You are on page 1of 30

Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

ĐỀ THI HỌC PHẦN


XÁC SUẤT THỐNG KÊ (MI2020)
Mục lục
1 ĐỀ THI GIỮA KỲ XÁC SUẤT THỐNG KÊ 2
1.1 Học kỳ 20221 (KSTN) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Học kỳ 20221 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 Học kỳ 20213 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.4 Học kỳ 20212 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.5 Học kỳ 20201 (KSTN) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.6 Học kỳ 20201 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.7 Học kỳ 20193 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.8 Học kỳ 20192 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.9 Học kỳ 20191 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.10 Học kỳ 20183 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.11 Học kỳ 20182 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.12 Học kỳ 20181 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

2 ĐỀ THI CUỐI KỲ XÁC SUẤT THỐNG KÊ 14


2.1 Học kỳ 20222 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.2 Học kỳ 20221 (KSTN) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.3 Học kỳ 20221 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.4 Học kỳ 20213 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.5 Học kỳ 20212 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.6 Học kỳ 20211 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.7 Học kỳ 20201 (KSTN) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.8 Học kỳ 20201 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.9 Học kỳ 20193 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.10 Học kỳ 20192 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.11 Học kỳ 20191 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.12 Học kỳ 20183 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.13 Học kỳ 20182 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.14 Học kỳ 20181 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.15 Học kỳ 20173 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.16 Học kỳ 20172 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.17 Học kỳ 20171 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

1
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1 ĐỀ THI GIỮA KỲ XÁC SUẤT THỐNG KÊ


1.1 Học kỳ 20221 (KSTN)
Câu 1. (2.5 điểm) Xét dãy 10 phép thử độc lập, mỗi phép thử ta gieo đồng thời ba con xúc xắc cân
đối đồng chất được đánh số.

a) Tính xác suất để trong đó có đúng 2 phép thử mà mỗi phép thử nhận được tổng số chấm xuất hiện
trên mặt ba con xúc xắc bằng 5.

b) Tính xác suất để phép thử có tổng số chấm xuất hiện trên mặt ba con xúc xắc bằng 7 xuất hiện
trước phép thử có tổng số chấm xuất hiện trên mặt ba con xúc xắc bằng 5.

Câu 2. (2.5 điểm) Có hai lô hàng. Lô I chứa 5 sản phẩm A và 3 sản phẩm B, lô II chứa 3 sản phẩm A
và 5 sản phẩm B.

a) Từ mỗi lô hàng lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính xác suất để trong số sản phẩm được lấy ra, số
sản phẩm B nhiều hơn số sản phẩm A.

b) Chuyển ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô I sang lô II, sau đó từ lô II lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính
xác suất để hai sản phẩm lấy ra sau cùng có ít nhất một sản phẩm A.

Câu 3. (2.5 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất là
(
kx(5 − x) nếu 2 ≤ x ≤ 5
fX (x) = .
0 nếu x ∈
/ [2; 5]

a) Tìm hằng số k.

b) Tính kỳ vọng của biến ngẫu nhiên 27[X] − 4, trong đó, [X] là số nguyên lớn nhất không vượt quá
X (nghĩa là, [x] = 0 nếu 0 ≤ x < 1, [x] = 1 nếu 1 ≤ x < 2, . . . ).

Câu 4. (2.5 điểm) Một nhà máy sản xuất một số lượng lớn sản phẩm. Xác suất để một sản phẩm do
nhà máy sản xuất ra phù hợp với sự mong đợi của khách hàng là 0,998. Kiểm tra ngẫu nhiên 2500 sản
phẩm của nhà máy.

a) Gọi Y là biến ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm phù hợp với sự mong đợi của khách hàng trong 2500
sản phẩm được kiểm tra. Tính E(Y 2 ).

b) Xấp xỉ xác suất để trong 2500 sản phẩm được kiểm tra, có nhiều nhất 10 sản phẩm không phù hợp
với sự mong đợi của khách hàng.
Zz
1 t2
Phụ lục: Trích bảng giá trị hàm Φ(z) = √ e− 2 dt

−∞

z 2,23 2,24 2,25 2,45 2,46 2,47 2,48


Φ(z) 0,98713 0,98745 0,98778 0,99285 0,99305 0,99324 0,99343
Zx
1 t2
Hàm Laplace φ (x) := √ e− 2 dt = Φ(x) − 0, 5.

0

2
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.2 Học kỳ 20221


Câu 1. (2.5 điểm) Gieo đồng thời 3 con xúc xắc cân đối đồng chất cho tới khi tổng số chấm xuất hiện
trên mặt ba con xúc xắc bằng 4 thì dừng lại.

a) Tính xác suất để chỉ cần một lần gieo.

b) Tính xác suất để cần một số lẻ lần gieo.

Câu 2. (2.5 điểm) Có hai lô hàng. Lô I chứa 5 sản phẩm A và 3 sản phẩm B, lô II chứa 3 sản phẩm A
và 5 sản phẩm B.

a) Từ lô I lấy ngẫu nhiên ra 3 sản phẩm. Tính xác suất để trong 3 sản phẩm được lấy ra, số sản phẩm
A nhiều hơn số sản phẩm B.

b) Chuyển ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô I sang lô II, sau đó từ lô II lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính
xác suất để hai sản phẩm lấy ra sau cùng đều là sản phẩm A.

Câu 3. (2.5 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất là
(
kx(4 − x) nếu 1 ≤ x ≤ 4
fX (x) = .
0 nếu x ∈
/ [1; 4]

a) Tìm hằng số k.

b) Tính kỳ vọng của biến ngẫu nhiên 9[X] + 3, trong đó, [X] là số nguyên lớn nhất không vượt quá X
(nghĩa là, [x] = 0 nếu 0 ≤ x < 1, [x] = 1 nếu 1 ≤ x < 2, . . . ).

Câu 4. (2.5 điểm) Một hệ thống điện có 100 thành phần hoạt động độc lập nhau. Xác suất để mỗi
thành phần bị lỗi tại thời điểm kiểm tra là 0,02.

a) Số thành phần bị lỗi có khả năng xảy ra cao nhất tại thời điểm kiểm tra là bao nhiêu?

b) Tính xác suất để có nhiều nhất 3 thành phần bị lỗi tại thời điểm kiểm tra bằng công thức chính xác
và công thức xấp xỉ.

3
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.3 Học kỳ 20213


Câu 1. (2.5 điểm) Từ một lô hàng gồm 22 chính phẩm và 3 phế phẩm, lấy ngẫu nhiên lần lượt không
hoàn lại 3 sản phẩm.

a) Tính xác suất để chỉ có sản phẩm thứ hai là chính phẩm.

b) Giả sử trong 3 sản phẩm được lấy ra có đúng hai phế phẩm, tính xác suất để sản phẩm đầu tiên
được lấy ra là phế phẩm.

Câu 2. (2.5 điểm) Có hai lô sản phẩm. Lô I có 10 sản phẩm A và 5 sản phẩm B, lô II có 12 sản phẩm
A và 3 sản phẩm B.

a) Chọn ngẫu nhiên một lô hàng rồi từ đó lấy ngẫu nhiên ra 3 sản phẩm, tính xác suất để có 2 sản
phẩm cùng loại.

b) Chuyển ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô I sang lô II, rồi lại chuyển ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô II trả
về lô I. Tìm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm B có ở lô I sau khi đã chuyển
xong.

Câu 3. (2.5 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất là
(
kx2 nếu 2 ≤ x ≤ 5
fX (x) = .
0 nếu x ∈
/ [2; 5]

a) Tìm hằng số k.

b) Tìm hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên g(x) = [X], trong đó, [X] là số nguyên lớn nhất
không vượt quá X (nghĩa là, [x] = 0 nếu 0 ≤ x < 1, [x] = 1 nếu 1 ≤ x < 2, . . . ).

Câu 4. (2.5 điểm) Số khách hàng đến một cửa hàng bán lẻ được giả thiết là biến ngẫu nhiên tuân theo
luật phân phối Poisson với trung bình 40 khách đến trong vòng một giờ.

a) Tính kỳ vọng của Y 2 , trong đó, Y là biến ngẫu nhiên chỉ số khách hàng đến cửa hàng trong vòng
15 phút.

b) Một thống kê cho thấy 2% khách hàng đến cửa hàng không mua gì. Tính xác suất để nhiều nhất
5 khách hàng không mua gì nếu có 150 khách hàng đến cửa hàng bán lẻ nói trên (tính bằng công
thức chính xác và công thức xấp xỉ).

4
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.4 Học kỳ 20212


Câu 1. (2.5 điểm) Có ba hộp như nhau đựng các bóng đèn. Hộp thứ nhất đựng 6 bóng tốt và 4 bóng
hỏng. Hộp thứ hai đựng 7 bóng tốt và 3 bóng hỏng. Hộp thứ ba đựng 8 bóng tốt và 2 bóng hỏng. Chọn
ngẫu nhiên 1 hộp rồi từ hộp đó lấy ngẫu nhiên ra 3 bóng đèn.

a) Tìm xác suất để trong 3 bóng được lấy ra có đúng 1 bóng tốt.

b) Biết rằng cả 3 bóng được lấy ra đều tốt, tìm xác suất để chúng là của hộp thứ hai.

c) Biết rằng trong 3 bóng được lấy ra có ít nhất 1 bóng hỏng, tìm xác suất để chúng là của hộp thứ
hai.

Câu 2. (2.5 điểm) Ba phòng thí nghiệm được giao mỗi phòng làm ba thí nghiệm độc lập. Xác suất
thành công trong từng thí nghiệm của các phòng A, B, C tương ứng là 0,7; 0,8; 0,6. Phòng nào thành
công ít nhất 2 thí nghiệm được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Phòng nào thành công cả 3 thí nghiệm
được xếp loại xuất sắc.

a) Gọi X là số phòng hoàn thành nhiệm vụ. Hãy lập bảng phân phối xác suất của X. Tính kỳ vọng
của Y = 1 − 3X.

b) Tính xác suất có đúng hai phòng được xếp loại xuất sắc.

