You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC UEH

KHOA KẾ TOÁN

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Đề tài: TÌNH TRẠNG ĂN VẶT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Trãi
Mã lớp học phần: 23D1STA50800547
Thành viên tham gia dự án:
Tôn Võ Quỳnh Diệp – 31221020075
Trần Nguyễn Hồng Ngọc – 31221026727
Nguyễn Thị Thúy Nhiều – 31221021508
Hoa Hồ San San – 31221026125
Đinh Nguyễn Phương Thảo – 31221023832

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2023


Lời mở đầu
Để phục vụ cho việc học tập trên giảng đường nói riêng và trong cuộc sống
nói chung, bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh đã
được đưa vào chương trình giảng dạy bởi tính hữu dụng trong việc báo cáo
và xử lý các thông tin khác nhau một cách đa chiều, trực quan. Từ những
kiến thức được cung cấp về thống kê trong suốt quá trình học tập, nhóm
chúng tôi đã vận dụng để tìm hiểu và tổng hợp lại các thông tin cần thiết
phục vụ cho dự án thực tế của nhóm với chủ đề: “Tình trạng ăn vặt của
sinh viên Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh”.
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của sinh viên cũng ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Do đó, nhu cầu ăn vặt cũng được sinh
viên chú ý và quan tâm nhiều hơn. Thế nên nhóm chúng tôi lựa chọn chủ
đề đã nêu trên để khảo sát các bạn và các anh chị trong Trường Đại học
Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh. Đề tài này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể và
khách quan nhất về nhu cầu ăn vặt của sinh viên của Trường Đại học Kinh
Tế TP.Hồ Chí Minh.
Để có thể hoàn thành dự án này, ngoài sự cố gắng của các thành viên trong
nhóm, không thể không nhắc đến sự giúp đỡ của bạn bè, anh chị và thầy
cô. Nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn và các anh
chị sinh viên đã bỏ thời gian thực hiện khảo sát trực tuyến để giúp nhóm
chúng tôi có đủ thông tin và dữ liệu cần thiết để thực hiện đề tài. Và trên
hết, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn -
TS. Nguyễn Văn Trãi. Thầy đã luôn tận tình chỉ dạy và giúp đỡ chúng tôi
trong suốt quá trình học tập. Những lời góp ý quý báu của thầy là kim chỉ
nam giúp nhóm chúng tôi có thể khắc phục những sai sót trong quá trình
thực hiện và hoàn thiện dự án.
Nội dung
1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu:
Nhóm chúng tôi xây dựng dự án với mục đích là tìm hiểu và cung cấp các thông tin
về nhu cầu ăn vặt và chi phí chi trả cho nhu cầu đó của sinh viên Trường Đại học
Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh.
Để có thể thu thập và phân tích chính xác những thông tin trên, nhóm chúng tôi đã
thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với quy mô 100 mẫu, gồm các bạn và anh chị
sinh viên đến từ Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh thông qua công cụ Google
Biểu Mẫu ( Google Forms). Qua cuộc khảo sát, nhóm chúng tôi đã thu thập được
những dữ liệu cụ thể về xu hướng lựa chọn các món ăn, quán ăn, hình thức ăn vặt,
thu nhập và chi phí ăn vặt hàng tháng của sinh viên trong trường.
Từ những dữ liệu có được từ cuộc khảo sát, chúng tôi sử dụng phương pháp thống
kê mô tả và thống kê suy diễn để xác định và đánh giá mức độ quan tâm về các vấn
đề liên quan đến nhu cầu ăn vặt và khả năng sẵn sàng chi trả chi phí cho ăn vặt của
sinh viên, từ đó tìm ra những dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhất với nhu cầu chung.
2. Giới thiệu dự án:
2.1. Lý do chọn dự án:
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đi cùng với đó là những nhu cầu về
vật chất lẫn tinh thần của sinh viên cũng ngày một được quan tâm và chú trọng nhiều
hơn. Vì thế ăn vặt đã trở thành một phần trong cuộc sống đời sinh viên, là những
món ăn “cứu đói” giúp nạp năng lượng, cũng là món quà tinh thần sau những giờ
học căng thẳng. Vì vậy không khó để bắt gặp rất nhiều cửa hàng, quầy hàng ăn vặt...
ở xung quanh các trường đại học, mà đơn cử là Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí
Minh.
Nhận thấy được ăn vặt đã trở thành một nếp sống của sinh viên. Chúng tôi lựa chọn
đề tài này vì tính thực tiễn của nó, tìm hiểu các bạn sinh viên có nhu cầu thế nào
trong lĩnh vực ăn uống này, nhất là trong xã hội hiện đại, vấn đề dinh dưỡng và chế
độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Trong đó,
tình trạng ăn vặt đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là đối với sinh viên
đang học tập và sinh hoạt xa nhà. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ nghiên cứu về tình
trạng ăn vặt của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) và đưa ra những
phân tích, đánh giá về tình hình này cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm giúp
cho các bạn sinh viên có thể duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giảm thiểu những
ảnh hưởng tiêu cực của việc ăn vặt đối với sức khỏe.
2.2. Vấn đề nghiên cứu:
Ăn vặt là một thuật ngữ chỉ trường hợp ăn thức ăn hoặc dùng đồ uống giữa các bữa
ăn chính thông thường hằng ngày. Ăn vặt vốn là thói quen trong cuộc sống của người
Việt từ xưa đến nay, ngay từ khi còn là một học sinh cho đến khi trưởng thành. Và
dường như nhu cầu ấy càng tăng cao đối với sinh viên.
Thị trường ăn uống là một thị trường tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển. Cùng
với điều đó, không thể phủ nhận sự hấp dẫn của thị trường ăn vặt. Vì không phải ai
1
cũng có thời gian và biết cách thức để chế biến nên các món ăn đó, đặc biệt là sinh
viên. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn trên cả nước nên
các quán ăn ngày càng xuất hiện nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu ăn vặt của sinh
viên.
Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều quán ăn thì tất yếu sẽ dẫn đến
nhiều vấn đề như sự cạnh tranh giữa các quán ngày càng lớn, tạo thói quen xấu phụ
thuộc vào ăn vặt quá nhiều cho sinh viên, các món ăn chạy theo xu hướng nhưng lại
không quan tâm đến chất lượng gây hại đến sức khỏe... Chính vì vậy, nhóm chúng
tôi muốn chứng thực vấn đề này và cung cấp những số liệu chân thực nhất liên quan
đến nhu cầu ăn vặt của sinh viên.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Nhóm chúng tôi thực hiện dự án nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Giới tính của bạn là...
Câu 2: Bạn là sinh viên khóa mấy của UEH?
Câu 3: Bạn thường ăn vặt bao nhiêu lần một tuần?
Câu 4: Bạn thường lựa chọn hình thức nào để ăn vặt?
Câu 5: Khi ăn vặt, bạn thường lựa chọn các món nào?
Câu 6: Bạn thường ăn vặt cùng ai?
Câu 7.1: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là ngon miệng. Bạn có
đồng tình không?
Câu 7.2: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là giá cả hợp lý. Bạn có đồng tình
không?
Câu 7.3: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là đa dạng các món ăn. Bạn có
đồng tình không
Câu 7.4: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là có nhiều hàng quán. Bạn có
đồng tình không?
Câu 7.5: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là tiện dụng (dễ mang đi, thời gian
mua/ chuẩn bị nhanh chóng, nhỏ gọn, ăn nhanh). Bạn có đồng tình không?
Câu 8.1: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là không hợp vệ sinh. Bạn có
đồng tình không?
Câu 8.2: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là có hại cho sức khỏe (gây
bệnh tim, tiểu đường, béo phì,...). Bạn có đồng tình không?
Câu 8.3: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là tạo nhiều thói quen
xấu(bỏ bữa chính,...). Bạn có đồng tình không?
Câu 8.4: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là tạo những khoản chi tiêu
không cần thiết. Bạn có đồng tình không?

