You are on page 1of 16

No.1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc Dist.

, HCMC, VN
Tel: +84 8 37221223, Fax: +84 8 38960640

HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

ThS. Phạm Chí Công


Phone: 0938 065 567
Email: cong.pc@ou.edu.vn

17/01/2024
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG HƯỚNG


ĐỐI TƯỢNG - NGÔN NGỮ MÔ
HÌNH HÓA THỐNG NHẤT (UML)
GIỚI THIỆU
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

1. UML được xây dựng bởi Grady Booch, Ivar Jacobson và James
Rumbaugh tại Rational Solfware trong năm 1994-1995 và sau đó
được tiếp tục phát triển vào năm 1996 bởi ba tác giả trên.
- UML được xây dựng dựa trên cơ sở các phương pháp hướng đối
tượng được phát triển vào cuối thập niên 80 và những năm đầu
thập niên 90.
- Năm 1997, UML đã được chấp nhận như một chuẩn bởi Object
Management Group (OMG) và đó được xem như phiên bản UML
1.0.
- Năm 2000, UML đã được chấp nhận như là một chuẩn ISO bởi tổ
chức chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for
Standardization)

3
GIỚI THIỆU
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

Các phiên bản UML tiếp theo đã lần lượt xuất hiện vào các năm sau
đó.
- UML thích hợp cho việc lập mô hình các hệ thống từ hệ thống
thông tin của doanh nghiệp đến các ứng dụng phân bố dựa trên
Web và ngay cả các với các hệ thống nhúng thời gian thực.
- UML giúp cho các nhà phân tích thiết kế đặc tả, trực quan hóa và
xây dựng các thành phần của hệ thống và các mô hình nghiệp vụ.
- UML không những cho phép ta xác định các yêu cầu của một hệ
thống và đưa ra được các quyết định thiết kế, mà còn thúc đẩy sự
trao đổi thông tin một cách thuận tiện giữa những người tham gia
vào quá trình phát triển hệ thống.

4
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

Mô hình trong UML được hình thành từ các phần tử mô hình


(things), các mối quan hệ giữa các phần tử (relationships) và biểu
đồ (diagrams).
+ Các phần tử mô hình.
Trong UML, có bốn loại phần tử mô hình bao gồm
- phần tử cấu trúc: là những thành phần tĩnh của một mô hình,
biểu diễn các phần tử thuộc khái niệm hoặc vật lý. Ví dụ như lớp,
giao diện, use case và nhiều phần tử khác được dùng để tạo các
mô hình.
- phần tử hành vi: là các thành phần động của mô hình UML, dùng
để biểu diễn các hành vi theo thời gian và không gian.
- phần tử nhóm
- phần tử chú thích.

5
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

- phần tử nhóm: Trong UML, có một loại phần tử phân nhóm


chính, được gọi là package. Một package được dùng để tổ
chức các phần tử vào trong một nhóm.
Biểu diễn:
Use cases

- phần tử chú thích: dùng để ghi lời giải thích dùng để mô tả các
phần tử khác trong biểu đồ.
Biểu diễn:

6
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Mối quan hệ.


Mối quan hệ cho thấy mối liên kết giữa các phần tử mô hình. Có
4 loại mối quan hệ trong UML:
1. Mối quan hệ phụ thuộc (dependency): là một mối quan hệ
thuộc ngữ nghĩa giữa hai phần tử mô hình. Nghĩa là khi thay
đổi một phần tử mô hình (phần tử độc lập) có thể làm ảnh
hưởng đến ngữ nghĩa của phần tử phụ thuộc.
Ký hiệu đồ họa của mối quan hệ phụ thuộc là một đường đứt
nét có mũi ở đầu hướng về phần tử độc lập và có thể kèm theo
nhãn

7
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Mối quan hệ.


2. Mối quan hệ kết hợp (association): là mối quan hệ thuộc về
cấu trúc dùng để mô tả một tập các liên kết. Một liên kết là
một sự kết nối giữa các đối tượng.
Biểu diễn đồ họa của mối quan hệ kết hợp là một đường liền
nét, có thể có hướng, có thể có kèm nhãn và thường có thêm
các thành phần khác như bản số (multiplicity) và tên vai trò.

8
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Mối quan hệ.


- Mối quan hệ cộng gộp (aggregation) và mối quan hệ hợp
thành (composition) là hai loại đặc biệt của mối quan hệ kết
hợp, biểu diễn một mối quan hệ thuộc cấu trúc giữa một phần
tử và các thành phần của nó.
Sự khác biệt giữa mối quan hệ cộng gộp và mối quan hệ hợp
thành là trong mối quan hệ hợp thành, tổng thể và thành phần
được hình thành và hủy bỏ vào cùng thời điểm
Docume
nt

1 1..* 0..1

Section Index FronMatt


er
9
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Mối quan hệ.


