You are on page 1of 2

Trường Phổ thông Năng khiếu Bồi dưỡng học sinh giỏi

Email: ntvu@ptnk.edu.vn Chuyên đề hình học


Giáo viên: Nguyễn Tăng Vũ Nguyễn Công Thành

1 Bài tập hình học khởi động


Bài 1. Cho hai điểm P, Q thuộc miền trong của tam giác ABC sao cho

∠ACP = ∠BCQ, ∠CAP = ∠BAQ

Gọi D, E, F là hình chiếu vuông góc của P trên các đường thẳng BC, AC, AB. Chứng minh rằng nếu
∠DEF = 90◦ thì Q là trực tâm của tam giác BDF .

Bài 2. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AD và BD. Gọi M là trung
điểm AB, phân giá trong góc ∠BCA cắt DE tại P và cắt (O) tại Q. Gọi C 0 là điểm đối xứng của C qua
AB. Tính ∠C biết rằng 4 điểm M, P, Q và C 0 cùng thuộc một đường tròn.

Bài 3. Cho đường tròn (O) và điểm P nằm ngoài đường tròn. Vẽ các tiếp tuyến P A, P B đến (O) với A, B
là các tiếp điểm. C là điểm trên cung nhỏ AB, tiếp tuyến tại C cắt P A, P B và P O lần lượt tại D, E, F .
Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp các tam giác P AB, P DE và P CF cùng đi qua một điểm khác P .

Bài 4. (Chọn đội tuyển Toán Việt Nam năm 2000) Cho hai đường tròn (C1 ) và (C2 ) cắt nhau tại P và
Q. Tiếp tuyến chung (tiếp tuyến gần P ) tiếp xúc với (C1 ) tại A và tiếp xúc với (C2 ) tại B. Tiếp tuyến của
(C1 ) và (C2 ) tại P cắt hai đường tròn tại E và F (khác P ). Gọi H và K là các điểm trên tia AF và BE
sao cho AH = AP và BK = BP . Chứng minh rằng A, H, Q, K, B cùng thuộc một đường tròn.

Bài 5. (Đề thi chon đội dự tuyển PTNK năm 2009) Cho tam giác ABC nhọn. Trên các tia đối của các
tia BC, CA, AB lấy các điểm A1 , B1 , C1 sao cho tam giác A1 B1 C1 đồng dạng với tam giác ABC. Chứng
minh rằng trực tâm tam giác A1 B1 C1 cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài 6. (Đề thi HSG Toán Quốc Tế năm 2009) Cho tam giác ABC cân tại A. Phân giác trong góc A và B
cắt BC và AC lần lượt tại D và E. Gọi K là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ACD. Cho ∠BEK = 45o .
Tìm tất cả các giá trị của ∠BAC.

Bài 7. Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn tâm I. Trên các đoạn AI, BI và CI lấy các điểm
A0 , B 0 , C 0 . Đường trung trực của các đoạn AA0 , BB 0 , CC 0 đôi một cắt nhau tại A1 , B1 , C1 . Chứng minh
rằng tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC và tam giác A1 B1 C1 trùng nhau khi và chỉ khi I là
trực tâm của tam giác A0 B 0 C 0 .

Bài 8. (Đề thi toán Quốc tế năm 2017) Cho R, S là hai điểm phân biệt trên đường tròn Ω sao cho RS
không phải đường kính. Gọi d là tiếp tuyến của Ω tại R. Lấy điểm T sao cho S là trung điểm của đoạn
thẳng RT . Lấy điểm J trên cung nhỏ RS của Ω sao cho (JST ) cắt d tại hai điểm phân biệt. Gọi A là giao
điểm gần R nhất của d và (JST ). AJ cắt lại Ω tại K. Chứng minh KT tiếp xúc với (JST ).

Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R) và BC = R 3. Đường cao AD, trung điểm M của
BC, gọi D0 là điểm đối xứng của D qua M . Tiếp tuyến tại B, C của (O) cắt nhau tại P . Đường thẳng qua
D0 vuông góc với P D0 cắt AB, AC tại F và E.
a) Gọi K là điểm đối xứng của A qua M . Chứng minh (KCE) và (KBF ) tiếp xúc nhau.
b) Chứng minh E, F, P, K cùng thuộc một đường tròn.

Bài 10. (Đề thi HSG Bulgari năm 2016) Cho tam giác ABC cân tại C, trên tia đối của tia CA lấy điểm D
sao cho AC > CD. Phân giác ∠BCD cắt BD tại N . M là trung điểm BD, tiếp tuyến tại M của (AM D)
cắt BC tại P . Chứng minh rằng 4 điểm A, P, M, N cùng thuộc một đường tròn.

1
Bài 11. (Đề thi HSG Iran 2018 - Vòng 3) Cho tam giác ABC, đường tròn w thay đổi qua B, C cắt các
cạnh AB, AC tại E và F . BF, CE cắt (ABC) tại B 0 , C 0 . A0 là điểm thuộc BC sao cho ∠C 0 A0 B = B 0 A0 C.
Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác A0 B 0 C 0 luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 12. (Đề đề nghị kì thi Toán Quốc Tế 2017) Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O.
Đường thẳng OA cắt đường cao từ B và C của tam giác ABC lần lượt tại P và Q. H là trực tâm tam
giác ABC. Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác HP Q thuộc đường trung trung tuyến
của tam giác ABC.

You might also like