2
Câu 9: Thu nhập một tháng của bạn là bao nhiêu? (Ghi bằng SỐ đơn vị VND, ví dụ:
3.000.000)
Câu 10: Chi tiêu cho ăn vặt một tháng của bạn là bao nhiêu? (Ghi bằng SỐ đơn vị
VND, ví dụ: 100.000)

2.4. Mục tiêu nghiên cứu:

− Tìm hiểu về nhu cầu ăn vặt của sinh viên, thói quen và thái độ của sinh viên
về ăn vặt, thu nhập và chi tiêu cho ăn vặt hàng tháng.
− Phân tích và đánh giá cách nhìn nhận của sinh viên UEH về các ưu, nhược
điểm của đồ ăn vặt
− Từ việc phân tích dữ liệu sẽ đưa ra được những nhận định về thói quen ăn vặt
của sinh viên UEH, mức độ chi tiêu cho ăn vặt của sinh viên, đưa ra những
lời khuyên hợp lý cho cả những người kinh doanh đồ ăn vặt và sinh viên dùng
đồ ăn vặt.
2.5. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp thực hiện:
− Thiết kế bảng câu hỏi trên Google Biểu Mẫu ( Google Forms).
− Đăng form khảo sát lên các hội, nhóm sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế
TP.Hồ Chí Minh trên Facebook và thực hiện khảo sát 100 người là sinh viên
của trường.
− Các dữ liệu định lượng, định tính và phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp thống kê suy diễn được sử dụng cụ thể trong dự án.
− Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.
− Sử dụng phần mềm Microsoft Word để tổng hợp, phân tích và báo cáo dự án.

3
4. Kết quả và thảo luận:
Bảng 1: Bảng phân phối tần số, tuần suất, tần suất phần trăm thể hiện số lượng
nam, nữ tham gia khảo sát

Tần suất phần


Tần số Tuần suất
trăm

Nam 32 0,32 32

Nữ 68 0,68 68

Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số phần trăm giới tính của các sinh viên tham
gia khảo sát

Nhận xét: Dựa theo bảng phân phối, ta thấy được số lượng tham gia khảo sát giữa nam
và nữ có sự chênh lệch đáng kể nghiêng về nữ nhiều hơn. Để lý giải điều này, chúng ta
có thể liên tưởng đến số lượng sinh viên nữ của trường UEH nhiều hơn số lượng sinh
viên nam của trường.

4
Bảng 2: Bảng phân phối tần số, tuần suất, tần suất phần trăm thể hiện
khóa học của sinh viên UEH tham gia khảo sát
Tần suất
Tần số Tần suất phần trăm
K48 86 0,86 86
K47 10 0,1 10
K46 4 0,04 4

Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số phần trăm sinh viên các khóa thanh gia
khảo sát

Nhận xét: Dựa theo bảng phân phối, ta nhận thấy bảng khảo sát có 3 đối tượng tham
gia là K46, K47, K48 với tần số lần lượt là 4,10,86. Thấy được số lượng tham gia
khảo sát phần lớn chủ yếu là các bạn sinh viên K48.

5
Bảng 3: Bảng phân phối tần số về số lần ăn vặt trong một tuần của sinh
viên UEH

Số lần 0-1 2-3 Trên 4


Tổng
lần lần lần
Giới tính

Nam 14 17 1 33
Nữ 24 35 9 67
Tổng 38 52 10 100

Biểu đồ thể hiện số lần ăn vặt trong tuần của các sinh viên

Nhận xét: Dựa bảng phân phối , ta thấy số lần ăn vặt của các bạn sinh viên tập trung vào
khoảng 2-3 lần 1 tuần với cả bạn nữ và nam, ít hơn là 0-1 lần và trên 4 lần. Các bạn nữ có số
lần ăn vặt cao hơn hẳn các bạn nam ở những số lần ăn vặt.

− Trung bình mẫu của số lần ăn vặt trong một tuần của sinh viên UEH:
∑ 𝑥𝑖 206
𝑥̅ = = 100 = 2,06 (số liệu cụ thể trong phụ lục)
𝑛

− Với số lượng quan sát chẵn thì trung vị là trung bình của hai giá trị đứng ở
giữa.
− Theo như bảng trên, trung bình hai giá trị ở vị trí 50 và 51 là trung vị của số lần
ăn vặt trong một tuần của sinh viên UEH:
2+2
Trung vị = = 2 (số liệu cụ thể trong phụ lục)
2

6
Bảng 4: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm việc lựa chọn
hình thức ăn vặt của sinh viên UEH

Tần suất
Tần số Tần suất (%)
Ăn tại quán 56 0,56 56
Tự mua về 17 0,17 17
Đặt ship 21 0,21 21
Tự làm 6 0,06 6
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số phần trăm lựa chọn hình thức ăn

Nhận xét: Dựa vào bảng phân phối, ta nhận xét phần lớn các bạn sinh viên có xu
hướng ăn tại quán với 56% và ít hơn là đặt ship với 21%, tự mua về, tự làm lần lượt
là 17%, 6%. Với sự nhanh chóng, tiện lợi các bạn thường lựa chọn mua ở ngoài hơn
là tự làm.

7
Bảng 5: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm
sự lựa chọn của sinh viên UEH với món ăn vặt thường chọn ăn nhiều
nhất
Tần Tần
Tần số
suất suất
Đồ uống (trà sữa, trà đào…) 41 0,41 41
Bánh tráng trộn/cuốn 19 0,19 19
Các món chiên (cá viên, khoai tây, gà,…) 25 0,25 25
Các món nướng 15 0,15 15
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số phần trăm lựa chọn các món ăn

Nhận xét: Theo bảng phân phối, ta nhận xét các bạn sinh viên có đa dạng sự lựa chọn
về các món ăn vặt như đồ uống, các món chiên, nướng, bánh tráng trộn/ cuốn. Đặc biệt
các món đồ uống được yêu thích nhất với 41%, lần lượt sau đó là các món chiên, bánh
tráng trộn/ cuốn, các món nướng lần lượt với số % là 25,19,15.

8
Bảng 6: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm sự lựa
chọn của sinh viên UEH ăn vặt cùng ai
Tần suất
Tần số Tần suất (%)
1 mình 26 0,26 26
Cùng bạn bè 68 0,68 68
Cùng gia đình 6 0,06 6
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số lựa chọn ăn vặt


cùng ai của các sinh viên

1 mình Cùng bạn bè Cùng gia đình

Nhận xét: Sinh viên chọn nhiều nhất là đi ăn cùng bạn bè với 68% lựa chọn, điều này
hoàn toàn dễ hiểu vì đây là cách để họ tương tác và kết nối với nhau trong lúc thưởng
thức đồ ăn. Việc ăn vặt cùng bạn bè có thể tạo ra một không gian vui vẻ và giúp giải
tỏa căng thẳng sau những giờ học tập căng thẳng. Việc đi ăn một mình cũng phổ biến
với 26% vì đôi khi sinh viên cảm thấy mệt mỏi và muốn có một khoảng thời gian
riêng để thư giãn, tận hưởng không khí đô thị hay tự thưởng cho mình sau một thời
gian dài làm việc và học tập. Tuy nhiên, việc ít ăn vặt cùng gia đình (chỉ 6%) có thể
do nhiều yếu tố, bao gồm khoảng cách địa lý, thời gian bận rộn với công việc học tập
và hoạt động khác, quan trọng nhất là sở thích và thói quen ăn vặt khác nhau. Điều
này có thể dẫn đến việc sinh viên ít ăn vặt cùng gia đình. Mặt khác, thay vì ăn vặt,
những người trong gia đình thường cùng nhau dùng bữa chính, đây là một hoạt động
tuyệt vời để củng cố mối quan hệ và chia sẻ những chuyện vui buồn trong cuộc sống,
đồng thời giúp giảm stress và tạo ra không gian hòa hợp, yên bình trong gia đình.

