You are on page 1of 3

Đại học Bách Khoa TP.HCM ĐỀ THI HỌC KỲ 1.

Năm học 2019-2020


Khoa Điện – Điện Tử Môn: Thị giác máy
Bộ môn ĐKTĐ Ngày thi: 4/1/2020
------ Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên được sử dụng tài liệu giấy)

Họ tên: Mã đề: 1F3GJ4626A5


MSSV:

Phần trả lời trắc nghiệm:


a b c d a b c d a b c d

Phần 1 (2.5 điểm, các câu có số điểm bằng nhau): Trắc nghiệm

Hình 1
1. Tác dụng của hàm chuyển đổi mức xám ở hình 1?
A. Làm ảnh sáng hơn B. Giảm độ tương phản
C. Làm ảnh tối hơn D. Tăng độ tương phản

2. Bộ lọc nào được sử dụng phổ biến nhất để khử nhiễu salt-and-pepper
A. Bộ lọc Gauss B. Bộ lọc trung bình
C. Bộ lọc trung vị D. Không câu nào đúng

3. Intrinsic parameters của camera gồm bao nhiêu thông số


A. 3 B. 4
C. 5 D. Không câu nào đúng

4. Extrinsic parameters của camera gồm bao nhiêu thông số


A. 3 B. 4
C. 5 D. Không câu nào đúng

5. Mô hình pin hole camera không liên quan vấn đề méo dạng hình ảnh
A. Đúng B. Sai
C. Tùy trường hợp cụ thể D. Không sử dụng mô hình này

6. Hough transform sử dụng phương trình đường thẳng có dạng yi = axi + b


A. Đúng B. Sai
C. Tùy trường hợp cụ thể D. Không sử dụng phương trình đường thẳng
1
7. Biểu thức R = min(1, 2) liên quan
A. Thuật toán phát hiện góc Harris B. Đặc trưng kiểu Haar (Haar-like feature)
C. Thuật toán phát hiện góc Shi-Tomasi D. Thuật toán phát hiện đường thẳng

8. Biểu thức R = det(M) - k(trace(M))2 liên quan


A. Thuật toán phát hiện góc Harris B. Đặc trưng kiểu Haar (Haar-like feature)
C. Thuật toán phát hiện góc Shi-Tomasi D. Thuật toán phát hiện đường thẳng

9. Đoạn lệnh Matlab bên dưới liên quan


Detector = vision.CascadeObjectDetector;
A. Thuật toán KLT (KLT algorithm) B. Thuật toán phát hiện góc Shi-Tomasi
C. Thuật toán Haar (Haar-like algorithm) D. Không câu nào đúng

10. Đoạn lệnh Matlab bên dưới liên quan


Detector = vision.CascadeObjectDetector;
bboxes = step(Detector, Image);
A. Phát hiện đầu và vai (upper body) B. Phát hiện vật thể tổng quát
C. Phát hiện mắt/mũi/miệng D. Không câu nào đúng

11. Đoạn lệnh Matlab bên dưới liên quan


Fobject = opticalFlowLK('NoiseThreshold',0.009);
f = estimateFlow(Fobject,frameGray);
A. Dòng quang (optical flow) B. Theo dõi chuyển động (motion tracking)
C. Phát hiện vật thể (object) D. Không câu nào đúng

12. Đoạn lệnh Matlab bên dưới liên quan


tr = vision.HistogramBasedTracker;
bbox = step(tr, hueChannel);
A. Dòng quang (optical flow) B. Bám chuyển động bằng CAMShift
C. Bám chuyển động bằng MeanShift D. Cân bằng histogram

13. Đoạn lệnh Matlab bên dưới liên quan


[J1, J2] = rectifyStereoImages(I1, I2, stereoParams);
disparityMap = disparity(rgb2gray(J1), rgb2gray(J2));
pointCloud = reconstructScene(disparityMap, stereoParams);
A. Thông số camera B. Phát hiện chuyển động
C. Thị giác lập thể D. Không câu nào đúng

14. Thuật toán Meanshift


A. Sử dụng cho bài toán clustering B. Sử dụng cho bài toán tracking
C. Tìm giá trị mean D. A và B

Phần 2 (1 điểm): Điền vào chỗ trống


15. Tần số cao theo phương x trong miền tần số tương ứng với . . .

16. Khi sử dụng bộ lọc thông cao lý tưởng, ảnh thu được sẽ . . .

17. Nhân ảnh với (- 1)x+y để . . .

18. Ý nghĩa của biểu thức f(x,y)*h(x,y)  F(u,v)H(u,v): . . .

19. Ý nghĩa của phần tử lớn nhất của ma trận accumulator trong Hough transform: . . .

2
Phần 3: Tự luận
Câu 1: (1 điểm) Viết câu lệnh
a. Đọc và hiển thị file ảnh image1.jpg, file này nằm ở thư mục gốc ổ đĩa D (Matlab hoặc Python)
b. Thay đổi kích thước mỗi chiều của ảnh còn 60% so với ảnh gốc hoặc thay đổi kích thước của
ảnh thành 400 pixel x 200 pixel (rộng x cao) (Matlab hoặc Python)
c. Thiết lập phần tử cấu trúc structuring element như hình bên dưới, có tâm nằm ở góc trên bên
trái (Matlab)

Câu 2: (1 điểm) Trình bày những nội dung cơ bản của việc cân chỉnh camera (camera calibration)
và cách sử dụng công cụ cameraCalibrator của Matlab.
Câu 3: (1 điểm) Trình bày những hiểu biết của bạn về thiết bị thị giác máy công nghiệp DMV 2000
Câu 4: (2 điểm) Cho ảnh 3 bit kích thước 5x5, bộ lọc Laplacian và bộ lọc thông thấp như hình vẽ.

a. Xác định giá trị tại điểm ảnh (3,3) sau khi áp dụng bộ lọc trung bình kích thước 3x3 lên ảnh gốc
b. Xác định giá trị tại điểm ảnh (3,3) sau khi áp dụng bộ lọc trung vị kích thước 3x3 lên ảnh gốc
c. Xác định giá trị tại điểm ảnh (3,3) sau khi áp dụng bộ lọc Laplacian lên ảnh gốc
d. Xác định giá trị tại điểm ảnh (3,3) sau khi áp dụng bộ lọc thông thấp lên ảnh gốc
e. Xác định dx, dy tại điểm ảnh (3,3)
f. Xác định và vẽ lược đồ histogram của ảnh gốc
g. Xác định giá trị tại điểm ảnh (3,3) sau khi cân bằng histogram.

Câu 5: (1.5 điểm) Cho ảnh và structuring element SE (gốc tọa độ SE trùng với tâm SE) như hình vẽ.
Xác định các ảnh thu được sau khi áp dụng lần lượt erosion và dilation.

Bộ môn Điều khiển Tự động Giảng viên ra đề

Phạm Việt Cường Phạm Việt Cường

You might also like