You are on page 1of 93

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VÀ VẤN ĐỀ PHÁP

LÝ CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUA


CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Ths.Vũ Xuân Hưng


Trọng tài viên thương mại,
Trưởng phòng Pháp chế Trọng tài-VCCI HCM
Tp.HCM, ngày 08 &10/11/2023
NỘI DUNG

PHẦN II:
3. Kỹ năng soạn thảo hợp
PHẦN I: đồng thương mại qua các
PHẦN III:
1. Tình huống dẫn tình huống thực tiễn (công thức
hợp đồng; xác định hiệu lực của hợp 5. Trắc nghiệm/Ôn
nhập đồng; thời hiệu khởi kiện)
tập
2. Khái quát về Hợp 4. Những vấn đề pháp lý về
đồng thương mại giải quyết tranh chấp phát 6. Hỏi đáp
sinh từ hợp đồng thương mại
qua các tình huống thực tiễn
NỘI DUNG

PHẦN I:
1. Tình huống dẫn
nhập
2. Khái quát về Hợp
đồng thương mại
1. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP:

-
-

LINK



1.2. Hợp đồng trong thực tế: Nhận diện rủi ro
Hợp đồng 1 TRƯƠNG PHÚ VINH Co., Ltd Hợp đồng 2, …

https://songanhlogs.com/quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa.html
* - LINK)

ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU BÊN B:

E. BẢO MẬT TÊN, ĐỊA CHỈ, SỐ ĐIỆN THOẠI, ĐĂNG KÝ HOẶC KHÔNG ĐĂNG KÝ VÀO DANH BẠ ĐIỆN THOẠI.
1.3. TÌNH HUỐNG: Th1: CÂU- CHỮ VÀ HỢP ĐỒNG
Bên bán: “mua 1 tặng 1”, “mua 1 tặng 2”, “mua 1
tặng 2 tặng thêm lồng đèn”, “mua 1 tặng 3” hoặc
“mua 1 được 4”, Mua 01 hộp tặng 2” ...”Giảm giá
50%”; Me ngọt thái 10.000đ 1/2 kg
Bên mua
- Hiểu thông điệp đúng?
- Chọn hình thức khuyến
mại nào?

VXH Ths.Ls.Vũ Xuân Hưng 3


TH. 2: Hợp đồng TM trong thực tế: Nhận diện rủi ro
TH 2: Hợp đồng XNK trong thực tế: Nhận diện rủi ro (tt)
+A mua hàng nông sản của B, đến ngày nhận
hàng theo hợp đồng, B thanh toán đủ tiền hàng và
muốn gửi hàng tại kho của A vì lý do khó khăn
trong khâu sản xuất, lưu trữ,…. Có rủi ro tiềm ần
nào cho A?
+Tại sao bên bán vi phạm hợp đồng, nếu
khởi kiện bên mua có khả năng thắng rất
cao mà bên mua có quyết định là không
kiện? Ngoài kiện cáo có còn cách giải
quyết nào hiệu quả hơn không?
COVID 19 và vấn đề pháp lý tại Việt Nam và Quốc tế

TH 3: A (VN) ký hợp đồng bán


hàng cho B (Đức), 4/2022 dịch
Covid còn ảnh hưởng, giá nguyên
liệu tăng; A thông báo cho B do
Covid 19, dời thời gian giao hàng
và tăng giá vì khan hiếm nguyên
liệu đầu vào và A tạm ngưng thực
hiện HĐ; B không đồng ý, đơn
phương chấm dứt hợp đồng và phạt
theo thỏa thuận về ĐK đơn phương
và phạt khi vi phạm cam kết)

TH2: COVID 19: Bất khả kháng hay Hoàn cảnh thay đổi cơ bản?
TÌNH HUỐNG 4- Thanh toán:
2. Bên A (Cần thơ) Bán 8 Cont. hàng hóa (VC đường biển) cho
Bên B (Nga/TNK), thanh toán L/C; CIF Incoterm 2020 cảng CẢNG
SAINT PETERSBURG (Nga)/MERSIN (TNK), dọc đường gặp bão
rớt 3 cont. xuống biển, Bên B không chịu thanh toán 3 Cont.
Bên A nhất quyết đòi tiền 8 Cont. Ai đúng? Tại sao? Bão có là
Bất khả kháng? Hãng tàu có TN gì? TN thuộc về ai?

VXH Ths.Ls.Vũ Xuân Hưng


1. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP:
1.4. Khảo sát thực trạng & rủi ro về hợp đồng với doanh nghiệp trong hoạt động giao thương quốc tế
* HỢP ĐỒNG: 60,73% DN sử dụng phương tiện điện tử

5% Độ dài hợp đồng


1-3 trang

27% 3-10 trang


68%
trên 10
trang

Nguồn: MAI ĐÌNH QUÝ (Lớp Cao học Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương), 2020 – Khảo sát DN tỉnh Nghệ An
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/han-che-rui-ro-trong-giao-ket-va-thuc-hien-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-cho-doanh-nghiep-tinh-nghe-an-67701.htm
1.5. VCCI: KHẢO SÁT PCI 2021 (SO SÁNH VỚI TỈNH BÌNH ĐỊNH)

63 Tỉnh/Thành Thiết chế pháp lý và ANTT

Tham khảo: pcivietnam.vn


Nguồn: VIAC: Báo cáo Thường niên 2022
Nguồn: VIAC: Báo cáo Thường niên 2022
1.6.