9
Bảng 7: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện những ưu điểm ăn vặt
của sinh viên UEH
Bảng 7.1: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện ưu điểm “ngon miệng”

Mức độ Tần suất


Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 7 0,07 7
Không đồng ý 16 0,16 16
Trung lập 11 0,11 11
Đồng ý 42 0,42 42
Hoàn toàn đồng ý 24 0,24 24
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với ưu điểm ''ngon


50 miệng"

40

30

20

10

0
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Nhận xét: Đa số các bạn sinh viên đều đồng ý là những món ăn vặt mang lại sự ngon
miệng cho họ bởi hương vị hấp dẫn và màu sắc bắt mắt của món ăn.
Bảng 7.2: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện ưu điểm “Giá cả hợp
lí”

Mức độ Tần suất


Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 13 0,13 13
Không đồng ý 26 0,26 26
Trung lập 14 0,14 14
Đồng ý 39 0,39 39
Hoàn toàn đồng ý 8 0,08 8
Tổng 100 1 100
10
Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với ưu điểm
"giá cả hợp lí"
50
40
30
20
10
0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng
đồng ý ý

Nhận xét: Giá cả hợp lí của các món ăn vặt mang lại ý kiến trái chiều cho các sinh viên vì
càng có nhiều hàng quán thì độ cạnh tranh càng cao làm cho việc nhiều nơi họ đôn giá lên
cao hơn so với mặt bằng chung vì độ hot của quán nên người thưởng thức như chúng ta
cần sáng suốt khi chọn lựa quán ăn.

Bảng 7.3: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện ưu điểm “đa dạng món
ăn”
Mức độ Tần suất
Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 1 0,01 1
Không đồng ý 9 0,09 9
Trung lập 12 0,12 12
Đồng ý 64 0,64 64
Hoàn toàn đồng ý 14 0,14 14
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với ưu điểm


"đa dạng món ăn"
70
60
50
40
30
20
10
0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng
đồng ý ý

11
Nhận xét: Các bạn có thể thấy trước cổng trường hay dọc trên đường được mở bán với
nhiều loại thức ăn khác nhau của các vùng miền vì thế sinh viên có thể thưởng thức được
đa dạng món ăn hơn.

Bảng 7.4: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện ưu điểm “nhiều hàng
quán”
Mức độ Tần suất
Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 5 0,05 5
Không đồng ý 8 0,08 8
Trung lập 9 0,09 9
Đồng ý 56 0,56 56
Hoàn toàn đồng ý 22 0,22 22
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với ưu điểm "nhiều


hàng quán"
60

50

40

30

20

10

0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
đồng ý

Nhận xét: Hầu như các bạn đều đồng ý vì nhu cầu ăn vặt ngày càng cao nên
nhiều hàng quán mở ra để đáp ứng cho các sinh viên.

12
Bảng 7.5: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện ưu điểm “sự tiện dụng”
Mức độ Tần suất
Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 5 0,05 5
Không đồng ý 12 0,12 12
Trung lập 17 0,17 17
Đồng ý 43 0,43 43
Hoàn toàn đồng ý 23 0,23 23
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với ưu điểm "sự tiện
dụng"
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
đồng ý

Nhận xét: 66% sinh viên đồng tình với quan điểm đồ ăn vặt có sự tiện dụng là ưu điểm
(với 43% đồng ý và 23% hoàn toàn đồng ý), điều này có thể lí giải bởi đồ ăn vặt thường
được phục vụ rất nhanh, không mất nhiều thời gian chờ như các món chính, có thể mang
đi lại nhiều nơi để dùng mà không cần làm nóng như các món chính.

13
Bảng 8: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện những nhược
điểm của ăn vặt của sinh viên UEH
Bảng 8.1: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện nhược điểm “không
hợp vệ sinh”
Mức độ Tần suất
Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không 5 0,05 5
đồng ý
Không đồng ý 9 0.09 9
Trung lập 11 0,11 11
Đồng ý 55 0,55 55
Hoàn toàn đồng ý 31 0,31 31
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với nhược điểm


“không hợp vệ sinh”
60
50
40
30
20
10
0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
đồng ý

Nhận xét: Dữ liệu này cho thấy có 86 trong số 100, chiếm tỉ lệ 86% sinh viên tham gia
khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý với quan điểm về nhược điểm của đồ ăn vặt là
thường không hợp vệ sinh, trong đó 55% đồng ý và 31% hoàn toàn đồng ý. Mặt khác, chỉ
có 14% sinh viên tham gia khảo sát phản đối quan điểm này với 5% hoàn toàn không
đồng ý và 9% không đồng ý. Vấn đề không hợp vệ sinh do nhiều lí do:
Quá trình sản xuất và chế biến không đảm bảo vệ sinh: Đồ ăn vặt thường được sản xuất
và chế biến tại các gian hàng, quầy hàng hoặc tiệm bán lẻ, không có sự giám sát và kiểm
soát nghiêm ngặt về vệ sinh, nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh truyền nhiễm rất cao.

14
Sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng: Một số đồ ăn vặt sử dụng nguyên liệu
không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo chất lượng, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn và bệnh truyền nhiễm.
Không đảm bảo vệ sinh cá nhân: Người bán đồ ăn vặt thường không đảm bảo vệ sinh cá
nhân, không đeo khẩu trang, tóc rối bù xù, hoặc không rửa tay đúng cách, làm tăng nguy
cơ lây nhiễm.
Vệ sinh không đúng cách: Nhiều người bán đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh cho các
dụng cụ, bát đĩa, nồi nấu, bếp và quầy bán hàng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm và gây ô
nhiễm môi trường.

Bảng 8.2: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện nhược điểm “có
hại cho sức khỏe”
Mức độ Tần suất
Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 0 0 0
Không đồng ý 6 0,06 6
Trung lập 15 0,15 15
Đồng ý 37 0,37 37
Hoàn toàn đồng ý 42 0,42 42
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với nhược điểm


“có hại cho sức khỏe”
50

40

30

20

10

0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
đồng ý

Nhận xét: Chúng ta có thể thấy, đồ thị lệch hoàn toàn về bên phải. Có 79% sinh viên tán
thành quan điểm rằng đồ ăn vặt có hại cho sức khỏe, trong đó 37% đồng ý và 42% hoàn
toàn đồng ý. Mặt khác, 0% sinh viên chọn hoàn toàn không đồng ý và chỉ 6% lựa chọn
15
không đồng ý, nghĩa là tổng cộng chỉ 6% không tán thành với quan điểm trên. Kết quả
này nói rằng phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm
là có hại cho sức khỏe. Trên thực tế, đồ ăn vặt thật sự gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm
như:
Tiểu đường: Đồ ăn vặt thường có nhiều đường và tinh bột, khi tiêu thụ quá nhiều sẽ làm
tăng đường huyết, dẫn đến một số vấn đề liên quan đến tiểu đường.
Béo phì: Đồ ăn vặt thường chứa nhiều chất béo và calo, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm
tăng cân và dẫn đến béo phì.
Bệnh tim mạch: Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ có thể gây ra bệnh tim
mạch, do đó, tốt nhất là giảm thiểu đồ ăn vặt trong chế độ ăn uống.
Bệnh tiêu hóa: Đồ ăn vặt thường có chứa nhiều chất bảo quản, đồng thời cũng dễ gây ra
các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón và ăn không tiêu.
Bệnh về răng miệng: Những loại đồ ăn vặt có hàm lượng đường cao, đặc biệt là kẹo và
nước ngọt có thể làm cho răng dễ bị sâu và các vấn đề khác về răng miệng.
Bảng 8.3: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện nhược điểm “tạo thói
quen xấu”

