You are on page 1of 7

1.

Tình hình kinh tế:


- Thế giới:
Trong quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen
bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình thế giới tiếp tục biến
động phức tạp, khó lường, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina chưa dừng
lại. Bên cạnh đó tình hình lạm phát có phần hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao
nên các quốc gia trên thế giới đã đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở
mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng đã tác
động đến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.
So với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát
cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 tăng 3,35% so với cùng kỳ
năm trước.
- Trong nước:
Trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn
cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ với tỷ giá ổn định và lãi suất đang
có xu hướng giảm. Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tình hình cung cầu
thị trường diễn ra sôi động như quy luật hằng năm, nguồn cung hàng hóa dồi
dào, phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của người dân.
Đứng trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước như vậy, Dự báo GDP
năm 2023 của nước ta là tăng khoảng 6%; bình quân đầu người đạt 4.400
USD.
Khi tốc độ tăng trường và thu nhập bình quân vẫn tăng, dẫn đến nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng tăng lên, từ đó thích hợp cho việc kinh doanh,
đặc biệt là kinh doanh café. Bởi “Cà phê đã trở thành thói quen tiêu dùng
hằng ngày, nhất là các phân khúc phổ thông nên không nằm trong danh sách
cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng” (ông Đoàn Đình Hoàng, sáng lập
chuỗi cà phê nhượng quyền Guta, trao đổi với NCĐT)
Không những vậy, từ đợt dịch Covid – 19 thì người tiêu dùng đang có xu
hướng chuyển dịch từ thưởng thức tại cửa hàng sang pha chế tại nhà để tiết
kiệm chi phí. (Báo nhân dân, 2022, Hướng đi mới cho ngành cà phê trong
giai đoạn kinh tế khó khăn)
 Cơ hội:
- Thị trường cafe ngày càng được mở rộng
- Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên
 Thách thức: Đối với các nước trên thế giới
- Chính sách tiền tệ thắt chặt
- Lãi suất ở mức cao
- Tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng
2.Chính trị:
- Chính sách sản xuất cà phê của Việt Nam đã chuyển sang một kỷ nguyên
mới với hai mục tiêu:
Thứ nhất là, duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế
giới;
Thứ hai là, tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng
năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. (Tạp chí công thương, )
 Với môi trường chính trị ổn định, cùng các chính sách, nghị định để hỗ trợ các
doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp ở nước ta, đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho rất nhiều doanh
nghiệp khác có một môi trường để phát triển bền vững. Hệ thống luật pháp
nước ta đã tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp nội địa phát triển
 Cơ hội:
- Hàng rào thương mại thấp
- Thị trường tăng trưởng nhanh
 Thách thức: Cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia sản xuất
3.Công nghệ:
- Trong thời đại công nghệ 4.0 và sắp tới có thể là 5.0, thời đại công nghệ - kỹ
thuật và đặc biệt là internet phát triển bùng nổ và lan rộng nhanh như hiện
nay thì việc áp dụng công nghệ vào sản xuất cũng như bán hàng, quảng bá,
xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết.
- Nổi bật nhất ở đây là có nhiều thiết bị rang xay với công nghệ cao với nhiều
mức rang khác nhau có thể đáp ứng được như cầu ngày càng tăng của khách
hàng. Không những vậy, Sự phát triển của sàn TMĐT cũng mang đến rất
nhiều lợi thế cho Doanh nghiệp giúp giảm thiểu chi phí kho bãi, mặt bằng,...
 Cơ hội: Công nghệ hiện đại làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm
 Thách thức: Công nghệ hiện đại đi kèm với vốn đầu tư cao, thiếu nguồn lực tài
chính
4.Văn hóa – xã hội:
- Văn hóa café Việt nam không chỉ là những nét văn hóa café độc đáo nhất thế
giới, mà nó mang lại trải nghiệm phong phú nhất cho người dùng. Thời đại
càng phát triển thì con người càng tìm về những thứ xưa cũ, nổi bật nhất gần
đây là thời trang (giày bata, quần ống rộng, ống loe,..) và café cũng vậy. Mỗi
buổi sáng thức dậy, thói quen thường trực của hầu hết người Việt Nam là
nhâm nhi 1 café, đọc báo, trò truyện,... trước khi chuẩn bị cho một ngày mới.
- Và nổi bật nhất trong văn hóa café của người Việt có lẽ là café phin truyền
thống, 25g café, nước nóng là bạn có thể nhìn từng giọt café rơi xuống, từng
giọt, từng giọt, nó bắt ta phải đợi nó để có thể thưởng thức được vị ngon của
nó. Tạo cho ta cảm giác sống chậm lại, thư thái hơn trước cuộc sống vội
vàng và bộn bề này.
 Cơ hội: Phù hợp với xu hướng văn hóa Việt Nam
 Thách thức:
+ Sức khỏe: Việc uống quá nhiều cafe có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, như
chứng loạn nhịp tim, tăng huyết áp và lo âu.
+ Tiêu chuẩn văn hóa: Việc uống café chỉ phù hợp với một số văn hóa, tôn giáo và
quốc gia nhất định
+ Người tiêu dùng sẽ dè chừng trong việc mua các sản phẩm cafe, nguy cơ làm
giảm doanh số bán ra
5.Tự nhiên:
- Cà phê Việt hiện đang phải đối mặt với không ít những thách thức, bao gồm
cả khách quan và chủ quan:
Về yếu tố khách quan: Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình
trạng thời tiết cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm.
Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) trong những năm
tới, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm. 50% tổng số thuộc nhóm
cây từ 10 - 15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ 15 - 20 tuồi
và khoảng 20% trên 20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất. Vậy nên,
nếu không được cải tạo trong vài năm tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất và chất lượng cà phê của nước ta.
Về yếu tố chủ quan.: Diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể trong
thời gian gần đây, nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù hợp -
đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới,... Do đó, mặc dù diện tích trồng được cải
thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế, do năng suất thấp và chi
phí sản xuất cao. Các biện pháp canh tác, thâm canh được áp dụng trong quá
khứ đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu,...) để đạt được năng
suất tối đa. Dẫn đến cây cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả
năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất -
nhiều bệnh và sâu bệnh hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng rễ. Những
hình thức sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán và độc lập của các hộ nông dân
đã dẫn đến tình trạng sản xuất chất lượng thấp và không ổn định. Sự khác
biệt của đầu tư, thu hoạch và chế biến đã phần nào ảnh hưởng đến chất
lượng của toàn bộ ngành Cà phê Việt Nam.
 Cơ hội:
- Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững chỉ sau
Brazil và Colombia
- Phát triển mở rộng sản xuất, nâng cấp, mở rộng quy mô
 Thách thức:
+ Các dịch bệnh thường gặp đối với cây cà phê xảy ra ở mức dộ không thể dự
đoán được ((như: bệnh gỉ sắt do nấm gây ra chủ yếu trên lá và làm cho lá
rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khô cành, khô quả;
bệnh hại rễ do các tuyến trùng,mối làm cho rễ cà phê bị thối và hủy hoại rễ.
Ngoài ra, cây cà phê còn bị đe dọa bởi sâu hại cà phê như: các loại rệp gây hại
ở phần thân, lá, quả; còn mọt gây hại như đục quả, đục cành; và sâu đục thân
v.v…)

