng hệ thốngphân phối. Trải qua mỗi giai đoạn phát triển Coca - Cola luôn có những
thay đổi hợp lý vềhệ thống phân phối để phù hợp với chiến lược kinh doanh, sự thay
đổi của môi trường, sựcạnh tranh trên thị trường.
Một khi đã thiết lập được một mối quan hệ tốt thì việc tiến hành các hợp đồng kinh
doanh sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Đồng thời việc thực thi các quyết định, điều chỉnh
về giábán, khuyến mã.... mang tính tức thời sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Những xung đột
trong kênh gây nhiều bất lợi cho công ty, có sự cạnh tranh giành khách hàng giữa các
kênh dọc với nhau do sự phân vùng, phân chia trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng.
Gần đây có một vụ việc, nhà phân phối cấp trên hám lời đã lợi dụng quyền hạn của
mình vào đúng thời điểm Coca Cola đưa ra chiến dịch chăm sóc khách hàng, lắp đặt tủ
lạnh cho các nhà phân phối cấp dưới, nhà bán lẻ. Nhà phân phối yêu cầu các nhà bán
buôn gửi danh sách các nhà bán lẻ để nhà phân phối thống kê số lượng và danh sách
để lắp đặt tủ lạnh. Nhưng một số nhà phân phối đã liên hệ và phân phối trực tiếp với
nhà bán lẻ không thông qua nhà bán buôn để hưởng thêm phần chênh lệch giá nhằm
kiếm lợi nhuận ban đầu.Việc làm chỉ biết tới cái lợi nhuận trước mắt của một số nhà
phân phối này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Coca - Cola và gây ra
xung đột dọc giữa nhà bán buôn và các nhà phân phối cấp cao hơn. Xung đột trong
kênh còn bắt nguồn từ lợi ích, nhất là xung đột bắt nguồn từ các đợt khuyến mãi thì
các đại lý, nhà phân phối nên cân nhắc nên dự trữ bao nhiêu trong thời gian khuyến
mãi và sau thời gian khuyến mãi có thể cạnh tranh đượcvới các nhà phân phối hay đại
lý khu vực kề đó.

 Quản trị quan hệ khách hàng


Coca - Cola sử dụng CRM để thúc đẩy hợp tác và giải quyết các vấn đề của
kháchhàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mọi thành viên trong nhóm Coca - Cola có thể xác định các vấn đề, theo dõi hành vi của
khách hàng và phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy các ưu đãi và khuyến mại.
Hơn nữa, các thành viên trong nhóm có thể sử dụng các ứng dụng dành cho thiết bị di
động khi đang di chuyển để truy cập lịch sử khách hàng mọi lúc và mọi nơi, tạo và cập
nhật đơn đặt hàng công việc cũng như cử kỹ thuật viên thực địa theo thời gian thực.
Khách hàng tiềm năng của Coca - Cola được xác định dựa trên rất nhiều tiêu chí và
đương nhiên việc nghiên cứu các đối tượng khách hàng này của Coca - Cola được đầu tư
và nghiên cứu rất chi tiết.
Thông qua việc xây dựng các chiến lược cho đối tượng khách hàng mục tiêu Coca -
Cola đã thể hiện được hiệu quả của việc quản trị quan hệ khách hàng trong hoạt động của
doanh nghiệp của mình. Coca - Cola kết nối với các phân khúc khách hàng thông qua
chiến dịch marketing, dịch vụ và hậu mãi để thu hút và giữ mối quan hệ bền vững với
khách hàng.Họ cũng sử dụng các phần mềm CRM để hỗ trợ hoạt động kết nối này.
Những chiến dịch marketing nổi bật của Coca - Cola có thể kể đến như chiến dịch
quảng cáo tại Úc "Share a coke" (2011), hướng tới người tiêu dùng trẻ tuổi, chiến dịch
này đã mang lại hiệu quả cao và tạo được hiệu ứng nâng cao nhận thức về thương hiệu
trong phân khúc người tiêu dùng trẻ.
