You are on page 1of 4

BDCTHH10

ĐỀ THI 10-3 TỈNH ĐĂK LẮK

Câu 1. [0H1.1-4] (10-Ngô Gia Tự-10T3-2018)


Cho tam giác ABC . Trên các cạnh AC, CB lần lượt lấy điểm M, N sao cho AM=3MC, CN=2NB, O là
giao điểm của AN và BM.
CO
a) Gọi K là giao điểm của CO và AB. Tính tỉ số
CK
673
b) Tính diện tích tam giác ABC biết diện tích tam giác OBN bằng
10
Câu 2. [0H1.1-4] (10-Nguyễn Trãi-10T3-2019) Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC . Đặt
BC = a, AC = b, AB = c . Chứng minh:
sin A.IA + sin B.IB + sin C.IC = O
Câu 3. [0H1.1-4] (10-NGUYỄN DU-10T3-2017) Trong mặt phẳng cho thập giác đều A1A 2 ...A10 và tam
giác đều B1B2B3 . Một đường thẳng d thay đổi trong mặt phẳng. Gọi Ci là hình chiếu của các điểm A i
trên d và D j là hình chiếu của các điểm B j trên d. Biết đường thẳng d thay đổi sao cho tổng của 10 vectơ
A i Ci bằng 2017 lần tổng của 3 vectơ B jD j . Chứng minh rằng đường thẳng d luôn đi qua một điểm cố
định và xác định vị trí điểm đó.
Câu 4. [0H1.1-4] (10-Phú Xuân-10T3-2018) Trên 3 cạnh AB, BC, CA của tam giác ABC, lần lượt lấy
M, N, P sao cho:
AM BN CP 5
= = = k .Tìm k để SMNP = SABC.
MB NC PA 8
Câu 5. [0H1.1-4] (10-CHU VĂN AN-10T3-2017) Cho hình vuông ABCD và 17 đường thẳng phân biệt.
2
Mỗi đường thẳng chia hình vuông ABCD thành hai tứ giác có tỉ số diện tích là . Chứng minh rằng trong
3
17 đường thẳng đó có ít nhất là 5 đường thẳng đồng qui tại một điểm.

Câu 6. [0H1.1-4] (TRẦN HƯNG ĐẠO ĐĂK NÔNG-2018) Cho hai đường tròn ( ) và ( ) cắt nhau
1 2

tại P và Q, một đường thẳng d thay đổi đi qua P cắt ( ) tại A và cắt ( ) tại B sao cho P nằm giữa A
1 2

và B; C, D là hai điểm cố định lần lượt thuộc ( ) , ( ) sao cho P thuộc tia đối tia DC. Tia BD và đoạn
1 2

AC cắt nhau tại X, điểm Y thuộc ( ) sao cho PY song song BD, điểm Z thuộc ( ) sao cho PZ song
1 2

song AC. Gọi I, J lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABQ và CDQ.
a) Chứng minh IJ ⊥ XQ .
b) Chứng minh rằng khi d thay đổi thì đường thẳng YZ luôn đi qua một điểm cố định.
Câu 7. [0H1.1-4] (10-ĐÔNG DU-10T3-2018)
a) Giả sử tam giác ABC ( BC = a; AC = b; AB = c ) có ba góc A, B, C thỏa mãn điều kiện
8
cos A + cos B = 2cos C . Chứng minh bất đẳng thức c  max a, b . Đẳng thức xảy ra khi nào?
9
b) Cho tam giác ABC nhọn, các đường cao BK và CL cắt nhau tại H . Một đường thẳng đi qua H
cắt AB, AC lần lượt tại P, Q . Chứng minh rằng HP = HQ khi và chỉ khi MP = MQ . Với M là trung
điểm của cạnh BC .
Lê Thị Thụy Vi 1|Page
BDCTHH10

Câu 8. [0H1.1-4] (10-Nguyễn Tất Thành Đăk Nông-10T3-2018)


Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Các đường thẳng vẽ qua A, B, C đôi một song song
với nhau, cắt đường tròn (O) lần lượt tại A’, B’, C’ khác với A, B, C. Chứng minh rằng trực tâm của
các tam giác A’BC, B’CA, C’AB cùng nằm trên một đường thẳng.
Câu 9. [0H1.1-4] (10-NGUYỄN BỈNH KHIÊM-10T3-2017) Cho tam giác ABC . Ở miền trong của tam
giác đã cho có một điểm G . Các đường thẳng AG, BG, CG cắt các cạnh BC, CA, AB của tam giác lần
AG BG CG
lượt tại các điểm M , N , K thỏa điều kiện: = = = 6 . Chứng minh G là trọng tâm tam giác
MG NG KG
ABC .
Câu 10. [0H1.1-4] (10-HÙNG VƯƠNG-10T3-2019) Trong mặt phẳng cho một đa giác đều gồm 1999
cạnh. Người ta sơn các cạnh của đa giác bằng hai màu xanh và đỏ. Chứng minh rằng phải tồn tại 3 đỉnh
được sơn cùng một màu tạo thành một tam giác cân.
Câu 11. [0H1.1-4] (10-Nguyễn Đình Chiểu Đăk Nông-10T3-2018)
Cho tứ giác lồi ABCD. Xét M là điểm tùy ý. Gọi P, Q, R, S là các điểm sao cho:
MB + MC + MD = 4 MP ; MC + MD + MA = 4MQ ;
MD + MA + MB = 4 MR ; MA + MB + MC = 4 MS .
Tìm vị trí của điểm M sao cho PA = QB = RC = SD.
Câu 12. [0H1.1-4] (10-Lê Quý Đôn-10T3-2019)
Cho tam giác ABC, gọi D là trung điểm BC, P là điểm tùy ý trên đoạn AD. Gọi
E = BP  AC, F = CP  AB , E1 , F1 lần lượt là giao điểm của BP và CP với đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC. Chứng minh tứ giác EE1F1F nội tiếp.

Câu 13. [0H1.1-4] (TRẦN QUỐC TOẢN-10T3-2018) Trong mặt phẳng cho tam giác ABC và M là một
điểm di động. Tìm tập hợp các điểm M sao cho: 3MA − 2MB + MC = MB − MA
Câu 14. [0H1.1-4] (10-HAI BÀ TRƯNG-10T3-2017) Trong đường tròn (O) với hai dây cung AB và CD
cắt nhau tại M. Qua trung điểm S của đoạn BD kẻ SM cắt AC tại K.
AM 2 AK
Chứng minh rằng: =
CM 2 CK
Câu 15. [0H1.1-4] (10-ĐÔNG DU-10T3-2019) Trong hình tròn (C) tâm O, bán kính R = 2.5 cho 10
điểm bất kì. Chứng minh rằng có hai điểm mà khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 2.
Câu 16. [0H1.1-4] (10-LÊ HỒNG PHONG-10T3-2019) Cho tam giác ABC nhọn ( AB  AC ) có trực
tâm H. Đường thẳng qua H và vuông góc với đường phân giác trong của góc BAC cắt các cạnh AB và
AC tương ứng tại D và E. Chứng minh rằng đường thẳng nối tâm các đường tròn ngoại tiếp hai tam giác
ABC và ADE đi qua trung điểm của đoạn thẳng AH.
Câu 17. [0H1.1-4] (VICTORY-10T3-2018)
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (C) có tâm O. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Đường thẳng AI cắt cạnh BC của tam giác ABC tại L và cắt đường trung trực của cạnh BC tại Q. Chứng
minh rằng: AI.LQ=IL.IQ.
Câu 18. [0H1.1-4] (10-CƯMGA-10T3-2018) Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O)
( AB  BC  CA) , các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Đường tròn (K) ngoại tiếp tam giác HCD
cắt đường tròn (O) tại M (M khác C); BM cắt đường tròn (K) tại N (N khác M). Chứng minh rằng ba
điểm N, D, F thẳng hàng.

Lê Thị Thụy Vi 2|Page


BDCTHH10

Câu 19. [0H1.1-4] (10-Phan Đình Phùng-10T3-2017)


Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R = 5 . Hai đường chéo của tứ giác vuông
góc với nhau tại K và OK =1. Gọi S là diện tích của tam giác KCD. Chứng minh: 1< S < 4.
Câu 20. [0H1.1-4] (10-Tôn Đức Thắng-10T3-2018)
Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp được một đường tròn. Một đường thẳng đường  đi qua A cắt đoạn
thẳng BC, tia đối của tia CD tương ứng tại E, F (E, F không trùng với B, C). Gọi I1 , I 2 và I 3 lần lượt
là tâm đường tròn nội tiếp của các tam giác ABE, ECF và FAD. Tiếp tuyến của đường tròn ( I1 ) song
song với CD (gần CD hơn) cắt  tại H. Chứng minh rằng H là trực tâm của tam giác I1 I 2 I 3 .

Câu 21. [0H1.1-4] (10-HUỲNH THÚC KHÁNG-10T3-2019)


Cho tam giác ABC . Đặt CA = a; CB = b .Lấy các điểm A và B sao cho CA = ma; CB = nb . Gọi I là
giao điểm AB và AB Hãy biểu thị vecto CI theo hai vecto a; b
.
Câu 22. [0H1.1-4] (10-CAO NGUYÊN-10T3-2019) Cho hình bình hành ABCD . Các điểm M , N theo
thứ tự thuộc các cạnh BC , CD. Các điểm I , J , K theo thứ tự là trung điểm của AM , NA và MN .
Chứng minh rằng ba đường thẳng BI , DJ , CK đồng qui.

