You are on page 1of 2

Einfache Liebe – tình yêu đơn giản.

Phải tình yêu vốn đơn giản như định nghĩa của nó, là
yêu và thương 1 người bất kể đó là ai, giới tính, độ tuổi, màu da hay bất cứ yếu tố nào
khác, chỉ cần mình cảm thấy yêu và được yêu khi bên họ.
Love has no limits. No boundaries. No time. It’s eternal. Forever.
“ Tình yêu không có giới hạn. Không có ranh giới. Không có thời gian. Nó là vĩnh cửu. Mãi mãi.”
— Jay McLean
Tôi nhớ có lần cả đại gia đình tôi có bữa ăn họp mặt đầm ấm. Mọi người nói chuyện trên
trời dưới đất rất vui vẻ. Bữa ăn đó có lẽ sẽ thật sự ấm áp đến khi cậu tôi bắt đầu kể về câu
chuyện của chị hàng xóm (tôi có quen biết hồi nhỏ) cùng câu nói làm tôi ám ảnh:
- Mai sau cháu cưới chồng đi. Cháu biết chị hàng xóm bên cạnh nhà cũ của cháu
yêu con gái đấy! Nếu cháu có bị vậy thì bảo cậu, cậu cho cháu đi khám.
Niềm bất ngờ với hạnh phúc của tôi cho chị từ câu trước đã bị câu sau của cậu dập tắt
thẳng thừng. Cảm xúc ngổn ngang và khi ấy tôi thật sự sốc. Phải chăng tôi đã luôn tiếp
xúc cùng bạn bè, với những người luôn cởi mở và đón nhận bản dạng giới của mỗi cá
nhân mà quên mất rằng vẫn còn và luôn còn những người ngoài kia, luôn có định kiến về
tất cả những gì chúng tôi cho là điều hiển nhiên.
- Nhưng cháu thấy điều đó bình thường mà. Dù sao thì đó đơn giản là người với
người yêu nhau đó thôi!
Tôi đã cố phản bác và những câu cậu tôi nói sau đó đã không đáng để tôi nhớ đến nó nữa.

Tình yêu với tôi là tự do, sự an toàn, kết nối, sức mạnh... hay cũng là mảnh tâm hồn cằn
cỗi được tưới mát. Nhưng liệu chăng con người có đang tự loại trừ những điều đẹp đẽ ấy,
những món quà xúc cảm thiêng liêng mà vốn dĩ chính con người sẽ được nhận như một lẽ
thường tình?

“ Thứ ngăn cản chúng ta không phải là giới tính, mà là định kiến xã hội.”
Không ai được tự do để cho và sống yêu thương trọn vẹn, nhiều người bởi sợ những lời
đàm tiếu, chỉ trích của người khác. Xã hội đã đặt ra giới hạn cho tình yêu. Tình yêu lẽ ra
phải là con đường tìm ra thiên đường đích thực, nhưng cuối cùng có những người tìm
thấy lại là địa ngục. Xã hội phán xét những người yêu nhau, phán xét tình yêu người khác
mà chính bản thân họ không có cái quyền đó với cuộc sống người khác.
Trong bộ manga “Con trai tôi hình như là gay” có một câu nói đã để lại tâm trí tôi nhiều
suy nghĩ, nó không chỉ gây sát thương trong khía cạnh xu hướng tính dục mà còn giá trị
của một người.
“ Cậu ấy là gay thì tiếc nhỉ. Rõ ràng là kiểu đàn ông được phụ nữ yêu thích mà."
Vậy rốt cuộc, cái "tiếc" đó là gì? Tiếc cho họ? Nhưng bạn đâu có sống đời họ đâu? Tiếc
cho bản thân? Nhưng sao bạn biết bạn có cửa với người ta.
Bộ truyện đã đưa nhân vật người mẹ Tomoko liên tưởng từ sự việc nhỏ (chuyện con trai
không chịu đi giày mới) tới sự việc lớn (lựa chọn yêu ai của một người). Từ đó cho ta thấy:
"Nếu giờ người ta đang hạnh phúc mà bắt người ta phải từ bỏ niềm hạnh phúc đấy, thì
chẳng phải đó mới là điều đáng tiếc hay sao?"
Chủ nhân của tình yêu chỉ có trái tim, mà trái tim thì làm gì có giới tính hay giới hạn nào.
Không ai có thể định nghĩa “tình yêu” một cách khái quát nhất, hoàn hảo nhất cho từng
người, cho mọi cá nhân trên hành tinh này và đồng nghĩa với điều đó mỗi người sẽ có
những suy nghĩ và tìm kiếm cho bản thân một tình yêu, một ý nghĩa về tình yêu hoàn hảo
nhất cho riêng mình.

You might also like