Với biểu tượng tình bạn và luôn gắn kết mọi người lại với nhau thì "Share a coke" đã
đơn giản hóa chiến lược bằng cách đặt những cái tên phổ biến nhất của nước Úc trên vỏ
chai và thiết kế thêm nắp vặn yêu cầu một chai nước ngọt khác để có thể mở được. Chiến
lược này đã mang đến một trải nghiệm sáng tạo với người dùng và lan rộng ra nhiều nước
khác trên thế giới.
Hoặc một đơn cử khác tại thị trường Việt Nam như chiến dịch thu hút khách hàng
bằng những hình ảnh, câu từ bắt trend ở trên bao bì của sản phẩm cũng đã tạo nên cơn sốt
gây được ấn tượng với khách hàng và tạo nên thành công lớn trong việc nhận diện thương
hiệu Coca - Cola.

3.2. Những thành công của chuỗi cung ứng


3.2.1. Thị trường trong nước
a. Coca - Cola xây dựng chuỗi cung ứng ở Việt Nam
- Dù gia nhập thị trường Việt Nam sau Pepsi nhưng Công ty TNHH Coca - Cola
Việt Nam đã xây dựng chuỗi cung ứng của mình rất tốt.
- Điều này được chứng minh bằng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Coca – Cola
đứng thứ nhất và thứ hai trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam. Vào Việt
Nam với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nghèo nàn, lạc hậu,
Coca - Cola VN cũng đang từng bước vượt qua khó khăn để phát triển mạnh mẽ và
chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.
- Các kết quả trên đạt được nhờ áp dụng và quản lý tốt chuỗi cung ứng. Thực hiện
đổi mới một cách đồng bộ và thống nhất. Để có những chiến lược kinh doanh dài
hạn như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp và hợp tác tối ưu giữa các khâu của chuỗi
cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu, công ty, vận chuyển và kho bãi, nhà
phân phối, phân phối sỉ và lẻ… và nhiều yếu tố khác.
b. Tận dụng tối đa được nguồn cung ứng trong chuỗi cung ứng.
- Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động
dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sáng tạo …
- Hơn 70% nguyên vật liệu nội địa hóa Coca - Cola có thể cắt giảm đáng kể chi phí
dịch vụ logistics vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Coca - Cola sẽ
hưởng lợi nhiều hơn khi rút ngắn thời gian chờ, giúp giảm các loại chi phí liên
quan đến việc lưu kho vì đã có thể mua nguyên vật liệu ngay khi cần.
- Đồng thời, thời gian vận chuyển ngắn hơn cũng giúp giảm nguy cơ trì hoãn lô
hàng do yếu tố thời tiết, còn nguy cơ các lô hàng bị trì hoãn do những bất đồng
chính trị thì gần như không có. Coca - Cola có cơ hội kiểm tra sản phẩm một cách
trực quan hơn bằng những chuyến khảo sát tại cơ sở của nhà cung cấp.
c. Quản lý và lặp kế hoạch kinh doanh
- Đóng góp vào sự thành công của Coca - Cola không thể không kể đến các kế
hoạch kinh doanh của công ty. Đây là những tiền đề cơ bản để công ty có thể đứng
vững trên thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung
ứng của mình.
- Thông qua kế hoạch kinh doanh dài hạn, Coca - Cola có thể tận dụng mọi nguồn
lực về dự trữ nguyên liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu
quả nhất. Các chính sách thương mại giúp điều tiết cung và cầu trên thị trường để
đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng. Giảm thiểu rủi ro không chỉ cho hoạt động
kinh doanh cốt lõi mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
d. Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
- Bắt kịp với thời đại Coca – Cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức chào bán
hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự tiện dụng
mà cuộc sống hiện đại đem lại.
- Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của
Coca - Cola.