Câu 3. (2.5 điểm) Biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất:
(
k(20 − x) nếu x ∈ (0; 20)
p(x) = .
0 nếu x ∈
/ (0; 20)

a) Tìm k.

b) Đặt Y := max{10, X}. Tìm kỳ vọng của biến ngẫu nhiên Y .

Câu 4. (2.5 điểm) Trong một sân bay, có 6 radar đang vận hành và mỗi radar có khả năng phát hiện
máy bay đang đến là 90%. Các radar vận hành độc lập với nhau.

a) Tính xác suất để một máy bay đang đến được phát hiện bởi ít nhất 5 radar.

b) Nếu có ít nhất 4 radar phát hiện được một máy bay đang đến nào đó thì xác suất cả 6 radar phát
hiện được máy bay đó là bao nhiêu?

c) Nếu muốn một máy bay đang đến được phát hiện bởi ít nhất 1 radar với xác suất không bé hơn
0,999 thì cần cài đặt tối thiểu bao nhiêu radar?

5
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.5 Học kỳ 20201 (KSTN)


Câu 1. (2.5 điểm) Hộp I có 4 bi trắng và 5 bi đỏ, hộp II có 4 bi trắng và 3 bi đỏ. Một thí nghiệm gồm
2 bước: đầu tiên lấy ngẫu nhiên một bi từ hộp I bỏ sang hộp II; sau đó lấy ngẫu nhiên một bi từ hộp II
bỏ lại vào hộp I. Xác định hai sự kiện sau:

A - hộp I sau thí nghiệm không thay đổi (4 trắng, 5 đỏ)

B - bi lấy từ hộp I vốn là trắng

a) Tính xác suất có điều kiện P(B|A).

b) A và B có độc lập không?

Câu 2. (2.5 điểm) Có ba nhóm học sinh: nhóm I có 3 nữ và 5 nam, nhóm II có 2 nữ và 4 nam, nhóm
III có 3 nữ và 4 nam. Chọn ngẫu nhiên 2 người từ nhóm I và 1 người từ nhóm II đưa vào nhóm III;
sau đó từ nhóm III lấy hú họa ra 1 người. Tìm xác suất để người cuối lấy ra là nữ.

Câu 3. (2.0 điểm) Từ hộp bìa gồm 8 mảnh bìa được đánh số từ 1 đến 8, chọn ngẫu nhiên ra 3 mảnh.
Gọi X là số bé nhất trong 3 mảnh bìa được chọn ra.

a) Tìm luật phân phối xác suất của X.

b) Tính kỳ vọng và độ lệch chuẩn của X.

Câu 4. (2.0 điểm) Thời gian làm việc của một linh kiện, ký hiệu là T , là một biến ngẫu nhiên liên tục
4
và T ≥ 0. Cho P(T > a) = ae−a với mọi a > 0 (đơn vị đo của T là năm).

a) Giả sử linh kiện đã làm việc được một năm, tính xác suất để linh kiện sẽ hoạt động ít nhất nửa năm
nữa.

b) Tìm hàm mật độ xác suất của T , sau đó tính kỳ vọng của T .

Câu 5. (1.0 điểm) Giả sử một biến ngẫu nhiên liên tục chỉ có các giá trị không âm. Ta có thể tính EX
theo công thức sau:
Z∞
EX = P(X > x)dx.
0

a) Chứng minh công thức trên (giả sử hàm mật độ của X là f (x)).

b) Giả sử X có phân phối mũ ε(λ ) (với hàm mật độ f (x) = λ e−λ x , x ≥ 0), tính P(X > x) và kỳ vọng
của X.

6
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.6 Học kỳ 20201


Câu 1. (2.5 điểm) Có hai hộp bóng đèn. Hộp I có 7 bóng đèn xanh, 3 bóng đèn vàng; hộp II có 6 bóng
đèn xanh, 4 bóng đèn vàng. Lấy ngẫu nhiên từ hộp I ra hai bóng đèn rồi bỏ vào hộp II, sau đó từ hộp
II lại lấy ngẫu nhiên ra 2 bóng đèn.

a) Tính xác suất để hai bóng đèn lấy ra sau cùng đều có màu xanh.

b) Biết rằng cả hai bóng đèn lấy ra sau cùng đều có màu xanh, tính xác suất để trong 2 bóng đèn đó
có một bóng của hộp I và một bóng của hộp II.

Câu 2. (2.5 điểm) Một hệ thống điện có 10 bộ phận hoạt động độc lập nhau. Xác suất để trong khoảng
thời gian T mỗi bộ phận hoạt động tốt là 0,8.

a) Tính xác suất để trong khoảng thời gian T hệ thống điện đó có nhiều nhất 7 bộ phận hoạt động tốt.

b) Giả sử trong khoảng thời gian T hệ thống điện đó có ít nhất một bộ phận hoạt động tốt, tính xác
suất để trong khoảng thời gian T hệ thống có ít nhất hai bộ phận hoạt động tốt.

Câu 3. (2.5 điểm) Công ty A đang có hợp đồng 10000 mô-tơ. Họ phải đưa ra quyết định mua hoặc tự
nghiên cứu để làm mô-tơ. Để nghiên cứu họ phải trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có tỉ lệ thành công
là 90% và chi phí nghiên cứu là 30000$. Nếu thành công sẽ làm tiếp giai đoạn 2 với tỉ lệ thành công
là 60% và chi phí nghiên cứu là 20000$. Nếu nghiên cứu cả 2 giai đoạn thành công thì chi phí sản
xuất là 2,5$/mô-tơ. Nếu nghiên cứu thất bại họ phải mua từ bên ngoài với giá 10$/mô-tơ. Công ty A
nên mua hay tự nghiên cứu phát triển mô-tơ để có chi phí thấp nhất trong hợp đồng này?

Câu 4. (2.5 điểm) Xác suất sinh con trai là 0,49. Khảo sát 1000 ca sinh trong bệnh viện (mỗi ca
sinh 1 con), tính xác suất để số ca sinh con trai nhiều hơn con gái.

Phụ lục:
Hàm phân phối chuẩn tắc: φ (0, 6326) = 0, 2365; φ (0, 6642) = 0, 2467; φ (0, 6958) = 0, 2567
Zx
1 t2
Hàm Laplace φ (x) := √ e− 2 dt = Φ(x) − 0, 5.

0

7
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.7 Học kỳ 20193


Câu 1. (2.5 điểm) Có hai túi đựng bi. Túi I có 2 bi trắng, 4 bi đỏ; túi II có 3 bi trắng 4 bi đỏ. Rút hú
hoạ từ mỗi túi ra hai viên bi. Tính các xác suất để trong 4 viên bi được rút ra:

a) Có đúng hai bi trắng.

b) Số bi trắng được rút từ mỗi túi bằng nhau.

c) Có đúng một bi đỏ, biết rằng số bi trắng được rút từ túi I nhiều hơn từ túi II.

Câu 2. (2.5 điểm) Một phòng máy có 30 máy tính, trong đó 14 máy có xác suất hỏng trong một ngày
của mỗi máy là 0,1; 10 máy có xác suất hỏng mỗi máy là 0,2 và 6 máy có xác suất hỏng mỗi máy
là 0,03. Giao hú hoạ cho 2 sinh viên sử dụng 2 máy trong một ngày. Tính xác suất để 2 máy đó đều
không hỏng.

Câu 3. (2.5 điểm) Số máy A, ký hiệu là X bán được trong ngày của một siêu thị là biến ngẫu nhiên
e−λ λ x
tuân theo phân phối Poisson tham số λ (cho P(X = x) = , x = 0, 1, 2, . . . ). Theo thống kê biết
x!
rằng xác suất bán được máy A trong một ngày của siêu thị đó là 45,12%.

a) Tính số máy A trung bình bán được trong một ngày của siêu thị đó.

b) Tính xác suất để trong một ngày siêu thị bán được ít nhất 4 máy A.

Câu 4. (2.5 điểm) Cho biến ngẫu nhiên liên tục Y có hàm mật độ xác suất:

fY (x) = ke−3|x| , x ∈ R.

a) Tìm k và hàm phân phối xác suất của Y .

b) Tính kỳ vọng và phương sai của Z = Y + 3.

8
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.8 Học kỳ 20192


Câu 1. (2.5 điểm) Một tổ gồm 2 học sinh giỏi, 4 học sinh khá và 5 học sinh trung bình. Chọn ngẫu
nhiên ra 4 người. Tính các xác suất sau:

a) Trong 4 người có đúng một học sinh khá.

b) Trong 4 người học sinh khá chiếm đa số (nhiều hơn các loại học sinh khác).

Câu 2. (2.5 điểm) Một công ty có 5 xe tải và 3 xe con. Biết xác suất sự cố trong tháng của mỗi xe tải
là 0,1; còn của mỗi xe con là 0,02. Trong tháng nào đó chọn ngẫu nhiên 2 xe của công ty để kiểm tra.

a) Tính xác suất để trong hai xe được kiểm tra có đúng 1 xe bị sự cố.

b) Biết có ít nhất 1 xe bị sự cố trong 2 xe được kiểm tra. Tính xác suất để trong số xe bị sự cố có đúng
1 xe con.

Câu 3. (2.5 điểm) Một lô hàng có 18 sản phẩm, trong đó có 3 phế phẩm và 15 sản phẩm tốt. Chọn lần
lượt ra 3 sản phẩm (không hoàn lại).

a) Hỏi trung bình có bao nhiêu sản phẩm tốt trong 3 sản phẩm được chọn?

b) Gọi Y là số phế phẩm trong 3 sản phẩm được chọn và đặt Z = 1 + 2Y . Tính trị trung bình và độ
lệch chuẩn của Z.