+ Biến đổi khí hậu: Nắng gay gắt ( thiếu nước tưới) ; Mưa nhiều ( rụng lá, quả,
,,)

VI MÔ

1.Khách hàng
Là những người tiêu dùng cuối cùng và là yếu tố quan trọng trong kinh doanh bột
cà phê. Những yêu cầu và thị hiếu của khách hàng trực tiếp ảnh hưởng đến doanh
số bán hàng và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Những khách hàng có yêu cầu
khắt khe về chất lượng và hương vị của bột cà phê sẽ tìm kiếm những sản phẩm tốt
nhất trên thị trường, trong khi những khách hàng khác có thể quan tâm hơn đến giá
cả và sự tiện lợi. Do vậy, cần phải tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, từ
đó cung cấp những hạt cà phê mix chất lượng cao và đáp ứng đủ mọi nhu cầu của
khách hàng. Nếu làm hài lòng khách hàng, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành
và là người giới thiệu sản phẩm, giúp doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu
khách hàng không hài lòng với sản phẩm, họ có thể sẽ chuyển sang sử dụng sản
phẩm khác hoặc đưa ra những phản hồi tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín và
doanh thu của doanh nghiệp.

2.Đối thủ cạnh tranh


Đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất cũng như mức độ cạnh tranh trên thị
trưởng. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại. Để cạnh tranh với đối thủ cần
tập trung vào các điểm mạnh của sản phẩm: nguyên liệu sạch, hương vị đặc biệt,
chất lượng sản phẩm, ... Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tận dụng các kênh tiếp thị
hiệu quả như mạng xã hội và web bán hàng để quảng bá sản phẩm và thu hút khách
hàng. Những đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh bột cà phê mix có thể bao gồm
các thương hiệu nổi tiếng như Nestle, Trung Nguyên và Highlands Coffee. Các
doanh nghiệp này đã có mặt trên thị trường lâu năm, đã xây dựng được thương
hiệu và có khách hàng ổn định.
Đối với Nestle, họ có thương hiệu nổi tiếng và rộng lớn với các sản phẩm như
Nescafe. Trung Nguyên, một thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam, cũng có
địa vị lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Highlands Coffee là một thương
hiệu cà phê phổ biến ở Việt Nam, với hệ thống cửa hàng khá lớn và đa dạng các
sản phẩm cà phê.
Ngoài ra, còn có các thương hiệu nhỏ hơn và các sản phẩm bột cà phê mix giá rẻ
được bán tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị như Vinmart, Big C, Coopmart, …

