You are on page 1of 208

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT


Khoa cơ bản

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


i

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

1.1 Hàm số.................................................................................................. 1

1.2 Giới hạn của hàm số ........................................................................... 20

1.3 Giới hạn của dãy số ............................................................................ 35

1.4 Liên tục ............................................................................................... 38

Bài tập Chương 1 ............................................................................... 44

Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

2.1 Đạo hàm và tốc độ biến thiên ............................................................. 55

2.2 Các quy tắc tính đạo hàm ................................................................... 61

2.3 Đạo hàm hàm ẩn ................................................................................. 70

2.4 Vi phân ............................................................................................... 76

2.5 Các ứng dụng của đạo hàm ................................................................ 77

Bài tập Chương 2 ............................................................................... 99

Chương 3: TÍCH PHÂN

3.1 Nguyên hàm ..................................................................................... 108

3.2 Tích phân xác định ........................................................................... 109

3.3 Tích phân bất định ............................................................................ 121

3.4 Các kỹ thuật tính tích phân ............................................................... 122

3.5 Tích phân suy rộng ........................................................................... 134

3.6 Ứng dụng trong kinh tế .................................................................... 140


ii

Bài tập Chương 3 ............................................................................. 145

Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

4.1 Các định nghĩa.................................................................................. 152

4.2 Giới hạn và liên tục .......................................................................... 154

4.3 Đạo hàm và vi phân.......................................................................... 157

4.4 Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu ...................................................... 163

4.5 Ứng dụng trong kinh tế .................................................................... 169

Bài tập Chương 4 ............................................................................. 176

Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

5.1 Phương trình vi phân tổng quát ........................................................ 182

5.2 Phương trình vi phân cấp một .......................................................... 182

5.3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai .......................................... 188

5.4 Ứng dụng trong kinh tế .................................................................... 197

Bài tập Chương 5 ............................................................................. 200

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 203


Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN
(FUNCTIONS AND LIMITS)
1.1 HÀM SỐ

ĐỊNH NGHĨA HÀM SỐ (DEFINITION OF FUNCTIONS)


Để nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội, người ta cần một sự biểu
diễn toán học nào đó để mô tả các đại lượng, các yếu tố liên quan đến đối
tượng đang xét. Việc nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng đó sẽ giúp
cho việc mô tả trở nên đơn giản và chính xác hơn. Hàm số xuất hiện khi có
một đại lượng phụ thuộc vào một đại lượng khác.
Ví dụ 1:
a. Diện tích A của một hình tròn phụ thuộc vào bán kính r của nó theo
công thức A   r 2 . Với mỗi số dương r sẽ cho duy nhất một giá trị
A tương ứng, ta gọi A là một hàm theo r.
b. Trong kinh tế học, xét trong một thời
gian nhất định, lượng cầu (quantity Giá P Lượng cầu Qd
(1000 đồng/bộ) (1000 bộ/tuần)
demanded) của một loại hàng hóa/
dịch vụ nào đó là số lượng của loại 40 160
hàng hóa/dịch vụ đó mà người mua 80 120
muốn mua và có khả năng mua ứng
với một mức giá (price) nhất định 120 80
(giả sử các nhân tố khác không thay 160 40
đổi). Với mỗi mức giá P cho tương 200 0
ứng một giá trị của lượng cầu Qd , ta
gọi Qd là một hàm theo P.

c. Giá tiền C để chuyển phát nhanh


w (ounce) C ( w) (dollar)
một lá thư phụ thuộc vào cân nặng
w của nó. Một bưu điện có thể quy 0  w 1 0.88
định cước phí theo cân nặng như 1 w  2 1.05
sau: cân nặng đến 1 ounce có cước 2 w3 1.22
phí là 0.88 dollar, cân nặng từ hơn 1 3 w 4 1.39
ounce đến 2 ounce có cước phí là 4 w5 1.56
. .
1.05 dollar… . .
. .
Với mỗi giá trị của w cho tương ứng 12  w  13 2.92
một giá trị của C. Ta gọi C là một
hàm theo w.

ĐỊNH NGHĨA: Cho D và E là các tập


con của tập số thực (real). Hàm số
(function) f là một quy tắc cho tương
ứng mỗi phần tử x trong tập D với duy
nhất một phần tử f ( x) trong tập E.
2 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

D gọi là miền xác định (domain),


E gọi là miền giá trị (range),
x gọi là biến độc lập (independent variable),
y  f ( x) gọi là biến phụ thuộc (dependent variable).

Đồ thị (graph) của hàm f là tập hợp tất cả các điểm ( x, y) thỏa
y  f ( x) , với x  D.

Ví dụ 2: Cho đồ thị hàm số như hình bên:


a. Tính các giá trị f (1) , f (5) và f (7) .
b. Cho biết miền xác định và miền giá trị của
f.
Giải:
a. f (1)  3 , f (5)  0.7 , f (7)  0 .
b. Miền xác định: D  [0, 7].
Miền giá trị: E  [  2, 4].
Ví dụ 3: Vẽ đồ thị, tìm miền xác định và miền giá trị của mỗi hàm số sau:
a. f ( x)  2 x  1 b. g ( x)  x 2
Giải:
a. Đây là phương trình đường thẳng có hệ số góc
là 2 .
Miền xác định: D  .
Miền giá trị: E  .

b. Đây là phương trình của parabol, đỉnh A(0, 0) .


Miền xác định: D 
Miền giá trị: E  [0, ).
1.1 HÀM SỐ 3

Ví dụ 4: Tìm miền xác định của các hàm số sau:


1
a. f ( x)  x  2 b. g ( x) 
x x
2

Giải:
a. Căn bậc hai của một số thực âm không được định nghĩa, miền xác
định của f là tập hợp tất cả các giá trị của x thỏa mãn x  2  0
 x  2. Vậy miền xác định của f là D  [  2, ).
b. Hàm g ( x) xác định khi mẫu số khác 0. Miền xác định của g :
D  x  x  0, x  1  (, 0)  (0, 1)  (1, ).

TIÊU CHUẨN ĐƯỜNG THẲNG ĐỨNG:


Đường cong trong mặt phẳng Oxy là đồ thị của hàm f khi và chỉ khi
không có đường thẳng đứng nào cắt đường cong nhiều hơn một điểm.

Ví dụ, parabol trong hình vẽ (a) dưới đây không phải là đồ thị của một hàm
theo x vì có đường thẳng đứng cắt đồ thị tại hai điểm. Tuy nhiên, nếu xem
x như là một hàm theo y thì (a) là đồ thị của hàm x  y 2  2 . Vì
x  y 2  2  y 2  x  2  y   x  2 nên (b) là đồ thị của hàm
y  x  2 , (c) là đồ thị của hàm y   x  2.

HÀM ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA TỪNG MIỀN (PIECEWISE DEFINED


FUNCTIONS)
Các hàm sau đây được định nghĩa bởi các công thức khác nhau trên mỗi
tập con khác nhau của miền xác định.
4 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Ví dụ 5: Hàm giá trị tuyệt đối:


 x, x  0
y x  .
  x, x  0
Ví dụ 6: Cho hàm số f xác định bởi
 1  x, x  1
f ( x)   2 .
 x , x  1
Tính f (0) , f (1) , f (2) và vẽ đồ thị hàm số đã
cho.
Giải: Vì 0  1  f (0)  1  0  1 ,
1  1  f (1)  1  1  0 ,
2  1  f (2)  22  4.
Với hàm f đã cho, nhận xét:
 Nếu x  1, giá trị f ( x) là 1  x : một phần đồ thị của hàm f là đường
thẳng y  1  x nằm phía bên trái đường thẳng x  1 .
 Nếu x  1 , giá trị f ( x) là x 2 : phần còn lại của đồ thị hàm f là
parabol y  x 2 nằm phía bên phải đường thẳng x  1 .
Ví dụ 7: Tìm công thức biểu diễn hàm số f có đồ thị như hình sau.
Giải: Bằng cách viết phương trình đường thẳng
đi qua hai điểm, công thức cần tìm của đồ thị
hàm f đã cho là:
 x, 0  x 1

f ( x)  2  x, 1  x  2.
0, x2

Ví dụ 8: Trong Ví dụ 1c ở đầu mục này,
chi phí phân phát C ( w) của một lá thư
chuyển phát nhanh có cân nặng w là một
hàm được định nghĩa từng miền bởi theo
bảng giá:
 0.88, 0  w  1
1.05, 1  w  2

C ( w)  1.22, 2  w  3
1.39, 3  w  4

 ...
Hàm có dạng trên gọi là hàm bước nhảy
(step function).
1.1 HÀM SỐ 5

SỰ ĐỐI XỨNG (SYMMETRY)

 f là hàm số chẵn (even function) trên


miền D nếu:
 x  D và f ( x)  f ( x), x  D.
 f là hàm số lẻ (odd function) trên miền
D nếu:
 x  D và f ( x)   f ( x), x  D.
 Đồ thị hàm số chẵn nhận trục Oy làm
trục đối xứng.
 Đồ thị hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm
đối xứng.

Ví dụ 9: Các hàm số sau là chẵn, lẻ hay không chẵn không lẻ?


a. f ( x)  x 5  x b. g ( x)  1  x 4
c. h( x)  2 x  x 2
Giải:
a. f ( x)  ( x)5  ( x)    x5  x    f ( x) . Vậy f là hàm lẻ.
b. g ( x)  1  ( x)4  1  x 4  g ( x) . Vậy g là hàm chẵn.
c. h( x)  2( x)  ( x)2  2 x  x 2 . Ta có h( x)  h( x) và
h( x)  h( x) nên hàm h không chẵn cũng không lẻ.
Đồ thị của các hàm trên:

HÀM SỐ TĂNG, GIẢM (INCREASING AND DECREASING


FUNCTIONS)

 Hàm số f tăng trên khoảng I nếu


x1  x2  f ( x1 )  f ( x2 ), x1 , x2  I .
 Hàm số f giảm trên khoảng I nếu
x1  x2  f ( x1 )  f ( x2 ), x1 , x2  I .
 Đồ thị hàm số tăng có dáng điệu đi lên kể từ trái sang phải.
 Đồ thị hàm số giảm có dáng điệu đi xuống kể từ trái sang phải.
6 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Hàm f trong hình vẽ: tăng trên đoạn [a, b] và [c, d ] , giảm trên đoạn
[b, c] .

Ví dụ 10: Hàm số y  x 2 giảm trong khoảng


(, 0] và tăng trong khoảng [0, ) .

KẾT HỢP CÁC HÀM (COMBINATIONS OF FUNCTIONS)


Cho 2 hàm f , g có miền xác định lần lượt là A và B. Khi đó:
 Tổng (sum) và hiệu (difference) của f và g :
( f  g )( x)  f ( x)  g ( x) có miền xác định: A  B.
 Tích (product) của hai hàm f và g :
( fg )( x)  f ( x) g ( x) có miền xác định: A  B.
 Thương (quotient) của hai hàm f và g :

có miền xác định:  x  A  B g ( x)  0 .


f f ( x)
( x) 
g g ( x)
 Hàm hợp (composition) của hai hàm f
và g :
( f g )( x)  f  g ( x) 
( f g )( x) được xác định khi g ( x) và
f  g ( x)  được xác định.
Ví dụ 11: Cho f ( x)  x và g ( x)  2  x tìm
các hàm sau đây và chỉ ra miền xác định:
f
f  g , fg , , f g , g f , f f , g g.
g
Giải: f ( x)  x có miền xác định A  [0, ) , g ( x)  2  x có miền xác
định B  (, 2] , do đó :
 ( f  g )( x)  x  2  x có miền xác định:
1.1 HÀM SỐ 7

A  B  [0, )  (, 2]  [0, 2] .

 ( fg )( x)  x . 2  x có miền xác định: A  B  [0, 2].

có miền xác định: [ A  B] \ x g ( x)  0  [0, 2).


f x
 ( x) 
g 2 x
 ( f g )( x)  f  g ( x)   f  
2  x  4 2  x có miền xác định:
x 2  x  0  (, 2].

 ( g f )( x)  g  f ( x)   g x   2  x có miền xác định:


x x  0  x 2  x  0  [0, 4].
 ( f f )( x)  f  f ( x)   f  x   x có miền xác định:
4

x x  0  [0, ).

 ( g g )( x)  g  g ( x)   g  
2  x  2  2  x có miền xác định:

x  
2  x  0  x 2  2  x  0   2, 2.

Ví dụ 12: Cho F ( x)  cos2 ( x  9) .


Tìm các hàm f , g và h sao cho F  f g h.
Giải: Ta có thể viết: F ( x)   cos( x  9)  .
2

Đặt: h( x)  x  9, g ( x)  cos x, f ( x)  x 2 .
Khi đó: f  g  h( x)    f  g ( x  9)   f  cos( x  9)   cos 2  x  9   F ( x).

HÀM SỐ NGƯỢC (INVERSE FUNCTIONS)


Đôi khi, ta muốn xem xét vấn đề theo một quan điểm, một góc nhìn khác
với dự định ban đầu. Chẳng hạn, quan sát thị trường vàng ở một quận tại
Hà Nội vào một thời điểm nào đó người ta ghi nhận được lượng cầu Qd
ứng với từng mức giá một chỉ vàng P, tức là xem Qd là hàm theo P :
Qd  f ( P). Ngược lại, khi nhà kinh doanh quan tâm đến việc P phụ thuộc
vào Qd như thế nào, người này sẽ xem P là hàm theo Qd : P  g (Qd ). Ta
gọi đó là hàm ngược của f , kí hiệu là f 1 .

P (triệu đồng) Qd (kg) Qd (kg) P (triệu đồng)


4.5 5 5 4.5
4.3 10 10 4.3
4.0 20 20 4.0
3.9 30 30 3.9
3.7 50 50 3.7
3.5 60 60 3.5

Lượng cầu là hàm của giá cả Giá cả là hàm của lượng cầu
8 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

ĐỊNH NGHĨA: Hàm f gọi là hàm 1-1 (one to one function) nếu nó
không nhận cùng một giá trị hai lần, có nghĩa f ( x1 )  f ( x2 ), x1  x2 .

Ví dụ 13: f là hàm 1-1, g không phải hàm 1-1 vì g nhận giá trị 4 hai
lần: g (2)  g (3)  4.

TIÊU CHUẨN ĐƯỜNG NẰM NGANG:


Hàm f là 1-1 khi và chỉ khi không có
đường thẳng nằm ngang nào cắt đồ thị
của nó tại nhiều hơn một điểm.

Ví dụ 14: Hàm số f ( x)  x3 có là hàm 1-1 không?


Giải:
 Cách 1: x1  x2  x13  x23 .
Theo định nghĩa, f là hàm 1-1.

 Cách 2: Từ hình vẽ ta thấy không có đường thẳng nằm ngang nào cắt
đồ thị hàm f ( x)  x3 nhiều hơn 1 điểm. Theo Tiêu chuẩn đường nằm
ngang, f là hàm 1-1.

Ví dụ 15: Hàm số g ( x)  x 2 có là hàm 1-1 không?


Giải: Hàm g ( x)  x 2 không phải hàm 1-1 vì:
1  1 nhưng g (1)  g (1)  1.

ĐỊNH NGHĨA: Cho f là hàm 1-1, có miền xác định A và miền giá trị
B. Hàm ngược của f là f 1 có miền xác định B, miền giá trị A và
được xác định:
f 1 ( y)  x  f ( x)  y, y  B
1.1 HÀM SỐ 9

Ví dụ 16: Biết f là hàm 1-1 và f (1)  5, f (3)  7, f (8)  10. Tính


f 1 (5), f 1 (7), f 1 (10).
Giải: f 1 (5)  1 vì f (1)  5, f 1 (7)  3 vì f (3)  7,
f 1 (10)  8 vì f (8)  10.

Lưu ý:

miền xác định của f 1 = miền giá trị của f


miền giá trị của f 1 = miền xác định của f

Ta thường ký hiệu x là biến độc lập, y là biến phụ thuộc nên sẽ viết hàm
số ngược là:
f 1 ( x)  y  f ( y)  x.
1

Ví dụ, hàm ngược của hàm f ( x)  x là y  f ( x)  x vì


3 1 3

3
 1  1
f ( y )  f  x 3    x 3   x.
   
Từ định nghĩa hàm ngược ta có kết quả:

f 1  f ( x)   x, x  A ; f  f 1 ( x)   x, x  B
1

Ví dụ, hàm ngược của hàm f ( x)  x3 là f 1 ( x)  x 3 . Ta có:


3
1
 1
f 1
 f ( x)    x 
3 3  x, f  f ( x)    x 3   x.
1

 

CÁCH TÌM HÀM NGƯỢC CỦA HÀM f 1-1


Bước 1: Viết y  f ( x) .
Bước 2: Giải phương trình trên tìm x theo y (nếu có thể).
Bước 3: Hoán đổi x và y , kết quả là y  f 1 ( x) .

Ví dụ 17: Tìm hàm ngược của hàm f ( x)  x3  2.


Giải: y  x3  2  x3  y  2  x  3 y  2.
10 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Hoán đổi x và y : y  3 x  2.
Hàm ngược là y  f 1 ( x)  3 x  2.

Đồ thị hàm ngược f 1 có


được bằng phép lấy đối
xứng đồ thị hàm f qua
đường thẳng y  x .

Ví dụ 18: Vẽ đồ thị hàm số f ( x)  1  x


và đồ thị hàm ngược của nó trên cùng hệ trục
tọa độ.
Giải: Trước hết vẽ đường cong y  1  x
(là nửa trên của parabol y 2  1  x hay
x   y 2  1 ) rồi lấy đối xứng qua đường thẳng
y  x ta có đồ thị hàm f 1 .

CÁC HÀM SỐ CƠ BẢN (ESSENTIAL FUNCTIONS)


Mô hình toán học (mathematical model) là một sự mô tả toán học (thường
dưới dạng một hàm hay một phương trình) về những hiện tượng tự nhiên
và xã hội như: độ tăng dân số, tuổi thọ trung bình của một người, tốc độ rơi
của vật, độ biến động của giá cổ phiếu, lợi nhuận của một danh mục đầu
tư… Mục đích của việc mô tả này là làm tăng thêm sự hiểu biết về các hiện
tượng cũng như đưa ra các dự đoán về chúng trong tương lai.

Tiến trình xây dựng một mô hình toán học là một vòng khép kín. Ban đầu
từ những vấn đề thực tế người ta đưa ra mô hình toán học của chúng. Tiếp
theo, dùng công cụ toán học để giải quyết và đưa ra những kết luận toán
học. Những kết luận này giúp làm sáng tỏ hoặc đưa ra các dự đoán. Sau đó,
đối chiếu các dự đoán với dữ liệu thực tế mới, nếu chưa đúng thì phải xem
xét lại mô hình ban đầu và có thể phải xây dựng một mô hình khác. Quá
trình này cứ tiếp diễn để xây dựng mô hình mới tốt hơn.
Dĩ nhiên, việc một mô hình toán học phản ánh tuyệt đối chính xác một hiện
tượng tự nhiên xã hội chỉ là lí tưởng. Thông thường, ta phải giảm bớt đi ít
nhiều điều kiện ràng buộc. Một mô hình tốt là mô hình vừa cho phép thực
hiện các tính toán toán học vừa cung cấp kết quả có độ chính xác vừa đủ để
có giá trị thực tế.
Có nhiều loại hàm số được dùng để mô hình hóa các mối quan hệ trong
thực tế. Dưới đây giới thiệu một số hàm số cơ bản.
1.1 HÀM SỐ 11

HÀM TUYẾN TÍNH (LINEAR FUNCTIONS)

Ta nói y là một hàm tuyến tính của x nếu y có dạng: y  mx  b .


Đồ thị của hàm y là đường thẳng có hệ số góc m và cắt trục tung tại
điểm có tung độ b .

Nét đặc trưng của hàm tuyến tính là nó thay đổi theo tốc độ hằng. Hằng số
đó chính là hệ số góc m .
Ví dụ, xét hàm
f ( x)  3 x  2
xem bảng tính các
giá trị của y ta có
nhận thấy khi x
tăng 0.1 thì f ( x)
tăng 0.3, tức f ( x)
tăng nhanh gấp 3
lần x.

Ví dụ 19: Đài thiên văn Mauna CO2 level CO2 level


Year Year
Loa thống kê lượng carbon (in ppm) (in ppm)
dioxide trung bình trong khí 1980 338.7 1996 362.4
1982 341.2 1998 366.5
quyển, theo đơn vị phần triệu, từ 1984 344.4 2000 369.4
năm 1980 đến 2008 (bảng bên). 1986 347.2 2002 373.2
Sử dụng dữ liệu đã cho để tìm 1988 351.5 2004 377.5
1990 354.2 2006 381.9
mô hình toán học cho mức 1992 356.3 2008 385.6
carbon dioxide. 1994 358.6

Giải:
Số liệu trong bảng được
biểu diễn như hình vẽ, ta
thấy các điểm nằm gần
như trên một đường thẳng,
một cách tự nhiên ta liên
tưởng tới kiểu mô hình
tuyến tính. Tuy nhiên, ta
nên chọn đường thẳng nào
để có xấp xỉ tốt? Một khả
năng là đường thẳng đi qua
điểm đầu và điểm cuối của
dữ liệu, hệ số góc của
đường thẳng này:
385.6  338.7 46.9
  1.675.
2008  1980 28
Phương trình của đường thẳng là:
C  338.7  1.675(t  1980)  C  1.675t  2977.8.
12 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Ví dụ 20: Trong kinh tế vĩ mô,


hàm đầu tư (investment function)
tuyến tính có dạng:
I  c  d .r
với c, d là các hằng số dương, c
là đầu tư không phụ thuộc vào lãi
suất r (interest rate).
Đường dốc xuống có ý nghĩa là
khi lãi suất giảm thì người ta sẽ
đầu tư thay vì chi tiêu; khi lãi suất
tăng thì người ta sẽ đầu tư ít đi mà
chi tiêu (nhằm tránh bị tổn hại do sức mua của đồng tiền suy giảm).

ĐA THỨC (POLYNOMIALS)
Hàm P gọi là một đa thức nếu:
P( x)  an xn  an1 xn1  ...  a2 x 2  a1 x  a0 , n  , an  0
a0 , a1 , ..., an : hệ số (coefficient) của đa thức, n: bậc (degree) của đa thức.
Miền xác định của đa thức: D  .
Đa thức bậc 1 có dạng P( x)  mx  b (m  0) , đây là hàm tuyến tính.
Đa thức bậc 2 có dạng P( x)  ax 2  bx  c (a  0), gọi là hàm bậc hai
(quadratic function), có đồ thị là parabol, hướng bề lõm lên trên khi a  0
và xuống dưới khi a  0.

Đa thức bậc 3 có dạng P( x)  ax3  bx 2  cx  d (a  0) , gọi là hàm bậc


ba (cubic function).
Các đồ thị dưới đây cho ta hình ảnh các đa thức bậc 3, bậc 4, bậc 5:
1.1 HÀM SỐ 13

HÀM LŨY THỪA (POWER FUNCTIONS)


Hàm lũy thừa có dạng f ( x)  x a với a là hằng số (constant).
 Khi a  n là số nguyên dương (positive integer):

Hình dáng đồ thị hàm f ( x)  x n phụ thuộc vào n chẵn hay lẻ. Nếu n chẵn
thì f là hàm chẵn có đồ thị tương tự như parabol y  x 2 , nếu n lẻ thì f
là hàm lẻ có đồ thị tương tự hàm y  x3 .

1
 Khi a  với n nguyên dương:
n
1

Hàm f ( x)  x  n x là hàm căn thức (root function).


n

Với n chẵn: Miền xác định: D  [0, ) .


Với n lẻ: Miền xác định: D  .
14 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

 Khi a  1:
Đồ thị hàm nghịch đảo (reciprocal function)
1
f ( x)  x 1  là hyperbol có các đường tiệm
x
cận (asymptote) là các trục tọa độ.

HÀM HỮU TỶ (RATIONAL FUNCTIONS)


P( x)
Hàm hữu tỷ có dạng f ( x)  , với P, Q là các
Q( x)
đa thức.
Miền xác định là tập các giá trị x thỏa Q( x)  0 .
2 x4  x2  1
Ví dụ, hàm f ( x)  là hàm hữu tỷ có
x2  4
miền xác định  x x  2 .

HÀM ĐẠI SỐ (ALGEBRAIC FUNCTIONS)


Sử dụng các phép toán đại số: cộng (addition), trừ (subtraction), nhân
(multiplication), chia (division), lấy căn (taking roots) các hàm đa thức ta
được hàm đại số. Ví dụ, hàm hữu tỷ và các hàm sau là hàm đại số:
x 4  16 x 2
f ( x)  x  1 ,
2
g ( x)   ( x  2) 3 x  1
x x
Đồ thị các hàm đại số khá đa dạng, dưới đây là hình ảnh một số hàm đại
số:

HÀM LƯỢNG GIÁC (TRIGONOMETRIC FUNCTIONS)


 Hàm y  sin x và y  cos x :
Cả 2 hàm sin và cosin có miền xác định là và miền giá trị là [1, 1] :

1  sin x  1, 1  cos x  1

Các hàm sin và cosin tuần hoàn (periodic) với chu kỳ (period) 2 , có
nghĩa với mọi x:
1.1 HÀM SỐ 15

sin( x  k 2 )  sin x, cos( x  k 2 )  cos x, k 

Mô hình hàm tuần hoàn phù hợp mô tả các hiện tượng lặp đi lặp lại như
thủy triều, dao động của lò xo...

sin x
 Hàm tang: y  tan x  .
cos x
Miền xác định:
  
D   x | x   k , k  
 2 
Miền giá trị: .
Chu kỳ của hàm tang là  :
tan( x  k )  tan x, k  .

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HÀM LƯỢNG GIÁC:


1
1. sin 2 x  cos2 x  1 2. 1  tan 2 x 
cos 2 x

 Các hàm cosec, sec, cotang là nghịch đảo của các hàm sin, cosin và
tang.
1 1 cos x
csc x  , sec x  , cot x 
sin x cos x sin x
Dưới đây là đồ thị của các hàm trên:

HÀM LƯỢNG GIÁC NGƯỢC (INVERSE TRIGONOMETRIC


FUNCTIONS)
Các hàm lượng giác không phải là hàm 1-1 trên miền xác định của nó. Do
đó, ta cần giới hạn miền xác định sao cho chúng trở thành hàm 1-1 để tìm
các hàm lượng giác ngược.
16 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

 Hàm y  sin x không phải là hàm 1-1 trên nhưng là hàm 1-1 trên
  
đoạn   ,  .
 2 2

  
Vậy, sin x có hàm ngược trên   ,  , được kí
 2 2
hiệu là arcsin x hay thường viết là sin 1 x .
Hàm arcsin x có miền xác định là [1, 1] và miền
  
giá trị là   ,  .
 2 2
Theo định nghĩa hàm ngược, ta có:
 
sin 1 x  y  sin y  x,   y  ,
2 2
 
sin 1  sin x   x,  x ,
2 2
sin  sin 1 x   x,  1  x  1.
1  1
Ví dụ 21: Tính sin 1   và tan  arcsin  .
2  3
1    1    
Giải: Ta có sin 1    vì sin    và    ,  .
2 6 6 2 6  2 2
1 1 2 2
Đặt   arcsin  sin    cos 
3 3 3
 1 1
Vậy, tan  arcsin   tan   .
 3 2 2
 Tương tự, hàm ngược của hàm cos x
là hàm arccos x hay cos1 x .
Hàm arccos x có miền xác định là [1, 1] và
miền giá trị là [0,  ] .

cos1 x  y  cos y  x, 0  y   ,
cos 1  cos x   x, 0  x ,
cos  cos 1 x   x,  1  x  1.
1.1 HÀM SỐ 17

 Hàm ngược của hàm tan x là hàm


arctan x hay tan 1 x .
Hàm arctan x có miền xác định là và
  
miền giá trị là   ,  .
 2 2
 
tan 1 x  y  tan y  x,   y .
2 2
Ví dụ 22: Đơn giản biểu thức cos  tan 1 x  .
 
Giải: Đặt y  tan 1 x  x  tan y,   y .
2 2
1 1
Ta có: 2
 1  tan 2 y  1  x 2  cos y  .
cos y 1  x2
Vậy, cos  tan 1 x   cos y 
1
.
1  x2
Các hàm lượng giác ngược còn lại không được sử dụng thường xuyên:
    3 
y  csc 1 x  x  1
 csc y  x, y   0,     ,
2 
,
 2 
    3 
y  sec 1 x  x  1  sec y  x, y  0,    ,  ,
 2  2 
y  cot 1 x ( x  )  cot y  x, y  (0,  ).

HÀM SỐ MŨ (EXPONENTIAL FUNCTIONS)


Hàm số mũ có dạng: f ( x)  a x , a  0 có miền xác định , miền giá trị
(0, ).
 Với x  0  a0  1
 Với x  n là số nguyên
dương:
a n  a.a...a (n số a)
 Với x  n (n nguyên
dương):
1
an  n .
a
p
p
Với x hữu tỷ: x  ( p, q nguyên, q  0 ): a x  a q  a p .
q

q
Tính chất: Hàm số mũ tăng nếu a  1 , giảm nếu 0  a  1 .
18 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

QUY TẮC SỐ MŨ:


Nếu a, b là các số dương, x, y là các số thực, ta có:
ax
a 
y
1. a x y
 a .a
x y
2. a x y
 y 3. x
 a x. y 4. (ab) x  a x b x
a

Ví dụ 23: Dùng đồ thị đã cho để so


sánh hàm số mũ f ( x)  2 x và hàm lũy
thừa g ( x)  x 2 . Hàm nào tăng nhanh
hơn khi x lớn?
Giải: Xem hình vẽ của hai hàm đã cho
trong hình chữ nhật [  2,6]  [0,40] ta
thấy chúng giao nhau 3 lần, nhưng với
x  4 đồ thị hàm f ( x)  2 x nằm trên đồ thị hàm g ( x)  x 2 .
Vậy khi x lớn, hàm mũ y  2 x tăng nhanh hơn hàm lũy thừa y  x 2 .
Xét mô hình phát triển dân số: Bảng 1 ghi nhận dữ liệu về dân số thế giới.
Nhìn vào biểu đồ được vẽ bởi dữ liệu của bảng
cho ta thấy sự phát triển của dân số theo kiểu hàm
số mũ. Sử dụng máy tính ta có thể xây dựng được
mô hình tương thích với những dữ liệu rời rạc của
bảng như sau:
P  (1436.53)(1.01395)t .
Giai đoạn phát triển dân số thế giới tương đối
chậm là do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế
giới và cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới những
năm 1930.
1.1 HÀM SỐ 19

HÀM LOGARIT (LOGARITHMIC FUNCTIONS)


Nếu a  0, a  1 , hàm số mũ f ( x)  a x là
hàm 1-1, nên có hàm ngược là f 1 , được gọi
là hàm logarit với cơ số a và kí hiệu là log a :
log a x  y  x  a y ,
log a  a x   x, x  ,
a log a x
 x, x  0.
Hàm log a có miền xác định D  (0, ) , miền
giá trị , có đồ thị đối xứng với đồ thị hàm
y  a x qua đường thẳng y  x .

QUY TẮC LOGARIT : Nếu x, y là các số dương, ta có:


x
1. log a ( xy )  log a x  log a y 2. log a    log a x  log a y
 y
log a  x r   r log a x
1
3. 4. log a x  log a x, r  0
r
r

Ví dụ 24: Tính log 2 80  log 2 5 .

 80 
Giải: log 2 80  log 2 5  log 2    log 2 16  log 2 24  4 .
 5
Logarit tự nhiên (natural logarithms)
Logarit với cơ số e ( e  2.71828 : số vô tỷ) gọi là logarit tự nhiên, kí hiệu:
loge x  ln x. Ta có:
ln x  y  e y  x,
ln  e x   x, x  ,
eln x  x, x  0,
ln e  1.
20 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Ví dụ 25: Giải phương trình e53 x  10.


Giải: Lấy logarit tự nhiên hai vế của phương trình:

ln  e53 x   ln10  5  3x  ln10  3x  5  ln10  x  (5  ln10).


1
3

log b x
CÔNG THỨC ĐỔI CƠ SỐ: Với b  0, b  1 ta có: log a x  .
logb a

Ví dụ 26: Tính log8 5 chính xác đến hàng phần triệu.


ln 5
Giải: Ta có: log8 5   0.773976.
ln8

HÀM SIÊU VIỆT (TRANSCENDENTAL FUNCTIONS)


Các hàm không phải hàm đại số gọi là hàm siêu việt.
Các hàm siêu việt đã biết: hàm lượng giác, hàm lượng giác ngược, hàm
mũ, hàm logarit.
Ví dụ 27: Phân loại các hàm số sau:
a. f ( x)  5 x b. g ( x)  x0.5
1 x
c. h( x )  d. u(t )  1  t  5t 4
1 x
e. t ( x)  x x
Giải:
a. f ( x)  5x là hàm mũ (siêu việt).
b. g ( x)  x0.5 là hàm lũy thừa.
1 x
c. h( x )  là hàm đại số.
1 x
d. u(t )  1  t  5t 4 là đa thức bậc 4.
e. t ( x)  x x là hàm siêu việt.

1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ (THE LIMIT OF A FUNCTION)

BÀI TOÁN TIẾP TUYẾN (THE TANGENT PROBLEM)


Để tìm phương trình tiếp tuyến t với parabol
y  x 2 tại điểm P(1, 1), ta cần biết hệ số góc
(slope) m của t. Công việc đó được thực hiện
như thế nào? Trước tiên, ta lấy điểm Q  x, x 2 
thuộc parabol đã cho thì hệ số góc của cát tuyến
x2  1
(secant) PQ là mPQ  .
x 1
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 21

Xem bảng tính giá trị của mPQ


tại các điểm x nhận giá trị gần
với giá trị x  1 ta thấy khi
x  1 (khi đó Q  P hay cát
tuyến PQ  vị trí của tiếp
tuyến t ) thì mPQ  m ( 2).

Ta nói: hệ số góc của tiếp tuyến là giới hạn (limit) của hệ số góc của cát
tuyến.

ĐỊNH NGHĨA GIỚI HẠN HÀM SỐ


Để có cái nhìn trực quan về giới hạn hàm số, ta xét ví dụ:
Cho hàm số f ( x)  x 2  x  2 . Tính giá trị của f ( x) khi x gần 2 nhưng x
không bằng 2:

Từ bảng giá trị và đồ thị hàm f ta thấy khi x dần về 2 (từ hai phía của 2)
thì f ( x) dần về 4. Có nghĩa, giá trị của f ( x) có thể gần 4 một cách tùy
thích nếu chọn x đủ gần 2. Khi đó, ta nói: “giới hạn của hàm số
f ( x)  x 2  x  2 khi x dần đến 2 bằng 4”, viết: lim  x 2  x  2   4.
x 2

ĐỊNH NGHĨA: Giới hạn của hàm số f ( x) khi x dần đến a bằng L
nếu giá trị của f ( x) có thể gần L một cách tùy ý khi lấy giá trị của x
đủ gần a nhưng x không bằng a .
Kí hiệu: lim f ( x)  L.
x a

Lưu ý: Trong định nghĩa trên ta chỉ quan tâm đến giá trị của hàm số f ( x)
khi x nhận những giá trị gần a nhưng x  a . Vậy, ta không cần quan tâm
hàm số có xác định tại a hay không.
x 1
Ví dụ 1: Dự đoán giá trị của lim 2 .
x 1 x  1
22 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

x 1
Giải: Hàm f ( x) 
x2  1
không xác định khi x  1 ,
tuy nhiên ta chỉ quan tâm
đến giá trị của f ( x) khi x
gần 1 và x  1 . Dựa vào
bảng giá trị của f ( x) ta dự
đoán được lim f ( x)  0.5 .
x 1

Nếu thay đổi hàm f bởi


hàm g như sau:
 x 1
 khi x  1
g ( x)   x 2  1

 2 khi x  1
Hàm g vẫn có giới hạn
bằng 0.5 khi x dần đến 1
(xem hình bên).
Một lần nữa ta thấy không cần quan tâm đến giá trị của hàm số tại điểm
cần tính giới hạn.
sin x
Ví dụ 2: Dự đoán giá trị của lim .
x 0 x
Giải:
sin x
Hàm f ( x) 
x
không xác định tại
x  0.
Bảng bên đưa ra các
giá trị của f đúng
đến tám chữ số thập
phân. Dựa vào bảng
ta dự đoán
sin x
lim  1.
x 0 x

Ví dụ 3: Khảo sát limsin .
x 0 x

Giải: Hàm số f ( x)  sin không xác định tại x  0 .
x
Tính các giá trị của f ( x) khi x gần 0:
1 1 1
f (1)  sin   0, f    sin 2  0, f    sin 3  0, f    sin 4  0,
2  3 4
f (0.1)  sin10  0, f (0.01)  sin100  0, f (0.001)  f (0.0001)  0.
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 23


Dựa vào các tính toán trên có thể dự đoán limsin  0 . Tuy nhiên, dự
x 0
x
đoán này không đúng vì ta chọn tính các giá trị của hàm f không bao
quát.
Rõ ràng quan sát đồ thị của
f ta thấy có những đường
gần như thẳng đứng và rất
dày ở gần trục tung, có nghĩa

là các giá trị của sin dao
x
động giữa 1 và 1 vô hạn lần
khi x dần đến 0.
Vì giá trị của f ( x) không dần đến một số cố định khi x dần đến 0 nên

limsin không tồn tại.
x 0 x
GIỚI HẠN MỘT PHÍA (ONE-SIDED LIMITS)

ĐỊNH NGHĨA: Giới hạn của f ( x) khi x dần đến a từ bên trái bằng
L nếu giá trị của hàm số f ( x) có thể gần L một cách tùy ý khi lấy
giá trị của x đủ gần a và x nhỏ hơn a .
Kí hiệu: lim f ( x)  L .
x a 

ĐỊNH NGHĨA: Giới hạn của f ( x) khi x dần đến a từ bên phải
bằng L nếu giá trị của hàm số f ( x) có thể gần L một cách tùy ý khi
lấy giá trị của x đủ gần a và x lớn hơn a .
Kí hiệu: lim f ( x)  L .
x a 

Từ các định nghĩa trên suy ra:

lim f ( x)  L khi và chỉ khi lim f ( x)  L và lim f ( x)  L.


x a x a  x a 
24 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Ví dụ 4: Dựa vào đồ thị, tính các giới hạn


sau (nếu tồn tại):
a. lim g ( x) b. lim g ( x)
x  2 x  2

c. lim g ( x) d. lim g ( x)
x 2 x 5

e. lim g ( x) f. lim g ( x)
x 5 x 5

Giải: Dựa vào đồ thị ta có:


a. lim g ( x)  3 b. lim g ( x)  1
x  2 x  2

c. Vì lim g ( x)  lim g ( x) nên g ( x) không có giới hạn khi x dần đến 2.


x  2 x 2

d. lim g ( x)  2 e. lim g ( x)  2
x 5 x 5

f. lim g ( x)  2
x 5

Ví dụ 5: Chứng minh lim x  0 .


x 0

x , x0
Giải: Ta có: x  
 x , x0
 lim x  lim x  0 , lim x  lim( x)  0 .
x 0 x 0 x 0 x 0

Vậy, lim x  0 .
x 0

GIỚI HẠN VÔ CÙNG (INFINITE LIMITS)


Nhìn vào bảng giá trị
1
hàm số f ( x)  2 , ta
x
thấy khi x dần đến 0
thì x 2 cũng dần đến 0
1
và 2 trở nên rất lớn.
x
Quan sát đồ thị, ta
thấy giá trị của f ( x) có thể lớn một cách tùy ý khi x đủ gần 0 chứ f ( x)
1
không dần đến một số nào đó. Khi đó, ta nói lim 2 không tồn tại và viết
x 0 x

1
lim 2  .
x 0 x

Lưu ý:  không phải là một số, đẳng thức này chỉ là hình thức, nó mang ý
1
nghĩa giới hạn không tồn tại và 2 có thể trở nên lớn tùy ý khi x đủ gần 0.
x
Một cách trực quan, ta có định nghĩa giới hạn vô cùng tại một điểm:
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 25

ĐỊNH NGHĨA: Cho hàm f xác định về hai phía điểm a, trừ điểm a.
 lim f ( x)   nếu giá trị của f ( x) có thể lớn tùy ý khi x đủ gần
x a

a, x  a .
 lim f ( x)   nếu giá trị của f ( x) có thể âm, lớn tùy ý khi x đủ
x a

gần a, x  a .

Một cách tương tự, ta có thể định nghĩa các giới hạn một phía:
lim f ( x)  , lim f ( x)  , lim f ( x)  , lim f ( x)  .
xa  xa  xa  xa 

Các hình sau minh họa thêm cho các giới hạn trên:

2x 2x
Ví dụ 6: Tìm lim và lim .

x 3 x3 x 3 x  3

Giải: Khi x  3 thì x  3  0 và 2x


dần về 6 .
2x
Vậy: lim  .
x 3 x  3

2x
Tương tự, lim  .
x 3 x  3

LUẬT TÍNH GIỚI HẠN (CALCULATING LIMITS USING THE


LIMIT LAWS)

LUẬT TÍNH GIỚI HẠN: Giả sử tồn tại các giới hạn lim f ( x), lim g ( x)
x a x a

và c là một hằng số thì:


1. lim  f ( x)  g ( x)  lim f ( x)  lim g ( x)
x a x a x a

2. lim cf ( x)  c lim f ( x)


x a x a
26 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

3. lim  f ( x) g ( x)  lim f ( x)  lim g ( x)


x a x a x a

f ( x) lim f ( x)
4. lim  x a nếu lim g ( x)  0
x a g ( x) lim g ( x) x a
x a

lim  f ( x)  lim f ( x)  , n 


n
\ 0
n
5.
x a  x a 
6. lim c  c
x a

7. lim x  a
x a

8. lim x n  a n , n 
x a

9. lim n x  n a , n  (Nếu n chẵn, giả sử a  0 )


x a

10. lim n f ( x)  n lim f ( x), n  (Nếu n chẵn, giả sử lim f ( x)  0 )


x a x a x a

Lưu ý: Các luật trên cũng đúng cho giới hạn một phía.
Ví dụ 7: Tính các giới hạn sau.
x3  2 x 2  1
a. lim  2 x 2  3x  4  b. lim
x 5 x 2 5  3x
Giải:
a. lim  2 x 2  3x  4  lim  2 x 2   lim(3x)  lim 4 (luật 1)
x 5 x 5 x 5 x 5

 2lim x 2  3lim x  lim 4 (luật 2)


x 5 x 5 x 5

 2(5)2  3(5)  4  39. (luật 6, 7, 8)

x3  2 x 2  1 xlim  x3  2 x2  1
b. lim  2
(luật 4)
x 2 5  3x lim(5  3x)
x 2

lim x3  2 lim x 2  lim1


 x 2 x 2 x 2
(luật 1, 2)
lim 5  3 lim x
x 2 x 2

(2)  2(2) 2  1 3
1
  . (luật 6, 7, 8)
5  3(2) 11
sin 7 x
Ví dụ 8: Tính lim .
x 0 4x
sin x
Giải: Ta đã biết lim  1.
x 0 x
Đặt   7x , ta có   0 khi x  0 . Vậy:
sin 7 x 7  sin 7 x  7 sin  7 7
lim  lim    lim  .1  .
x 0 4x 4 x0  7 x  4  0  4 4
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 27

TÍNH CHẤT THAY THẾ TRỰC TIẾP: Nếu f là một đa thức hay
một hàm hữu tỷ và a thuộc miền xác định của f thì lim f ( x)  f (a).
x a

Nếu f ( x)  g ( x), x  a và các giới hạn lim f ( x) , lim g ( x) tồn tại thì
x a x a

lim f ( x)  lim g ( x).


x a x a

x2  1
Ví dụ 9: Tính lim .
x 1 x  1

x2  1
Giải: lim  lim( x  1)  1  1  2.
x 1 x  1 x 1

 x  1 khi x  1
Ví dụ 10: Tính lim g ( x) , với g ( x)   .
x 1
 khi x  1
Giải: Vì g ( x)  x  1, x  1 nên lim g ( x)  lim( x  1)  2.
x 1 x 1

(3  h)2  9
Ví dụ 11: Tính lim .
h 0 h
(3  h)2  9  9  6h  h   9 6h  h 2
2

Giải: Ta có:    6h (h  0)


h h h
(3  h)2  9
Vậy, lim  lim(6  h)  6 .
h 0 h h 0

t2  9  3
Ví dụ 12: Tính lim .
t 0 t2
Giải: Với t  0 ta có:
t2  9  3

t2  9  3 t2  9  3

 t 2  9  9

1
 
2 2
. .
t t t  9  3 t2 t2  9  3
2
t 9 3
2

t2  9  3 1 1 1
Vậy, lim  lim   .
9 3 6
2
t 0 t t 0
t2  9  3
x
Ví dụ 13: Chứng minh lim không tồn tại.
x 0 x

x x
Giải: lim  lim  lim1  1 ,
  
x 0 x x 0 x x 0

x x
lim  lim
 
 lim(1)  1 .

x 0 x x 0 x x 0
x
Vậy, lim không tồn tại.
x 0 x


 x4 , x  4
Ví dụ 14: Cho f ( x)   . Có tồn tại hay không lim f ( x) ?
8  2 x , x  4
 x 4
28 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Giải: Ta có:
lim f ( x)  lim x  4  4  4  0,
x  4 x  4

lim f ( x)  lim(8  2 x)  8  2(4)  0.


x 4 x 4

Vậy, lim f ( x )  0.
x 4

Ví dụ 15: Hàm phần nguyên, kí hiệu x , là hàm có giá trị là số nguyên


lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng x (ví dụ, 4  4, 4.8  4,   3,
1
2  1,   1 ). Chứng tỏ rằng lim x không tồn tại.
2 x3

Giải: Ta có x  3 nếu 3  x  4
 lim x  lim 3  3 ,
x 3 x 3

và x  2 nếu 2  x  3
 lim x  lim 2  2 .
x 3 x 3

Vậy, lim x không tồn tại.


x3

ĐỊNH LÍ: Nếu f ( x)  g ( x) khi x gần a (có thể trừ điểm a ) và


lim f ( x), lim g ( x) đều tồn tại thì lim f ( x)  lim g ( x) .
x a x a x a x a

ĐỊNH LÍ KẸP (THE SQUEEZE THEOREM): Nếu f ( x)  g ( x)  h( x)


khi x đủ gần a (có thể trừ điểm a ) và lim f ( x)  lim h( x)  L thì
x a x a

lim g ( x)  L .
x a

1
Ví dụ 16: Chứng minh lim x 2 sin  0.
x 0 x
1 1 1
Giải: Ta không thể viết lim x 2 sin  lim x 2 .limsin vì limsin không
x 0 x x 0 x 0 x x 0 x
tồn tại. Giới hạn này được tính như sau:
Ta có:
1 1
1  sin
 1   x 2  x 2 sin  x 2 .
x x
Mặt khác, lim x  lim   x   0.
2 2
x 0 x 0

Áp dụng Định lý kẹp ta suy ra:


1
lim x 2 sin  0.
x 0 x
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 29

ĐỊNH NGHĨA CHÍNH XÁC CỦA GIỚI HẠN (THE PRECISE


DEFINITION OF A LIMIT)
Định nghĩa giới hạn hàm số ở trang 22 là rất mơ hồ ở các thuật ngữ “ f ( x)
gần L một cách tùy ý” và “ x đủ gần a ”. Chẳng hạn, khi xét hàm:
2 x  1, x  3
f ( x)   .
6, x3
Một cách trực giác ta hình dung khi x dần đến 3 và x  3 thì f ( x) dần
đến 5 nên lim f ( x)  5 . Để biết chi tiết hơn f ( x) thay đổi như thế nào khi
x 3

x dần đến 3, hãy trả lời câu hỏi sau:


x gần 3 như thế nào để sai khác giữa f ( x) và 5 nhỏ hơn 0.1?
Khoảng cách từ x đến 3 là x  3 , khoảng cách từ f ( x) đến 5 là
f ( x)  5 , vậy vấn đề của chúng ta là tìm số  sao cho:
f ( x)  5  0.1 nếu x  3   và x  3 (hay 0  x  3   ).
Dễ thấy, f ( x)  5  (2 x  1)  5  0.1  2 x  3  0.1  x  3  0.05.
Vậy nếu khoảng cách từ x đến 3 nhỏ hơn 0.05 thì khoảng cách từ f ( x)
đến 5 nhỏ hơn 0.1, số  cần tìm là 0.05. Nếu khoảng cách từ f ( x) đến 5
nhỏ hơn 0.01, lập luận như trên ta có:
f ( x)  5  0.01 nếu 0  x  3  0.005.