Câu 4. (2.5 điểm) Sai số của một thiết bị đo (đơn vị mm) là một biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ:
−12+8x−x2
f (x) = Ae 8 .

a) Tìm hằng số A và tính E(X),V (X).

b) Tính xác suất để sai số đo lệch với trung bình không quá 2mm.

9
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.9 Học kỳ 20191


Câu 1. (2.5 điểm) Lớp MI2020 có 90 sinh viên trong đó có 30 sinh viên thuộc tổ I, 25 sinh viên thuộc
tổ II và 35 sinh viên thuộc tổ III. Chọn ngẫu nhiên 10 sinh viên trong lớp tham dự trại hè. Tính xác
suất để mỗi tổ có ít nhất 1 sinh viên được chọn.

Câu 2. (2.5 điểm) Có ba lô hàng: Lô I có 8 chính phẩm, 2 phế phẩm; lô II có 7 chính phẩm, 3
phế phẩm; lô III có 6 chính phẩm, 4 phế phẩm.

a) Lấy từ mỗi lô hàng ra 1 sản phẩm. Giả sử trong 3 sản phẩm lấy ra có đúng 1 phế phẩm. Tính xác
suất để phế phẩm đó là của lô II.

b) Chọn ngẫu nhiên một lô hàng rồi từ đó lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính xác suất để trong 2 sản
phẩm lấy ra có ít nhất 1 sản phẩm là phế phẩm.

Câu 3. (2.5 điểm) Biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất:
(
kx(4 − x2 ) nếu x ∈ [0; 2]
fX (x) = .
0 nếu x ∈
/ [0; 2]

a) Tìm hằng số k.

b) 
Tính xác
 suất để sau 3 lần lặp lại phép thử một cách độc lập có đúng 1 lần nhận giá trị trong khoảng
1
0; .
2

Câu 4. (2.5 điểm) Số khách hàng đến một cửa hàng bán lẻ là một biến ngẫu nhiên có phân phối
Poisson với trung bình 4 khách hàng đến trong vòng một giờ. Nếu có đúng 4 khách hàng đến trong
khoảng thời gian từ 10:00 đến 11:00 thì xác suất để có ít nhất 7 khách hàng đến trong khoảng thời
gian từ 10:00 đến 11:30 là bao nhiêu?

10
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.10 Học kỳ 20183


Câu 1. (2.5 điểm) Có 3 tiêu chí phổ biến A, B,C cho việc chọn một chiếc xe hơi mới tương ứng là hộp
số tự động, động cơ và điều hoà nhiệt độ. Dựa trên dữ liệu bán hàng trước đó ta có P(A) = P(B) =
P(C) = 0, 7; P(A + B) = 0, 8; P(A +C) = 0, 9; P(B +C) = 0, 85 và P(A + B +C) = 0, 95. Tính xác
suất:

a) Người mua chọn cả ba tiêu chí.

b) Người mua chọn chính xác một trong ba tiêu chí.

Câu 2. (2.5 điểm) Có hai lô hàng: lô I có 7 chính phẩm 3 phế phẩm; lô II có 8 chính phẩm 2 phế
phẩm. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô hàng ra 1 sản phẩm.

a) Tính xác suất để cả 2 sản phẩm lấy ra đều là phế phẩm.

b) Số sản phẩm còn lại trong hai lô hàng dồn vào thành một lô, ký hiệu là lô III. Từ lô III lấy ngẫu
nhiên ra 2 sản phẩm. Tính xác suất để 2 sản phẩm lấy ra từ lô III là phế phẩm.

Câu 3. (2.5 điểm) Biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất:
(
e−x nếu x > 0
fX (x) = .
0 nếu x ≤ 0

a) Tính P(X ≥ 5).

b) Xác định hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên Y = −2X + 5.

Câu 4. (2.5 điểm) Có 10 máy sản xuất sản phẩm (độc lập nhau), mỗi máy sản suất ra 2% phế phẩm.

a) Từ mỗi máy sản xuất lấy ngẫu nhiên ra một sản phẩm. Hỏi xác suất lấy được nhiều nhất 2 phế
phẩm trong 10 sản phẩm này là bao nhiêu?

b) Trung bình có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất bởi máy đầu tiên trước khi nó tạo ra phế phẩm
đầu tiên (giả sử các sản phẩm sản xuất ra là độc lập)?

11
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.11 Học kỳ 20182


Câu 1. (2.5 điểm) Lai hai giống hoa ly màu hồng và màu vàng thuần chủng, các cây con ở thế hệ F1
có thể cho hoa màu trắng, vàng, hồng theo tỷ lệ 1 : 1 : 2. Lấy 5 hạt giống thế hệ F1 mang gieo và được
5 cây hoa. Tính xác suất trong 5 cây hoa đó:

a) Có cây cho hoa màu hồng

b) Có cây cho hoa màu vàng, biết rằng có cây cho hoa màu hồng.

Câu 2. (2.5 điểm) Một kỹ sư nông nghiệp có một hộp đựng hạt giống (trong đó có 6 hạt loại một, 6
hạt loại hai). Biết rằng hôm trước anh ta đã gieo 3 hạt và hôm sau lấy tiếp 3 hạt để gieo. Hãy tính xác
suất để trong 3 hạt giống hôm sau có 2 hạt loại một và 1 hạt loại hai.

Câu 3. (2.5 điểm) Tuổi thọ của một loại bóng đèn là biến ngẫu nhiên X (năm) có hàm mật độ xác suất:
(
kx2 (4 − x) nếu x ∈ [0; 4]
fX (x) = .
0 nếu x ∈
/ [0; 4]

a) Tìm k và tính P(X < 2).

b) Xác định E(X) và mod(X).

Câu 4. (2.5 điểm) Tại một điểm bán vé máy bay, trung bình trong 10 phút có 4 người đến mua vé.

a) Tính xác suất để trong vòng 10 phút có 7 người đến mua vé.

b) Biết rằng trong vòng 10 phút có người đến mua vé, tính xác suất có đúng 7 người đến mua vé.

12
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

1.12 Học kỳ 20181


Câu 1. (2.5 điểm) Một hộp có 10 mảnh bìa được đánh số thứ tự từ 1 đến 10. Lấy ngẫu nhiên từng
mảnh bìa.

a) Tính xác suất để trên 3 mảnh bìa đầu có các số theo thứ tự là 1, 2, 3.

b) Giả sử trên mảnh bìa thứ k có số thứ tự lớn nhất trong k mảnh đầu tiên. Tính xác suất để số thứ tự
đó là số 10.

Câu 2. (2.5 điểm) Một nhóm xạ thủ có 3 người bắn tốt và 4 người bắn khá với xác suất bắn trúng mỗi
lần bắn của mỗi loại tương ứng là 0,9 và 0,8. Chọn ngẫu nhiên 2 xạ thủ và cho mỗi người bắn 1 lần.

a) Tính xác suất để trong 2 lần bắn có đúng 1 người bắn trúng.

b) Biết trong 2 lần đó có ít nhất 1 người bắn trượt, tính xác suất để cả 2 người đó là xạ thủ thuộc nhóm
bắn tốt.

Câu 3. (2.5 điểm) Từ một hộp bi có 9 viên bi trắng và 3 bi đỏ lấy ngẫu nhiên lần lượt ra từng viên cho
đến khi được 1 viên bi trắng.

a) Lập bảng phân phối xác suất của số viên bi được lấy ra.

b) Tính kỳ vọng và phương sai của số viên bi đỏ trong số bi lấy ra đó.


−(x−2)2
Câu 4. (2.5 điểm) Cho một biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ f (x) = A.e 8 .

a) Tìm hằng số A, hỏi X có phân phối gì?

b) Tính P(0 < X < 4). Cho hàm Φ(0) = 0; Φ(1) = 0, 3413.

13
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2 ĐỀ THI CUỐI KỲ XÁC SUẤT THỐNG KÊ


2.1 Học kỳ 20222
Câu 1. (2.0 điểm) Xét dãy n phép thử độc lập, mỗi phép thử ta gieo 2 con xúc xắc cân đối đồng chất
một lần.
a) Với n = 10, tính xác suất để có đúng 3 phép thử mà mỗi phép thử có tổng số chấm thu được bằng
5.
b) Với n = 100, tính xác suất để có nhiều hơn 20 phép thử mà mỗi phép thử có tổng số chấm thu được
bằng 7.
Câu 2. (2.0 điểm) Có hai lô sản phẩm cùng loại. Lô thứ nhất có 8 sản phẩm loại I và 2 sản phẩm loại
II; lô thứ hai có 7 sản phẩm loại I và 3 sản phẩm loại II. Từ lô thứ nhất lấy ra 1 sản phẩm, từ lô thứ hai
lấy ra 2 sản phẩm.
a) Tính xác suất để 3 sản phẩm được lấy ra là cùng loại.
b) Gọi W là "số sản phẩm loại II có trong 3 sản phẩm được lấy ra". Tính E(W 2 ).
Câu 3. (2.0 điểm) Giả sử biến ngẫu nhiên X có phân phối đều trên khoảng (2; 3) và với điều kiện
X = x thì biến ngẫu nhiên Y có phân phối đều trên khoảng (2; x).
a) Tìm hàm mật độ xác suất đồng thời của (X,Y ).
b) Tính E(X|Y = y), kỳ vọng có điều kiện của X với điều kiện Y = y, 2 < y < 3.
Câu 4. (2.0 điểm) Một nhà máy có hai phân xưởng A và B sản xuất cùng một loại sản phẩm. Người ta
cân ngẫu nhiên trọng lượng của 100 sản phẩm này do phân xưởng A sản xuất và thu được dữ liệu sau:
Trọng lượng (gam) (217;219] (219;221] (221;223] (223;225] (225;227] (227;229]
Số sản phẩm 10 15 20 30 15 10
a) Tìm khoảng tin cậy đối xứng cho trọng lượng trung bình của loại sản phẩm nói trên do phân xưởng
A sản xuất với độ tin cậy 99%.
b) Cân ngẫu nhiên 200 sản phẩm do phân xưởng B sản xuất thấy trọng lượng trung bình là 224 gam
và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh là 3,01 gam. Với mức ý nghĩa 1%, có thể xem trọng lượng trung
bình của sản phẩm do hai phân xưởng A và B sản xuất là như nhau hay không?
Câu 5. (2.0 điểm) Sử dụng dữ liệu ở Câu 4.
a) Nếu yêu cầu độ tin cây 95%, sai số ước lượng khoảng cho tỷ lệ những sản phẩm có trọng lượng
lớn hơn 225 gam do phân xưởng A sản xuất không vượt quá 0,05, thì cần cân bao nhiêu sản phẩm
do phân xưởng này sản xuất?
b) Cân ngẫu nhiêu 150 sản phẩm do phân xưởng B sản xuất thấy có 45 sản phẩm có trọng lượng lớn
hơn 225 gam. Với mức ý nghĩa 5%, có thể xem tỷ lệ sản phẩm có trọng lượng lớn hơn 225 gam do
phân xưởng B sản xuất là cao hơn so với phân xưởng A hay không?
1 Rx −t 2 /2
Phụ lục: Trích bảng giá trị hàm Φ(x) := √ e dt
2π −∞
x 1,03 1,16 1,645 1,83 1,96 1,97 2,326 2,37 2,5 2,576
Φ(x) 0,84850 0,87698 0,95 0,96638 0,975 0,97558 0,99 0,99111 0,99379 0,995
1 Rx −t 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e dt = Φ(x) − 0, 5.
2π 0