Mức độ Tần suất


Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không đồng ý 6 0,06 6
Không đồng ý 11 0,11 11
Trung lập 19 0,19 19
Đồng ý 56 0,56 56
Hoàn toàn đồng ý 8 0,08 8
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với nhược điểm


“tạo thói quen xấu”
60

50

40

30

20

10

0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
đồng ý

16
Nhận xét: Dữ liệu này cho thấy có 64 trong số 100, chiếm tỉ lệ 64% sinh viên tham
gia khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý với quan điểm về nhược điểm của đồ ăn vặt
là thường tạo ra các thói quen xấu, trong đó 56% đồng ý và 8% hoàn toàn đồng ý. Mặt
khác, chỉ có 17% sinh viên tham gia khảo sát phản đối quan điểm này với 6% hoàn
toàn không đồng ý và 11% không đồng ý. Bên cạnh việc không hợp vệ sinh và gây ra
nhiều bệnh lý, đồ ăn vặt còn tạo các thói quen xấu như bỏ bữa chính.
Bảng 8.4: Bảng phân phối tần số, tần suất phần trăm thể hiện nhược điểm “tạo ra
nững khoản chi tiêu không cần thiết”

Mức độ Tần suất


Tần số Tần suất (%)
Hoàn toàn không 1 0,01 1
đồng ý
Không đồng ý 4 0,04 4
Trung lập 18 0,18 18
Đồng ý 62 0,62 62
Hoàn toàn đồng ý 15 0,15 15
Tổng 100 1 100

Biểu đồ thể hiện tần số mức độ đồng ý với nhược điểm “tạo
ra những khoản chi tiêu không cần thiết”
70
60
50
40
30
20
10
0
Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
đồng ý

Nhận xeCó đến 77% sinh viên cho rằng đồ ăn vặt tạo ra những khoản chi tiêu
không cần thiết, trong đó 62% đồng ý và 15% hoàn toàn đồng ý. Chỉ 5% sinh
viên không đồng tình. Đồ ăn vặt thường không được coi là những phần ăn
chính trong bữa ăn mà chỉ là những món ăn phụ để giải trí hoặc giảm căng
17
thẳng. Do đó, nếu không kiểm soát được việc tiêu dùng đồ ăn vặt, bạn có thể dễ
dàng bỏ ra nhiều tiền mỗi ngày cho những thứ không cần thiết này. Thêm vào
đó, đồ ăn vặt thường có giá cao hơn so với các loại thực phẩm khác, vì vậy việc
tiêu dùng quá nhiều đồ ăn vặt sẽ dẫn đến sự lãng phí tiền bạc và làm ảnh hưởng
đến ngân sách.

Bảng 9: Bảng thể hiện thu nhập theo tháng của 100 sinh viên UEH
Tần suất phần trăm
Thu nhập Tần số Tần suất
13 0,13 13
< 3.000.000VND
3.000.000 – 47 0,47 47
3.999.000VND
4.000.000 – 34 0,34 34
5.000.000VND
6 0,06 6
> 5.000.000VND
100 1,00 100
Tổng

Biểu đồ tỉ lệ phần trăm thu nhập của 100 SV UEH

6% 13%

< 3.000.000VND

34% 3.000.000 – 3.999.000VND


4.000.000 – 5.000.000VND
> 5.000.000VND

47%

Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập hàng tháng của sinh viên chủ yếu rơi vào
mức 3.000.000VNĐ – 3.999.000VNĐ (chiếm 47% số lượng sinh viên tham gia khảo
sát), theo sau đó là mức thu nhập từ 4.000.000VNĐ – 5.000.000VNĐ (chiếm 34%),
mức thu nhập bé hơn 3.000.000VNĐ (chiếm 13%), và mức thu nhập lớn hơn

18
5.000.000VNĐ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn chỉ 6%. Điều này có thể lý giải do sinh viên
có rất nhiều thứ phải chi trả và lo lắng, không nhiều người có gia đình giàu hay khá
giả để trợ cấp nhiều tiền cho con hay số lương sinh viên kiếm được từ việc làm thêm
là rất ít.
Bảng 10.1: Bảng thể hiện số tiền sẵn sàng chi cho ăn vặt mỗi tháng của sinh viên
nam UEH
Số < 200.000 – 500.000 – > Tổng
tiền 200.000VND 499.000VND 1.000.000VND 1.000.000VND
sẵn
sàng
chi
10 19 3 0 32

Bảng 10.2: Bảng thể hiện số tiền sẵn sàng chi cho ăn vặt mỗi tháng của sinh viên nữ
UEH.
Số tiền < 200.000 – 500.000 – > Tổng
sẵn 200.000VND 499.000VND 1.000.000VND 1.000.000VND
sàng chi

16 28 18 6 68

Biểu đồ thể hiện mức sẵn sàng chi cho ăn vặt giữa nam K48
UEH và nữ K48 UEH

30

25

20

15

10

0
< 200.000VND 200.000 - 500.000 - >1.000.000VND
499.000VND 1.000.000VND

Nữ Nam

19
Từ số liệu đã thu thập được và xử lý qua phần mềm Excel, ta được:

Nữ Nam

Kích thước mẫu n n1 = 68 n2 = 32

Trung bình mẫu 𝑥̅ 𝑥̅ 1 = 444,85 𝑥̅ 2 = 277,81

Độ lệch chuẩn mẫu S1= 309,35 S2= 175,36

• Ước lượng điểm


𝜇1 – 𝜇2 = 𝑥̅ 1 - 𝑥̅ 2 = 444,85 – 277,81 = 167,04
Với 𝜇1: tiền chi cho ăn vặt trung bình của sinh viên nữ K48 UEH
𝜇2: tiền chi cho ăn vặt trung bình của sinh viên nam K48 UEH

• Ước lượng khoảng


Với khoảng tin cậy 95%, 𝛼⁄2 = 0,025
2 2
𝑠12 𝑠22 309,352 175,362
( + ) ( + )
𝑛1 𝑛2 68 32
Và df = 2 2 = 2 2 = 94,504 ≈ 95
1 𝑠12 1 𝑠22 1 309,352 1 175,362
. ( ) + . ( ) . ( ) + .( )
𝑛1−1 𝑛1 𝑛2−1 𝑛2 68−1 68 32−1 32

𝑡𝛼⁄2 = 0,025

𝑠12 𝑠22 309,352 175,362


𝑥̅ 1 - 𝑥̅ 2 ± 𝑡𝛼⁄2 √ + = 444,85 − 277,81 ± 1,985√ +
𝑛1 𝑛2 68 32

= 167,04 ± 96,6 hoặc từ 70,44 đến 263,64


Ta có khoảng tin cậy 95% về sự chênh lệch số tiền chi ăn vặt trên tháng của sinh viên
nữ K48 UEH và sinh viên nam K48 UEH là từ 70,44 nghìn đồng đến 263,64 nghìn
đồng. Cả 2 giá trị đầu mút của khoảng ước lượng đều dương
(𝜇1 – 𝜇2 > 0). Số tiền chi ăn vặt trên tháng của sinh viên nữ lớn hơn sinh viên nam ít
nhất là 70,44 nghìn đồng và nhiều nhất là 263,64 nghìn đồng.
• Kiểm định giả thiết
Ta có thể kết luận là, khi sử dụng mức ý nghĩa 0,05, phải chăng số tiền chi cho
ăn vặt của sinh viên nữ nhiều hơn tiền chi cho ăn vặt của sinh viên nam ?