3.2.2. Thị trường nước ngoài:
 Khai thác tài năng kinh doanh địa phương
- Vào năm 1990, Coca - Cola quyết định rằng họ muốn bắt đầu đào tạo các doanh
nghiệp địa phương, cho họ một khoản vay nhỏ. “Họ thiết lập những doanh nghiệp
này như là “những trung tâm phân phối nhỏ”. Và những doanh nghiệp địa phương
này sau đó thuê nhân viên bán hàng. Những người sẽ chạy ra ngoài với chiếc xe
đạp hoặc xe đẩy hàng hoặc xe cút kít để bán sản phẩm. Hiện tại có khoảng 3,000
trung tâm phân phối như thế với hơn 15,000 người làm việc ở châu Phi.”
- Triết lý này được nhân rộng ra trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Coca - Cola. Khi
một văn hóa địa phương đòi hỏi một sự thay đổi theo cách mà họ muốn bán sản
phẩm. Nó được công ty phân tích, kiểm soát, thay đổi và tối ưu hóa. Khi quy mô
giao hàng khác nhau từ nước này đến nước khác, từ thành phố này đến thành phố
khác. Coca - Cola đã điều chỉnh quy cách vận tải và đóng gói sản phẩm sao cho
phù hợp.
- Khi mạng lưới cần sự phối hợp, họ thường xuyên gặp nhau. Sự liên kết giữa các
công ty đóng chai và nhà cung cấp dịch vụ giao hàng theo những quy định nghiêm
ngặt và sự kiểm soát toàn diện, để có tỉ lệ dịch vụ 48 giờ ở châu Âu và 24 giờ ở các
nước Mỹ Latin như Chi - lê. Dù có sự giám sát, nhưng các nhà cung cấp và đối tác
địa phương có quyền điều hành mọi thứ theo cách của họ.
3.3. Đánh giá quản lý hệ thống chuỗi cung ứng của Coca – Cola
3.3.1. Ưu điểm
a. Coca - Cola xây dựng chuỗi cung ứng ở Việt Nam
- Dù gia nhập thị trường Việt Nam sau Pepsi nhưng Công ty TNHH Coca - Cola
Việt Nam đã xây dựng chuỗi cung ứng của mình rất tốt. Điều này được chứng
minh bằng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Coca - Cola đứng thứ nhất và thứ
hai trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam. Vào Việt Nam với sự thiếu thốn về
cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nghèo nàn, lạc hậu, Coca - Cola VN cũng đang
từng bước vượt qua khó khăn để phát triển mạnh mẽ và chiếm được lòng tin của
người tiêu dùng Việt Nam.
- Các kết quả trên đạt được nhờ áp dụng và quản lý tốt chuỗi cung ứng. Thực hiện
đổi mới một cách đồng bộ và thống nhất. Để có những chiến lược kinh doanh dài
hạn như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp và hợp tác tối ưu giữa các khâu của chuỗi
cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu, công ty, vận chuyển và kho bãi, nhà
phân phối, phân phối sỉ và lẻ… và nhiều yếu tố khác.
b. Tận dụng tối đa được nguồn cung ứng trong chuỗi cung ứng.
- Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động
dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sáng tạo …
- Hơn 70% nguyên vật liệu nội địa hóa Coca - Cola có thể cắt giảm đáng kể chi phí
dịch vụ logistics vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Coca - Cola sẽ
hưởng lợi nhiều hơn khi rút ngắn thời gian chờ, giúp giảm các loại chi phí liên
quan đến việc lưu kho vì đã có thể mua nguyên vật liệu ngay khi cần. Đồng thời,
thời gian vận chuyển ngắn hơn cũng giúp giảm nguy cơ trì hoãn lô hàng do yếu tố
thời tiết, còn nguy cơ các lô hàng bị trì hoãn do những bất đồng chính trị thì gần
như không có. Coca - Cola có cơ hội kiểm tra sản phẩm một cách trực quan hơn
bằng những chuyến khảo sát tại cơ sở của nhà cung cấp.
c. Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của
Coca- Cola.