14
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.2 Học kỳ 20221 (KSTN)


Câu 1. (2.0 điểm) Trong kho có 3 bao hạt giống loại A, 5 bao hạt giống loại B và 2 bao hạt giống loại
C. Xác suất nảy mầm của hạt giống loại A, loại B, loại C tương ứng là 0,8; 0,9; 0,7. Chọn ngẫu nhiên
một bao hạt giống và lấy ngẫu nhiên 5 hạt giống từ bao đã chọn đem gieo thử.
a) Tính xác suất để trong 5 hạt giống được chọn có đúng 3 hạt nảy mầm.
b) Biết trong 5 hạt giống được chọn có 3 hạt nảy mầm, khả năng các hạt giống đó được lấy từ bao hạt
giống loại nào là cao nhất?
Câu 2. (2.0 điểm) Giả sử biến ngẫu nhiên liên tục X tuân theo luật phân phối mũ với tham số λ = 7.
Định nghĩa biến ngẫu nhiên Y = [X] là số nguyên lớn nhất không vượt quá X (nghĩa là, [x] = 0 nếu
0 ≤ x < 1, [x] = 1 nếu 1 ≤ x < 2, . . . ).
a) Tính E(Y ).
b) Nếu xem biến ngẫu nhiên Y là số chu kỳ đã hoạt động của một máy trước khi hỏng. Tính xác suất
để máy vẫn hoạt động khi kết thúc chu kỳ thứ 10, biết rằng máy vẫn hoạt động tốt ở trước chu kỳ
thứ 6.
Câu 3. (2.0 điểm) Giả sử X1 và X2 là hai biến ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất đồng thời:
(
81e−9x2 nếu 0 < x1 < x2
fX1 ,X2 (x1 , x2 ) = .
0 nếu trái lại
a) Tìm hàm mật độ xác suất biên của X1 . b) Tìm E(X2 |X1 = x1 ).
Câu 4. (2.0 điểm) Cân thử trọng lượng 100 sản phẩm do một nhà máy sản xuất ta thu được bảng số
liệu sau:
Trọng lượng (gam) [50-52) [52-54) [54-56) [56-58) [58-60) [60-62) [62-64)
Số sản phẩm 2 9 21 31 22 12 3
a) Tìm khoảng tin cậy cho trọng lượng trung bình của các sản phẩm nói trên với độ tin cậy 95%.
b) Tìm ước lượng khoảng cho tỷ lệ sản phẩm có trọng lượng từ 60 gam với độ tin cậy 99%.
Câu 5. (2.0 điểm) Năng suất Y1 của giống lúa A và năng suất Y2 của giống lúa B là các biến ngẫu
nhiên chuẩn có cùng phương sai. Một mẫu ngẫu nhiên gồm 10 thửa ruộng cấy giống lúa A và 9 thửa
ruộng cấy giống lúa B sau khi thu hoạch ta thu được kết quả:
Y1 (tấn/ha) 5,8 6,2 6,9 6,4 6,7 5,9 6,1 5,6 6,5 6,3
Y2 (tấn/ha) 5,9 6,3 6,2 6,5 6,6 6,1 6,0 6,8 6,7
Với mức ý nghĩa α = 5%, năng suất của hai giống lúa có như nhau không?

Phụ lục: Trích các bảng số


1 Rx −t 2 /2 (n)
Giá trị hàm Φ(x) = √ e dt Phân vị Student P(X < tα ) = α
2π −∞
α
x 0,1282 1,645 1,96 0,950 0,975 0,995
n
Φ(x) 0,9 0,95 0,975 10 1,812 2,228 3,169
x 2,326 2,576 2,377 9 1,833 2,262 3,25
Φ(x) 0,99 0,995 0,9933 17 1,74 2,11 2,898
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

15
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.3 Học kỳ 20221


Câu 1. (2.0 điểm) Có 3 kiện hàng, mỗi kiện có 10 sản phẩm trong đó số lượng sản phẩm loại A ở mỗi
kiện hàng lần lượt là 8, 5 và 2. Lấy ngẫu nhiên một kiện hàng, rồi từ kiện hàng đó lấy ngẫu nhiên ra 2
sản phẩm.

a) Tính xác suất để 2 sản phẩm đó đều là sản phẩm loại A.

b) Nếu trong 2 sản phẩm lấy ra đều là loại A, trả 2 sản phẩm đó lại kiện hàng rồi lấy ngẫu nhiên từ
kiện hàng đó ra 1 sản phẩm. Tính xác suất để sản phẩm lấy được lần sau không phải là sản phẩm
loại A.

Câu 2. (2.0 điểm) Biết rằng thời gian chờ đồ ăncủa mỗi khách hàng tại một cửa hàng là biến ngẫu
 e−x/5
, x>0
nhiên X (phút) có hàm mật độ xác suất: f (x) = .
 5
0, x≤0

a) Tính xác suất để thời gian chờ đồ ăn của một khách hàng nằm trong khoảng từ 5 đến 10 phút.

b) Biết rằng một người khách đã chờ một lúc nhưng chưa có đồ ăn, tính xác suất người này phải chờ
ít nhất 5 phút nữa mới có đồ ăn.

Câu 3. (2.0 điểm) Cho X,Y là hai biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất đồng thời:

X
1 3 4 8
Y
3 0,15 0,10 0,25 0,04
6 0,30 0,06 0,03 0,07

a) Tìm kỳ vọng và phương sai của X.

b) Tìm kỳ vọng của X khi biết Y = 3.

Câu 4. (2.0 điểm) Giả sử mức hao phí nguyên liệu (gam) để làm ra một đơn vị sản phẩm là một biến
ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Quan sát 28 sản phẩm ta thu được số liệu sau:
Lượng nguyên liệu hao phí (gam) 18,75 19,25 19,75 20,25 20,75
Số sản phẩm 2 5 8 10 3

a) Tìm khoảng tin cậy cho mức hao phí nguyên liệu trung bình cho một đơn vị sản phẩm với độ tin
cậy 95%.

b) Nếu độ tin cậy là 99% thì độ dài khoảng tin cậy sẽ tăng lên hay giảm xuống, vì sao?

Câu 5. (2.0 điểm) Với số liệu ở câu 4 và với mức ý nghĩa 1%, hỏi có thể khẳng định "mức hao phí
nguyên liệu trung bình cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn 20 gam" hay không?

Phụ lục: Phân vị chuẩn tắc: u0,95 = 1, 645; u0,975 = 1, 96; u0,99 = 2, 326; u0,995 = 2, 576.
p
0,9 0,95 0,975 0,99 0,995
n n n
Phân vị Student t p với P(T < t p ) = p
27 1,314 1,703 2,052 2,473 2,771
28 1,313 1,701 2,048 2,467 2,763