20
- Phát triển giả thiết
H0 : 𝜇1− 𝜇2 ≤ 0
Ha : 𝜇 1 – 𝜇 2 > 0
Với 𝜇1 : trung bình tổng thể số tiền chi ăn vặt trên tháng của sinh viên nữ
𝜇2 : trung bình tổng thể số tiền chi ăn vặt trên tháng của sinh viên nam
- Mức ý nghĩa
Độ tin cậy 95% , 𝛼 = 0,05
- Tính toán giá trị thống kê kiểm định
̅̅̅ − 𝑥2
(𝑥1 ̅̅̅) − 𝐷0 (444,85 − 277,81) − 0
𝑡= = = 3,432
𝑠1 2 𝑠2 2 309,35 2 175,36 2
√ + √ +
𝑛1 𝑛2 68 32
- Với 𝛼 = 0,05 và 𝑑𝑓 = 95, 𝑡0,05 = 1,661
Bác bỏ H0 nếu 𝑡 ≥ 1,661
Bởi vì 3,432 ≥ 1,661, ta bác bỏ H0
Ta có thể nói rằng, ít nhất với độ tin cậy 95%, số tiền sẵn sàng chi cho ăn vặt của sinh
viên nữ K48 UEH nhiều hơn sinh viên nam K48 UEH.
Qua biểu đồ thể hiện mức sẵn sàng chi và phần kiểm định giả thiết, ta có nhận xét
rằng sinh viên nữ dành nhiều tiền cho ăn vặt hơn sinh viên nam. Đó có thể là do tâm
lí, do thói quen ăn vặt hay sở thích ăn uống của nữ nên nữ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn.
Thông qua việc đánh giá và phân tích dữ liệu thu được, nhóm đã tổng hợp nên được
bảng như bên dưới :

21
Bảng 11: Bảng thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập và chi tiêu cho ăn vặt
của 100 sinh viên UEH

Dưới 3.000.000 – 4.000.000 – Trên


Thu
nhập 3.000.000 3.999.000 Tổng hàng
Chi tiêu VND VND 5.000.000VND 5.000.000VND tháng
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

< 200.000VND 3 6 4 6 3 4 0 0 26

200.000 –
499.000VND 1 2 11 14 7 11 0 1 47

500.000 –
1.000.000VND 0 1 1 10 1 4 1 3 21

> 1.000.000VND 0 0 0 1 0 4 0 1 6

Tổng cột 13 47 34 6 100

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP


VÀ CHI CHO ĂN VẶT CỦA SINH VIÊN UEH

25

20

15

10

0
Dưới 3.000.000 - 4.000.000- Trên 5.000.000VND
3.000.000VND
3.999.000VND 5.000.000VND
Thu nhập hàng tháng

< 200.000VND 200.000 - 499.000VND 500.000 - 1.000.000VND > 1.000.000VND

22
Qua biểu đồ thể hiện mối liên hệ thu nhập và chi cho ăn vặt và kiểm định giả
thuyết về chi phí ăn vặt của sinh viên nam và sinh viên nữ ta có thể nhận xét rằng: Số
người có thu nhập từ 3.000.000VND đến 3.999.000VND chi cho ăn vặt khá nhiều,
chủ yếu là từ 200.000VND đến 3.999.000VND và 500.000VND đên 1.000.000VND.
Do số lượng người có thu nhập từ 3.000.000VND đến 3.999.000VND chiếm số lượng
lớn (47%) nên tổng chi của nhóm người này khá cao. Bên cạnh đó, nhóm người có thu
nhập dưới 3.000.000VND sẵn sàng chi cho ăn vặt cũng tương đối lớn chủ yếu là dưới
500.000 VNd. Thông qua biểu đồ ta có thể nhận ra một điều có vẻ như không hợp lý,
đó chính là việc những sinh viên có thu nhập dưới 4.000.000VND nhưng lại sẵn sàng
chi gần 1.000.000VND cho ăn vặt hàng tháng. Điều này có thể được giải thích dựa
vào việc họ cực kì yêu thích việc ăn vặt và không thể kiểm soát chi tiêu của mình vào
việc ăn vặt. Thu nhập chỉ ở mức tương đối nhưng họ đã chi gần 1/3 khoản tiền vào
việc ăn vặt, chưa kể đến những khoản như tiền nhà, tiền ăn uống hằng ngày,…
Ta có thể thấy ở mức thu nhập dưới 3.000.000VND thì số tiền sẵn sàng chi chiếm
đại đa số là ở mức dưới 200.000VND. Ở các mức thu nhập cao hơn thì điều này lại
khác, ở mức thu nhập từ 3.000.000VND đến 3.999.000VND thì số tiền sẵn sàng chi từ
200.000VND đến 499.000VND lại chiếm đa số, ở mức thu nhập trên 4.000.000VND
thì số tiền sẵn sàng chi đã phân bố đồng đều ở nhiều mức giá từ 200.000 VND đến
499.000VND hay từ 500.000VND đến 1.000.000VND cũng tương đối nhiều hay thậm
chí có những sinh viên sẵn sàng chi trên 1.000.000VND cho chi phí ăn vặt. Nhóm sinh
viên có thu nhập trên 5.000.000 chủ yếu chi cho ăn vặt ở nhóm từ 500.000VND đến
1.000.000VND. Điều này nói lên rằng sinh viên có thu nhập thấp sẽ có ít sự lựa chọn
hơn khi mà túi tiền không cho phép, trong khi đó những sinh viên có thu nhập càng cao
thì sẽ càng sẵn sàng chi nhiều hơn cho việc ăn vặt, điều này cho thấy các món ăn vặt là
phù hợp cho hầu hết mọi người, nó khó có thể bị thay thế dù cho thu nhập có tăng lên
vì nó đã trở thành một sở thích hay món khoái khẩu của họ.
Theo những dữ liệu thu được thì không hẳn là 100% sinh viên đều sẵn sàng chi
tiền cho ăn vặt phù hợp với thu nhập của mình, điển hình là ở mức thu nhập dưới
3.000.000VND vẫn có những sinh viên sẵn sàng chi từ 500.000VND đến
1.000.000VND, nhưng ta vẫn có thể kết luận rằng, giá thành và thu nhập ảnh hưởng
lớn đến việc lựa chọn của sinh viên hơn cả mức độ yêu thích của họ dành cho ăn vặt.