-Chất lượng sản phẩm: Chất lượng hạt cà phê sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong
việc tạo độ tin cậy và niềm tin từ khách hàng. Để sản xuất bột cà phê mix chất
lượng cần đảm bảo nguyên liệu tốt, quy trình sản xuất đúng chuẩn, hương vị cà phê
ngon.
1. Nguyên liệu: Chất lượng của nguyên liệu sử dụng để sản xuất bột cà phê mix rất
quan trọng. Nếu nguyên liệu không tốt, sản phẩm cuối cùng sẽ không đạt được chất
lượng mong muốn.
2. Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản
phẩm. Nếu quy trình sản xuất không đảm bảo, sản phẩm sẽ không đồng nhất và có
thể không tốt cho sức khỏe.
3. Hương vị: Hương vị của bột cà phê mix cũng cần phải được xem xét. Nếu
hương vị không thực sự ngon và thơm, khách hàng sẽ không muốn mua sản phẩm
của bạn.
4. Đóng gói: Đóng gói cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của
sản phẩm. Nếu đóng gói không đảm bảo, sản phẩm có thể bị ẩm hoặc bị hư hỏng.
5. Thời gian sử dụng: Thời gian sử dụng của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến chất
lượng. Nếu sản phẩm bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng, nó sẽ làm hương vị và chất
lượng cà phê không đạt chuẩn và làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

3.Giá cả là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh bột cà phê mix. Nếu giá cả
tăng, chi phí sản xuất và vận chuyển sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đồng thời, giá cả cũng có thể ảnh hưởng đến khách hàng của doanh
nghiệp. Nếu giá cả quá cao, khách hàng có thể sẽ chuyển sang dùng sản phẩm của
các đối thủ cạnh tranh có giá cả thấp hơn.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể duy trì giá cả ổn định và cung cấp sản phẩm
chất lượng cao, họ có thể thu hút được khách hàng trung thành và tăng doanh số
bán hàng. Do đó, công phải đưa ra quyết định đúng đắn về giá cả để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng và đồng thời duy trì lợi nhuận.
- Thị trường tiêu thụ hạt cafe đang có xu hướng tăng trưởng đáng kể . VN là thị
trường cafe lớn thứ hai tại Châu Á . Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, Việt Nam
cũng là một nhà sản xuất và xuất khẩu cafe hạt lớn. Tổng thể, thị trường tiêu thụ
cafe hạt tại Việt Nam đang có tiềm năng lớn với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế và du lịch.
4.Kênh phân phối : Trực tiếp tại cửa hàng , trang web bán hàng trực tuyến , cung
cấp cho các của hàng bán cafe , các đại lý phân phối sản phẩm , ….
- Chiến lược marketing : Tập trung vào giá trị sản phẩm , ptich đối tượng khách
hàng , tận dụng kênh bán hàng trực tuyến , xây dựng thương hiệu , tạo ra các chiến
dịch quảng cáo và khuyến mãi , hỗ trợ và tư vấn khách hàng .
( Tập trung vào giá trị sản phẩm: Chú trọng vào giá trị của sản phẩm, đặc biệt là sự
tiện lợi và đa dạng trong cách sử dụng. Đưa ra các thông tin về công dụng và lợi
ích của sản phẩm, như khả năng pha chế nhanh, hương vị thơm ngon và độ độc đáo
của từng loại cà phê mix.
Phân tích đối tượng khách hàng: Phân tích và định hướng đến các đối tượng khách
hàng tiềm năng, như các nhân viên văn phòng, những người có lối sống bận rộn
hoặc những người yêu thích sự tiện lợi trong việc pha chế cà phê.
Tận dụng kênh bán hàng trực tuyến: Phát triển các kênh bán hàng trực tuyến,
chẳng hạn như website và các mạng xã hội, để quảng bá sản phẩm và tăng khả
năng tiếp cận với khách hàng.
Xây dựng thương hiệu: Tạo ra một thương hiệu với giá trị riêng biệt và hấp dẫn.
Đặc biệt, tập trung vào các đặc điểm độc đáo của sản phẩm và đảm bảo rằng sản
phẩm đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, độ an toàn và thực phẩm sạch.
Tạo ra các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi: Tạo ra các chiến dịch quảng cáo
và khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng. Chẳng hạn,
tạo ra các gói quà tặng hoặc giảm giá đặc biệt trong các dịp lễ tết hoặc các sự kiện
đặc biệt.
Hỗ trợ và tư vấn khách hàng: Đưa ra các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng để
tăng sự tin tưởng và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Các dịch vụ này có
thể bao gồm các khóa học pha chế cà phê, các buổi thử nghiệm sản phẩm và tư vấn
về cách sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả. )
5.Nguồn nhân lực : Quản lý , nhân viên kinh doanh và marketing , nhân viên sản
xuất .

You might also like