16
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.4 Học kỳ 20213


Câu 1. (2.0 điểm) Một hệ thống điện gồm 15 thành phần hoạt động độc lập nhau. Giả sử xác suất để
mỗi thành phần của hệ thống bị lỗi đều là 0,2.
a) Tính xác suất để hệ thống điện có đúng 3 thành phần bị lỗi.
b) Tính kỳ vọng và phương sai của số thành phần bị lỗi của hệ thống điện này.
Câu 2. (2.0 điểm) Nhân viên của một hãng điện tử sẽ được cử đến một khu vực để hỗ trợ kỹ thuật nếu
khu vực đó có ít nhất 3 đơn đặt hàng điện tử của hãng. Giả sử số lượng đơn hàng trong một tuần là
một biến ngẫu nhiên có phân phối Poisson và với một khu vực có 100000 dân thì số lượng đơn hàng
trung bình (trong một tuần) là 0,2.
a) Tính xác suất để trong một tuần có nhân viên của hãng được cử đến một khu vực có 700000 dân.
b) Tính xác suất để ở khu vực có 700000 dân, người đầu tiên đặt đơn hàng phải chờ nhiều hơn hai
tuần để được gặp nhân viên của hãng.
Câu 3. (2.0 điểm) Giả sử thời gian làm bài tập môn Xác suất thống kê của hai sinh viên B và C là các
biến ngẫu nhiên độc lập và có cùng phân phối mũ với các tham số λ1 = 5, λ2 = 3 tương ứng. Ký hiệu
hai biến ngẫu nhiên này là X1 và X2 .
a) Tìm hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên hai chiều (X1 , X2 ).
b) Tìm xác suất để B hoàn thành bài tập trước C.
Câu 4. (2.0 điểm) Trọng lượng (gam) của một loại sản phẩm là một biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn N (µ, σ 2 ) với σ = 25 gam. Cân thử trọng lượng của 20 sản phẩm loại này ta được dữ liệu sau:
2005; 2006; 2007; 2008; 2009; 2010; 2011; 2012; 2013; 2014; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019;
2020; 2021; 2022; 2023 (gam).
a) Với mức ý nghĩa 5% có thể nói rằng trọng lượng trung bình của loại sản phẩm nói trên là 2010
gam hay không?
b) Nếu muốn độ tin cậy khi ước lượng trọng lượng trung bình loại sản phẩm nói trên bằng khoảng tin
cậy đối xứng là 99% và sai số của ước lượng này nhỏ hơn 3 gam thì cần cân bao nhiêu sản phẩm?
Câu 5. (2.0 điểm) Hai máy M1 và M2 của một công ty sản xuất cùng loại sản phẩm. Kiểm tra ngẫu
nhiên 1250 sản phẩm do máy M1 sản xuất thấy 50 sản phẩm lỗi; kiểm tra 1800 sản phẩm do máy M2
sản xuất thấy 45 sản phẩm lỗi.
a) Với mức ý nghĩa 1%, có thể cho rằng tỷ lệ sản phẩm lỗi do hai máy sản xuất là như nhau không?
b) Ước lượng khoảng cho tỷ lệ sản phẩm lỗi do máy M1 sản xuất với độ tin cậy 95%.
Phụ lục: Trích các bảng số
1 Rx −t 2 /2 (n)
Giá trị hàm Φ(x) = √ e dt Phân vị Student P(X < tα ) = α
2π −∞
α
x 0,1786 1,585 1,645 0,95 0,975 0,99
n
Φ(x) 0,5692 0,9429 0,95 19 1,729 2,093 2,539
x 1,96 2,326 2,576 20 1,725 2,086 2,528
Φ(x) 0,975 0,99 0,995 21 1,721 2,080 2,518
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

17
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.5 Học kỳ 20212


Câu 1. (2.0 điểm) Có 5 người bạn, mỗi bạn mua 1 vé xem phim và 5 vé ngồi cạnh nhau. 5 người ngồi
vị trí bất kỳ vào 5 vị trí vé đó. Tính xác suất trong 5 người có đúng 1 người ngồi đúng vị trí theo số
vé.

Câu 2. (2.0 điểm) Bác Nam trồng hoa hồng để bán theo phương thức: Nếu trồng lần đầu bị chết
sẽ trồng lại lần thứ hai, không trồng đến lần thứ ba. Chi phí giống cho mỗi lần trồng một chậu hoa
hồng (mỗi chậu có 1 cây) là 50 nghìn đồng, chi phí chăm sóc một chậu hoa hồng (kể cả cây sống lẫn
cây chết) là 40 nghìn đồng và tiền bán một chậu hoa hồng là 300 nghìn đồng. Xác suất trồng một cây
hoa hồng sống là 0,6.

a) Nếu bác Nam bắt đầu trồng một chậu hoa hồng thì trung bình lãi bao nhiêu?

b) Nếu bác Nam bắt đầu cùng lúc trồng 100 chậu hoa hồng thì số chậu hoa hồng sống và được bán
có khả năng xảy ra cao nhất là bao nhiêu?

Câu 3. (2.0 điểm) Cho X,Y là hai biến ngẫu nhiên độc lập với X tuân theo phân phối đều trên [0; 12],
1
Y tuân theo phân phối mũ với tham số λ = .
12
a) Xác định hàm mật độ xác suất đồng thời của (X,Y ).

b) Tính P(X < Y ).

Câu 4. (2.0 điểm) Cân thử 100 quả trứng của một giống gà ta có kết quả sau:
Xi (g) 150 160 165 170 180 185
ni 4 16 25 30 15 10

a) Tìm khoảng tin cậy cho trọng lượng trung bình của loại trứng nói trên với độ tin cậy 95%.

b) Trứng có khối lượng nhỏ hơn 165 gam được coi là trứng loại 2. Tìm tỷ lệ trứng loại 2 tối đa với độ
tin cậy 95%.

Câu 5. (2.0 điểm) Theo dõi số tai nạn lao động ở hai nhà máy trong thành phố ta thấy: Ở nhà máy
I với 500 công nhân có 28 người bị tai nạn trong 1 năm, cùng thời gian đó nhà máy II với 400 công
nhân có 20 người bị tai nạn. Với mức ý nghĩa 1%, hỏi có sự khác nhau đáng kể về chất lượng công tác
phòng hộ lao động ở hai nhà máy trên không?
1 Rx −t 2 /2
Phụ lục: Trích bảng phân phối chuẩn tắc Φ(x) := √ e dt.
2π −∞
x 1,282 1,645 1,96 2,326 2,576
Φ(x) 0,9 0,95 0,975 0,99 0,995
1 Rx −t 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e dt = Φ(x) − 0, 5.
2π 0

18
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.6 Học kỳ 20211


Câu 1. (2.0 điểm) Gieo một cặp xúc xắc cân đối đồng chất cho tới khi tổng số chấm xuất hiện trên
mặt cặp xúc xắc là 7.

a) Tính xác suất để cần hai lần tung.

b) Tính xác suất để cần một số chẵn lần tung.

Câu 2. (2.0 điểm) Biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất
(
k(10 − x), x ∈ (0, 10)
fX (x) = .
0, x∈/ (0, 10)

a) Tìm k.

b) Đặt Y := max{5, X}. Tìm kỳ vọng của biến ngẫu nhiên Y .

Câu 3. (2.0 điểm) Cho U và V là hai biến ngẫu nhiên độc lập. Giả sử U tuân theo luật phân phối đều
1
liên tục trên đoạn [0; 15], V tuân theo luật phân phối mũ với tham số λ = .
15
a) Tính E(U 2 ).

b) Tìm hàm mật độ xác suất đồng thời của biến ngẫu nhiên hai chiều (U,V ).

Câu 4. (2.0 điểm) Để điều tra doanh thu của các gia đình kinh doanh loại mặt hàng A tại địa phương
B, người ta khảo sát 100 gia đình kinh doanh loại mặt hàng này trong một tháng của năm 2021 và thu
được số liệu sau đây:

Doanh thu (triệu đồng) 40 – 42 42 – 44 44 – 46 46 – 48 48 – 50 50 – 52


Số gia đình 7 13 25 35 15 5

a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng doanh thu trung bình của các gia đình kinh doanh loại mặt hàng
A tại địa phương B.

b) Nếu yêu cầu sai số của ước lượng ở ý (a) là 0,6402 thì độ tin cậy đạt được là bao nhiêu?

Câu 5. (2.0 điểm) Một công ty có hai phân xưởng C và D sản xuất cùng loại sản phẩm. Kiểm tra ngẫu
nhiên 900 sản phẩm do phân xưởng C sản xuất thấy 880 sản phẩm loại I; kiểm tra 1000 sản phẩm do
phân xưởng D sản xuất thấy 965 sản phẩm loại I. Có thể xem tỷ lệ sản phẩm loại I do phân xưởng C
sản xuất cao hơn tỷ lệ sản phẩm loại I do phân xưởng D sản xuất hay không với mức ý nghĩa 5%?

Phụ lục: Trích các bảng số


1 Rx −t 2 /2 (n)
Bảng phân vị chuẩn Φ(x) = √ e dt Bảng phân vị Student P(X < tα ) = p
2π −∞
p
x 1,645 1,96 2,326 2,576 0,950 0,990 0,995
n
Φ(x) 0,95 0,975 0,99 0,995 15 1,753 2,602 2,947
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

19
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.7 Học kỳ 20201 (KSTN)


Câu 1. (2.0 điểm) Bạn chơi 2 ván cờ với một đối thủ mà bạn chưa từng đối đầu trước đây. Đối thủ của
bạn có thể là người mới bắt đầu chơi hoặc có trình độ trung bình hoặc có trình độ bậc thầy với khả
năng như nhau. Tùy thuộc vào đó mà cơ hội chiến thắng của bạn ở mỗi ván đấu tương ứng là 90%,
50% hoặc 30%.
a) Chúc mừng bạn đã thắng ở ván đấu thứ nhất. Với thông tin này, xác suất để bạn tiếp tục thắng ở
ván đấu thứ hai là bao nhiêu? Biết rằng với điều kiện về trình độ của đối thủ thì kết quả của các
ván đấu là độc lập nhau.
b) Giải thích sự khác nhau giữa giả thiết “kết quả của các ván đấu là độc lập” và giả thiết “kết quả
của các ván đấu là độc lập với điều kiện về trình độ của đối thủ”. Giả thiết nào có vẻ hợp lý hơn?
Tại sao?
Câu 2. (2.0 điểm) Một lô hàng với số lượng sản phẩm lớn có ba loại sản phẩm A, B và C chiếm tỷ lệ
tương ứng là 20%, 30% và 50%. Lấy ngẫu nhiên 10 sản phẩm để kiểm tra. Gọi X và Y tương ứng là
số sản phẩm loại A và B có trong 10 sản phẩm lấy ra.
a) Tính trung bình của Z = X +Y . b) Tính phương sai và mốt của Y .
Câu 3. (2.0 điểm) Khi Ba đến trạm xe buýt D, có thể có một trong hai tuyến xe buýt độc lập đi qua (cả
hai tuyến đều đưa anh ta về nhà). Các chuyến của công ty xe buýt E đến trạm D cách nhau chính xác
15 phút, trong khi thời gian đến trạm D từ chuyến xe buýt này đến chuyến xe buýt tiếp theo của công
1 1
ty xe buýt F là biến ngẫu nhiên có phân phối mũ với hàm mật độ xác suất là f (x) = e− 15 x , x > 0.
15
Một ngày Ba đến trạm D vào một thời điểm ngẫu nhiên.
a) Xác suất để xe buýt của công ty F đến trước là bao nhiêu?
b) Tìm hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên chỉ thời gian chờ xe buýt của Ba.
Câu 4. (2.0 điểm) Để kiểm tra trọng lượng loại sản phẩm S do một nhà máy sản xuất trong quý IV
năm 2020 người ta cân thử 100 sản phẩm loại này thu được bảng số liệu dưới đây:
Trọng lượng (gam) 3–4 4–5 5–6 6–7 7–8 8–9 9 – 10 10 – 11
Số sản phẩm 5 10 15 20 29 10 6 5

a) Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng trọng lượng trung bình của loại sản phẩm S của nhà máy.
b) Nếu yêu cầu sai số của ước lượng ở ý (a) là 0,26 thì cần phải cân thêm bao nhiêu sản phẩm nữa?
Câu 5. (2.0 điểm) Một công ty có hai phân xưởng I và II sản xuất cùng loại sản phẩm. Kiểm tra ngẫu
nhiên 900 sản phẩm do phân xưởng I sản xuất thấy 880 sản phẩm loại A; kiểm tra 1000 sản phẩm do
phân xưởng II sản xuất thấy 965 sản phẩm loại A. Có thể xem tỷ lệ sản phẩm loại A do phân xưởng I
sản xuất cao hơn tỷ lệ sản phẩm loại A do phân xưởng II sản xuất hay không với mức ý nghĩa 1%?