Tương tự, f ( x)  5  0.001 nếu 0  x  3  0.0005.


Các sai số 0.1 , 0.01 , 0.001 giữa f ( x) và 5
tùy chọn như trên phản ánh mức độ “ f ( x)
gần 5”. Tuy nhiên, để có thể nói chính xác
giới hạn của f ( x) khi x dần đến 3 là 5 thì
không thể chỉ xét khoảng cách giữa f ( x) và
5 nhỏ hơn vài con số nhỏ nào đó mà ta phải
xét trên một khoảng cách nhỏ bất kỳ. Nếu viết
 (epsilon) là số dương nhỏ tùy ý, với cách
tìm như trên ta có:

f ( x)  5   nếu 0  x  3    .
2
Đây là cách chính xác để nói rằng f ( x) dần đến 5 khi x dần đến 3 vì rõ
ràng ta có thể làm cho giá trị của f ( x) gần 5 một khoảng cách  nhỏ tùy ý

bằng cách lấy những giá trị của x cách 3 một khoảng ( x  3) .
2
30 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

ĐỊNH NGHĨA: Giả sử hàm f xác định trên khoảng mở chứa điểm a,
có thể trừ điểm a.
lim f ( x)  L nếu với mỗi số   0 , tồn tại số   0 thỏa:
x a

nếu 0  x  a   thì f ( x)  L   .

Lưu ý: x  a      x  a    a   x  a 
và f ( x )  L       f ( x )  L    L    f ( x)  L   .
Vậy, ta có thể phát biểu lại định nghĩa giới hạn như sau: lim f ( x)  L nếu
x a

với mỗi số   0, có thể tìm số   0 để với x thuộc khoảng (a   , a   )


thì f ( x) thuộc khoảng ( L   , L   ) .

Ví dụ 17: Chứng minh lim(4 x  5)  7.


x 3

Giải:
 Phân tích để dự đoán  : Với mọi   0,
ta cần tìm số  thỏa mãn: nếu
0  x  3   thì (4 x  5)  7   .
Vì (4 x  5)  7  4 x  12  4( x  3)  
 
khi x  3  nên ta dự đoán   .
4 4
 Chứng minh: Với mọi   0, chọn

 .
4

Nếu 0  x  3  thì:
4
 
(4 x  5)  7  4 x  12  4 x  3  4  4     .
4
Vậy, theo định nghĩa giới hạn: lim(4 x  5)  7 .
x 3

Tương tự, ta chính xác các định nghĩa giới hạn một phía như sau:

lim f ( x)  L nếu với mọi   0 , tồn tại   0 thỏa: nếu a    x  a


x a 

thì f ( x)  L   .
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 31

lim f ( x)  L nếu với mọi   0 , tồn tại   0 thỏa: nếu a  x  a  


x a 

thì f ( x)  L   .

Ví dụ 18: Chứng minh lim x  0 .


x 0 

Giải:
 Phân tích để dự đoán  :   0 , ta tìm số  thỏa mãn: nếu 0  x  
thì x  0   .

Với x  0 ta có: x 0   x    x   2.
Dự đoán    2 .
 Chứng minh: Với   0 , chọn    2 .
Nếu 0  x   thì x     2   hay x 0  .
Vậy, lim x  0 .
x 0 

Tương tự, ta chính xác các định nghĩa giới hạn vô cùng như sau:

ĐỊNH NGHĨA: Giả sử hàm f xác định trên


khoảng mở chứa điểm a, có thể trừ điểm a.
lim f ( x)   nếu với mỗi số M  0 , tồn tại
x a

số   0 sao cho: nếu 0  x  a   thì


f ( x)  M .

1
Ví dụ 19: Chứng minh lim  .
x 0 x2
1
Giải: Với mọi M  0 , ta tìm số  thỏa mãn: nếu 0  x   thì  M.
x2
1 1 1 1
Vì 2
 M  x2   x . Chọn   .
x M M M
1 1 1
Vậy nếu 0  x    thì 2  M . Điều này cho thấy 2   khi
M x x
x  0.

ĐỊNH NGHĨA: Giả sử hàm f xác định trên


khoảng mở chứa điểm a, có thể trừ điểm a.
lim f ( x)   nếu với mỗi số N  0 , tồn tại
x a

số   0 sao cho: nếu 0  x  a   thì


f ( x)  N .
32 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Một cách tương tự, ta có thể định nghĩa các giới hạn một phía:
lim f ( x)  , lim f ( x)  , lim f ( x)  , lim f ( x)  .
xa  xa  xa  xa 

GIỚI HẠN TẠI VÔ CÙNG (LIMITS AT INFINITY)


x2  1
Quan sát hình vẽ và bảng giá trị của hàm f ( x)  2 , ta nhận thấy khi x
x 1
càng lớn, giá trị của hàm f càng tiến gần về 1, nói cách khác giá trị f ( x)
có thể gần 1 tùy ý với x đủ lớn, ta nói hàm f có giới hạn là 1 khi x dần ra
vô cùng.

ĐỊNH NGHĨA: Cho hàm f xác định trên (a, ).


lim f ( x)  L nếu với mỗi số   0 , tồn tại số N thỏa: nếu x  N thì
x 

f ( x)  L   .

ĐỊNH NGHĨA: Cho hàm f xác định trên (, a).


lim f ( x)  L nếu với mỗi số   0 , tồn tại số N thỏa: nếu x  N thì
x 

f ( x)  L   .
1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 33

Ví dụ 20: Tìm các giới hạn vô cùng, giới hạn


tại vô cùng của hàm số có đồ thị như trong
hình.
Giải: Các giới hạn vô cùng:
lim f ( x)  , lim f ( x)  , lim f ( x)  .
x 1 x 2 x 2

Các giới hạn tại vô cùng:


lim f ( x)  2, lim f ( x)  4.
x  x 

1
Ví dụ 21: Chứng minh lim  0.
x  x

1
Giải: Với mọi   0, cần tìm N thỏa: nếu x  N thì
 0  .
x
1 1 1 1
Với x  0 ta có  0       x  . Chọn N  .
x x  
1 1 1 1
Nếu x  N  thì  0    . Theo định nghĩa ta được lim  0.
 x x x  x

ĐỊNH LÍ:
1
 Nếu r là số hữu tỷ dương thì lim  0.
x  x r

 Nếu r là số hữu tỷ dương và x r xác định với mọi x thì


1
lim r  0.
x  x

3x 2  x  2
Ví dụ 22: Tính lim .
x  5 x 2  4 x  1

Giải:
 1 2 1 2
x2  3   2  3  2
3x  x  2 x x  3  0  0  3.
 lim 
2
x x 
lim 2  lim
x  5 x  4 x  1 4 1 500 5
x 
 4 1  x 
5  2
x2  5   2 
 x x  x x

Ví dụ 23: Tính lim


x 
 
x2  1  x .
34 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

x  1  x 2
   
2
x2  1  x
Giải: lim x  1  x  lim
2
x 1  x
2
 lim
x  x 
x 2  1  x x x 2  1  x
1 1
1 x x 0
 lim  lim  lim   0.
x 
x2  1  x x 
x 2  1  x x 1 1 0 1
1 1
x x
Quan sát đồ thị của hàm số mũ y  e x ta có:

lim e x  0
x 

(điều này cũng đúng cho mọi hàm số mũ có cơ số


a  1 ).
1

Ví dụ 24: Tính lim e x .


x  0
1
1
Giải: Khi x  0 thì  . Vậy lim e x  lim et  0. 
x x 0 t 

Ví dụ 25: Tính limsin x.


x 

Giải: Khi x tăng, các giá trị của sin x dao động giữa 1 và 1, chúng không
dần về một giá trị xác định. Do đó, không tồn tại giới hạn limsin x.
x 

GIỚI HẠN VÔ CÙNG TẠI VÔ CÙNG (INFINITE LIMITS AT


INFINITY)
Ký hiệu lim f ( x)   có nghĩa giá trị của f ( x) càng lớn khi x càng lớn.
x 

Các ký hiệu sau có nghĩa tương tự:


lim f ( x)  , lim f ( x)  , lim f ( x)  .
x  x x

ĐỊNH NGHĨA: Cho f xác định trên (a, ).


Giới hạn lim f ( x)   nếu với mỗi M  0,
x 

tồn tại số N  0 sao cho: nếu x  N thì


f ( x)  M .

Các hàm y  x3 và y  e x dần ra vô cùng khi x


dần ra vô cùng, nhưng hàm y  e x dần ra vô
cùng nhanh hơn khi x càng lớn.
Ví dụ 26: Tìm lim  x 2  x  .
x 

Giải: Ta không được viết


lim  x 2  x   lim x 2  lim x    
x  x  x 

vì các luật giới hạn không áp dụng cho các giới


1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ 35

hạn vô cùng và    cũng không được định nghĩa. Tuy nhiên, ta có thể
viết
lim  x 2  x   lim x( x  1)  
x  x 

vì khi x và x  1 lớn tùy ý thì tích x( x  1) cũng vậy.


x2  x
Ví dụ 27: Tìm lim .
x  3  x

x2  x x( x  1) x 1
Giải: lim  lim  lim  
x  3  x x  3  x  3
x   1 1
x  x
3
vì x  1  ,  1  1 khi x  .
x

1.3 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ (LIMIT OF A SEQUENCE)

ĐỊNH NGHĨA: Dãy số vô hạn (infinite sequence) là tập hợp vô hạn các
số sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Lưu ý:
Dãy số a1 , a2 , a3 ,... còn được ký hiệu là an  hoặc an n1 .


 Có duy nhất một số an ở mỗi vị trí n ( n  1,2,3,... ) trong dãy nên có
thể coi dãy số là một hàm số f với tập xác định là tập các số nguyên
dương, tức xem an  f (n).
 Tổng quát, dãy số an  có thể được cho dưới dạng an  f (n) với n
không nhất thiết bắt đầu từ 1.
Ví dụ 1: Liệt kê 4 số đầu tiên của các dãy số sau:

 n   (1)n (n  1) 
a.   b.  
 n  1 n 1  3n 

n 
  

c. n3 d. cos 
n 3
 6 n  0
Giải:
1 2 3 4 2 3 4 5
a. , , , b.  , , ,
2 3 4 5 3 9 27 81
3 1
c. 0,1, 2, 3 d. 1, , ,0
2 2

ĐỊNH NGHĨA: Dãy số an  có giới hạn L nếu giá trị của an có thể
gần L một cách tùy ý khi lấy giá trị của n đủ lớn.
Kí hiệu: lim an  L (hay an  L khi n   ).
n 
36 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Định nghĩa chính xác như sau:

ĐỊNH NGHĨA: lim an  L nếu với mỗi số   0 , tồn tại số nguyên N


n 

thỏa: nếu n  N thì an  L   .


Nếu giới hạn lim an tồn tại, ta nói dãy an  hội tụ (convergent); ngược
n 

lại, dãy an  được gọi là phân kỳ (divergent).

Nếu an  càng lớn khi n lớn, ta viết lim an   . Định nghĩa chính xác như
n

sau:

ĐỊNH NGHĨA: lim an   nếu với mỗi số M  0 , tồn tại số nguyên N


n

thỏa: nếu n  N thì an  M .

So sánh định nghĩa giới hạn hàm số tại dương vô cùng, tức lim f ( x)  L ,
x 

và giới hạn dãy số, tức lim an  L , ta thấy nếu xem an  f (n) thì điểm
n 

khác biệt duy nhất giữa 2 định nghĩa này là yêu cầu n phải là số nguyên.
Do đó, ta có định lí sau đây:

ĐỊNH NGHĨA: Nếu lim f ( x)  L và f (n)  an với n là số nguyên thì


x 

lim an  L.
n

Từ định lí trên, ta có thể phát biểu lại các quy tắc, công thức dành cho giới
hạn của hàm số để được các quy tắc, công thức tương tự cho giới hạn của
dãy số.
1.3 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ 37

LUẬT TÍNH GIỚI HẠN: Cho các dãy số hội tụ an  ,bn  và c là một
hằng số thì:
1. lim  an  bn   lim an  lim bn 2. lim  an bn   lim an  lim bn
n n n n n n 

3. lim  can   c lim an 4. lim c  c


n n n 

an lim an 1
5. lim  n nếu lim bn  0 6. lim  0, r  0
n  b
n lim bn n n  nr
n 

 
p
7. lim anp  lim an , p  0, an  0
n n

ĐỊNH LÍ KẸP (THE SQUEEZE THEOREM): Nếu an  bn  cn với mọi


n  N và lim an  lim cn  L thì lim bn  L .
n n n 

HỆ QUẢ: Nếu lim an  0 thì lim an  0.


n  n 

Ví dụ 2: Dãy số an  hội tụ hay phân kỳ, biết:


n n
a. an  b. an 
n 1 10  n
1 (1) n
c. an  n sin d. an 
n n
Giải:
a. Chia tử và mẫu của an cho n, ta được:
n 1
lim  lim 1
n 1
n  n  1
1
n
Vậy, dãy an  hội tụ.
b. Chia tử và mẫu của an cho n, ta được:
n 1
lim  lim   (vì tử là hằng số và mẫu dần về 0 )
n 
10  n n 
10 1

n2 n
Vậy, dãy an  phân kỳ.
sin x
c. Ta đã biết lim  1 , do đó chia tử và mẫu của an cho n, ta được:
x 0 x
1
sin
1 n  1 (vì lim 1  0 )
lim n sin  lim
n  n n 1 n  n

n
38 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Vậy, dãy an  hội tụ.


(1)n 1 (1) n
d. Vì lim  lim  0 , theo định lí trên, suy ra: lim 0
n  n n n n  n
Vậy, dãy an  hội tụ.

Ngoài ra, theo tính chất của hàm số mũ, ta có lim a x   khi a  1 và
x 

lim a  0 khi 0  a  1 . Do đó, kết hợp với định lí trên ta được:


x
x 

ĐỊNH LÍ: Dãy q n  hội tụ khi và chỉ khi 1  q  1 , cụ thể:


0,  1  q  1
lim q n   .
n 
1, q  1

Ví dụ 3: Với q  1, tính tổng sau: S  1  q  q 2  ...  q n  ...

Giải: Đặt Sn  1  q  q 2  ...  q n1 .


Nhân 2 vế cho 1  q ta được:
(1  q)Sn  (1  q  q 2  ...  q n1 )  (q  q 2  ...  q n )  1  q n
1  qn
 Sn 
1 q
1
Vì q  1 , cho n   , ta được lim Sn  .
n  1 q
1
Vậy, S  .
1 q

1.4 LIÊN TỤC (CONTINUITY)

ĐỊNH NGHĨA: Hàm f liên tục tại điểm a


(continuous at a number a ) nếu
lim f ( x)  f (a) .
x a

Lưu ý: Từ định nghĩa suy ra có 3 điều kiện để


hàm f liên tục tại a :

 f (a) được xác định ( a thuộc miền xác định của f );


 Tồn tại lim f ( x) ;
x a

 lim f ( x)  f (a) .
x a

Đồ thị của hàm số liên tục tại một điểm không bị đứt tại điểm đó.
Các hiện tượng xảy ra trong đời sống thường là hàm liên tục theo thời gian
như nhiệt độ ở một địa điểm, chiều cao một người, vận tốc một ô tô…
1.4 LIÊN TỤC 39

Nếu f không liên tục tại a, ta nói f gián đoạn (discontinuous) tại a.
Ví dụ 1: Cho hàm f có đồ thị như hình bên. f
gián đoạn tại điểm nào? Giải thích.
Giải:
 Hàm f gián đoạn tại x  1 vì f (1) không
xác định.
 Hàm f gián đoạn tại x  3 vì không tồn tại lim f ( x)
x 3

 lim f ( x)  lim f ( x).


x 3 x 3

 Hàm f gián đoạn tại x  5 vì lim f ( x)  f (5) .


x 5

Ví dụ 2: Tìm điểm gián đoạn của các hàm số sau:


1
x2  x  2  , x0
a. f ( x)  b. f ( x)   x 2
x2 
1, x  0
 x2  x  2
 , x2
c. f ( x)   x  2 d. f ( x)  x
1, x2

Giải:
a. Hàm f không xác định tại x  2. Vậy, f không liên tục tại x  2.
1
b. Ta có f (0)  1 nhưng lim   . Vậy, f không liên tục tại x  0.
x 0 x2
c. Ta có f (2)  1 và
x2  x  2 ( x  2)( x  1)
lim f ( x)  lim  lim  lim( x  1)  3.
x 2 x 2 x2 x 2 x2 x 2

Vì lim f ( x)  f (2) do đó f không liên tục tại x  2.


x 2

d. Hàm f ( x)  x không liên tục tại mọi điểm n  vì lim x không


xn

tồn tại.
Nếu quan sát đồ thị các hàm trong ví dụ trên, ta sẽ thấy các đường biểu
diễn đồ thị không liền nét, hoặc là nó có lỗ (hole), hoặc bị đứt (break), hoặc
có bước nhảy (jump).
40 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

 Điểm gián đoạn trong hình (a) và (c) gọi là gián đoạn bỏ được
(removable) vì ta có thể bỏ nó bằng cách xây dựng lại hàm f.
 Gián đoạn trong hình (b) gọi là gián đoạn vô hạn (infinite
discontinuity).
 Gián đoạn trong hình (d) gọi là gián đoạn có bước nhảy (jump
discontinuity) vì hàm nhảy từ giá trị này sang giá trị khác.
Ví dụ 3: Một bãi đậu xe tính phí 3 dollar cho giờ đầu tiên (hoặc ít hơn một
giờ) và 2 dollar cho mỗi giờ tiếp theo (hoặc ít hơn một giờ tiếp theo)… cho
đến tối đa là 10 dollar trong ngày.
a. Vẽ đồ thị biểu diễn chi phí đậu xe trong bãi như một hàm phụ thuộc
thời gian đậu.
b. Nhận xét sự gián đoạn của hàm số trên và tầm quan trọng của nó đối
với người đậu xe trong bãi này.
Giải:
a.

b. Hàm số gián đoạn tại các thời điểm t  1, 2, 3, 4. Người đậu xe ở bãi
này nên ghi nhớ chi phí đậu sẽ nhảy dội lên ở thời điểm đầu của mỗi
giờ gửi.

ĐỊNH NGHĨA: Hàm f liên tục bên phải điểm a nếu lim f ( x)  f (a) ,
x a 

liên tục bên trái điểm a nếu lim f ( x)  f (a).


x a 

ĐỊNH NGHĨA: Hàm f liên tục trong một khoảng (interval) nếu f
liên tục tại mọi điểm thuộc khoảng.
(Nếu f chỉ được xác định về 1 phía của điểm đầu/cuối của khoảng, ta
hiểu sự liên tục tại các điểm ấy theo nghĩa liên tục bên phải/bên trái).

Ví dụ 4: Chứng minh hàm số f ( x)  1  1  x 2 liên tục trên khoảng


(1, 1) .
Giải: Với mọi a  (1, 1) , ta có:

 
lim f ( x)  lim 1  1  x 2  1  1  a 2  f (a) .
x a x a
1.4 LIÊN TỤC 41

Vậy, f liên tục tại a, với mọi a  (1, 1) . Do đó f liên tục trên (1, 1) .
Ví dụ 5: Chứng minh hàm số f ( x)  1  1  x 2 liên tục trên đoạn [1, 1] .
Giải: Ở Ví dụ 4 ta đã biết f liên tục trên khoảng (1, 1) .
Ngoài ra, f liên tục bên phải điểm 1, bên trái điểm 1 vì
lim f ( x)  1  f (1) và lim f ( x)  1  f (1) .
x 1 x 1

Vậy, f liên tục trên đoạn [1, 1] .

ĐỊNH LÍ: Nếu f và g là các hàm liên tục tại a, và c là một hằng số
thì các hàm sau cũng liên tục tại a :
f
1. f  g 2. cf 3. fg 4.  g ( a )  0
g
Chứng minh: Ta chứng minh kết luận 1, các kết luận khác chứng minh
tương tự.
Vì f , g liên tục tại a, ta có: lim f ( x)  f (a), lim g ( x)  g (a).
x a x a

lim( f  g )( x)  lim  f ( x)  g ( x)  lim  f ( x)   lim  g ( x) 


x a x a x a x a

 f (a)  g (a)  ( f  g )(a).


Vậy, f  g liên tục tại a.

ĐỊNH LÍ: Các hàm sau liên tục tại mọi điểm trên miền xác định của nó:
Hàm đa thức Hàm hữu tỷ Hàm căn thức Hàm lượng giác
Hàm mũ Hàm logarit Hàm lượng giác ngược

x3  2 x 2  1
Ví dụ 6: Tìm lim .
x 2 5  3x
x3  2 x 2  1  5
Giải: Xét hàm hữu tỷ f ( x)  có miền xác định là  x x  .
5  3x  3
Vậy, f liên tục tại điểm 2, do đó
x3  2 x 2  1 (2)3  2(2)2  1 1
lim  f (2)   .
x 2 5  3x 5  3(2) 11
ln x  tan 1 x
Ví dụ 7: Hàm số f ( x)  liên tục trên khoảng nào?
x2  1
x0 x  0
Giải: f xác định khi và chỉ khi  2   .
x 1  0 x 1
Vậy, f liên tục trên (0, 1) và (1, ) .
sin x
Ví dụ 8: Tính lim .
x  2  cos x
42 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

sin x
Giải: Hàm số f ( x)  xác định với mọi x nên liên tục trên .
2  cos x
sin x
Vậy, lim  lim f ( x)  f ( )  0.
x  2  cos x x

ĐỊNH LÍ: Nếu f liên tục tại b và lim g ( x)  b thì


x a

 
lim f  g ( x)   f lim g ( x)  f (b).
x a x a

1 x 
Ví dụ 9: Tính lim arcsin  .
x 1
 1  x 
Giải: Vì arcsin là hàm liên tục, do đó:
1 x   1 x 
limarcsin    arcsin  lim 
 1 x 
x 1 x 1 1  x
 
 1  1 
 arcsin  lim   arcsin  .
 x1 1  x  2 6

ĐỊNH LÍ: Nếu f liên tục tại b và lim an  b thì


n 

 
lim f  an   f lim an  f (b).
n  n 


Ví dụ 10: Tính limsin .
n 
n
Giải: Vì sin là hàm liên tục, do đó:
  
limsin  sin  lim   sin 0  0.
n  n  n  n

ĐỊNH LÍ: Nếu g liên tục tại a và f liên tục tại g (a) thì hàm hợp
f g liên tục tại a.

Chứng minh: g liên tục tại a : lim g ( x)  g (a).


x a

f liên tục tại b  g (a) :


lim f  g ( x)  f  g (a)  lim( f g )( x)  ( f g )(a).
x a x a

Vậy, hàm hợp f g liên tục tại a.


Ví dụ 11: Tìm khoảng liên tục của các hàm số sau:
a. h( x)  sin  x 2  b. F ( x)  ln(1  cos x)

Giải:
a. Ta có h( x)  f  g ( x)  , trong đó g ( x)  x 2 và f ( x)  sin x.
1.4 LIÊN TỤC 43

Vì g ( x) và f ( x) liên tục trên nên h( x) liên tục trên .


b. ln(1  cos x) xác định khi 1  cos x  0 .
Suy ra hàm số không xác định khi
cos x  1  x    k , k  .
Vậy, F ( x) gián đoạn khi x    k
(k  ) và liên tục trên các khoảng nằm
giữa các giá trị này.

ĐỊNH LÍ GIÁ TRỊ TRUNG GIAN (INTERMEDIATE VALUE


THEOREM):
Giả sử hàm số f liên tục trên đoạn [a, b] và f (a)  N  f (b) (hoặc
f (b)  N  f (a) ). Khi đó tồn tại c  (a, b) thỏa f (c)  N .

Các hình trên minh họa Định lí giá trị trung gian. Về mặt hình học, đồ thị
của hàm số liên tục không có lỗ, không bị đứt nên bất kỳ đường thẳng nằm
ngang y  N nằm giữa 2 đường y  f (a) và y  f (b) đều cắt đồ thị.
Tính chất liên tục là cần thiết trong định lí trên, đối với hàm gián đoạn,
Định lí giá trị trung gian nói chung không đúng.
Ví dụ 12: Chứng minh phương trình 4 x3  6 x2  3x  2  0 có nghiệm
trong khoảng (1, 2).

Giải: Đặt f ( x)  4 x3  6 x 2  3x  2 .
Hàm số f có miền xác định là nên liên tục trên đoạn [1, 2] .
Ta có, f (1)  1  0, f (2)  12  0.
Do đó, theo Định lí giá trị trung gian, tồn tại c  (1, 2) để f (c)  0 . Vậy,
phương trình đã cho có nghiệm trong khoảng (1, 2).
44 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Bài tập Chương 1

1.1 HÀM SỐ

1. Cho đồ thị hàm số f và g như hình


bên.
a. Tính f (4) và g (3).
b. Tìm x để f ( x)  g ( x).
c. Ước lượng nghiệm của phương
trình f ( x)  1.
d. f tăng trên khoảng nào?
e. Tìm miền xác định và miền giá trị của f và g .
2. Cho biết đường cong nào sau đây là đồ thị của một hàm số theo biến
x. Nếu đúng hãy tìm miền xác định và miền giá trị của hàm số đó.

3. Đồ thị sau đây biểu diễn


cân nặng của một người
như một hàm số phụ
thuộc vào độ tuổi. Hãy
diễn đạt bằng lời về sự
thay đổi trọng lượng của
người này theo thời gian.
Theo bạn điều gì đã xảy
ra khi người đó 30 tuổi?
4. Có 3 thí sinh trong cuộc thi chạy
100 mét. Đồ thị sau đây biểu diễn
quãng đường chạy như một hàm
số phụ thuộc vào thời gian của
mỗi người. Hãy diễn đạt bằng lời
về cuộc đua. Theo bạn ai là người
chiến thắng? Có phải mỗi người
chạy đều hoàn thành cuộc đua?
5. Tìm miền xác định của các hàm số sau:
2 x3  5
a. f ( x)  2 b. g (t )  3  t  2  t
x  x6
c. h(u )  2  log3  u 2  1
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 45

6. Tìm miền xác định và phác họa đồ thị hàm số:


 x  9, x  3
3x  x 
a. G ( x)  b. f ( x )    2 x, x  3
x   6, x  3

7. Tìm công thức biểu diễn của các hàm số có đồ thị là:
a. Đoạn thẳng nối các điểm (1,  3) và (5, 7) .
b. Nửa phần bên dưới của parabol x  ( y  1)2  0.
c. d.

8. Một cửa số của người Norman có dạng hình chữ


nhật phía trên là nửa vòng tròn. Giả sử chu vi cửa
sổ là 30 feet, tìm hàm biểu diễn diện tích cửa sổ
đó theo chiều rộng x của nó.
9. Biểu giá bán điện thực hiện từ ngày 01/07/2012
được cho bởi:
Mức sử dụng của một hộ Giá bán điện
STT gia đình trong một tháng (đ/kWh)
1 Cho kWh từ 0 – 100 1284
2 Cho kWh từ 101 – 150 1457
3 Cho kWh từ 151 – 200 1843
4 Cho kWh từ 201 – 300 1997
5 Cho kWh từ 301 – 400 2137
6 Cho kWh từ 401 trở lên 2192
a. Tìm công thức biểu diễn tổng số tiền phải trả E như một hàm
theo mức sử dụng x.
b. Phác họa đồ thị biểu diễn tổng số tiền phải trả E như một hàm
theo mức sử dụng x.
c. Từ ngày 01 tháng 08 năm 2013, quy định về biểu giá bán lẻ điện
sinh hoạt cho hộ gia đình có thay đổi (theo thông tư số
19/2013/TT-BCT). Hãy tìm hiểu thông tư này và giải lại bài toán
trên cho phù hợp với quy định hiện hành.
10. Từ 01/01/2009, cách tính thuế thu nhập ở Việt Nam như sau: nếu một
người không được giảm trừ gia cảnh thì sau khi trừ các khoản phí phải
đóng (bảo hiểm, các quỹ đóng góp...) phần thu nhập từ 4 triệu đồng
46 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

trở xuống anh ta không phải đóng thuế; phần thu nhập dôi ra sẽ chịu
mức thuế theo hình thức lũy tiến là:

Bậc Phần thu nhập tính thuế (triệu đồng/tháng) Thuế suất (%)
1 0 đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 80 35
Ví dụ: Nếu thu nhập của người này là 20 triệu đồng mỗi tháng (sau
khi đã trừ hết các khoản phí phải đóng) thì mỗi tháng anh ta phải đóng
thuế thu nhập cá nhân là:
(5  0) 5%  (10  5) 10%  (16  10) 15%  1.65 (triệu đồng)
Gọi I là thu nhập thật sự của một người sau khi đã trừ hết các khoản
phí phải đóng.
a. Phác họa đồ thị biểu diễn phần trăm thuế phải đóng R như một
hàm theo thu nhập I .
b. Phác họa đồ thị biểu diễn tổng số tiền thuế T phải đóng như một
hàm theo thu nhập I .
c. Từ ngày 01 tháng 07 năm 2013, quy định về cách tính thuế thu
nhập cá nhân có thay đổi (theo nghị định số 65/2013/NĐ-CP).
Hãy tìm hiểu nghị định này và giải lại bài toán trên cho phù hợp
với quy định hiện hành.
11. Bảng sau thống kê lượng carbon dioxide trung bình trong khí quyển,
theo đơn vị phần triệu do đài thiên văn Mauna Loa đo đạc từ 1980 đến
2008.

a. Lập mô hình toán học biểu diễn mức carbon dioxide.


b. Từ mô hình trên hãy ước đoán mức carbon dioxide trung bình
năm 1987 và tiên đoán mức carbon dioxide vào năm 2015.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 47

c. Khi nào thì mức carbon dioxide vượt mức 420 ppm?
12. Cho đồ thị các hàm số f và g như sau. Xét tính chẵn lẻ của chúng.
Giải thích.

13. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:


a. f ( x)  cos x b. f ( x)  x x
c. f ( x)   2  x 3  3 x
14. Tìm hàm 1-1 (các hàm số sau được mô tả bằng đồ thị, bằng công thức
hoặc bằng lời).
a. b.

c. g ( x)  x d. g ( x)  1  cos x
e. f (t ) là chiều cao của một người lúc được t tuổi.
15. Cho f ( x)  2  x  tan x , với 1  x  1 .
   
a. Tìm f 1 (2) b. Tìm f  f 1   
  8 
16. Tìm hàm ngược của các hàm số sau:
4x 1
f ( x)  2 x
3
a. f ( x)  b.
2x  3
c. y  ln( x  3)
17. Tìm giá trị chính xác của mỗi biểu thức sau:
3
a. sin 1 b. cos1 (1)
2
c. tan 1
3
1
d. 
cot 1  3 
e. tan(arctan10)
48 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

18. Cho f ( x)  x3  2 x 2 , g ( x)  3x 2  1 . Tìm các hàm f  g , f  g , fg ,


f
và chỉ ra miền xác định của chúng.
g
19. Tìm các hàm (a) f g , (b) g f , (c) f f và (d) g g và miền xác
định của chúng trong các trường hợp sau:
i. f ( x)  x 2 , g ( x)  cot x ii. f ( x )  x , g ( x)  3 1  x
20. Biểu diễn các hàm số sau dưới dạng f g :
3
t
a. F ( x)  cos x b. u (t ) 
1 3 t
c. h(v)  sin(ln v)
21. Phân loại các hàm sau, đâu là hàm lũy thừa, hàm căn thức, hàm đa
thức (xác định bậc), hàm hữu tỷ, hàm đại số, hàm lượng giác, hàm mũ
và hàm logarit.
a. f ( x)  5 x b. g ( x)  x 2014
x2  1
c. h( x)  x  x9 4
d. r ( x)  3
x x
e. s( x)  tan 2 x f. t ( x)  ln10 x
x
1 1
g. y h. g ( x)   
1  ex  3
x2
i. y  x j. u( x)  arcsin 2 x
x 1
22. Tìm công thức của hàm bậc ba f biết:
f (1)  6 và f (1)  f (0)  f (2)  0.
23. Quan hệ giữa hai đơn vị đo nhiệt độ là Fahrenheit (F) và Celsius (C)
9
cho bởi hàm tuyến tính F  C  32.
5
a. Vẽ đồ thị hàm số trên.
b. Hệ số góc của đồ thị là bao nhiêu và nó nói lên điều gì? Đồ thị
cắt trục F tại đâu và nó cho ta biết điều gì?
1
1 e x
24. Chứng minh hàm số f ( x)  1
là hàm số lẻ.
1 e x

25. Tính giá trị chính xác của các biểu thức sau:
1
a. log3  log3 36 b. log 2 10.log10 4
4
c. e2 ln 3 d. e2 ln 5
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 49

e. 
ln ln ee
10

 f. tan(sin 1 x)

g. sin(tan 1 x) h. cos(sin 1 x)

1.2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ


26. a. Giải thích bằng lời ý nghĩa của đẳng thức lim f ( x)  5 . Từ đẳng
x 2

thức này có thể khẳng định f (2)  5 hay không? Giải thích.
b. Giải thích bằng lời ý nghĩa của các phương trình lim f ( x)  3 và
x 1

lim f ( x)  7 . Trong trường hợp này, giới hạn lim f ( x) có tồn tại
x 1 x 1

hay không? Giải thích.


27. Dùng đồ thị đã cho của f để tính các giới hạn
sau nếu tồn tại. Nếu không tồn tại hãy cho biết
lý do.
a. lim f ( x) b. lim f ( x)
x 1 x 3

c. lim f ( x) d. lim f ( x)
x 3 x 3

e. f (3)
28. Cho hàm số có đồ thị như sau, tìm:
a. lim f ( x) b. lim f ( x)
x 7 x 3

c. lim f ( x) d. lim f ( x)
x 0 x 6

e. lim f ( x)
x 6

29. Phác họa đồ thị một hàm f thỏa các điều kiện đưa ra:
a. lim f ( x)  1, lim f ( x)  2, f (0)  1.
x0 x0

b. lim f ( x)  1, lim f ( x)  1, lim f ( x)  0, lim f ( x)  1,


x 0 x 0 x 2 x 2

f (2)  1, f (0) không xác định.

LUẬT TÍNH GIỚI HẠN


30. Tính các giới hạn sau:
50 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

2
 t2  2 
a. lim(cot x  sin x) b. lim  3 
 t 2 t  3t  5
x
2  
2x2  1
c. lim d. lim 16  2 x
x 2 3x  2 x 4

31. Tính các giới hạn sau, nếu tồn tại.


x2  4x t2  9
a. lim b. lim
x 4 x 2  3x  4 t 3 2t 2  7t  3

x2  9  5 9t
c. lim d. lim
x  4 x4 t 9
3 t
1 t  1 t 1  2h  3
e. lim f. lim
t 0 t h4 h 2
g. lim
h 0
( x  h) 3  x 3
h
h. lim
x 
 x2  2  x2  1 
 1 1
i. lim   
t 0
 t 1 t t 
32. Tính các giới hạn sau
sin 2014 x sin 6 x
a. lim b. lim
x 0 x x 0 sin 9 x

tan 3t sin 2 4t
c. lim d. lim 2
t 0 sin 2t t 0 t
 1 1  cos x
e. lim  x sin  f. lim
x 
 x x 0 x2
33. Dùng Định lí kẹp, chứng minh lim( x 2 sin  x)  0.
x 0

34. Biết 2 x  g ( x)  x 4  x 2  2 với mọi x , tìm lim g ( x) .


x 1

35. Hàm dấu (signum function/sign function), kí hiệu sgn, xác định như
sau:
1 , x0

sgn x  0 , x0
1 , x0

a. Vẽ đồ thị hàm số trên.
b. Tìm các giới hạn sau nếu có hoặc giải thích tại sao nó không tồn
tại.
i. lim sgn x ii. lim sgn x
x 0 x 0

iii. limsgn x iv. lim sgn x


x 0 x 0
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 51

x2  x  6
36. Cho F ( x)  .
x2
a. Tìm lim F ( x) , lim F ( x).
x  2 x  2

b. lim F ( x) có tồn tại hay không?


x 2

c. Vẽ đồ thị của F .

ĐỊNH NGHĨA CHÍNH XÁC CỦA GIỚI HẠN


37. Cho hàm f có đồ thị như hình bên. Dùng
đồ thị đã cho để tìm số  sao cho: nếu
0  x  3   thì f ( x)  2  0.5 .

38. Dùng đồ thị đã cho của hàm f ( x)  x 2 để


tìm số  sao cho: nếu x  1   thì
1
x2  1  .
2

39. Sử dụng định nghĩa  ,  của giới hạn, chứng minh:


 4 
a. lim c  c b. lim  3  x    5
x a x 10
 5 
 x  x6
2

c. lim x  2014  0 d. lim  5


x 2014 x 2
 x2 
e. lim ln x  
x 0

40. Giải thích ý nghĩa của các mệnh đề sau:


a. lim f ( x)   b. lim f ( x)  
x 3 x  2

c. lim f ( x)  4 d. lim f ( x)  1
x  x 

1 1
41. Tìm lim và lim 3 .
x 1 x  1 x 1 x  1
3

42. Tìm các giới hạn:


1 1  3x  4 x 2
a. lim b. lim
x  x  22014 x  5  2x2
1  x2  x4 x 1
c. lim d. lim
x  x  x 3  x 5 x 
x x
e.
x 

lim x  x 2  2 x  f. lim e tan x
x

2
52 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

1.3 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ


43. Tính giới hạn của các dãy số sau và cho biết dãy số đã cho hội tụ hay
phân kỳ.
 3  n2   n2 
a.  2 
b.  3 
n  n   n  4n 

  1 
n
  3n  2 
c. 1      d.  n 
  2 
  5 
 (1) n   (1) n 1 n 
e. 2   f.  
 n   n n 
44. Dựa vào công thức đã tìm được trong Ví dụ 3, tính các tổng sau:
a. 10  30  90  270  ...  10.3100
1000 1000 1000 1000
b.     ... (r  0)
1  r (1  r ) (1  r ) (1  r ) 4
2 3

1.4 LIÊN TỤC


45. Viết phương trình biểu diễn hàm số f liên tục tại 3.
46. Nếu f liên tục trên (, ) thì có thể kết luận như thế nào về đồ thị
của nó?
47. a. Dựa trên đồ thị của f cho biết f gián đoạn tại điểm nào. Giải
thích.
b. Với mỗi điểm tìm được trong câu a, hãy cho biết f có liên tục
bên trái, bên phải không?

48. Tìm các khoảng liên tục của g dựa vào đồ thị sau:

49. Chứng minh các hàm số sau liên tục trên khoảng chỉ ra.
2x  3
a. f ( x)  , (  2, )
x2
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 53

b. f ( x)  3 2  x , (  , 2)
50. Giải thích tại sao các hàm số dưới đây liên tục tại mọi điểm thuộc
miền xác định. Từ đó xác định các khoảng liên tục của hàm số.
x2  1 3

a. F ( x)  2 b. G( x)  x  (2 x  1) 2
2

2x  x 1
c. R( x)  sin  cos(sin x)  d. H (t )  ln  t 4  1

51. Giải thích tại sao các hàm số dưới đây gián đoạn tại điểm a đã cho.
Vẽ đồ thị.
1  x 2 , x  1

a. f ( x)  ln 1  x , a  1 b. f ( x)   1 , a 1
 x , x  1

cos x, x  0

c. f ( x)  0, x0 , a0
1  x 2 , x  0

52. Dựa vào tính liên tục để tính các giới hạn sau:
 x2  4 
a. limsin( x  sin x) b. limarctan  2 
x  x 2
 6 x  12 x 
sin 
c. lim d. lim  x cos 2 x 
 0   tan  x
4

1  tan x
lim  x3  3x  1
3
e. lim f.
x  sin x  cos x
x 2
4

53. Tính giới hạn của các dãy số sau và cho biết dãy số đã cho hội tụ hay
phân kỳ?
 2n   1n 
a.  tan  b. e 
 1  8n   
 (2n  1)!
c. ln(n  1)  ln n d. sin 
 (2n  1)!
54. Tìm điểm gián đoạn của f . Tại các điểm đó, f liên tục bên trái, bên
phải hay không liên tục cả hai bên? Vẽ đồ thị của f .
 x  2, x  0

a. f ( x)  2 x 2 , 0  x  1
 2  x, x  1

 x  1, x 1

1
b. f ( x)   , 1 x  3
 x
 x  3, x3
54 Chương 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

cx 2  2 x, x  2
55. Với giá trị nào của hằng số c thì f ( x)   3 sẽ liên tục
 x  cx, x  2
trên (, ) ?
56. Tìm a và b để f liên tục tại mọi điểm biết:
 x2  4
 , x2
 x2
f ( x)   2
ax  bx  3, 2  x  3

 2 x  a  b, x3
57. Cho f ( x)  x 2  10sin x . Chứng tỏ tồn tại c sao cho f (c)  1000.
58. Chứng minh phương trình ln x  3  2 x có ít nhất một nghiệm thực.
59. Chứng minh phương trình arctan x  1  x có nghiệm duy nhất trên
khoảng (0, 1) .
60. Cho a và b là hai số dương, chứng minh rằng phương trình
a b
 3 0
x  2x 1 x  x  2
3 2

có ít nhất một nghiệm trong khoảng (1, 1) .


61. Một nhà sư Tây Tạng rời khỏi tu viện lúc 7 giờ sáng và bắt đầu leo
lên đỉnh ngọn núi. Ông ta đến đỉnh núi lúc 7 giờ tối. Sáng hôm sau,
ông ta bắt đầu leo xuống núi lúc 7 giờ sáng theo con đường ngược lại
và về đến tu viện lúc 7 giờ tối. Chứng tỏ rằng có một điểm nào đó trên
quãng đường đi nhà sư đã đi qua tại cùng một thời điểm trong ngày.
Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG
(DERIVATIVES AND APPLICATIONS OF
DIFFERENTIATION)
2.1 ĐẠO HÀM VÀ TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN (DERIVATIVES AND
RATES OF CHANGE)
Bài toán tiếp tuyến đã đề cập ở Chương 1 cũng như tất cả các bài toán mô
tả tốc độ thay đổi của một sự vật hiện tượng nào đó trong khoa học và kĩ
thuật đều đưa đến việc tìm một giới hạn như nhau mà ta gọi là đạo hàm.

TIẾP TUYẾN (TANGENT LINE)

ĐỊNH NGHĨA: Tiếp tuyến với đường cong


y  f ( x) tại điểm P  a, f (a)  là đường thẳng đi
f ( x)  f (a )
qua điểm P với hệ số góc m  lim
x a xa
nếu giới hạn này tồn tại.

f ( a  h)  f ( a )
Đặt h  x  a  x  a  h thì m  lim .
h 0 h
ĐẠO HÀM TẠI MỘT ĐIỂM

ĐỊNH NGHĨA: Đạo hàm của hàm f tại điểm a , ký hiệu f (a) là:
f ( a  h)  f ( a )
f (a)  lim , nếu giới hạn này tồn tại.
h 0 h
f ( x)  f (a )
Lưu ý: Đặt x  a  h  h  x  a , khi đó: f (a)  lim .
x a xa
Ví dụ 1: Tìm đạo hàm của hàm số f ( x)  x 2  8x  9 tại điểm a.
Giải: Theo định nghĩa ta có:
f ( a  h)  f ( a )
f (a)  lim
h0 h
(a  h)2  8(a  h)  9   a 2  8a  9
 lim  2a  8.
h0 h

Tiếp tuyến với đường cong y  f ( x) tại điểm  a, f (a)  là đường thẳng
đi qua  a, f (a)  , có hệ số góc f (a) và có phương trình:
y  f (a)  f (a)( x  a).

Ví dụ 2: Viết phương trình tiếp tuyến với parabol y  x 2  8 x  9 tại điểm


(3,  6) .
56 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Giải: Từ Ví dụ 1 ta có: y(a)  2a  8 .


Hệ số góc của tiếp tuyến tại (3,  6) là:
y(3)  2 .
Phương trình của tiếp tuyến tại điểm (3,  6) :
y  2 x .

TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN (RATES OF CHANGE)


Giả sử y là một hàm theo x: y  f ( x) .
Khi x thay đổi từ x1 sang x2 thì độ thay đổi
(còn gọi là số gia (increment)) của x là:
x  x2  x1 .
Số gia của y là: y  f ( x2 )  f ( x1 ) .
y f ( x2 )  f ( x1 )
Tỷ số số gia:  là tốc độ biến thiên trung bình của y
x x2  x1
tương ứng với x trên đoạn [x1 , x2 ] và có thể hiểu như là hệ số góc của cát
tuyến PQ trong hình ở trên.
Khi thu nhỏ đoạn đang xét bằng cách cho x2  x1 thì x  0 và Q  P.
y
Giới hạn của tốc độ biến thiên trung bình khi x  0 gọi là tốc độ
x
biến thiên tức thời (hay tỷ lệ biến thiên tức thời) của y đối với x tại x  x1 ,
rõ ràng đây cũng là hệ số góc của tiếp tuyến với đường cong y  f ( x) tại
điểm P  x1 , f ( x1 )  .

y f ( x2 )  f ( x1 )
Tốc độ biến thiên tức thời = lim  lim
x 0 x x 
2 x 1 x2  x1
(instantaneous rate of change)

Giới hạn trên chính là đạo hàm f ( x1 ) , vậy:

Đạo hàm f (a) là tốc độ biến thiên tức thời của y  f ( x) khi x  a .

