You are on page 1of 16

BỆNH ÁN TRÌNH BỆNH

I.PHẦN HÀNH CHÍNH


1. Họ tên: PHAN THỊ H.
2. Giới: Nữ
3. Tuổi: 51
4. Địa chỉ: Phú An - Phú Vang - Thừa Thiên Huế
5. Nghề nghiệp: Buôn bán
6. Ngày vào viện: 20/12/2023
7. Ngày làm bệnh án: 26/12/2023
II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện :
Đau và hạn chế vận động vùng vai 2 bên
2. Quá trình bệnh lý:
Bệnh khởi phát cách đây 3 tháng với các triệu chứng đau nhức vùng khớp
vai 2 bên (bên P nhiều hơn bên T), đau âm ỉ lan từ vùng vai lan xuống
mặt trước ngoài cánh tay 2 bên, đau kèm sưng vùng khớp vai P, đau tăng
khi vận động, khi thời tiết lạnh, về đêm, đau làm hạn chế vận động khớp
vai không gãi lưng được, chải tóc, mặc áo khó khăn (P). Đau giảm khi
nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm, đau không kèm tê, vai T đau nhức nhẹ.
Bệnh nhân có điều trị châm cứu tại phòng khám Liên Hoa 2 đợt nhưng
không đỡ sau đó bệnh nhân đi khám tại Trung tâm y tế huyện Phú Vang
được điều trị ngoại trú bằng thuốc tây y không rõ loại vẫn không giảm
đau. Cách nhập viện 6 tuần, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện trung ương
Huế được chụp X-quang và siêu âm khớp vai được chẩn đoán viêm gân,
có điều trị ngoại trú thuốc tây y không rõ loại nhưng bệnh vẫn không
thuyên giảm. Trước ngày nhập viện 4 ngày, các triệu chứng đau nhức
tăng lên làm ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân lo lắng nên nhập
viện và điều trị tại bệnh viện YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế.

*Ghi nhận lúc vào viện:


- Bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Da niêm mạc hồng Mạch: 75 lần/phút
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không HA: 120/80 mmHg
sờ thấy. TS thở: 18 lần/phút
- Đau nhức khớp vai kèm sưng không nóng đỏ Nhiệt độ: 37°C
- Vận động hạn chế vùng khớp vai. Cân nặng: 50 kg
- Đau tăng khi vận động, trời lạnh, về đêm gần Chiều cao: 1m50
sáng, giảm khi nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm. BMI: 22,2 kg/m2
- Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường.
Chẩn đoán tại bệnh phòng:
YHHD: Tổn thương vai P
YHCT: Kiên thống P
III. TIỀN SỬ
1. Bản thân:
a) Nội - Ngoại khoa
- Chưa có tiền sử dị ứng thuốc.
- Chưa có tiền sử chấn thương vùng vai
- Tiền sử phẫu thuật vùng cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm năm 2022
- Thoái hóa cột sống cổ 1,5 năm
- Chưa có tiền sử mắc gout và lao
b) Sản khoa:
- PARA 6006
- Có kinh lúc 14 tuổi, kinh nguyệt đều, chu kỳ 28-29 ngày, hành kinh 3-4
ngày, kinh lượng ít, không vón cục. Chưa mãn kinh
2. Gia đình
Chưa phát hiện bệnh lý liên quan
3. Hoàn cảnh sinh hoạt:
- Vật chất: khá.
- Tinh thần: lạc quan vui vẻ, tiếp nhận điều trị
- Nghề nghiệp trước đây: buôn bán cá
- Tính chất công việc: có bưng bê nặng
- Môi trường: ẩm thấp.
IV. PHẦN THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI:
1. Thăm khám hiện tại
a. Toàn thân
- Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Tổng trạng trung bình.
- Da, niêm mạc hồng
- Không phù, không xuất huyết dưới da.
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy.
* DHS:
- Mạch: 72 lần/phút
- Nhiệt độ: 37 0C
- Huyết áp: 120/80 mmHg
- Nhịp thở: 18 lần/ phút
- Cân nặng: 50kg
- Chiều cao: 150cm
b. Các cơ quan
● Cơ xương khớp
- Đau nhức âm ỉ vùng khớp vai 2 bên (P nhiều hơn T), đau tăng khi vận
động, khi trời lạnh, về đêm giảm khi nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm, kèm
sưng vùng khớp vai phải, không nóng đỏ, đau làm hạn chế vận động gập,
duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài
- 2 vai không cân xứng, không teo cơ, cột sống không gù vẹo
- Cạnh cột sống không u cục; không có lỗ dò, trầy xước, teo cơ
- Ấn đau rãnh nhị đầu P, điểm dưới gai vai P, điểm giữa đầu ngoài - mỏm
cùng vai 2 bên, mặt trước xương cánh tay P, đầu dưới cơ Delta P.
- Khớp vai P: không gãi lưng được, chải tóc, mặc áo khó khăn.
- Đau âm ỉ vùng cổ gáy 2 bên, đau không kèm lan, không sưng nóng đỏ
- Không ấn đau mỏm gai các đốt sống cổ, các điểm cạnh sống
- Không co cứng cơ cạnh sống
- Khám tầm vận động khớp vai 2 bên :

