You are on page 1of 3

Câu 4: Phân tích vị trí, chức năng của gia đình?

Theo anh chị, để có một gia đình hạnh phúc, chúng ta cần làm gì?

PHÂN TÍCH VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA


ĐÌNH

Vị trí của gia đình trong xã hội

1. Gia đình là tế bào của xã hội


Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sự sản xuất và tái sản xuất ra
đời sống trực tiếp, trong đó, một là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và hai là sản xuất ra bản thân con người.” Chủ tịch Hồ Chí Minh
thì khẳng định: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt
nhân của xã hội là gia đình.”

 Ý nghĩa: Tuy nhiên, trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan
hệ xã hội và quan hệ gia đình đã làm hạn chế đáng kể sự tác động của gia đình lên xã hội. Chính vì vậy, quan tâm đến
xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng và hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên
Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển. Sự yên ổn và
hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề và điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, thể lực, trí lực của con
người để có thể trở thành công dân tốt cho xã hội.

3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội


- Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, cũng chính là môi trường đầu tiên
mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội.
- Gia đình cũng là một môi trường trung gian để xã hội tác động đến cá nhân. Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông
qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống
và nhân cách. Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân, đồng thời,
nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy ở bất
cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia
đình.
 Ý nghĩa: Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải tuyệt đối trung thành với người đàn ông trong gia đình thông qua
những quy định khắt khe nhằm củng cố chế độ bóc lột và duy trì quan hệ gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền. Trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp
công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng
phụ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa".

Chức năng cơ bản của gia đình

1. Chức năng tái sản xuất ra con người


Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế. Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm,
sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và
duy trì sự trường tồn của xã hội.

2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục


Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình
với xã hội. Đây là chức năng hết sức quan trọng, mặc dù, trong xã hội có nhiều cộng đồng khác (nhà trường, các đoàn thể, chính
quyền v.v..) cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình. Vì vậy, giáo dục của gia
đình gắn liền với giáo dục của xã hội. Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã
hội hoặc ngược lại. Bởi cả hai khuynh hướng hướng ấy, mỗi cá nhân đều không phát triển toàn diện.

3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng


Đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được, là ở chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.
Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh
hoạt trong gia đình. Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản
xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.

4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của
con người.Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội.
Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị… Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi
lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như tộc người.

LIÊN HỆ
THEO ANH CHỊ, ĐỂ CÓ MỘT GIA ĐÌNH HẠNH
PHÚC, CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ?

Từ những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về gia đình, có thể rút ra định nghĩa: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội
đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng cùng
với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và
biến đổi phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị xã hội. Vì vậy, theo em, để có được một gia đình
hạnh phúc, cần có:

- Chế độ hôn nhân tiến bộ, tức hôn nhân tự nguyện, hôn nhân một vợ một chồng và được đảm bảo quyền và trách nhiệm
về mặt pháp lý.
- Nền kinh tế- xã hội phát triển, đời sống vật chất tốt, kinh tế hộ gia đình vững mạnh.
- Kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia
đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
- Thiết lập và củng cố chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để đảm bảo vai trò và tầm ảnh
hưởng của gia đình đối với xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

You might also like