Như vậy, f (a) là tốc độ biến thiên tức thời tại


a và cũng là hệ số góc của tiếp tuyến với đường
cong y  f ( x) tại a. Do đó, khi đạo hàm tại
một điểm lớn thì đường cong dốc (quan sát
điểm P trong hình) và giá trị của y thay đổi
nhanh. Khi đạo hàm tại một điểm nhỏ thì đường
cong phẳng (quan sát điểm Q) và giá trị của y
thay đổi chậm.
2.1 ĐẠO HÀM VÀ TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN 57

Ví dụ 3: Một hãng sản xuất vải với chiều rộng mỗi cây vải là cố định. Chi
phí sản xuất x yard vải đầu tiên là C  f ( x) dollar.
a. Cho biết ý nghĩa và đơn vị của f ( x) ?
b. Trong thực tế, đẳng thức f (1000)  9 có ý nghĩa gì?
Giải:
a. Vì f ( x) là tốc độ biến thiên tức thời của C đối với x nên nó cho biết
tốc độ thay đổi tức thời của chi phí sản xuất C ứng với số yard vải
được sản xuất.
C
Vì f ( x)  lim , đơn vị của C là dollar và đơn vị của x là yard
x 0 x

nên đơn vị của f ( x) là dollar/yard.


b. Đẳng thức f (1000)  9 cho biết khi x  1000 thì độ thay đổi của C
gấp 9 lần của x, vậy khi sản xuất được 1000 yard vải thì tốc độ tăng
của chi phí sản xuất là 9 dollar/yard. Hơn nữa, nếu chọn x  1 thì
x rất nhỏ so với x  1000 nên ta có xấp xỉ sau :
f (1000  x)  f (1000) f (1000  1)  f (1000)
f (1000)  lim 
x 0 x 1
 f (1000)  f (1001)  f (1000).
Vậy, f (1001)  f (1000)  9 nên có thể nói chi phí sản xuất yard vải
thứ 1001 vào khoảng 9 dollar.
Ví dụ 4: Gọi D(t ) là công nợ của Mĩ tại thời điểm t. Bảng dưới đây cho ta
con số xấp xỉ giá trị của hàm này cuối mỗi năm theo đơn vị triệu dollar,
tính từ năm 1980 đến năm 2005 . Ước lượng giá trị của D(1990) và giải
thích ý nghĩa của nó.
Giải: Đạo hàm D(1990) cho biết tốc độ gia t D(t)
tăng công nợ của Mĩ vào năm 1990 . Theo 1980 930.2
định nghĩa đạo hàm: 1985 1945.9
D(t )  D(1990) 1990 3233.3
D(1990)  lim .
t 1990 t  1990 1995 4974.0
2000 5674.2
Từ dữ liệu đã có, ta lập được bảng tỉ số sai
2005 7932.7
phân (difference quotient) (tức tốc độ biến
thiên trung bình) như bảng bên. Dựa vào
đó có thể nhận thấy tiền nợ không dao D(t )  D(1990)
t
động nhiều trong khoảng thời gian 1980  t  1990
2005 . Hơn nữa D(1990) trong khoảng từ 1980 230.31
257.48 đến 348.14 triệu dollar/năm nên có 1985 257.48
thể dùng trung bình của hai con số này để 1995 348.14
ước lượng D(1990) . 2000 244.09
Vậy, D(1990)  303 triệu dollar/năm. 2005 313.29
58 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

ĐẠO HÀM LÀ MỘT HÀM SỐ (THE DERIVATIVE AS A


FUNCTION)
Với một điểm a cố định, đạo hàm của hàm f tại a:
f ( a  h)  f ( a )
f (a)  lim
h 0 h
f ( x  h)  f ( x )
Thay a bởi x, ta có: f ( x)  lim .
h 0 h
Với mỗi giá trị khác nhau của x, ta tính được f ( x) nếu giới hạn trên tồn
tại. Như vậy giá trị của f ( x) phụ thuộc vào biến độc lập x nên có thể xem
f  như là một hàm theo x và gọi là đạo hàm (derivative) của hàm f . Miền
xác định của hàm f  là tập các giá trị của x sao cho f ( x) tồn tại, nó có
thể nhỏ hơn miền xác định của f .
Nếu đặt y  f ( x) thì f  còn được gọi là đạo hàm của y theo x và được ký
hiệu bằng nhiều cách khác nhau như sau:
dy df d
f ( x)  y     f ( x)  Df ( x)  Dx f ( x).
dx dx dx
dy dy
Để ký hiệu giá trị của đạo hàm tại x  a , ta có thể viết .
dx dx x  a
Ví dụ 5: Cho f ( x)  x3  x , tìm công thức của f ( x) .
Giải:
f ( x  h)  f ( x ) ( x  h)3  ( x  h)    x3  x 
f ( x)  lim  lim  3x 2  1.
h 0 h h  0 h
Quan sát đồ thị ta thấy
f ( x)  0 khi f có tiếp
tuyến nằm ngang, và
f ( x)  0 khi tiếp tuyến
có hệ số góc dương.

Ví dụ 6: Cho f ( x)  x , tìm đạo hàm của f . Tìm miền xác định của f  .
f ( x  h)  f ( x ) xh  x 1
Giải: f ( x)  lim  lim  .
h 0 h h 0 h 2 x
f ( x) xác định khi x  0 . Vậy miền xác định của f  là (0, ).
2.1 ĐẠO HÀM VÀ TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN 59

ĐỊNH NGHĨA: Hàm f gọi là khả vi (differentiable) tại a nếu f (a)


tồn tại. f khả vi trong khoảng (a, b) (hoặc (a, ) , hoặc (, a) hoặc
(, ) ) nếu nó khả vi tại mỗi số thuộc khoảng đó.

ĐỊNH LÍ: Nếu f khả vi tại a thì f liên tục tại a.

f ( x)  f ( a )
Chứng minh: Vì f khả vi tại a nên tồn tại f (a)  lim .
x a xa
 f ( x)  f (a) 
lim  f ( x)  f (a)  lim  ( x  a) 
x a x a
 xa 
f ( x)  f (a )
 lim . lim( x  a)  f (a).0  0
x a xa x a

 lim f ( x)  lim  f (a)   f ( x)  f (a) 


x a x a

 lim f (a)  lim  f ( x)  f (a)   f (a)  0  f (a).


x a x a

Vậy, f liên tục tại a.


Lưu ý:
i. Hàm số liên tục tại a chưa chắc khả vi tại a.
ii. Hàm số không khả vi tại một điểm nếu một trong các trường hợp sau
xảy ra:
a. Đồ thị của hàm số có góc (corner) tại a (khi đó nó không có tiếp
tuyến tại a).
b. Hàm số không liên tục tại a.
c. Đồ thị hàm số có tiếp tuyến đứng tại a ( f liên tục tại a và
lim f ( x)   ).
x a

Ví dụ 7: Dựa vào đồ thị cho biết hàm f ( x)  x liên tục trên khoảng nào,
khả vi trên khoảng nào?
Giải: Vì đồ thị hàm liên tục là một đường liền nét nên hàm số f ( x)  x
liên tục trên .
60 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Tuy nhiên do có góc tại x  0 nên hàm số đã cho không khả vi tại 0.

Vậy, f khả vi trên các khoảng (, 0) và (0, ) .

ĐẠO HÀM CẤP CAO (HIGHER DERIVATIVES)


Cho f là hàm khả vi. Đạo hàm của f  (nếu có) gọi là đạo hàm cấp 2 (the
d  dy  d 2 y
second derivative) của hàm f , ký hiệu: f    f       2 .
dx  dx  dx
Ví dụ 8: Cho f ( x)  x3  x . Tìm và cho biết ý nghĩa của f ( x) .
Giải: Từ Ví dụ 5, ta đã biết f ( x)  3x 2  1 .
f ( x  h)  f ( x)
f ( x)   f   ( x)  lim
h 0 h
3( x  h) 2  1   3x 2  1
 lim  lim(6 x  3h)  6 x.
h 0 h h 0

f ( x) là hệ số góc của đường cong


y  f ( x) tại điểm  x, f ( x)  . Nói
cách khác, f ( x) là tốc độ biến thiên
tức thời của hệ số góc của đường cong
y  f ( x) : f ( x)  0 khi y  f ( x) có
hệ số góc âm, f ( x)  0 khi y  f ( x)
có hệ số góc dương.
Đạo hàm cấp 3 (the third derivative) của hàm f là đạo hàm của đạo
hàm cấp 2:
 d  d2 y  d3y
f  f    2  3 .
 
dx  dx  dx
Đạo hàm cấp n (the nth derivative) của hàm f là đạo hàm của đạo hàm
cấp n  1 :
d  d n1 y  d n y
f ( n )   f ( n1)    n1   n .
dx  dx  dx
Ví dụ 9: Cho f ( x)  x3  x . Tìm f ( x) và f (4) ( x) .
2.1 ĐẠO HÀM VÀ TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN 61

Giải: Trong Ví dụ 8 ta đã có: f ( x)  6 x . Đồ thị của đạo hàm cấp hai có
phương trình y  6 x , đây là phương trình của đường thẳng có hệ số góc là
6.
Do đó đạo hàm cấp ba f ( x)  6 . Đồ thị của f  là một đường thẳng nằm
ngang nên đạo hàm cấp bốn f (4) ( x)  0 .

2.2 CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM (DIFFERENTIATION


RULES)

HÀM HẰNG (CONSTANT FUNCTIONS)


Xét hàm f ( x)  c , với c là hằng số. Ta có:
f ( x  h)  f ( x )
f ( x)  lim
h0 h
cc
 lim  lim0  0.
h0 h h0

Sử dụng ký hiệu Leibniz ta viết lại kết quả này như sau:

ĐẠO HÀM CỦA HÀM HẰNG


d
(c )  0
dx

HÀM LŨY THỪA (POWER FUNCTIONS)


Xét hàm số f ( x)  x n , với n nguyên dương. Ta có:
f ( x  h)  f ( x ) ( x  h) n  x n
f ( x)  lim  lim
h0 h h0 h
 n n 1 n(n  1) n2 2 n 1 n
 x  nx h  x h  ...  nxh  h   xn
 lim
2 
h 0 h
n(n  1) n2 2
nx n1h  x h  ...  nxh n1  h n
 lim 2
h 0 h
 n(n  1) n2 
 lim  nx n1  x h  ...  nxh n2  h n1   nx n1 .
h0
 2 
Với n là số thực, ta cũng có kết quả tương tự.

QUY TẮC LŨY THỪA (THE POWER RULE):


Với n là số thực bất kỳ, ta có:


d n
dx
x   nx n1

Các trường hợp đặc biệt:


62 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

d
 Nếu n  1 : ( x)  1.
dx
d 1 1
 Nếu n  1:     2 .
dx  x  x


1 d
Nếu n  :
2 dx
x    1
2 x
.

Ví dụ 1:
a. Nếu f ( x)  x6 thì f ( x)  6 x5 .
b. Nếu y  x 2014 thì y  2014 x 2013 .
dy
c. Nếu y  t 4 thì  4t 3 .
dt
d.
d 3
dr
 r   3r 2 .

Ví dụ 2: Tìm đạo hàm của các hàm số sau:


1
a. f ( x)  2 b. y  3 x2
x
Giải:

a. Ta có f ( x)  x 2 suy ra f ( x)   x 2   2 x 3   3 .
d 2
dx x

  d   2 
2 1
dy d 3 2
b.  x   x3   x 3 .
dx dx dx   3
Ví dụ 3: Viết phương trình tiếp tuyến và pháp tuyến (normal line) với
đường cong y  x x tại điểm (1, 1) .
1 3
Giải: Ta có f ( x)  x x  xx  x 2 2

1
3 3
 f ( x)  x 2  x.
2 2
Hệ số góc của tiếp tuyến tại điểm (1, 1) là:
3
f (1)  .
2
3 3 1
Phương trình tiếp tuyến: y  1  ( x  1) hay y  x  .
2 2 2
2
Pháp tuyến vuông góc với tiếp tuyến nên có hệ số góc là .
3
2 2 5
Vậy phương trình pháp tuyến là: y  1   ( x  1) hay y   x  .
3 3 3
HÀM SỐ MŨ (EXPONENTIAL FUNCTIONS)
Xét hàm số: f ( x)  a x (với a  0 ).
2.2 CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM 63

f ( x  h)  f ( x ) a xh  a x
Ta có: f ( x)  lim  lim
h0 h h0 h
a (a  1)
x h
a 1
h
 lim  a x lim .
h0 h h0 h
ah  1
Mặt khác: f (0)  lim .
h 0 h
Vậy, nếu hàm số f ( x)  a x có đạo hàm tại điểm x  0 thì nó có đạo hàm
tại mọi điểm và f ( x)  f (0)a x .

eh  1
ĐỊNH NGHĨA SỐ e : e là một số thoả mãn lim  1.
h 0 h

ĐẠO HÀM HÀM SỐ MŨ TỰ NHIÊN:


d x
dx
 e   ex

Tính chất của hàm số f ( x)  e x : Hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị hàm
số bằng tung độ của tiếp điểm.
Ví dụ 4: Tìm điểm thuộc đường cong y  e x sao cho tiếp tuyến tại điểm
này song song với đường thẳng y  2 x .
Giải: Tiếp tuyến với đồ thị hàm số y  e x tại
điểm có hoành độ bằng a có hệ số góc là
y (a)  ea .
Để tiếp tuyến đó song song với đường thẳng
y  2 x thì hệ số góc của hai đường thẳng này
phải bằng nhau: ea  2 hay a  ln 2 .
Do đó, điểm cần tìm là (a, ea )  (ln 2, 2) .

QUY TẮC TỔNG, HIỆU, TÍCH VÀ THƯƠNG

QUY TẮC NHÂN VỚI HẰNG SỐ (THE CONSTANT MULTIPLE


RULE):
Nếu c là một hằng số và f là một hàm khả vi thì:
d d
cf ( x)  c f ( x)
dx dx
Chứng minh: Đặt g ( x)  cf ( x) , khi đó:
g ( x  h)  g ( x ) cf ( x  h)  cf ( x)
g ( x)  lim  lim
h0 h h 0 h
64 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

 f ( x  h)  f ( x )  f ( x  h)  f ( x )
 lim c    c lim  cf ( x).
h0
 h h0 h
Ví dụ 5:

a.
d
dx
 3x 4   3  x 4   3  4 x3   12 x3 .
d
dx
d d d
b. ( x)  (1) x   (1) ( x)  1(1)  1.
dx dx dx

QUY TẮC TỔNG (THE SUM RULE):


Nếu f và g là hai hàm khả vi, khi đó:
d d d
 f ( x )  g ( x )   f ( x)  g ( x)
dx dx dx

Chứng minh: Đặt F ( x)  f ( x)  g ( x) , khi đó:

F ( x)  lim
F ( x  h)  F ( x )
 lim
 f ( x  h)  g ( x  h)    f ( x )  g ( x ) 
h0 h h0 h
f ( x  h)  f ( x ) g ( x  h)  g ( x )
 lim  lim  f ( x)  g ( x).
h0 h h 0 h
QUY TẮC HIỆU (THE DIFFERENCE RULE):
Nếu f và g là hai hàm khả vi, khi đó:
d d d
 f ( x )  g ( x )   f ( x)  g ( x)
dx dx dx

Ví dụ 6:
d 8
dx
 x  12 x5  4 x 4  10 x3  6 x  5

  x8   12 x5    4 x 4   10 x3   (6 x)  (5)


d d d d d d
dx dx dx dx dx dx
 8x7  12  5 x4   4  4 x3   10  3x 2   6(1)  0
 8x7  60 x4  16 x3  30 x2  6.
Ví dụ 7: Cho f ( x)  e x  x , tìm f  và f  .

Giải: f ( x)   e x  x    e x   ( x)  e x  1.

f ( x)   f     e x  1   e x   (1)  e x .


2.2 CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM 65

Ví dụ 8: Tìm điểm trên đường cong


y  x 4  6 x 2  4 sao cho tiếp tuyến tại
điểm này là đường nằm ngang.
Giải: Tiếp tuyến nằm ngang có hệ số góc
bằng 0 , tức đạo hàm của hàm số tại tiếp
điểm bằng 0 .
dy
Ta có:  4 x3  12 x  0  4 x( x 2  3).
dx
dy
Vậy  0 khi và chỉ khi x  0 hoặc x   3 .
dx
Các điểm trên đường cong có tiếp tuyến nằm ngang là: (0, 4) ;  
3,  5 ;

 
3,  5 .

QUY TẮC TÍCH (THE PRODUCT RULE):


Nếu f và g là các hàm khả vi thì:
d d d
 f ( x ) g ( x )   f ( x )  g ( x )   g ( x )  f ( x) 
dx dx dx

Ví dụ 9: Cho f ( x)  xe x .
a. Tìm f ( x).
b. Tìm công thức đạo hàm tổng quát f ( n ) ( x).
Giải:

a. f ( x) 
d
dx
 xe x   x  e x   e x
dx
d d
dx
( x)  xe x  e x .1  ( x  1)e x .

( x  1)e x   ( x  1)  e x   e x ( x  1)
d d d
b. f ( x) 
dx dx dx
 ( x  1)e x  e x  ( x  2)e x .
Tương tự: f ( x)  ( x  3)e x , f (4) ( x)  ( x  4)e x , …

Tổng quát ta có: f ( n ) ( x)  ( x  n)e x .


Ví dụ 10: Tìm đạo hàm của hàm số f (t )  t (a  bt ) .
Giải:

 
1
d d 1 
Cách 1: f (t )  t (a  bt )  (a  bt ) t  t .b  (a  bt ) t 2
dt dt 2
a  bt a  3bt
b t   .
2 t 2 t
1 3
Cách 2: f (t )  a t  bt t  at  bt . 2 2
66 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

1  12 3 12 a  3bt
Vậy, f (t )  at  bt  .
2 2 2 t
Ví dụ 11: Một hãng sản xuất vải với chiều rộng các cây vải là cố định. Số
lượng vải bán ra Q (đơn vị: yard) là hàm theo giá bán P (đơn vị:
dollar/yard), tức Q  f ( P) . Khi đó, số tiền thu được khi bán vải theo giá
P là R( P)  Pf ( P) . Biết f (20)  10000 và f (20)  350 , tính R(20).
d d
Giải: Ta có R( P)  P  f ( P)  f ( P)  P   Pf ( P)  f (P).
dP dP
 R(20)  20 f (20)  f (20)  20(350)  10000  3000.

QUY TẮC THƯƠNG (THE QUOTIENT RULE):


Nếu f và g là các hàm khả vi thì:
d d
d  f ( x) 
g ( x)
dx
 f ( x)   f ( x)  g ( x) 
dx

dx  g ( x)   g ( x) 
2

x2  x  2
Ví dụ 12: Cho y  . Khi đó:
x3  6

x3  6
d 2
dx
 
x  x  2  x2  x  2  
d 3
dx
x 6   
y 
 
2
x3  6
 x 4  2 x3  6 x 2  12 x  6
 .
 x3  6 
2

Ví dụ 13: Tìm phương trình tiếp tuyến với


ex  1 
đường cong y  tại điểm 1, e  .
1 x 2
 2 

dy 1  x 2   e x   e x 1  x 2 
d
dx
d
dx
Giải: 
1  x 
2
dx 2

e x (1  x) 2
 .
1  x 2 2

 1  dy
Hệ số góc của tiếp tuyến tại điểm 1, e  là  0.
 2  dx x 1
 1 
Vậy, tiếp tuyến tại điểm 1, e  là đường nằm ngang, có phương trình
 2 
1
y  e.
2
2.2 CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM 67

Bảng tổng kết một số quy tắc tính đạo hàm:

c  0  x   nx
n n 1
 e   e
x x

(cf )  cf  ( f  g )  f   g  ( f  g )  f   g 
 f  gf   fg 
( fg )  fg   gf    
g g2

ĐẠO HÀM CỦA CÁC HÀM LƯỢNG GIÁC (DERIVATIVES OF


TRIGONOMETRIC FUNCTIONS)

ĐẠO HÀM CỦA CÁC HÀM LƯỢNG GIÁC:


d d
(sin x)  cos x (cos x)   sin x
dx dx
d d
(csc x)   csc x cot x (sec x)  sec x tan x
dx dx
d d
(tan x)  sec2 x (cot x)   csc2 x
dx dx
Chứng minh:
Xét hàm số lượng giác: f ( x)  sin x , ta có:
f ( x  h)  f ( x ) sin( x  h)  sin x
f ( x)  lim  lim
h0 h h0 h
 h h h
2cos  x   sin   2sin  
 2 2  h  2   cos x.
 lim  lim cos  x   .lim
h 0 h h 0
 2  h 0
2
h
2

Ví dụ 14: Tìm đạo hàm của hàm số


y  x 2 sin x .

 x 2 (sin x)  sin x  x 2 
dy d d
Giải:
dx dx dx
 x 2 cos x  2 x sin x.
68 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

sec x
Ví dụ 15: Với giá trị nào của x thì đồ thị hàm số f ( x)  có tiếp
1  tan x
tuyến nằm ngang?
Giải:
d d
(1  tan x) (sec x)  sec x (1  tan x)
f ( x)  dx dx
(1  tan x) 2

(1  tan x)sec x tan x  sec x.sec2 x



(1  tan x)2
sec x(tan x  tan 2 x  sec2 x) sec x(tan x  1)
  .
(1  tan x)2 (1  tan x)2

Ta có: f ( x)  0  tan x  1  x   n (n là số nguyên).
4
Ví dụ 16: Tìm đạo hàm cấp 27 của cos x .
Giải: f ( x)  cos x , f ( x)   sin x , f ( x)   cos x ,
f ( x)  sin x , f (4) ( x)  cos x  f ( x).
Vậy: khi n là bội số của 4 thì f ( n) ( x)  cos x , do đó f (24) ( x)  cos x
Tính đạo hàm thêm 3 lần nữa ta có f (27) ( x)  sin x.

QUY TẮC DÂY CHUYỀN (THE CHAIN RULE)


Dưới đây là quy tắc để tìm đạo hàm của hàm hợp.

QUY TẮC DÂY CHUYỀN:


Nếu g khả vi tại x và f khả vi tại g ( x) thì hàm hợp F  f g khả vi tại
x và F ( x)   f g  ( x)  f   g ( x)  g ( x) ,
dF dF du
hay:  . , với u  g ( x).
dx du dx

Lưu ý: Quy tắc trên có thể được hiểu: lấy đạo hàm hàm ngoài f tại hàm
trong g ( x) nhân với đạo hàm của hàm trong.

Ví dụ 17: Tìm F ( x) biết F ( x)  x 2  1 .

Giải: Ta có: f (u)  u , g ( x)  x 2  1  F ( x)  ( f g )( x) .


1
Vì f (u )  , g ( x)  2 x nên
2 u
F ( x) 
dF dF du d

dx du dx du
.   u . dxd  x  1  2 1u .2x 
2 x
x 1
2
.

Ví dụ 18: Tìm đạo hàm của hàm số:


2.2 CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM 69

a. y  sin  x 2  b. y  sin 2 x

Giải:

 sin  x 2   cos  x 2  . 2 x  2 x cos  x 2  .


dy d
a.
dx dx
dy d
b.  (sin x)2  2 . (sin x) . cos x  sin 2 x.
dx dx

QUY TẮC LŨY THỪA KẾT HỢP QUY TẮC DÂY CHUYỀN:
Nếu n là một số thực tùy ý và u  g ( x) khả vi, khi đó:
d n
dx
 u   nu n1
du
dx
hay
d
dx
 g ( x)  n  g ( x) .g ( x)
n n 1

Ví dụ 19: Tìm đạo hàm của các hàm số sau:

y   x3  1
100 1
a. b. f ( x) 
3
x2  x  1
 t 2 
9

f ( x)  (2 x  1)5  x3  x  1
4
c. g (t )    d.
 2t  1 
e. y  esin x
Giải:
a. Đặt u  x3  1 và n  100 , ta có:
dy d  3
 x  1   100  x3  1  x3  1  300 x 2  x3  1 .
100 99 d 99

dx dx   dx
1

 

b. Trước tiên, ta viết f ( x)  x  x  1 2 3 .
4 4
f ( x)    x  x  1  x  x  1    x  x  1 3 (2 x  1).
1 2  d 2 1 2 
3
3 dx 3
 t  2  d  t  2  45(t  2)
8 8
c. g (t )  9     .
 2t  1  dt  2t  1  (2t  1)
10

 (2 x  1)5  x3  x  1   x3  x  1
dy d 4 4 d
d. (2 x  1)5
dx dx dx
 (2 x  1)5 .4  x3  x  1  x  x  1
3 d 3
dx
  x3  x  1 .5(2 x  1) 4 (2 x  1)
4 d
dx
 4(2 x  1)5  x3  x  1  3x 2  1  10  x3  x  1 (2 x  1) 4
3 4

 2(2 x  1)4  x3  x  1 17 x3  6 x 2  9 x  3 .


3

e. Hàm trong là g ( x)  sin x và hàm ngoài là hàm mũ f ( x)  e x . Vậy:


70 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

  e   esin x cos x.
dy d sin x
dx dx
Có thể sử dụng Quy tắc dây chuyền để tính đạo hàm của hàm mũ với cơ số
a  0.
Thật vậy, vì a  eln a nên a x   eln a   e(ln a ) x .
x


d x
dx
 a 
d (ln a ) x
dx
e   e(ln a ) x ln a.

Vậy:

d x
dx
 a   a x ln a

Nếu y  f (u) , u  g ( x) và x  h(t ) , trong đó f , g và h là các hàm số


khả vi, thì:

dy dy dx dy du dx
 
dt dx dt du dx dt

Ví dụ 20: Tìm đạo hàm của hàm số y( x)  sin  cos(tan x)  .


d
Giải: y   cos  cos(tan x)   cos(tan x) 
dx
d
 cos  cos(tan x)   sin(tan x)  (tan x)
dx
  cos  cos(tan x)  sin(tan x)sec2 x.

Ví dụ 21: Tìm đạo hàm của hàm số y( )  esec3 .


Giải:
dy d d
 esec3 (sec3 )  esec3 sec3 tan 3 (3 )  3esec3 sec3 tan 3 .
d d d

2.3 ĐẠO HÀM HÀM ẨN (IMPLICIT DIFFERENTIATION)

PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐẠO HÀM HÀM ẨN (THE METHOD OF


IMPLICIT DIFFERENTIATION)
Trong mục này ta quy ước y là hàm theo biến x. Khi đó, dạng tường minh
của hàm số là y  f ( x) , ví dụ: y  x3  1 hay y  x sin x .
Tuy nhiên, đôi khi hàm số lại được xác định bởi một biểu thức biểu thị mối
quan hệ của x và y, ta gọi đó là hàm ẩn, ví dụ: x 2  y 2  25 (1) hoặc
x3  y 3  6 xy (2) , ở đây y là hàm ẩn.
Từ (1) ta có thể viết y dưới dạng tường minh: y   25  x 2 , nhưng từ (2)
thì không dễ dàng viết công thức tường minh của y theo x.
Phương pháp sau dùng để tìm đạo hàm hàm ẩn:
2.3 ĐẠO HÀM HÀM ẨN 71

 Bước 1: lấy đạo hàm 2 vế của phương trình theo x.


 Bước 2: từ kết quả có được, giải phương trình để tìm y  .
Ví dụ 1: Tìm y  biết sin( x  y)  y 2 cos x .
Giải: Đạo hàm hai vế của phương trình theo x, ta được:
cos( x  y).(1  y)  y 2 ( sin x)  (cos x)(2 yy )
 cos( x  y)  y 2 sin x  (2 y cos x) y  cos( x  y). y 
y 2 sin x  cos( x  y )
 y  .
2 y cos x  cos( x  y )
Ví dụ 2:
dy
a. Biết x 2  y 2  25 , tìm .
dx
b. Tìm phương trình tiếp tuyến với đường tròn x 2  y 2  25 tại điểm
(3, 4) .
Giải:

a.
d 2
x 2  y 2  25 
dx
 x  y 2   (25)
d
dx
dy dy x
 2x  2 y  0   .
dx dx y
3
b. y (3, 4)   , suy ra phương trình tiếp tuyến:
4
3
y  4   ( x  3)  3x  4 y  25.
4
Ví dụ 3:
a. Cho x3  y 3  6 xy , tìm y  .
b. Tìm tiếp tuyến với lá Descartes x3  y 3  6 xy tại điểm (3, 3) .
c. Tiếp tuyến với lá Descartes tại điểm nào trong góc phần tư thứ nhất là
đường nằm ngang?
Giải:

a. x3  y 3  6 xy 
d 3
dx
 x  y 3   (6 xy )
d
dx
2 y  x2
 3x  3 y y   6 y  6 xy   y   2
2 2
.
y  2x
b. y(3, 3)  1, phương trình tiếp tuyến:
y  3  1( x  3)  x  y  6.
c. Để ý rằng x  0, y  0 trong góc phần tư thứ nhất.
72 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Tiếp tuyến nằm ngang tại x thỏa:


1 2
y  0  2 y  x2  0  y  x .
2
Thay y vào phương trình của đường cong:
3
1  1 
x   x 2   6 x  x 2   x 6  16 x 3
3

2  2 
4
 x  16  x  2 .
3 3

Vậy, trong góc phần tư thứ nhất, lá Descartes có tiếp tuyến nằm
 43 53 
ngang tại điểm  2 , 2  .
 
48 x 2
Ví dụ 4: Biết x  y  16 . Chứng minh
4 4
y    .
y7
Giải: Đạo hàm hai vế của phương trình theo x:
x3
4 x3  4 y 3 y   0  y    .
y3

d  x  3 y3
d 3
dx
 x   x3  y 3 
d
dx y 3 .3x 2  x3 (3 y 2 y )
y         .
dx  y 3  y 
3 2 6
y

Thay y  vào biểu thức của y  với chú ý x 4  y 4  16 , ta được:


 x3 
3x y  3x y   3 
3 x2 y 4  x6  3x 2  y 4  x 4 
2 3 3 2

y     y 
 
y6 y7 y7
x2
 48 7 .
y

ĐẠO HÀM CÁC HÀM LƯỢNG GIÁC NGƯỢC (DERIVATIVES OF


INVERSE TRIGONOMETRIC FUNCTIONS)

ĐẠO HÀM HÀM LƯỢNG GIÁC NGƯỢC:


d
 sin 1 x  
1 d
 cos 1 x   
1
dx 1  x2 dx 1  x2
d
dx
 tan 1 x  
1
1 x 2
d
dx
 cot 1 x   
1
1  x2
Chứng minh:
 
Xét hàm y  arcsin x  sin 1 x  sin y  x ,   y .
2 2
Đạo hàm hai vế của phương trình sin y  x theo x, ta được:
2.3 ĐẠO HÀM HÀM ẨN 73

d d dy dy 1 1
(sin y)  ( x)  cos y  1    .
dx dx dx dx cos y 1 x 2

Vậy
d
 sin 1 x  
1
.
dx 1  x2
Ví dụ 5: Tìm đạo hàm của hàm số:
1
a. y b. y  x arctan x
sin 1 x
Giải:

a.
dy

1
 sin 1 x   
1
.
   
1 2 1 2
dx sin x sin x 1  x 2

b. 
y   x arctan x   arctan x  x.
1
.
1
 x
2
1 2 x

x
 arctan x  .
2(1  x)

ĐẠO HÀM HÀM LOGARIT (DERIVATIVES OF LOGARITHMIC


FUNCTIONS)
Xét hàm số y  log a x (với 0  a  1). Khi đó a y  x.
Lấy đạo hàm hai vế theo biến x:
dy dy 1 1
a y (ln a) 1   y  .
dx dx a ln a x ln a
Vậy

d 1 d 1
 log a x   , (ln x) 
dx x ln a dx x

Tổng quát:

d 1 du
(ln u ) 
dx u dx

Ví dụ 6: Tìm đạo hàm của hàm số y  ln  x3  1 .

Giải: Đặt u  x3  1  y  ln u .

Ta có:
dy dy du 1 du
 
dx du dx u dx x  1
 3
1
  x3  1 .
3 x 2

3x 2

d
Ví dụ 7: Tính ln(sin x) .
dx
d 1 d 1
Giải: ln(sin x)  (sin x)  cos x  cot x .
dx sin x dx sin x
Ví dụ 8: Tìm đạo hàm của hàm số f ( x)  ln x .
74 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

d 1 1 1 1
Giải: f ( x)  (ln x)  .  .
2 ln x dx 2 ln x x 2 x ln x
Ví dụ 9: Tìm đạo hàm của hàm số f ( x)  log10 (2  sin x).

 2  sin x  
1 cos x
Giải: f ( x)  .
(2  sin x)ln10 (2  sin x)ln10
d x 1
Ví dụ 10: Tính ln .
dx x2
d x 1 d  1  1 1 1 
Giải: ln   ln( x  1)  ln( x  2)     
dx x  2 dx  2  x 1 2  x  2 
x 5
 .
2( x  1)( x  2)
Ví dụ 11: Tìm f ( x) với f ( x)  ln x .
ln x , x0
Giải: Vì f ( x)  
ln( x) , x  0
1
 , x0
x
 f ( x)  
 1 (1)  1 , x  0
 x
 x
1
Vậy f ( x)  với mọi x  0 :
x
d 1
ln x 
dx x
Nhận xét: Từ kết quả về đạo hàm hàm y  ln x ta có thể đưa ra công thức
định nghĩa số e dưới dạng một giới hạn như sau:
Xét f ( x)  ln x . Ta có:
ln(1  x)  ln(1) ln(1  x)
f (1)  lim  lim .
x 0 x x 0 x
Theo trên: f (1)  1

ln(1  x)
1
 lim  limln(1  x) x  1
x 0 x x 0
1
1 1
lim ln(1 x ) x ln(1 x ) x
ee e 1 x 0
 lim e  lim(1  x) .
x
x 0 x 0
2.3 ĐẠO HÀM HÀM ẨN 75

Vậy
n
 1
1
1
e  lim(1  x)  lim 1   , n 
x
x 0 n
 n x

Bảng bên cho ta số e được làm tròn đến bảy


chữ số thập phân: e  2.7182818.

TÍNH ĐẠO HÀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY LOGARIT


(LOGARITHMIC DIFFERENTIATION)
Việc tính đạo hàm các hàm số phức tạp liên quan đến tích, thương, hoặc
mũ có thể đơn giản hóa bằng cách lấy logarit trước.
3
x x2  1 4
Ví dụ 12: Tìm đạo hàm của hàm số y  .
(3x  2)5
Giải: Nhận xét: hàm số đã cho xác định khi và chỉ khi x  0 , khi đó các
3
biểu thức x , x 2  1,(3x  2)5 đều không âm nên y  0. Do đó, lấy logarit
4

3
x x2  1
4
hai vế của phương trình y  , ta được:
(3x  2)5
3
ln y  ln x 4  ln x 2  1  ln(3x  2)5

 ln x  ln  x 2  1  5ln(3x  2).
3 1
4 2
1 dy 3 1 1 1 1
Lấy đạo hàm hai vế đối với x: .  .  . 2 .2 x  5. .3
y dx 4 x 2 x  1 3x  2
3
dy x x 2  1  3
4
x 15 
  5 
 2  .
dx (3x  2)  4 x x  1 3x  2 

CÁCH TÍNH ĐẠO HÀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY LOGARIT:


Bước 1: Lấy ln hai vế của phương trình y  f ( x) rồi dùng Quy tắc
logarit để đơn giản.
Bước 2: Tính đạo hàm hàm ẩn theo x.
Bước 3: Giải phương trình kết quả tìm y .

Ví dụ 13: Tìm đạo hàm của hàm số y  x x .


3

Giải: Hàm số đã cho không phải hàm lũy thừa và cũng không phải hàm
mũ.
1

Lấy ln của trị tuyệt đối hai vế: ln y  ln x  x 3 ln x .


3
x
76 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Lấy đạo hàm hai vế:


y 1  3   ln x  x   ln x 
2 1 2 3 2
1
3 
 x ln x  x .   y  yx 
3
 1  x 3   1 .
y 3 x  3   3 

2.4 VI PHÂN (DIFFERENTIALS)

XẤP XỈ TUYẾN TÍNH (LINEAR APPROXIMATIONS)


Xét đường cong y  f ( x) và tiếp tuyến với đường cong tại điểm
 a, f (a)  . Khi x gần a, đường cong và tiếp tuyến rất gần nhau. Nói cách
khác, ta có thể dùng tiếp tuyến đó để xấp xỉ đường cong khi x gần a. Vì
phương trình của tiếp tuyến là y  f (a)( x  a)  f (a) nên với các giá trị x
gần a ta có xấp xỉ

f ( x)  f (a)( x  a)  f (a)

gọi là xấp xỉ tuyến tính của f tại a.

Ví dụ 1: Tìm xấp xỉ tuyến tính của hàm số f ( x)  x  3 tại a  1 và từ


đó tính gần đúng giá trị của các số 3.98, 4.05.
Giải:
1
Ta có: f ( x)  .
2 x3
1
Suy ra: f (1)  2 và f (1)  .
4
1 x 7
Xấp xỉ cần tìm: f ( x)  ( x  1)  2  f ( x)   .
4 4 4
Đặc biệt:
0.98 7 1.05 7
3.98    1.995, 4.05    2.0125 .
4 4 4 4

VI PHÂN (DIFFERENTIALS)
Từ biểu thức xấp xỉ tuyến tính ta suy ra f ( x)  f (a)  f (a)( x  a) hay
y  f (a)x với y  f ( x)  f (a), x  x  a.
Với mục đích ước lượng số gia của hàm số như trên, vi phân được định
nghĩa là:

ĐỊNH NGHĨA: Cho y  f ( x) , với f là hàm khả vi. Vi phân dx là


biến độc lập nhận giá trị tùy ý. Với mỗi giá trị thực của vi phân dx , vi
phân dy được xác định bởi công thức:
dy  f ( x)dx
2.4 VI PHÂN 77

Như vậy, dy là biến phụ thuộc, giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của x và
dx.
Ý nghĩa hình học của vi phân:
Giả sử P  x, f ( x)  và Q  x  x, f ( x  x) 
là các điểm trên đồ thị hàm f .
Đặt y  f ( x  x)  f ( x) và dx  x .
Vì hệ số góc của đường tiếp tuyến PR là
f ( x) nên ta có RS  f ( x)dx  dy .
Vậy, khi x thay đổi một lượng dx thì dy biểu
diễn sự thay đổi của đường tiếp tuyến, còn y biểu diễn sự thay đổi của
đường cong y  f ( x) .
Khi dx rất nhỏ thì

f (a  dx)  f (a)  dy

Ví dụ 2: So sánh giá trị của y và dy khi


y  f ( x)  x3  x 2  2 x  1 và x thay đổi:
a. từ 2 đến 2.05
b. từ 2 đến 2.01
Giải:
a. Với x  2, x  dx  2.05  2  0.05.
Ta có: f (2)  9, f (2.05)  9.717625.
Vậy y  f (2.05)  f (2)  0.717625.

 
dy  f ( x)dx   3x 2  2 x  2  dx  3  22   2(2)  2 0.05  0.7.

b. Tương tự khi x  2 , dx  x  0.01 thì y  0.140701 và dy  0.14 .


Lưu ý: Xấp xỉ y  dy tốt hơn khi x (tức dx ) nhỏ hơn và ta tính dy dễ
hơn tính y vì nhiều khi không thể tính chính xác y đối với các hàm
phức tạp.

2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM (APPLICATIONS OF


DIFFERENTIATION)

GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT

ĐỊNH NGHĨA: Cho hàm y  f ( x) có miền xác định D.


 Hàm f có một cực đại tuyệt đối/toàn cục (absolute/global
maximum) tại c nếu:
f (c)  f ( x), x  D.
78 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Khi đó, f (c) gọi là giá trị lớn nhất (maximum value) của f trên D.
 Hàm f có một cực tiểu tuyệt đối/toàn cục (absolute/global
minimum) tại c nếu:
f (c)  f ( x), x  D.
Khi đó, f (c) gọi là giá trị nhỏ nhất (minimum value) của f trên D.

ĐỊNH NGHĨA:
 Hàm f có một cực đại địa phương (local maximum) tại c nếu:
f (c)  f ( x) với mọi x gần c.
 Hàm f có một cực tiểu địa phương (local minimum) tại c nếu:
f (c)  f ( x) với mọi x gần c.

Các giá trị cực đại và cực tiểu của f gọi chung là các giá trị cực trị
(extreme values) của f.
Lưu ý: Cụm từ “với mọi x gần c” có nghĩa “với mọi x thuộc khoảng mở
chứa c”.
Trong hình bên, f có cực đại tuyệt đối tại d
(điểm  d , f (d )  là điểm cao nhất trong đồ thị)
và f có cực tiểu tuyệt đối tại a (điểm  a, f (a) 
là điểm thấp nhất trong đồ thị). Nếu ta chỉ xét
những giá trị của x gần b, ví dụ như x  (a, c)
thì f (b) là lớn nhất trong tất cả các giá trị của
f ( x) trên (a, c) . Khi đó f (b) gọi là giá trị cực
đại địa phương. Tương tự, f có cực tiểu địa
phương tại c nếu ta xét giá trị của f tại những
điểm thuộc (b, d ) .
Ví dụ 1: Xét hàm y  x 2 . Vì x 2  0, x do đó
f (0)  0 là giá trị nhỏ nhất (và cũng là giá trị
cực tiểu địa phương) của f .
Hàm không có giá trị lớn nhất (hình vẽ).
Ví dụ 2: Xét đồ thị hàm y  x3 , hàm không có
giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (hàm cũng
không có các giá trị cực trị địa phương).

Ví dụ 3: Hàm số f ( x)  cos x nhận 1 là giá trị cực đại (địa phương và


tuyệt đối) vô hạn lần vì cos 2n  1 với mọi số nguyên n và 1  cos x  1,
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 79

x  . Tương tự cos(2n  1)  1 là giá trị cực tiểu với n là số nguyên.


Ví dụ 4: Xét đồ thị của hàm số: f ( x)  3x4  16 x3  18x 2 ,  1  x  4 .
Giá trị cực đại địa phương: f (1)  5.
Giá trị cực đại tuyệt đối: f (1)  37.
Hơn nữa, f (0)  0 là giá trị cực tiểu địa phương
và f (3)  27 vừa là giá trị cực tiểu địa phương
vừa là giá trị cực tiểu tuyệt đối.
Chú ý, f không có cực đại địa phương và cực
đại tuyệt đối tại x  4 .

ĐỊNH LÍ GIÁ TRỊ CỰC TRỊ (THE EXTREME VALUE THEOREM):


Nếu f là hàm liên tục trên đoạn [a, b] thì f đạt một giá trị cực đại
tuyệt đối f (c) và một giá trị cực tiểu tuyệt đối f (d ) tại các điểm c, d
thuộc [a, b].

Hình bên dưới minh họa Định lí giá trị cực trị. Chú ý giá trị cực trị có thể
nhận nhiều hơn một lần.

Đồ thị của hai hàm dưới đây không thỏa điều kiện của định lí nên ta không
có được kết luận mong muốn.

ĐỊNH LÍ FERMAT (FERMAT’S THEOREM):


Nếu f có một cực đại hay cực tiểu địa phương tại c và nếu f (c) tồn
tại thì f (c)  0.
80 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Lưu ý: Chiều ngược lại của định lí nói chung không đúng: xem ví dụ sau.
Ví dụ 5: Xét hàm y  x3 , ta có:
y   3x 2 , y   0  3 x 2  0  x  0 ,
nhưng y không đạt cực đại hay cực tiểu tại x = 0.
Ví dụ 6: Hàm y  x có giá trị cực tiểu tại 0 nhưng
f (0) không tồn tại.

ĐỊNH NGHĨA: Một số tới hạn (critical number) của hàm f là một số
c thuộc miền xác định của hàm f thỏa f (c)  0 hoặc f (c) không
tồn tại.

Ví dụ 7: Tìm các số tới hạn của f ( x)  x (4  x) .


Giải: Miền xác định:  x | x  0 .
1 3x  4
Đạo hàm: f ( x)  (4  x)  x  .
2 x 2 x
4
f ( x)  0  4  3x  0  x  và f (0) không tồn tại.
3
4
Vậy, f có 2 số tới hạn là và 0 .
3

PHƯƠNG PHÁP TÌM CỰC TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA HÀM SỐ TRÊN
MỘT ĐOẠN:
Để tìm giá trị cực đại/cực tiểu tuyệt đối của một hàm f liên tục trên
đoạn [a, b] ta làm như sau:
1. Tìm giá trị của f tại các số tới hạn của f trên khoảng (a, b).
2. Tìm f (a), f (b).
3. Giá trị lớn nhất/nhỏ nhất của f tìm được trong 2 bước trên là giá
trị cực đại/cực tiểu tuyệt đối của f trên đoạn [a, b] .

Ví dụ 8: Tìm các giá trị cực đại và cực tiểu tuyệt đối của hàm sau:
1
f ( x)  x3  3x 2  1,   x  4 .
2
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 81

 1 
Giải: Vì f liên tục trên đoạn  , 4  , sử dụng
2 
phương pháp trên:
Xét f ( x)  3x 2  6 x  3x( x  2),
f ( x)  0  x  0, x  2.
 1 
Suy ra trên khoảng  , 4  , f có 2 điểm tới
 2 
hạn là x  0 và x  2 .
 1  1
Tính f (0)  1, f (2)  3, f    , f (4)  17 .
 2 8
So sánh 4 giá trị này của f , ta có giá trị cực đại tuyệt đối: f (4)  17 , giá
trị cực tiểu tuyệt đối: f (2)  3.
Ví dụ 9: Mức giá trung bình của một pound đường cát trắng tại Mĩ từ năm
1993 đến năm 2003 cho bởi hàm số:
S (t )  0.00003237t 5  0.0009037t 4  0.008956t 3  0.03629t 2
0.04458t  0.4074
trong đó đơn vị của t là năm và mốc thời gian t  0 ứng với năm 1993 .
Cho biết giá đường rẻ nhất, mắc nhất lúc nào trong suốt thập kỷ đó.
Giải:
S (t )  0.00016185t 4  0.0036148t 3  0.026868t 2  0.07258t  0.04458.
Cho S (t )  0  t1  0.8547783136 , t2  4.617715933 ,
t3  7.291906852 , t4  9.569859019 .
Ta có: f (t1 )  0.39068, f (t2 )  0.43645, f (t3 )  0.42711 ,
f (t4 )  0.43641 và f (0)  0.4074 , f (10)  0.4346 .
Vậy giá đường thấp nhất khi t  0.9 , tức khoảng cuối năm 1993 đầu năm
1994 và lên cao nhất khi t  4.6 , tức nửa cuối năm 1997 .