Động tác Chủ động (P-T) Thụ động (P-T) Bình thường (P-T)
Gập 80°-180° 90°-180° 180°
Duỗi 10°-40° 15°-45° 50°
Dạng 70°-80° 80°-90° 180°
Khép 40°-50° 50°-50° 50°
Xoay trong 30°-90° 40°-90° 90°
Xoay ngoài 10°-70° 15°-80° 90°
Nghiệm pháp:
+ Neer test (+) P

+ Jobe (+) 2 bên

+ Codman test (+) P

+ Yocum test (+) P

+ Palm up (+) 2 bên

+ Patte test (+) P


+ Lift-off (+) 2 bên
● Thần kinh:
- Bệnh nhân tỉnh táo, ý thức tốt
- Đau âm ỉ vùng khớp vai 2 bên lan mặt trước ngoài cánh tay.
- Spurling (-)
- Dấu bấm chuông vùng cột sống cổ (-)
- Căng rễ thần kinh (-)
- Không đau đầu, thỉnh thoảng có hoa mắt chóng mặt, nhắm mắt nghỉ ngơi
giảm
- Phản xạ gân xương:
+Phản xạ gân cơ nhị đầu: bình thường
+Phản xạ gân cơ tam đầu: bình thường
+Phản xạ gân cơ cánh tay quay: bình thường
● Tuần hoàn
- Không hồi hộp, không đánh trống ngực
- Tim đều, T1,T2 nghe rõ, chưa nghe âm bệnh lý
● Hô hấp
- Không ho, không khó thở
- Lồng ngực cân xứng, di động theo nhịp thở
- Rì rào phế nang nghe rõ
- Chưa nghe rale
● Tiêu hóa
- Ăn uống được, ngon miệng 2 chén/bữa
- Đại tiện (1-2 lần/ ngày), phân vàng có khuôn
- Bụng mềm, gan lách không sờ thấy.
● Tiết niệu –Sinh dục
- Tiểu thường, nước tiểu vàng trong dài không tiểu buốt, không tiểu rắt
- Tiểu đêm: 2 lần/ đêm
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
● Các cơ quan khác
Cơ quan khác chưa phát hiện bất thường.
c. Cận lâm sàng:
- Công thức máu trong giới hạn bình thường
- Chụp X-Quang vai thẳng (21/12/2023) : Thoái hóa khớp vai 2 bên
- Siêu âm khớp vai phải (21/12/2023):
+ Gân cơ nhị đầu: đoạn gân cơ giảm hồi âm, phù nề, tăng kích thước,
mất cấu trúc sợi, tăng tưới máu, Ổ đọng dịch bao quanh gân.
+ Gân cơ dưới vai: đoạn gân cơ giảm hồi âm, phù nề, tăng kích
thước, mất cấu trúc sợi, tăng tưới máu.
KẾT LUẬN: Viêm gân cơ nhị đầu và dưới vai phải
2. Tóm tắt - Biện luận - Chẩn đoán:

a.Tóm tắt:

Bệnh nhân nữ 51 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động khớp vai 2 bên.
Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhóm rút ra các hội chứng, dấu chứng
sau:

* Hội chứng tổn thương quanh khớp vai:

− Đau nhức âm ỉ vùng khớp vai 2 bên ( bên phải nhiều hơn bên trái), đau
tăng khi vận động, khi trời lạnh, về đêm giảm khi nghỉ ngơi, xoa bóp,
chườm ấm, kèm sưng vùng khớp vai phải, không nóng đỏ, đau làm hạn chế
vận động gập, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài
− Khớp vai P: không gãi lưng được, chải tóc, mặc áo khó khăn.

− Ấn đau rãnh nhị đầu P, điểm dưới gai vai P, điểm giữa đầu ngoài - mỏm
cùng vai 2 bên, mặt trước xương cánh tay P, đầu dưới cơ Delta P.
− Các nghiệm pháp khám nhóm cơ chóp xoay:

+ Neer test (+) P

+ Jobe (+) 2 bên

+ Codman test (+) P

+ Yocum test (+) P

+ Palm up (+) 2 bên

+ Patte test (+) P

+ Lift-off (+) 2 bên

* Dấu chứng có giá trị:

− Đau âm ỉ vùng cổ gáy 2 bên, đau không kèm lan, không sưng nóng đỏ
Cận lâm sàng:
− Siêu âm khớp vai phải (21/12/2023): Viêm gân cơ nhị đầu và dưới vai phải

− Chụp X-Quang vai thẳng (21/12/2023) : Thoái hóa khớp vai 2 bên
Các dấu chứng âm tính có giá trị:
− Nghiệm pháp Spurling (-)

− Nghiệm pháp căng rễ thần kinh (-)

− Dấu bấm chuông vùng CS cổ (-)

* Chẩn đoán sơ bộ: Viêm quanh khớp vai bên P thể nghẽn tắc do tổn
thương nhóm gân cơ chóp xoay
b. Biện luận:

* Về chẩn đoán:

+ Về VQKV: Trên bệnh nhân có hội chứng tổn thương quanh khớp vai với đầy
đủ hai triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm quanh khớp vai là đau và hạn chế
vận động chủ động và thụ động vùng khớp vai, bệnh không có các tổn thương
thực thể khác, không chấn thương vùng vai trước đó, không phải đau từ chỗ khác
lan đến. Siêu âm khớp vai phải viêm gân cơ nhị đầu và dưới vai phải nên chẩn
đoán trên bệnh nhân đã rõ. Tuy nhiên trên bệnh nhân có đau và hạn chế vận động
chủ động và thụ động vùng khớp vai (T) nên nhóm đề nghị làm thêm siêu âm
khớp vai trái để theo dõi thêm.

* Về thể bệnh:

+ Trên bệnh nhân hạn chế vận động cả chủ động lẫn thụ động nên nhóm hướng
đến viêm quanh khớp vai thể nghẽn tắc, không nghĩ đến VQKV đơn thuần. Bệnh
nhân không có dấu hiệu rối loạn thần kinh vận mạch bàn tay (phù bàn tay lan lên
cẳng tay, phù cứng đỏ tía, sưng nóng đỏ đau và hạn chế vận động, đau nhức toàn
bộ bàn tay cả ngày và đêm, móng tay mỏng giòn dễ gãy, các cơ vùng bàn tay teo
rõ, vận động bàn tay, ngón tay hạn chế) nên nhóm không nghĩ đến hội chứng vai
tay trên bệnh nhân

* Về chẩn đoán phân biệt:

+ Với viêm khớp dạng thấp: Trên bệnh nhân không có đủ 4/7 tiêu chuẩn chẩn
đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp học Mỹ 1987: bệnh nhân không có
cứng khớp buổi sáng, không có hạt dưới da, đau chỉ xảy ra ở một khớp và là
khớp lớn nên nhóm không nghĩ đến bệnh lý này.

