You are on page 1of 3

Những bông hoa hồng đỏ, trắng đã được các bạn trân trọng cài lên ngực áo những

người con vất vả ngược xuôi, lo miếng cơm manh áo giữa tấp nập phố phường.
Hoa hồng đỏ dành cho những ai còn mẹ; hoa hồng trắng là sự tiếc nuối, sẻ chia với
những ai không còn mẹ. Chút lắng lòng để cùng nhau tưởng nhớ đến bậc sinh
thành, ơn cha, nghĩa mẹ. “Chiếc bóng thời gian nào chảy ngược Dòng đời gõ nhịp
chẳng ngừng trôi Bông hồng dưỡng dục lòng Cha Mẹ Hoa thắm công ơn tựa biển
trời Tháng bảy Vu Lan mùa báo hiếu Ai ơi kẻo muộn – lá vàng rơi” Trước khi trở
thành Phật, một bậc giác ngộ toàn giác, đức Phật cũng giống như chúng ta, là một
người con được sinh ra và nuôi dưỡng trong tình yêu thương vô hạn của cha mẹ.
Từ khi chào đời, Thái tử Tất Đạt Đa đã được đón nhận muôn vàn tình thương yêu
của muôn dân và niềm hỷ lạc, hân hoan của vạn vật. Tình thương ấy nằm trong
ánh mắt của vua cha Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da dành cho Ngài, tình thương
trong những lời chỉ dạy của đạo sĩ thời danh Alàràma Kàlàma và danh sư Uất Đầu
Lam Phất (Uddaka Ràmaputta) khi Ngài vừa rời cung điện lên đường tìm đạo, tình
thương trong sự sẻ chia và cúng dường của chúng sinh. Trên hành trình tìm kiếm
con đường giác ngộ giải thoát, thái tử không chỉ thấu suốt mọi nỗi khổ đau của
chúng sinh mà hơn hết, Ngài còn nhận ra nơi cõi ta bà với muôn trùng thương đau,
trong mỗi người vẫn luôn có một viên ngọc quý ẩn sâu đó chính là Phật tánh, là
Chân tâm. Tìm lại được viên ngọc quý ấy đó cũng chính là cách báo hiếu ý nghĩa
nhất, không chỉ cho cha mẹ hiện tiền mà cho tất cả cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp; vì
như lời Đức Phật nói: "Tất cả chúng sinh đều là cha mẹ ta". Hạnh phúc thay, khi
trên con đường tìm cầu ánh sáng giải thoát, Ngài đã nhận được vô vàn tình yêu
thương đầy chân thành của biết bao con người. Để rồi cuối cùng, hơn 2500 năm
trước, một vị tu sĩ bằng nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ tương duyên của muôn
loài, đã đạt được đến quả vị tối thượng Chánh đẳng Chánh giác, trở thành Phật -
một bậc giác ngộ toàn giác. Thấu cảm được tình thương ấy, đức Phật đã răn dạy
mỗi chúng đệ tử phải khắc ghi ơn sâu dưỡng dục của cha mẹ - những vị Phật sống
đang hiện tiền và báo đền công dưỡng nuôi của chúng sinh vạn loại. Đức Phật -
bậc giác ngộ, bậc Thầy của tất cả cõi trời và người, bậc đại trí huệ được khắp pháp
giới mười phương tôn kính, sau khi thành đạo đã thể hiện lòng từ hiếu của mình
với phụ vương, mẫu hậu, kế mẫu vừa theo thường pháp vừa đúng Chánh pháp.
Thế Tôn đã đi bộ, vượt ngàn dặm đường hiểm trở để trở về thăm phụ hoàng khi
người sắp lâm chung. Ngài đến bên cạnh vua cha và tự khiêng một góc linh sàng
của người đến tận nơi hỏa táng. Với kế mẫu, Ngài cũng luôn tỏ lòng từ hiếu, đúng
đạo một người con.
TỪ BI QUÁN VU LAN
(Đoạn 1) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