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO HÀM ĐẾN HÌNH DÁNG CỦA ĐỒ THỊ
(HOW DERIVATIVES AFFECT THE SHAPE OF A GRAPH)

f  CHO BIẾT ĐIỀU GÌ VỀ f ?


Xét hàm số có đồ thị như hình bên. Trên đoạn
đồ thị giữa A và B và đoạn giữa C và D, các
tiếp tuyến với đường cong có hệ số góc
dương, tức f ( x)  0 , do đó đồ thị hàm số có
dáng điệu đi lên từ trái sang phải (hàm f
tăng). Trên đoạn đồ thị giữa B và C, các tiếp
tuyến với đường cong có hệ số góc âm, tức
f ( x)  0 , nên đồ thị hàm số có dáng điệu đi
82 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

xuống từ trái sang phải (hàm f giảm).

TIÊU CHUẨN TĂNG/GIẢM (INCREASING/DECREASING TEST):


a. Nếu f ( x)  0 trên một khoảng thì f tăng trên khoảng đó.
b. Nếu f ( x)  0 trên một khoảng thì f giảm trên khoảng đó.

Ví dụ 10: Tìm khoảng tăng, giảm của hàm số f ( x)  3x 4  4 x3  12 x 2  5.


Giải: Xét f ( x)  12 x3  12 x2  24 x  12 x( x  1)( x  2) .
f ( x)  0  x  0, x  1, x  2.

Khoảng 12x x2 x 1 f ( x) f ( x)

x  1     giảm trên (, 1)

1  x  0   + + tăng trên (1, 0)

0 x2 +  +  giảm trên (0, 2)

x2 + + + + tăng trên (2, )

TIÊU CHUẨN ĐẠO HÀM CẤP MỘT (FIRST DERIVATIVE TEST):


Giả sử c là một số tới hạn của hàm liên tục f .
a. Nếu dấu của f ( x) thay đổi từ dương sang âm qua c thì f có một
cực đại địa phương tại c.
b. Nếu dấu của f ( x) thay đổi từ âm sang dương qua c thì f có một
cực tiểu địa phương tại c.
c. Nếu f ( x) không đổi dấu khi qua c thì f không có cực đại hay
cực tiểu địa phương tại c.
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 83

Ví dụ 11: Tìm các giá trị cực đại và cực tiểu địa phương của hàm số:
f ( x)  3x 4  4 x3  12 x 2  5.
Giải: Hàm f ( x) có 3 điểm tới hạn: x  0 , x  1 , x  2 .
Xem lại bảng xét dấu của Ví dụ 10:
f ( x) đổi dấu từ âm sang dương tại các giá trị x  1 và x  2 . Do vậy
f (1)  0 và f (2)  27 là 2 giá trị cực tiểu địa phương của f .
f ( x) đổi dấu từ dương sang âm tại giá trị x  0 . Do vậy f (0)  5 là giá
trị cực đại địa phương của f .
Ví dụ 12: Tìm các giá trị cực trị địa phương của hàm số g ( x)  x  2sin x ,
0  x  2 .
Giải: g ( x)  1  2cos x , phương trình g ( x)  0 có các nghiệm trong đoạn
2 4
[0, 2 ] là , . Bảng xét dấu g ( x) :
3 3
Khoảng g ( x)  1  2cos x g
2  2 
0 x + tăng trên  0, 
3  3 
2 4  2 4 
x  giảm trên  , 
3 3  3 3 
4  4 
 x  2 + tăng trên  , 2 
3  3 
2
Tại x  , g ( x) đổi dấu từ dương sang âm
3
nên g ( x) đạt cực đại địa phương tại điểm này
và giá trị cực đại là:
 2  2 2
g   2sin  3.83.
 3  3 3
4
Tại x  , g ( x) đổi dấu từ âm sang dương nên g ( x) đạt cực tiểu địa
3
phương tại điểm này và giá trị cực tiểu là:
 4  4 4
g   2sin  2.46.
 3  3 3
f  CHO BIẾT ĐIỀU GÌ VỀ f ?
Cho f và g là hai hàm tăng trên khoảng (a, b) , có đồ thị đều nối A và B
nhưng cách chúng uốn cong lại khác nhau. Trong khi đồ thị của f nằm
trên tất cả các tiếp tuyến của nó trong khoảng (a, b) thì đồ thị của g nằm
dưới tất cả các tiếp tuyến của nó trong khoảng (a, b) .
84 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

ĐỊNH NGHĨA:
 Nếu đồ thị hàm f nằm trên tất cả các tiếp tuyến của nó trên
khoảng I thì f được gọi là lõm lên (concave upward) trên I.
 Nếu đồ thị hàm f nằm dưới tất cả các tiếp tuyến của nó trên
khoảng I thì f được gọi là lõm xuống (concave downward) trên
I.

Đồ thị của hàm như hình vẽ dưới đây lõm lên (CU) trên các khoảng: (b, c),
(d , e) , (e, p) và hàm lõm xuống (CD) trên các khoảng: (a, b), (c, d ),
( p, q ) .

TIÊU CHUẨN VỀ TÍNH LÕM (CONCAVITY TEST):


a. Nếu f ( x)  0 x  I thì đồ thị hàm f lõm lên trên I.
b. Nếu f ( x)  0 x  I thì đồ thị hàm f lõm xuống trên I.

TIÊU CHUẨN ĐẠO HÀM CẤP HAI


(SECOND DERIVATIVE TEST):
Giả sử f  liên tục trong khoảng mở chứa c.
a. Nếu f (c)  0 và f (c)  0 thì f có
cực tiểu địa phương tại c.
b. Nếu f (c)  0 và f (c)  0 thì f có
cực đại địa phương tại c.

Ví dụ 13: Tìm giá trị cực đại địa phương và cực tiểu địa phương của
đường cong y  x 4  4 x 2 .
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 85

Giải: Ta có f ( x)  4 x3  8 x , f ( x)  12 x 2  8 .

f ( x)  0 tại x  0 , x   2 .

 
Ta có: f (0)  8  0 , f   2  16  0 .

 
Vậy, f (0)  0 là giá trị cực đại địa phương và f  2  4 là giá trị cực
tiểu địa phương.

BÀI TOÁN TỐI ƯU (OPTIMIZATION PROBLEMS)


Bài toán tìm cực trị có nhiều ứng dụng thực tế. Chẳng hạn vấn đề tối thiểu
chi phí và tối đa lợi nhuận trong kinh doanh, vấn đề tối thiểu thời gian vận
chuyển trong vận tải hàng hóa… Để giải quyết các bài toán thực tiễn như
vậy thử thách lớn nhất thường là chuyển đổi vấn đề bằng lời sang bài toán
tối ưu trong toán học bằng cách thiết lập các hàm số để tìm giá trị lớn nhất
hoặc nhỏ nhất.
CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU:
1. Hiểu vấn đề: Đầu tiên là đọc kỹ bài toán thực tế cho đến khi hiểu rõ.
Bạn tự hỏi rằng: Cái gì chưa biết? Các giá trị đã cho? Các điều kiện
đặt ra?
2. Vẽ biểu đồ/đồ thị: Trong hầu hết các bài toán thực tế, ta nên vẽ đồ thị
và dựa vào đó xác định các đại lượng đã biết và các đại lượng cần tìm.
3. Kí hiệu: Gán một kí hiệu (chẳng hạn là Q ) cho đại lượng cần được
tối đa hoặc tối thiểu. Đồng thời chọn các kí hiệu (a, b, c, ..., x, y)
cho các đại lượng chưa biết khác và kí hiệu chúng trên biểu đồ. Nên
kí hiệu bằng chữ cái đầu để dễ nhớ – ví dụ như A cho diện tích (area),
h cho chiều cao (height), t cho thời gian (time).
4. Biểu diễn Q theo các kí hiệu khác trong bước 3.
5. Nếu Q được biểu diễn như là một hàm theo nhiều hơn một biến, dùng
thông tin đã biết để tìm mối quan hệ (theo dạng các phương trình)
giữa các biến đó. Rồi dùng các phương trình này khử bớt biến để chỉ
còn lại một biến trong biểu thức của Q . Viết ra miền xác định của
hàm số.
6. Sử dụng các phương pháp đã học để tìm giá trị cực đại và cực tiểu
tuyệt đối của hàm số vừa tìm được.
Ví dụ 14: Một người nông dân có một hàng rào dài 2400 feet. Anh ta
muốn rào một mảnh đất hình chữ nhật mà một trong các biên của nó là một
con sông thẳng và không cần rào dọc con sông. Hỏi người nông dân phải
rào mảnh đất với kích thước như thế nào để diện tích lớn nhất?
Hình sau đưa ra một số trường hợp khi sử dụng 2400 feet hàng rào.
86 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Giải:
Gọi A là diện tích hình chữ nhật với các cạnh có
độ dài là x, y (đơn vị: feet). Khi đó A  xy .
Vì tổng chiều dài của hàng rào là 2400 feet nên
2 x  y  2400 .
Bây giờ chuyển A thành hàm theo một biến x:
A  xy  x(2400  2 x)  2400 x  2 x 2 , với 0  x  1200.
Bài toán trở thành: tìm giá trị cực đại tuyệt đối của:
A( x)  2400 x  2 x 2 khi 0  x  1200.
Vì x [0, 1200] và A liên tục trên đoạn này nên ta áp dụng phương pháp
tìm cực trị tuyệt đối của hàm số trên một đoạn:
Ta có A( x)  2400  4 x , suy ra A( x)  0  x  600.
So sánh các giá trị: A(0)  0, A(600)  720000, A(1200)  0
ta nhận được giá trị cực đại tuyệt đối của A là A(600)  720000.
Vậy để diện tích rào được lớn nhất ta phải rào chiều sâu 600 feet và chiều
ngang 1200 feet.
Chú ý: Tiêu chuẩn đạo hàm cấp một mà ta đã biết chỉ áp dụng cho việc tìm
cực đại địa phương và cực tiểu địa phương. Định lí sau đây là dạng mở
rộng của nó và sẽ được dùng về sau.

TIÊU CHUẨN ĐẠO HÀM CẤP MỘT CHO GIÁ TRỊ CỰC TRỊ
TUYỆT ĐỐI (FIRST DERIVATIVE TEST FOR ABSOLUTE
EXTREME VALUES): Giả sử c là một số tới hạn của hàm liên tục f
xác định trên một khoảng.
a. Nếu f ( x)  0, x  c và f ( x)  0, x  c thì f (c) là giá trị cực
đại tuyệt đối của f .
b. Nếu f ( x)  0, x  c và f ( x)  0, x  c thì f (c) là giá trị cực
tiểu tuyệt đối của f .

Ví dụ 15: Một cửa hàng bán trung bình 200 đầu máy DVD trong một tuần
với giá 350 dollar mỗi máy. Một nghiên cứu thị trường (market survey)
chỉ ra rằng cứ giảm 10 dollar mỗi máy thì số sản phẩm bán ra tăng 20 máy
trong một tuần. Tìm hàm biểu thị giá mỗi máy dựa trên nghiên cứu đó và
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 87

cho biết cửa hàng nên giảm giá mỗi sản phẩm bao nhiêu để có doanh thu
lớn nhất?
Giải: Giả sử sau khi giảm giá, trung bình cửa hàng bán được x máy mỗi
tuần với giá P( x) dollar mỗi máy. So với trước, số máy bán thêm được
trong một tuần là ( x  200) máy.
Theo khảo sát, giảm 10 dollar mỗi máy thì bán thêm được 20 máy. Giả sử
tốc độ gia tăng này không đổi thì số lượng máy bán thêm là ( x  200)
tương ứng với mức giảm là 0.5( x  200) dollar mỗi máy. Suy ra:
P( x)  350  0.5( x  200)  450  0.5x (dollar/máy)
Gọi R( x) là doanh thu khi bán được x máy, suy ra:
R( x)  xP( x)  450 x  0.5x 2 (dollar)
Bài toán trở thành tìm cực đại tuyệt đối của R( x) với x  0 .
Vì R( x)  0  450  x  0  x  450
và R( x)  0, x  450, R( x)  0, x  450 nên theo Tiêu chuẩn đạo hàm
cấp một mở rộng thì hàm doanh thu đạt cực đại tuyệt đối khi x  450 . Khi
đó, giá mỗi sản phẩm là:
P(450)  450  (0.5)(450)  225 (dollar/máy)
Vậy, với mức giảm giá là 350  225  125 (dollar/máy) thì sẽ được doanh
thu lớn nhất.

TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN VÀ CHI PHÍ BIÊN TRONG KINH TẾ


(RATE OF CHANGE AND MARGINAL COST IN ECONOMICS)
Xét hàm chi phí C ( x) là hàm cho biết tổng chi phí dùng để sản xuất x đơn
vị sản phẩm đầu tiên của một loại hàng nào đó. Nếu ta sản xuất được x đơn
vị sản phẩm và muốn sản xuất thêm x đơn vị sản phẩm thì chi phí sản
xuất tăng thêm là: C  C ( x  x)  C ( x).
C
Khi đó, tốc độ biến thiên trung bình của chi phí là .
x
Cho x  0 ta được tốc độ biến thiên tức thời của chi phí ứng với lượng
hàng hóa được sản xuất là x, trong kinh tế học người ta gọi đó là chi phí
biên (marginal cost), kí hiệu MC ( x) , vậy:

C dC
MC ( x)  lim 
x 0 x dx

Nếu x  1 và x  n với n là số đủ lớn (để x rất nhỏ so với n ), ta có:

C
C '(n)   C (n  1)  C (n)
x
88 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Suy ra chi phí biên khi sản xuất n đơn vị sản phẩm gần bằng chi phí sản
xuất đơn vị sản phẩm thứ n  1.
Nắm bắt được chi phí biên theo từng mức sản xuất với một cấu trúc cho
trước cho phép tối ưu năng lực sản xuất, xác định giá bán và tối đa lợi
nhuận. Thông qua chi phí biên, nhà sản xuất có thể xác định được mức giá
bán tối thiểu đối với từng khu vực khách hàng nhất định và đối với các đơn
đặt hàng lớn mà không làm ảnh hưởng tới chính sách thương mại hiện tại.
Ngoài ra, kinh tế học còn nghiên cứu về nhu cầu biên, doanh thu biên và
lợi nhuận biên là đạo hàm của các hàm cầu hay hàm giá P( x) (demand
function/price function), hàm doanh thu R( x) (revenue function) và hàm
lợi nhuận  ( x) (profit function). Ta có:

R( x)  xP( x),  ( x)  R( x)  C ( x)

Ví dụ 16: Một công ty ước tính chi phí sản xuất x đơn vị sản phẩm đầu tiên
là C ( x)  10000  5x  0.01x 2 (dollar)
a. Chi phí biên là bao nhiêu khi mức sản xuất là 500 đơn vị sản phẩm?
Từ đó dự đoán chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 501 .
b. Tính chi phí thật sự để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 501 cho bởi hàm
C ( x) .
Giải:
a. Hàm chi phí biên là C ( x)  5  0.02 x . Vậy chi phí biên tại mức sản
xuất 500 đơn vị sản phẩm là:
C (500)  5  (0.02)(500)  15 ($/đơn vị sản phẩm)
Suy ra chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 501 khoảng 15 dollar.
b. Chi phí thật sự để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 501 là:
C (501)  C (500)  10000  5(501)  (0.01)5012 
 10000  5(500)  (0.01)500 2 
 15.01 ($)

HỆ SỐ CO DÃN (ELASTICITY)
Trong kinh tế, một vấn đề được quan tâm là mức độ phản ứng của đại
lượng kinh tế này khi có sự thay đổi của đại lượng kinh tế khác. Chẳng hạn
giá thay đổi thì mức độ phản ứng của lượng cung như thế nào. Để đo mức
độ phản ứng đó người ta sử dụng khái niệm hệ số co dãn. Hệ số co dãn
của biến y theo biến x được định nghĩa như sau:

dy
y dy x x
 yx ( x)   .  y ( x)
dx dx y y
x
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 89

Ý nghĩa:
Hệ số co dãn của đại lượng y theo đại lượng x ước lượng độ thay đổi tương
đối của đại lượng y (tính theo phần trăm) khi đại lượng x tăng tương đối lên
1%.
Ví dụ 17: Nếu hàm cầu Q  30  4P  P 2 . thì hệ số co dãn tại điểm P là:
P
 QP  (4  2 P). .
30  4 P  P 2
Chẳng hạn, tại P  3 ta có  QP  3.3 . Điều này có ý nghĩa là tại mức giá
P  3 , nếu giá tăng lên 1 % thì lượng cầu Q giảm khoảng 3.3 %.

LÃI KÉP LIÊN TỤC (CONTINUOUSLY COMPOUNDED


INTEREST)
Bài toán: Gởi tiết kiệm số tiền A0 theo thể thức lãi kép với lãi suất r mỗi
năm. Hỏi sau t năm số tiền trong tài khoản và tốc độ gia tăng của khoảng
đầu tư này là bao nhiêu?
Giải: Gọi k là số kỳ ghép lãi trong một năm. Rõ ràng k phụ thuộc vào kỳ
hạn gởi, chẳng hạn, gởi kỳ hạn 3 tháng thì số kỳ ghép lãi trong năm là
r
k  4 . Như vậy, nếu lãi suất một năm là r thì lãi suất mỗi kỳ là i  và
k
sau t năm thì số kỳ ghép lãi là n  kt .
r  r
Sau kỳ gởi đầu, số dư tài khoản là: A1  A0  A0  A0 1   .
k  k
2
 r  r
Sau kỳ gởi thứ hai, số dư tài khoản là: A2  A1 1    A0 1   .
 k  k
3
 r  r
Sau kỳ gởi thứ ba, số dư tài khoản là: A3  A2 1    A0 1   .
 k  k

kt
 r
Tổng quát, sau t năm, số dư tài khoản là: A0 1   .
 k
Khi k   thì việc ghép lãi diễn ra liên tục, ta gọi đó là lãi kép liên tục và
số dư tài khoản sau t năm là:
rt
kt  k
  m rt

 r  r  1 
A(t )  lim A0 1    A0 lim 1     A0 lim 1    ,
r

k  
k 
 k  k  m
 m  
 
m
k  1
với m  . Vì lim 1    e nên:
r m
 m

A(t )  A0 ert
90 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

dA
Đạo hàm hai vế ta được:  rA0ert  rA(t ).
dt
Ý nghĩa: Bất kỳ lúc nào, tốc độ gia tăng của số dư luôn bằng r lần số dư
ngay thời điểm đó.
Nếu việc ghép lãi không diễn ra liên tục, theo trên ta có công thức tính giá
trị tương lai (future value) của khoản đầu tư A0 sau n kỳ ghép lãi là:

A  A0 1  i 
n

r
với i  là lãi suất mỗi kỳ, n  kt là tổng số kỳ ghép lãi trong t năm.
k
Ngược lại, ở kỳ thứ n, khoản tiền A trong tài khoản khi đó sẽ có giá trị
hiện tại (present value) là:
A
A0 
1  i 
n

Ví dụ 18: Đầu tư 1000 dollar trong 3 năm với lãi suất 6 %/năm. Sau 3 năm
hỏi:
a. Với lãi kép liên tục, tính số dư tài khoản và tốc độ gia tăng của nó?
b. Cho biết số dư tài khoản với lãi kép hàng ngày? So sánh với công
thức lãi kép liên tục.
Giải:
a. Số dư tài khoản sau 3 năm là:
A(3)  1000.e(0.06)3  1197.22 ($).
Tốc độ gia tăng của số dư khi đó là:
A(3)  (0.06)(1197.22)  71.83 ($/năm).
b. Số kỳ tính lãi mỗi năm là k  365 nên số dư tài khoản sau 3 năm là:
kt 365(3)
 r  0.06 
A0 1    1000 1    1197.20 ($)
 k  365 
Ta thấy con số này xấp xỉ số dư tính bằng công thức lãi kép liên tục
nhưng dùng công thức lãi kép liên tục sẽ dễ dàng hơn trong tính toán.
Ví dụ 19: Một sinh viên năm nhất muốn nhận được 20000 dollar lúc ra
trường (cuối năm thứ tư). Hỏi anh ta phải gởi bao nhiêu vào ngân hàng
ngay đầu năm thứ nhất? Biết rằng lãi suất ngân hàng là 5%/năm và anh ta
gởi kỳ hạn 6 tháng.
0.05
Giải: Lãi suất mỗi kỳ là i   0.025 . Số kỳ ghép lãi trong 4 năm là
2
n  (2).4  8 .
Giá trị hiện tại của khoản tiền 20000 dollar là:
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 91

20000
A0   16414.93 ($)
1  0.025
8

CÁC DẠNG BẤT ĐỊNH VÀ QUY TẮC L’HOSPITAL


(INDETERMINATE FORMS AND L’HOSPITAL’S RULE)

DẠNG BẤT ĐỊNH (INDETERMINATE FORMS)


0 f ( x)
 Dạng : lim , với f ( x)  0 và g ( x)  0 khi x  a .
0 x a g ( x)
 f ( x)
 Dạng : lim , với f ( x)   và g ( x)   khi x  a .
 x a g ( x)

QUY TẮC L’HOSPITAL (L’HOSPITAL’S RULE):


Cho f , g là các hàm khả vi và g ( x)  0 trên khoảng mở I chứa điểm a
(có thể trừ tại a). Giả sử:
lim f ( x)  0 và lim g ( x)  0 hoặc lim f ( x)   và lim g ( x)   
 x a x a   x a x a 
f ( x) f ( x)
thì lim  lim , nếu giới hạn ở vế phải tồn tại (hoặc bằng  ).
x a g ( x ) x a g ( x )

Lưu ý:
Quy tắc L’Hospital cũng đúng nếu xét x  a  , x  a  , x   , x   .
Ví dụ 20: Tính các giới hạn sau:
ln x ex
a. lim b. lim
x 1 x  1 x  x 2

ln x tan x  x
c. lim 3 d. lim
x 
x x 0 x3
Giải:
a. Vì limln x  0, lim( x  1)  0 , sử dụng Quy tắc L’Hospital, ta có:
x1 x1
d 1
(ln x)
ln x
lim  lim dx  lim x  1 .
x 1 x  1 x 1 d x 1 1
 x  1
dx
b. Vì lim e x  , lim x 2   , sử dụng Quy tắc L’Hospital, ta có:
x x
x x
e e
lim 2
 lim .
x  x x  2 x

Vì lim e x  , lim 2 x   , sử dụng Quy tắc L’Hospital lần nữa:


x x
x x
e e
lim  lim   .
x  2 x x  2
92 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

ex
Vậy lim  .
x  x 2

c. Vì ln x   và 3
x   khi x   , sử dụng Quy tắc L’Hospital, ta
có:
1
ln x 3
lim 3  lim x 2  lim 3  0.
x 
x x 1  3 x x
x
3
d. Vì lim(tan x  x)  0 và lim x3  0 , sử dụng Quy tắc L’Hospital:
x 0 x 0

tan x  x sec x  1 2
lim 3
 lim .
x 0 x x 0 3x 2
0
Giới hạn bên phải có dạng bất định , áp dụng Quy tắc L’Hospital
0
lần nữa, ta được:
sec2 x  1 2sec2 x tan x 1 tan x 1 tan x
lim 2
 lim  limsec 2 x lim  lim .
x 0 3x x 0 6x 3 x0 x 0 x 3 x0 x
tan x 0
Giới hạn lim có dạng bất định , áp dụng Quy tắc L’Hospital lần
x 0 x 0
nữa, ta được:
tan x sec2 x
lim  lim  1.
x 0 x x 0 1
tan x  x 1
Vậy lim  .
x 0 x3 3
TÍCH BẤT ĐỊNH (INDETERMINATE PRODUCTS)
 Dạng 0. : lim  f ( x) g ( x) , với f ( x)  0 và g ( x)   khi x  a.
x a

0 
Cách giải: Chuyển về dạng hoặc để sử dụng Quy tắc L’Hospital
0 
bằng cách viết:
f ( x) g ( x)
f ( x) g ( x)  hoặc f ( x) g ( x)  .
1 1
g ( x) f ( x)
Ví dụ 21: Tính lim x ln x.
x 0

Giải: Vì lim x  0 và lim ln x   nên để sử dụng Quy tắc L’Hospital ta


x 0 x 0
viết:
1
ln x
lim x ln x  lim  lim x  lim ( x)  0.
x 0 x 0 1 x 0 1 x 0
 2
x x
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 93

HIỆU BẤT ĐỊNH (INDETERMINATE DIFFERENCES)


 Dạng    : lim  f ( x)  g ( x) , với f ( x)   và g ( x)   khi
x a
x  a.
0 
Cách giải: Biến đổi hiệu thành dạng thương hoặc để sử dụng Quy
0 
tắc L’Hospital.
Ví dụ 22: Tìm lim   sec x  tan x  .
 
x  
2

 1  sin x   cos x
Giải: lim   sec x  tan x   lim     lim   0.
      cos x      sin x
x   x   x  
2 2 2

LŨY THỪA BẤT ĐỊNH (INDETERMINATE POWERS)


Dạng 00 : lim  f ( x)
g ( x)
 , với f ( x)  0 và g ( x)  0 khi x  a.
x a

Dạng  0 : lim  f ( x)


g ( x)
 , với f ( x)   và g ( x)  0 khi x  a.
x a

Dạng 1 : lim  f ( x)


g ( x)
 , với f ( x)  1 và g ( x)   khi x  a.
x a

Cách giải: Chuyển về dạng tích bất định bằng cách viết

 f ( x)   e g ( x ) ln f ( x ) .
g ( x)

Ví dụ 23: Tính lim (1  sin 4 x)cot x .


x 0

Giải: Khi x  0 : 1  sin 4 x  1 và cot x  .


lim cot x ln(1sin 4 x )
Ta có: lim(1

 sin 4 x)cot x  lim ecot x ln(1sin 4 x )  e x0 ,
x 0 x 0
4cos 4 x
ln(1  sin 4 x)
mà lim cot x ln(1  sin 4 x)   lim  lim 1  sin2 4 x  4.
x 0 x 0 tan x x 0 sec x
Vậy lim(1

 sin 4 x)cot x  e4 .
x0

Ví dụ 24: Tìm lim x x .


x 0

Giải: Ta viết x  e x ln x . x

Theo Ví dụ 20: lim x ln x  0 . Do đó: lim x x  lim e x ln x  e0  1.


x 0 x0 x0

KHAI TRIỂN TAYLOR (TAYLOR EXPANSION)


Xét hàm số y  f ( x) khả vi tại x0  (a, b) .
f ( x)  f  x0 
Theo định nghĩa đạo hàm, f ( x0 )  lim , tức là với x đủ gần
x  x0 x  x0
94 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

f ( x)  f  x0 
x0 thì f   x0   hay f ( x)  f  x0   f   x0  x  x0  .
x  x0
Xét đồ thị trong lân cận của x0 , đường cong y  f ( x) được xấp xỉ bởi tiếp
tuyến P( x)  f  x0   f   x0  x  x0  . Khi đó, f và P có cùng giá trị và
tốc độ biến thiên tại x0 vì f  x0   P  x0  và f   x0   P  x0  .
Để xấp xỉ đường cong đã cho tốt hơn, người ta thử dùng một đa thức bậc
hai, tức là tìm một parabol tiệm cận đường cong thay cho tiếp tuyến trên.
Cụ thể, ta cần tìm một đa thức bậc hai P( x) sao cho:
(i) f  x0   P  x0  ,
(ii) f   x0   P  x0  và
(iii) f   x0   P  x0  .

Khi đó P( x) có dạng: P( x)  a0  a1  x  x0   a2  x  x0  .
2

Ta có P( x)  a1  2a2  x  x0  và P( x)  2a2 . Thế x  x0 vào ta được:

P  x0   a0 , P  x0   a1 và P  x0   2a2 .
Kết hợp với các điều kiện (i), (ii) và (iii) suy ra:
f   x0 
P( x)  f  x0   f   x0  x  x0    x  x0  .
2

2
Một cách tổng quát, nếu f khả vi đến cấp n thì ta có thể xây dựng một đa
thức Pn ( x) bậc n để ước lượng giá trị hàm số y  f ( x) sao cho
f  x0   Pn  x0  và f ( k )  x0   Pn( k )  x0  , k  1, n . Đa thức đó gọi là đa
thức Taylor bậc n của f tâm x0 (nth-degree Taylor polynomial of f
centered at x0 ), công thức:

f   x0  f   x0  f ( n )  x0 
Pn ( x)  f  x0    x  x0    x  x0   ...   x  x0 
2 n

1! 2! n!
Hình dưới đây mô tả việc xấp xỉ f ( x) bởi các hàm tuyến tính, đa thức bậc
hai và đa thức bậc ba.
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 95

Ví dụ 25: Tìm đa thức Taylor bậc 3 của hàm số y  sin x tại tâm x0  0 .
Từ đó ước lượng giá trị của sin1 .
Giải: y  cos x, y   sin x, y   cos x
 y(0)  0, y(0)  1, y(0)  0, y(0)  1.
x3
Đa thức Taylor bậc 3 của hàm số y  sin x tâm x0  0 là: P3 ( x)  x  .
6
1 5
Suy ra sin1  1    0.83 .
6 6
Đặt Rn ( x)  f ( x)  Pn ( x) với Pn ( x) là đa thức Taylor bậc n của hàm số
y  f ( x) tại x0 . Khi đó Rn ( x) gọi là phần dư Lagrange (Lagrange
remainder).

CÔNG THỨC KHAI TRIỂN TAYLOR (TAYLOR’S EXPANSION


FORMULA):
Cho x0  (a, b) và hàm số f ( x) có đạo hàm đến cấp n  1 trên (a, b) .
Khi đó, với mọi x  (a, b) ta có:
f  x0  f   x0  f ( n )  x0 
f ( x)  f  x0    x  x0    x  x0   x  x0 
2 n
 ... 
1! 2! n!
( n 1)
f (c )
 x  x0  ,
n 1
 với c nằm giữa x và x0 .
(n  1)!

Vậy Rn ( x) 
f ( n1) (c)
(n  1)!
 x  x0  . Ta thường viết: Rn ( x)  o  x  x0 
n 1 n
  và
gọi Rn ( x) là vô cùng bé bậc cao hơn  x  x0  .
n

Ví dụ 26: Khai triển Taylor hàm số y  e x tại x0  1.

Giải: y ( n) ( x)  e x , n  1  y(1)  y ( n) (1)  e, n  1.

Vậy e x  e  e( x  1)  ( x  1) 2  ...  ( x  1) n  o  ( x  1) n  .
e e
2 n!
Nếu x0  0 thì khai triển Taylor còn được gọi là khai triển MacLaurin
(MacLaurin expansion).

CÔNG THỨC KHAI TRIỂN MACLAURIN (MACLAURIN’S


EXPANSION FORMULA):
Cho 0  (a, b) và hàm số f ( x) có đạo hàm đến cấp n  1 trên (a, b) .
Khi đó, với mọi x  (a, b) ta có:
f (0) f (0) 2 f ( n ) (0) n
f ( x)  f (0)  x x  ...  x  Rn ( x)
1! 2! n!
f ( n1) ( x) n1
với Rn ( x)  o  x   n
x (0    1).
(n  1)!
96 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

1
Ví dụ 27: Khai triển MacLaurin hàm số y  đến số hạng bậc 3.
x 1
1 2 6
Giải: y    , y   , y   
( x  1) 2
( x  1) 3
( x  1)4
 y(0)  1, y(0)  1, y(0)  2, y(0)   6.

 1  x  x 2  x3  o  x3  .
1
Vậy
x 1
THỜI GIAN ĐÁO HẠN BÌNH QUÂN VÀ ĐỘ LỒI CỦA TRÁI
PHIẾU (BOND DURATION AND BOND CONVEXITY)
Trái phiếu (bond) (loại có lãi suất cố định) luôn được trả một khoảng lãi
(coupon) nhất định hàng kỳ. Lãi suất tương ứng được gọi là lãi suất coupon
hay lãi suất danh nghĩa (nominal yield). Vào ngày đáo hạn, lần trả cuối sẽ
được trả chung với số vốn ban đầu tức mệnh giá của trái phiếu (face
value/par value).
Giá trị hiện tại P của trái phiếu cho bởi công thức sau:
n
C F
P 
t 1 (1  i ) (1  i) n
t

trong đó C là coupon, F là mệnh giá, n là số kỳ nhận coupon, i là lãi suất


thị trường hay lãi suất chiết khấu (discount rate) của trái phiếu.
Thời gian đáo hạn bình quân (duration) của một trái phiếu là thời gian
đáo hạn bình quân gia quyền của các khoản thu nhập bằng tiền từ trái
phiếu, với quyền số là giá trị hiện tại của chúng, giúp phản ánh độ nhạy của
trái phiếu với rủi ro lãi suất. Công thức:

1  n tC nF 
D   
P  t 1 (1  i )t (1  i) n 

Thời gian đáo hạn bình quân dùng để đo độ biến động của giá trái phiếu
khi lãi suất thị trường thay đổi. Thật vậy, lấy đạo hàm P theo lãi suất thị
trường i ta được
n
dP tC nF DP
    .
t 1 (1  i ) (1  i) 1 i
t 1 n 1
di
Suy ra, độ thay tương đối của giá trái phiếu được ước lượng như sau:

P dP D
  di.
P P 1 i
Do đó, thời gian đáo hạn bình quân càng lớn thì rủi ro lãi suất của trái
phiếu càng lớn.
Ví dụ 28: Một trái phiếu với mệnh giá 100000 đồng, thời gian đáo hạn là 3
năm, lãi suất coupon là 8 %/năm, trả lãi theo năm. Biết lãi suất thị trường
2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 97

của nó là 7 %/năm:
a. Tính thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu.
b. Dựa vào thời gian đáo hạn bình quân, cho biết giá trái phiếu biến
động bao nhiêu phần trăm khi lãi suất thị trường tăng thêm 0.5%/năm.
Giải:
8000 8000 108000
a. P    102624.32 (đồng)
1  0.07 (1  0.07) 2
(1  0.07)3
1  8000 2(8000) 3(108000) 
D      2.79 (năm)
P  1  0.07 (1  0.07)2 (1  0.07)3 
b. Vì i  di  0.5% ta có:
P dP D 2.79
  di  (0.005)  0.013
P P 1 i 1  0.07
Vậy khi lãi suất thị trường tăng thêm 0.5 %/năm thì giá trái phiếu
giảm khoảng 1.3 %.
Khi lãi suất biến động càng lớn, việc tính mức dao động của giá trái phiếu
bằng thời gian đáo hạn bình quân càng kém chính xác. Vì vậy ta cần
nghiên cứu độ lồi (convexity) của trái phiếu, là đạo hàm cấp hai của giá trái
phiếu theo lãi suất thị trường chia cho giá trái phiếu. Công thức:

d 2 P 1 1  n t (t  1)C n(n  1) F 
K .    
di 2 P P  t 1 (1  i )t  2 (1  i) n 2 

Theo công thức khai triển Taylor:


f ( x0 )
( x  x0 ) 2  o  ( x  x0 ) 2 .
f ( x)  f ( x0 )  f ( x0 )( x  x0 ) 
2
Từ đó ta có thể ước lượng độ biến động của giá trái phiếu dựa vào cả thời
gian đáo hạn bình quân và độ lồi như sau:

P P P D K
 i  (i ) 2   i  (i ) 2
P P 2P 1 i 2

Ví dụ 29: Xét trái phiếu như Ví dụ 28. Tính độ lồi của trái phiếu từ đó dự
báo giá của trái phiếu nếu lãi suất tăng 1 %/năm.
Giải:
1  2(8000) 2(3)(8000) 3(4)(108000) 
Độ lồi: K       9.49.
P  (1  0.07) 3
(1  0.07)4 (1  0.07)5 
Vì i  di  1% ta có:
 D K 
P  P   i  (i ) 2 
 1 i 2 
 2.79 9.49 
 (102624.32)   (0.01)  (0.01)2   2623.58 (đồng)
 1  0.07 2 
98 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

Vậy khi lãi suất thị trường tăng thêm 1%/năm thì giá trái phiếu giảm
khoảng 2623.58 đồng.
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 99

Bài tập Chương 2

2.1 ĐẠO HÀM VÀ TỐC ĐỘ BIẾN THIÊN


1. Tìm f (a) theo định nghĩa với:
2x  1
a. f (t )  2t 3  t b. f ( x) 
x3
c. f ( x)  1  2 x
2. a. Tìm hệ số góc của tiếp tuyến với đường cong y  3x3  4 x 2  1
tại điểm có hoành độ a .
b. Viết phương trình tiếp tuyến với đường cong y  3x3  4 x 2  1
tại điểm (1,  6) .
1
3. a. Tìm hệ số góc của tiếp tuyến với đường cong y  tại điểm
x
có hoành độ a (a  0) .
 1
b. Viết phương trình tiếp tuyến tại các điểm (1, 1) và  4,  .
 2
4. Dùng đồ thị đã cho để xác định dấu của
các đạo hàm sau.
a. f (3) b. f (2)
c. f (1) d. f (1)
e. f (2) f. f (3)
5. Đồ thị của các hàm số được cho trong hình (a) - (d). Đồ thị của đạo
hàm của chúng được cho trong hình I - IV. Tìm sự tương ứng giữa đồ
thị của hàm số và đồ thị của đạo hàm của nó. Giải thích lí do.

6. Tìm đạo hàm của các hàm dưới đây bằng định nghĩa. Chỉ ra miền xác
định của các hàm này và miền xác định của đạo hàm tương ứng.
a. f ( x)  mx  b b. f ( x)  9  x
x2  1
c. f ( x) 
2x  3
7. Cho đồ thị của hàm f . Chỉ ra và giải thích các điểm mà tại đó f
không khả vi.
100 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

a. b.

8. Chứng minh hàm số f ( x)  x  6 không khả vi tại 6. Tìm f  và vẽ


đồ thị của nó.
9. Đạo hàm bên trái và đạo hàm bên phải (the left-hand and right-hand
derivatives) của f tại a được xác định như sau:
f ( a  h)  f ( a ) f ( a  h)  f ( a )
f (a)  lim
và f (a)  lim 
h 0 h h 0 h
nếu các giới hạn trên tồn tại. Khi đó f (a) tồn tại khi và chỉ khi các
đạo hàm một bên tồn tại và bằng nhau.
 0, x0
3  x, 0  x  3
a. Tìm f (3) và f (3) với f ( x)   .
 1
, x3
 3  x
b. Vẽ đồ thị của f .
c. f gián đoạn tại điểm nào?
d. f không khả vi tại điểm nào?

2.2 CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM


10. Tìm phương trình tiếp tuyến và pháp tuyến với các đường cong sau tại
điểm đã cho:
a. y  x.e2 x ; 1, e 
2
b. y  (1  3x)2 ; (1, 16)
11. Chứng tỏ rằng đường cong y  6 x3  5x  3 không có tiếp tuyến nào
có hệ số góc là 4.
12. Điểm nào trên đường cong y  2e x  3x  1 có tiếp tuyến tại đó song
song với đường thẳng 3x  y  5 ? Minh họa bằng đồ thị.
13. Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
1  xe x
a. f ( x)   3 x 3  x  e x b. f ( x) 
x
c. J (v)   v3  2v  v 4  v 2  d. y  3 t  t  t  t 1 
2

x t t
e. f ( x)  f. 1
g (t ) 
c
x t3
x
14. Tìm công thức đạo hàm tổng quát của các hàm số sau:
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 101

a. f ( x)  x 2 e x b. g ( x)  sin x
x
c. g ( x) 
ex
15. Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
1
a. f ( x)  sin x  cot x b. h( )  e csc  cot 
2
1  cos x
c. y d. g (t )  4sec2 t  tan 2t
x  sin x
tan x  1
e. f ( x)  f. f ( x)  xe x sec x
sec x
16. Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
3
a. g (t )  b. F ( x)  3 4  2 x 2  x 3
 
3
t 2
 2 t  1
c. y  e3 x tan 5 x d. y  cos2 (tan  )

y   x   x  tan 2 x  
4
y  cos  sin(cos x) 
3
e. f.
 
17. Tính đạo hàm cấp một và đạo hàm cấp hai của các hàm số:

y  1  x 2 
2014
a. b. y  cos(cot x)

c. y  sin  e x  d. y  e x cos  x

18. a. Tìm đạo hàm cấp 50 của y  sin 2 x.


b. Tìm đạo hàm cấp 1000 của f ( x)  xe x
19. a. Cho số nguyên dương n , chứng minh:
d
dx
 sin n x cos nx   n sin n1 x cos(n  1) x.

b. Tìm công thức tương tự cho đạo hàm của y  cosn x cos nx.

2.3 ĐẠO HÀM HÀM ẨN


dy
20. Tìm bằng phương pháp tìm đạo hàm hàm ẩn.
dx
a. y5  x2 y3  1  x4 y b. x  y  1  x2 y 2
y
c. tan( x  y )  d. e y cos x  1  sin( xy)
1 x 2

21. Đường cong xác định bởi phương trình y 2  x3  3x 2 được gọi là
đường cong Tschirnhausen. Viết phương trình tiếp tuyến với đường
cong tại điểm (1,  2) .
d2y
22. Tìm bằng phương pháp tìm đạo hàm hàm ẩn.
dx 2
102 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

a. 9 x 2  4 y 2  36 b. x  y 1
23. Tìm đạo hàm của các hàm số sau. Đơn giản nếu có thể.

a. 
y  tan 1 x  1  x 2  b. G( x)  1  x 2 arccos x

1
c. h(t )  cot 1 t  cot 1   d. F ( )  arcsin sin 
t 
24. Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
a. f ( x)  ln(tan 2 x) b. f ( x)  x 2 sin  2 x 

c. 
F ( y)  y 2 ln 1  e y  d. 
H ( x)  ln x  1  x 2 
e. y  ln 2 1  e x  f. y  log  e x cos 2 x 

25. Bằng phương pháp lấy logarit, hãy tìm đạo hàm các hàm số sau:
e x cos 2 x
 x
x
a. y 2 b. y
x  x 1
y  xsec x y  xe
x
c. d.
x4  x  1
e. y  (sin x)ln x f. y
x4  x  1
dy
26. Tìm biết x y  y x .
dx
27. Tìm công thức của f ( n ) ( x) biết f ( x)  ln( x  1).

2.4 VI PHÂN

28. Tìm xấp xỉ tuyến tính của các hàm số sau tại a :

a. f ( x)  x 4  3x 2 , a  1 b. f ( x)  sin x, a 
6
3

c. f ( x)  x , a  4 d. f ( x)  x , a  16
4

29. Tính y và dy với:


a. y  ln x và x thay đổi từ 1 đến 1.02
1
b. y  2 và x thay đổi từ 1.9 đến 2
x
30. Dùng vi phân để ước lượng giá trị của các số dưới đây:
2

a. (8.06) 3 b. tan 440


c. (1.999)4 d. 3
1001
31. Biết g (2)  5 và g (2)  3 . Dùng vi phân để ước lượng g (1.99) và
g (2.001) .
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 103

2.5 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM


32. Các hàm số có đồ thị như hình bên dưới có cực đại tuyệt đối hoặc cực
tiểu tuyệt đối, cực đại địa phương hoặc cực tiểu địa phương hay
không tại các điểm x  a, b, c, d , r và s ?

33. Tìm số tới hạn của các hàm số sau:


a. s(t )  3t 4  4t 3  6t 2 b. g (t )  3t  4
2014sin x
c. f ( x)  x 2 e3 x d. g ( x)  1 
x 2  6 x  10
e. h( x)  x3  3x  2
34. Tìm giá trị cực đại và cực tiểu tuyệt đối của f trên đoạn đã cho.
a. f ( x)  2 x3  3x 2  12 x  1; [  2, 3]
x2  4
b. f ( x)  2 , [4, 4]
x 4
c. f (t )  3 t (8  t ), [0, 8]
d. f ( x)  ln( x 2  x  1), [1, 1]

35. Tìm giá trị cực đại của f ( x)  x 2013 (1  x)2014 với 0  x  1 .
36. Cho đồ thị của đạo hàm cấp một của hàm số f .
a. f tăng hay giảm trên khoảng nào?
b. Tại giá trị nào của x thì f có cực đại địa phương hoặc cực tiểu
địa phương?
i. ii.

37. Cho đồ thị của đạo hàm cấp một của hàm số f .
a. Hàm f tăng trên khoảng nào?
Giải thích.
b. Tại giá trị nào của x thì f có
cực đại địa phương hoặc cực tiểu
104 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

địa phương? Giải thích.