Phụ lục: Trích các bảng số


1 Rx −t 2 /2 (n)
Bảng phân vị chuẩn Φ(x) = √ e dt Bảng phân vị Student P(X < tα ) = p
2π −∞
p
x 1,645 1,960 2,330 2,575 0,950 0,990 0,995
n
Φ(x) 0,9500 0,9750 0,9901 0,9950 15 1,753 2,602 2,947
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

20
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.8 Học kỳ 20201


Câu 1. (2.0 điểm) Điểm thi của 100 sinh viên (thi độc lập nhau) được cho ở bảng dưới:

Điểm 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5


Số sinh viên 2 4 12 21 28 20 9 4

Lấy ngẫu nhiên điểm thi của 6 sinh viên để khảo sát. Tính xác suất trong 6 điểm thi đó:

a) Có hai điểm thi cao hơn 5,5 và một điểm thi thấp hơn 4,0.

b) Có cả điểm 6 và điểm 6,5.

Câu 2. (2.0 điểm) Một lô hàng với số lượng sản phẩm lớn có ba loại 1, 2 và 3 chiếm tỷ lệ tương ứng là
50%, 20% và 30%. Lấy nhiên 6 sản phẩm để kiểm tra và gọi X và Y tương ứng chỉ số sản phẩm loại
1 và loại 2 có trong 6 sản phẩm được lấy ra.

a) Tính trung bình của Z = X +Y . b) Tính phương sai và mốt của Y .

Câu 3. (2.0 điểm) Cho biến ngẫu nhiên hai chiều liên tục (U,V ) có hàm mật độ xác suất là:
(
ku2 v, nếu 0 ≤ u ≤ 1, 0 ≤ v ≤ 1
f (u, v) = .
0, nếu trái lại
 
2
a) Tìm hằng số k. b) Tính P max(U,V ) ≤ .
3
Câu 4. (2.0 điểm) Để kiểm tra trọng lượng loại sản phẩm S do nhà máy Q sản xuất trong quý IV
năm 2020, người ta cân thử 100 sản phẩm loại này thu được bảng số liệu dưới đây:

Trọng lượng (gam) 5–6 6–7 7–8 8–9 9 – 10 10 – 11 11 – 12 12 – 13


Số sản phẩm 5 10 15 20 29 10 6 5

a) Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng trọng lượng trung bình của loại sản phẩm S do nhà máy Q sản
xuất tại thời điểm kiểm tra.

b) Nếu yêu cầu sai số của ước lượng ở ý a) là 0,24 thì cần phải cân thêm bao nhiêu sản phẩm nữa?

Câu 5. (2.0 điểm) Một công ty có hai phân xưởng I và II sản xuất cùng loại sản phẩm. Kiểm tra ngẫu
nhiên 1000 sản phẩm do phân xưởng I sản xuất thấy 35 sản phẩm loại B; kiểm tra 900 sản phẩm do
phân xưởng II sản xuất thấy 20 sản phẩm loại B. Có thể xem tỷ lệ sản phẩm loại B do phân xưởng I
sản xuất cao hơn tỷ lệ sản phẩm loại B do phân xưởng II sản xuất hay không với mức ý nghĩa 1%?

Phụ lục: Trích các bảng số


1 Rx −t 2 /2 (n)
Bảng phân vị chuẩn Φ(x) = √ e dt Bảng phân vị Student P(X < tα ) = p
2π −∞
p
x 1,645 1,960 2,330 2,575 0,950 0,990 0,995
n
Φ(x) 0,9500 0,9750 0,9901 0,9950 15 1,753 2,602 2,947
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

21
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.9 Học kỳ 20193


Câu 1. (2.0 điểm) Từ kinh nghiệm quá khứ biết rằng có 20% khách đến cửa hàng có quyết định mua
ô tô. Tìm xác suất để số khách hàng mua xe không vượt quá 2 nếu trong một lần:
a) có 5 khách hàng đến cửa hàng.
b) có 5 khách hàng đến cửa hàng và biết có không quá 4 người mua xe.
Câu 2. (2.0 điểm) Một phân xưởng có hai lô hàng: lô I có 9 chính phẩm và 2 phế phẩm; lô II có 8
chính phẩm và 1 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô I chuyển sang lô II.
a) Tính xác suất để trong lô II có đúng 2 phế phẩm.
b) Tìm số phế phẩm trung bình của lô II.
Câu 3. (2.0 điểm) Cho thời gian làm việc (hoạt động) T của một con chíp máy tính tuân theo luật
1 x
phân phối mũ với hàm mật độ có dạng f (x) = e− λ , x > 0, E(T ) = 800 giờ.
λ
a) Tìm tham số λ và hàm phân phối xác suất của T .
b) Tìm tỷ lệ các con chíp có thời gian hoạt động lớn hơn 1600 giờ.
Câu 4. (2.0 điểm) Một nhà bán lẻ kiểm tra tuổi thọ (đơn vị tháng) của 10 ắc quy ô tô của công ty A
và thu được bộ số liệu là:
27,6 28,7 34,7 29,0 22,9 29,6 29,4 30,3 36,5 34,7

a) Tìm ước lượng không chệch của độ lệch chuẩn của tuổi thọ trên.
b) Với độ tin cậy 95%, xác định khoảng tin cậy cho tuổi thọ trung bình của loại ắc quy đó, biết tuổi
thọ trên là biến ngẫu tuân theo luật phân phối chuẩn.
Câu 5. (2.0 điểm) Cho một nhóm sinh viên gồm 11 người thi tiếng Anh trong hai vòng thi, kết quả
như sau:
Sinh viên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Lần 1 45 64 86 96 40 57 73 32 28 89 66
Lần 2 56 68 84 97 36 60 70 39 27 92 75

a) Có thể cho rằng kết quả hai vòng thi là giống nhau, biết rằng điểm thi tuân theo luật phân phối
chuẩn (α = 0, 05)?
b) Có thể kết luận vòng thi 2 cho kết quả tốt hơn (α = 0, 01)?
Phụ lục: Trích các bảng số
Phân vị chuẩn Φ(x) Phân vị Student P(X < p) = t(n; p)
p
x 1,000 1,645 1,880 0,95 0,975 0,99
n
Φ(x) 0,8413 0,950 0,970 9 1,833 2,262 2,821
x 1,960 2,326 2,575 10 1,812 2,228 2,764
Φ(x) 0,975 0,990 0,995 11 1,796 2,201 2,718
20 1,725 2,086 2,528
21 1,721 2,080 2,518
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

22
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.10 Học kỳ 20192


Câu 1. (2.0 điểm) Cho biết xác suất để một sinh viên mượn một cuốn sách Kỹ thuật ở thư viện là 0,8;
còn xác suất mượn một cuốn sách Văn học là 0,2. Một ngày có 5 sinh viên đến mượn sách tại thư viện,
mỗi người mượn 2 cuốn sách.
a) Tính xác suất để trong 5 người đó có đúng 2 người, mỗi người mượn một cuốn sách Kỹ thuật và
một cuốn sách Văn học.
b) Biết trong 5 người có ít nhất 2 người, mỗi người mượn 2 cuốn sách Kỹ thuật. Tính xác suất để
trong 5 người đó có đúng 2 người, mỗi người mượn 1 cuốn sách Kỹ thuật và 1 cuốn sách Văn học.
Câu 2. (2.0 điểm) Có hai nhóm sinh viên. Nhóm I có 5 sinh viên nam và 3 sinh viên nữ; nhóm II có 4
sinh viên nam và 2 sinh viên nữ. Từ nhóm I chọn ngẫu nhiên ra 2 sinh viên, từ nhóm II chọn ra 1 sinh
viên.
a) Hỏi trung bình chọn được bao nhiêu sinh viên nữ trong 3 sinh viên được chọn.
b) Biết trong 3 sinh viên được chọn có ít nhất 1 sinh viên nữ. Tính xác suất để trong 3 sinh viên đó
có đúng 1 sinh viên nam.
Câu 3. (2.0 điểm) Thời gian hoạt động Xi , i = 1, 2, 3 của linh kiện điện tử I, II, II là các biến ngẫu
nhiên độc lập, tuân theo luật phân phối mũ với hàm mật độ xác suất tương ứng là fX (x) = λi e−λi x , x >
0, λi > 0.
a) Tìm hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên chỉ thời gian hoạt động của một hệ thống gồm 3
linh kiện trên mắc nối tiếp.
b) Tìm kỳ vọng và phương sai của biến ngẫu nhiên chỉ thời gian hoạt động của hệ thống đó.
Câu 4. (2.0 điểm) Đo độ xa X (đơn vị đo là mm) từ điểm trúng bia đến tâm bia của 16 lần bắn ta thu
được số liệu sau:
2,10 1,95 2,07 2,03 1,91 2,08 1,98 2,10
2,06 1,92 1,95 2,11 2,00 1,96 2,08 1,91

a) Hãy ước lượng độ xa trung bình với độ tin cậy 95%. Giả sử độ xa X là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn.
b) Tính xác suất để độ xa X lớn hơn 2mm.
Câu 5. (2.0 điểm) Số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết ở địa phương A là 15 người trên một mẫu
200 người; số lượng này ở địa phương B là 20 người trên một mẫu 250 người. Hỏi tỷ lệ mắc bệnh sốt
xuất huyết ở 2 địa phương trên có được coi là như nhau hay không? Hãy kết luận với mức ý nghĩa
α = 0, 05.