SP : Kính Bạch Đức Thế Tôn, bằng trí tuệ toàn giác và lòng từ bi vô lượng, đức
Thế Tôn đã thuyết kinh Báo Hiếu, mở ra cho nhân loại một phương pháp báo hiếu
vẹn toàn. Đức Thế Tôn là bậc giác ngộ vô thượng, là bậc thầy của trời người, là
đấng từ phụ cho cả bốn loài chúng sanh. Là bậc xứng đáng được chúng sanh quy
ngưỡng, cúng dường. Vậy mà trước núi xương khô trong kinh báo hiếu, Ngài đã
cúi lạy với tất cả lòng tri ân của một người con đối với các đấng sinh thành trong
vô lượng kiếp, khi Ngài còn đang trong giai đoạn tu tập công hạnh Bồ Tát lợi
sanh.
Hành động ấy của đức Thế Tôn đã làm chúng con cảm nhận sâu sắc tâm đức hiếu
hạnh của Ngài và cũng chợt nhận ra rằng : Bao nhiêu đời chúng con bị lưu chuyển
luân hồi trong dòng vô minh thì cũng có bấy nhiêu bậc cha mẹ mà chúng con đã
từng thọ ân đức sanh thành. Nhưng vì bị tham ái che mờ, nghiệp lực chi phối,
ngay cả đối với công ơn trời biển của song thân hiện đời, nhiều lúc chúng con
cũng đã quên, không nghĩ đến thâm ân cha mẹ thì còn nói gì đến việc báo ân!
Đó là chưa kể đến việc đôi lúc bằng sự vô tâm, ích kỷ, thậm chí phóng túng,
buông lung ... chúng con đã từng làm đau đớn, tan nát tâm can của hai đấng sanh
thành hiện tiền thì làm sao có thể nghĩ đến việc biết tri ân và báo ân đối với các
bậc cha mẹ trong nhiều đời ! Tội bất hiếu ấy không thể dùng lời mà tả được, và
quả báo chắc chắn sẽ là đau khổ. Thật đáng hổ, đáng thẹn và đáng sợ biết bao !!!

(Đoạn 2 ) Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

SB: Dưới bóng Thế Tôn, bậc cha lành muôn thuở, chúng con xin được tắm gội trong
nguồn suối từ bi của Ngài để thân chúng con là thân từ bi. Tâm chúng con là tâm từ bi
và nguồn suối từ bi được chảy tràn ra mọi nẻo: Xin cho chúng con và muôn người,
muôn loài đều được tắm gội ơn Ngài, cho người đau được thuốc, kẻ đói được cơm, trẻ
thơ được học, cụ già được cười tươi rạng rỡ cùng cháu con và muôn người, muôn loài
đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Chúng con nguyện thực hành Giáo Pháp
của ngài để mang hy vọng đến cho những cảnh đời tăm tối, dùng tình thương để hóa
giải những hận thù, tham vọng ... để trên hành tinh xanh này giảm thiểu được cảnh
người hành hạ người khi chúng con tập nhìn nhau bằng tình thương như huynh đệ
với nhau.
(Đoạn 3 ) Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
SP: Kính bạch đức Thế Tôn, hôm nay nhân mùa Vu Lan, có duyên may được giáo
pháp báo hiếu của đức Thế Tôn soi đường, trước Phật đài, chúng con xin cung
kính chí thành sám hối những lỗi lầm vụng dại gây nên tội bất hiếu làm đau đớn
tâm can của các đấng phụ mẫu hiện đời. Chúng con nguyện từ nay cho đến hết đời
sẽ sống đúng chánh pháp và cùng với cha mẹ thâm tín Tam Bảo, tích đức, gieo
duyên. Nếu có được chút công đức nào mà chúng con đã có duyên lành gieo được
trong đời này, xin hồi hướng cầu nguyện cho các đấng song thân hiện tiền được
thân tâm an lạc, nghiệp chướng tiêu trừ, niềm tin Tam Bảo kiên cố, và cũng xin
đem hết tâm thành hồi hướng cầu nguyện cho các bậc phụ mẫu trong nhiều đời
của chúng con được siêu sanh tịnh độ.
Nguyện đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên
Bồ Tát, chứng minh cho lòng thành sám hối và phát nguyện hồi hướng của chúng
con.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát , tác đại chứng minh.

You might also like