38. Chứng minh 5 là số tới hạn của hàm số g ( x)  x3  15x 2  75x  115
nhưng g ( x) không có cực trị địa phương tại 5.
39. Chứng minh hàm số f ( x)  x101  x51  x  1 không có cực đại địa
phương lẫn cực tiểu địa phương.
40. a. Tìm khoảng tăng hoặc giảm của f .
b. Tìm giá trị cực đại địa phương và cực tiểu địa phương của f .
i. f ( x)  2 x3  3x 2  36 x
ii. f ( x)  e 2 x  e  x
iii. A( x)  x x  3
iv. f (t )  t  cos t ,  2  t  2
41. Tìm giá trị cực đại địa phương và cực tiểu địa phương của f bằng cả
Tiêu chuẩn đạo hàm cấp một và Tiêu chuẩn đạo hàm cấp hai.
a. f ( x)  x 5  5 x  6 b. f ( x)  x  x  1
42. Số lượng cửa hàng của một thương hiệu cà phê nổi tiếng được cho bởi
bảng sau:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Số cửa hàng 8569 10241 12440 15011 16680
a. Tìm tốc độ phát triển trung bình mỗi năm của số lượng cửa hàng
theo các mốc thời gian sau (chỉ rõ đơn vị):
i. từ 2006 đến 2008 ii. từ 2006 đến 2007
iii. từ 2005 đến 2006
b. Ước tính tốc độ phát triển tức thời vào năm 2006.
c. Ước tính tốc độ phát triển tức thời vào năm 2007 và so sánh với
năm 2006.
43. Cho Q  f ( P) là sản lượng cà phê được bán khi giá bán là P
dollar/pound.
a. Nêu ý nghĩa của f (8) . Đơn vị của nó là gì?
b. Giá trị của f (8) là một số dương hay âm? Giải thích.
44. Chi phí sản xuất x yard vải đầu tiên của một cây vải là:
C ( x)  1200  12 x  0.1x 2  0.0005x3 .
a. Tìm hàm chi phí biên.
b. Tính C (150) và giải thích ý nghĩa của nó.
c. So sánh C (150) với chi phí sản xuất yard vải thứ 151 .
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 105

45. Cho hàm cầu của một loại sản phẩm là: P  100  Q2  20 .
a. Tìm tốc độ thay đổi tức thời của P theo Q .
b. Ước lượng độ thay đổi tương đối của P theo Q , tức là khi Q
tăng lên 1% thì P tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
c. Tìm hàm doanh thu biên.
46. Cho hàm chi phí C ( x)  16000  500 x  1.6 x2  0.0004 x3 và hàm cầu
P( x)  1700  7 x . Tìm mức sản xuất hợp lý để lợi nhuận đạt tối đa.
47. Quan hệ giữa số vé bán được Q và giá vé P của một hãng xe buýt
được cho bởi biểu thức: Q  10000  125P .
a. Tìm doanh thu biên khi P  30, P  42 . Cho nhận xét.
b. Tìm mức giá P để doanh thu đạt tối đa. Tính lượng vé bán được
ở mức giá đó.
48. Hàm cầu của một loại sản phẩm độc quyền là: P  600  2Q và tổng
chi phí là C  0.2Q2  28Q  200 .
a. Tìm mức sản xuất Q để lợi nhuận tối đa. Tìm mức giá P và lợi
nhuận lúc đó.
b. Nếu chính quyền đặt thuế 22 dollar cho mỗi đơn vị sản phẩm,
thì lợi nhuận đạt tối đa với mức sản xuất nào? Tìm mức giá và
lợi nhuận khi đó.
49. Quan hệ giữa hàm tổng tiêu dùng quốc dân C và tổng thu nhập quốc
5(2 I I  3)
dân I được cho bởi: C  . Hãy xác định xu hướng tiêu
I  10
dùng biên và xu hướng tiết kiệm biên khi I  100 .
50. Cho hàm cầu Q  20  5P . Hãy tìm hệ số co dãn của Q theo P ở các
mức giá P  2 , P  3 . Giải thích ý nghĩa của các kết quả tìm được.
51. Harry có 2 lựa chọn nghề nghiệp như sau: công ty A trả anh 24000
dollar một năm và hứa tăng thêm 3000 dollar cuối mỗi năm trong
vòng 7 năm tới; công ty B cũng trả anh 24000 dollar một năm và hứa
tăng 10% lương cuối mỗi năm trong vòng 7 năm tới. Hãy tìm công
thức tính lương của Harry sau t năm (0  t  7) trong từng trường
hợp. Công ty nào trả lương cho Harry cao hơn vào cuối năm thứ bảy?
52. Một công ty đề nghị bạn góp vốn 700 triệu đồng và đảm bảo sẽ trả lãi
cho bạn 70 triệu đồng mỗi năm, liên tiếp trong 7 năm. Trong điều
kiện lãi suất huy động của ngân hàng là 8 %/năm (theo hình thức lãi
kép) với kỳ hạn gởi là 12 tháng, bạn có chấp nhận góp vốn hay
không?
53. Một người gửi tiết kiệm 150 triệu đồng với lãi suất 8 %/năm. Tính số
dư tài khoản sau 3 năm nếu người đó gửi theo hình thức lãi kép với kì
hạn ghép lãi là:
106 Chương 2: ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

a. hàng năm b. hàng quý


c. hàng tháng d. hàng ngày
e. liên tục
54. Một người muốn có một số tiền 1000 dollar sau 5 năm để cưới vợ.
Hỏi bây giờ anh ta phải gởi ngân hàng bao nhiêu? Biết rằng lãi suất
ngân hàng là 15%/năm và anh ta dự tính gởi kỳ hạn 1 năm.
55. Vào mùa hè, Terry thường làm và bán những chuỗi hạt ở bãi biển. Hè
vừa rồi cậu ta bán mỗi chuỗi 10 dollar và bán được trung bình 20
chuỗi mỗi ngày. Khi thử tăng giá mỗi chuỗi hạt lên 1 dollar, cậu nhận
thấy sức mua giảm đi 2 chuỗi mỗi ngày.
a. Tìm hàm giá (giả sử nó tuyến tính).
b. Nếu chi phí cho vật liệu làm mỗi chuỗi là 6 dollar thì Terry nên
bán với mức giá như thế nào để lợi nhuận cao nhất và khi đó cậu
ta kiếm lời bao nhiêu từ mỗi chuỗi hạt?
56. Cho lim f ( x)  0, lim g ( x)  0, lim h( x)  1, lim p( x)   và
x a x a x a x a

lim q( x)   . Giới hạn nào dưới đây có dạng bất định? Nếu giới hạn
x a

nào không có dạng bất định thì hãy tìm giá trị của nó.
f ( x) f ( x)
a. lim b. lim
xa g ( x) xa p ( x)

h( x ) p( x)
c. lim d. lim
xa p( x) xa f ( x)
p( x)
e. lim f. lim  f ( x) p( x)
xa q( x) x a

g. lim  h( x) p( x) h. lim  p( x)q( x)


x a x a

i. lim  f ( x)  p( x) j. lim  p( x)  q( x)


x a x a

lim  p( x)  q( x) lim  f ( x)


g ( x)
k. l.
x a x a

lim  f ( x) lim  h( x)


p( x) p( x)
m. n.
x a x a

lim  p( x) lim  p( x)


f ( x) q( x)
o. p.
x a x a

q. lim q ( x ) p( x)
x a

57. Tìm các giới hạn sau. Dùng Quy tắc L’Hospital nếu cần thiết. Nếu có
phương pháp cơ bản hơn thì hãy sử dụng.
x2  1 x2  1
a. lim 2 b. lim 3
x 1 x  x x 1 x  1
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 107

1  cos t 1  sin x
c. lim d. lim
t 0 et  1 x  1  csc x
2

ln cos x 4t  6t
e. lim f. lim
x 0 x2 t 0 t
x
g. lim 1 h. lim sin x ln x
x 0 tan (3 x) x 0

 1 
lim x3e x lim  xe x  x 
2
i. j.
x  x 
 
1
k. lim  csc x  cot x  l. lim  sin x  cos x  x
x 0 x 0
ln 2 x
tan
m. lim x 1 ln x
n. lim(3  x) 4
x  x 2
2 x 5
 2x  1 
1
o. lim   p. lim  tan 2 x  sin 2 x
x  2 x  3
 

x 0

x
e
58. Chứng minh lim n   với mọi số nguyên dương n . Điều này cho
x  x

thấy hàm số mũ tiến đến vô cực nhanh hơn một hàm lũy thừa bất kì.
ln x
59. Chứng minh lim p  0 với mọi p  0 . Điều này cho thấy hàm
x  x

logarit tiến đến vô cực chậm hơn một hàm lũy thừa bất kì.
60. Viết công thức khai triển Taylor bậc 3 của các hàm số sau tại tâm x0
đã cho:
a. y  x , x0  4 b. y  arctan x, x0  1
61. Khai triển MacLaurin các hàm số sau đến số hạng bậc 4. Dùng kết
quả đó ước lượng các giá trị đã cho.
a. y  ex , e  ? b. y  cos x, cos1  ?

c. y  ln(1  x), ln1.2  ? d. y  x  9, 8.9  ?


62. Trái phiếu quốc tế do Chính phủ Việt Nam phát hành vào tháng
10/2005 với mệnh giá là 100 dollar, lãi suất coupon là 7.125%/năm,
trả lãi hàng năm, thời gian đáo hạn là 10 năm. Vào tháng 10/2009, lãi
suất thị trường dùng chiết khấu đối với trái phiếu này là 6.875%/năm.
Hãy xác định thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu tại thời điểm
này. Nếu bất ngờ vào thời điểm đó, do thông tin công bố định mức
xếp hạng của Việt Nam tăng lên, làm cho lãi suất chiết khấu đột ngột
giảm còn 6.5%/năm, thì giá trái phiếu này sẽ biến động bao nhiêu?
63. Trái phiếu chính phủ phát hành vào tháng 3/2008, thời hạn 5 năm,
mệnh giá 1 triệu đồng, lãi suất coupon 10%/năm, trả lãi hàng năm.
Với lãi suất thị trường vào tháng 3/2010 là 12.5%/năm, hãy tính độ lồi
của trái phiếu vào thời điểm đó. Nếu lãi suất thị trường đột ngột lên
14%/năm thì giá trái phiếu này sẽ biến động khoảng bao nhiêu?
Chương 3: TÍCH PHÂN (INTEGRALS)
3.1 NGUYÊN HÀM (ANTIDERIVATIVES)

ĐỊNH NGHĨA:
Hàm F gọi là một nguyên hàm của hàm f trên khoảng I nếu
F ( x)  f ( x), x  I .

Ví dụ 1: Tìm nguyên hàm của hàm số


f ( x)  x 2 .
Giải: Xét
1 1
F ( x)  x3  F ( x)  .3x 2  x 2 .
3 3
1
Vậy F ( x)  x3 là một nguyên hàm của f .
3
1
Xét hàm G( x)  F ( x)  C  x3  C ( C là
3
hằng số) thì G( x) cũng là một nguyên hàm
của f .

ĐỊNH LÍ: Nếu F là một nguyên hàm của hàm f trên khoảng I thì tất
cả các nguyên hàm của f trên I là F ( x)  C , với C là hằng số tùy ý.

BẢNG CÔNG THỨC NGUYÊN HÀM


Với F và G lần lượt là nguyên hàm của f và g , ta có bảng công thức
nguyên hàm sau:

Nguyên hàm Nguyên hàm


Hàm Hàm
tổng quát tổng quát

k f ( x) k F ( x)  C (k  ) sin x  cos x  C
f ( x)  g ( x) F ( x)  G ( x)  C sec2 x tan x  C
x n1 sec x tan x sec x  C
x , n  1
n
C
n 1 1
1 sin 1 x  C
ln x  C 1 x 2
x
cos x sin x  C
1 tan 1 x  C
1  x2
2 x5  x
Ví dụ 2: Tìm tất cả các hàm g thỏa g ( x)  4sin x  .
x
1

Giải: g ( x)  4sin x  2 x 4  x 2
3.1 NGUYÊN HÀM 109

1
5
2x x 2
2 x5
 g ( x)  4cos x    C  4cos x   2 x  C.
5 1 5
2
Ví dụ 3: Tìm f biết f ( x)  e  20 1  x 2  và f (0)  2.
x 1

20
Giải: f ( x)  e x   f ( x)  e x  20 tan 1 x  C .
1  x2
f (0)  2  e0  20 tan 1 0  C  2  C  3.
Vậy f ( x)  e x  20 tan 1 x  3.
Ví dụ 4: Chi phí biên khi sản xuất x yard đầu tiên của một cuộn vải là
5  0.008x  0.000009 x2 (đơn vị: dollar/yard). Biết rằng chi phí cố định là
20000 dollar, tìm chi phí sản xuất 2000 yard vải đầu tiên.
Giải: Vì hàm chi phí biên là đạo hàm của hàm chi phí C(x) nên
C ( x)  5  0.008x  0.000009 x 2 ,
suy ra C ( x) là một nguyên hàm của hàm chi phí biên, tức là:
C ( x)  5x  0.004 x2  0.000003x3  K (K là hằng số)
Theo giả thiết: K  C (0)  20000 , suy ra
C ( x)  5x  0.004 x 2  0.000003x3  20000.
Vậy, chi phí sản xuất 2000 yard vải đầu tiên là:
C (2000)  5(2000)  (0.004) 20002  (0.000003) 20003  20000
 28000 ($).

3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH (THE DEFINITE INTEGRAL)

BÀI TOÁN DIỆN TÍCH (THE AREA PROBLEM)


Tìm diện tích của miền S nằm
bên dưới đường cong liên tục
y  f ( x) , với f ( x)  0 và x từ
a đến b:
S  ( x, y) | a  x  b, 0  y  f ( x).
Với bài toán này, ta xấp xỉ miền
S bởi các hình chữ nhật. Số
hình chữ nhật càng nhiều thì
tổng diện tích của chúng càng xấp xỉ tốt diện tích cần tìm của miền S.
Ví dụ 1: Dùng các hình chữ nhật để xấp xỉ diện tích hình phẳng bên dưới
parabol y  x 2 từ 0 đến 1.
110 Chương 3: TÍCH PHÂN

Giải: Chia S thành 4 dải S1 , S 2 , S3 và S 4 bằng cách vẽ những đường


1 1 3
thẳng đứng x  , x  , và x  (hình a).
4 2 4

Sau đó xấp xỉ mỗi dải bởi hình chữ nhật có đáy giống dải và chiều cao là
cạnh bên phải của dải (hình b). Vậy chiều cao của các hình chữ nhật là giá
1 1 3
trị của hàm y  x 2 tại x  , , và 1.
4 2 4
Đặt R4 là tổng diện tích của những hình chữ nhật xấp xỉ (bên phải), ta
được:
2 2 2
11 11 13 1 15
R4           (1)2   0.46875.
4 4 4 2 4 4 4 32
Từ hình b ta thấy rằng diện tích A của S nhỏ hơn R4 .
Vậy, A  0.46875 .
Nếu ta xấp xỉ mỗi dải bởi một hình chữ nhật có
đáy giống dải và chiều cao là cạnh bên trái của
dải như hình bên, khi đó chiều cao của các
hình chữ nhật là giá trị của hàm y  x 2 tại
1 1 3
x  0, , và .
4 2 4
Tổng diện tích các hình chữ nhật xấp xỉ (bên
trái) là:
2 2 2
1 11 11 13 7
L4  (0)2            0.21875.
4 4 4 4 2 4 4 32
Ta có diện tích A của S lớn hơn L4 . Vậy, 0.21875  A  0.46875 .
Xem các hình vẽ sau ta thấy có thể ước lượng A tốt hơn khi tăng số dải.
3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH 111

Xem bảng tính kết quả của Ln và Rn


khi n tăng.
Nhận xét:
Ta có Ln  A  Rn , và khi n tăng thì
sai khác giữa diện tích các hình chữ
nhật trái và phải càng nhỏ, vì vậy ta sẽ
tìm được A gần đúng với giá trị thực.
Chẳng hạn, khi n  1000 (chia S thành
L  R1000
1000 dải) thì diện tích A của S xấp xỉ 1000  0.3333335 .
2
Lưu ý:
Khi chia miền S thành n dải có chiều rộng bằng nhau, ký hiệu là S1 , S2 , ,
ba
S n thì chiều rộng mỗi dải là x  và đoạn [a, b] được chia thành n
n
đoạn con:
 x0 , x1 ,  x1 , x2 , ...,  xn1 , xn   x0  a, xn  b 
với x1  a  x, x2  a  2x, x3  a  3x, ..., xi  a  ix.
 Xấp xỉ dải thứ i bởi hình chữ nhật có chiều rộng là x và chiều cao
ứng với điểm mẫu (sample point) được chọn là điểm biên bên phải
thì:
A  lim Rn  lim  f  x1  x  f  x2  x  ...  f  xn  x  .
n n

 Xấp xỉ dải thứ i bởi hình chữ nhật có chiều rộng là x và chiều cao
ứng với điểm mẫu được chọn là điểm biên bên trái thì:
A  lim Ln  lim  f  x0  x  f  x1  x  ...  f  xn1  x  .
n n

 Xấp xỉ dải thứ i bởi hình chữ nhật có chiều rộng là x và chiều cao
ứng với điểm mẫu xi lấy bất kỳ thuộc đoạn  xi 1 , xi  thì:

A  lim  f  x1  x  f  x2  x  ...  f  xn  x  .


n
112 Chương 3: TÍCH PHÂN

ĐỊNH NGHĨA: Diện tích A của miền S nằm bên dưới đồ thị của hàm
liên tục f là giới hạn của tổng các diện tích của những hình chữ nhật
xấp xỉ:
A  lim Rn  lim  f  x1  x  f  x2  x  ...  f  xn  x 
n  n

 lim Ln  lim  f  x0  x  f  x1  x  ...  f  xn1  x 


n  n

 lim  f  x1  x  f  x2  x  ...  f  xn  x  .


n 

ĐỊNH NGHĨA TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH (DEFINITION OF THE


DEFINITE INTEGRAL)

ĐỊNH NGHĨA TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH: Nếu f là một hàm số xác
định với a  x  b , chia đoạn [a, b] thành n đoạn con bằng nhau có
ba
chiều rộng: x  . Giả sử x0 ( a), x1 , x2 , ..., xn ( b) là các điểm
n
biên của những đoạn con này khi đó xi  a  ix i  0, n . Gọi x1 ,  
x2 , , xn là các điểm mẫu bất kì trong những đoạn con  xi   xi 1 , xi  .
Khi đó tích phân xác định của f từ a đến b là:
b

 f ( x)dx  lim  f  x  x
n

i
n
a i 1

nếu giới hạn này tồn tại, và ta nói f khả tích (integrable) trên [a, b] .

Lưu ý:
 “”: dấu tích phân (integral sign); f ( x) : hàm lấy tích phân
(integrand); a, b là các cận lấy tích phân (limits of integration); a:
cận dưới (lower limit); b: cận trên (upper limit); dx : chỉ biến độc lập
là x.
b
 Tích phân xác định  f ( x)dx là một số, nó không phụ thuộc vào x.
a
3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH 113

Chúng ta có thể sử dụng bất kì ký tự nào để thay thế x mà không thay


đổi giá trị của tích phân:
b b b

 f ( x)dx   f (t )dt   f (r )dr


a a a

 f  x  x gọi là tổng Riemann (Riemann sum).


n
 Tổng i
*

i 1
3
Ví dụ 2: Biểu diễn tích phân  e x dx dưới dạng giới hạn của một tổng.
1
ba 2 2i
Giải: Ta có: f ( x)  e x , a  1, b  3 và x   , nên xi  1 
n n n
i  0, n .
 2i  2
3 n n 2i
2 n 1
Do đó:  e x dx  lim  f  xi  x  lim  f 1    lim  e n .
1
n
i 1
n
i 1  n  n n n i 1
Nhận xét:
b
 Nếu f  0 , tích phân xác định  f ( x)dx
a
có thể hiểu như là diện tích

miền dưới đường cong y  f ( x) từ a đến b.

 Nếu f nhận cả giá trị dương và âm, tích phân xác định là hiệu của
các diện tích:
b

 f ( x)dx  A  A ,
a
1 2

với A1 là diện tích của miền nằm trên trục hoành và bên dưới đồ thị
của hàm f , A2 là diện tích của miền nằm dưới trục hoành và bên
trên đồ thị của hàm f .
114 Chương 3: TÍCH PHÂN

Ví dụ 3: Tính các tích phân sau bằng cách xác định miền cần tính diện tích
tương ứng.
1 3

 1  x dx  ( x  1)dx
2
a. b.
0 0

Giải:
a. Vì f ( x)  1  x 2  0 , ta có thể xem tích
1
phân 
0
1  x 2 dx là diện tích miền bên

dưới đường cong y  1  x 2 từ 0 đến 1.


Ta có: y 2  1  x 2  x 2  y 2  1 nên đồ
thị của f là một phần tư đường tròn bán
kính 1. Do đó:
1

1  x 2 dx   12   .
1

0
4 4
b. Xem đồ thị của hàm số y  x  1 . Ta tính
3
tích phân  ( x  1)dx như hiệu diện tích của
0
hai tam giác:
3
1 1 3
 ( x  1)dx  A  A
0
1 2  2(2)  1(1)  .
2 2 2

ĐỊNH LÍ: Nếu f là hàm liên tục trên [a, b] , hoặc nếu f chỉ có một số
hữu hạn điểm gián đoạn bước nhảy thì f khả tích trên [a, b] ; tức là tích
b
phân xác định  f ( x)dx tồn tại.
a

QUY TẮC TRUNG ĐIỂM (THE MIDPOINT RULE)


Khi tính tích phân, ta thường chọn điểm mẫu xi là điểm biên bên phải của
mỗi đoạn con thứ i vì nó thuận lợi cho việc tính giới hạn. Nhưng nếu mục
đích là đi tìm một xấp xỉ của tích phân thì việc chọn xi là trung điểm của
mỗi đoạn con sẽ tốt hơn, điểm đó thường kí hiệu là xi .

QUY TẮC TRUNG ĐIỂM:


b n

 f ( x)dx   f  x  x  x  f  x   ...  f  x 


a i 1
i 1 n

ba 1
với x  và xi   xi 1  xi  là trung điểm của  xi 1 , xi .
n 2
3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH 115

Ví dụ 4: Dùng Quy tắc trung điểm với


2
1
n  5 để xấp xỉ  dx .
1
x
Giải: Chiều rộng của các đoạn con:
2 1
x   0.2 .
5
Điểm biên của 5 đoạn con là 1, 1.2, 1.4, 1.6,
1.8 và 2. Vì vậy các trung điểm là 1.1, 1.3,
1.5, 1.7 và 1.9.
Theo Quy tắc trung điểm:
2
1
 x dx  x  f (1.1)  f (1.3)  f (1.5)  f (1.7)  f (1.9)
1

 1 1 1 1 1 
 0.2        0.691908.
 1.1 1.3 1.5 1.7 1.9 

TÍNH CHẤT CỦA TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH (PROPERTIES OF THE


DEFINITE INTEGRAL)
Giả sử f , g là các hàm liên tục và c là hằng số tùy ý. Ta có:
a b
1.  f ( x)dx   f ( x)dx
b a
a
2.  f ( x)dx  0
a
b
3.  cdx  c(b  a)
a
b b b
4.   f ( x)  g ( x) dx   f ( x)dx   g ( x)dx
a a a
b b
5.  cf ( x)dx  c  f ( x)dx
a a
c b b
6.  f ( x)dx   f ( x)dx   f ( x)dx
a c a
1
Ví dụ 5: Tính tích phân  (4  2 x)dx .
0
1 1 1 1 1
1
Giải:  (4  2 x)dx   4dx   2 xdx   4dx  2 xdx  4(1  0)  2.  5.
0 0 0 0 0
2
10 8 10
Ví dụ 6: Biết  f ( x)dx  17
0
và  f ( x)dx  12 , tính  f ( x)dx .
0 8

Giải: Ta có:
116 Chương 3: TÍCH PHÂN

10 0 10 8 10

 f ( x)dx   f ( x)dx   f ( x)dx   f ( x)dx   f (x)dx  12  17  5.


8 8 0 0 0

CÁC TÍNH CHẤT SO SÁNH CỦA TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH


(COMPARISON PROPERTIES OF THE DEFINITE INTEGRAL)
b
1. Nếu f ( x)  0 với a  x  b thì  f ( x)  0.
a
b b
2. Nếu f ( x)  g ( x) với a  x  b thì  f ( x)dx   g ( x)dx.
a a
b
3. Nếu m  f ( x)  M với a  x  b thì m(b  a)   f  x  dx  M (b  a).
a
1
Ví dụ 7: Sử dụng tính chất 3 để ước lượng giá trị của tích phân  e  x dx .
2

Giải: Ta có hàm y  e x giảm trên [0, 1] , suy ra


2

1
1
e e  x2
 e  1  e (1  0)   e x dx  1(1  0).
1 2
0

0
1
Vậy e1  0.367   e  x dx  1 .
2

ĐỊNH LÍ CƠ BẢN CỦA GIẢI TÍCH (THE FUNDAMENTAL


THEOREM OF CALCULUS)
Trong mục này ta thiết lập mối liên hệ giữa hai nhánh cơ bản của giải tích:
phép tính vi phân và phép tính tích phân. Phép tính vi phân nảy sinh từ bài
toán tiếp tuyến, trong khi phép tính tích phân xuất phát từ một vấn đề
dường như không liên quan là bài toán diện tích. Người thầy thông thái
của Newton ở đại học Cambridge, Issac Barrow (1630-1677) đã khám phá
ra mối liên hệ gần gũi của hai vấn đề này: đạo hàm và tích phân thực chất
là hai quá trình ngược nhau. Định lí cơ bản của giải tích cho biết chính
xác mối quan hệ ngược giữa chúng.
x
Xét tích phân xác định sau:  f (t )dt
a

với f là hàm liên tục trên [a, b] và cận trên x  [a, b] . Để ý rằng với mỗi
x
giá trị cụ thể của x thì tích phân  f (t )dt
a
là một số xác định. Khi ta cho x
x
thay đổi thì số  f (t )dt
a
cũng thay đổi theo. Như vậy, tích phân đã cho chỉ

phụ thuộc vào x nên nó xác định một hàm số theo biến x , kí hiệu là g ( x) ,
3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH 117

x
tức g ( x)   f (t )dt.
a

Nếu f là một hàm số dương thì g ( x)


được hiểu như là diện tích miền nằm
bên dưới đồ thị của hàm f từ a đến
x , với x có thể thay đổi từ a đến b.
Ví dụ 8: Cho hàm f có đồ thị như hình
x
bên và g ( x)   f (t )dt , tính các giá trị
0

g (0), g (1), g (2), g (3), g (4) và g (5) .


Phác họa sơ lược đồ thị của g.
0
Giải: Ta có: g (0)   f (t )dt  0.
0

g (1) là diện tích của tam giác:


1
1
g (1)   f (t )dt  (1)(2)  1.
0
2
Để tìm g (2) ta cộng vào g (1) diện tích của hình
chữ nhật:
2 1 2
g (2)   f (t )dt   f (t )dt   f (t )dt  1  (1)(2)  3.
0 0 1

Ước lượng diện tích của miền nằm bên dưới đồ thị
của hàm số f từ 2 đến 3 khoảng 1.3, vì thế:
3
g (3)  g (2)   f (t )dt  3  1.3  4.3.
2

Với t  3 , ta có f (t )  0 :
4
g (4)  g (3)   f (t )dt  4.3  (1.3)  3,
3
5
g (5)  g (4)   f (t )dt  3  (1.3)  1.7.
4
118 Chương 3: TÍCH PHÂN

Phác họa đồ thị của hàm g:


Từ các giá trị vừa tính ta phác họa được đồ thị hàm
g.
Nhận xét: Vì f (t ) dương với t  3 nên g tăng
cho tới x  3 và đạt giá trị cực đại tại đó, để ý rằng
tại đó f (t )  0 . Với x  3 , g giảm vì f (t ) âm.
Vậy f (t ) có mối liên hệ nào với đạo hàm của g
hay không?

ĐỊNH LÍ CƠ BẢN CỦA GIẢI TÍCH, PHẦN 1:


x
Nếu f liên tục trên đoạn [a, b] , khi đó hàm g ( x)   f (t )dt liên tục trên
a

đoạn [a, b] , khả vi trong khoảng (a, b) và g ( x)  f ( x) .

Chứng minh: Khi x và x  h thuộc khoảng (a, b) :


xh x
g ( x  h)  g ( x )  
a
f (t )dt   f (t )dt
a

 x xh
 x xh
   f (t )dt   f (t )dt    f (t )dt   f (t )dt.
a x  a x

Với h  0 , ta có:
xh
g ( x  h)  g ( x ) 1
h

h x
f (t )dt.

Giả sử h  0 , vì f liên tục trên [ x, x  h] , theo Định lí giá trị cực trị, tồn
tại các số u và v trên [ x, x  h] sao cho f (u )  m và f (v)  M , với m và
M là giá trị cực tiểu tuyệt đối và giá trị cực đại tuyệt đối của hàm f trên
[ x, x  h] :
m  f (t )  M , x  t  x  h
xh
 mh  x
f (t )dt  Mh
xh
 f (u )h  x
f (t )dt  f (v)h
xh
1
h x
 f (u )  f (t )dt  f (v)

g ( x  h)  g ( x )
Hay f (u )   f (v).
h
[Chứng minh tương tự bất đẳng thức trên cho trường hợp h  0 ].
Cho h  0 thì u  x, v  x (vì u, v nằm giữa x và x  h ), do đó:
3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH 119

lim f (u )  lim f (u )  f ( x) và
h0 ux

lim f (v)  lim f (v)  f ( x) (vì f liên tục tại x )


h0 v x

g ( x  h)  g ( x )
Theo Định lí kẹp: g ( x)  lim  f ( x) (*)
h0 h
Nếu x  a hoặc x  b , đẳng thức (*) có thể hiểu như giới hạn một phía.
Vậy g liên tục trên [a, b].
x
Ví dụ 9: Tìm đạo hàm của hàm số g ( x)   1  t 2 dt.
0

Giải: Vì f (t )  1  t liên tục trên


2
, theo định lí trên, ta có:

g ( x)  f ( x)  1  x 2 .
x4
d
dx 1
Ví dụ 10: Tìm sec tdt .

Giải: Đặt u  x 4 , ta có:


d   du
4
x u u
 sec u  4 x3 sec  x 4  .
d d du

dx 1
sec tdt  
dx 1
sec tdt    sec tdt 
du  1  dx dx

ĐỊNH LÍ CƠ BẢN CỦA GIẢI TÍCH, PHẦN 2:


b

 f ( x)dx  F (b)  F (a)  F ( x)


b
Nếu f liên tục trên [a, b] thì a
, với F là
a
một nguyên hàm bất kì của f.

Chứng minh:
x
Đặt g ( x)   f (t )dt. Theo Định lí cơ bản của giải tích, phần 1: g là một
a
nguyên hàm của f.
Nếu F là một nguyên hàm khác của f trên [a, b] thì F ( x)  g ( x)  C (C
là hằng số).
a
Khi x  a : g (a)   f (t )dt  0.
a
b
Vậy F (b)  F (a)   g (b)  C    g (a)  C   g (b)  g (a)  g (b)   f (t )dt.
a
6
dx
Ví dụ 11: Tính  .
3
x
1
Giải: Hàm f ( x)  có nguyên hàm là F ( x)  ln x nên:
x
120 Chương 3: TÍCH PHÂN

6
1
 x dx  ln x
6
3
 ln 6  ln 3  ln 2.
3

Ví dụ 12: Tính diện tích hình phẳng nằm bên dưới parabol y  x 2 từ 0 đến
1.
1
Giải: Một nguyên hàm của f ( x)  x 2 là F ( x)  x3 . Diện tích cần tìm là:
3
1 1
x3 13 03 1
A   x dx 2
   .
0
3 0
3 3 3
Ví dụ 13: Tính diện tích hình phẳng nằm dưới

đường cong cosin từ 0 đến b , với 0  b  .
2
Giải: Nguyên hàm của f ( x)  cos x là
F ( x)  sin x , nên diện tích cần tính là:
b

 cos xdx  sin x  sin b  sin 0  sin b. Ví


b
0
0
dụ 14: Cho biết cách tính dưới đây sai ở đâu?
3
x 1
3
1 1 4
 x2
1
dx 
1
  1   .
3 3
1
b
1
Giải: Kết quả trên sai vì f ( x)  2  0   f ( x)dx  0 . Nguyên nhân vì
x a

f không liên tục trên đoạn [1, 3] (gián đoạn vô cùng tại x  0 ) nên
không ứng dụng được Định lý cơ bản của giải tích.
Ví dụ 15: Một bộ phận thiết bị chính của hãng sản xuất nọ có tốc độ sụt
giảm giá trị sử dụng là f  f (t ) , trong đó t (đơn vị: tháng) là thời gian tính
từ lần bảo trì gần nhất. Do luôn phải tốn một chi phí cố định A trong mỗi
đợt bảo trì nên hãng muốn xác định khoảng thời gian tối ưu T giữa hai lần
bảo trì. Chứng minh rằng tốc độ sụt giảm giá trị sử dụng của thiết bị đó
bằng với phí tổn trung bình của hãng trong khoảng thời gian tối ưu T.
t
Giải: Đặt F (t )   f ( x)dx , theo Định lí cơ bản của giải tích ta có:
0

F (t )  f (t )  tốc độ sụt giảm giá trị sử dụng trong khoảng thời gian t.
Vậy F (t ) là độ sụt giảm giá trị sử dụng trong khoảng thời gian t. Do đó,
nếu trong khoảng thời gian t (tính từ lần bảo hành cuối) hãng chỉ thực hiện
bảo trì máy một lần duy nhất thì phí tổn của hãng đối với thiết bị này là
A  F (t ) .
A  F (t )
Suy ra phí tổn trung bình trong khoảng thời gian t là: C (t )  .
t
Bài toán trở thành cực tiểu hàm phí tổn C (t ) .
3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH 121

F (t )t  ( A  F (t ))
Ta có: C(t )  .
t2
Vì T là thời điểm tối ưu nên C (T )  0 , tức là:
F (T )T  A  F (T )  0  f (T )T  A  F (T )  0
A  F (T )
 f (T )   C (T ).
T
3.3 TÍCH PHÂN BẤT ĐỊNH (INDEFINITE INTEGRALS)
Nếu F ( x) là một nguyên hàm của hàm f ( x) thì biểu thức F ( x)  C với C
là hằng số tùy ý gọi là tích phân bất định của hàm f ( x) , ký hiệu:

 f ( x)dx  F ( x)  C.
Kết hợp với Định lí cơ bản của giải tích ta có công thức Newton -
Leibnitz:

  f ( x)dx 
b b


a
f ( x)dx 
a

BẢNG CÁC TÍCH PHÂN BẤT ĐỊNH:


 cf ( x)dx  c f ( x)dx   f ( x)  g ( x) dx   f ( x)dx   g ( x)dx
 kdx  kx  C
x n1 1
 x dx  n  1  C  n  1  x dx  ln x  C
n

ax
 e dx  e  C  a dx  C
x x x

ln a
 sin xdx   cos x  C  cos xdx  sin x  C
 sec xdx  tan x  C  csc xdx   cot x  C
2 2

 sec x tan xdx  sec x  C  csc x cot xdx   csc x  C


1 1
x 2
1
dx  tan 1 x  C  1 x 2
dx  sin 1 x  C

Quy ước: Ta chấp nhận công thức tích phân bất định tổng quát có thể chỉ
1 1
hợp lệ trên một khoảng nào đó mà thôi. Ví dụ, ta viết  2 dx    C
x x
được hiểu công thức hợp lệ trên khoảng (0, ) và (, 0).

Ví dụ 1: Tính tích phân bất định  10x  2sec2 x  dx.


4
122 Chương 3: TÍCH PHÂN

 10 x  2sec x  dx  10 x dx  2 sec xdx  10


x5
Giải: 4 2 4 2
 2 tan x  C
5
 2 x5  2tan x  C.
cos x
Ví dụ 2: Tính 2
x sin
dx .

cos x 1 cos x
Giải:  2 dx   . dx   csc x cot xdx   csc x  C.
sin x sin x sin x
 3 
2

  2 x  6x  dx và đưa ra kết quả cụ thể (dùng máy


3
Ví dụ 3: Tính
0
x 1
2

tính xấp xỉ).


2

2
3   x4 x2 
Giải:   2 x3  6 x  2 dx   2  6  3tan 1 x   4  3tan 1 2
0
x 1  4 2 0
 0.67855.
9
 2t  t t  1 
2 2
Ví dụ 4: Tính   2  dt .
1
t 
9
2t 2  t 2 t  1
9 9
 1
  2 2 1
3
292
Giải:  2
dt    2  t  t dt   2t  t   
2 2
.
1  
1
t 3 t 9
1

3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN (TECHNIQUES OF


INTEGRATION)

QUY TẮC THẾ (THE SUBSTITUTION RULE)

QUY TẮC THẾ: Nếu u  g ( x) là một hàm khả vi có miền giá trị là
khoảng I và f liên tục trên I thì  f  g ( x)  g ( x)dx   f (u )du.

Ví dụ 1: Tính các tích phân sau:


 x cos  x  2  dx  2 x  1dx
3 4
a. b.

 e dx  1  x 2 x5dx
5x
c. d.

e.  tan xdx
Giải:
du
a. Đặt u  x4  2 , du  4 x3 dx . Do đó, x3 dx  . Vậy:
4

 x cos  x  2 dx   cos u. 4 du  4  cos udu  4 sin u  C


3 4 1 1 1

 sin  x 4  2   C.
1
4
b. Đặt u  2 x  1  u 2  2 x  1  2udu  2dx  udu  dx.
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN 123

3
1 3 1
 2 x  1dx   u.udu   u du  3 u  C  3 (2x  1) 2  C.
2

1
c. Đặt u  5 x  du  5dx  dx  du.
5
1 u 1 u 1 5x
 e dx  5  e du  5 e  C  5 e  C.
5x

d. Đặt u  1  x 2  u 2  1  x 2  2udu  2 xdx  udu  xdx.

 1  x 2 x5 dx   1  x 2 x 4 .xdx   u  u 2  1 udu
2

   u 6  2u 4  u 2 du  u 7  u 5  u 3  C
1 2 1
7 5 3
7 5 3
1
 1 x
7
2 2 2
 1 x
5
 2 2
 1
 1 x
3

2 2
 C.  
sin x
e. Ta có  tan xdx   dx . Đặt u  cos x  du   sin xdx. Vậy:
cos x
sin x du
 tan xdx   cos x dx   u   ln u  C   ln cos x  C.
QUY TẮC THẾ ĐỐI VỚI TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH: Nếu g  liên tục
trên [a, b] và f liên tục trên miền giá trị của u  g ( x) thì
b g (b )

 f  g ( x)  g ( x)dx   f (u )du.
a g (a)

4
Ví dụ 2: Tính 0
2 x  1dx.

du
Giải: Đặt u  2 x  1  dx  . Đổi cận: u (0)  1 và u(4)  9.
2
9
1  2 2  26
4 9 3 3 3
1 1 2 2
Khi đó 
0
2 x  1dx  
1
2
udu  . u   9  1   .
2 3 1 3  3

2
dx
Ví dụ 3: Tính  (3  5x)
1
2
.

du
Giải: Đặt u  3  5 x  du  5dx  dx   .
5
124 Chương 3: TÍCH PHÂN

Đổi cận: u(1)  2, u(2)  7.


2 7 7
dx 1 du 1 1
1 (3  5x)2   5 2 u 2  5u 2  14 .
e
ln x
Ví dụ 4: Tính 1
x
dx .

dx
Giải: u  ln x  du  .
x
Đổi cận: u(1)  0, u(e)  1.
e 1 1
ln x u2 1
1 x dx  0 udu 
2
 .
2
0

TÍCH PHÂN TỪNG PHẦN (INTEGRATION BY PARTS)


Ta đã biết quy tắc đạo hàm của tích hai hàm khả vi f và g là:
d
 f ( x) g ( x)  f ( x) g ( x)  g ( x) f ( x)
dx
   f ( x) g ( x)  g ( x) f ( x) dx  f ( x) g ( x) .
Hay:

 f ( x) g ( x)dx  f ( x) g ( x)   g ( x) f ( x)dx
Đặt u  f ( x) , v  g ( x) thì du  f ( x)dx , dv  g ( x)dx . Thay vào công
thức trên ta có công thức tích phân từng phần:

 udv  uv   vdu
Công thức tích phân từng phần đối với tích phân xác định:
b b

 udv  uv a   vdu
b

a a

Lưu ý: Khi áp dụng công thức tích phân từng phần, ta thường ưu tiên đặt u
là hàm theo thứ tự sau: Logarithm, Lượng giác ngược, Đa thức, Lũy thừa,
Mũ, Lượng giác.
Ví dụ 5: Tính các tích phân sau:
a.  x sin xdx b.  ln xdx
 t e dt
2 t
c.

Giải:
a. Đặt: u  x , dv  sin xdx . Ta có: du  dx , v   cos x .
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN 125

Sử dụng công thức tích phân từng phần ta được:

 x sin xdx   x cos x   cos xdx   x cos x  sin x  C.


1
b. Đặt: u  ln x , dv  dx . Ta có: du  dx , v  x .
x
Sử dụng công thức tích phân từng phần ta được:
dx
 ln xdx  x ln x   x x  x ln x  x  C.
c. Đặt: u  t 2 , dv  et dt . Ta có: du  2tdt , v  et .
Sử dụng công thức tích phân từng phần ta được:

 t e dt  t e  2 tet dt .
2 t 2 t

Tích phân từng phần lần nữa: Đặt: u  t , dv  et dt  du  dt ,


v  et .
 te dt  te   e dt  te  e  C .
t t t t t

Vậy:  t e dt  t e  2  te  e  C   t e
2 t 2 t t t 2 t
 2tet  2et  C1 C1  2C  .

Ví dụ 6: Tính  e sin xdx. x

Giải: Đặt: u  e x , dv  sin xdx , suy ra: du  e x dx , v   cos x , ta có:

e sin xdx  e x cos x   e x cos xdx.


x

Áp dụng công thức tích phân từng phần lần nữa :


Đặt: u  e x , dv  cos xdx , suy ra: du  e x dx , v  sin x , ta có:

e cos xdx  e x sin x   e x sin xdx.


x

Vậy:  e x sin xdx  e x cos x  e x sin x   e x sin xdx

 2 e x sin xdx  e x cos x  e x sin x


1
hay:  e x sin xdx   e x (cos x  sin x )  C .
2
1
Ví dụ 7: Tính  tan 1 xdx
0

dx
Giải: Đặt: u  tan 1 x , dv  dx . Ta có: du  , v  x.
1  x2
1 1
x  1 x
0 tan xdx  x tan x 0  0 1  x2 dx  4  0 1  x2 dx
1 1 1

1 d 1  x   1 ln 1  x
1 1 2 1
x 1
Xét tích phân 
2 0 1  x 2
dx  2
 ln 2 .
0
1  x2 2 0 2
126 Chương 3: TÍCH PHÂN

1
 ln 2
Vậy:  tan 1 xdx   .
0
4 2

TÍCH PHÂN HÀM LƯỢNG GIÁC (TRIGONOMETRIC


INTEGRALS)

Phương pháp tính tích phân:  sin m x cosn xdx

a. Nếu số mũ của cosin là lẻ, ta lấy ra một nhân tử cosin và dùng


công thức cos2 x  1  sin 2 x để biểu diễn các nhân tử còn lại:

 sin x cos2 k 1 xdx   sin m x cos2 k x cos xdx


m

  sin m x 1  sin 2 x  cos xdx


k

rồi sử dụng phép thế u  sin x để giải.


b. Nếu số mũ của sin là lẻ, ta lấy ra một nhân tử sin và dùng công
thức sin 2 x  1  cos2 x để biểu diễn các nhân tử còn lại:

 sin x cosn xdx   sin 2 k x sin x cosn xdx


2 k 1

  1  cos 2 x  cos n x sin xdx


k

rồi sử dụng phép thế u  cos x để giải.


c. Nếu số mũ của sin và cosin đều chẵn, ta sử dụng công thức hạ bậc:
1 1
sin 2 x  1  cos 2 x  , cos 2 x  1  cos 2 x 
2 2

Ví dụ 8: Tính  cos3 xdx.

Giải:  cos3 xdx   cos2 x cos xdx   1  sin 2 x  cos xdx.

Đặt u  sin x  du  cos xdx , ta được:

 cos 3
xdx   1  u 2
 du  u 
1 3
3
u  C  sin x 
1 3
3
sin x  C.

Ví dụ 9: Tính  sin 5 x cos2 xdx.

Giải:  sin 5 x cos 2 xdx   sin 4 x cos 2 x sin xdx   1  cos 2 x  cos 2 x sin xdx.
2

Đặt u  cos x  du   sin xdx , ta được:

 sin x cos 2 xdx   1  u 2  u 2 du    u 2  2u 4  u 6  du


5 2

 u 3 2u 5 u 7  cos3 x 2cos5 x cos7 x


      C      C.
 3 5 7  3 5 7
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN 127


Ví dụ 10: Tính  sin 2 xdx.
0
  
1 1  1  
Giải:  sin xdx   (1  cos 2 x)dx    x  sin 2 x    .
2

0
20 2  2  0 2
Ví dụ 11: Tính  sin 4 xdx.
 1  cos 2 x 
2

 dx   1  2cos 2 x  cos 2 x  dx
1
Giải:  sin xdx   
4 2

 2  4
1  1 
  1  2cos 2 x  (1  cos 4 x)  dx
4  2 
13 1 
  x  sin 2 x  sin 4 x   C.
4 2 8 

Phương pháp tính tích phân:  tan m x secn xdx.

a. Nếu số mũ của sec là chẵn ( n  2k , k  2 ), ta lấy ra một nhân tử


sec2 x và dùng công thức sec2 x  1  tan 2 x để biểu diễn các nhân
tử còn lại:

x sec2 k xdx   tan m x  sec2 x 


k 1
 tan
m
sec2 xdx

  tan m x 1  tan 2 x 
k 1
sec2 xdx

rồi sử dụng phép thế u  tan x để giải.


b. Nếu số mũ của tang là lẻ, ta lấy ra một nhân tử sec x tan x và dùng
công thức tan 2 x  sec2 x  1 để biểu diễn các nhân tử còn lại:

 tan x sec xdx    tan x  sec x sec x tan xdx


2 k 1 n 2 n 1 k

   sec2 x  1 secn1 x sec x tan xdx


k

rồi sử dụng phép thế u  sec x để giải.

Ví dụ 12: Tính  tan 6 x sec4 xdx.

Giải: Đặt u  tan x  du  sec2 xdx . Ta có:

 tan
6
x sec4 xdx   tan 6 x sec2 x sec2 xdx   tan 6 x 1  tan 2 x  sec2 xdx
u7 u9 tan 7 x tan 9 x
  u 6 1  u 2  du    u 6  u 8  du   C    C.
7 9 7 9
Ví dụ 13: Tính  tan 5  sec7  d .

Giải: Đặt u  sec  du  sec tan  d .


128 Chương 3: TÍCH PHÂN

 tan  sec  d   tan  sec  sec tan  d


5 7 4 6

   sec   1 sec  sec tan  d


2 2 6

   u 2  1 u 6 du
2

u11 u9 u7
   u  2u  u  du 
10 8
2  C
6

11 9 7
1 2 1
 sec11   sec9   sec7   C.
11 9 7
Ví dụ 14: Tính  tan 3 xdx.

Giải: Đặt u  sec x  du  sec x tan xdx.


tan 2 x u2 1  1
 tan xdx   sec x tan xdx   du    u   du
3

sec x u  u
2 2
u sec x
  ln u  C   ln cos x  C.
2 2
Ví dụ 15: Tính  sec xdx.
sec x  tan x sec2 x  sec x tan x
Giải:  sec xdx   sec x dx   dx
sec x  tan x sec x  tan x
d (sec x  tan x)

sec x  tan x
 ln sec x  tan x  C.

Để tính các tích phân:


 sin mx cos nxdx (1),  sin mx sin nxdx (2),  cos mx cos nxdx (3),
ta sử dụng các đẳng thức tương ứng:
1
(1) sin a cos b  sin(a  b)  sin(a  b)
2
1
(2) sin a sin b   cos(a  b)  cos(a  b)
2
1
(3) cos a cos b  cos(a  b)  cos(a  b)
2

Ví dụ 16: Tính  sin 4 x cos5 xdx.