Phụ lục: Trích các bảng số


(n)
Phân vị chuẩn Φ(x) Phân vị Student P(X < tα ) = α
α
x 0,178 1,165 1,645 0,950 0,975 0,995
n
Φ(x) 0,5695 0,8780 0,9500 8 1,860 2,306 3,355
x 1,960 2,377 2,575 14 1,761 2,145 2,977
Φ(x) 0,9750 0,9933 0,9950 15 1,753 2,131 2,947
Zx
1 2 /2
Hàm Laplace φ (x) := √ e−t dt = Φ(x) − 0, 5.

0

23
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.11 Học kỳ 20191


Câu 1. (2.0 điểm) Có ba hộp I, II, III đựng bóng đèn. Hộp I có 8 bóng đèn màu đỏ, 2 bóng đèn màu
xanh; hộp II có 7 bóng đèn màu đỏ, 3 bóng đèn màu xanh; hộp III có 6 bóng đèn màu đỏ, 4 bóng đèn
màu xanh.

a) Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra một bóng đèn. Tính xác suất để được 3 bóng cùng màu.

b) Lấy ngẫu nhiên ra một hộp rồi từ đó lấy ngẫu nhiên ra 3 bóng đèn thì được 2 bóng màu đỏ, 1 bóng
màu xanh. Tính xác suất để các bóng đèn này được lấy từ hộp I.
(
3e−3x , nếu x ≥ 0
Câu 2. (2.0 điểm) Cho hàm mật độ xác suất fX (x) = của biến ngẫu nhiên liên
0, nếu x < 0
tục X và định nghĩa Y = [X] là số nguyên lớn nhất không vượt quá X (nghĩa là, [x] = 0 nếu 0 ≤ x < 1,
[x] = 1 nếu 1 ≤ x < 2, . . . ).

a) Tính P(Y = 0).

b) Tính E(Y ).

Câu 3. (2.0 điểm) Cho U và V là hai biến ngẫu nhiên liên tục, độc lập với nhau và có cùng phân phối
đều trên [10; 30].

a) Tìm hàm mật độ xác suất đồng thời fU,V (u, v) của biến ngẫu nhiên hai chiều (U,V ).

b) Tính P |U −V | < 10 .

Câu 4. (2.0 điểm) Để điều tra doanh thu của các gia đình kinh doanh loại mặt hàng A tại địa phương
B, người ta khảo sát 100 gia đình kinh doanh loại mặt hàng này trong một tháng của năm 2019 thu
được bảng số liệu:

Doanh thu (triệu VNĐ) 25 30 35 40 45 50 55 60 65


Số gia đình 4 9 17 25 20 10 8 4 3

a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng doanh thu trung bình/ tháng của các gia đình kinh doanh loại
mặt hàng A tại địa phương B.

b) Một tài liệu thống kê cho biết doanh thu trung bình/ tháng của các gia đình kinh doanh loại mặt
hàng A tại địa phương B là 40 triệu VND. Hãy cho kết luận về tài liệu nói trên với mức ý nghĩa
5%.

Câu 5. (2.0 điểm) Điều tra doanh thu của 200 gia đình kinh doanh loại mặt hàng A ở địa phương C,
người ta tính được doanh thu trung bình/tháng là 43 triệu VNĐ và độ lệch tiêu chuẩn của mẫu hiệu
chỉnh là 8,912 triệu VNĐ. Doanh thu trung bình loại mặt hàng A ở địa phương C và B (với số liệu ở
câu 4) có như nhau hay không? Hãy kết luận với mức ý nghĩa 1%.

Phụ lục: Trích Bảng phân phối chuẩn

x 1,000 1,585 1,645 1,960 2,377 2,575


Φ(x) 0,8413 0,9429 0,9500 0,9750 0,9933 0,9950

24
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.12 Học kỳ 20183


Câu 1. (2.0 điểm) Có một nhóm 4 sinh viên, mỗi người có một chiếc mũ giống hệt nhau để trên giá.
Khi ra khỏi phòng, mỗi người lấy ngẫu nhiên một chiếc mũ để đội. Tính xác suất để:

a) Sinh viên thứ nhất và sinh viên thứ ba lấy đúng mũ của mình.

b) Có ít nhất một sinh viên lấy đúng mũ của mình.

Câu 2. (2.0 điểm) Một kiện hàng có 10 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm loại I và 3 sản phẩm loại II.
Tiền lãi khi bán được mỗi sản phẩm loại I là 50 nghìn đồng, mỗi sản phẩm loại II là 20 nghìn đồng.

a) Ngày thứ nhất lấy ngẫu nhiên từ kiện hàng ra 3 sản phẩm và đã bán hết cả 3 sản phẩm đó. Tìm kỳ
vọng của số lãi thu được.

b) Ngày thứ hai lấy ngẫu nhiên từ kiện hàng ra 2 sản phẩm. Tính xác suất để thu được 100 nghìn đồng
tiền lãi khi bán 2 sản phẩm này.

Câu 3. (2.0 điểm) Cho biến ngẫu nhiên hai chiều liên tục (X,Y ) có hàm mật độ xác suất là:

k 2
x , nếu − 1 ≤ x ≤ 1, 0 ≤ y ≤ x2
fX,Y (x, y) = 2 .
0, nếu trái lại
 
1
a) Tìm k. b) Tính P Y ≤ .
4

Câu 4. (2.0 điểm) Một công ty dự định mở một siêu thị tại khu dân cư A. Để đánh giá khả năng mua
hàng của khách hàng tại khu vực này, người ta đã điều tra ngẫu nhiên thu nhập trong một tháng của
100 gia đình và thu được bảng số liệu sau:

Thu nhập (triệu đồng) 34,0 34,5 35,0 35,5 36,0 36,5 37,0 37,5
Số gia đình 5 10 15 20 29 10 6 5

a) Theo bộ phận tiếp thị thì chỉ nên mở siêu thị tại A nếu thu nhập trung bình của các gia đình phải
lớn hơn 35,5 triệu đồng/tháng. Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho biết có nên mở siêu thị tại khu dân
cư A hay không?

b) Tìm khoảng tin cậy cho tỷ lệ các gia đình có thu nhập ≥ 35,5 triệu đồng/tháng với độ tin cậy 95%.

Câu 5. (2.0 điểm) Điều tra ngẫu nhiên thu nhập của 100 hộ gia đình ở khu dân cư B thấy thu nhập
bình quân là 35,8 triệu đồng/tháng và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh là 1,1055 triệu đồng. Với mức ý
nghĩa 5%, có thể kết luận thu nhập bình quân ở khu dân cư B cao hơn ở khu dân cư A (với số liệu câu
4) hay không?

Phụ lục: Trích Bảng phân phối chuẩn

x 1,000 1,585 1,645 1,960 2,377 2,575


Φ(x) 0,8413 0,9429 0,9500 0,9750 0,9933 0,9950

25
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.13 Học kỳ 20182


Câu 1. (2.0 điểm) Cho 3 sự kiện A, B,C độc lập từng đôi (2 sự kiện bất kỳ luôn độc lập với nhau) thỏa
mãn: P(A) = P(B) = P(C) = p và P(ABC) = 0.

a) Tính P(A.B.C), P(A.B.C).

b) Tìm giá trị p lớn nhất có thể có.

Câu 2. (2.0 điểm) Một nhà máy có hai phân xưởng cùng sản xuất bóng đèn. Số bóng đèn do phân
xưởng 2 sản xuất gấp 2 lần số bóng đèn do phân xưởng 1 sản xuất. Tỷ lệ phế phẩm của 2 phân xưởng
tương ứng là 0,005 và 0,008. Lấy ngẫu nhiên 1 bóng đèn của nhà máy để kiểm tra thì thấy là phế
phẩm. Tính xác suất bóng đèn đó do phân xưởng 2 sản xuất.

Câu 3. (2.0 điểm) Có hai lô hàng I và II, mỗi lô chứa rất nhiều sản phẩm. Tỉ lệ sản phẩm loại A
có trong hai lô I và II lần lượt là 70% và 80%. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô 2 sản phẩm.

a) Tính xác suất để số sản phẩm loại A lấy từ lô I lớn hơn số sản phẩm loại A lấy từ lô II.

b) Gọi X là số sản phẩm loại A có trong 4 sản phẩm được lấy ra. Tìm kỳ vọng và phương sai của X.

Câu 4. (2.0 điểm) Khảo sát trọng lượng X (kg) của 200 con lợn xuất chuồng ta được bảng số liệu sau:

X (kg) [85 - 95) [95 - 105) [105 - 115) [115 - 125) [125 - 135) [135 - 145)
Số lợn 10 30 45 80 30 5

Với độ tin cậy 90% hãy ước lượng khoảng cho trọng lượng trung bình của đàn lợn xuất chuồng.

Câu 5. (2.0 điểm) Với số liệu ở câu 4 và mức ý nghĩa 5%, liệu có thể khẳng định rằng tỷ lệ lợn
xuất chuồng có trọng lượng thấp hơn 115kg là ít hơn 50% hay không?