Nguồn: VIAC: Báo cáo Thường niên 2021


1.7. Khảo sát doanh nghiệp là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm KT
1-2

2.1. HỢP ĐỒNG LÀ GÌ?


Đ.385 BLDS 2015:
“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Đ.3 BLDS 2015. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái (pháp) luật, đạo đức
xã hội, không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.(*);
2. Tự nguyện, thiện chí, trung thực.
* Hợp đồng thương mại: thỏa thuận giữa các bên trong việc hoặc liên quan đến mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

** Dân sự là gì? TM là gì? TMQT? TÊN GỌI CHO HỢP ĐỒNG


Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
 Câu chuyện: Làm việc cho rạp xiếc

TRUNG THỰC
 Câu chuyện: Hai vợ chồng giao kèo trước nhưng cả hai
đã làm khác đi, ai trung thực? Ai đáng trách?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguồn luật điều chỉnh, hình thức và điều kiện có hiệu lực của HĐTMQT:
2.2.1. Khái niệm:
HĐTMQT Là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau trong việc hoặc liên quan đến mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
2.2.2. Đặc điểm:

 Đặc điểm chung:


-Tự nguyện
-Chủ thể là thương nhân
-Quy định quyền và nghĩa vụ
-Tính chất song vụ, bồi hoàn.
Đặc điểm riêng:
-Chủ thể của hợp đồng: có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng;
-Đối tượng: Di chuyển qua biên giới/ biên giới hải quan của quốc gia
-Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ với 1 hoặc 2 bên; Phương thức thanh toán đa dạng, sử dụng thường xuyên Tập quán TMQT (UCP600, Incorterm
ICC)
-Tài phán: Công và Tư (Tài phán Tư phổ biến hơn)

2.2.3.Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp:

+ Điều ước thương mại quốc tế: CƯ viên về MBHHQT 1980


+ Tập quán thương mại quốc tế: PICC UNIDROIT 2004; UCP 600; INCORTERM ICC
+ Án lệ, tiền lệ xét xử
+ Luật quốc gia: Xác định tư cách chủ thể và vấn đề khác nêu được dẫn chiếu hoặc các bên chọn

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguồn luật điều chỉnh, hình thức và điều kiện có hiệu lực của HĐTMQT(tt):
2.2.4. Hình thức của HĐTMQT:

PL nhiều QG cho phép các bên chủ thể được tự do trong việc lựa chọn hình thức của
HĐTMQT, trừ một số trường hợp PL có quy định bắt buộc về hình thức.

- LTM VN 2005:
HĐMBHHQT phải được ký kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương.

- Công ước Viên 1980 về HĐMBHHQT:


HĐMBHHQT không nhất thiết phải được ký hay xác nhận bằng văn bản. Sự tồn tại của
HĐ có thể được chứng minh bằng bất kỳ cách nào, trong đó có cả lời khai của người làm
chứng (Đ.11)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguồn luật điều chỉnh, hình thức và điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHQT
(tt):
2.2.5. Điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHQT:

• BỘ NGUYÊN TẮC PICC của UNIDROIT VỀ HĐTM 2004 (2010)


(Principles of International Commercial Contracts ) - UNIDROIT (International Institute for Unification
of Private Law)
Đ.3.1: Bộ nguyên tắc này không điều chỉnh vấn đề hợp đồng vô hiệu do:
- Các bên giao kết không đủ năng lực giao kết;
- HĐ trái đạo đức XH hoặc vi phạm pháp luật.

• BLDS VN 2015 Đ.117:


“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;(*)
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật (*),
không trái đạo đức xã hội. **
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định”.
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
* Hậu quả pháp lý do hợp đồng vô hiệu
* BLDS 2015: Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
 Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu (*9)
 Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.3. Chọn luật áp dụng trong Hợp đồng thương mại Quốc tế*
* Quyền tự do của các bên (ĐƯQT; Tập quán; Án lệ; Pháp luật QG)

2.3.1. CISG 1980**:

- Áp dung trực tiếp CISG: Đ.1.1.a: HĐMBHH giữa DN VN và DN có trụ sở TM tại các
quốc gia thành viên CISG
* Ngoại lệ:
+ Các bên thỏa thuận “HĐ này không chịu sự điều chỉnh của GISG”
+ Chọn Luật của QG không là thành viên của GISG (VD: Luật Anh)
* Biết cam kết của các bên để xác định có áp dụng CISG 1980: Link 25.10.2016 Data
danh sach 85 thanh vien CISG 1980 va VN.doc
- Áp dụng gián tiếp CISG: Đ.1.1.b:
+ DNVN-DN Indo thỏa thuận áp dụng Luật VN, sẽ áp dụng CISG
+ DNVN-DN Indo không thỏa thuận về Luật áp dụng, nếu cơ quan giải quyết tranh chấp
khi áp dụng quy phạm xung đột có dẫn chiếu đến Luật VN, sẽ áp dụng CISG

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.3. Chọn luật áp dụng trong Hợp đồng thương mại Quốc tế (tt)
* Quyền tự do của các bên (ĐƯQT; Tập quán; Án lệ; Pháp luật QG)
2.3.1. CISG 1980*:
SO SÁNH CISG VỚI PHÁP LUẬT VN
Vấn đề CISG PL VN Nhận xét

1. Phạm vi điều chỉnh HĐMBHH giữa các chủ thể có trự sở HĐ TM CISG hẹp hơn
TM ở các QG khác nhau

2. Hình thức Bất kỳ hoặc chứng minh bằng nhân Văn bản (Đ.27.2 LTM 2005) VN Bảo lưu
chứng (Đ.11)

3. ĐK hiệu lực của HĐ Không quy định Có quy định (Đ.122 BLDS VN Thiếu sót của CISG, cần dự trù nguồn luật
2005; Đ.117 BLDS VN 2015) khác bổ sung (Luật QG hoặc PICC Unidroit
2004)

4. Đề nghị giao kết HĐ Thuyết tiếp thu Thuyết tiếp thu CISG hạn chế hơn PL VN, chưa quy định
phương thức đề nghị điện tử

5. Quyền và nghĩa vụ Như nhau: Đ.34-62 LTM 2005; Đ.30-44 (nghĩa vụ bên bán) và Đ.53-60 VN tham khảo CISG khi ban hành LTM
các bên (nghĩa vụ bên mua) CISG

6. Chuyển giao rủi ro Đ.66-99 Đ.57-61 Như nhau

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.3. Chọn luật áp dụng trong Hợp đồng thương mại Quốc tế (tt)
2.3.1. CISG 1980*: SO SÁNH CISG VỚI PHÁP LUẬT VN (tt)
Vấn đề CISG PL VN Nhận xét

7. Thời hạn khiếu nại Tối đa 2 năm kể từ ngày giao hàng 3 tháng về số lượng; 6 HĐ MBHHQT cần thời hạn dài hơn (LTM
hàng hóa tháng về chất lượng tình từ 2005 chủ yếu cho HĐ mua bán nội địa nên thời
ngày giao hàng hạn ngắn là hợp lý)

8. Thời điềm chuyển Không quy định Có quy định Thiếu sót của CISG cần nguồn bổ sung (Luật
giao quyền sở hữu QG hoặc PICC)

9. Phạt vi phạm Không quy định Có quy định Thiếu sót của CISG cần nguồn bổ sung (Luật
QG hoặc PICC)

10. Một số vấn đế khác Biện pháp giảm giá hàng; (Đ.50) Áp dụng Không quy định CISG tốt cho việc áp dụng để giải quyết tranh
chế tài khi giao hàng từng phần(Đ.71); Hủy chấp
HĐ khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ
(Đ.72); Cách tính tiền bồi thường thiệt hại
cụ thể khi HĐ bị hủy (Đ.75, 76).