Câu 23. [0H1.1-4] (10-HOÀNG VIỆT-10T3-2019) Cho ABC với ba đường phân giác AD, BE, CF .
Chứng minh rằng:
1 1 1 1 1 1
+ +  + + .
AD BE CF BC CA AB
Câu 24. [0H1.1-4] (10-VIỆT ĐỨC-10T3-2018) Gọi H là trực tâm của tam giác ABC có 3 góc nhọn với
AA1 BB1 CC1
3 đường cao AA1 ; BB1 ; CC1 . Chứng minh rằng: + +  9 . Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?
HA1 HB1 HC1
Câu 25. [0H1.1-4] (TRƯỜNG CHINH-10T3-2018)
Cho M là một điểm nằm ở miền trong tam giác ABC và N, P, Q là ba điểm thẳng hàng nằm trên các
cạnh AB, BC, CA. Chứng minh rằng nếu:
S MAN S MBP S MAQ
+ =2 thì NP//AC
S MBN S MCP S MCQ

Câu 26. [0H1.1-4] (10-KRÔNG NÔ-10T3-2018) Trên mặt phẳng, cho đường tròn (O) và hai điểm cố
định B, C trên đường tròn sao cho BC không là đường kính của (O). Gọi A là điểm di động trên đường
tròn (O) và A không trùng với hai điểm B,C. Gọi D, K, J lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB và E, M,
N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B, C trên BC, DJ, DK. Chứng minh rằng các tiếp tuyến tại M,
N của đường tròn ngoại tiếp tam giác EMN luôn cắt nhau tại điểm T cố định khi A thay đổi trên (O).
Câu 27. [0H1.1-4] (10-Phan Đăng Lưu-10T3-2017)
1. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là điểm đối xứng của O
qua các đường thẳng BC, CA, AB; H là trực tâm của tam giác ABC và L là trọng tâm tam giác MNP.
Chứng minh rằng OA + OB + OC = OH và ba điểm O, H, L thẳng hàng.
2. Cho tứ giác lồi ABCD. Giả sử tồn tại một điểm M nằm bên trong tứ giác sao cho
MAB = MBC = MCD = MDA =  . Chứng minh đẳng thức sau:
AB 2 + BC 2 + CD 2 + DA2
cot  = ,
2 AC.BD.sin 
trong đó  là số đo góc giữa hai đường thẳng AC và BD.
Lê Thị Thụy Vi 3|Page
BDCTHH10

Câu 28. [0H1.1-4] (10-CAO NGUYÊN-10T3-2017) Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC, tiếp xúc
với các cạnh BC, CA, AB lần lượt ở D, E, F. Gọi M là giao điểm thứ hai của đường thẳng AD và đường
tròn (I); N, P theo thứ tự là giao điểm thứ hai của MB, MC và đường tròn (I). Chứng minh rằng MD, NE,
PF đồng quy.
Câu 29. [0H1.1-4] (10-CAO BÁ QUÁT-10T3-2017) Cho tam giác nhọn ABC , ba đường cao
AA1 , BB1 , CC1 của tam giác đồng quy tại. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để tam giác ABC đều
là: HA2 + HB 2 + HC 2 = 4 ( HA12 + HB12 + HC12 )
Câu 30. [0H1.1-4] (10-NGUYỄN CHÍ THANH-10T3-2018 ĐĂKNÔNG) Trên đường thẳng d lấy 4 điểm
A, B, C, D (theo thứ tự đó). Đường tròn đường kính AC và BD cắt nhau tại X, Y. Đường thẳng XY cắt
BC tại Z. Lấy P là một điểm trên XY khác Z. Đường thẳng CP cắt đường tròn đường kính AC tại điểm
thứ 2 là M, và BP cắt đường tròn đường kính BD tại điểm thứ 2 là N. Chứng minh rằng AM, DN và XY
đồng qui.
Câu 31. [0H1.1-4] (10-Nguyễn Du Đăk Nông-10T3-2018)
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn ( O ). AD, BE, CF là ba đường cao
( D  BC , E  CA, F  AB ) . Đường thẳng EF cắt BC tại G, đường thẳng AG cắt lại đường tròn (O)
tại điểm M .
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, M , E, F cùng nằm trên một đường tròn.
b) Gọi N là trung điểm cạnh BC và H là trực tâm tam giác ABC . Chứng minh rằng GH ⊥ AN

Lê Thị Thụy Vi 4|Page

You might also like