You are on page 1of 33

CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT

➢ Môn học: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT & THỐNG KÊ ỨNG DỤNG


➢ Số tín chỉ: 3
➢ Số tiết: 45
➢ GV: ThS. Nguyễn Đức Bằng; Email: nguyenducbang@gmail.com
➢ Cách tính điểm: Điểm QT x 0,4 + Điểm KTHP x 0,6.
✓ Điểm QT: (Điểm danh + Điểm KT)*0.5 + Điểm cộng(trừ)
✓ Điểm KTHP: Điểm thi cuối kỳ.
2

CHƯƠNG 1

BIẾN CỐ
XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

01/2023 ThS. Nguyễn Đức Bằng


NỘI DUNG CHƯƠNG 1
3

 PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ.


 CÁC PHÉP TOÁN GIỮA CÁC BIẾN CỐ.
 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ.
 XÁC SUẤT CỦA MỘT BIẾN CỐ.
 CÁC CÔNG THỨC XÁC SUẤT.
 XÁC SUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN.
 CÔNG THỨC XÁC SUẤT ĐẦY ĐỦ
 CÔNG THỨC BAYES.
KHÔNG GIAN MẪU & BIẾN CỐ
4

• Phép thử ngẫu nhiên: là các phép thử (thí nghiệm) mà


không thể đoán trước kết quả
• Không gian mẫu (): là tập hợp tất cả các kết quả có thể
xảy ra của phép thử ngẫu nhiên
• Biến cố ngẫu nhiên (A, B,…): là một tập hợp con của
không gian mẫu.
➢ Biến cố không thể: 
➢ Biến cố chắc chắn: 
PHÉP TOÁN GIỮA CÁC BIẾN CỐ
5

Phép toán : Tính chất :


 Phép cộng : 1. Giao hoán

A + B (hoặc AB) 2. Kết hợp

 Phép nhân : 3. Phân phối

AB (hoặc AB) 4. Phủ định của phủ định

 Phép đối lập : 5. Luật De Morgan


A 6. Lũy đẳng
7. Tính chất của  và 
8. Tính chất của biến cố đối
VÍ DỤ 1
6

Một hộp chứa các bi trắng và bi đen. Chọn lần lượt


(không hoàn lại ) ba viên bi. Gọi Ai = “viên bi được chọn
thứ i là bi trắng”, i=1,2,3. Dùng các phép toán của biến
cố, hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố Ai :
a) A = “Chỉ viên bi thứ nhất có màu trắng”.
b) B = “Hai viên bi cuối có màu trắng”.
c) C = “Có đúng một viên bi màu trắng”.
d) D = “Có ít nhất một viên bi màu trắng”.
e) E = “Có nhiều nhất một viên bi màu trắng”.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
7

A kéo theo B, (A  B) :
nếu A xảy ra thì B xảy ra

A tương đương B, (A = B) :
A xảy ra khi và chỉ khi B xảy ra

A xung khắc B, (A.B = ):


A và B không đồng thời xảy ra

Hệ {Ai} xung khắc từng đôi:


Ai và Aj xung khắc nhau, với mọi i  j
XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
8

Định nghĩa 1 : (cổ điển )

Định nghĩa 2 : (thống kê)


VÍ DỤ 2
9

Một hộp có chứa các viên bi có cùng kích thước và chất


liệu, trong đó có 10 viên bi màu trắng và 7 viên bi màu đen.
Chọn lần lượt (không hoàn lại) ba viên bi. Tính xác suất của
các biến cố :
a) A = “Chỉ viên bi thứ nhất có màu trắng”.
b) B = “Hai viên bi cuối có màu trắng”.
c) C = “Có đúng một viên bi màu trắng”.
d) D = “Có ít nhất một viên bi màu trắng”.
e) E = “Có nhiều nhất một viên bi màu trắng”.
10

Biến cố Biến cố hầu


P ( A) chắc chắn
hiếm

0% 100%
TÍNH CHẤT CỦA XÁC SUẤT
11

0 P(A)  1 ; A

P() = 0; P() = 1

P ( A ) = 1 − P ( A)

P(A+B) = P(A) + P(B) – P(AB) ;  A, B

Nếu A, B xung khắc thì : P(A+B) = P(A) + P(B)

Nếu AB thì : P(A)  P(B)


VÍ DỤ 3
12

Cho A, B là hai biến cố sao cho P(A) = 0,25; P(B) = 0,5;


P(AB) = 0,2. Hãy tính các xác suất sau :

a) P( A + B) = ?

b) P ( A + B ) = ?