- Dù có mặt tại Việt Nam sau Pepsi nhưng Coca - Cola Việt Nam vẫn không ngừng
mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng.
- Coca - Cola đã từng bước có được chỗ đứng lớn trong lòng người tiêu dùng Việt
Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và gia
đình Việt Nam. Để đạt được thành công này, Coca - Cola đã liên tục tung ra các
chiêu trò quảng cáo và tiếp thị đặc biệt phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bên cạnh
hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá… hấp dẫn.
d. Quản lý và lặp kế hoạch kinh doanh
- Đóng góp vào sự thành công của Coca - Cola không thể không kể đến các kế
hoạch kinh doanh của công ty. Đây là những tiền đề cơ bản để công ty có thể đứng
vững trên thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung
ứng của mình. Thông qua kế hoạch kinh doanh dài hạn, Coca - Colacó thể tận
dụng mọi nguồn lực về dự trữ nguyên liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu
tư một cách hiệu quả nhất.
- Các chính sách thương mại giúp điều tiết cung và cầu trên thị trường để đáp ứng
kỳ vọng của người tiêu dùng. Giảm thiểu rủi ro không chỉ cho hoạt động kinh
doanh cốt lõi mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
e. Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy
- Bắt kịp với thời đại Coca - Cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức chào bán
hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự tiện dụng
mà cuộc sống hiện đại đem lại.
3.3.2. Nhược điểm
Ngoài những mặc tích cực từ việc quản lí chuỗi cung ứng. Coca - Cola cũng “đã
từng” gặp không ít khó khăn từ quy trình này. Trước đây, khi sản xuất ra sản phẩm họ đã
chỉ tạo duy nhất một hương liệu để tạo độ ngọt cho sản phẩm. Do quy trình chuỗi cung
ứng của họ không biết được nguyên do từ đâu, chính điều này đã khiến Coca - Cola
không có được chỗ đứng trên thịtrường. Nhưng về sao họ đã biết được và tìm cách khắc
phục. Đối với các nước phương Tây, Coca - Cola sử dụng củ cải đường là nguyên liệu
chính cho sản phẩm nước giải khác của họ, ở các nước thuộc khu vực Châu Á thì đường
mía là nguyên liệu dùng để tạo độ ngọt cho sản phẩm, còn về Châu Mĩ Coca - Cola sử
dụng sirô ngô để làm chất tạo ngọt. Có thể thấy Coca - Cola đã tìm hiểu rất rõ từng khu
vực trên thế giới khác nhau và tung ra sản phẩm phù hợp nhất đối vớitừng vùng.
a. Các khâu vận chuyển kho bãi, bão quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa
có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng
- Do quá trình vận chuyển và bảo quản không tốt nên một số sản phẩm Coca-Cola bị
khách hàng phàn nàn chưa hết hạn sử dụng đã bị nấm mốc làm hỏng. Nguyên nhân
có thể do vỏ chai bị bung ra trong quá trình vận chuyển.
- Việc giám sát sản xuất kém dẫn đến lỗi sản phẩm như pin xuất hiện trong nước
Coca - Cola.
- Điều này cho thấy không có sự liên kết giữa công ty sản xuất với các nhà phân
phối và đại lý. Mới xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩm đến tay người tiêu dùng
với những sai sót không thể phủ nhận.
b. Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng
- Đây là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và rất tiếc Coca - Cola Việ tNam
cũng mắc phải tình trạng này. Họ không thể thống nhất thông tin giữa các thành
phần của chuỗi cung ứng và không thực sự liên kết chặt chẽ với nhau, dẫn đến
những bất đồng và bất đồng. Nhìn chung, Coca - Cola Việt Nam đã kiện đại lý vào
năm 2005.
- Coca - Cola thu hút đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự
gắn bó giữa công ty và đại lý: đại lý không đổi lại Coca - Cola sẽ trả cho đại lý an
giảm giá độc quyền 1.000đ / hộp.