1 1
Giải:  sin 4 x cos5 xdx   sin( x)  sin 9 x  dx     sin x  sin 9 x  dx
2 2
1 1 
  cos x  cos x   C.
2 9 
ĐỔI BIẾN LƯỢNG GIÁC (TRIGONOMETRIC SUBSTITUTION)
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN 129

Để tính tích phân hàm có chứa căn thức, ta thường đổi biến với biến mới là
căn thức đó hoặc biểu thức trong căn.
x
Ví dụ 17: Tính  dx.
1  4x2
Giải:
1
Đặt u  1  4 x 2  u 2  1  4 x 2  2udu  8 xdx  xdx   udu.
4
x 1 u 1 1
 1  4 x2 dx   4  u du   4 u  C   4 1  4x  C.
2

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách làm này không thể cho kết quả.
Khi đó, ta có thể đổi biến cũ thành một hàm lượng giác theo biến mới. Cụ
thể:

Dạng Cách đổi biến Công thức sử dụng


 
a2  x2 x  a sin t ,  t  1  sin 2 t  cos2 t
2 2
 
a2  x2 x  a tan t ,  t  1  tan 2 t  sec2 t
2 2

x2  a2 x  a sec t , 0  t  hoặc sec2 t  1  tan 2 t
2
3
 t 
2

9  x2
Ví dụ 18: Tính  x2
dx.
 
Giải: Đặt: x  3sin t , điều kiện:  t  , suy ra dx  3cos tdt
2 2
và 9  x2  9  9sin 2 t  9cos2 t  3 cos t  3cos t.
Vậy:
9  x2
3cos tdt   cot 2 tdt    csc2 t  1 dt   cot t  t  C
3cos t
 x 2
dx   2
9sin t
cos t 9  x2 9  x2 9  x2 x
mà cot t   nên  2
dx    arcsin  C .
sin t x x x 3
1
Ví dụ 19: Tính  dx.
x2 x2  4
 
Giải: Đặt x  2tan t , điều kiện:   t  , suy ra dx  2sec2 tdt.
2 2
Ta có: x 2  4  4  tan 2 t  1  4sec2 t  2 sec t  2sec t.
130 Chương 3: TÍCH PHÂN

1 2sec2 tdt 1 sec t


Do đó: x 2
x 4
2
dx    
4 tan t.2sec t 4 tan 2 t
2
dt.

sec t 1 cos 2 t cos t


Vì  .  , đặt u  sin t , ta có:
tan 2 t cos t sin 2 t sin 2 t
1 cos t 1 du 1  1 
x 2
x 4
2
dx   2
sin t
dt   2      C
4 u 4 u 
1 sec t x2  4
 C   C    C.
4sin t 4 tan t 4x
dx
Ví dụ 20: Tính  x  a2
2
(a  0).

 3
Giải: Đặt x  a sec t , điều kiện: 0  t  hoặc   t 
2 2
 dx  a sec t tan tdt

 x 2  a 2  a 2  sec2 t  1  a 2 tan 2 t  a tan t  a tan t


dx a sec t tan t
  dt   sec tdt  ln sec t  tan t  K
x a2 2 a tan t
x x2  a2
 ln  K
a a

 ln x  x 2  a 2  ln a  K

 ln x  x 2  a 2  C , C  K  ln a.
Vậy:

dx
 x a
2 2
= ln x  x 2  a 2  C

x
Ví dụ 21: Tính  3  2 x  x2
dx.

x x
Giải:  3  2 x  x2
dx  
4  ( x  1) 2
dx .

Đặt u  x  1  du  dx.
x u 1
 3  2 x  x2 4  u2
dx  
du , đặt u  2sin t  du  2cos tdt.

x 2sin t  1
 3  2x  x2
dx  
2cos t
2cos tdt   (2sin t  1)dt

 2cos t  t  C.
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN 131

x  x 1
Vậy,  3  2x  x
dx   3  2 x  x 2  sin 1 
2
 2 
  C.

TÍCH PHÂN HÀM HỮU TỶ (INTEGRATION OF RATIONAL


FUNCTIONS)
P( x)
Xét hàm hữu tỷ f ( x)  , với P( x), Q( x) là các đa thức.
Q( x)
Nếu deg  P( x)   deg  Q( x)  (degree: bậc), chia P( x) cho Q( x) ta được:
P( x) R( x)
f ( x)   S ( x)  , S ( x) là đa thức,
Q( x) Q( x)
deg  R( x)   deg  Q( x) 
Trường hợp 1: Nếu mẫu số Q( x) là tích các nhân tử tuyến tính rời nhau
dạng Q( x)   a1 x  b1  a2 x  b2  ... ak x  bk  .
R( x) A1 A2 Ak
Ta biểu diễn:    ... 
Q( x) a1 x  b1 a2 x  b2 ak x  bk
rồi áp dụng công thức:

dx 1
 ax  b = a ln ax  b  C
x3  x
Ví dụ 22: Tính  x  1 dx.
x3  x  2 2  x3 x 2
Giải:  dx    x  x  2   dx    2 x  2ln x  1  C.
x 1  x 1  3 2
x2  2x  1
Ví dụ 23: Tính  3 dx.
2 x  3x 2  2 x
Giải: Phân tích:
x2  2x  1 x2  2x  1 A B C
   
2 x  3x  2 x x(2 x  1)( x  2) x 2 x  1 x  2
3 2

1 1 1
Quy đồng mẫu số rồi cân bằng hệ số ta được: A  , B  , C   .
2 5 10
x  2x 1
2
 1 1 1 
Vậy:  3 dx       dx
2 x  3x  2 x  2 x 5(2 x  1) 10( x  2) 
2

1 1 1
 ln x  ln 2 x  1  ln x  2  C1 .
2 10 10
dx
Ví dụ 24: Tính  2 (a  0).
x  a2
1 1 A B
Giải: Ta có: 2    .
x a 2
( x  a)( x  a) x  a x  a
132 Chương 3: TÍCH PHÂN

1 1
Quy đồng mẫu số rồi cân bằng hệ số ta được: A  , B .
2a 2a
1  1 1 
dx   ln x  a  ln x  a   C
dx 1
Vậy: x 2
a 2
   
2a  x  a x  a  2a
1 xa
 ln  C.
2a x  a
Trường hợp 2: Nếu mẫu số Q( x) là tích các nhân tử tuyến tính, trong đó
có nhân tử được lặp lại, ví dụ nhân tử tuyến tính đầu tiên  a1 x  b1  lặp lại
A1 A2 Ar
r lần dạng  a1 x  b1  . Khi đó ta viết:   ... 
r

a1 x  b1  a1 x  b1  2
 a1x  b1 
r

A1 R( x)
thay cho trong biểu diễn ở trường hợp 1.
a1 x  b1 Q( x)
x4  2 x2  4 x  1
Ví dụ 25: Tính tích phân:  3 dx.
x  x2  x  1
x4  2x2  4x  1 4x
Giải: Chia tử cho mẫu ta được:  x 1 3 .
x  x  x 1
3 2
x  x2  x  1
4x 4x A B C
Viết lại phân thức 3 2     .
x  x  x  1 ( x  1)  x  1 x  1 ( x  1) x  1
2 2

Quy đồng mẫu số và cân bằng hệ số, ta được: A  1 , B  2 , C  1 .


x4  2 x2  4 x  1  1 2 1 
Vậy:  3 dx    x  1   
x  1 
dx
x  x  x 1
2
 x  1 ( x  1) 2

x2 2 x2 2 x 1
  x  ln x  1   ln x  1  C1   x   ln  C1
2 x 1 2 x 1 x 1
Trường hợp 3: Nếu mẫu số Q( x) chứa nhân tử bậc hai dạng: ax2  bx  c ,
R( x)
với b2  4ac  0 , khi đó trong biểu diễn sẽ có số hạng dạng:
Q( x)
Ax  B
.
ax  bx  c
2

Đưa mẫu thức của số hạng trên về dạng tổng bình phương u 2  k 2 (u là
hàm tuyến tính theo x và k là hằng số) rồi áp dụng công thức:

dx 1 1  x 
 x2  a 2 a tan  a   C
=

2 x2  x  4
Ví dụ 26: Tính  3 dx.
x  4x
Giải: Viết lại biểu thức dưới dấu tích phân như sau:
2 x 2  x  4 2 x 2  x  4 A Bx  C
   2 .
x3  4 x x( x 2  4) x x 4
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN 133

Quy đồng mẫu số và cân bằng hệ số, ta được: A  1 , B  1 , C  1 . Vậy:


2x2  x  4  1 x 1  1 x 1
 x3  4 x dx    x  x2  4  dx   x dx   x2  4 dx.
Xét tích phân:
x 1 x 1 1 1  x
x2
4
dx   2
x 4
dx  2
x 4
dx  ln x 2  4  tan 1    C1.
2 2 2
2 x2  x  4 1 x 1
Vậy:  x3  4 x dx   x  x2  4 dx
dx 

1 1  x
 ln x  ln x 2  4  tan 1    C2 .
2 2 2
4 x 2  3x  2
Ví dụ 27: Tính  4 x2  4 x  3 dx.
4 x 2  3x  2 x 1
Giải: Ta có:  1 2 .
4x  4x  3
2
4x  4x  3
4 x 2  3x  2  x 1  x 1
 4 x2  4 x  3 dx   1  4 x2  4 x  3  dx  x   (2 x  1)2  2 dx.
Đặt u  2 x  1  du  2dx. Ta có:
1
(u  1)  1
4 x  3x  2
2
1 2 1 u 1
 4 x2  4 x  3 dx  x  2  u 2  2 du  x  4  u 2  2 du
1 u 1 1
 x  2 du   2 du
4 u 2 4 u 2
 u 
 x  ln  u 2  2   .
1 1 1
tan 1  C
8 4 2  2
 2x 1 
 x  ln  4 x 2  4 x  3 
1 1
tan 1    C.
8 4 2  2 
Trường hợp 4: Nếu mẫu số Q( x) có chứa nhân tử bậc hai lặp lại dạng:

 ax2  bx  c  , với b2  4ac  0 . Khi đó trong biểu diễn QR(( xx)) sẽ có số


k

A x  B1 A2 x  B2 Ak x  Bk
hạng dạng: 21   ...  .
ax  bx  c  ax 2  bx  c  2
 ax  bx  c 
2 k

1  x  2 x 2  x3
Ví dụ 28: Tính  x  x 2  1
2
dx.

1  x  2 x 2  x3 A Bx  C Dx  E
Giải: Ta có:    .
x  x 2  1 x x 2  1  x 2  12
2

Quy đồng mẫu số và cân bằng hệ số, ta được: A  1 , B  1, C  1 ,


D  1 , E  0 . Vậy:
134 Chương 3: TÍCH PHÂN

 
1  x  2 x 2  x3  1 x 1 x  dx
 x  x 2  1
2
dx    2 
 x x  1  x 2  12 
 
dx xdx dx xdx
   2  2 
x x 1 x  1  x 2  12

 ln x  ln  x 2  1  tan 1 x 
1 1
 C1 .
2 2  x 2  1
Lưu ý: Khi gặp biểu thức tích phân có chứa biểu thức dạng n g ( x) , ta sử
dụng phép thế u  n g ( x) để chuyển tích phân đã cho về dạng tích phân
hàm hữu tỷ.
x4
Ví dụ 29: Tính  dx.
x
Giải: Đặt u  x  4  u 2  x  4  dx  2udu.
x4 u 2u 2 du  4 
Vậy:  x
dx   2
u 4
2udu   2
u 4
 2  1  2
 u 4
 du

 du du 
 2   du    
 u2 u2
 2  u  ln u  2  ln u  2 
 x4 2 
 2  x  4  ln   C.
 x  4  2 

3.5 TÍCH PHÂN SUY RỘNG (IMPROPER INTEGRALS)


b
Trong định nghĩa tích phân xác định  f ( x)dx , ta chỉ xét hàm
a
f xác định

trên đoạn [a, b] và f không có điểm gián đoạn vô cùng. Trong mục này,
chúng ta mở rộng khái niệm tích phân xác định trong trường hợp khoảng
lấy tích phân là vô hạn và trường hợp hàm f có gián đoạn vô cùng trên
đoạn [a, b] .

LOẠI 1: KHOẢNG VÔ HẠN (INFINITE INTERVALS)


1
Tính diện tích miền S nằm dưới đường cong y  2 , trên trục Ox và về bên
x
phải đường thẳng x = 1.
Miền S không phải là một miền khép kín,
liệu diện tích của nó có phải là một đại
lượng vô hạn? Trước hết, ta xét diện tích
A(t ) của một phần của miền S nằm bên
trái đường thẳng x  t (xem hình vẽ), ta
có diện tích:
3.5 TÍCH PHÂN SUY RỘNG 135

t t
1 1 1
A(t )   2 dx    1   A(t )  1 .
1 x
x1 t
Quan sát các hình vẽ dưới đây khi cho t tăng dần:

Rõ ràng, khi t   thì diện tích A(t ) bằng diện tích của miền S.
 1
Vậy diện tích miền S là: lim A(t )  lim 1    1.
t  t 
 t

ĐỊNH NGHĨA TÍCH PHÂN SUY RỘNG LOẠI 1 (DEFINITION OF


IMPROPER INTEGRALS OF TYPE 1)
t
a. Nếu  f ( x)dx tồn tại với mỗi t  a thì:
a
 t

 f ( x)dx  lim  f ( x)dx (nếu giới hạn tồn tại hữu hạn).
a
t 
a
b
b. Nếu  f ( x)dx tồn tại với mỗi t  b thì:
t
b b



f ( x)dx  lim  f ( x)dx (nếu giới hạn tồn tại hữu hạn).
t 
t
 b
Tích phân suy rộng  f ( x)dx và 
a 
f ( x)dx được gọi là hội tụ

(convergent) nếu giới hạn tương ứng tồn tại hữu hạn và phân kỳ
(divergent) nếu giới hạn không tồn tại.
 a
c. Nếu  f ( x)dx và 
a 
f ( x)dx đều hội tụ thì:
 a 



f ( x)dx  

f ( x)dx   f ( x)dx
a
(a  ) .

Trong lý thuyết xác suất hiện đại, tích phân suy rộng với miền lấy tích
phân không bị chặn có vai trò quan trọng. Nó giúp giải quyết các bài toán
xác suất với biến số ngẫu nhiên liên tục.

1
Ví dụ 1: Tích phân  x dx hội tụ hay phân kỳ?
1
 t
1 1
1 x t  1 x t  1  limln
t
Giải: dx  lim dx  limln x t  .
t 

Vậy, tích phân đã cho phân kỳ.


136 Chương 3: TÍCH PHÂN

Nhận xét:
1
Hai hàm y  và
x
1
y đều dần về
x2
0 khi x   . Tuy
1
nhiên hàm y  2
x
1 1
dần về 0 nhanh hơn hàm y  , các giá trị của y  không giảm nhanh
x x
đủ để tích phân của nó hữu hạn.
0
Ví dụ 2: Tính  xe dx.
x


0 0
Giải:  xe dx  lim  xe dx  lim  te  1  et  .
x x t
t  t 
 t

Áp dụng Quy tắc L’Hospital:


t 1
lim tet  lim t  lim t  0 .
t  t  e t  e
0
Vậy:  xe dx  lim te  1  et   1.
x t
t 


dx
Ví dụ 3: Tính  1 x

2
.
 t

 lim tan 1 x  lim  tan 1 t  tan 1 0   .
dx dx
Giải:   lim 
t

0
1 x 2 t  1  x
0
2 t  0 t  2
0 0

 lim tan 1 x  lim  tan 1 0  tan 1 t   .
dx dx
 1  x2  tlim 
0

 1  x 2 t  t t  2


t
 0 
dx dx dx
Vậy:     .

1 x 2

1  x 0 1  x2
2

Ví dụ 4: Với giá trị nào của p thì tích



dx
phân  p hội tụ?
1
x
Giải: Với p  1, tích phân này phân kỳ (xem Ví dụ 1).
 t
x  p 1
t
dx
Xét p  1 , ta có:  p  lim  x  p dx  lim
x t  t   p 1 1
 lim
t 
1
1 p
 t1 p  1 .
1 1

1
Nếu p  1 thì 1  p  0 . Do đó, t1 p  p 1  0 khi t   .
t

dx 1
Suy ra,  p  : tích phân hội tụ.
1
x p 1
3.5 TÍCH PHÂN SUY RỘNG 137

Nếu p  1 thì 1  p  0 . Do đó t1 p   khi t   .



dx
Suy ra, x
1
p
  : tích phân phân kỳ.

Vậy tích phân đã cho hội tụ khi và chỉ khi p  1.



1
x
1
p
dx hội tụ nếu p  1 và phân kì nếu p  1 .

Ví dụ 5: Một công ty sản xuất bóng đèn với thời hạn sử dụng của mỗi
bóng đèn là 700 giờ. Gọi F (t ) là xác suất bóng đèn của hãng bị cháy sau t
giờ ( 0  F (t )  1 ).
a. Phác họa đồ thị của F.

b. Giải thích ý nghĩa của r (t )  F (t ) và tính tích phân  r (t )dt ?
0
Giải:
a. Khi mới sản xuất, xác suất bóng hư gần như bằng 0 . Thời gian càng
lâu, xác suất bóng hư càng tăng. Quá thời gian sử dụng là 700 giờ thì
xác suất bóng hư càng tăng nhanh và sẽ không bóng đèn nào có thể sử
dụng mãi mãi nên khi t càng lớn thì khả năng bóng hư là chắc chắn
( F (t )  1) . Từ đó ta phác họa đồ thị hàm F như sau:

b. r (t )  F (t ) là tốc độ gia tăng của xác suất bóng cháy.


 b
Ta có:  r (t )dt  lim  r (t )dt  lim F (t ) 0  lim F (b)  1 .
b

b b b


0 0

LOẠI 2: HÀM LẤY TÍCH PHÂN GIÁN ĐOẠN (DISCONTINUOUS


INTEGRANDS)

ĐỊNH NGHĨA TÍCH PHÂN SUY RỘNG LOẠI 2 (DEFINITION OF


IMPROPER INTEGRALS OF TYPE 2)
a. Nếu f liên tục trên [a, b) và gián đoạn tại b (hình a) thì
b t

 f ( x)dx  lim  f ( x)dx (nếu giới hạn tồn tại hữu hạn).
a
t b
a

b. Nếu f liên tục trên (a, b] và gián đoạn tại a (hình b) thì
b b

 f ( x)dx  lim  f ( x)dx (nếu giới hạn tồn tại hữu hạn).
a
t a 
t
138 Chương 3: TÍCH PHÂN

b
Tích phân suy rộng  f ( x)dx
a
gọi là hội tụ nếu giới hạn tương ứng

tồn tại hữu hạn và phân kỳ nếu giới hạn không tồn tại.
c
c. Nếu f gián đoạn tại c, với a  c  b (hình c) và cả  f ( x)dx và
a
b

 f ( x)dx đều hội tụ thì:


c
b c b

 f ( x)dx   f ( x)dx   f ( x)dx.


a a c

5
dx
Ví dụ 6: Tính 
2 x2
.

Giải: Vì hàm lấy tích phân gián đoạn tại x  2


nên:
5 5
dx dx 5


2 x2
 lim 
t 2
t x2
 lim 2 x  2
t 2 t

 lim 2
t 2
 3  t  2  2 3. 
Lưu ý: Vì hàm lấy tích phân dương nên giá trị của tích phân chính là diện
1
tích miền nằm dưới đường cong y  , trên Ox và bị chặn bởi các
x2
đường thẳng x  2 và x  5 .

2
Ví dụ 7: Tích phân  sec xdx hội tụ hay phân kỳ?
0


Giải: Vì y  sec x gián đoạn tại x  nên:
2

2 t

 sec xdx  lim  sec xdx  lim ln sec x  tan x


t

  0
0 t 0 t
2 2

 lim ln sec t  tan t  ln1  .



t
2
3.5 TÍCH PHÂN SUY RỘNG 139


(vì sect   và tan t   khi t  ). Vậy tích phân đã cho phân kỳ.
2
3
dx
Ví dụ 8: Tính tích phân  x  1 nếu hội tụ.
0

Giải: Hàm lấy tích phân gián đoạn tại x  1 , giá trị này nằm trong khoảng
tính tích phân nên đây là tích phân suy rộng loại 2.
3 1 3
dx dx dx
Vậy: 0 x  1 0 x  1 1 x  1.
 
1 t
dx dx
0 x  1 t 1 0 x  1 t 1
t
Xét  lim  limln x  1  lim ln t  1  ln1   : tích phân
0 t 1

này phân kỳ.


3
dx
Do đó tích phân  x  1 phân kỳ.
0

Lưu ý: Nếu không để ý đến giá trị x  1 làm cho hàm dưới dấu tích phân
không xác định, ta có thể dẫn đến một kết quả không đúng sau:
3
dx
 x  1  ln x  1
3
0
 ln 2  ln1  ln 2.
0
1
Ví dụ 9: Tính  ln xdx.
0

Giải: Hàm f ( x)  ln x gián đoạn tại x  0 nên:


1 1

 ln xdx  lim  ln xdx  lim(t ln t  1  t ).


0
t 0
t
t 0

Áp dụng Quy tắc L’Hospital:


1
ln t
lim t ln t  lim  lim t  0.
t 0  t 0 1 t 0 1
 2
t t
1
Vậy:  ln xdx  lim(

t ln t  1  t )  1.
t 0
0

TIÊU CHUẨN SO SÁNH CỦA TÍCH PHÂN SUY RỘNG (A


COMPARISION TEST FOR IMPROPER INTEGRALS)
140 Chương 3: TÍCH PHÂN

ĐỊNH LÍ SO SÁNH (COMPARISION THEOREM):


Giả sử f và g là các hàm liên tục và f ( x)  g ( x)  0 với x  a.
 
a. Nếu 
a
f ( x)dx hội tụ thì  g ( x)dx hội tụ.
a
 
b. Nếu  g ( x)dx phân kỳ thì
a
 f ( x)dx phân kỳ.
a


Ví dụ 10: Chứng minh tích phân  e  x dx hội tụ.
2

1
 x2 x
Giải: Với x  1, ta có e e .
 t

e
x
dx  lim  e x dx  lim  e1  et   e1 .
t  t 
1 1

e
x
 dx hội tụ
1

e
 x2
 dx hội tụ.
1

1  e x
Ví dụ 11: Xét sự hội tụ của tích phân:  dx.
1
x
 
1  e x 1 1 1  e x
Giải: Với x  1, ta có
x
 và
x 1 x dx phân kỳ nên 1 x dx phân
kỳ.
Lưu ý: Tương tự ta có định lí so sánh với tích phân suy rộng loại 2.

3.6 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ (APPLICATIONS TO


ECONOMICS)

TÌM CÁC HÀM TRONG KINH TẾ TỪ CÁC HÀM BIÊN (FIND


THE ECONOMIC FUNCTIONS FROM THEIR MARGINAL
FUNCTIONS)
Vì nguyên hàm và tích phân là hai quá trình ngược nhau nên hiển nhiên các
hàm chi phí, hàm cầu, hàm doanh thu và hàm lợi nhuận lần lượt là nguyên
hàm của chi phí biên, hàm cầu biên, doanh thu biên và lợi nhuận biên. Với
MF ( x) là hàm biên của F ( x) , ta có:
3.6 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 141

F ( x)   MF ( x)dx

Ví dụ 1: Chi phí biên khi sản xuất x đơn vị sản phẩm là 48  0.0012x
(dollar trên mỗi đơn vị sản phẩm). Tìm chi phí tăng thêm khi tăng mức sản
xuất từ 5000 đơn vị sản phẩm lên 10000 đơn vị sản phẩm.
Giải: Gọi C ( x) là chi phí sản xuất x đơn vị sản phẩm đầu tiên, theo đề bài
ta có:
C ( x)  48  0.0012 x.
Chi phí tăng thêm cần tìm là:
10000 10000
C (10000)  C (5000)  
5000
C ( x)dx  
5000
(48  0.0012 x) dx

  48 x  0.0006 x 2 
10000
 195000 ($).
5000

Ví dụ 2: Cho hàm doanh thu biên theo sản lượng của một loại sản phẩm là
MR  10000  Q2 . Tìm hàm cầu của loại sản phẩm này.
Giải: Tổng doanh thu khi bán được Q đơn vị sản phẩm là:
Q3
R   10000  Q  dQ  10000Q 
2
 K.
3
Khi chưa bán được hàng thì chưa có doanh thu, do đó:
03
R(0)  0  10000 (0)   K  0  K  0.
3
3
Q
Suy ra R  10000Q  .
3
R Q2
Vì R = PQ nên hàm cầu: P   10000  .
Q 3
Ví dụ 3: Cho hàm lợi nhuận biên theo sản lượng là M   5Q  500 và
nếu chỉ bán được 50 sản phẩm thì bị lỗ 13500 đơn vị tiền tệ. Tìm hàm lợi
nhuận  (Q).
5
Giải: Ta có:    (5Q  500)dQ   Q 2  500Q  K .
2
Vì  (50)  13500 nên
  502   500(50)  K  13500  K  32250.
5
2
5
Vậy:  (Q)   Q 2  500Q  32250.
2
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (CONSUMER
SURPLUS)
142 Chương 3: TÍCH PHÂN

Công cụ tích phân còn dùng ước lượng


số tiền mà người tiêu dùng tiết kiệm
được ứng với mức giá bán ra của doanh
nghiệp. Thông thường, giá càng cao thì
nhu cầu của người mua càng giảm, do đó
hàm cầu P( x) là hàm giảm. Đồ thị của
nó gọi là đường cong cầu (demand
curve) (xem hình), cho biết mức giá mà
người mua sẵn sàng trả, phản ánh sự
đánh giá giá trị hàng hóa của người mua.
Do đó, muốn bán được càng nhiều hàng
thì càng phải giảm giá thành mỗi sản
phẩm.
Giả sử doanh nghiệp muốn bán X đơn vị
sản phẩm, mức giá doanh nghiệp đưa ra
là P0  P( X ) . Chia đoạn [0, X ] thành n
X
đoạn con có chiều dài x  . Sau khi
n
bán xi 1 đơn vị hàng thì lượng hàng x
tiếp theo sẽ có mức giá P( xi 1 ) nhưng
lượng hàng đó trên thực tế lại bán với
mức giá P0 , như vậy với lượng hàng này
người tiêu dùng tiết kiệm được số tiền là
 P( xi )  P0  x .
Lập luận tương tự trên các đoạn con
khác ta thấy số tiền người tiêu dùng tiết
n
kiệm được là  P( x )  P x, chính là
i 1
i 0

tổng diện tích các hình chữ nhật ở hình


bên. Cho n   ta được:

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (CONSUMER


SURPLUS):
X

  P( x)  P  dx
0
0

Ví dụ 4: Cho hàm cầu P( x)  1200  0.2 x  0.0001x 2 . Tính giá trị thặng
dư của người tiêu dùng khi mức bán là 500 đơn vị sản phẩm.
Giải: Với mức bán là 500 đơn vị sản phẩm thì giá thành mỗi sản phẩm là
P0  P(500)  1075. Giá trị thặng dư của người tiêu dùng là:
500 500

  P( x)  P  dx   1200  0.2 x  0.0001x  1075 dx


2
0
0 0
3.6 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 143

500
 0.0001 3 
500
  125  0.2 x  0.0001x  dx  125 x  0.1x 2 
2
x 
0  3 0
 33333.33.
DÒNG TIỀN LIÊN TỤC (CONTINUOUS MONEY FLOW)
Một công ty có lượng bán hàng cao sẽ nhận được tiền gần như liên tục. Để
dễ tính toán, ta giả sử công ty đó nhận dòng tiền liên tục. Xét hàm liên tục
f (t ) cho biết tốc độ của dòng tiền trong một đơn vị thời gian tại thời điểm
t. Phần diện tích giới hạn bởi f (t ) với trục hoành và các đường thẳng
t  a, t  b cho biết tổng số tiền nhận được trong khoảng thời gian [a, b].
Do đó, tổng dòng tiền trong một khoảng thời gian cho trước được xác định
như sau:
TỔNG DÒNG TIỀN (TOTAL MONEY FLOW): Nếu f (t ) là tốc độ của
dòng tiền liên tục tại thời điểm t thì tổng dòng tiền trong khoảng thời
gian [0, T ] là:
T

 f (t )dt
0

Ví dụ 5: Doanh thu (đơn vị dollar/năm)


từ một máy sản xuất nước ngọt tăng
trưởng theo hàm mũ f (t )  2000e0.08t .
Tính tổng doanh thu mà máy này đem
về trong 5 năm đầu hoạt động.
Giải: Tổng doanh thu trong 5 năm đầu:
5

 2000e dt  12259.62 ($)


0.08t

0
Hơn nữa, ở Chương 2 ta đã biết với lãi
kép liên tục r, giá trị tương lai của
khoản tiền A0 sau t năm là A  A0 ert .
Suy ra, với lãi kép liên tục r, giá trị hiện tại của khoản tiền A nhận được sau
t năm là A0  Ae rt .
Xét khoảng thời gian T
năm. Chia [0, T ] thành n
T
đoạn con chiều dài t  .
n
Nếu ti là điểm biên bên trái
của đoạn con thứ i và hàm
liên tục f (t ) là tốc độ của
dòng tiền tại thời điểm t thì
giá trị hiện tại của dòng
tiền trong khoảng thời gian
ứng với đoạn con thứ i xấp
144 Chương 3: TÍCH PHÂN

xỉ bằng  f (ti )t  e rt . Do đó, giá trị hiện tại của dòng tiền trong khoảng
i

n
thời gian [0, T ] xấp xỉ bằng tổng  f (t )t  e
i 1
i
 rti
, chính là tổng diện tích

các hình chữ nhật ở hình trên. Cho n   ta được:

GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN (PRESENT VALUE OF


MONEY FLOW): Nếu f (t ) là tốc độ của dòng tiền liên tục tại thời điểm
t với lãi kép liên tục r thì giá trị hiện tại của dòng tiền trong khoảng thời
gian [0, T ] là:
T

 f (t )e
 rt
dt
0

Giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập tương lai của một tài sản được
gọi là giá trị vốn (capital value) của tài sản đó. Nếu xem các khoản thu
nhập này là dòng tiền liên tục, ta có công thức tính giá trị vốn như sau:

GIÁ TRỊ VỐN (CAPITAL VALUE): Nếu f là tốc độ thay đổi hàng
năm của tất cả các khoản thu nhập từ một tài sản thì giá trị vốn của tài
sản đó là:

 f (t )e
 rt
dt
0
với r là lãi suất kép liên tục.
Ví dụ 6: Một mảnh đất cho thuê thu về 4000 dollar mỗi năm. Với lãi kép
liên tục là 10%/năm, hãy tính:
a. Giá trị hiện tại của thu nhập từ mảnh đất này trong 3 năm đầu tiên.
b. Giá trị vốn của mảnh đất.
Giải: Theo giả thiết, f (t )  4000 và r  0.1 . Suy ra:
a. Giá trị hiện tại của thu nhập từ mảnh đất trong 3 năm đầu:
3

 4000e
0.1t 3
dt  40000e0.1t  10367.27 ($)
0
0

b. Giá trị vốn của mảnh đất:

   40000lim e

 4000e dt  lim 40000e  1


0.1t 0.1t b 0.1b
b 0 b
0

 40000 ($)
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 145

Bài tập Chương 3

3.1 NGUYÊN HÀM


1. Tìm nguyên hàm của các hàm sau:
a. f ( x)  x(2  x)2 b. f ( x)  4 x 3  3 x 4
u4  3 u
c. g ( x)   2
d. f (u ) 
u2
2  x2
e. f ( x)  3e x  7sec2 x f. f ( x) 
1  x2
2. Tìm nguyên hàm F của f thỏa điều kiện kèm theo.
a. f ( x)  5x 4  2 x5 , F (0)  4
b. f ( x)  x  2sin x, F (0)  6

3.2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH


3. Dùng định nghĩa A  lim Rn để biểu diễn diện tích miền bên dưới đồ
n

thị của f dưới dạng một giới hạn. Không tính giới hạn đó.
sin x 
a. f ( x)  x ln x, 1  x  5 b. f  x 
,  x 
x 2
4. Áp dụng Quy tắc trung điểm với n đã cho để xấp xỉ các tích phân sau.
Làm tròn kết quả đến bốn chữ số thập phân.
1 2

 cos xdx, x e
2 x
a. n4 b. dx, n  5
0 2

5. Cho hàm số f có đồ thị như hình


bên. Hãy sắp xếp các đại lượng sau
theo giá trị tăng dần. Giải thích.
8 3
a.  f ( x)dx
0
b.  f ( x)dx
0
8 8
c.  f ( x)dx
3
d.  f ( x)dx
4

e. f (1)
6. Các miền A, B, C giới hạn bởi đồ
thị hàm số f và trục hoành đều
có diện tích bằng 3. Tính tích
phân:
2

  f ( x)  2 x  5 dx
4

7. Tính các tích phân sau bằng cách xác định miền tính diện tích.
146 Chương 3: TÍCH PHÂN

4 2

 16  x dx  (2 x  3)dx
2
a. b.
4 2

8. Cho hàm số f có đồ thị như hình


x
bên. Đặt F ( x)   f (t )dt. Giá trị nào
2
sau đây là lớn nhất?
a. F (0) b. F (1)
c. F (2) d. F (3)
e. F (4)
9. Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
 2
a. F ( x)   1  sec tdt b. h( x)   arcsin tdt
x x
tan x 1
sin u
c. y 
0
t  t dt d. y  1  cos u 2 du
x
x2 5x
e. g ( x)   u ln udu f. y  cos  u 2  du
x 1 cos x
t2
1 u
x 4
10. Cho F ( x)   f (t )dt , với f (t )   du . Tìm F (2).
1 1
u

3.3 TÍCH PHÂN BẤT ĐỊNH


11. Tính các tích phân bất định sau

a.  e
x
 x 1 dx b.  x3  3 x 2 dx 
 1 
 (1  2t ) 1  t dt   x 1
2 2
c. d. dx
x 1
2

sin 2 x
e.  csc t (csc t  cot t )dt f.  sin x dx
3.4 CÁC KỸ THUẬT TÍNH TÍCH PHÂN
12. Sử dụng Quy tắc thế tính các tích phân sau:
1
sec 2
dx
 3  5x 
a. b. x dx
x2
3x 2 a  bx 2
c.  8 x 3
dx d.  3ax  bx 3
dx

1 x cot x
e.  1  x2 dx f.  ln(sin x) dx
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 147

dz
 (1  tan  ) sec2  d 
3
g. h.
1  ez
sin 2 x sin x  cos x
i.  1  cos 2
x
dx j.  3  sin 2 x dx
1

 x 1  2 x 
r3 3 4

2
k. dr l. dx
4  r2 1

ex  1
1 1

0 e x  x dx x e
2  x3
m. n. dx
0
e ln  x 2
 dx 0
o.  x
p. x
a
a 2  x 2 dx (a  0)
e
1 1
2 4
arcsin x
q. 
0 1 x 2
dx
0
r.  sec  t.tan  tdt
13. Sử dụng công thức tích phân từng phần để tính các tích phân sau:

 x cos5xdx x
2
a. b. sin 2 xdx
1

 ln  x  1 dx  (arcsin x)
2 2
c. d. dx
1

 ln e sin 3 d
2 
e. x dx f.
1

 cos x ln(sin x)dx x  2 x  e x dx


2
g. h.
0
3
i. x 2
ln xdx
14. Tính các tích phân sau:
3
4

 sin  sin
6
a. x cos3 xdx b. 5
x cos3 xdx

2
 
2 2

 sin x cos xdx  cos  d


3 2 2
c. d.
0 0

 sin x cos xdx  sin x cot xdx


2 2 2 3
e. f.

 sec x tan xdx  sec (2 x) tan (2 x)dx


2 4 5 3
g. h.

 csc x cot xdx  cos( x)cos(4 x)dx


4 3
i. j.

k.  sin 3x sin 6 xdx


15. Tính các tích phân sau:
0.5
x3 2
1
a. 
0 9  25 x 2
dx b. t 3
t 2 1
dt
2
148 Chương 3: TÍCH PHÂN

dx
c.  x  16
2
d.  1  4x 2 dx

dx
e.  5  4x  x 2 dx f. x 4
x2  2

2 1
cos tdt
g. 
0 1  sin t 2
h. 
0
x 2  1dx

16. Tính các tích phân sau:


r2 x2  2 x  3
a.  r  2 dr b.   x 2  1 ( x  2) dx
2
4 y 2  7 y  12 1
c. 
1 y ( y  2)( y  3)
dy d.  ( x  5) 2
( x  1)
dx

x3  4 10
e.  x 2  4 dx f.  ( x  1)  x 2
 9
dx

1 1
x3  2 x
g. x dx h. 0 x4  4 x 2  3 dx
x  4
2 2

x4  1
i. x dx
x  1
2 2

17. Dùng Quy tắc thế đưa các hàm dưới dấu tích phân dưới đây thành
hàm hữu tỷ rồi tính tích phân.
3
x 1
a. 1 x 2  x dx b.  x3 x
dx
3

e2 x
c.  e2 x  3e x  2 dx
18. Tính các tích phân sau:
sin x  sec x 1
earctany
a.  tan x dx b. 
1 1  y
2
dy

x 1
c.  x csc x cot xdx d.  x 2  4 x  5 dx
dx
 sin  cos5  d 
3
e. f. 3

1  x  2 2

 x sin xdx e
2 xex
g. h. dx
ln 2

1 x
 1  
1 6
i.
0
x dx j.  1 x
dx
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 149


4

 3  2x  x 2 dx  tan  sec3  d
5
k. l.
0

dx
x e x
5  x3
m. dx n.
x4
 x sin  ln  x  x  2  dx
2 2
o. x cos xdx p.

 x arctan xdx   2x  1 e x dx
2
2
q. r.

3.5 TÍCH PHÂN SUY RỘNG


19. Cho biết các tích phân sau là hội tụ hay phân kỳ. Nếu hội tụ hãy tính
giá trị của nó.
 
x3 1
a. 0 x 4  1dx b.  x ln x dx
e
1 
1 x
c. 
1 1 x 2
dx d. 1 x
1
2
dx
3 1
1 1
e. x
2
4
dx f. x
0
2
 4x  3
dx

3 2
1 x
g. 
2 3 x
dx h.
0
 sin
2
x
dx

1
i. 0 x (1  x) dx
20. Dùng định lí so sánh để xác định các tích phân dưới đây hội tụ hay
phân kỳ.

cos 2 x 
2  e x
a. 1 1  x 2 dx b. 1 x dx

2  sin x 
1
c. 
1 x
dx d. 
1 1  x4
dx

 
sin 2 x arctan x
e. 
x x
1
dx f. 
0 2e
x
dx

21. Tìm p để các tích phân sau hội tụ và tính tích phân trong trường hợp
đó.
1 
1 1
a. 0 x p dx b.  x(ln x)
e
p
dx
b 1
1
a (b  x) p dx x
p
c. d. ln x dx
0

3.6 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ


150 Chương 3: TÍCH PHÂN

22. Doanh thu biên khi bán x đơn vị sản phẩm là 12  0.0004x (dollar trên
mỗi đơn vị sản phẩm). Tìm doanh thu khi bán 5000 đơn vị sản phẩm
đầu tiên.
23. Tốc độ gia tăng tổng tài sản của một công ty là
f (t )  9000 1  2t (dollar/năm).
Tính tổng tài sản của công ty sau bốn năm hoạt động biết rằng tài sản
ban đầu của công ty là 10000 dollar.
24. Tìm các hàm từ hàm biên của chúng:
a. Cho MR  1000  Q . Tìm R(Q) .
1
b. Cho MC  Q  3 . Tìm C (Q) biết chi phí cố định là 100 .
2
c. Cho M   3Q  700 và nếu chỉ bán được 60 đơn vị hàng hóa
thì bị lỗ 7500 đơn vị tiền tệ. Tìm  (Q) .
25. Một doanh nghiệp có doanh thu biên: MR  0.01Q  20.
a. Tính doanh thu khi doanh nghiệp bán 200 đơn vị sản phẩm.
b. Hỏi doanh thu tăng bao nhiêu khi mức bán là 300 đơn vị sản
phẩm?
26. Cho hàm cầu P  20  0.05x . Tìm giá trị thặng dư của người tiêu
dùng khi mức bán là 300 đơn vị sản phẩm. Minh họa bằng đường
cong cầu và xác định miền mà diện tích là giá trị thặng dư của người
tiêu dùng.
450
27. Cho hàm cầu P  (dollar trên mỗi đơn vị sản phẩm). Tìm giá trị
x 8
thặng dư của người tiêu dùng khi mức giá bán ra là 10 dollar trên mỗi
đơn vị sản phẩm.
28. Một rạp hát bán mỗi vé là 10 dollar và đã bán được khoảng 500 vé
vào mỗi buổi tối trong tuần. Sau khi khảo sát các khách hàng của
mình, họ ước lượng rằng cứ giảm mỗi vé đi 50 cent thì lượng khách
sẽ tăng thêm 50 mỗi tối. Tìm hàm cầu sau đó tính giá trị thặng dư của
người tiêu dùng khi giá mỗi vé là 8 dollar.
29. Luật Pareto về thu nhập: Số người có thu nhập từ x  a đến x  b là:
b
N   Ax  k dx , trong đó A và k là hằng số ( A  0, k  1) . Thu nhập
a
b
1
trung bình của những người đó là: x   Ax1k dx . Hãy tính x .
Na
30. Một dòng tiền liên tục có tốc độ ban đầu là 5000 dollar mỗi năm.
Trong vòng 8 năm, tốc độ của dòng tiền này giảm 1% mỗi năm theo
hàm mũ. Hãy tính tổng dòng tiền trong 8 năm này.
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 151

31. Một khoản đầu tư bất động sản được kỳ vọng sẽ thu về dòng tiền liên
tục trong 6 năm với tốc độ 8000 dollar mỗi năm. Với lãi kép liên tục
là 5%/năm, hãy tính giá trị hiện tại của khoản đầu tư này.
32. Trong 5 năm tới, một quỹ thị trường tiền tệ dự đoán có dòng tiền liên
tục với tốc độ hàng năm là f (t )  1500  60t 2 . Tính giá trị hiện tại
của dòng tiền này với lãi kép liên tục là 5%/năm.
33. Một tòa nhà được cho thuê vô thời hạn và thu về 225000 dollar mỗi
năm. Với lãi kép liên tục là 6%/năm, hãy tính giá trị vốn của tòa nhà.
34. Một khoản đầu tư đem về thu nhập thường xuyên với tốc độ
R(t )  1200e0.03t .
Với lãi kép liên tục là 7%/năm, hãy tính giá trị vốn của khoản đầu tư
này.
Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN
(FUNCTIONS OF SEVERAL VARIABLES)
4.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA (DEFINITIONS)
HÀM HAI BIẾN (FUNCTIONS OF TWO VARIABLES)

ĐỊNH NGHĨA: Hàm số hai biến f là một quy tắc cho tương ứng mỗi
cặp số thực có thứ tự ( x, y) trong tập D  D  2
 với một số thực duy
nhất được kí hiệu là f ( x, y) . Tập D là miền xác định (domain) và tập
T   f ( x, y) | ( x, y)  D  là miền giá trị (range) của hàm f .

Ký hiệu hàm hai biến: z  f ( x, y) với x, y là các biến độc lập và z là


biến phụ thuộc.

Ví dụ 1: Với mỗi hàm số sau, tính f (3, 2) và tìm miền xác định.
x  y 1
a. f ( x, y ) 
x 1
b. f ( x, y)  x ln  y 2  x 

Giải:
3  2 1 6
a. f (3, 2)   .
3 1 2
Miền xác định của hàm số f :
D  ( x, y) | x  y  1  0, x  1.

b. f (3, 2)  3ln  22  3  0.

Miền xác định của hàm số f :


D  ( x, y) | x  y 2 .

Ví dụ 2: Tìm miền xác định và miền giá trị của


hàm số:
g ( x, y)  9  x 2  y 2 .
4.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA 153

Giải: Miền xác định của hàm số g :


D  ( x, y) 9  x 2  y 2  0 
 ( x, y) x 2

 y2  9 .
D chính là đĩa tròn có tâm (0, 0) và bán kính
bằng 3.
Miền giá trị của g:

z z  
9  x 2  y 2 , ( x, y )  D  [0, 3] vì 0  9  x 2  y 2  3 .

ĐỒ THỊ (GRAPHS)

ĐỊNH NGHĨA: Nếu f là hàm hai biến


với miền xác định D thì đồ thị của f
là tập hợp tất cả các điểm ( x, y, z )  3
sao cho z  f ( x, y) và ( x, y) thuộc D .

Ví dụ 3: Phác họa đồ thị hàm số f ( x, y)  6  3x  2 y .


Giải: z  6  3x  2 y  3x  2 y  z  6 :
phương trình mặt phẳng.
Để vẽ mặt phẳng ta cần xác định giao điểm
của nó với các trục tọa độ. Cho y  z  0 ,
ta có x  2 : mặt phẳng giao trục Ox tại
x  2.
Tương tự, mặt phẳng giao trục Oy tại y  3
và giao trục Oz tại z  6 .
Ví dụ 4: Phác họa đồ thị hàm số g ( x, y)  9  x 2  y 2 .
Giải: z  9  x 2  y 2  x 2  y 2  z 2  9.
Đây là phương trình mặt cầu tâm O bán kính
3. Vì z  0 nên đồ thị của g là nửa trên của
mặt cầu.

HÀM SỐ BA BIẾN HOẶC NHIỀU BIẾN HƠN (FUNCTIONS OF


THREE OR MORE VARIABLES)
Hàm số ba biến f là một quy tắc cho tương ứng mỗi bộ số có thứ tự
( x, y, z ) thuộc miền xác định D  3 với một số thực duy nhất, kí hiệu là
f ( x, y, z ).
Ví dụ 5: Tìm miền xác định của f với f ( x, y, z )  ln( z  y)  xy sin z .
154 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

Giải: Hàm số xác định khi z  y  0 . Vậy miền xác định của hàm số là:
D  ( x, y, z )  3
| z  y
(đây là tập các điểm nằm phía trên mặt phẳng z  y ).
Hàm số n biến f là một quy tắc cho tương ứng mỗi bộ số có thứ tự
( x1 , x2 , ..., xn ) thuộc miền xác định D  n với một số thực duy nhất, kí
hiệu là z  f ( x1 , x2 , ..., xn ) .
Ví dụ 6: Một công ty cần sử dụng n loại nguyên liệu khác nhau để chế
biến một loại thực phẩm. Nếu ci là chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm và xi
là số đơn vị sản phẩm được sử dụng của nguyên liệu thứ i thì tổng chi phí
C dùng cho nguyên liệu là hàm số n biến x1 , x2 , ..., xn :
C  f ( x1 , x2 , ..., xn )  c1 x1  c2 x2  ...  cn xn .