“Những vấn đề liên


Điều khoản luật áp dụng theo CISG (HĐ mua bán HHQT của ICC (ICC số 738E năm 2013; Mẫu HĐ cho DN nhỏ của ITC):
quan đến HĐ này nếu chưa quy định sẽ được điều chỉnh bời CISG 1980 của LHQ, vấn đề mà CISG không quy định
sẽ do PICC của UNIDROIT 2004 điều chỉnh, nếu những vấn đề mà PICC không điều chỉnh sẽ giải quyết theo
luật quốc gia (Bên bán có trụ sở/Mua/ bên thứ 3)”

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.2. Chọn luật áp dụng trong Hợp đồng thương mại Quốc tế (tt)

2.2.2. Các nguồn luật bổ sung cho CISG (hoặc độc lập nếu các bên chọn):

- Luật quốc gia


- Tập quán TM (không mang tính bắt buộc):
+ Bộ nguyên tắc Unidroit về HĐ TMQT (PICC)
+ Nguyên tắc vể luật hợp đồng Châu âu (PECL)*
+ Incorterm ICC
+ UCP

Điều khoản luật áp dụng theo CISG (HĐ mua bán HHQT của ICC (ICC số 738E
năm 2013; Mẫu HĐ cho DN nhỏ của ITC): “Những vấn đề liên quan đến HĐ này
nếu chưa quy định sẽ được điều chỉnh bời CISG 1980 của LHQ, vấn đề mà CISG
không quy định sẽ do PICC của UNIDROIT 2004 điều chỉnh, nếu những vấn đề
mà PICC không điều chỉnh sẽ giải quyết theo luật quốc gia (Bên bán có trụ
sở/Mua/ bên thứ 3)”

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.3. Chọn luật áp dụng trong Hợp đồng thương mại Quốc tế (tt)

2.3.2. Các nguồn luật bổ sung cho CISG (hoặc độc lập nếu các bên chọn):
SO SÁNH PICC* VỚI PHÁP LUẬT VN

Vấn đề PICC Unidroit 2004 PL VN Nhận xét


(2010)
1. Phạm vi điều Thương mại QT Thương mại trong nước PICC chỉ áp dụng khi chọn hoặc các bên
chỉnh và QT không chọn luật cụ thể nào (trừ đã chọn
luật khác)
2. Hình thức Bất kỳ hoặc chứng Văn bản (Đ.27.2 LTM Muốn loại trừ các bên có quyền loại trừ bất
minh bằng nhân chứng 2005) ký 01 điều nào của PICC (Đ.1.5)
(Đ.1.2)

3. Thời hiệu khởi Đ. 10.2: Chung là ba BLDS 2015: 3 năm (cố PICC cho các bên có thể tự sửa đổi thời
kiện năm, tối đa 10 năm định) hiệu (không thấp hơn 1 năm và không được
(linh hoạt) tối đa quá 15 năm) – Thỏa thuận >1 năm< 3 và
tối đa >4<15

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


NỘI DUNG

PHẦN II:
3. Kỹ năng soạn thảo hợp
đồng thương mại qua các
tình huống thực tiễn (công thức
hợp đồng; xác định hiệu lực của hợp
đồng; thời hiệu khởi kiện)
4. Những vấn đề pháp lý về
giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng thương mại
qua các tình huống thực tiễn
3. Kỹ năng đàm phán thương lượng

3.1. Soạn Dự thảo HĐ: Dành quyền chủ động hay trao cho đối tác?

Soạn Dự
thảo
thảo
tốt -
Dự 50%
thảo công
hợp việc
đồng đàm
trước phán
khi và ký
đàm kết
phán hợp
đồng

 Thất bại ở khâu chuẩn bị là chuẩn bị thất bại?


 VD: Quá nhiệt tình trong bán hàng: mất khách? Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
3. Kỹ năng đàm phán thương lượng
 TÌNH HUỐNG: ĐÀM PHÁN MUA-BÁN TỦ LẠNH: Ai nên bán?
Ai nên đi mua? Đàm phán mua- bán nên thế nào?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3. Kỹ năng đàm phán thương lượng
* VD: Kỹ thuật đàm phán: Thông tin – Quyền lực – Thời hạn

SP tôi có không ai có/ Hay tôi là


Chính Nam (cốt lõi)
* VD: Xác định giá trị cốt lõi
để chọn kiều, chiến thuật
thích hợp Nguyên liệu đặc biệt, cách pha chế
đặc biệt, công dụng tốt,…/hay tôi
Dũng cảm, đạo đức (thực chất)

Bao bì đẹp, tiện sử dụng, hướng dẫn


kỹ lưỡng nhiểu ngi6n ngữ, khuyến
mãi tốt, gia hàng tận nơi, hậu mãi
tốt, đội ngũ bán hàng tốt,…/hay tôi
To khỏe, đẹp trai (gia tăng)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* MIỀN BIÊN ĐỘ THƯƠNG LƯỢNG (KỸ THUẬT ZOPA*)

Nếu hai bên không có miền biên độ thương lượng chung thì không đàm phán được

Miền không thỏa thuận Biên độ


thương lượng chung

Miền không thỏa thuận


MIỀN CHẤP NHẬN CỦA A
VD: ĐÀM PHÁN GIÁ
XE ĐÃ QUA SỬ
DỤNG
MIỀN CHẤP NHẬN CỦA B

Miền đàm phán

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3. Kỹ năng đàm phán thương lượng
3.1. Soạn Dự thảo HĐ:

* Sử dụng dấu câu, từ ngữ, câu chữ và hành văn


- VD1: …hàng tháng, trong vòng 5 ngày đầu
tháng, Bên A cung cấp cho Bên B Mẫu vải cotton;
Mẫu vải Polyete; Mẫu vải PU: Không quá 5 mét.
-VD2:...Khi Bên A tập kết máy móc thi công tại địa
chỉ của bên B, Bên B sẽ thanh toán cho Bên A theo
thỏa thuận.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


Đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng (BLDS 2015)
Chào hàng và chấp nhận chào hàng với vấn đề xác định thời điểm giao
kết hợp đồng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực

* Tình huống: A đề nghị B bán hàng cho mình, thời gian trả lời 3 ngày (làm
việc). Ngày thứ 2 A mua hàng của C (giá rẻ hơn). B đã tập kết hàng và có
thiệt hại. A có phải bồi thường không?

* Pháp luật VN: Đ.386-397 BLDS 2015

 Đề nghị và trách nhiệm của bên đề nghị - Đ.386 - 387 (1)

- Thời điểm nào đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực? Theo thời gian gửi đi
hay nhận. Khi nào pháp luật coi là đã nhận thông tin? (2)
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
* Đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng (2) (BLDS 2015)
 Thay đổi, rút lại, hủy, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Đ.389-391):
- Bên nhận đề nghị nhận thông báo trước hoặc cùng thời điểm nhận đề nghị
- Căn cứ phát sinh theo dự báo trước
- Thay đổi đề nghị = đề nghị mới
- Hủy: Trước thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

 Chấp nhận đề nghị (Đ.393): Sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

 Im lặng sau khi được đề nghị (Đ.393.2): 2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi
là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã
được xác lập giữa các bên. (27)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


TÌNH HUỐNG

 Thực tiễn: Tại hội chợ triển lãm hàng Việt Nam tại nước ngoài, A đồng ý sẽ mua của
B 02 kgs (NW.) hàng nữ trang; Hợp đồng đặt cọc có đoạn: “A sẽ mất 5000 USD nếu
không ký kết hợp đồng mua bán nữ trang với B; B phải bồi thường gấp 10 lần số tiền đặt
cọc nếu không ký kết và thực hiện hợp đồng với A”

 Vấn đề: Thỏa thuận trên có điều gì bất ổn cho các bên? B ký hợp
đồng sau đó thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi
thường tiền cọc cho A không?

 Pháp luật: BLDS VN, Điều 358.2 về đặt cọc: “Trong trường hợp hợp
đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại
cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt
cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao
kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt
cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường
hợp có thoả thuận khác”
 Bài học là gì? Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
TÌNH HUỐNG
 Thực tiễn: A trẻ lấy B già (nhiều tiền); A cặp bồ với C; B
biết.

 Vấn đề: B có ly hôn A được không?

 Pháp luật: Luật HN&GĐ VN 2014, Điều 51.3:


“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có
thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

 Bài học là gì khi tiếp cận với lĩnh vực hợp đồng?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3.2. Những vấn đề cốt lõi cần lưu ý khi tham gia đàm
phán, soạn thảo, ký kết Hợp đồng TMQT
* KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG
3.2.1. Phần mở đầu
- Có cần đánh tiêu đề công ty và quốc hiệu nhà nước của bên soạn thảo?
- Có cần số của hợp đồng?
- Có cần ghi ngày tháng của HĐ?

* Tình huống:
02 bên thỏa thuận HĐ có hiệu lực
từ ngày ký nhưng trên hợp đồng
không có ngày ký hoặc quên chưa
điền ngày tháng năm, HĐ có bị
mất hiệu lực (bị vô hiệu) không?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG
3.2.1. Phần mở đầu (tt)

- Phần xét rằng có ý nghĩa gì?


+ Đối tác có hoạt động chuyên nghiệp hay có kinh nghiệm tham gia lĩnh vực này?
+ Ghi nhận pháp lý ở mức độ nào? ĐKKD/Điều lệ?
+ Ghi nhận tình trạng đã sẵn sàng hay chưa?
- Cách thức và ghi nhận: Bối cảnh chung (Background) hoặc Xét rằng (Where as):
*VD: “- Công ty TNHH ….là khách hàng muốn mua…
- Công ty…là nhà cung cấp, kinh doanh trong lĩnh vực…, chuyên cung cấp…Nhà cung
cấp sẵn sàng bán hàng hóa cho khách hàng theo các Điều khoản của hợp đồng này”

- Căn cứ pháp lý có cần không? Khi nào cần? Nếu không có thì sao?
2.4.2. Các loại điều khoản thuộc nội dung của HĐMBHHQT
- Điều khoản cơ bản
- Điều khoản thường lệ
- Điều khoản tùy nghi

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG
3-4
3.3.2. Các loại điều khoản thuộc nội dung của HĐMBHHQT (tt)

Bắt buộc * Thường lệ

Không có, không Không thỏa thuận, Tùy nghi


thỏa thuận, không áp dụng theo pháp
thực hiện được HĐ luật (HĐ không cần Không thỏa thuận,
hoặc vô hiệu HĐ dài) không áp dụng

(HĐ rất ngắn) (HĐ rất dài)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


• KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG

3.3.2. Các loại điều khoản thuộc nội dung của HĐMBHHQT (tt)
***Điều khoản bắt buộc:
- Không có chủ thể, chủ thể không đúng (Năng lực PN: Pháp luật và Hành vi)
- Thiếu người đại diện theo phap luật (Năng lực chủ thể - CN người đại diện: Pháp luật và Hành vi)
* Vấn đề nhiều người đại diện theo pháp luật, làm thế nào kiểm tra?
- Không có đối tượng của hợp đồng, đối tượng không hợp pháp, đối tượng không còn tồn tại
(không tên hàng, quy cách, chỉ tiêu chất lượng,…)
HĐ có
- Không xác định được số lượng hàng hóa
- Đáp ứng về hình thức
vô hiệu
- Không có nội dung trái pháp luật, đạo đức XH khi
- Không bị ép buộc (phải hoàn toàn tự nguyện) không
- Không ký xác nhận của các bên có điều
khỏan
này?