- Nhưng khi giao hàng và nhận hàng, việc lập hóa đơn rất tóm tắt. Các sĩ quan hầu
như không có một tài liệu hợp lệ nào để ràng buộc. Ngược lại, công ty dựa vào
giấy nợ để khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý có dính líu đến
vụ kiện đòi nợ Coca - Cola mà TAND TP.HCM đang xử, số nợ đã lên tới gần 6 tỷ
đồng, chưa kể tiền lãi chậm đóng và gần 70.000 vỏ chai. của chai được chuyển đổi
bằng bạc.
- Sự việc này đã gây tổn hại rất lớn cho Coca - Cola Việt Nam và làm mất hình ảnh
của Coca - Cola trong lòng người tiêu dùng.
c. Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt
- Coca - Cola vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi. Sản
phẩm Coca - Cola là thức uống có ga, khi uống có vị ngọt, đặc biệt khi uống với đá
sẽ tạo cho người uống cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa ăn có món ăn
khó tiêu thì nên dùng kèm với Coca - Cola sẽ giúp chúng ta bớt khó chịu và đầy
bụng.
- Tuy nhiên, việc dùng nó làm thức uống lâu dài là không nên vì không tốt cho sức
khỏe, đặc biệt không tốt cho người bị tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Vì vậy, Coca -
Cola phải có khả năng thích ứng với “thị trường ốm yếu” như vậy, nhìn thấy được
nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo giữ vững thị trường và mở rộng thị phần
hơn nữa.
3.4. Giải pháp của nhóm để doanh nghiệp cải thiện chuỗi cung ứng tốt hơn
a. Chuỗi cung ứng xanh
- Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới theo mô hình chuỗi cung ứng xanh cho công ty
Coca - Cola Việt Nam, hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, thân
thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh của
các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận. Chiến lược phát
triển bền vững của Coca – Cola bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị, được thực hiện
thông qua bốn chương trình trọng tâm:
 Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường.
 Những hoạt động tiến hành ở giai đoạn cuối của chu kì.
 Quản lý mạng lưới các nhà cung ứng.
 Hệ thống quản lý môi trường.
- Sự hỗ trợ của những chương trình này, Coca - Cola đã nỗ lực loại bỏ những rủi ro,
nhằm đạt được sự đồng thuận của các cổ đông và gia tăng lợi nhuận. Mục tiêu của
Coca – Cola là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản phẩm không gây ảnh
hưởng đến môi trường và có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay tiêu hủy được.
- Trong các quyết định và hành động của mình, Coca - Cola luôn tính đến thực tế là
các vấn đề môi trường ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến các dự án phát triển
toàn cầu. Coca - Cola công nhận tầm quan trọng của việc hợp tác thảo luận các vấn
đề toàn cầu cũng như các vấn đề về sử dụng tài nguyên và phát thải CO2.Coca –
Cola tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để thực hiện cácsáng kiến
thông qua các hiệp hội ngành và các tổ chức toàn cầu. Đồng thời, Coca- Cola cũng
nỗ lực giảm tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động sản xuất vàthương mại của
mình, bao gồm: các nguồn năng lượng cho không gian làm mát,sưởi ấm và chiếu
sáng. Trong giao thông vận tải, việc tăng giảm chi phí đã tạo ratác động tích cực
đến môi trường.
- Giảm thiểu chất thải là một mục tiêu môi trường liên quan chặt chẽ đến chất lượng
sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng dây
chuyền sản xuất và chất lượng công việc thực hiện trong giai đoạn sản xuất.
b. Xây dựng, đào tạo, lập ra các phòng về quản lí chuỗi cung ứng
- Thành lập Hội đồng chuỗi cung ứng Toàn cầu, bao gồm các tiểu ban tập trung vào
việc tuân thủ chiếc lược chuỗi cung ứng của Coca - Cola. Hội đồng có cổng thông
tin tập trung riêng, nơi các nhân viên và những người tham gia chuỗi cung ứng
chia sẽ kinh nghiệm và các phương pháp hay nhất của họ.