23
5. Hạn chế:
5.1. Đối với đề tài:
− Số lượng khảo tương đối ít (100 người) nên kết quả khảo sát có thể chưa
có độ khái quát cao, không phản ánh được nhu cầu của tổng thể.
− Khảo sát trực tuyến còn gây bất cập trong việc đặt câu hỏi không được đa
dạng, các lựa chọn trả lời còn bị giới hạn và rập khuôn.
− Gây khó khăn trong việc xác định độ tin cậy trong câu trả lời. Một số sinh
viên có thể thực hiện khảo sát với thái độ hời hợt, qua loa, không trả lời
đúng trọng tâm câu hỏi nên gây khó khăn cho việc xử lý và lọc dữ liệu.
5.2. Đối với nhóm:
− Vì đây là lần đầu nhóm sử dụng phần mềm Microsoft Excel nên còn gặp
nhiều khó khăn trong việc xử lý và tính toán các số liệu.
− Dù đã rất cố gắng nhưng nhóm chưa có nhiều kinh nghiệm, còn nhiều hạn
chế trong chuyên môn nên sẽ không tránh khỏi sai sót trong việc thực hiện
và trình bày dự án.
6. Kết luận và khuyến nghị:
6.1. Kết luận:
Sau khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 100 sinh viên Trường Đại học Kinh Tế
TP.Hồ Chí Minh về dự án: “Tình trạng ăn vặt của sinh viên Trường Đại học Kinh
Tế TP.Hồ Chí Minh”, nhóm chúng tôi đưa ra những kết luận sau đây:
Dựa theo số liệu từ cuộc khảo sát, văn hóa ăn vặt vẫn chiếm một vị trí quan trọng
đối với sinh viên, trong đó số lượng sinh viên nữ ăn vặt và tần suất ăn vặt nhiều
hơn tương đối so với sinh viên nam. Trong tương lai gần, thị trường ăn vặt vẫn
là một thị trường tiềm năng để khởi nghiệp và kinh doanh, cũng là một thị trường
có tính cạnh tranh cao.
Đi theo sự phát triển của xe ôm công nghệ, hình thức ăn vặt cũng có nhiều thay
đổi. Dẫu cho khoảng 56% sinh viên lựa chọn ăn tại quán cùng với bạn bè nhưng
không ít người chọn hình thức đặt thức ăn về nhà để thưởng thức, khoảng 21%
sinh viên.
Bên cạnh đó, những yếu tố thể hiện ưu điểm và khuyết điểm ăn vặt như khẩu vị,
giá cả, sự đa dạng món ăn, ảnh hưởng sức khỏe, không hợp vệ sinh… cũng có
ảnh hưởng lớn đến lựa chọn ăn vặt của sinh viên. Đây là những điều kiện tiên
quyết để một quán ăn có phát triển lâu dài được hay không.
Với thu nhập phần lớn rơi vào từ 3.000.000 - 3.999.000 VND mỗi tháng (47%),
trong khi chi phí sẵn sàng chi cho ăn vặt mỗi tháng phần lớn lại dao động từ
200.000 - 499.000 VND (46%) thì có thể thấy được đa phần sinh viên chi tiêu ở
một mức vừa phải cho nhu cầu ăn vặt. Điều đó đồng nghĩa với việc các quán ăn
không nên kinh doanh những loại hình ăn vặt quá đắt đó, mà nên tập trung ở
những món ăn, thức uống gần gũi và bình dân với sinh viên hơn.
Phần lớn sinh viên đều ý thức được các ưu, nhược điểm của đồ ăn vặt. V
24
6.2. Khuyến nghị:
*Dành cho các quán ăn
Như đã nói ở trên, số lượng sinh viên nữ ăn vặt và tần suất ăn vặt nhiều hơn
tương đối so với sinh viên nam nên các quán ăn có thể trang trí quán và bày trí
món ăn theo phong cách phù hợp với phái nữ hơn. Bên cạnh đó, quán cũng có
thể dành ra một khoảng không gian riêng được thiết kế đặc biệt để cho khách
đến ăn có thể chụp hình, “check in” để tăng độ nổi tiếng cho quán ăn.
Lựa chọn các món ăn phù hợp với khẩu vị sinh viên cũng là một điều không thể
bỏ qua. Các loại đồ uống được ưu tiên lựa chọn như trà sữa, trà đào…nên được
chú trọng khi pha chế với những công thức đặc biệt làm nên thương hiệu. Ngoài
ra, có thể nghiên cứu kĩ hơn với những bí quyết riêng để nâng tầm những món
ăn vặt truyền thống được ưa chuộng như các món chiên (cá viên, bò viên, khoai
tây…). Sau đó, quán ăn lựa chọn phát triển và mở rộng thực đơn bằng các món
ăn như bánh tráng trộn, cuốn trộn cũng là một hướng đi nên được cân nhắc.
Một yếu tố quan trọng không kém để quyết định sự “tồn tại” của một quán ăn là
giá cả. Quán ăn cần phải đưa ra một mức giá hợp lí, phù hợp với túi tiền của sinh
viên. Để có thể đạt được lợi nhuận tối ưu nhất, quán nên duy trì giá thành ở mức
vừa phải, tham gia vào phân khúc thấp để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng
hơn.
Quán ăn nên tập trung vào hình thức kinh doanh trực tiếp, tập trung đầu tư cho
cơ sở hạ tầng, và lựa chọn vị trí thuận lợi cho việc mua bán. Quán cũng có thể
phát các loại hình âm nhạc mà sinh viên ưa chuộng để thu hút khách hàng nhiều
hơn. Ngoài ra, quán cũng nên đăng kí hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn như
ShopeeFood, Grab, BAEMIN… để tăng độ nhận diện của quán và tạo sự đa dạng
trong việc lựa chọn hình thức ăn cho khách hàng.
Quán nên chú trọng tuyển chọn nhân viên có thái độ phục vụ tốt, thường xuyên
chạy các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và tạo chương
trình tích điểm để giữ chân khách quen. Quán ăn cũng cần lắng nghe ý kiến khách
hàng để có thể sửa đổi những điều chưa tốt, đồng thời luôn học hỏi và tiếp thu
những điều mới để cái thiện và thay đổi cho phù hợp với thời đại hơn.
*Dành cho sinh viên
Nên cân nhắc lại chi tiêu của mình để phù hợp hơn, ngoài ra, khi dùng đồ ăn vặt
nên chú trọng nhiều vấn đề như vệ sinh, ăn tiết chế để không ảnh hưởng sức
khỏe,…..
7. Tài liệu tham khảo:
David R. Anderson – Dennis J. Sweeney – Thomas A. Williams. (2021). Thống
kê trong Kinh tế và Kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh.

25
PHỤ LỤC
1.Bảng hỏi
Khảo sát tình trạng ăn vặt của sinh viên UEH
Câu 1: Giới tính của bạn là...
Nam

Nữ

Câu 2: Bạn là sinh viên khóa mấy của UEH?


k48

k47

k46

Câu 3: Bạn thường ăn vặt bao nhiêu lần một tuần?

Câu 4: Bạn thường lựa chọn hình thức nào để ăn vặt?


Ăn tại quán

Tự mua về

Đặt ship

Tự làm
Câu 5: Khi ăn vặt, bạn thường lựa chọn các món nào?
Các món chiên (cá viên, bò viên, xúc xích, gà, khoai tây,.... )

Các món bánh tráng (trộn, cuốn, nướng, chấm,. . )

Các món nướng

Đồ uống (trà sữa, trà đào,. . )

Câu 6: Bạn thường ăn vặt cùng ai?


1 mình

cùng bạn bè

cùng gia đình

Câu 7.1: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là ngon


miệng. Bạn có đồng tình không?
1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Câu 7.2: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là


giá cả hợp lý. Bạn có đồng tình không?
1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý


Câu 7.3: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là
đa dạng các món ăn. Bạn có đồng tình không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Câu 7.4: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là có


nhiều hàng quán. Bạn có đồng tình không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Câu 7.5: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có ưu điểm là tiện


dụng (dễ mang đi, thời gian mua/ chuẩn bị nhanh chóng, nhỏ
gọn, ăn nhanh). Bạn có đồng tình không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý


Câu 8.1: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là
không hợp vệ sinh. Bạn có đồng tình không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Câu 8.2: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là


có hại cho sức khỏe (gây bệnh tim, tiểu đường, béo phì,...).
Bạn có đồng tình không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Câu 8.3: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là


tạo nhiều thói quen xấu(bỏ bữa chính,...). Bạn có đồng tình
không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý


Câu 8.4: Có quan điểm cho rằng đồ ăn vặt có nhược điểm là
tạo những khoản chi tiêu không cần thiết. Bạn có đồng tình
không?

