You are on page 1of 6

I.

Khái Quát (PP)


1.Khái niệm gia đình (1 hình ảnh) (PP)
C.Mác và Ph.Ăngggen: “Quan hệ thứ 3
tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển
lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của
bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra
những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là
quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình” (PP)
-> Đó có thể là quan hệ hôn nhân (vợ và
chồng), quan hệ huyết thống (cha mẹ và con
cái, anh chị em), mối quan hệ giữa ông bà
với cháu chắt, giữa cô dì chú bác, … -> gắn
bó, gắn kết lẫn nhau
=> Như vậy tóm lại gia đình là hình thức
cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở
hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về
quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình.

2. Vị trí của gia đình trong xã hội (PP)


-Gia đình là tế bào của xã hội
-Là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự
hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi
thành viên

(PP)
-Là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

+Vì chỉ khi con người được yên ấm, hòa


thuận trong gia đình thì mới có thể yên tâm
lao động, đóng góp sức mình cho XH
+Sự yên ổn hạnh phúc của mỗi GĐ sẽ là tiền
đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành,
phát triển nhân cách
+Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên GĐ
mà còn là thành viên của XH, GĐ là cộng
đồng XH đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ
XH
của mỗi cá nhân. GĐ cũng được xem là môi
trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và
thực hiên quan hệ XH
=>Gia đình có vai trò quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của xã hội (PP)

- Vì vậy muốn có một xã hội phát triển


lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế
bào gia đình tốt
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “…nhiều
gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt
thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình” (PP)
3. Chức năng cơ bản của gia đình (PP)

+ Chức năng tái sản xuất ra con người


+ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục (*)
(PP)
+ Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh
lý, duy trì tình cảm gia đình (*)
Và ở đây chúng mình sẽ đặc biệt chú trọng
2 chức năng….Vì sao chú trọng 2 yếu tố
này ? Vì chúng có thể được xem là yếu tố
có ảnh hưởng nhiều nhất đối với các hành
vi bạo lực gia đình. Và tại sao lại nói
chúng có tác động nhiều nhất ? Mình xin
phép đi sâu vào nội dung chính chủ đề của
ngày hôm nay, đó là “Bạo Lực Gia Đình”
để làm rõ vấn đề này hơn
- Đầu tiên, một cá thể khi sinh ra & lớn lên
đc sự nuôi dưỡng và giáo dục từ gia đình
nên có thể nói, cta sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng
từ cách nhìn nhận cuộc sống, cách cư xử,
vân vân..
Một trong những nguyên do xảy ra “bạo lực
gđ” là ng bạo lực có nhiều khả năng đã từng
chứng kiến mẹ mình bị cha đánh đập, hoặc
chính họ đã từng bị đánh đập khi còn nhỏ.
Những điều đã trải qua thời thơ ấu chính là
một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến
việc bản thân họ sau này trở thành người
gây ra bạo lực gia đình hay không. Điều này
củng cố cho quan điểm rằng bạo lực là một
hành vi do con người học từ người khác.
Cho nên sự nuôi dưỡng, giáo dục mà mỗi cá
thể được nhận từ gđ đóng vai trò rất lớn

- Tiếp theo, quan hệ vợ chồng bình đẳng là


cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa
cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị
em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ
yêu thương con cái, ngược lại, con cái cũng
có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy
bảo của cha mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa
cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có
những mâu thuẫn không thể tránh khỏi sự
chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng
của mỗi người, vân vân. Do vậy, việc duy trì
tình cảm và hạn chế mâu thuẫn trong gia
đình là vấn đề cần đc quan tâm.

You might also like