4.2 GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC (LIMITS AND CONTINUITY)


GIỚI HẠN (LIMITS)

ĐỊNH NGHĨA:
Cho f là hàm hai biến có miền xác định D chứa các điểm gần (a, b) .
Giới hạn của f ( x, y) khi ( x, y) dần về (a, b) là L nếu với mỗi số
  0 tồn tại tương ứng số   0 sao cho với ( x, y)  D và
0  ( x  a)2  ( y  b)2   thì f ( x, y)  L   .
Ta viết: lim f ( x, y)  L
( x , y )( a ,b )

hay lim f ( x, y )  L hay f ( x, y)  L khi ( x, y)  (a, b).


x a
y b

Tập D (a, b)  ( x, y)   2

: ( x  a) 2  ( y  b) 2   gọi là đĩa (disk) tâm
(a, b) , bán kính  .

3x 2 y
Ví dụ 1: Chứng minh lim 0.
( x , y )(0, 0) x 2  y 2
4.2 GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC 155

Giải: Với   0, ta cần tìm   0 sao cho: nếu 0  x 2  y 2   thì


3x 2 y
 0  .
x2  y 2
3x 2 y 3x 2 y
Ta có: 0  2  3 y  3 y 2  3 x2  y 2 .
x y
2 2
x y 2


Chọn   , ta có:
3
3x 2 y  
0  x2  y 2     0  3 x 2  y 2  3  3     .
x y
2 2
3
3x 2 y
Vậy, lim  0.
( x , y )(0, 0) x 2  y 2

Nếu f ( x, y)  L1 khi ( x, y)  (a, b) theo đường C1 và f ( x, y)  L2


khi ( x, y)  (a, b) theo đường C2 với L1  L2 thì lim f ( x, y)
( x , y )( a ,b )

không tồn tại.

x2  y 2
Ví dụ 2: Chứng minh lim không tồn tại.
( x , y )(0, 0) x 2  y 2

Giải:
x2  y 2
Đặt f  x, y   . Cho ( x, y)  (0, 0) dọc theo trục Ox thì y  0 :
x2  y 2
x2
f ( x, 0)  2  1, x  0 nên f ( x, y)  1.
x
Cho ( x, y)  (0, 0) dọc theo trục Oy thì x  0 :
 y2
f (0, y )  2  1, y  0 nên f ( x, y)  1.
y
Vậy, giới hạn đã cho không tồn tại.
xy 2
Ví dụ 3: Cho f ( x, y )  , lim f ( x, y) có tồn tại hay không?
x2  y 4 ( x , y )(0,0)

Giải: Cho ( x, y)  (0, 0) dọc theo đường thẳng y  x :


x3 x
f ( x, y)  f ( x, x)  2  : f ( x, y)  0 khi ( x, y)  (0, 0)
x x 4
1  x2
Cho ( x, y)  (0, 0) dọc theo parabol x  y 2 :
y4 1 1
f ( x, y )  f ( y 2 , y )   : f ( x, y )  khi ( x, y)  (0, 0).
y x
4 4
2 2
Vậy, giới hạn đã cho không tồn tại.
Lưu ý:
156 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

 Các luật tính giới hạn (về tổng, hiệu, tích, thương) và Định lý kẹp
trong trường hợp một biến được mở rộng cho trường hợp hai biến.
 lim x  a, lim y  b, lim c  c (c: hằng số).
( x , y )( a , b ) ( x , y )( a , b ) ( x , y ) ( a , b )

LIÊN TỤC (CONTINUITY)

ĐỊNH NGHĨA: Hàm số hai biến f liên tục tại (a, b) nếu
lim f ( x, y)  f (a, b).
( x , y )( a , b )

Ta nói f liên tục trên D nếu f liên tục tại mọi điểm (a, b) trong D .

Hàm đa thức (polynomial function) hai biến là một tổng các số hạng có
dạng cx m y n , ở đó c là hằng số, m, n là các số nguyên không âm, ví dụ:
f ( x, y)  x 4  5x3 y 2  6 xy 4  7 y  6.
Hàm hữu tỷ (rational function) là tỷ số của các hàm đa thức, ví dụ:
x2  y
g ( x, y )  .
2 xy
Kết quả:
 Các đa thức là các hàm liên tục trên 2
, các hàm hữu tỷ liên tục trên
miền xác định của nó.
 Nếu f ( x, y) liên tục trên D , g (t ) liên tục trên miền giá trị của f thì
h  g  f ( x, y )  liên tục trên D .

Ví dụ 4: Tính lim
( x , y )(1,2)
x 2
y 3  x 3 y 2  3x  2 y  .

Giải: Vì f ( x, y)  x 2 y 3  x3 y 2  3x  2 y là hàm đa thức nên liên tục trên


2
.
Do đó: lim
( x , y )(1,2)
x 2
y 3  x3 y 2  3x  2 y   f (1, 2)  11.
x2  y 2
Ví dụ 5: Hàm số f ( x, y )  2 liên tục trên miền nào?
x  y2
x2  y 2
Giải: Hàm f ( x, y )  2 là hàm hữu tỷ liên tục trên miền xác định D
x  y2
của nó với D  ( x, y)  2
| ( x, y)  (0, 0).
 x2  y 2

Ví dụ 6: Hàm số g ( x, y )   x 2  y 2 , ( x, y )  (0, 0) liên tục trên miền

 0 , ( x, y )  (0, 0)
nào?
4.2 GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC 157

Giải: Hàm g ( x, y) xác định tại điểm (0, 0) nhưng không liên tục tại
(0, 0) vì lim g ( x, y) không tồn tại (xem Ví dụ 2).
( x , y )(0, 0)

Vậy hàm g ( x, y) liên tục trên D  2


\ (0,0) .

4.3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN (DERIVATIVES AND


DIFFERENTIALS)

ĐẠO HÀM RIÊNG CỦA HÀM HAI BIẾN (PARTIAL


DERIVATIVES OF FUNCTIONS OF TWO VARIABLES)
Cho hàm hai biến f ( x, y) , giả sử chỉ có biến x thay đổi và cố định y
( y  b). Khi đó, hàm f trở thành hàm một biến. Đặt g ( x)  f ( x, b) , nếu
g có đạo hàm tại a , ta gọi nó là đạo hàm riêng của f đối với x tại (a, b)
và kí hiệu là f x (a, b) . Do đó:

f x (a, b)  g (a) với g ( x)  f ( x, b)

g ( a  h)  g ( a )
Vì: g (a)  lim nên:
h0 h

f (a  h, b)  f (a, b)
f x (a, b)  lim
h0 h
Tương tự, đạo hàm riêng của f đối với y tại (a, b) là:

f ( a, b  h)  f ( a, b)
f y (a, b)  lim
h0 h

Nếu f là hàm hai biến, đạo hàm riêng của nó là các hàm f x , f y được
xác định bởi:
f ( x  h, y )  f ( x, y )
f x ( x, y )  lim
h 0 h
f ( x, y  h )  f ( x, y )
f y ( x, y )  lim
h 0 h

KÍ HIỆU ĐẠO HÀM RIÊNG: Nếu z  f ( x, y) thì


f  z
f x ( x, y )  f x   f ( x, y )   Dx f ,
x x x
f  z
f y ( x, y )  f y   f ( x, y )   Dy f .
y y y
158 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

QUY TẮC TÌM ĐẠO HÀM RIÊNG CỦA z  f ( x, y) :


1. Để tìm f x , xem y là hằng số và lấy đạo hàm f ( x, y) đối với x .
2. Để tìm f y , xem x là hằng số và lấy đạo hàm f ( x, y) đối với y .

Ví dụ 1: Cho f ( x, y)  x3  x 2 y3  2 y 2 , tìm f x (2, 1) và f y (2, 1) .


Giải: Xem y là hằng số và lấy đạo hàm đối với x :
f x ( x, y)  3x 2  2 xy3  f x (2, 1)  16.
Xem x là hằng số và lấy đạo hàm đối với y :
f y ( x, y)  3x 2 y 2  4 y  f y (2, 1)  8.
 x  f f
Ví dụ 2: Cho f ( x, y )  sin   , tính và .
1 y  x y
Giải: Ta có:
f  x   x   x  1
 cos  .    cos  . ,
x  1  y  x  1  y  1 y  1 y
f  x    x   x  x
 cos  .     cos  . .
y  1  y   y  1  y   1  y  (1  y ) 2

z z
Ví dụ 3: Tìm và với z là hàm ẩn theo hai biến x , y và xác định
x y
bởi phương trình: x3  y3  z 3  6 xyz  1.
Giải: Xem y như hằng số, lấy đạo hàm hai vế của phương trình đã cho
theo biến x :
z z z x 2  2 yz
3x  3z
2 2
 6 yz  6 xy  0   2 .
x x x z  2 xy
z y 2  2 xz
Tương tự, đối với biến y ta được:  2 .
y z  2 xy

ĐẠO HÀM RIÊNG CỦA HÀM NHIỀU HƠN HAI BIẾN (PARTIAL
DERIVATIVES OF FUNCTIONS OF MORE THAN TWO
VARIABLES)
Nếu f là hàm số ba biến x, y và z thì đạo hàm riêng đối với x được xác
f ( x  h, y, z )  f ( x, y, z )
định bởi f x ( x, y, z )  lim .
h0 h
Tương tự, ta cũng có công thức đạo hàm riêng đối với y và z .
Tổng quát, nếu u là hàm n biến, u  f  x1 , x2 , ..., xn  , đạo hàm riêng của
u đối với biến thứ i, xi , là:
4.3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN 159

u f  x1 , ..., xi 1 , xi  h, xi 1 , ..., xn   f  x1 , ..., xi , ..., xn 


 lim
xi h0 h

Ví dụ 4: Tìm f x , f y và f z với f ( x, y, z )  e xy ln z .
e xy
Giải: Ta có: f x  ye ln z, f y  xe ln z, f z 
xy xy
.
z
ĐẠO HÀM CẤP CAO (HIGHER DERIVATIVES)
Nếu f là hàm hai biến, các đạo hàm riêng của nó là f x , f y cũng là các
hàm hai biến. Ta có thể xét các đạo hàm riêng  f x  x ,  f x  y ,  f y  và  f y 
x y

được gọi là các đạo hàm riêng cấp hai của hàm f . Nếu z  f ( x, y) , ta sử
dụng các kí hiệu sau đây:

  f   2 f  2 z
 f x x  f xx     2  2 ,
x  x  x x
  f   2 f 2 z
 fx y  f xy      ,
y  x  yx yx
  f   2 f 2 z
f 
y x
 f yx     
x  y  xy xy
,

  f   2 f  2 z
f 
y y
 f yy     2  2 .
y  y  y y

Ví dụ 5: Tìm các đạo hàm riêng cấp hai của hàm số sau:
f ( x, y)  x3  x 2 y3  2 y 2 .

Giải: Ta có f x ( x, y)  3x 2  2 xy3 , f y ( x, y)  3x 2 y 2  4 y.
 
Vậy, f xx 
x
 3x 2  2 xy 3   6 x  2 y 3 , f xy   3x 2  2 xy 3   6 xy 2 ,
y
 
f yx   3x 2 y 2  4 y   6 xy 2 , f yy   3x 2 y 2  4 y   6 x 2 y  4.
x y
ĐỊNH LÍ CLAIRAUT:
Giả sử hàm f được xác định trên đĩa D chứa điểm (a, b) . Nếu các
hàm số f xy và f yx là các hàm số liên tục trên D thì
f xy (a, b)  f yx (a, b).

HÀM KHẢ VI (DIFFERENTIABLE FUNCTIONS)


Nếu hàm hai biến f có các đạo hàm riêng liên tục, thực hiện tương tự hàm
một biến, ta thiết lập được phương trình mặt phẳng tiếp xúc (tangent plane)
với mặt z  f ( x, y) tại điểm P( x0 , y0 , z0 ) là:
160 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

z  z0  f x ( x0 , y0 )( x  x0 )  f y ( x0 , y0 )( y  y0 ).
Rõ ràng những điểm trên mặt phẳng tiếp xúc càng gần tiếp điểm P thì
khoảng cách từ điểm đó đến mặt z  f ( x, y) càng nhỏ. Tức là, khi x thay
đổi từ a đến a  x, y thay đổi từ b đến b  y thì số gia tương ứng của
z là z  f (a  x, b  y)  f (a, b) và ta có ước lượng sau, được gọi là
xấp xỉ tuyến tính (linear approximation) của hàm z  f ( x, y) tại điểm
( a, b) :
z  f x (a, b)x  f y (a, b)y.

ĐỊNH NGHĨA:
Hàm z  f ( x, y) khả vi tại (a, b) nếu z biểu diễn được dưới dạng:
z  f x (a, b)x  f y (a, b)y  1x   2y ,
với 1 và  2  0 khi (x, y)  (0,0).

Định lí sau đây cho phép ta kiểm tra tính khả vi của hàm hai biến.

ĐỊNH LÍ: Nếu các đạo hàm riêng f x , f y tồn tại gần (a, b) và liên tục tại
(a, b) thì f khả vi tại (a, b).

Ví dụ 6: Chứng minh f ( x, y)  xe xy khả vi tại (1, 0) và tìm phương trình


mặt phẳng tiếp xúc của đồ thị f tại điểm đó. Dùng phương trình vừa tìm
ước lượng f (1.1,  0.1) .
Giải: Đạo hàm riêng là:
f x ( x, y)  e xy  xye xy  f x (1, 0)  1,
f y ( x, y)  x 2 e xy  f y (1, 0)  1.
Cả hai hàm f x và f y liên tục tại (1, 0) nên f khả vi tại (1, 0) . Phương
trình mặt phẳng tiếp xúc:
z  f (1, 0)  f x (1, 0)( x  1)  f y (1, 0)( y  0)  z  x  y.

Xấp xỉ tuyến tính tương ứng: xe xy  x  y  f (1.1,  0.1)  1.1  0.1  1.


4.3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN 161

VI PHÂN (DIFFERENTIALS)
Cho hàm hai biến khả vi z  f ( x, y) , ta định nghĩa các vi phân dx và dy
là các biến độc lập (có thể nhận giá trị bất kì). Khi đó, vi phân toàn phần
(total differential) dz được định nghĩa như sau:
z z
dz  f x ( x, y )dx  f y ( x, y )dy  dx  dy
x y

Ví dụ 7:
a. Cho z  f ( x, y)  x 2  3xy  y 2 , tìm vi phân dz .
b. Nếu x thay đổi từ 2 đến 2.05 và y thay đổi từ 3 đến 2.96 , so sánh
giá trị của z và dz .
Giải:
z z
a. dz  dx  dy  (2 x  3 y )dx  (3x  2 y )dy.
x y
b. Đặt x  2, dx  x  0.05, y  3, dy  y  0.04 , ta có:
dz   2(2)  3(3)  (0.05)   3(2)  2(3)  ( 0.04)  0.65.
Số gia của z là: z  f (2.05, 2.96)  f (2, 3)  0.6449  dz.

QUY TẮC DÂY CHUYỀN (THE CHAIN RULE)

QUY TẮC DÂY CHUYỀN (TRƯỜNG HỢP 1): Giả sử z  f ( x, y) là


hàm khả vi theo biến x, y, với x  g (t ), y  h(t ) là các hàm khả vi
theo biến t , thì z là hàm khả vi theo biến t và
dz f dx f dy dz z dx z dy
  hay   .
dt x dt y dt dt x dt y dt
dz
Ví dụ 8: Cho z  x 2 y  3xy 4 , với x  sin 2t và y  cos t . Tính khi
dt
t  0.
dz z dx z dy
Giải:     2 xy  3 y 4  (2cos 2t )   x 2  12 xy 3  ( sin t ).
dt x dt y dt
dz
Khi t  0 ta có x  sin 0  0 và y  cos0  1 . Do đó:  6.
dt t 0

QUY TẮC DÂY CHUYỀN (TRƯỜNG HỢP 2): Giả sử z  f ( x, y) là


hàm khả vi theo biến x, y, với x  g (s, t ), y  h(s, t ) là các hàm khả
vi theo biến s và t thì:
z z x z y z z x z y
  ,   .
s x s y s t x t y t
162 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

z z
Ví dụ 9: Cho z  e x sin y , với x  st 2 và y  s 2t , tìm và .
s t
Giải: Ta có:
z z x z y
    e x sin y  t 2    e x cos y  (2st )
s x s y s
 test t sin  s 2t   2s cos  s 2t  .
2

z z x z y
    e x sin y  (2st )   e x cos y  s 2 
t x t y t
 sest 2t sin  s 2t   scos  s 2t  .
2

QUY TẮC DÂY CHUYỀN (TỔNG QUÁT): Giả sử u là hàm khả vi


n biến x1 , x2 , ..., xn và mỗi xi là một hàm khả vi m biến t1 , t2 , ..., tm .
Khi đó, u là một hàm theo các biến t1 , t2 , ..., tm và
u u x1 u x2 u xn
   ...  , i  1, 2, ..., m.
ti x1 ti x2 ti xn ti

Ví dụ 10: Cho u  x 4 y  y 2 z 3 , với x  rset , y  rs 2 et , z  r 2 s sin t , tính


u
giá trị của khi r  2, s  1, t  0 .
s
Giải: Ta có:
u u x u y u z
  
s x s y s z s
  4 x3 y  ret    x 4  2 yz 3  2rset    3 y 2 z 2  r 2 sin t  .
u
Khi r  2, s  1, t  0  x  2, y  2, z  0   192 .
s

ĐẠO HÀM HÀM ẨN (IMPLICIT DIFFERENTIATION)


 Cho y  f ( x) là hàm khả vi theo x và phương trình dạng F ( x, y)  0 .
Sử dụng Quy tắc dây chuyền, lấy đạo hàm hai vế của phương trình
theo biến x ta được:
F dx F dy
  0.
x dx y dx
F
F
  x hay
dx dy
Vì  1 nên nếu  0 thì
dx y dx F
y
dy F
 x
dx Fy
4.3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN 163

 Cho z  f ( x, y) và phương trình F ( x, y, z )  0 . Nếu F và f khả


vi, theo Quy tắc dây chuyền:
F x F y F z
   0.
x x y x z x
  F F z
Vì ( x)  1 và ( y )  0 nên:   0.
x x x z x
F F
F z z y
Nếu  0 , ta được:   x . Tương tự, ta có  . Vậy:
z x F x F
z z
z F z Fy
 x , 
x Fz y Fz

Ví dụ 11: Tìm y  biết x3  y 3  6 xy .


Giải: Phương trình đã cho được viết lại là: F ( x, y)  x3  y 3  6 xy  0.
dy F 3x 2  6 y 2 y  x 2
Vậy,  x  2  .
dx Fy 3y  6x y2  2x
z z
Ví dụ 12: Tìm và biết x3  y3  z 3  6 xyz  1 .
x y
Giải: Đặt F ( x, y, z )  x3  y 3  z 3  6 xyz  1 , ta có:
z Fx x 2  2 yz z Fy y 2  2 xz
  2 ,   2 .
x Fz z  2 xy y Fz z  2 xy

4.4 GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ CỰC TIỂU (MAXIMUM AND
MINIMUM VALUES)

GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ GIÁ TRỊ CỰC TIỂU ĐỊA
PHƯƠNG (LOCAL MAXIMUM AND MINIMUM VALUES)

ĐỊNH NGHĨA:
 Hàm hai biến f có cực đại địa phương (local maximum) tại
(a, b) nếu
f ( x, y)  f (a, b) khi ( x, y) gần (a, b) ,
f (a, b) gọi là giá trị cực đại địa phương (local maximum value).
 Hàm hai biến f có cực tiểu địa phương (local minimum) tại
(a, b) nếu
f ( x, y)  f (a, b) khi ( x, y) gần (a, b) ,
f (a, b) gọi là giá trị cực tiểu địa phương (local minimum value).
164 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

Nếu các bất đẳng thức trên đúng cho mọi ( x, y) thuộc miền xác định
của f ta nói f có cực đại tuyệt đối / cực tiểu tuyệt đối (absolute
maximum / absolute minimum) tại (a, b) .

Lưu ý: Khái niệm ( x, y) gần (a, b) có nghĩa: với mọi ( x, y) thuộc đĩa
nào đó có tâm (a, b) .

ĐỊNH LÍ: Nếu f có cực đại địa phương hay cực tiểu địa phương tại
(a, b) và các đạo hàm riêng cấp một của f tồn tại thì f x (a, b)  0 và
f y (a, b)  0.

ĐỊNH NGHĨA: Điểm (a, b) gọi là điểm tới hạn (critical point) nếu
f x (a, b)  0 và f y (a, b)  0 , hoặc nếu một trong hai đạo hàm riêng
không tồn tại.

Từ định lí trên ta thấy nếu f có cực đại địa phương hay cực tiểu địa
phương tại (a, b) thì (a, b) là điểm tới hạn của f . Tuy nhiên tại điểm tới
hạn, hàm có thể có cực đại địa phương, cực tiểu địa phương hoặc không có
cả hai.
Ví dụ 1: Cho f ( x, y)  x 2  y 2  2 x  6 y  14 .
Khi đó:
f x ( x, y)  2 x  2,
f y ( x, y)  2 y  6.
Các đạo hàm riêng bằng 0 khi x  1 và
y  3 nên (1, 3) là điểm tới hạn duy
nhất của hàm số.
Ta có:
f ( x, y)  4  ( x  1)2  ( y  3)2
4.4 GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ CỰC TIỂU 165

 f ( x, y)  4, x, y.
Do đó: f (1, 3)  4 là giá trị cực tiểu địa phương và cũng là giá trị cực tiểu
tuyệt đối của f .
Ví dụ 2: Tìm các giá trị cực trị của f ( x, y)  y 2  x 2 .
Giải: f x  2 x, f y  2 y
 f có một điểm tới hạn là (0, 0) .
Ta có f (0, 0)  0 .
Với các điểm trên trục Ox, do y  0
nên f ( x, y)   x 2  0 x  0.
Với các điểm trên trục Oy, do x  0
nên f ( x, y)  y 2  0 y  0.
Vậy, mỗi đĩa với tâm (0, 0) chứa các điểm mà f có thể nhận giá trị dương
cũng như giá trị âm, do đó f (0, 0)  0 không thể là giá trị cực trị của f
hay f không có giá trị cực trị.

TIÊU CHUẨN ĐẠO HÀM CẤP HAI (SECOND DERIVATIVES


TEST):
Giả sử các đạo hàm riêng cấp hai của f liên tục trên đĩa tâm (a, b) và
giả sử rằng f x (a, b)  0 và f y (a, b)  0 . Đặt
2
D  D(a, b)  f xx (a, b) f yy (a, b)   f xy (a, b)  .

a. Nếu D  0 và f xx (a, b)  0 thì f (a, b) là giá trị cực tiểu địa


phương.
b. Nếu D  0 và f xx (a, b)  0 thì f (a, b) là giá trị cực đại địa
phương.
c. Nếu D  0 thì f (a, b) không phải là giá trị cực trị địa phương.

Lưu ý:
i. Trường hợp (c), điểm (a, b) gọi là điểm yên ngựa (saddle point) của
hàm f .
ii. Nếu D  0 thì tiêu chuẩn trên không cho kết luận gì về điểm (a, b) .
Ví dụ 3: Tìm giá trị cực đại địa phương, giá trị cực tiểu địa phương và
điểm yên ngựa của hàm số f ( x, y)  x 4  y 4  4 xy  1.

Giải: Ta có: f x  4 x3  4 y, f y  4 y3  4 x.
Cho f x  0, f y  0 , ta tìm được các điểm tới hạn (0, 0), (1, 1) và (1,  1).
166 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

f xx  12 x 2 , f xy  4, f yy  12 y 2 ,

 D( x, y)  f xx f yy   f xy   144 x 2 y 2  16.
2

 D(0, 0)  16  0 , suy ra f không có cực đại và cực tiểu địa phương
tại (0, 0) và (0, 0) là một điểm yên ngựa.
 D(1, 1)  128  0 và f xx (1, 1)  12  0 :
f (1, 1)  1 là giá trị cực tiểu địa phương
của f .
 D(1, 1)  128  0 và f xx (1,  1)  12  0 :
f (1,  1)  1 là giá trị cực tiểu địa
phương của f .

CỰC TRỊ ĐỊA PHƯƠNG CÓ ĐIỀU KIỆN


Bài toán tìm cực trị địa phương của hàm hai biến z  f ( x, y) với điều kiện
g ( x, y)  0 gọi là bài toán tìm cực trị có điều kiện (hay cực trị ràng buộc).
Trường hợp 1: Nếu từ điều kiện g ( x, y)  0 có thể giải tìm được
y  y( x) (hoặc x  x( y) ) thì khi thế vào hàm z ta được z chỉ còn là hàm
theo biến x. Bài toán trở thành tìm cực trị của hàm một biến.
Ví dụ 4: Tìm các giá trị cực trị của hàm số z  x 2  2 xy  2 y với điều kiện
x  y  1.
Giải: Với điều kiện x  y  1  y  1  x , như vậy y xác định với mọi x.
Do đó z  x2  2 x(1  x)  2(1  x)  3x 2  4 x  2 xác định với mọi x.
2
Ta có: zx  6 x  4 , z x  0  x  và zxx  6  0.
3
 2 1 2
Vậy z  ,   là giá trị cực tiểu có điều kiện của hàm số đã cho.
 3 3 3
Trường hợp 2: Nếu từ điều kiện g ( x, y)  0 ta không thể giải tìm được y
theo x (hay x theo y ), khi đó ta sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange
(Lagrange multiplier method) như sau:

PHƯƠNG PHÁP NHÂN TỬ LAGRANGE (METHOD OF


LAGRANGE MULTIPLIERS): Tìm các giá trị cực trị của hàm số
z  f ( x, y) với điều kiện g ( x, y)  0.
1. Viết hàm Lagrange: L( x, y,  )  f ( x, y)   g ( x, y) với tham số 
chưa xác định.
2. Tìm các điểm tới hạn của L , tức các điểm ( x, y,  ) thỏa Lx  0,
Ly  0, L  0. Giả sử (a, b) là điểm tới hạn ứng với giá trị 0 .
4.4 GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ CỰC TIỂU 167

3. Tính D  Lxx g y2  Lyy g x2  2Lxy g x g y tại (a, b) .


4. Kết luận:
a. Nếu D  0 thì f (a, b) là giá trị cực tiểu có điều kiện.
b. Nếu D  0 thì f (a, b) là giá trị cực đại có điều kiện.

Ví dụ 5: Tìm các giá trị cực trị của hàm số


z  f ( x, y)  x 2  2 y 2  x
với điều kiện x 2  y 2  1 .
Giải: Hàm Lagrange: L( x, y,  )  x 2  2 y 2  x   ( x 2  y 2  1).
 1
 x 1, y  0,   2
 Lx  0 2 x  1  2 x  0 
 
  x   1, y  0,  
3
 Ly  0  4 y  2 y  0 
  x2  y 2  1  0 2
 
L  0  
x   1 , y   3 ,   2
 2 2
Các đạo hàm riêng:
Lxx  2  2 , Lxy  0, Lyy  4  2, g x  2 x, g y  2 y.

 Tại M1 (1, 0) : D  1(0)2  3(2)2  2(0)(2)0  12  0 : hàm số đạt cực


tiểu có điều kiện và z  M1   0 .
 Tại M 2 (1, 0) : D  (1)02  1(2)2  2(0)(2)(0)  4  0 : hàm số đạt
cực tiểu có điều kiện và z  M 2   2 .
 1 3
 3
2
 Tại M 3   ,  : D  (2)  0(1)2  2(0) 3(1)  6  0 :
 2 2 
9
hàm số đạt cực đại có điều kiện và z  M 3   .
4
 1 3
 Tại M 4   ,  :
 2 2 
   
2
D  (2)  3  0(1)2  2(0)  3 (1)  6  0 : hàm số đạt cực
9
đại có điều kiện và z  M 4   .
4

GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI TUYỆT ĐỐI VÀ CỰC TIỂU TUYỆT ĐỐI CỦA
HÀM HAI BIẾN TRÊN MỘT TẬP ĐÓNG BỊ CHẶN
Tập đóng (closed set) trong 2 là tập chứa tất cả các điểm biên của nó,

chẳng hạn đĩa D  ( x, y ) x 2  y 2  1 . 
168 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

Tập bị chặn (bounded set) trong 2 là tập chứa được trong một đĩa nào đó.
Trong 2 , mọi tập đóng đều bị chặn.

ĐỊNH LÍ GIÁ TRỊ CỰC TRỊ CHO HÀM HAI BIẾN (EXTREME
VALUE THEOREM FOR FUNCTIONS OF TWO VARIABLES):
Nếu f liên tục trên một tập đóng D  2 thì f đạt được giá trị cực
đại tuyệt đối và giá trị cực tiểu tuyệt đối trên D .

Phương pháp tìm giá trị cực đại tuyệt đối và giá trị cực tiểu tuyệt đối của
một hàm hai biến f :

Tìm giá trị cực đại và cực tiểu tuyệt đối của hàm số f liên tục trên một
tập đóng và bị chặn D :
1. Tìm các giá trị của f tại các điểm tới hạn của f trong D .
2. Tìm các giá trị cực trị của f trên biên D .
3. Giá trị lớn nhất / nhỏ nhất của hai bước trên là giá trị cực đại tuyệt
đối/ cực tiểu tuyệt đối của f trên D .

Ví dụ 6: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
f ( x, y)  x 2  2 y 2  x

trên hình tròn D  ( x, y)  2


: x 2  y 2  1 .

Giải:
 Tìm điểm tới hạn của hàm f trong D :
  1
 fx  2x 1  0  x 1 
  2  M0  , 0  D
 fy  4y  0 
y  0
2 

1  1
Ta có f  ,0    .
2  4
 Tìm các giá trị cực trị của f trên biên D , tức x 2  y 2  1 :
Theo Ví dụ 5, hàm Lagrange
L( x, y,  )  x 2  2 y 2  x   ( x 2  y 2  1) có 4 điểm tới hạn:
4.4 GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ CỰC TIỂU 169

 1 3  1 3
M1 (1, 0), M 2 (1, 0), M 3   , , M4   ,  
 2 2   2 2 
9 9
với f ( M1 )  0, f ( M 2 )  2, f ( M 3 )  , f ( M 4 )  .
4 4
9
 Vậy, hàm f có giá trị lớn nhất là và đạt tại M 3 và M 4 ; hàm f
4
1
có giá trị nhỏ nhất là  và đạt tại M 0 .
4
Ví dụ 7: Tìm giá trị cực đại tuyệt đối và cực tiểu tuyệt đối của hàm số
f ( x, y)  x 2  2 xy  2 y
trên hình chữ nhật D  ( x, y) 0  x  3, 0  y  2 .

Giải: Trước tiên ta tìm các điểm tới hạn


của hàm số, ta có:
f x  2 x  2 y, f y  2 x  2.
Cho các đạo hàm riêng bằng 0 ta tìm
được điểm tới hạn là (1, 1) thuộc D . Ta
có f (1, 1)  1 .
Biên của D gồm bốn đoạn thẳng L1 , L2 , L3 và L4 .
 Trên L1 , ta có y  0 và f ( x, 0)  x 2 , 0  x  3 : giá trị nhỏ nhất là
f (0, 0)  0 và giá trị lớn nhất là f (3, 0)  9 .
 Trên L2 , ta có x  3 và f (3, y)  9  4 y, 0  y  2 : giá trị lớn nhất là
f (3, 0)  9 và giá trị nhỏ nhất là f (3, 2)  1.
 Trên L3 ta có y  2 và f ( x, 2)  x 2  4 x  4  ( x  2)2 , 0  x  3 : giá
trị nhỏ nhất là f (2, 2)  0 và giá trị lớn nhất f (0, 2)  4 .
 Cuối cùng, trên L4 ta có x  0 và f (0, y)  2 y, 0  y  2 : giá trị lớn
nhất là f (0, 2)  4 và giá trị nhỏ nhất là f (0, 0)  0 .
Do đó, trên biên D , giá trị lớn nhất là 9, giá trị nhỏ nhất là 0.
Vậy giá trị cực đại tuyệt đối của f trên D là f (3, 0)  9 , và giá trị cực
tiểu tuyệt đối của f trên D là f (0, 0)  f (2, 2)  0 .

4.5 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ (APPLICATIONS TO


ECONOMICS)

HÀM SẢN XUẤT COBB – DOUGLAS (COBB - DOUGLAS


PRODUCTION FUNCTION)
Trong kinh tế, để nghiên cứu sự phụ thuộc của một đại lượng nào đó vào
các nhân tố ảnh hưởng khác nhau, ta thường sử dụng hàm số nhiều biến.
Chẳng hạn,
170 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

 Lượng sản phẩm Q của một nhà máy không chỉ phụ thuộc vào khối
lượng lao động L mà còn phụ thuộc vào vốn K , tức: Q  f ( L, K ) .
 Chi phí C cần để nhà máy sản xuất 3 loại sản phẩm khác nhau với
sản lượng Q1 , Q2 , Q3 là một hàm ba biến: C  C  Q1 , Q2 , Q3  .
Dưới đây giới thiệu một trong những hàm hai biến có nhiều ứng dụng
trong kinh tế: hàm sản xuất Cobb - Douglas.
Năm 1928, Charles Cobb và Paul Douglas giới thiệu một mô hình phát
triển kinh tế Mỹ trong những năm 1899 - 1922. Dưới góc nhìn đơn giản
nhưng tỏ ra xác thực và đáng giá, họ chỉ xem xét nền kinh tế bởi chỉ số
tổng sản phẩm được sản xuất ra. Nó phụ thuộc vào 2 yếu tố: khối lượng lao
động và tổng tiền vốn đầu tư. Hàm số được họ sử dụng là:
P( L, K )  bL K 1
trong đó P là tổng giá trị sản phẩm (sản xuất trong một năm), L là khối
lượng lao động (tổng số giờ lao động trong một năm) và K là số tiền vốn
đầu tư (bao gồm giá trị tài sản máy móc, thiết bị, nhà xưởng).
Cobb và Douglas sử dụng các dữ liệu kinh tế
được chính phủ công bố để thiết lập bảng
bên. Họ chọn năm 1899 làm mốc và P, L, K
trong năm 1899 được gán bằng 100. Giá trị
của những năm khác được biểu diễn theo
phần trăm của năm 1899. Từ các số liệu bên,
họ đã tìm được hàm số:
P( L, K )  1.01 L0.75 K 0.25 .
Sử dụng mô hình trên, ta có thể tính tổng giá
trị sản phẩm trong năm 1910 và 1920 như
sau:
P(147, 208)  (1.01)(147)0.75 (208)0.25  161.9
P(194, 407)  (1.01)(194)0.75 (407)0.25  235.8
Các số liệu trên khá gần so với thực tế: 159
và 231.
Hàm số P( L, K )  bL K 1 được sử dụng
nhiều trong sản xuất với quy mô rộng lớn: từ
các công ty tư nhân đến toàn bộ nền kinh tế.
Nó được gọi là hàm sản xuất Cobb - Douglas.

ĐẠO HÀM RIÊNG VÀ VI PHÂN TOÀN PHẦN ĐO LƯỜNG SỰ


THAY ĐỔI TUYỆT ĐỐI
Trong phân tích kinh tế, ta giả sử biến phụ thuộc z (còn được gọi là biến
nội sinh) phụ thuộc vào các biến độc lập x1 , x2 , ..., xn (còn được gọi là các
biến ngoại sinh) dưới dạng hàm số nhiều biến: z  f ( x1 , x2 , ..., xn ) .
4.5 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 171

Gọi sự thay đổi của z là zi khi chỉ có xi thay đổi một lượng nhỏ xi :
zi  f ( x1 , x2 , ..., xi  xi , ..., xn )  f ( x1 , x2 , ..., xi , ..., xn )
 zi
và lượng thay đổi trung bình của z theo xi là: .
xi
 Trường hợp f có đạo hàm riêng theo xi , khi đó tốc độ thay đổi tức
f ( x1 , ..., xn ) zi
thời tại ( x1 , x2 , ..., xn ) là:  .
xi xi
f ( x1 , ..., xn )
Nếu xi khá nhỏ, chẳng hạn xi  1 ta có: zi  .
xi
 Trường hợp tất cả các biến ngoại sinh đều thay đổi một lượng khá
nhỏ; kí hiệu là x1 , x2 , ..., xn . Để tính lượng thay đổi z của biến
f f
nội sinh z ta dùng công thức: z  x1  ...  xn  dz.
x1 xn
 Nếu bản thân xi là biến nội sinh phụ thuộc vào một hay nhiều biến
độc lập, để đo lường lượng thay đổi của z theo sự thay đổi của xi ta
sử dụng đạo hàm của hàm hợp.
Ví dụ 1: Cho hàm cầu: Q  f ( P1 , P2 , P3 )  1000  0.5P12  2P22  0.4P32 .
Giả sử mức giá của các loại sản phẩm là: P1  20, P2  20, P3  10 .
Sản lượng biên theo các mức giá là:
Q Q Q
  P1  20;  4 P2  80;  0.8P3  8.
P1 P2 P3
Ý nghĩa:
Nếu tăng mức giá P1 lên 21 và giữ nguyên mức giá P2  20, P3  10 thì
lượng cầu Q sẽ giảm 20 đơn vị. Tương tự: tăng P2 lên 21 giữ nguyên
P1  20, P3  10 thì lượng cầu Q tăng 80 đơn vị; tăng P3 lên 11 và giữ
nguyên P1  20, P2  20 thì lượng cầu Q giảm 8 đơn vị.

HỆ SỐ CO DÃN (ELASTICITY)
Tương tự hàm một biến, ta có thể nói đến hệ số co dãn của biến z theo
một biến xi trong mô hình hàm số nhiều biến: z  f  x1 , x2 , ..., xn  .
Hệ số co dãn của biến z theo biến xi được định nghĩa:

z x
 zx ( x)  ( x). i
i
xi z

Ý nghĩa:
Hệ số co dãn của đại lượng z theo đại lượng xi là số đo độ thay đổi tương
đối tính bằng phần trăm của z khi xi tăng tương đối lên 1% và các biến độc
lập khác không thay đổi.
172 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

Ví dụ 2: Cho hàm cầu: Q  f ( P1 , P2 , P3 )  1000  0.5P12  2P22  0.4P32 .


P1 P2
Hệ số co dãn của Q theo P1 :  QP1   P1.  1 .
Q Q
Giả sử mức giá của các loại sản phẩm: P1  20, P2  20, P3  10 .
202
Hệ số co dãn của Q theo P1 là:  QP1    0.256 .
1560
Ý nghĩa:
Nếu tăng mức giá P1 thêm 1% và giữ nguyên mức giá P2  20, P3  10 thì
lượng cầu Q giảm 0.256%.

ỨNG DỤNG CỰC TRỊ TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN KINH TẾ


Tùy theo các mục tiêu của bài toán trong kinh tế, ta sử dụng cực trị để tìm
lời giải cho bài toán tối đa (chẳng hạn tối đa lợi nhuận), bài toán tối thiểu
(chẳng hạn tối thiểu chi phí). Dưới đây là một số bài toán.
Bài toán 1. Tìm số lượng sản phẩm cần sản xuất để đạt lợi nhuận tối đa.
Một công ty sản xuất một số loại sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh hoàn
hảo (nhà sản xuất bán sản phẩm với giá do thị trường quy định).
Gọi Pi (i  1, 2, ..., n) là giá bán của sản phẩm thứ i với sản lượng Qi và
C  C  Q1 , Q2 , ..., Qn  là hàm tổng chi phí xét trong một đơn vị thời gian
nào đó. Tìm số lượng sản phẩm Qi (i  1, 2, ..., n) cần sản xuất của các loại
sản phẩm trong đơn vị thời gian đã cho để công ty đạt lợi nhuận tối đa.
Giải:
Ta có doanh thu của công ty là R  PQ
1 1  P2 Q2  ...  Pn Qn .

Khi đó hàm lợi nhuận là   R  C .


Tìm số lượng sản phẩm Qi (i  1, 2, ..., n) cần sản xuất để lợi nhuận tối đa
tức là tìm  Q1 , Q2 , ..., Qn  sao cho Qi  0 (i  1, 2, ..., n) để hàm  đạt cực
đại tuyệt đối.
Ví dụ 3: Một công ty sản xuất hai loại sản phẩm có số lượng sản phẩm
Q1 , Q2 với mức giá lần lượt là P1  60, P2  75 và hàm tổng chi phí là
C  Q1 , Q2   Q12  Q1Q2  Q22 .
Tìm số lượng sản phẩm Q1 , Q2 cần sản xuất để công ty đạt lợi nhuận tối đa.
Giải: Hàm doanh thu của công ty là: R  Q1 , Q2   PQ
1 1  P2 Q2 .

Hàm lợi nhuận:   Q1 , Q2   PQ


1 1  P2 Q2  C  Q1 , Q2  , Q1  0, Q2  0 .

Khi P1  60, P2  75 :   Q1 , Q2   60Q1  75Q2  Q12  Q1Q2  Q22 .


Điểm tới hạn của hàm  được xác định bởi hệ phương trình:
4.5 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 173

60  2Q1  Q2  0  Q  15
   1 .
75  Q1  2Q2  0 Q2  30
Ta có:  Q1Q1  2,  Q1Q2  1,  Q2Q2  2 .

Tại điểm (15, 30) : D  3  0,  Q1Q1  2  0 .

  đạt cực đại địa phương tại (15, 30) và  (15, 30)  1575.
Vì  là đa thức hai biến bậc hai nên  max   (15, 30)  1575.
Vậy công ty có lợi nhuận tối đa là 1575 nếu mức sản xuất Q1  15, Q2  30.
Bài toán 2. Tìm mức phân phối sản phẩm để đạt lợi nhuận tối đa.
Giả sử công ty sản xuất độc quyền một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên
nhiều thị trường tách biệt. Công ty cần quyết định phân phối mức tiêu thụ
sản phẩm cho các thị trường để đạt được lợi nhuận tối đa.
Để đơn giản trong trình bày, ta giả sử sản phẩm của công ty có hai thị
trường tiêu thụ tách biệt với hàm cầu lần lượt là P1  P1  Q1  , P2  P2  Q2 
trong đó Q1 , Q2 là số lượng sản phẩm được tiêu thụ trên mỗi thị trường;
hàm tổng chi phí: C  C (Q) với Q  Q1  Q2 (tổng sản phẩm trong một
đơn vị thời gian).
Hãy tìm mức phân phối sản phẩm trên hai trị trường để công ty đạt lợi
nhuận tối đa.
Giải: Doanh thu của công ty trên các thị trường là:
R1  Q1   P1  Q1  Q1 , R2  Q2   P2 Q2  Q2 .
Lợi nhuận:   Q1 , Q2   R1  Q1   R2  Q2   C (Q) , trong đó Q  Q1  Q2 .
 
Ta có:   R1   CQ1  MR1  MC1 ,   R2   CQ2  MR2  MC2 .
Q1 Q1
Q2 Q2

Từ điều kiện cần của cực trị suy ra:


 MR1  MC1  0  MR  MC1
   1  MR1  MR2  MC.
MR2  MC2  0 MR2  MC2
Kết luận: Muốn có lợi nhuận tối đa công ty cần phải phân phối sản phẩm
cho các thị trường sao cho doanh thu biên tại các thị trường bằng nhau và
bằng chi phí biên.
Sử dụng điều kiện đủ của cực trị ta sẽ tìm được mức phân phối sản phẩm
cho các thị trường để lợi nhuận tối đa.
Ví dụ 4: Giả sử công ty có hai trị trường với lượng cầu như sau:
325  P1 425  P2
QD1  , QD2  , C (Q)  Q 2  15Q  20.
4 5
Tìm mức cung Q1 , Q2 để lợi nhuận của công ty đạt tối đa.
174 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

Giải: Giả sử công ty cung cấp cho các thị trường với số lượng sản phẩm
Q1 , Q2 thì công ty phải bán với giá P1 , P2 sao cho:
P1  325  4Q1 , P2  425  5Q2 .
Doanh thu của công ty trên các thị trường:
R1   325  4Q1  Q1 , R2   425  5Q2  Q2 .
Khi đó: MR1  325  8Q1 , MR2  425  10Q2 và MC  2  Q1  Q2   15 .
Lợi nhuận của công ty xác định bởi:   R1  R2  C (Q) .
Điểm tới hạn của hàm  được xác định bởi hệ phương trình:
 MR1  MC 10Q1  2Q2  310 Q  25
     1 .
 2
MR  MC  1
2Q  12Q 2  410  2
Q  30
Ta có:  Q1Q1  10,  Q1Q2  2,  Q2Q2  12 .

Tại điểm (25, 30) : D  116  0,  Q1Q1  10  0 . Do đó  đạt cực đại địa
phương tại (25, 30) và  (25, 30)  10005 .
Vì  là đa thức hai biến bậc hai nên  max   (25, 30)  10005.
Vậy, để tối đa lợi nhuận công ty cần cung cấp cho thị trường thứ nhất 25
đơn vị sản phẩm với đơn giá P1  225 , cung cấp cho thị trường thứ hai 30
đơn vị sản phẩm với đơn giá P2  275 .
Bài toán 3. Tối đa lợi ích của người tiêu dùng.
Giả sử một người tiêu dùng dành số tiền m để chi mua hai mặt hàng với số
lượng lần lượt là x, y với đơn giá lần lượt là P1 , P2 . Mức hữu dụng do tiêu
dùng mà hai hàng hóa này đem lại là u ( x, y) . Hàm u ( x, y) được gọi là
hàm hữu dụng (utility function). Người tiêu dùng sẽ mua mỗi mặt hàng với
số lượng bao nhiêu để đạt lợi ích cao nhất?
Giải: Người tiêu dùng cần tìm x, y để tối đa hàm hữu dụng u ( x, y) với
ràng buộc P1 x  P2 y  m .
Lập hàm Lagrange: L  u( x, y)    P1 x  P2 y  m  .