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Câu 9: Thu nhập một tháng của bạn là bao nhiêu? (Ghi bằng
SỐ đơn vị VND, ví dụ: 3.000.000)

Câu 10: Chi tiêu cho ăn vặt một tháng của bạn là bao
nhiêu? (Ghi bằng SỐ đơn vị VND, ví dụ: 100.000)

2.Số liệu thu thập được


Đối Món Chi tiêu ăn
Giới Mức Hình thức thường Ăn ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Thu nhập vặt

tượng tính Khóa độ ăn vặt ăn cùng ai 7.1 7.2 7.3 7.4 7.5 8.1 8.2 8.3 8.4
Ăn tại Món
1 Nữ K48 1 quán chiên 1 mình 1 1 3 2 1 5 4 5 5 2.500.000 80.000
Tự mua Đồ cùng
2 Nam K48 1 về uống bạn bè 4 4 5 3 5 1 2 4 3 2.800.000 70.000
Ăn tại Bánh cùng
3 Nữ K48 1 quán tráng bạn bè 2 1 3 3 2 5 5 4 5 2.800.000 100.000
Ăn tại Đồ
4 Nữ K48 2 quán uống 1 mình 2 1 3 1 2 5 5 4 4 3.000.000 100.000
Món
5 Nữ K48 3 Đặt ship nướng 1 mình 4 4 4 4 5 2 3 1 3 3.500.000 170.000
Ăn tại Đồ cùng
6 Nữ K48 3 quán uống bạn bè 1 2 2 3 5 5 4 5 5 2.500.000 130.000
Tự mua Đồ cùng
7 Nữ K48 2 về uống bạn bè 4 3 4 4 4 3 3 3 4 3.000.000 120.000
cùng
Ăn tại Món gia
8 Nam K48 1 quán chiên đình 2 1 3 2 4 5 5 4 5 3.500.000 80.000
Tự mua Bánh cùng
9 Nam K47 1 về tráng bạn bè 4 4 4 4 3 2 5 3 3 3.500.000 500.000
Ăn tại Đồ
10 Nữ K47 1 quán uống 1 mình 5 5 5 3 4 1 2 1 2 2.500.000 70.000
Ăn tại Đồ
11 Nam K48 1 quán uống 1 mình 1 2 2 1 1 5 5 5 5 3.600.000 50.000
Ăn tại Đồ cùng
12 Nữ K48 1 quán uống bạn bè 1 2 4 3 3 4 4 5 5 3.500.000 90.000
Ăn tại Món cùng
13 Nữ K48 1 quán nướng bạn bè 4 4 3 4 4 2 3 3 3 3.500.000 100.000
Bánh cùng
14 Nam K48 1 Đặt ship tráng bạn bè 2 2 4 3 3 4 5 4 4 3.800.000 200.000
Ăn tại Đồ cùng
15 Nữ K48 2 quán uống bạn bè 4 2 4 4 5 3 4 3 3 3.500.000 140.000
cùng
Món gia
16 Nam K47 2 Tự làm chiên đình 5 4 5 4 5 1 2 1 2 3.500.000 210.000
Tự mua Đồ cùng
17 Nữ K47 4 về uống bạn bè 1 1 1 1 2 5 5 5 5 6.000.000 1000.000
Bánh
18 Nam K46 2 Đặt ship tráng 1 mình 4 4 4 4 4 2 4 3 3 4.500.000 180.000
Ăn tại Đồ cùng
19 Nam K48 3 quán uống bạn bè 2 1 3 2 2 5 4 4 5 5.000.000 350.000
Ăn tại Đồ
20 Nam K48 2 quán uống 1 mình 2 1 3 3 4 5 5 4 4 4.000.000 100.000
Ăn tại Món cùng
21 Nam K48 1 quán nướng bạn bè 5 4 4 4 4 3 3 2 2 2.900.000 50.000
Món cùng
22 Nữ K48 5 Đặt ship nướng bạn bè 3 3 5 4 4 4 4 4 4 7.000.000 1300.000
Ăn tại Bánh cùng
23 Nữ K47 5 quán tráng bạn bè 3 2 4 4 1 5 5 4 4 6.000.000 700.000
Đồ
24 Nữ K47 2 Đặt ship uống 1 mình 2 1 3 1 5 5 4 4 5 3.000.000 180.000
cùng
Ăn tại Đồ gia
25 Nam K48 3 quán uống đình 5 5 4 4 5 3 2 2 3 4.500.000 600.000
Ăn tại Món cùng
26 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 4 3 4 5 4 4 5 2 4 2.500.000 160.000
Đồ cùng
27 Nữ K48 1 Tự làm uống bạn bè 3 2 4 4 3 5 5 4 4 3.000.000 100.000
Đồ
28 Nữ K48 3 Đặt ship uống 1 mình 2 2 3 2 2 5 4 4 5 4.500.000 600.000
Tự mua Đồ
29 Nữ K48 3 về uống 1 mình 3 2 4 4 4 3 4 4 4 5.500.000 800.000
cùng
Ăn tại Món gia
30 Nam K46 2 quán nướng đình 4 4 3 5 4 1 5 2 3 3.900.000 200.000
Ăn tại Bánh cùng
31 Nam K46 2 quán tráng bạn bè 2 1 4 5 2 5 4 4 5 3.800.000 200.000
Ăn tại Đồ cùng
32 Nữ K48 4 quán uống bạn bè 4 4 4 4 5 3 5 3 4 5.000.000 700.000
Bánh cùng
33 Nữ K48 2 Đặt ship tráng bạn bè 5 3 4 4 4 3 3 1 4 3.500.000 190.000
Tự mua Bánh
34 Nữ K48 5 về tráng 1 mình 5 4 5 4 3 4 3 2 3 5.000.000 800.000
Ăn tại Đồ
35 Nam K48 2 quán uống 1 mình 4 2 4 2 3 4 5 3 4 3.500.000 150.000
Ăn tại Món cùng
36 Nam K48 1 quán nướng bạn bè 4 4 4 5 5 3 4 4 4 2.500.000 60.000
Ăn tại Bánh cùng
37 Nữ K48 3 quán tráng bạn bè 2 1 3 4 4 4 5 4 4 6.000.000 900.000
Ăn tại Bánh cùng
38 Nữ K48 3 quán tráng bạn bè 2 2 4 5 2 5 4 4 4 5.000.000 900.000
Ăn tại Món cùng
39 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 5 5 5 4 2 1 3 2 1 2.500.000 180.000
Đồ cùng
40 Nam K47 1 Tự làm uống bạn bè 3 2 4 3 3 4 5 4 4 3.500.000 50.000
Ăn tại Đồ
41 Nữ K48 1 quán uống 1 mình 3 2 2 3 4 5 4 4 4 3.500.000 460.000
Ăn tại Món cùng
42 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 4 3 4 4 3 4 4 4 4 2.500.000 260.000
cùng
Ăn tại Bánh gia
43 Nữ K48 2 quán tráng đình 2 2 4 5 5 2 5 4 5 4.500.000 380.000
Tự mua Đồ cùng
44 Nam K48 1 về uống bạn bè 2 2 3 4 2 5 5 4 5 3.500.000 210.000
Tự mua Món cùng
45 Nữ K47 2 về chiên bạn bè 5 4 5 5 4 3 3 1 4 3.500.000 200.000
Ăn tại Đồ
46 Nữ K47 1 quán uống 1 mình 4 2 4 4 4 4 3 3 4 2.500.000 210.000
Ăn tại Món cùng
47 Nữ K47 3 quán nướng bạn bè 4 2 4 4 1 5 5 4 4 3.500.000 310.000
cùng
Món gia
48 Nữ K48 2 Đặt ship nướng đình 5 4 5 5 4 1 5 2 3 5.000.000 330.000
Tự mua Đồ
