You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)


Câu 1. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?
A. Phản ứng thuận đã kết thúc.
B. Phản ứng nghịch đã kết thúc.
C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau.
D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau.
Câu 2. Xét cân bằng: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g). Biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng này là
2 3
[N H 3 ] [ N H3] [ N 2 ] [H 2 ] [ N 2 ][ H 2 ]
A. KC = . B. KC = 3. C. KC = . D. KC = .
[ N 2 ] [H 2 ] [ N 2 ][ H 2 ] [N H 3 ] [ N H3]
2

Câu 3 Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HCl. C. C6H12O6 (glucose). D. Ba(OH)2.
Câu 4 X là dung dịch hỗn hợp HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M. Vậy pH của dung dịch X là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 12.
Câu 5 Phát biểu nào đúng về đơn chất nitrogen?
A. Công thức phân tử N2, có liên kết ba. B. Công thức phân tử N2, có liên kết đôi.
C. Công thức phân tử NH3, có liên kết ba. D. Công thức phân tử N2H4, có liên kết ba.
Câu 6 Ammonia có các tính chất hóa học nào sau đây?
A. tính base mạnh và tính khử. B. tính base yếu và tính oxi hóa.
C. tính base yếu và tính khử. D. tính base mạnh và tính oxi hóa.
Câu 7 Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành các sản phẩm
A. NO2, H2O. B. NO2, O2, H2O. C. N2, O2, H2O. D. N2, H2O.
Câu 8 Cho phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Phát biểu nào đúng về vai trò của SO2 trong phản ứng
trên?
A. Chỉ là chất oxi hóa. B. Chỉ là chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Không phải là chất oxi hóa, không phải là chất khử.
Câu 9 Cho dãy chất sau: C12H22O11 (saccharose), NaOH, C, Cu(OH)2, FeCO3. Số chất trong dãy có xảy ra
phản ứng oxi hóa khử với dung dịch sulfuric acid đặc là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 10 Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 11 Trong thành phần phân tử hydrocarbon nhất thiết phải có nguyên tố
A. carbon, hydrogen. B. oxygen, hydrogen.
C. carbon, oxygen. D. carbon, nitrogen.
Câu 12 Vitamin A giúp bảo vệ thị lực của trẻ em và người lớn tuổi, tăng miễn dịch, giúp trẻ phát triển tốt
hơn. Phân tử vitamin A có 20 nguyên tử C, 30 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của
vitamin A là
A. C20H30. B. C30H20O. C. C20H30O2. D. C20H30O.
Câu 13 Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử chất hữu cơ X.
Phân tử khối của X là
A. 43. B. 45. C. 29. D. 60.
Câu 14 Phân tử nào sau đây có một liên kết cho – nhận?
A. NH3. B. N2. C. HNO3. D. H2S.
Câu 15 Chất khí X có các tính chất:
- tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
- làm mất màu dung dịch KMnO4.
Khí X là
A. SO2. B. CO2. C. NH3. D. H2.
Câu 16 Chất dùng để cố định xương bị gãy (bó bột) là
A. Ammonium sulfate. B. Barium sulfate.
C. Magnesium sulfate. D. Thạch cao nung.
Câu 17 Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Nước và rượu. B. Nước và dầu ăn.
C. Nước và đường. D. Bột sắt và bột sulfur.
Câu 18 Để tách và tinh chế curcumin từ củ nghệ người ta ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ
phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm
lạnh để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Các phương pháp tách, tinh chế sử dụng
trong cách làm trên là
A. Chiết và kết tinh. B. Chiết, chưng cất và kết tinh.
C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, sắc kí.
Câu 19 Tiến hành tách β - carotene từ nước ép cà rốt gồm các bước sau:
1. Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.
2. Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết.
3. Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β - carotene hoà
tan trong hexane.
4. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.
Thứ tự đúng của quy trình là
A. 1-2-3-4. B. 2-4-1-3. C. 2-4-3-1. D. 2-1-4-3.
Câu 20 Để pha loãng H2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?

A. Cách 1. B. Cách 2. C. Cách 3. D. Cách 1 và 2.


Câu 21 Ammonium nitrate được dùng làm phân bón, khi dùng phân này thì không nên bón cùng với chất
nào sau đây?
A. Ure. B. Vôi. C. KNO3. D. Ca(NO3)2.