+ Nhóm không nghĩ đến lao khớp vai vì bệnh nhân không có tiền sử mắc lao, lâm
sàng không có hội chứng nhiễm trùng do lao (ho, sốt về chiều, sụt cân…)

+ Với hội chứng cổ - vai - cánh tay: Bệnh nhân có đau âm ỉ vùng cổ gáy 2 bên,
đau không kèm lan, không sưng nóng đỏ, nhưng không có hội chứng chèn ép rễ
thần kinh, không ấn đau mỏm gai các đốt sống cổ, các điểm cạnh sống, dấu bấm
chuông vùng CS cổ (-), Spurling (-), căng rễ thần kinh (-) nên em loại trừ bệnh lý
này trên bệnh nhân
* Về nguyên nhân:

Trên bệnh nhân có các dấu chứng hướng đến tổn thương nhóm gân cơ chóp
xoay gồm hạn chế dạng gấp, Jobe test (+) , Codman (+) do tổn thương cơ trên
gai, hạn chế xoay trong Lift-off test (+) do tổn thương cơ dưới vai, hạn chế xoay
ngoài Patte test (+) do tổn thương cơ tròn bé và kết quả SA vai P: Viêm gân cơ
nhị đầu và dưới vai phải đồng thời bệnh nhân lao động hay bưng bê vật nặng
gây ra các vi chấn thương lâu ngày làm tổn thương nhóm gân cơ chóp xoay dẫn
đến VQKV nên nhóm hướng đến nguyên nhân này.

c. Chẩn đoán cuối cùng:

Viêm quanh khớp vai (P) thể nghẽn tắc do tổn thương gân cơ chóp xoay

3. Điều trị:

a. Nguyên tắc chung:

- Giảm nhẹ triệu chứng

- Phục hồi chức năng

- Tránh vận động mạnh, hoạt động sai tư thế: cúi cổ nhiều, xoay vai đột ngột

- Vận động, tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng

- Ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

b. Điều trị cụ thể:

- Thuốc giảm đau:

Thuốc chống viêm non steroid : Meloxicam 7,5mg x 01 viên/ngày uống chiều
sau ăn từ ngày 21-23/12/2023

- Vật lý trị liệu:

+ Sử dụng các phương pháp vật lý có tác dụng chống viêm, tăng tuần hoàn dinh
dưỡng cho khớp vai như: sóng ngắn, bức xạ hồng ngoại, điện xung.

+ Xoa bóp, kéo dãn và tập luyện các bài tập phục hồi tầm vận động: bài tập dạng,
xoay trong, gấp khớp vai.

V. PHẦN THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN:


1. Tứ chẩn:
a. Vọng chẩn:

- Bệnh nhân hữu thần, sắc mặt hồng, tỉnh táo .

- Ánh mắt linh hoạt, niêm mạc mắt nhạt màu, quầng mắt không thâm, mắt
không sưng đỏ, không đau, không chảy dịch bất thường.

- Cánh mũi không phập phồng, không chảy nước mũi

- Thái độ hòa nhã, vui vẻ, không cáu gắt

- Hình thái:

+ Thể trạng trung bình, dáng người cân đối, vai không cân xứng, vùng khớp
vai phải sưng, có vết sẹo #15cm vùng cột sống thắt lưng

+ Chân tay không run, không co quắp, vận động khớp vai 2 bên khó khăn,
Hạn chế vận động chủ động, thụ động khớp vai 2 bên, khớp vai phải
không gãi lưng được, chải tóc, mặc áo khó khăn.