Tình huống: Hợp đồng không thỏa thuận về giá cả thì sao? *-**
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
* KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG
3.3.2. Các loại điều khoản thuộc nội dung của HĐMBHHQT (tt)
***. Điều khoản thường lệ:


không
“Trừ trường hợp các quy
Tình huống: A mua của B 1000 món bên có định,
nữ trang là Lắc bằng Bạc, A và B thỏa thuận khác không
không thỏa thuận thời gian khiếu nại hoặc pháp luật có vô hiệu
về số lượng, chất lượng. 01 tháng sau quy định khác” thì xử
khi đã giao nhận hàng xong, B phát hi lý
ện hàng thiếu 3 cái và 5 cáo bị lỗi ra sao?
(có nhiều tạp chất). B có khiếu nại A Có quy
được không? định
Tình huống: HĐ không
PL?
có điều khoản nếu có
tranh chấp sẽ giải quyết
ra sao, tại cơ quan nào.
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
• KẾT CẤU CỦA HỢP ĐỒNG

3.3.2. Các loại điều khoản thuộc nội dung của HĐMBHHQT (tt)
***. Điều khoản tùy nghi:

Tình huống: Hợp


Không thỏa
đồng không ghi mức thuận
phạt nếu 01 bên vi “Do các bên thỏa thuận thì
phạm HĐ, nếu xảy ”. không trái PL và pháp
đạo đức XH. luật có quy
ra vi phạm có áp định
dụng phạt được không?
không?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3.4. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ
* Vị trí của Hợp đồng trong các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng

Trật tự áp dụng:
 1. QPPL bắt buộc (PL quy định)
 2. Thỏa thuận trong hợp đồng
 3. QPPL Thường lệ (Không thỏa thuận, theo luật)
 4. QPPL tùy nghi (Không thỏa thuận, không áp dụng)
 5. Thói quen trong hoạt động TM
 6. Tập quán TM

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3.4. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)

* Quy định pháp luật về HĐTMQT


a) Chọn luật
b) Hình thức ký kết
c) Biết – Hiểu – Áp dụng hiệu quả các loại điều khoản trong hợp đồng:
-Điều khoản bắt buộc: Đối tượng, Chủ thể (DNTN hay Cty TNHH, Cty CP nên
chọn loại hình nào?),…
-Điều khoản thường lệ: Tòa án “…Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác”
-Điều khoản tùy nghi: “Do/Theo các bên thỏa thuận”
+ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
+ Kỹ thuật phát hiện, sử dụng câu chữ trong hợp đồng
+ Chọn tài phán Trọng tài
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
* Chủ thể & VẤN ĐỀ ỦY QUYỀN (Bắt buộc)

 “Ủy quyền ký hợp đồng có hiệu lực như thế nào? Có được ủy quyền vô thời
hạn? Làm sao kiểm tra tính pháp lý của ủy quyền? Khi người được ủy quyền làm
sai ủy quyền, ví dụ ủy quyền ký hợp đồng trị giá 500 tr, nhưng lại ký 1 tỷ, vậy
phần sai phạm sẽ do ai chịu trách nhiệm (người được ủy quyền, người ủy quyền,
khác?)”. (*) HP hóa LS Ủy quyền?

 Tình huống: Ông A, chủ của DN (99% vốn điều lệ) là CT HĐQT và Ông B
Tổng GĐ (người đại diện theo PL) ai có thẩm quyền ký HĐ? Giá trị HĐ
trên 50% vốn theo BCTC, HĐTV đã thông qua và ủy quyền cho GĐ CN
ký, HĐ được ký có đúng thẩm quyền? (**)
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
THẨM QUYỀN THÔNG QUA (PHÊ DUYỆT) GIAO DỊCH TRONG DOANH NGHIỆP
(LDN 2014)
Loại hình DN Giao dịch Cấp phê duyệt Ghi chú

DNNN ≥ 50% vốn chủ SH HĐTV, TGĐ Theo Điều lệ

DNNN > Vốn chủ SH Đại diện chủ SH Bộ/ cơ quan ngang Bộ, UBND, …

CTY TNHH 2 THÀNH VIÊN > 50% tổng TS HĐTV

BC tài chính gần nhất và theo Điều lệ


CTY TNHH MTV LÀ TỔ CHỨC > 50% tổng TS Chủ SH

CTY TNHH MTV LÀ CÁ NHÂN > mọi giao dịch Chủ SH Nếu chủ SH kg phải là người đại diện
(Hợp đồng) theo PL

CTY CỔ PHẦN > 35% tổng TS HĐQT

CTY HỢP DANH > 50% tổng TS HĐTV BC tài chính gần nhất và theo Điều lệ
Nguồn: Dan luat @mangcongdongdanluat
3.4. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)

* Một số kỹ thuật & Bài học


* Chào hàng và chấp nhận chào hàng với vấn đề xác định thời
điểm giao kết hợp đồng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực

* Tình huống 1: A đề nghị B bán hàng cho mình, thời gian trả lời 3
ngày (làm việc). Ngày thứ 2 A mua hàng của C (giá rẻ hơn). B đã tập
kết hàng và có thiệt hại. A có phải bồi thường không?
-Thời điểm nào đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực? Theo thời gian
gửi đi hay nhận. Khi nào pháp luật coi là đã nhận thông tin?

-Im lặng của 01 bên có đương nhiên hiểu là đã đồng ý?


Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
3.5. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ

* Điều khoản giá, điều chỉnh giá (Thường lệ)


a) Điều khoản giá
•Các nội dung cần đề cập: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán.
•Giá cố định thường áp dụng với hợp đồng mua bán loại hàng hoá có tính ổn định cao về
giá và thời hạn giao hàng ngắn.
•Giá di động thường được áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm
(dễ biến động) và được thực hiện trong thời gian dài. b) Điều khoản điều chỉnh giá
Có thể quy định những vấn đề sau liên quan đến điều chỉnh giá:
•Giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu
tố tác động đến giá sản phẩm.
•Biên độ điều chỉnh giá
•Điều chỉnh giá do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
•Điều chỉnh giá trong trường hợp hàng hóa không phù hợp

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3.5. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)
3.5.1. Áp dụng hiệu quả các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng MBHHQT – Thủ tục
thanh toán

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3.5. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)

3.5.1. Áp dụng hiệu quả các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng MBHHQT (tt)

• Phương thức thanh toán an toàn: UCP 600 “The Uniform Custom and
Practice for Documentary Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
* VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)
* Áp dụng hiệu quả các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng MBHHQT (tt)
b3. Phương thức tín dụng chứng từ

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


Documentary Credit (L/C)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


3.5. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)
3.5.2. Kỹ thuật xây dựng và sử dụng hiệu quả các điều khoản hợp đồng

Tình huống 4: DN soạn thảo điều khoản thanh toán, theo


đó bên mua sẽ thanh toán cho bên bán: “Bên bán giao
hàng cho bên Mua ngày 23/9/2022, Bên mua phải
thanh toán cho bên bán sau 05 ngày (ngày làm việc) kể
từ ngày nhận hàng”. Tình huống #*
 Hàm ý của bên bán là gì? Là Bên mua bạn có thể trì hoãn
thời gian thanh toán? Nên viết lại ra sao? (*)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


PHẠT HỢP ĐỒNG & BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI - 5

* Tình huống 5: 15/7/2019, Công ty A ký hợp đồng mua của Công ty B


1000 tấn trái Hồng giòn giá 500 USD/tấn, thời gian thực hiện hợp đồng
đến 15/9/2019, sau đó (15/8/2019) giá Trái Hồng tăng đến 800
USD/tấn. B đề nghị A ký phụ lục hợp đồng tăng mức giá lên 800 USD/
tấn, A không đồng ý, B không thực hiện hợp đồng với bên A mà bán cho
bên C với mức giá là 800 USD/tấn. A & B không thỏa thuận gì về phạt
hợp đồng.
- Hỏi bên A có quyền yêu cầu B chịu phạt hợp đồng và bồi thường thiệt
hại hay không? Làm sao để tránh việc này? Bên bán ghi gì trong HĐ?
Bên mua ghi gì trong HĐ?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* Tối đa hóa nguyên lý tự thỏa thuận -BLDS 2015 (Thường lệ) –(3)

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản


Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả
kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro


1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua
chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua
chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.

VXH Ths.Ls.Vũ Xuân Hưng


* Tối đa hóa nguyên lý tự thỏa thuận –CISG 1980
(Thường lệ) –(3)

Ðiều 66:
Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua không miễn trừ
cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành động của
người bán gây nên.

Ðiều 67:
1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải
giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho
người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu
người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi
ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên
chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì
đến sự chuyển giao rủi ro.
2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa
rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các
chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương
pháp nào khác.
…Xem thêm Đ.68-70 CISG (*)

VXH Ths.Ls.Vũ Xuân Hưng


* TỐI ĐA HÓA QUYỀN BÊN MUA: Khiếu nại: 6 Từ ngày giao
hàng: +K/N về
logistic (*) là 14
ngày; + Sau K/N,
1. Thỏa thuận thông báo 9 tháng
về kiện ra TA,
Trọng tài

Chất lượng:
Số lượng:
2. 06 tháng
03 tháng
Luật từ ngày giao hàng; LTM 2005,
từ ngày 03 tháng Điều 318-
giao hàng
từ ngày hết Thời hạn
bảo hành khiếu nại
(K.1.đ&e*)
Nghĩa vụ khác: 09 tháng từ ngày vi phạm
NV; Từ ngày hết bảo hành
* TỐI ĐA HÓA QUYỀN BÊN BÁN/MUA -7
LTM 2005, Đ.37.2: Thời hạn giao hàng:
“Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác
định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào
bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho
bên mua”

LTM 2005, Có bằng chứng lừa dối


Bằng
Đ.51:
chứng
Quyền
không Hàng hóa đang bị tranh chấp
tạm ngừng
xác thực
thanh
(Bồi thường, Có bằng chứng về việc bên
toán của
Phạt…)
bên mua bán đã giao hàng không phù
hợp với hợp đồng
VXH Ths.Vũ Xuân Hưng
* CƠ HỘI CÒN LẠI CHO BÊN BI PHẠM
(Thường lệ)

CISG, Ðiều 47:


1. Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện
nghĩa vụ. *
2. Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ của
mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý
nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên ngay
cả trong trường hợp này người mua cũng không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại do người bán chậm
trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

CISG, Ðiều 63:


1. Người bán có thể chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của
mình.
2. Trừ phi nhận được thông báo của người mua cho biết sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian ấy,
người bán, trước khi mãn hạn, không thể viện dẫn bất cứ một biện pháp bảo hộ pháp lý nào mà họ được sử
dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, do sự việc này, người bán không mất quyền
đòi bồi thường thiệt hại vì người mua chậm thực hiện nghĩa vụ.

CISG, Ðiều 26:


Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* GIẢM GIÁ, QUYỀN RIÊNG BIỆT CHO BÊN MUA
(Thường lệ)

CISG, Ðiều 50:


Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua
có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng
và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại
trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ
chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm
giá hàng.

* Tham khảo: Tài liệu CISG – Nắm bắt cơ hội từ hội nhập do VIAC tổ chức tại Tp.HCM 25/10/2016 Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
* CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

KHÁI QUÁT
* Bổ sung: Các biện pháp bảo đảm

3.Buộc bồi 4.Tạm


thường ngưng thực
thiệt hại hiện

2.Phạt vi 5.Đình chỉ


phạm thực hiện

Chế tài
1.Buộc thực 6.Hủy HĐ
hiện đúng trong
nghĩa vụ HĐTMQT

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

*1) Phạt vi phạm (tùy nghi*):


- Nội dung: Bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền nhất định do vi phạm HĐ nếu trong HĐ có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định.
- Bản chất của phạt vi phạm cũng như nội dung của phạt vi phạm
được quy định tương đối giống nhau trong pháp luật các nước. Điểm
khác nhau chính là mức phạt tối đa mà các bên được phép thỏa
thuận trong HĐ. Ví dụ: Đ.301 LTM VN 2005 mức phạt tối đa không
được vượt quá 8% phần giá trị nghĩa vụ HĐ bị vi phạm. Đ.418 BLDS
VN 2015 không quy định mức tối đa mà do các bên tự thỏa thuận.
Đ.146 Luật XD 2014 (sửa 2020) có dùng vốn nhà nước không quá
12%, khuyến khích áp dụng tương tự.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