c) P( A + B) = ?
VÍ DỤ 4
13

Giả sử rằng xác suất cổ phiếu của công ty dầu khí X tăng
giá vào ngày T là 60%; xác suất dầu thô tăng giá vào ngày T
là 40%; xác suất để cả hai biến cố trên xảy ra là 25%.
Hãy tính xác suất:
a) Có ít nhất một trong hai biến cố trên xảy ra.
b) Không có biến cố nào trong hai biến cố trên xảy ra.
c) Có đúng một trong hai biến cố trên xảy ra.
d) Nếu trong ngày T, dầu thô tăng giá thì khả năng ngày
đó cổ phiếu X tăng giá là bao nhiêu?
XÁC SUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
14

Xác suất để A xảy ra khi B đã xảy ra:


P ( AB )
P ( A B) =
P ( B)
(với P(B) > 0)

P ( A.B ) = P ( A B ) .P ( B ) = P ( B | A) .P ( A)
VÍ DỤ 5
15

Một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện một cuộc
khảo sát về sở thích sản phẩm A của người dân tại một khu
vực. Kết quả khảo sát như sau :
15% người có giới tính nam thích sản phẩm A;
25% người có giới tính nam không thích sản phẩm A;
50% người có giới tính nữ không thích sản phẩm A;
10% người có giới tính nữ thích sản phẩm A.
Với số liệu trên, hãy cho biết giới tính có ảnh hưởng đến sở
thích sản phẩm A của người dân tại khu vực này?
Ví dụ 6
16

Một nhân viên đến bán hàng tại một khu vực A hai lần.
Giả sử xác suất người đó bán được hàng ở lần đầu là 0,8.
Nếu lần trước bán được hàng thì xác suất để lần sau người
đó bán được hàng là 0,9; nếu lần trước không bán được
hàng thì xác suất để lần sau người đó bán được hàng là 0,4.
Tính xác suất:
a) Người đó chỉ bán được hàng ở lần 2.
b) Người đó bán được hàng đúng 1 lần.
SỰ ĐỘC LẬP CỦA CÁC BIẾN CỐ
17

A và B độc lập khi và chỉ khi:

P ( AB ) = P ( A) .P ( B )

{Ai} độc lập từng đôi


 Ai & Aj độc lập ij
VÍ DỤ 7
18

Có hai người VĐV bóng rổ cùng thi tài ném bóng vào rổ
từ một khoảng cách nhất định. Biết rằng xác suất ném bóng
vào rổ của các VĐV lần lượt là 0,8; 0,85.
Mỗi người thực hiện một lần ném bóng.
Tính xác suất để
a) Có đúng một người ném bóng vào rổ?
b) Có ít nhất một người ném bóng vào rổ?
Câu hỏi thảo luận
19

Câu 1:
Có hai người A; B tham gia trò chơi tung đồng xu, luật
chơi như sau: hai người chơi luân phiên tung 1 đồng xu cân
đối và đồng chất, trò chơi sẽ dừng lại khi nào có người
tung được mặt ngửa và khi đó người này sẽ thắng. Giả sử
người A thực hiện tung đồng xu trước.
Khả năng thắng của hai người có bằng nhau không?
Câu hỏi thảo luận
20

Câu 2:
Có hai người A; B tham gia trò chơi bốc thăm trúng
thưởng, luật chơi như sau: mỗi người chọn ngẫu nhiên
(không hoàn lại) 1 lá thăm từ một hộp có 10 lá thăm trong
đó có 3 thăm trúng thưởng. Giả sử người A thực hiện
trước.
Khả năng chọn được thăm trúng thưởng của hai người
chơi có bằng nhau không?
HỌ ĐẦY ĐỦ CÁC BIẾN CỐ
21

Họ biến cố {A1,…,An} gọi là họ đầy đủ các biến cố nếu:


➢Họ biến cố {A1,…,An} xung khắc từng đôi.
➢A1 + A2 + …+An = .

 A1
A
A2 A4

A3
CÔNG THỨC XÁC SUẤT ĐẦY ĐỦ -
CÔNG THỨC BAYES
22

Với họ đầy đủ các biến cố {A1,…,An}, ta có:

n
P ( A) =  P ( Ai ).P ( A Ai ) (Công thức xác suất đầy đủ)
i =1

P ( Ai ).P ( A Ai )
P ( Ai A) = n

 P( Ai ).P( A Ai )
i =1
(Công thức Bayes)
VÍ DỤ 8
23

Có 4 thùng thư với bề ngoài giống nhau, thùng I chứa


10 thư T và 10 thư N, thùng II chứa 20 thư T và 30 thư N,
thùng III chứa 30 thư T và 50 thư N, thùng IV chứa 40 thư
T và 70 thư N. Một người chọn ngẫu nhiên một thùng thư,
rồi từ thùng đó chọn ngẫu nhiên một thư.
a) Tính xác suất để chọn được thư T.
b) Biết rằng người đó đã chọn được thư T, tính xác
suất người này chọn được thùng thư thứ nhất
CÔNG THỨC CỘNG
24