Câu 22 Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự
đoán X có nhóm C=O?

A. A B. B C. C D. D
Câu 23. Phổ MS của chất X cho biết X có phân tử khối bằng 46. Công thức phân tử phù hợp của X là
A. C2H4. B. C2H6. C. C2H6O. D. C2H4O2.
Câu 24 Chất (X), (Y) có công thức cấu tạo lần lượt là CH3CH2CH(CH3)2 và CH3CH2CH2CH2CH3?
Phát biểu đúng về (X) và (Y) là
A. hai công thức cấu tạo trên biểu diễn cấu tạo hóa học của cùng một chất.
B. (X), (Y) là hai chất đồng phân của nhau.
C. (X), (Y) là hai chất cùng dãy đồng đẳng.
D. (X), (Y) đều có mạch không phân nhánh.
Câu 25 Cấu tạo hóa học là
A. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử. D. tính chất hóa học của phân tử đó.
Câu 26 Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. CH3CH=CH2 và CH3CH2CH2CH3. B. CH2=CHCH=CH2 và CH3C≡CH.
C. CH3CH2CH2CH3 và (CH3)2CHCH3. D. CH3CH2CH3 và CH3CH3.
Câu 27 Các chất đồng phân của nhau là
A. CH3CH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2OCH3.
B. CH3CH(OH)CH3 và CH3CH2OH.
C. CH3OH và CH3CH(OH)CH3.
D. CH3CH2CH2CH2OH và CH3CH2OCH3.
Câu 28 Công thức cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất hoá học là
A. công thức tổng quát. B. công thức cấu tạo.
C. công thức đơn giản nhất. D. công thức phân tử.
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm) Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4, dung dịch CuSO4 và Na2SO4 được
kí hiệu bằng các chữ cái: A, B, C và D (không theo trình tự trên). Kết quả của những thí nghiệm nhận biết
những mẫu này được ghi trong bảng sau:
Thuốc thử
Mẫu
Quỳ tím dung dịch NaOH
A Tím Không kết tủa
B Xanh Không kết tủa
C Đỏ Không kết tủa
D Đỏ Kết tủa xanh lam

Hãy cho biết A, B, C và D là kí hiệu của những chất nào và viết phương trình hoá học của các phản ứng
xảy ra.

Câu 30 (1,0 điểm) Từ eugenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được methyleugenol (M = 178) là
chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của methyleugenol cho thấy: %C = 74,16 %; %H =
7,86%, còn lại là O. Lập công thức phân tử của methyleugenol.
Câu 31 (1,0 điểm)
Viết công thức cấu tạo đầy đủ các đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C3H8O.
Trong các hợp chất này hãy chỉ ra:
a/ Các chất là đồng phân về nhóm chức.
b/ Các chất đồng phân về vị trí nhóm chức.

----Hết---

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu Đáp án Biểu điểm


Thuốc thử
Mẫu
Quỳ tím dung dịch NaOH
A (Na2SO4) Tím Không kết tủa
0,5
B (NaOH) Xanh Không kết tủa
Câu 29 C (H2SO4) Đỏ Không kết tủa
(1,0 D (CuSO4) Đỏ Kết tủa xanh lam
điểm)
0,25
PTHH: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O

2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 0,25

Gọi công thức của methyleugenol là CxHyOz (x, y, z nguyên dương)


Câu 30 %O = 100% – (74,16 + 7,86)% = 17,98%
(1,0 Lập tỉ lệ x : y : z và đưa ra được kết quả x : y : z = 11 : 14 : 2. 0,5
điểm) Công thức phân tử của methyleugenol có dạng (C11H14O2)n
Ta có M = 178 → 178n = 178 → n = 1 0,5
Công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có công thức C3H8O:
Câu 31 CH3 – CH2 – CH2 – OH (1) CH3 – CH(OH) – CH3 (2) 0,5
(1,0 CH3 – O – CH2 – CH3. (3)
điểm) - Các chất là đồng phân về nhóm chức. : Các chất là đồng phân nhóm chức 0,25
alcohol: (1), (2); các chất là đồng phân nhóm chức ether (3).
- Các chất đồng phân về vị trí nhóm chức. (1) và (2) 0,25

You might also like