*2) Buộc bồi thường thiệt hại (thường lệ/Tùy nghi?) -8:
- Nội dung: Là hình thức trách nhiệm do không thực hiện
HĐ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ HĐ. Theo đó,
bên vi phạm phải bồi hoàn những tổn thất do hành vi vi
phạm HĐ gây ra cho bên bị vi phạm.
- Căn cứ áp dụng là thiệt hại thực tế đã xảy ra, bao gồm
thiệt hại trực tiếp (hàng hóa mất mát, hư hỏng; chi phí
phải bỏ ra để sửa chữa; Tổn thất do phải hủy HĐ …) và
những thiệt hại gián tiếp (những khoản lợi lẽ ra phải
được hưởng, uy tín bị tổn thất …); mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm và hậu quả.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* ĐIỀU KHOẢN BẢO MẬT (CISG: Tùy nghi # PICC 2004 (Đ.2.1.16) và VN Thường
lệ (BLDS 2015 Đ.387.2)

VD: Kể từ khi ký kết Hợp đồng và ngay cả khi Hợp


đồng này hết hiệu lực. Hai Bên nhất trí rằng tất cả
các tài liệu, giấy tờ, đặc biệt là các thông tin do các
bên biết và/hoặc cung cấp cho bên kia, các Bên cam
kết bảo mật. Bên này chỉ được phép tiết lộ những tài
liệu, giấy tờ, thông tin trao đổi và các thỏa thuận của
hai bên cho bất kỳ Bên nào khác sau khi có sự đồng
ý bằng văn bản của Bên kia, trừ trường hợp theo yêu
cầu của pháp luật.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* Một số nghĩa vụ tiếp tục tồn tại sau khi hợp đồng
chấm dứt

 LTM.Đ.49 và BLDS Đ.445: Nghĩa vụ bảo hành


 Nghĩa vụ bảo mật (im lặng/không tiết lộ)
 Điều khoản không cạnh tranh: VD: người lao động
không được tiếp tục làm công việc trong thời gian…Lưu
ý: Phải là hoàn toàn tự nguyên (Đ.122 BLDS) để không
vi phạm nguyên tắc hạn chế quyền lao động của BLLĐ
(VD: Đ.26,29 hay Đ.16 BLLĐ 1994?)
 Hoàn trả những gì đã mượn, mua lại hàng tồn…

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.5. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)
2.5.3. Áp dụng hiệu quả việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

CH.6 PICC 2004: VẪN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG


MỤC 2: HARDSHIP
ĐIỀU 6.2.1 (Tuân thủ hợp đồng )
Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực hiện
nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện tuân thủ các quy định dưới đây về hardship.
ĐIỀU 6.2.2 (Định nghĩa)
Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân
bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ
giảm xuống, và:
a) các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;
b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp
đồng;
c) các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và
d) rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


2.5. VẬN DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI THẾ (tt)
2.5.3. Áp dụng hiệu quả việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

CH.6 PICC 2004: VẪN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG


MỤC 2: HARDSHIP

ĐIỀU 6.2.3 (Hệ quả)


1) Trong trường hợp hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng. Yêu cầu
này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ.
2) Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, bản thân nó, không cho phép bên bị bất lợi có quyền tạm đình chỉ thực
hiện nghĩa vụ của mình.
3) Nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp lý thì mỗi bên có quyền yêu cầu toà án giải
quyết.
4) Nếu xác định có hoàn cảnh hardship và nếu thấy hợp lý, tòa án có thể:
a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do tòa án quyết định; hoặc
b) sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* Phân biệt Hardship và Bất khả kháng theo PICC UNIDROIT 2004 &
BLDS VN 2015 (9)
- Áp dụng hiệu quả việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (PICC và VN: Thường lệ)

BLDS 2015, Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản *
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội
dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà
không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng
trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu
cầu Tòa án**:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí
để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* Hardship PICC 2004 & BLDS VN 2015

Trong quá trình Không


đàm phán sửa đổi,
chấm dứt hợp đồng, lường Khách
Tòa án giải quyết vụ
việc, các bên vẫn trước quan
phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ của được
mình theo hợp
Vượt qua được
đồng, trừ trường
hợp có thỏa thuận nhưng phát sinh
khác. chi phí hoặc thiệt
hại (bất công cho
1 bên)

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


CHUYÊN MỤC ĐẶC BIỆT:
A.13. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG

* TÌNH HUỐNG:
A thuê sân của B để đậu xe hàng tháng. Bão, cây trong khuôn viên sân của B đổ
đè bẹp xe của A? B có phải bồi thường cho A?

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


* ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG (CISG, PICC &VN thường lệ)
Ch.7 PICC 2004: KHÔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

* Định nghĩa “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách
khách quan không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép (Đ.156.1 BLDS 2015);
- Bên gặp sự kiện bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia
biết và phải cung cấp chứng cứ chứng minh sự kiện bất khả kháng
đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc vi phạm hợp đồng”. Bao
gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như:…(**)
…Không chịu TNDS (Đ.351.2 BLDS 2015) trừ có thỏa thuận hoặc
PL có quy định khác…(Đ.294-296 LTM), (Đ.79 CISG), (Đ.7.1.7 PICC
2004)

Ths.Ls.Vũ Xuân Hưng


VXH
82
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

-Thời điểm giao kết hợp đồng?


-Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?