- Xây dựng một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cao để đảm nhận những vị trí chủ
chốt tại công ty, điều này sẽ giúp cho quy trình chuỗi cung ứng hoạt độnghiệu quả
nhất.
c. Ứng dụng công nghệ vào quản lí chuỗi cung ứng
- Ứng dụng cộng nghệ vào vận hành và quản lý chuỗi cung ứng. Hoạt động kinh
doanh nếu không chặt chẽ sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề. Áp dụng công nghệ sẽ
giúp doanh nghiệp quản lí chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu tối
đa sai sót thông tin, hạn chế phụ thuộc vào các báo cáo, con người, tiết kiệm thời
gian.
- Ứng dụng công nghệ giúp kiểm soát theo thời gian thực: các thông tin về doanh số,
số lượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ, …
d. Xây dụng mạng lưới phân phối
- Xây dụng mạng lưới phân phối hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp chinh
phục được thị trường
 Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu
 Lựa chọn phương pháp tiếp cận thị trường
 Lên kế hoạch quản lý kênh phân phối
 Đầu tư vào bộ máy nhân sự
e. Kiểm soát tồn kho
- Nhiều doanh nghiệp cho rằng chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi
hàng hóa, sản phẩm đến được kệ cửa hàng. Tuy nhiên, kiểm soát tồn kho mới là
vấn đề cốt lõi, vì nhu cầu khách hàng thay đổi nên lượng hàng hóa dự đoán cho
việc dự trữ phải tính đến.
- Quản lí hàng tồn kho cần phải quản lí cả vể số lượng và giá trị hàng hóa:
 Quản lý hàng tồn kho bằng mã vạch
 Kiểm kho định kì
 Quản lý hàng xuất- nhập- tồn
 Xây dựng quy trình kiểm kho cho công ty
f. Tích hợp một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất
- Tầm nhìn toàn cảnh về bán hàng, tài chính, mua hàng, quản lý hàng kho, sản xuất
cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định vững chắc nhờ đó nâng cao lợi nhuận
của công ty và đạt được một quy trình quản lí mới.
g. Kinh doanh trên nền tảng di động
- Bùng nổ công nghệ thông tin và xu thế phát triển của kinh tế số hiện nay, kinh
doanh trên nền tảng di động đang trở thành xu thế chung của toàn cầu. Ứng dụng
công nghệ vào việc quản lý để gia tăng việc tiếp thị, quảng cáo đúng đối tượng và
bán hàng hiệu quả.

PHẦN 4: KẾT LUẬN


Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, quản
trị cung ứng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong cạnh tranh và
là hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức.
Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản được khái quát mong có thể giúp quý thầy
cô và các bạn có thêm thông tin. Quản lí chuỗi cung ứng của Coca - cola đã có những ưu
điểm nhưng cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định. Nhưng nhìn chung đây là một
chuỗi cung ứng thành công, nhanh nhạy có thể đáp ứng và nắm bắt nhanh chóng những
thay đổi.
Rất hy vọng trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ra được các bài học
kinh nghiệm và ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng cho
riêng mình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://als.com.vn/chuoi-cung-ung-cua-coca-cola
[2]. https://www.linkedin.com/pulse/art-inventory-management-arjun-bhugra
[3]. https://timviec365.vn/blog/khach-hang-tiem-nang-cua-coca-cola-
new15453.html
[4]. https://carter-logistics.com/disadvantages-of-poor-supply-chain-management/
[5]. https://ibottling.com/7-amazing-things-of-coca-cola-supply-chain-
management/
[6]. https://www.grin.com/document/167301
[7]. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, (2006). Quản trị Logistics, Nhà xuất bản
thống kê.
[8]. Nguyễn Công Bình, (2008). Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản thống
kê.
[9]. Michael Hugos, (2012). Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản
tổng hợpthành phố Hồ Chí Minh.
[10]. https://idms.vn/202107/giai-phap-can-thiet-cho-quan-ly-chuoi-cung-ung/

You might also like