3. Mối quan hệ tổng quát hóa (generalization): Biểu diễn mối
quan hệ giữa các đối tượng ở mức tổng quát hóa (đối tượng
cha) và các đối tượng ở mức chuyên biệt hóa (đối tượng con).
Theo đó, đối tượng con có thể kế thừa cấu trúc và hành vi của
đối tượng cha. Biểu diễn đồ họa của mối quan hệ tổng quát
hóa là một đường liền nét với mũi tên hình tam giác rỗng ở
đầu hướng tới đối tượng cha.

10
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Mối quan hệ.


4. Mối quan hệ hiện thực hóa (realization): là mối quan hệ giữa
hai phần tử mô hình, trong đó một phần tử mô hình (phần tử
client) sẽ hiện thực hóa hành vi mà phân tử mô hình kia (phần
tử supplier) xác định. Nhiều phần tử client có thể hiện thực hóa
hành vi của một phần tử supplier.
Ta cũng có thể dùng mối quan hệ hiện thực hóa trong biểu đồ
lớp và các biểu đồ thành phần (component diagrams).
Biểu diễn đồ họa của mối quan hệ này bằng một đường đứt nét
có mũi tên hình tam giác rỗng ở đầu hướng từ phần tử client
tới phần tử supplier.
- Ngoài bốn loại mối quan hệ cơ bản trên, trong UML còn có các
loại mối quan hệ khác như mối quan hệ bao gồm (include),
mối quan hệ mở rộng (extend).
11
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
+ Biểu đồ (diagram).
Một biểu đồ là một biểu diễn đồ họa của một tập các phần tử mô hình để
mô tả một hướng nhìn nào đó về hệ thống.
Có hai loại biểu đồ chính trong UML:
- Các biểu đồ về cấu trúc dùng để mô tả mối quan hệ giữa các thành phần
trong biểu đồ, ví dụ như biểu đồ lớp dùng để mô tả mối quan hệ giữa các
lớp.
Các biểu đồ về cấu trúc bao gồm biểu đồ lớp, biểu đồ đối
tượng, biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai.
- Các biểu đồ về hành vi được dùng để mô tả sự tương tác giữa các phần
tử trong biểu đồ. Ví dụ như sự tương tác giữa actor và use case trong biểu
đồ use case.
Các biểu đồ về hành vi bao gồm: biểu đồ use case, biểu đồ
trình tự, biểu đồ trạng thái, biểu đồ hoạt động và biểu đồ cộng
tác

12
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Mô hình (Model).
Mô hình là sự trừu tượng hóa một hệ thống hay hệ thống
con theo một hướng nhìn nào đó. Các hướng nhìn khác nhau
về hệ thống có thể được biểu diễn bằng các mô hình khác
nhau. Mỗi mô hình biểu diễn một hệ thống với mức độ chính
xác khác nhau.
Hầu hết các mô hình phát triển hệ thống ngày nay đều
được hình thành từ các biểu đồ kèm theo những mô tả về dữ
liệu và các qui trình xử lý dữ liệu.

13
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Hướng nhìn (view).


Mỗi hướng nhìn chỉ ra những khía cạnh khác nhau của một hệ thống và
được mô tả bằng một số các biểu đồ khác nhau.
Để có thể biểu diễn một hệ thống phức tạp một cách hiệu quả, UML cho
phép ta biểu diễn nhiều hướng nhìn (view) khác nhau về hệ thống bằng cách
sử dụng nhiều biểu đồ khác nhau
- hướng nhìn use case (use case view) tương ứng với biểu đồ use case
(use case diagram).
- hướng nhìn tĩnh (static view) tương ứng với biểu đồ lớp (class diagram).
- hướng nhìn trạng thái (static view) tương ứng với biểu đồ trạng thái (state
diagram).
- hướng nhìn tương tác (interaction view) tương ứng với biểu đồ trình tự
(sequence diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), v.v...

14
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG UML
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

+ Hướng nhìn (view).


Sự lựa chọn các biểu đồ nào được dùng để lập mô hình các
hướng nhìn trên phụ thuộc vào loại và sự phức tạp của hệ thống
được lập mô hình. Tuy nhiên, ta có thể không cần sử dụng tất cả
các hướng nhìn về hệ thống.
Trong một dự án phát triển hệ thống sử dụng qui trình lặp, các
mô hình khác nhau biểu diễn cùng một hướng nhìn có thể được tạo
với các mức chi tiết khác nhau theo qui trình phát triển hệ thống. Ví
dụ, mô hình use case đầu tiên về hệ thống có thể chỉ biểu diễn các
use case tường minh được phân tích viên nắm bắt trong lần lặp
đầu tiên của giải đoạn phân tích các yêu cầu. Sau lần lặp thứ hai,
mô hình use case có thể hình thành với nhiều chi tiết hơn, nhiều
use case hơn xuất hiện từ việc thảo luận về các yêu cầu, …

15
HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

KẾT THÚC CHƯƠNG 3

16

You might also like