* TÌNH HUỐNG 1:
Cty A VÀ B RA CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô TÔ CON 4 CHỖ ĐÃ QUA SỬ
DỤNG NGÀY 08/11/2023; 06/12/2023 A ĐƯỢC PHÒNG CSGT ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG
S8A1T CA. TP.HCM CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ XE (TÊN Cty A). ANH/CHỊ GIÚP
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE TRÊN.
* TÌNH HUỐNG 2:
A MUA XE Ô TÔ CỦA B NHƯNG MUỐN B LÀM HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG ỦY QUYỀN CHO
A ĐƯỢC TOÀN QUYỀN SỬ DỤNG XE BAO GỒM QUYỀN ỦY QUYỀN LẠI CHO NGƯỜI THỨ
BA, QUYỀN BÁN, TẶNG, CHO XE, THỜI HẠN ỦY QUYỀN LÀ LÂU DÀI. THEO ANH CHỊ
THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC ỦA ỦY QUYỀN NHƯ TRÊN CÓ BÀO ĐẢM QUYỀN CỦA A/B
KHÔNG? TẠI SAO?

83
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

-Thời điểm giao kết hợp đồng?


-Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?

* TÌNH HUỐNG 3:

A mua căn hộ chung cư của Cty B, HĐ công chứng mua bán nhà ký ngày 08/11/2023;
giao nhà ngày 10/11/2023; đến 10/12/2023 A được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Anh/Chị giúp xác định
thời hạn bắt đầu có hiệu lực của HĐ trên?

84
LƯU Ý VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
 Khoản 1 Đ.184 BL TTDS 2015: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện theo Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015
(BLDS 2015).

 Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc
phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Đ.429 BLDS 2015);
 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc
phải biết quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm (Đ.588 BLDS 2015);
 Điều 33. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

 LTTTM 2010, Đ.33: Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo
thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

 LTM 2005, Đ.319: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm,
kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản
1 Điều 237 của Luật này.
4. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ

Thương lượng
Hòa giải (*)
Biện pháp tác động hành chính
* Một số biện pháp tác động hành chính hiệu quả:

Tài phán (công và tư):
* So sánh cơ chế tài phán công và tư:
So sanh Trong tai va Toa an-2.pptx
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
https://luattuongcongsu.com.vn/phan-biet-so-tham-phuc-tham-giam-doc-tham-va-tai-tham-trong-to-tung-hinh-su/
https://luattuongcongsu.com.vn/phan-biet-so-tham-phuc-tham-giam-doc-tham-va-tai-tham-trong-to-tung-hinh-su/
https://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/huong-dan-quy-trinh-to-tung-trong-tai-tai-viac-theo-quy-tac-to-tung-trong-tai-nam-2017-n1247.html
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Quy_tr%C3%ACnh_th%E1%BB%A7_t%E1%BB%A5c
_t%E1%BB%91_t%E1%BB%A5ng_tr%E1%BB%8Dng_t%C3%A0i.`jpg
4. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ

Các rủi ro tình huống 7:


1. Không có điều khoản giải quyết tranh chấp*-10
2. Chọn Tòa án hoặc chọn Trọng tài
3. “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải
quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài thương mại”
4. “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải
quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế HongKong theo quy tắc
tố tụng của Trung tâm này, Luật áp dụng là luật Anh”
* Nếu được sẽ là: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp
đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Tài
chính Việt Nam (FCCA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm
này”. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là Luật Việt Nam

Ths.Vũ Xuân Hưng VXH


STT Các vấn đề Trọng tài Tóa án

1 Thủ tục Các bên thỏa thuận Ấn định

2 Thời gian Các bên thỏa thuận Ấn định

3 Địa điểm Các bên lựa chọn Tại TA

4 Ngôn ngữ Các bên lựa chọn Tiếng Việt

5 Luật áp dụng Các bên lựa chọn Luật VN

6 Người phán xử Các bên lựa chọn TTV trong hoặc ngoài danh sách TA chỉ định

7 Chuyên môn người phán Chuyên môn chuyên biệt và sâu trong từng lĩnh vực Cùng lúc Thẩm phán có thể đang thụ lý nhiều vụ án thuộc
xử nhiều lĩnh vực

8 Nguyên tắc giải quyết Không công khai Công khai

9 Hiệu lực Chung thẩm Nhiều cấp xét xử

10 Phạm vi thi hành Rộng (CƯ New York 1958) Hẹp (Hiệp định tương trợ tư pháp song phương)

11 Chi phí luật sư Có chứng từ - Chấp nhận Không được chấp nhận

12 Hồ sơ vụ tranh chấp Các bên nhận được hồ sơ của bên kia Tìm hiểu tại TA
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Trị giá vụ tranh chấp Phí trọng tài (đã bao gồm VAT)

100.000.000 trở xuống 16.500.000

100.000.001 đến 1.000.000.000 16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000

1.000.000.001 đến 5.000.000.000 85.800.000 + 4,4% số tiền vượt quá 1.000.000.000

5.000.000.001 đến 10.000.000.000 261.800.000 + 2,75% số tiền vượt quá 5.000.000.000

10.000.000.001 đến 50.000.000.000 399.300.000 + 1,65% số tiền vượt quá 10.000.000.000

50.000.000.001 đến 100.000.000.000 1.059.300.000 + 1,1% số tiền vượt quá 50.000.000.000

100.000.000.001 đến 500.000.000.000 1.609.300.000 + 0,50% số tiền vượt quá 100.000.000.000

500.000.000.001 trở lên 3.609.300.000 + 0,30% số tiền vượt quá 500.000.000.000

Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài
viên (01 Trọng tài viên duy nhất giải quyết, mức phí trọng tài bằng 70% mức trên)
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
Nghị quyết: 326/2016/UBTVQH14 Áp dụng từ 01/01/2017

DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN


(Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016)

1 Án phí dân sự sơ thẩm


Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá
1.2 3.000.000 đồng
ngạch

1.4 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
a Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng
b Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh


c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
chấp vượt quá 400.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh


d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
chấp vượt quá 800.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh


đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
chấp vượt 2.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị


e Từ trên 4.000.000.000 đồng
tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng
Ths.Vũ Xuân Hưng VXH
NỘI DUNG

PHẦN III:
5. Trắc nghiệm/Ôn
tập
6. Hỏi đáp

https://kahoot.it/
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

PHẦN III:
Liên hệ: 5. Trắc nghiệm/Ôn
ThS. Vũ Xuân Hưng
Trọng tài viên thương mại, Trưởng phòng tập
Pháp chế Trọng tài-VCCI HCM
Email: vuxuanhung@vcci-hcm.org.vn 6. Hỏi đáp
ĐT: 0909 170 171

You might also like