+ Da lông nhuận, không vàng da, không ban chẩn

- Móng tay, móng chân không có sọc, không có màu sắc và hình dạng bất
thường

- Hạn chế vận động chủ động, thụ động khớp vai hai bên.

- Lưỡi: + Chất lưỡi: Màu sắc: chất lưỡi hồng

+ Vận động: linh hoạt, không run, không lệch.

+ Hình dáng: to bệu có dấu răng

+ Mạch máu dưới lưỡi màu xanh tím, to, nổi rõ, hiện rõ giãn mạch

+ Rêu lưỡi: Rêu lưỡi trắng mỏng dính

b. Văn chẩn:

- Tiếng nói rõ, không hụt hơi

- Hơi thở không có mùi đặc biệt.

- Không ho không khó thở.

- Không nấc, không nôn, không ợ hơi, ợ chua.


- Cơ thể không hôi, không có mùi bất thường.

c. Vấn chẩn:

- Sợ lạnh, thích uống nước ấm, thích tắm ấm.

- Không tự hãn, không đạo hãn

- Ăn uống được, ngon miệng 2 chén/bữa

- Không đầy bụng, không chướng bụng

- Tiểu tiện: vàng trong dài, không tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm 2 lần/ đêm

- Đại tiện (1-2 lần/ ngày), phân vàng có khuôn

- Không hồi hộp, đánh trống ngực, không đau đầu

- Tai nghe rõ, không ù tai, mắt không mờ

- Thỉnh thoảng hoa mắt chóng mặt nhắm mắt nghỉ ngơi giảm

- Ngủ 3-4 tiếng/ đêm (do đau, trước khi đau ngủ 5-6 tiếng)

- Bệnh nhân đau âm ỉ vùng cổ gáy, mỏi nặng vùng khớp vai 2 bên lan xuống
mặt trước ngoài cánh tay (P nhiều hơn), đau tăng về đêm gần sáng, trời lạnh,
đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, xoa bóp chườm ấm. Đau làm hạn
chế vận động gập, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài 2 bên, hạn chế vận
động gãi lưng, mặc áo, chải tóc khớp vai P

d. Thiết chẩn:

- Xúc chẩn:

+ Da không khô, không có mồ hôi, da lòng bàn tay, bàn chân không lạnh
không nóng.
+ Cơ nhục không nhão

+ Sờ khớp vai (P) có sưng

+ Ấn đau cự án

− P: Kiên ngung, Tý nhu, Kiên trinh, Kiên liêu, Kiên tĩnh, Nhu du, Nhu hội

− T: Kiên ngung
- Phúc chẩn: Bụng mềm, không đầy trướng, không u cục, ấn không đau.

- Mạch chẩn: Mạch trầm hữu lực

2. Tóm tắt - Biện chứng luận trị - Chẩn đoán:

a. Tóm tắt:

Bệnh nhân nữ 51 tuổi vào viện vì đau âm ỉ và hạn chế vận động khớp vai (P).
Qua thăm khám tứ chẩn, nhóm em rút ra các chứng trạng và chứng hậu sau:

- Hội chứng khí huyết kinh lạc:

Hội chứng khí trệ huyết ứ gây đau nhức vùng khớp vai,lan xuống mặt trước
ngoài cánh tay, đau tăng lên khi vận động, trời lạnh, về đêm, giảm khi nghỉ ngơi
xoa bóp, chườm ấm, đau làm hạn chế vận động khớp vai tại các đường kinh

+ Kinh thủ Dương minh Đại trường: ấn đau cự án các huyệt Kiên ngung, Tý nhu.

+ Kinh thủ Thái dương Tiểu trường: ấn đau cự án các huyệt Nhu du, Kiên trinh.

+ Kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu: ấn đau cự án các huyệt Nhu hội, Kiên liêu,
Kiên tĩnh.