49 Nam K48 3 về uống 1 mình 5 4 4 4 5 3 3 2 3 5.000.000 200.000
Ăn tại Món cùng
50 Nam K48 2 quán chiên bạn bè 4 3 4 5 2 4 5 4 4 3.700.000 160.000
Ăn tại Bánh cùng
51 Nữ K48 2 quán tráng bạn bè 4 3 4 4 3 4 4 4 4 3.800.000 200.000
Đồ
52 Nam K48 4 Đặt ship uống 1 mình 2 2 4 4 4 5 5 4 4 5.000.000 100.000
Đồ
53 Nữ K48 3 Đặt ship uống 1 mình 1 1 2 2 5 5 4 5 5 4.500.000 300.000
Ăn tại Đồ cùng
54 Nữ K48 2 quán uống bạn bè 4 4 5 4 5 2 5 3 4 3.700.000 270.000
Ăn tại Món cùng
55 Nữ K48 4 quán chiên bạn bè 4 2 4 4 3 4 5 3 4 5.000.000 500.000
Đồ
56 Nữ K48 2 Đặt ship uống 1 mình 5 5 4 5 4 3 3 1 3 3.500.000 280.000
Món cùng
57 Nam K48 2 Tự làm chiên bạn bè 5 4 4 4 2 4 3 2 4 3.800.000 120.000
Ăn tại Đồ cùng
58 Nữ K48 2 quán uống bạn bè 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5.000.000 360.000
Ăn tại Đồ cùng
59 Nữ K48 3 quán uống bạn bè 4 2 4 4 3 4 5 3 4 4.500.000 450.000
Ăn tại Món cùng
60 Nam K48 2 quán nướng bạn bè 2 1 2 1 1 5 5 5 4 4.500.000 300.000
Món cùng
61 Nữ K46 2 Đặt ship chiên bạn bè 4 3 4 4 4 4 4 3 4 3.800.000 260.000
Tự mua Đồ cùng
62 Nữ K48 1 về uống bạn bè 5 4 5 5 3 2 4 2 3 2.500.000 220.000
Tự mua Đồ cùng
63 Nữ K48 1 về uống bạn bè 5 4 4 4 3 4 3 2 3 5.000.000 420.000
Ăn tại Bánh cùng
64 Nam K48 3 quán tráng bạn bè 3 2 4 4 5 5 5 4 4 4.500.000 450.000
Ăn tại Món cùng
65 Nam K48 1 quán chiên bạn bè 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.500.000 220.000
Món cùng
66 Nữ K48 1 Tự làm chiên bạn bè 4 4 4 4 2 5 5 4 4 3.500.000 350.000
Tự mua Đồ
67 Nữ K48 1 về uống 1 mình 3 2 2 2 4 4 4 4 4 3.500.000 200.000
Ăn tại Món cùng
68 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 5 4 5 5 4 2 3 3 3 3.900.000 400.000
Ăn tại Bánh cùng
69 Nam K48 1 quán tráng bạn bè 4 3 4 5 4 4 5 3 4 3.000.000 200.000
Món cùng
70 Nam K48 2 Đặt ship chiên bạn bè 4 2 4 5 5 4 4 4 4 3.500.000 200.000
Ăn tại Đồ
71 Nữ K48 3 quán uống 1 mình 5 4 4 5 5 4 4 4 4 5.000.000 500.000
Món cùng
72 Nữ K48 4 Đặt ship chiên bạn bè 5 5 5 4 4 4 5 3 2 5.500.000 900.000
Ăn tại Món cùng
73 Nữ K48 4 quán nướng bạn bè 4 3 4 4 3 5 5 4 4 5.000.000 600.000
Ăn tại Món cùng
74 Nữ K48 2 quán chiên bạn bè 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.000.000 180.000
Đồ
75 Nữ K48 2 Đặt ship uống 1 mình 1 1 2 2 4 5 4 5 5 3.500.000 170.000
Ăn tại Đồ
76 Nam K48 3 quán uống 1 mình 4 4 4 4 4 4 5 4 4 5.000.000 350.000
Món cùng
77 Nam K48 3 Đặt ship chiên bạn bè 5 4 4 4 4 4 5 3 3 5.000.000 400.000
Ăn tại Bánh cùng
78 Nữ K48 1 quán tráng bạn bè 5 4 5 5 5 2 3 3 3 3.500.000 100.000
Tự mua Đồ cùng
79 Nữ K48 3 về uống bạn bè 4 3 4 4 5 4 4 4 4 4.500.000 500.000
Món cùng
80 Nữ K48 3 Đặt ship chiên bạn bè 4 4 4 5 4 4 5 4 4 4.500.000 340.000
Ăn tại Đò cùng
81 Nam K48 1 quán uống bạn bè 3 2 2 4 4 5 4 4 4 6.000.000 550.000
Đồ cùng
82 Nữ K48 2 Đặt ship uống bạn bè 5 5 4 4 5 4 4 3 4 3.500.000 210.000
Ăn tại Món cùng
83 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 4 4 4 4 4 4 5 4 4 3.500.000 120.000
Ăn tại Đồ
84 Nữ K48 2 quán uống 1 mình 4 3 4 4 4 4 5 4 4 3.800.000 150.000
Món cùng
85 Nữ K48 4 Đặt ship chiên bạn bè 5 3 4 4 5 4 4 3 4 5.000.000 600.000
Tự mua Món cùng
86 Nữ K48 3 về nướng bạn bè 4 4 4 5 3 5 4 4 4 5.000.000 450.000
Ăn tại Bánh cùng
87 Nam K48 1 quán tráng bạn bè 4 4 4 5 4 4 5 4 4 2.900.000 220.000
Ăn tại Món cùng
88 Nữ K48 2 quán chiên bạn bè 5 5 4 4 3 5 5 4 4 3.500.000 230.000
Ăn tại Đồ
89 Nữ K48 2 quán uống 1 mình 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.500.000 250.000
Đồ
90 Nữ K48 3 Tự làm uống 1 mình 4 4 4 4 5 5 4 4 4 3.500.000 150.000
Tự mua Món cùng
91 Nữ K48 1 về chiên bạn bè 3 2 2 4 3 5 5 4 4 3.000.000 100.000
Tự mua Món cùng
92 Nữ K48 1 về nướng bạn bè 4 4 4 4 4 4 5 4 4 3.000.000 130.000
Ăn tại Món cùng
93 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 5 4 5 5 5 4 2 4 4 3.500.000 100.000
Ăn tại Bánh cùng
94 Nam K48 1 quán tráng bạn bè 4 4 4 4 3 4 4 4 4 3.500.000 200.000
Đồ
95 Nữ K48 1 Đặt ship uống 1 mình 3 2 4 4 4 5 5 4 4 3.500.000 160.000
Món cùng
96 Nam K48 1 Đặt ship nướng bạn bè 4 5 4 4 5 4 4 4 4 4.000.000 200.000
Ăn tại Bánh cùng
97 Nữ K48 2 quán tráng bạn bè 4 4 4 5 4 4 5 4 4 4.000.000 240.000
Tự mua Bánh cùng
98 Nữ K48 4 về tráng bạn bè 5 3 4 5 3 4 4 4 4 5.000.000 760.000
Ăn tại Món cùng
99 Nữ K48 1 quán chiên bạn bè 4 4 4 4 3 4 4 4 4 3.000.000 110.000
Ăn tại Món cùng
100 Nữ K48 1 quán nướng bạn bè 4 4 4 4 4 2 2 4 4 3.500.000 110.000

You might also like