Phụ lục: Trích Bảng phân phối chuẩn

x 1,282 1,645 1,96 2 2,576 3


Φ(x) 0,90 0,95 0,975 0,9772 0,995 0,9987

Hàm Laplace φ (x) = Φ(x) − 0, 5.

26
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.14 Học kỳ 20181


Câu 1. (2.0 điểm) Ở một địa phương đàn ông chiếm 55% dân số. Theo thống kê tỷ lệ đàn ông bị bạch
tạng là 0,4%, còn tỷ lệ trên của đàn bà là 0,32%.

a) Tìm tỷ lệ người bị bệnh bạch tạng ở địa phương đó.

b) Gặp ngẫu nhiên một người bị bạch tạng, tính xác suất đó là đàn ông.

Câu 2. (2.0 điểm) Một máy đếm người vào một siêu thị có tỷ lệ đếm sót là 0,018. Giả sử trong vòng
1 giờ nào đó có 500 khách vào siêu thị.

a) Tính kỳ vọng và phương sai của số người được máy đếm trong số 500 người nói trên.

b) Tính xác suất để máy này đếm sót từ 6 đến 10 người trong số 500 người đó.

Câu 3. (2.0 điểm) Một linh kiện điện tử có thời gian hoạt động X là biến ngẫu nhiên có phân phối mũ
với hàm mật độ của X là: f (x) = λ .e−λ .x , x > 0.

a) Xác định phân phối xác suất cho thời gian hoạt động của một mạng gồm 2 linh kiện loại trên mắc
song song.

b) Tính kỳ vọng và phương sai của thời gian hoạt động của mạng đó.

Câu 4. (2.0 điểm) Ở một trung tâm giống cây trồng, theo dõi 3070 cây cà phê thì có 1135 cây cho thu
hoạch thấp.

a) Với độ tin cậy 95% hãy xác định khoảng tin cậy cho tỷ lệ cây cà phê có thu hoạch thấp.

b) Tần suất cà phê có thu hoạch thấp có là ước lượng không chệch của tỷ lệ cây cho thu hoạch thấp
không? Tại sao?

Câu 5. (2.0 điểm) Theo dõi thời gian bắt đầu có tác dụng của một loại thuốc trên một nhóm bệnh
nhân trước và sau khi mổ dạ dày, ta thu được bộ số liệu (giả sử thời gian trên có phân phối chuẩn):

Bệnh nhân 1 2 3 4 5 6 7 8
Trước mổ 44 51 52 55 66 68 70 71
Sau mổ 52 64 60 74 55 67 75 65

Hỏi thời gian tác dụng của thuốc trước và sau mổ có khác nhau không với mức ý nghĩa 1%?

Phụ lục: Trích Bảng phân phối chuẩn

x 1,282 1,645 1,96 2 2,576 3


Φ(x) 0,90 0,95 0,975 0,9772 0,995 0,9987

Hàm Laplace φ (x) = Φ(x) − 0, 5.

27
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.15 Học kỳ 20173


Câu 1. (2.0 điểm) Một lô hàng có 15 sản phẩm gồm 6 loại A, 5 loại B và 4 loại C. Chọn ngẫu nhiên
(không hoàn lại) ra 4 sản phẩm.

a) Tính xác suất trong 4 sản phẩm đươc chọn có đúng 2 sản phẩm loại B.

b) Biết trong 4 sản phẩm được chọn có đúng 2 sản phẩm loại A. Tính xác suất để trong 4 sản phẩm
đó có đúng 1 sản phẩm loại C.

Câu 2. (2.0 điểm) Một nhóm học sinh có 5 loại giỏi, 4 khá và 2 trung bình. Chọn ngẫu nhiên ra một
nhóm gồm 2 học sinh.

a) Tính giá trị trung bình của số học sinh giỏi trong nhóm đó.

b) Biết trong nhóm 2 học sinh có ít nhất 1 loại khá. Tính xác suất để trong nhóm đó có đúng 1 học
sinh giỏi.

Câu 3. (2.0 điểm) Cho biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ (phân phối Rayleigh)
( −x2
A.e 4 , nếu x ≥ 0
f (x) = .
0, nếu x < 0

a) Tìm hằng số A.

b) Tính các đặc trưng định vị: E(X) và mod(X).

Câu 4. (2.0 điểm) Số liệu dưới đây cho tỷ lệ phần trăm một hóa chất trong 11 mẫu một loại xi măng:

Tỷ lệ (%) 6 15 8 8 6 9 17 18 4 8 10

Với độ tin cậy 95% hãy tìm ước lượng khoảng cho tỷ lệ phần trăm trung bình của loại hóa chất trên
(giả sử tỷ lệ đó là biến ngẫu nhiên tuân theo luật phân phối chuẩn).

Câu 5. (2.0 điểm) Một mã gồm n = 64 sản phẩm có 4 sản phẩm lỗi. Có đủ bằng chứng để chấp
nhận giả thuyết "p > 5%" được không?
Cho mức ý nghĩa α = 5%, p là ký hiệu tỷ lệ sản phẩm lỗi.

28
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.16 Học kỳ 20172


Câu 1. (2.0 điểm) Một hộp có n áo trắng và 2n áo xanh. Chia ngẫu nhiên các áo thành n nhóm (mỗi
nhóm 3 áo).

a) Tính xác suất để trong mỗi nhóm đều có áo trắng.

b) Áp dụng cho n = 5.

Câu 2. (2.0 điểm) Một xí nghiệp có 4 chiếc máy tiện với xác suất bị sự cố trong ngày của mỗi máy
tương ứng là 0,01; 0,05; 0,1 và 0,1.

a) Trong một ngày nào đó theo dõi một máy. Tính xác suất để máy đó bị sự cố.

b) Khi theo dõi 2 máy thì có đúng 1 máy bị sự cố. Tính xác suất chiếc máy bị sự cố đó là máy thứ
nhất.

Câu 3. (2.0 điểm) Xét một phần tư hình tròn tâm O(0; 0) bán kính bằng a, kí hiệu OAB, với tọa độ
tương ứng là A(a; 0) và B(0; a).

a) Trên đoạn OA lấy ngẫu nhiên một điểm C. Tìm phân phối xác suất của độ dài đoạn OC.

b) Dựng một đường đi qua C, vuông góc với OA và cắt cung tròn tại điểm D. Tính kỳ vọng và phương
sai của độ dài đoạn CD.

Câu 4. (2.0 điểm) Tiến hành 120 phép đo như nhau, độc lập, thì thấy sự kiện A xuất hiện 42 lần.

a) Xác định khoảng tin cậy đối xứng 99% cho tỷ lệ xuất hiện A.

b) Tính xác suất để sai số ước lượng của tỷ lệ trên bé hơn 10% tần suất mẫu.

Câu 5. (2.0 điểm) Cân 150 con vịt người ta thu được bộ số liệu sau:

Khối lượng 1,25 1,50 1,75 2,00 2,25 2,50 2,75 3,00
Số lượng 2 6 24 35 39 24 14 6

Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng khối lượng trung bình của lứa vịt trên lớn hơn 2 kg được không?

29
Đề thi Xác suất thống kê MI2020 Hoàng Minh Thi 20210813

2.17 Học kỳ 20171


Câu 1. (2.0 điểm) Xác suất làm việc của một hệ thống trong khoảng thời gian xác định nào đó được
gọi là xác suất tin cậy (XSTC) của hệ thống đó.

a) Tính XSTC của một mạng gồm 2 linh kiện mắc nối tiếp cùng có XSTC là 0,95.

b) Mắc song song với mạng trên một mạng dự phòng gồm 2 linh kiện mắc nối tiếp cùng có XSTC là
0,94. Tính XSTC của mạng mới đó.

Câu 2. (2.0 điểm) Một lô hàng gồm 16 sản phẩm loại A và 12 sản phẩm loại B. Chọn ngẫu nhiên ra
3 sản phẩm.

a) Tính xác suất để trong 3 sản phẩm đó có ít nhất 2 sản phẩm loại A.

b) Chọn tiếp ngẫu nhiên ra 3 sản phẩm trong số sản phẩm còn lại. Tính xác suất để trong số 3 sản
phẩm được chọn lần hai có ít nhất 1 sản phẩm loại A.

Câu 3. (2.0 điểm) Theo điều tra của một hãng bảo hiểm ô tô tỷ lệ xe bị tai nạn trong năm là 0,15.
Trong số xe bị tai nạn có: 80% được bồi thường tai nạn bằng 20% giá trị xe, 12% được bồi thường
bằng 60% giá trị xe và 8% được bồi thường bằng 100% giá trị xe.

a) Hỏi trung bình phải bồi thường tai nạn bằng bao nhiêu cho một xe có giá trị 600 triệu đồng?

b) Đối với chiếc xe trên phải quy định phí bảo hiểm là bao nhiêu để hãng không bị lỗ? (Chỉ kể chi
phí bồi thường, không kể các chi phí khác).

Câu 4. (2.0 điểm) Thống kê ở một vùng trong 500 xe ô tô đăng ký có 68 xe thể thao. Với độ tin cậy
95% hãy xác định khoảng tin cậy đối xứng cho tỷ lệ xe thể thao ở vùng đó. Theo anh (chị) có cách
nào để nâng cao độ chính xác của khoảng tin cậy cho tỷ lệ trên?

Câu 5. (2.0 điểm) Đo thời gian phản ứng (giây) đối với hai loại thuốc kích thích của 8 người tham gia
thí nghiệm (giả sử thời gian phản ứng đối với mỗi loại thuốc được coi là biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn), ta có bộ số liệu cặp:

Thuốc 3,1 1,5 2,9 2,6 1,7 2,3 3,8 2,4


Thuốc 4,1 2,2 3,5 1,8 2,7 2,5 3,4 3,2

Với mức ý nghĩa α = 5%, có thể cho rằng thời gian phản ứng trung bình đối với 2 loại thuốc là như
nhau hay không?

30

You might also like