- Bát cương:

+ Biểu chứng: bệnh biểu hiện ở bì phu, cơ xương khớp, kinh lạc

+ Thực chứng: khí trệ huyết ứ gây đau tại chỗ ( kinh thủ dương minh đại trường,
thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu) và ấn đau cự án các huyệt
như trên, mạch hữu lực

+ Hư chứng: Bệnh lâu ngày, thỉnh thoảng hoa mắt chóng mặt nhắm mắt nghỉ
ngơi giảm, lưỡi bệu có dấu răng

+ Hàn chứng: sợ lạnh, thích uống nước ấm, đau tăng khi gặp lạnh, về đêm, giảm
đau khi xoa bóp, chườm ấm

- Nguyên nhân

+ Ngoại nhân:

Phong: đau phần trên cơ thể, có tính chất di chuyển,lan xuống mặt trước
ngoài cánh tay

Hàn: đau tăng khi gặp lạnh, về đêm giảm khi chườm ấm
Thấp: đau cảm giác âm ỉ mỏi nặng vai P, bệnh lâu lành

+ Bất nội ngoại nhân: lao động (bưng bê vật nặng)

*Chẩn đoán sơ bộ:

Bệnh danh: Kiên tý (P).

Kinh lạc: Kinh thủ Dương minh Đại trường, kinh thủ Thái dương Tiểu trường,
kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu

Bát cương: Biểu thực hàn kiêm hư chứng

Thể bệnh: Kiên ngưng

Nguyên nhân: Ngoại nhân: phong, hàn, thấp

Bất nội ngoại nhân: lao động.

b. Biện chứng luận trị

- Về chẩn đoán bệnh danh: bệnh nhân có triệu chứng đau nhức âm ỉ vùng khớp
vai lan xuống mặt trước ngoài cánh tay phải, đau làm hạn chế vận động nên
nhóm hướng đến chẩn đoán Kiên tý P

- Về chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tà xâm nhập tại các đường kinh thủ Dương minh
đại trường, thủ Thái dương tiểu trường, thủ Thiếu dương tam tiêu, gây khí trệ
huyết ứ, bất thông tắc thống gây đau nhức tại nơi mà đường kinh đi qua, biểu
hiện ấn đau cự án các huyệt như trên

- Về bát cương:
+ Vị trí nông sâu của bệnh: bệnh biểu hiện ở biểu ( kinh lạc, cơ xương
khớp) và chưa có ảnh hưởng đến tạng phủ nên nhóm thiên về biểu chứng
+ Về trạng thái của bệnh: bệnh nhân có cả biểu hiện của thực và hư nhưng
các triệu chứng đau nhức nhiều vùng vai, đau cự án, đau làm bệnh nhân
hạn chế vận động khớp vai cả chủ động lẫn thụ động, mạch hữu lực,
chứng thực trội hơn nên nhóm thiên về thực chứng.
+ Về tính chất bệnh: bệnh nhân có hàn ở biểu, hàn tà có tính ngưng trệ xâm
nhập cơ thể làm mất sự ôn chiếu của dương khí làm khí huyết trở trệ , vận
chuyển không thông gây đau. Hàn làm đau tăng về đêm, khi lạnh, chườm
ấm đỡ đau, sợ lạnh, thích uống nước ấm. rêu lưỡi trắng đều thiên về hàn
chứng.
- Về nguyên nhân:
Bệnh nhân thiên quý bắt đầu suy yếu, nhân lúc chính khí hư suy, thừa lúc tấu lý
sơ hở tà khí lục dâm xâm nhập vào kinh lạc làm khí huyết bị tắc trệ. Kinh lạc bất
thông tất thống, khí huyết tắc trệ nên gây đau trên bệnh nhân. Nhóm nghĩ đến
nguyên nhân ngoại nhân ở đây là do phong, hàn, thấp. Phong là dương tà hay đi
lên và ra ngoài nên gây bệnh ở phần trên và ngoài của cơ thể, cụ thể ở trên bệnh
nhân là vùng khớp vai, phong có tính di chuyển nên bệnh nhân đau theo đường
kinh Thủ Dương minh Đại trường, Thủ Thái dương Tiểu trường, Thủ thiếu
dương Tam tiêu. Hàn có tính chất ngưng trệ, hàn tà xâm nhập, cơ thể mất sự ôn
chiếu của dương khí làm khí huyết ngưng trệ, vận chuyển không thông nên gây
đâu, đau tăng khi trời lạnh, về đêm. Bệnh nhân thường tiếp xúc với môi trường
ẩm thấp, bên cạnh đó thấp thường theo phong, hàn tà đi vào cơ thể gây tình trạng
đau mỏi nặng, co cứng cơ, đau khi thay đổi thời tiết. Đồng thời nghề nghiệp
trước đây của bệnh nhân ngồi nhiều, có bưng bê vật nặng trong thời gian dài nên
yếu tố lao động cũng là một nguyên nhân gây bệnh

