You are on page 1of 4

BÀI TẬP VỀ SỐ NGUYÊN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng.

A. Số 0 vừa là số nguyên dương, vừa là số nguyên âm.

B. Số 1 là số nguyên dương.

C. Số - 3 đọc là trừ ba.

B. Số - 25 là số nguyên dương

Câu 2. Ông M đang nợ ngân hàng 200 triệu đồng. Số nguyên nào sau đây biểu
diễn số tiền ông M đang có?

A. – 200; B. 200; C. 200 000 000; D. – 200 000 000.

Câu 3. Cho bảng nhiệt độ của các thành phố lớn của nước ta:

Thành phố Hà Nội Huế Phan Thiết Hồ Chí


Minh

Nhiệt độ 340C 330C 310C 320C

Hỏi nhiệt độ của tỉnh thành nào thấp nhất?

A. Hà Nội; B. Huế; C. Phan Thiết; D. Hồ Chí Minh.

Câu 4. Hai nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?

A. Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.


B. Nhiệt kế a chỉ - 20 độ C, nhiệt kế b chỉ - 10 độ C.

C. Nhiệt kế a chỉ - 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.

D Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ - 10 độ C.

Câu 5. Cho hình vẽ sau và cho biết điểm M biểu diễn cho số nguyên nào?

A. -7; B. - 2; C. 1; D. 4.

Câu 6.Thực hiện các phép tính sau: (-99) + (-11)

A. – 88 B. -100 C. -110 D. -99

Câu 7. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng, bao nhiêu phát
biểu nào sai?

a) Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên âm.
b) Tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên
dương.
c) Hai số đối nhau có tổng bằng 0.

A. 1 phát biểu đúng, 2 phát biểu sai B. 2 phát biểu đúng, 1 phát biểu sai

C. Cả 3 phát biểu đều đúng D. Cả 3 phát biểu đều sai

Câu 8. Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo
chiều dương) 4 đơn vị đến điểm +4. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về
bên trái 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào?

A. 8 B. 4 C. 0 D. -8

Câu 9. Trong giờ học nhóm, ba bạn An, Bình, Chi đã lần lượt phát biểu như
sau:

a) Bạn An: “Tổng của hai số nguyên dương luôn là một số nguyên dương”.
b) Bạn Bình: “Tổng của hai số nguyên âm luôn là một số nguyên âm”.
c) Bạn Chi: “Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên
đó”.
Bạn nào phát biểu đúng, bạn nào phát biểu sai?

A. Bạn An, Bạn Bình đúng; bạn Chi sai C. Cả ba bạn đều đúng

B. Bạn An đúng, bạn Bình và bạn Chi sai C. Cả ba bạn đều sai

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng về kết quả của phép tính: (-35) – (-60);

A. Kết quả của phép tính là số nguyên âm

B. Kết quả của phép tính là số nguyên dương

C. Kết quả của phép tính là bằng 0

D. Cả A và B đều sai

II. TỰ LUẬN

Bài 1: Tính hợp lí

a/ (-37) + 14 + 26 + 37; (-24) + 6 + 10 + 24

b/ 15 + 23 + (-25) + (-23) ; 60 + 33 + (-50) + (-33)

c/ (-16) + (-209) + (-14) + 209; (-12) + (-13) + 36 + (-11)

d/ -16 + 24 + 16 – 34; 25 + 37 – 48 – 25 – 37

e/ 2575 + 37 – 2576 – 29; 34 + 35 + 36 + 37 – 14 – 15 – 16 – 17

Bài 2: Tìm x biết

a, 5x – 16 = 40 + x; 4x – 10 = 15 – x; -12 + x = 5x – 20
b,7x – 4 = 20 + 3x 5x – 7 = – 21 – 2x x + 15 = 7 – 6x
c,17 – x = 7 – 6x 3x + (-21) = 12 – 8x 125 : (3x – 13) = 25
d,541 + (218 – x) = 735 -16 + 23 + x = - 16 2x – 35 = 15
Bài 3 : Tìm x nguyên biết.
a. 0 < x < 5 0≤x<4 -1 < x ≤ 4 -18 ≤ x ≤ 17
b. 0 < x – 1 ≤ 2 3≤x–2<5 0≤x–5≤2 -20 < x < 21
c, (x + 1) + (x + 2) + (x + 3) +…+ (x + 1000) = 5750
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức

1/ x + 8 – x – 22 với x = 2010
2/ - x – a + 12 + a với x = - 98 ; a = 99

3/ a – m + 7 – 8 + m với a = 1 ; m = - 123

4/ m – 24 – x + 24 + x với x = 37; m = 72

5. (-90) – (y + 10) + 100 với p = -24

Bài 5. Tính các tổng sau.


a, S = 1 + (-2) + 3 + (-4) + . . . + 19 + (-20)
b, S = 1 – 2 + 3 – 4 + . . . + 99 – 100
c, S = 1 – 2 + 3 – 4 + … + 2005 – 2006
d, = 2 – 4 + 6 – 8 + . . . + 48 – 50

e, S = 1 – 3 + 5 – 7 + … + 2001 – 2003

f, S = – 1 + 3 – 5 + 7 - . . . . + 97 – 99

g) S = 2 – 4 + 6 – 8 + … + 2008 – 2010

You might also like