Với {A1;A2;A3} bất kỳ:


3
P ( A1 + A2 + A3 ) =  P( Ai ) −  P( Ai Aj ) + P( A1 A2 A3 )
i =1 1i  j 3

Với {A1;A2;A3} xung khắc:

P( A1 + A2 + A3 ) = P( A1 ) + P( A2 ) + P( A3 )
CÔNG THỨC NHÂN
25

Với {A1;A2;A3} bất kỳ:

P( A1 A2 A3 ) = P( A1 ).P( A2 A1 ).P( A3 A1 A2 )
Với {A1;A2;A3} độc lập :

P( A1 A2 A3 ) = P( A1 ).P( A2 ).P( A3 )
MÔ HÌNH CHỌN KHÔNG HOÀN LẠI
26

N–M Chọn ngẫu


M
(phần tử nhiên (không
k n–k
được
đánh dấu) hoàn lại) n
phần tử

Xác suất chọn được đúng k phần tử được đánh dấu:


k n−k
C .C
M N −M
n
C N
MÔ HÌNH DÃY PHÉP THỬ ĐỘC LẬP
27

Lần 1 Lần 2 … Lần n

p 1-p p 1-p p 1-p

Xác suất để A xảy ra đúng k lần trong n lần thực hiện phép thử:

Cnk pk (1 − p)n−k
BÀI TẬP 1
28

Một khu vực dân cư có 50% nói được tiếng Anh, 40%
nói được tiếng Pháp, 30% nói được tiếng Đức, 20% nói
được tiếng Anh và tiếng Pháp, 15% nói được tiếng Anh và
tiếng Đức, 10% nói được tiếng Pháp và tiếng Đức, 5% nói
được cả ba thứ tiếng. Chọn ngẫu nhiên một người sống
trong khu vực này. Tính xác suất người đó:
a) Nói được ít nhất 1 trong 3 thứ tiếng nói trên.
b) Chỉ nói được tiếng Anh và tiếng Pháp
BÀI TẬP 2
29

Một lô hàng có 100 sản phẩm, trong đó có 80 chính


phẩm. Người ta chọn ngẫu nhiên từ lô hàng này 3 sản phẩm.
Tính xác suất để chọn được đúng 2 chính phẩm theo ba
cách chọn như sau:
a) Chọn ngẫu nhiên (không hoàn lại).
b) Chọn lần lượt từng sản phẩm (không hoàn lại).
c) Chọn lần lượt từng sản phẩm (có hoàn lại).
BÀI TẬP 3
30

Một đề thi có 50 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả


lời trong đó chỉ có 1 phương án trả lời đúng. Một thí sinh
“không biết gì” đã trả lời tất cả các câu hỏi bằng cách chọn
ngẫu nhiên các phương án trả lời.
a) Tính xác suất thí sinh đó trả lời đúng 10 câu hỏi.
b) Tính xác suất thí sinh đó trả lời đúng ít nhất 10 câu hỏi.
BÀI TẬP 4
31

Có hai lô hàng chứa các sản phẩm cùng loại, trong


đó: Lô I có 5 phế phẩm và 10 chính phẩm; lô II có 3
phế phẩm và 12 chính phẩm.
Từ mỗi lô hàng chọn ngẫu nhiên (không hoàn lại) 3
sản phẩm.
a) Tính xác suất để chọn được đúng 6 phế phẩm.
b) Tính xác suất để chọn được ít nhất 5 phế phẩm.
BÀI TẬP 5
32

Một công ty có ba phân xưởng sản xuất: phân xưởng A


sản xuất 50%, phân xưởng B sản xuất 30%, phân xưởng C
sản xuất 20% tổng sản phẩm của công ty. Tỉ lệ phế phẩm
của các phân xưởng lần lượt là 1%, 2%, 5%.
a) Tính tỉ lệ phế phẩm của công ty đó?
b) Chọn ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ kho hàng của công
ty đó thì nhận được phế phẩm. Theo bạn, sản phẩm này do
phân xưởng nào sản xuất? Tại sao?
BÀI TẬP 6
33

Có 3 cửa hàng (CH) cùng bán một loại hàng hóa, cạnh
tranh nhau trong một khu vực có 1000 khách hàng.
Thời điểm ban đầu (tháng Một), số khách của từng cửa
hàng được thống kê như sau: CH1 có 200 khách; CH2 có
500 khách; CH3 có 300 khách.
Mỗi tháng, CH1 bị mất 10% cho CH2 và 10% khách cho
CH3; CH2 bị mất 7% cho CH1 và 3% khách cho CH3; CH3
bị mất 8% cho CH1 và 6% khách cho CH2.
Tính số khách của từng cửa hàng trong tháng Ba?

You might also like