- Về thể bệnh: nguyên nhân gây bệnh là phong hàn thấp bệnh biểu hiện với triệu
chứng đau nhiều, hạn chế vận động chủ động và thụ động khớp vai tương ứng
với thể Kiên ngưng.

c. Chẩn đoán cuối cùng:

Bệnh danh: Kiên tý (P).


Kinh lạc: Thủ dương minh Đại trường, thủ thiếu dương Tiểu trường, thủ thiếu
dương tam tiêu.
Bát cương: biểu thực hàn kiêm hư chứng
Nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp), bất nội ngoại nhân (lao động).
Thể bệnh: Kiên ngưng.

3. Điều trị

- Phép điều trị: tán hàn, khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, thông
kinh hoạt lạc

- Phương thuốc: Quyên Tý Thang gia vị

Hoàng Kỳ 16g Xích Thược 08g

Khương Hoạt 12g Đương Quy 08g

Phòng Phong 12g Chích Cam Thảo 10g

Khương Hoàng 12g Sinh Khương 06g


Gia: Xuyên khung 08g, Quế chi 06g

Mỗi ngày sắc uống 1 thang uống ấm, chia làm 2 lần uống.

❖ Châm cứu:

- Châm cứu: Châm tả (P): Phong trì, Kiên Tỉnh, Kiên Ngung, Kiên liêu, Tý
nhu, Nhu Du, Nhu hội ,Trung phủ, Huyết hải, A Thị Huyệt.

Châm tả (T): Kiên tĩnh, Kiên ngung, Kiên liêu

- Châm bổ (2 bên): Túc Tam Lý.

- Điện châm các huyệt trên.

- Liệu trình: điện châm 25p/ngày. 1 liệu trình 14 ngày.


❖ Xoa bóp:
- Day từ đầu chóp Delta qua mỏm cùng vai, qua vùng xương bả vai, đến vùng
Kiên tĩnh 3 lần.

- Lăn, bóp vùng trên 3 lần.

- Bấm các huyệt như châm cứu.

- Vận động khớp vai.

- Phát vùng trên 1 lượt.

Xoa bóp quanh khớp vai làm giãn cơ, dây chằng, bao khớp. nhằm tăng cường
phạm vi hoạt động của khớp.

Liệu trình: xoa bóp 20p/ngày. 1 liệu trình 14 ngày.

VI. TIÊN LƯỢNG:


- Gần: khá, tuân thủ đáp ứng điều trị
- Xa: trung bình, bệnh nhân chính khí bắt đầu hư suy, sống trong môi trường ẩm
thấp.
VII. DỰ PHÒNG.
- Giữ ấm cơ thể, tránh để quạt lạnh hướng vào

- Ăn uống điều độ, đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý

- Tập các bài tập vận động vùng cổ gáy, vai cánh tay nhẹ nhàng
- Tránh mang vác vật nặng, tránh nằm sai tư thế, tránh vận động mạnh đột ngột
vùng khớp vai.

- Xoa bóp chườm ấm thường xuyên.

You might also like