Từ điều kiện cần của cực trị tại điểm tới hạn  x , y ,   ta có:
 Lx  u x   P1  0 (1)

 Ly  u y   P2  0 (2)
L  P x  P y  m  0
  1 2

u uy
Từ (1) và (2) suy ra: x   (3) .
P1 P2
Hệ thức (3) cho chúng ta điều kiện cần về sự cân bằng lợi ích, nó còn được
gọi là nguyên tắc cân bằng tiêu dùng cận biên (law of equimarginal
utilities).
4.5 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 175

Tương tự, ta cũng có thể tìm cực trị có điều kiện cho các bài toán:
 Tối đa sản lượng Q  f ( x, y) với ràng buộc chi phí:
C  P1 x  P2 y  F ;
trong đó P1 , P2 lần lượt là chi phí để sản xuất x và y lượng hàng của
hai mặt hàng; hằng số F là chi phí cố định.
 Tối thiểu hàm chi phí C  C ( x, y) với ràng buộc sản lượng
Q  f ( x, y) .
Ví dụ 5: Cho hàm hữu dụng u  xy  3 y , trong đó x là lượng hàng hóa A ,
y là lượng hàng hóa B . Hãy chọn túi hàng có lợi ích tối đa trong điều kiện
giá hàng hóa A là 5 dollar trên mỗi đơn vị sản phẩm, giá hàng hóa B là 20
dollar trên mỗi đơn vị sản phẩm và ngân sách tiêu dùng là 185 dollar.
Giải: Điều kiện ràng buộc về ngân sách tiêu dùng:
5x  20 y  185  g ( x, y)  5x  20 y  185  0
Lập hàm Lagrange: L  ( xy  3 y)   (5x  20 y  185) .
Từ điều kiện cần của cực trị tại điểm tới hạn ta có:
 Lx  y  5  0

 Ly  x  3  20  0
 L  5 x  20 y  185  0
 
Giải hệ trên ta được: x  17, y  5,   1 .
Suy ra có một điểm tới hạn: M (17, 5) .
Các đạo hàm riêng: Lxx  0, Lxy  1, Lyy  0, g x  5, g y  20.

Tại M (17, 5) : D  0(20)2  0(5)2  2(1)(5)(20)  200  0 : hàm số đạt cực


đại có điều kiện và u(M )  100 .
Vậy cần chọn 17 hàng hóa A và 5 hàng hóa B để đạt lợi ích tối đa.
Nhận xét:
Do điều kiện ràng buộc về ngân sách tiêu dùng có dạng bậc nhất nên từ
ràng buộc này ta có thể biểu diễn y theo x và thay vào biểu thức của hàm
u để đưa hàm u thành hàm một biến số sau đó mới tìm cực trị hàm u .
176 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

Bài tập Chương 4

4.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA


1. Cho f ( x, y)  ln( x  y  1).
a. Tính f (1, 1), f (e, 1).
b. Tìm và phác họa miền xác định của f.
c. Tìm miền giá trị của f.
x2  y 2  z
2. Cho f ( x, y, z )  e .
a. Tính f (2,  1, 6).
b. Tìm miền xác định của f.
c. Tìm miền giá trị của f.
3. Cho g ( x, y, z )  ln  36  4 x 2  4 y 2  z 2 .
a. Tính g (2,  2, 1).
b. Tìm miền xác định của g.
c. Tìm miền giá trị của g.
4. Tìm miền xác định của các hàm số sau:
a. f ( x, y)  ln  9  9 x 2  y 2 

b. f ( x, y)  arcsin  x 2  y 2  2 
y  x2
c. f ( x, y ) 
1  x2
d. f ( x, y, z )  1  x 2  y 2  z 2

4.2 GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC


5. Tính các giới hạn sau, nếu tồn tại, hoặc chứng minh giới hạn đã cho
không tồn tại.
x 2 sin 2 y  1  y2 
a. lim b. lim ln  2 
( x , y ) (0,0) x 2  5 y 2 ( x , y )(1,0)
 x  xy 
xy x2  y 2
c. lim d. lim
( x , y )(0,0)
x2  y 2 ( x , y ) (0,0)
x2  y 2  1  1
sin  x 2  y 2  xy 3
e. lim f. lim
( x , y )(0,0) x2  y 2 ( x , y )(0,0) x 2  y 6

6. Tìm tập hợp các điểm mà tại đó hàm số liên tục.


a. f ( x, y)  ln  x 2  y 2  4 
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 177

y
b. f ( x, y , z ) 
x  y2  z2
2

 xy
 2 , ( x, y )  (0, 0)
c. f ( x, y )   x  xy  y 2
 0, ( x, y )  (0, 0)

 x2 y3
 , ( x, y )  (0, 0)
d. f ( x, y )   2 x 2  y 2
1, ( x, y)  (0, 0)

1
e. f ( x, y )  arctan
x2  y 2
sin( xy )
f. f ( x, y ) 
xy

4.3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN


7. Tìm các đạo hàm riêng cấp một của các hàm số sau:
x y
f (u, v)   u 2 v  v3 
5
a. b. f ( x, y ) 
x y
y
ev
c. f ( x, y , z )  x z
d. w
u  v2
x
z
e. f ( x, y )   cos  et  dt f. f ( x, y, z, t )  x 2 y cos  
y t
8. Tìm tất cả các đạo hàm riêng cấp hai.
1 xy
a. u b. z
x2  y 2  z 2 x y
x y
c. z  arctan d. v  x y
1  xy
9. Viết phương trình mặt phẳng tiếp xúc với các mặt sau đây tại điểm đã
cho.
a. z  4 x 2  y 2  2 y, (  1, 2, 4)
b. z  y ln x, (1, 4, 0)
c. z  y cos( x  y), (2, 2, 2)
 y2
z  ex , (1,  1, 1)
2
d.
10. Viết phương trình mặt phẳng tiếp xúc của các hàm số sau tại điểm chỉ
ra.
a. f ( x, y)  x y , x0  1, y0  4
b. f ( x, y)  x  e4 y , x0  3, y0  0
178 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

c. f ( x, y)  e xy cos y, x0   , y0  0
d. f ( x, y)  sin(2 x  3 y), x0  3, y0  2
11. Tìm xấp xỉ tuyến tính của hàm số tại điểm đã chỉ ra rồi dựa vào đó
ước lượng giá trị cần tìm của các hàm số sau:

a. f ( x, y)  20  x 2  7 y 2 tại (2, 1) ; f (1.95, 1.08)  ?


b. f ( x, y)  ln( x  3 y) tại (7, 2) ; f (6.9, 2.06)  ?
12. Tìm vi phân của hàm số:
a. z  x3 ln  y 2  b. v  y cos xy

c. R   2 cos  d. w  xye xz
dz dw
13. Dùng Quy tắc dây chuyền tìm hoặc .
dt dt
1
a. z  cos( x  4 y ), x  5t 4 , y 
t
b. z  1  x 2  y 2 , x  sin t , y  ln t
 y
c. z  tan 1   , x  et , y  1  et
x
y
d. w  xe z , x  t 2 , y  1  t , z  1  2t
z z
14. Dùng Quy tắc dây chuyền tìm và .
s t
a. z  x 2 y3 , x  s cos t , y  s sin t
b. z  arcsin( x  y), x  s 2  t 2 , y  1  2st
s t
c. z  e x2 y , x  , y 
t s
d. z  er cos , r  st ,   s 2  t 2
dy
15. Tìm .
dx
xy  1  x 2 y y5  x 2 y3  1  ye x
2
a. b.

c. cos( x  y)  xe y d. cos x  sin y  sin x cos y


z z
16. Tìm và .
x y
a. x2  y 2  z 2  3xyz b. xyz  cos( x  y  z )
c. y  z  arctan( xz ) d. yz  x ln y  z 2

4.4 GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ CỰC TIỂU


BÀI TẬP CHƯƠNG 4 179

17. Tìm giá trị cực đại địa phương, giá trị cực tiểu địa phương và điểm
yên ngựa của các hàm số sau.
x 1
a. f ( x, y )  9ln( x  y )  
4 y
b. f ( x, y)  xy  2 x  2 y  x 2  y 2
c. f ( x, y)  x3  y3  3xy  4
d. f ( x, y)  (1  xy)( x  y)
f ( x, y)  e4 y  x  y2
2
e.

f. f ( x, y)  y3  3x2 y  6 x2  6 y 2  2
g. f ( x, y)  3x  x3  2 y 2  y 4
f ( x, y)  x 2 ye x  y2
2
h.
18. Tìm giá trị cực đại tuyệt đối và giá trị cực tiểu tuyệt đối của f trên tập
D.
a. 
f ( x, y)  x 2  y 2  x 2 y  4, D  ( x, y) x  1, y  1 
b. f ( x, y)  x 4  y 4  4 xy  2, D  ( x, y) 0  x  3, 0  y  2

c. 
f ( x, y)  2 x3  y 4 , D  ( x, y) x 2  y 2  1
d. f ( x, y)  x 2  y 2  2 x ,
D là tam giác có các đỉnh là (2, 0) , (0, 2) và (0,  2) .
e. f ( x, y)  x3  3x  y 3  12 y ,
D là tứ giác có các đỉnh là (2, 3), (2, 3), (2, 2) và (2,  2) .

4.5 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ


19. Một công ty chuyên sản xuất hộp giấy với 3 kích cỡ khác nhau: nhỏ,
vừa và lớn. Chi phí sản xuất một hộp giấy nhỏ, vừa, lớn tương ứng là
2.5, 4, 4.5 dollar. Chi phí sản xuất cố định là 8000 dollar.
a. Hãy biểu diễn tổng chi phí sản xuất x hộp giấy nhỏ, y hộp giấy
vừa và z hộp giấy lớn như một hàm ba biến: C  f ( x, y, z ) .
b. Tìm f (3000, 5000, 4000) và giải thích ý nghĩa của nó.
c. Tìm miền xác định của f .
20. Một nhà máy sản xuất theo mô hình Cobb - Douglas:
P( L, K )  1.47 L0.65 K 0.35 , trong đó P là tổng giá trị sản phẩm (đơn vị:
tỉ dollar), L là số giờ lao động (đơn vị: ngàn giờ) và K là số tiền vốn
đầu tư (đơn vị: tỉ dollar).
180 Chương 4: HÀM NHIỀU BIẾN

a. Tìm P(120, 20) và giải thích ý nghĩa của nó.


b. Giả sử khi L  30 và K  8 , lực lượng lao động giảm với tốc độ
2000 giờ lao động/năm và tiền vốn tăng 500000 dollar/năm.
Nhận xét sự thay đổi của tổng giá trị sản phẩm được sản xuất.
21. Xét hàm sản xuất Cobb - Douglas: P( L, K )  1.01L0.75 K 0.25 .
a. Tính PL và PK . Giải thích ý nghĩa của chúng. Minh họa cụ thể
trong năm 1920.
b. Xét năm 1920, khi L  194 và K  407 , nếu muốn tăng tổng sản
phẩm sản xuất được thì ta nên tăng khối lượng lao động hay tăng
số tiền vốn đầu tư?
22. Xét mô hình sản xuất Cobb - Douglas: P( L, K )  bL K 1 .
a. Chứng minh rằng nếu khối lượng lao động và tổng tiền vốn đầu
tư đều được tăng lên gấp đôi thì tổng sản phẩm cũng tăng gấp
đôi.
b. Giả sử giá trị của mỗi giờ lao động là m và giá trị mỗi đơn vị tiền
vốn là n; và công ty chỉ có thể chi p dollar trong ngân sách:
mL  nK  p . Tìm số giờ lao động và số tiền vốn đầu tư để tối
đa tổng giá trị sản phẩm sản xuất.
23. Xét mô hình sản xuất Cobb - Douglas: P( L, K )  bL K 1 .
Chứng minh rằng hệ số co dãn của P theo L bằng  và hệ số co dãn
của P theo K bằng 1   .
24. Giả sử công ty sản xuất hai loại sản phẩm với hàm tổng chi phí là
1
C  Q1 , Q2   Q12  Q1Q2  Q22 , trong đó Q1 , Q2 lần lượt là sản lượng
2
sản phẩm thứ nhất và sản phẩm thứ hai. Tìm mức sản xuất từng loại
sản phẩm để công ty đạt lợi nhuận tối đa biết rằng công ty bán các sản
phẩm này với đơn giá lần lượt là P1  45, P2  60.
25. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm và tiêu thụ trên
hai thị trường tách biệt. Biết hàm cầu trên từng trị trường:
1
QD1  310  P1 ; QD2  235  P2
2
và hàm tổng chi phí là C (Q)  Q  30Q  20 với Q  Q1  Q2 trong
2

đó Qi (i  1, 2) là lượng hàng phân phối cho thị trường thứ i.


a. Tìm lượng hàng phân phối cho từng thị trường để xí nghiệp có
lợi nhuận tối đa.
b. Tìm lượng hàng phân phối cho từng thị trường để xí nghiệp có
lợi nhuận tối đa khi xí nghiệp sản xuất 87 đơn vị sản phẩm.
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 181

26. Một công ty sản xuất độc quyền một loại sản phẩm và tiêu thụ trên
hai thị trường riêng biệt. Giả sử các hàm cầu trên hai thị trường 1 và 2
P P
lần lượt là QD1  80  1 , QD2  80  2 và hàm tổng chi phí là
3 4
C (Q)  Q  30Q  10 , trong đó Pi là đơn giá trên thị trường thứ i
2

(i  1, 2) ; Q là tổng sản lượng. Tìm số lượng sản phẩm công ty cung


cấp cho các thị trường để lợi nhuận cao nhất.
27. Chi phí của một hãng sản xuất hai loại hàng với số lượng lần lượt là
x và y là: C  2 x 2  xy  y 2  1000. Tìm mức sản xuất x, y để chi
phí đạt tối thiểu với điều kiện x  y  200 .
28. Chi phí của một xí nghiệp là C ( L, K )  wL  rK , trong đó w  400
là tiền lương cho mỗi lao động, r  0.01 là lãi suất của vốn vay, L là
lượng lao động và K là lượng vốn đầu tư.
Giả sử xí nghiệp phải sản xuất Q0  1000 đơn vị sản phẩm và hàm sản
xuất là Q  P( L, K )  L0.5 K 0.5 . Hãy xác định lượng lao động và lượng
vốn để chi phí của xí nghiệp là thấp nhất.
29. Cho hàm hữu dụng u  xy  x  2 y với x là lượng hàng hóa thứ nhất,
y là lượng hàng hóa thứ hai. Trong điều kiện hàng hóa thứ nhất được
bán với đơn giá 2 dollar, hàng hóa thứ hai được bán với đơn giá 5
dollar và thu nhập dành cho tiêu dùng hai loại hàng này là 51 dollar,
hãy xác định lượng cầu đối với mỗi mặt hàng để người tiêu dùng đạt
lợi ích tối đa.
30. Cho hàm hữu dụng: u  x0.6 y 0.25 với x là lượng hàng hóa thứ nhất, y
là lượng hàng hóa thứ hai. Trong điều kiện hàng hóa thứ nhất được
bán với đơn giá 8 dollar, hàng hóa thứ hai được bán với đơn giá 5
dollar và thu nhập dành cho tiêu dùng hai loại hàng này là 680 dollar,
hãy xác định lượng cầu đối với mỗi mặt hàng để người tiêu dùng đạt
lợi ích tối đa.
31. Cho hàm hữu dụng của người tiêu dùng: u  x0.4 y 0.7 , trong đó x là
lượng hàng hóa A, y là lượng hàng hóa B.
a. Hãy lập các hàm số biểu diễn hữu dụng biên của mỗi hàng hóa.
b. Nếu lượng hàng hóa A tăng 1% và lượng hàng hóa B không đổi
thì mức hữu dụng của người tiêu dùng tăng bao nhiêu phần
trăm?
Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN
(DIFFERENTIAL EQUATIONS)
5.1 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TỔNG QUÁT (GENERAL
DIFFERENTIAL EQUATIONS)
Khi nghiên cứu Vật lí, Sinh học, Hóa học, Kinh tế, Kỹ thuật, Xã hội học…
ta thường gặp bài toán có các quá trình biến đổi theo một quy luật nào đó
được mô tả bởi các phương trình có chứa cả hàm số và đạo hàm của nó.
Chẳng hạn, xét một quần thể mà giả sử tốc độ tăng trưởng của nó tỉ lệ với
kích cỡ của quần thể (ví dụ quần thể vi khuẩn trong điều kiện sống lí
tưởng). Gọi P(t ) là số cá thể trong quần thể đang xét ở thời điểm t , khi đó
dP dP
tốc độ tăng trưởng của quần thể là . Theo giả thiết ta có  kP (k là
dt dt
hằng số dương).
 Phương trình vi phân là phương trình hàm có chứa một hàm số chưa
biết và một hay nhiều đạo hàm của hàm số đó. Vậy:

ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN:


Phương trình vi phân là phương trình có dạng:
F  x, y, y , , y ( n)   0

trong đó x là biến số độc lập; y  y( x) là hàm số phải tìm; y, y, , y ( n)


là các đạo hàm của nó.

 Cấp (order) của phương trình vi phân là cấp cao nhất của đạo hàm có
trong phương trình.
 Nghiệm (solution) của phương trình vi phân là hàm số y  f ( x) thỏa
mãn phương trình.
Ví dụ 1:
a. Phương trình yy   e2x là phương trình vi phân cấp một.

Hàm số y  e x là một nghiệm của nó vì e x  e x   e2 x .

b. Phương trình y  12 x 2 là phương trình vi phân cấp hai.

Hàm số y  x 4 là một nghiệm của nó vì  x 4    4 x3   12 x 2 .

5.2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP MỘT (FIRST – ORDER


DIFFERENTIAL EQUATIONS)
 Nghiệm tổng quát (general solution) của phương trình vi phân cấp
một là hàm số có tham số y  f ( x, C ) sao cho với mỗi giá trị cụ thể
C0 của tham số C thì hàm số y  f ( x, C0 ) là một nghiệm của
phương trình.
5.2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP MỘT 183

 x4  x4
Ví dụ 1: Vì    x 3
nên hàm số y  là một nghiệm của phương
 4  4
x4
trình vi phân y   x3 . Dễ thấy y   C là nghiệm tổng quát của phương
4
trình vi phân y   x3 .
Ví dụ 2: Chứng minh rằng mỗi hàm số
1  cet
trong họ y  (c là tham số) đều là
1  cet
nghiệm của phương trình vi phân sau:
1
y  ( y 2  1).
2
Giải:
1  cet
Lấy đạo hàm của y  ta được:
1  cet
2cet
y  .
1  ce 
t 2

 1  1  cet   1  cet  
2 2
1  1  cet 
2
1 2
VP = ( y  1)     1   
2 2  1  cet 
  2 
 1  ce 
t 2 

1 4cet 2cet
   y .
2 1  cet 2 1  cet 2

1  cet
Vậy, với mỗi c  , hàm y  là nghiệm của phương trình vi phân
1  cet
đã cho.
Khi giải các bài toán thực tế, đôi khi người ta không quan tâm việc có tìm
hết các nghiệm của phương trình hay không mà chỉ cần tìm một nghiệm
thỏa mãn giá trị ban đầu của quá trình biến đổi, tức thỏa một biểu thức có
dạng y( x0 )  y0 . Đây được gọi là điều kiện ban đầu (initial condition) và
bài toán tìm nghiệm của một phương trình vi phân sao cho thỏa điều kiện
ban đầu gọi là bài toán giá trị ban đầu (initial – value problem).
1
 
Ví dụ 3: Giải phương trình y   y 2  1 với y(0)  2 .
2
1  cet
Giải: Thay t  0 vào nghiệm tổng quát y  của phương trình đã
1  cet
cho ta được:
1  ce0 1 c 1
y (0)  2  2  c .
1  ce 0
1 c 3
184 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

1
1  et
3  3 e .
t
Vậy, nghiệm của bài toán là: y 
1 3  et
1  et
3
PHƯƠNG TRÌNH TÁCH BIẾN (SEPARABLE EQUATIONS)

ĐỊNH NGHĨA:
Phương trình tách biến là phương trình vi phân cấp một có dạng
dy
 g ( x) f ( y ).
dx
Tên gọi “tách biến” do phương trình có thể biến đổi để vế trái chỉ phụ
thuộc y, vế phải chỉ phụ thuộc x như sau:
Nếu f ( y)  0 , để giải phương trình trên, ta viết phương trình dưới dạng
dy
 g ( x)dx (1)
f ( y)
Lấy tích phân hai vế của phương trình ta được:
1
 f ( y)dy   g ( x)dx (2)
Ngược lại, nếu f và g thỏa mãn (2), khi đó:
d   d d   dy

1
dy  
dx  f ( y )  dx
  g ( x)dx   
1
dy 
dy  f ( y )  dx
 g ( x)

1 dy
  g ( x).
f ( y ) dx
Vậy, (1) thỏa mãn.
Ví dụ 4:
dy x 2
a. Giải phương trình vi phân:  .
dx y 2
b. Tìm nghiệm của phương trình trên thỏa điều kiện y(0)  2 .
Giải:
a. Điều kiện: y  0 .
dy x 2
 2  y 2 dy  x 2 dx
dx y
  y dy   x dx
2 2

1 3 1 3
 y  x  C, C 
3 3
 y  3 x3  3C .
5.2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP MỘT 185

Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình là: y  3 x3  K , K  .

b. y(0)  2  3
K  2  K 8.

Vậy, nghiệm của bài toán trong trường hợp này là: y  3 x3  8.
dy 6x2
Ví dụ 5: Giải phương trình vi phân  .
dx 2 y  cos y
Giải: Điều kiện: 2 y  cos y  0 .
Phương trình đã cho tương đương với:
(2 y  cos y)dy  6 x 2 dx   (2 y  cos y)dy   6 x dx
2

 y 2  sin y  2 x3  C, C  .
Nghiệm của phương trình trong trường hợp này ở dạng ẩn (implicitly), ta
không thể biểu diễn y như một hàm đối với x.
Ví dụ 6: Giải phương trình y   x 2 y .
dy
Giải: Phương trình viết lại là:  x2 y .
dx
 Nếu y  0 :
dy dy x3
 x 2 dx  y    C
2
x dx ln y
y 3
x3 x3 x3
C
 y e 3
e e C 3
 y  e e .
C 3

 y  0 cũng là một nghiệm của phương trình vi phân đã cho.


x3
Vậy, nghiệm tổng quát là: y  Ae , A  .
3

Ví dụ 7: Một quốc gia nhỏ nọ có 10 tỉ dollar tiền giấy đang lưu thông và
mỗi ngày có 50 triệu dollar được đưa vào ngân hàng nhà nước. Chính phủ
muốn đưa mẫu tiền mới vào vận hành bằng cách thay loại tiền cũ bằng loại
tiền mới bất cứ khi nào loại tiền cũ được đưa vào ngân hàng. Hỏi phải mất
bao lâu thì lượng tiền mới chiếm 90 % trong lưu thông?
Giải: Đặt x  x(t ) (đơn vị: tỉ dollar, 0  x  10 ) là lượng tiền mới đang lưu
thông ở ngày vận hành thứ t . Ta có: x(0)  0 .
Theo giả thiết, với 10 tỉ dollar tiền cũ đang lưu thông thì trung bình mỗi
ngày có 0.05 tỉ dollar tiền mới được đưa vào vận hành. Do đó, ở ngày vận
hành thứ t , trong 10  x(t ) tỉ dollar tiền cũ đang lưu thông thì lượng tiền
mới được đưa vào vận hành mỗi ngày trung bình là:
10  x(t )
0.05  0.005 10  x(t )  (tỉ dollar).
10
Vì tốc độ gia tăng tiền mới là x(t ) nên ta có phương trình vi phân sau:
186 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

dx
 0.005(10  x).
dt
Đây là phương trình tách biến, khi x  10 ta có:
1 1
dx  0.005dt   dx   0.005dt
10  x 10  x
  ln 10  x  0.005t  C
 x  10  eC e0.005t .
Vì x  10 cũng là một nghiệm của phương trình nên phương trình có
nghiệm tổng quát là x  10  Ae0.005t , A  .
Thay điều kiện đầu x(0)  0 vào nghiệm, ta được A  10 .
Vậy, x  10  10e0.005t .
Ta cần tìm thời điểm t để lượng tiền tệ mới chiếm 90 % trong lưu thông,
tức x(t )  9 tỉ dollar. Ta có:
1 1
9  10  10e0.005t  e0.005t    0.005t  ln
10 10
ln10
 t  460.52 (ngày)  1.26 (năm).
0.005
PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP MỘT (FIRST –
ORDER LINEAR DIFFERENTIAL EQUATIONS)

ĐỊNH NGHĨA:
Phương trình vi phân tuyến tính cấp một có dạng
dy
 P( x) y  Q( x),
dx
với P và Q là các hàm liên tục trên một khoảng I  .

Cách giải:
 Tìm một nhân tử tích phân (integrating factor) I ( x)  0 thỏa mãn:
I ( x)  y   P( x) y    I ( x) y  .
Khai triển hai vế ta được:

I ( x) P( x)  I ( x)     P( x)dx  I  Ae 
dI P ( x )dx
, A   eC .
I
Chọn A  1 , ta được: I ( x)  e 
P ( x )dx
.
 Phương trình vi phân tuyến tính đã cho tương đương với:
 I ( x) y   I ( x)Q( x)  I ( x) y  I ( x)Q( x)dx  C.

Vậy,
5.2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP MỘT 187

dy
Phương trình vi phân tuyến tính cấp một  P( x) y  Q( x) có nghiệm
dx
tổng quát là:
1 
I ( x)Q( x)dx  C 
I ( x)  
y

với I ( x)  e 
P ( x )dx
.

dy
Ví dụ 8: Giải phương trình vi phân  3x 2 y  6 x 2 .
dx
Giải:

Nhân tử tích phân I ( x)  e


3 x 2 dx
 e x  A . Chọn I ( x)  e x
3 3

3
 Nhân 2 vế của phương trình cho e x :

ex
3 dy

dx
 3x 2 e x y  6 x 2 e x 
3 3 d x3
dx
e y  6x2ex .
3

 
Lấy tích phân 2 vế:
e x y   6 x 2 e x dx  2 e x d  x3   2e x  C  y  2  Ce x .
3 3 3 3 3

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình là y  2  Ce x .


3

Ví dụ 9: Tìm nghiệm của bài toán giá trị ban đầu: x2 y  xy  1, y(1)  2.
Giải: Ta thấy x  0 không thỏa mãn phương trình.
1 1
Với x  0 , chia hai vế của phương trình cho x 2 : y   y 2 (*)
x x
dx
x ln x  A
 Nhân tử tích phân I ( x)  e e  e A x . Chọn I ( x)  x .
 Nhân 2 vế của phương trình (*) cho x, ta được:
1 1
xy   y   ( xy )  .
x x
Lấy tích phân 2 vế:
1
xy   dx  ln x  C.
x
ln x  C
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là: y  .
x
Với điều kiện đầu y(1)  2 , ta có: C  2.
ln x  2
Vậy nghiệm của bài toán giá trị ban đầu là: y  .
x
188 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

5.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI (SECOND


– ORDER LINEAR DIFFERENTIAL EQUATIONS)
 Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân cấp hai là hàm số có
tham số y  f  x, C1 , C2  , với C1 , C2 là các hằng số tùy ý, thỏa mãn
phương trình.
 Nghiệm riêng: Cho C1 , C2 các giá trị cụ thể là C1 , C2 thì hàm số
y  f  x, C1 , C2  gọi là một nghiệm riêng của phương trình.

ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI:


Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai (second – order linear
differential equation) có dạng:
d2y dy
P( x) 2
 Q( x )  R ( x) y  G ( x) ,
dx dx
với P, Q, R, G là các hàm liên tục trên một khoảng I  và P  0 .

ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI


THUẦN NHẤT:
Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai thuần nhất (second – order
homogeneous linear differential equation) có dạng:
d2y dy
P ( x) 2  Q( x )  R ( x) y  0 (1)
dx dx
với P, Q, R là các hàm liên tục trên một khoảng I  và P  0 .

ĐỊNH LÍ: Nếu y1 ( x) và y2 ( x) là hai nghiệm của phương trình vi phân


tuyến tính thuần nhất (1) thì y( x)  C1 y1 ( x)  C2 y2 ( x), C1 , C2 
cũng là nghiệm của phương trình (1).
Lưu ý: Hai nghiệm y1 ( x) và y2 ( x) gọi là phụ thuộc tuyến tính nếu tồn tại
số k sao cho y1 ( x)  ky2 ( x) , ngược lại ta nói 2 nghiệm này là độc lập
tuyến tính.

ĐỊNH LÍ: Nếu y1 ( x) và y2 ( x) là hai nghiệm độc lập tuyến tính của
phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất (1) và P( x)  0 x thì
nghiệm tổng quát của phương trình (1) là:
y( x)  C1 y1 ( x)  C2 y2 ( x), C1 , C2  .

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI THUẦN


NHẤT HỆ SỐ HẰNG (SECOND – ORDER HOMOGENEOUS
LINEAR DIFFERENTIAL EQUATIONS WITH CONSTANT
COEFFICIENTS)
5.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI 189

Nếu P, Q, R là các hằng số, khi đó phương trình (1) có dạng:


ay  by  cy  0 (2)
với a  0, a, b, c  .
Phương trình (2) gọi là phương trình vi phân tuyến tính cấp hai thuần
nhất hệ số hằng.
Nhận xét: Nếu y  erx , r   y  rerx , y  r 2 erx , thay vào phương
trình (2):
ar 2 erx  brerx  cerx  0  (ar 2  br  c)erx  0.
Vậy y  erx là một nghiệm của phương trình (2) nếu r là nghiệm của
phương trình đặc trưng (characteristic equation): ar 2  br  c  0 (3)
Trường hợp 1: Nếu phương trình đặc trưng (3) có hai nghiệm thực phân
biệt r1 , r2 thì y1  er1x và y2  er2 x là hai nghiệm độc lập tuyến tính của
phương trình (2).
Vậy,
Nếu phương trình đặc trưng ar 2  br  c  0 có hai nghiệm thực phân
biệt r1 , r2 thì nghiệm tổng quát của phương trình ay  by  cy  0 là
y  C1er1x  C2 er2 x .

b
Trường hợp 2: Nếu phương trình đặc trưng (3) có nghiệm kép r  
2a
tức 2ar  b  0 thì y1  erx là một nghiệm của phương trình (2). Ta chứng
minh y2  xerx cũng là một nghiệm của (2):

ay  by  cy  a(2rerx  r 2 xerx )  b(erx  rxerx )  cxerx


 (2ar  b)erx  (ar 2  br  c) xerx  0.erx  0.xerx  0.
Vậy,
Nếu phương trình đặc trưng ar 2  br  c  0 chỉ có một nghiệm thực r
thì nghiệm tổng quát của phương trình ay  by  cy  0 là
y  C1erx  C2 xerx .

Trường hợp 3: Nếu phương trình đặc trưng (3) có hai nghiệm phức dạng
r1    i  , r2    i  thì nghiệm tổng quát của phương trình (2) là:
y  c1er1x  c2 er2 x  c1e( i ) x  c2 e( i ) x
 c1e x (cos  x  i sin  x)  c2 e x (cos  x  i sin  x)
 e x  c1  c2  cos  x  i  c1  c2  sin  x 
 e x  C1 cos  x  C2 sin  x  .
190 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Vậy,
Nếu phương trình đặc trưng ar 2  br  c  0 có hai nghiệm phức
r1    i  và r2    i  thì nghiệm tổng quát của phương trình
ay  by  cy  0 là y  e x  C1 cos  x  C2 sin  x  .

Ví dụ 1: Giải phương trình y  y  6 y  0.


Giải: Phương trình đặc trưng r 2  r  6  0 có hai nghiệm thực phân biệt
r1  2, r2  3.
Nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là y  C1e2 x  C2 e3 x .
Ví dụ 2: Giải phương trình 4 y  12 y  9 y  0.
Giải: Phương trình đặc trưng 4r 2  12r  9  0 có một nghiệm kép
3
r .
2
3 3
 x  x
Nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là: y  C1e 2
 C2 xe 2
.
Ví dụ 3: Giải phương trình y  6 y  13 y  0.
Giải: Phương trình đặc trưng r 2  6r  13  0 có hai nghiệm phức
r1  3  2i, r2  3  2i.
Nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là:
y  e3 x  C1 cos 2 x  C2 sin 2 x  .

BÀI TOÁN GIÁ TRỊ BAN ĐẦU VÀ BÀI TOÁN GIÁ TRỊ BIÊN
(INITIAL – VALUE AND BOUNDARY – VALUE PROBLEMS)
Bài toán giá trị ban đầu của phương trình vi phân cấp hai là tìm nghiệm y
của phương trình thỏa mãn điều kiện ban đầu dạng: y( x0 )  y0 , y( x0 )  y1 ,
với y0 , y1 là các hằng số cho trước.
Ví dụ 4: Giải bài toán giá trị ban đầu: y  y  6 y  0, y(0)  1, y(0)  0.
Giải: Từ ví dụ trên ta có nghiệm tổng quát của phương trình này là
y  C1e2 x  C2 e3 x  y   2C1e2 x  3C2 e3 x .
Để nghiệm thỏa mãn điều kiện ban đầu:
 y (0)  1  C  C2  1 3 2
   1  C1  , C2  .
 y (0)  0 2C1  3C2  0 5 5
3 2
Vậy nghiệm của bài toán là: y  e2 x  e3 x .
5 5
Bài toán giá trị biên của phương trình vi phân cấp hai là tìm nghiệm y của
phương trình thỏa mãn điều kiện biên: y( x0 )  y0 , y( x1 )  y1 , với y0 , y1 là
các hằng số cho trước.
5.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI 191

Ví dụ 5: Giải bài toán giá trị biên y  2 y  y  0, y(0)  1, y(1)  3.


Giải: Phương trình đặc trưng r 2  2r  1  0 có nghiệm kép r  1.
Nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là y  C1e x  C2 xe x .
Để nghiệm thỏa mãn điều kiện biên:
 y (0)  1  C 1
   1 1 1  C1  1, C2  3e  1.
 y (1)  3 C1e  C2 e 3

Vậy, nghiệm của bài toán giá trị biên là: y  e x  (3e  1) xe x .

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI KHÔNG


THUẦN NHẤT HỆ SỐ HẰNG (SECOND – ORDER
NONHOMOGENEOUS LINEAR DIFFERENTIAL EQUATIONS
WITH CONSTANT COEFFICIENTS)
Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai không thuần nhất hệ số hằng
có dạng:
ay  by  cy  G( x) (4)
với a  0, a, b, c  và G là hàm liên tục trên một khoảng I  .
ĐỊNH LÍ: Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân không thuần nhất
(4) là y( x)  yc ( x)  y p ( x) , với yc ( x) là nghiệm tổng quát của phương
trình thuần nhất tương ứng ay  by  cy  0 và y p ( x) là một nghiệm
riêng của phương trình ay  by  cy  G( x).

Để tìm nghiệm riêng y p ( x) của phương trình ay  by  cy  G( x) ta sử


dụng phương pháp sau:
Phương pháp hệ số bất định (The method of undetermined
coefficients)
Trường hợp 1: Nếu G( x) là một đa thức thì một nghiệm riêng của
phương trình vi phân không thuần nhất (4) là đa thức cùng bậc với G( x) .
Thay đa thức này vào phương trình vi phân để tìm các hệ số của đa thức.
Ví dụ 6: Giải phương trình y  y  2 y  x 2 .
Giải:
 Giải phương trình thuần nhất tương ứng: y  y  2 y  0.
Phương trình đặc trưng r 2  r  2  0 có 2 nghiệm: r1  1, r2  2.

Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là: yc  C1e x  C2 e2 x .

 Tìm một nghiệm riêng: Vì G( x)  x 2 nên nghiệm riêng có dạng:


y p  Ax 2  Bx  C.
Ta có: yp  2 Ax  B, yp  2 A.
192 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Thay vào phương trình vi phân đã cho:


(2 A)  (2 Ax  B)  2  Ax 2  Bx  C   x 2
  2 Ax2  (2 A  2B) x  (2 A  B  2C )  x 2 .
1 1 3
Cân bằng hệ số ta được: A   , B   , C   .
2 2 4
1 1 3
Suy ra: y p   x 2  x  .
2 2 4
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là:
1 1 3
y  yc  y p  C1e x  C2 e2 x  x 2  x  .
2 2 4
Trường hợp 2: Nếu G( x)  Cekx , với C và k là các hằng số thì ta thử tìm
nghiệm riêng của phương trình vi phân không thuần nhất dạng
y p ( x)  Aekx .

Ví dụ 7: Giải phương trình y  4 y  e3 x .


Giải:
 Giải phương trình thuần nhất tương ứng: y  4 y  0.
Phương trình đặc trưng r 2  4  0 có 2 nghiệm phức r1  2i, r2  2i.
Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là:
yc  C1 cos 2 x  C2 sin 2 x.
 Tìm một nghiệm riêng: Vì G( x)  e3 x nên ta thử tìm nghiệm riêng có
dạng: y p  Ae3 x .

Ta có: yp  3 Ae3 x , y p  9 Ae3 x .

Thay vào phương trình vi phân đã cho: 9 Ae3 x  4  Ae3 x   e3 x .


1 1
Cân bằng hệ số ta được A  . Suy ra nghiệm riêng y p  e3 x .
13 13
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là:
1
y  yc  y p  C1 cos 2 x  C2 sin 2 x  e3 x .
13
Trường hợp 3: Nếu G( x)  C cos kx hoặc G( x)  C sin kx , với C và k là
các hằng số thì ta thử tìm nghiệm riêng của phương trình vi phân không
thuần nhất dạng y p ( x)  A cos kx  B sin kx.
Ví dụ 8: Giải phương trình y  y  2 y  sin x.
Giải:
 Giải phương trình thuần nhất: y  y  2 y  0.
5.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI 193

Phương trình đặc trưng: r 2  r  2  0 có 2 nghiệm r1  1, r2  2.

Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là: yc  C1e x  C2 e2 x .
 Tìm một nghiệm riêng: Vì G( x)  sin x nên ta thử nghiệm riêng dạng:
y p  A cos x  B sin x.
Ta có: yp   A sin x  B cos x, yp   A cos x  B sin x .
Thay vào phương trình vi phân đã cho:
( A cos x  B sin x)  ( Asin x  B cos x)  2( A cos x  B sin x)  sin x
 (3 A  B)cos x  ( A  3B)sin x  sin x.
1 3
Cân bằng hệ số ta được A   , B   .
10 10
1 3
Suy ra nghiệm riêng y p   cos x  sin x.
10 10
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho:
1
y  yc  y p  C1e x  C2 e2 x  (cos x  3sin x).
10
Trường hợp 4:
 Nếu G( x) là tích của các hàm trong các trường hợp trên thì ta thử tìm
nghiệm riêng là tích của các hàm có cùng kiểu, ví dụ nghiệm riêng
của phương trình y  2 y  4 y  x cos3x có dạng:
y p  ( Ax  B)cos3x  (Cx  D)sin 3x.
 Nếu G( x) là tổng của các hàm trong các trường hợp trên: Nếu y p1 ,
y p2 lần lượt là nghiệm riêng của phương trình ay  by  cy  G1 ( x)
và ay  by  cy  G2 ( x) thì y p1  y p2 là nghiệm riêng của phương
trình ay  by  cy  G1 ( x)  G2 ( x) (nguyên lý chồng chất nghiệm).

Ví dụ 9: Giải phương trình y  4 y  xe x  cos 2 x.


Giải:
 Giải phương trình thuần nhất: y  4 y  0.
Phương trình đặc trưng: r 2  4  0 có 2 nghiệm r1  2, r2  2.
Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là:
yc ( x)  C1e2 x  C2 e2 x .
 Tìm một nghiệm riêng:
Với phương trình y  4 y  xe x , ta thử tìm nghiệm riêng dạng
y p1  ( Ax  B)e x .
194 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Với phương trình y  4 y  cos 2 x , ta thử tìm nghiệm riêng dạng:
y p2  C cos 2 x  D sin 2 x.
Do đó ta thử tìm nghiệm riêng của phương trình
y  4 y  xe x  cos 2 x dạng y p  ( Ax  B)e x  C cos 2 x  D sin 2 x.

Ta có: yp  ( Ax  A  B)e x  2C sin 2 x  2D cos 2 x,


yp  ( Ax  2 A  B)e x  4C cos 2 x  4D sin 2 x .
Thay vào phương trình đã cho:
( Ax  2 A  B)e x  4C cos 2 x  4D sin 2 x  4( Ax  B)e x  4C cos 2 x
4D sin 2 x  xe x  cos 2 x
 (3 Ax  2 A  3B)e x  8D sin 2 x  8C cos 2 x  xe x  cos 2 x
1 2 1
Cân bằng hệ số ta được A   , B   , C   , D  0.
3 9 8
1 2 1
Suy ra nghiệm riêng y p    x   e x  cos 2 x.
3 9 8
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho:
1 2 1
y  yc  y p  C1e2 x  C2 e2 x   x   e x  cos 2 x.
3 9 8

TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH:


1. Nếu G( x)  ekx P( x) với P là đa thức bậc n thì nghiệm riêng
y p ( x)  ekxQ( x) với Q( x) là đa thức bậc n .

2. Nếu G( x)  ekx P( x)cos mx hoặc G( x)  ekx P( x)sin mx với P là


đa thức bậc n thì nghiệm riêng
y p ( x)  ekxQ( x)cos mx  ekx R( x)sin mx với Q, R là các đa thức
bậc n .
Lưu ý: Nếu nghiệm riêng y p là một nghiệm của phương trình thuần
nhất tương ứng, ta cần nhân y p với x hoặc x 2 .

Ví dụ 10: Giải phương trình y  4 y  13 y  e2 x cos3x.


Giải
 Giải phương trình thuần nhất: y  4 y  13 y  0.
Phương trình đặc trưng r 2  4r  13  0 có 2 nghiệm thực phân biệt
r1  2  3i, r2  2  3i.
Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là:
yc  e2 x  C1 cos3x  C2 sin 3x  .
5.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI 195

 Tìm nghiệm riêng: Vì G( x)  e2 x cos3x nên ta thử nghiệm riêng


dạng:
y p  e2 x ( A cos3x  B sin 3x).
Tuy nhiên đây là một nghiệm trong họ nghiệm tổng quát của phương
trình thuần nhất nên ta sẽ tìm nghiệm riêng dạng:
y p  xe2 x ( A cos3x  B sin 3x)
 yp  e2 x (2 Ax  3Bx  A)cos3x  (3 Ax  2Bx  B)sin 3x 
 yp  e2 x (5 Ax  12Bx  4 A  6B)cos3x
(12 Ax  5Bx  6 A  4B)sin 3x.

Thay vào phương trình y  4 y  13 y  e2 x cos3x và rút gọn ta


được:
1
6 B cos3x  6 A sin 3x  cos3x  A  0, B 
6
1
Suy ra: y p  xe2 x sin 3x.
6
Vậy phương trình đã cho có nghiệm tổng quát là:
1
y  e2 x  C1 cos3x  C2 sin 3x   xe2 x sin 3x.
6
Phương pháp biến thiên hằng số (The method of variation of
parameters)
Trường hợp vế phải của phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 không thuần
nhất ayp  byp  cy p  G( x) không có dạng đặc biệt như đã đề cập trong 4
trường hợp ở trên, phương pháp hệ số bất định không còn hiệu quả.
Giả sử yc  C1 y1 ( x)  C2 y2 ( x) là nghiệm tổng quát của phương trình thuần
nhất tương ứng. Bằng cách thay các hằng số C1 , C2 bằng các hàm tùy ý
u1 ( x), u2 ( x) , ta thử tìm nghiệm riêng y p của phương trình không thuần
nhất dưới dạng y p  u1 ( x) y1 ( x)  u2 ( x) y2 ( x).
Khi đó, yp  u1 y1  u1 y1  u2 y2  u2 y2 .
Để ý rằng, do u1 và u2 là các hàm tùy ý nên ta có thể áp đặt điều kiện lên
chúng. Cụ thể, xét điều kiện u1 y1  u2 y2  0, khi đó
yp  u1 y1  u1 y1  u2 y2  u2 y2,

Vì y p là một nghiệm của phương trình ay  by  cy  G( x) nên:


ayp  byp  cy p  G( x)

 a  u1 y1  u2 y2   b  u1 y1  u2 y2 


 u1  ay1  by1  cy1   u2  ay2  by2  cy2   G( x)
196 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

 a  u1 y1  u2 y2   G( x)


vì y1 , y2 là các nghiệm của phương trình thuần nhất tương ứng và u1 ( x),
u2 ( x) thỏa điều kiện đề ra. Không mất tính tổng quát, ta tìm u1 ( x), u2 ( x)
sao cho u1 y1  u2 y2  G( x).

TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP BIẾN THIÊN HẰNG SỐ:


Bước 1: Tìm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương ứng:
yc  C1 y1 ( x)  C2 y2 ( x) .
Bước 2: Tìm nghiệm riêng của phương trình không thuần nhất dưới
dạng:
y p  u1 ( x) y1 ( x)  u2 ( x) y2 ( x).
Tìm u1 ( x), u2 ( x) từ hệ phương trình:
 y1u1  y2 u2  0

 y1u1  y2 u2  G ( x)
Bước 3: Nghiệm tổng quát của phương trình không thuần nhất là:
y  yc  y p .

1
Ví dụ 11: Giải phương trình y  y  .
sin x
Giải:
 Giải phương trình thuần nhất tương ứng: y  y  0.
Phương trình đặc trưng r 2  1  0 có 2 nghiệm phức r1  i, r2  i .
Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất:
yc  C1 cos x  C2 sin x .
 Tìm nghiệm riêng của phương trình không thuần nhất dưới dạng:
y p  u1 ( x)cos x  u2 ( x)sin x
Giải hệ phương trình:
 cos x.u1  sin x.u2  0

 1
  sin x. u1  cos x.u2  sin x
Ta tìm được: u1  1, u2  cot x .
Suy ra u1   x, u2  ln sin x nên y p   x cos x  sin x ln sin x .
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là:
y  C1 cos x  C2 sin x  x cos x  sin x ln sin x .
5.4 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 197

5.4 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ (APPLICATIONS TO


ECONOMICS)
HÀM CÓ QUY LUẬT HÀM MŨ
Giả sử hàm y  y(t ) tăng với tốc độ tỉ lệ với nó, nghĩa là:
dy
 ry (1) , với r là hằng số, t  [0, T ] và y(t )  0.
dt
Phương trình (1) là phương trình tách biến. Biến đổi (1) ta được:
dy
 rdt (2) .
y
Nghiệm tổng quát của (2) là:
dy
 y  r  dt  C1  ln y  rt  C1  y  Ce .
rt

Với điều kiện ban đầu y(0)  y0 nghiệm riêng của phương trình (1) là:
y  y0 ert (3).
Từ (3) ta kết luận: nếu y tăng với tốc độ tỉ lệ với chính nó thì y có dạng
hàm mũ:
y  y0 ert với y(0)  y0 (4).
Lưu ý: Nếu tốc độ tăng là hàm số biến thiên theo thời gian t : r  r (t ) , giải
t

 r ( s ) ds
lại (2) ta có: y  y0 e 0 .
Ví dụ 1: Bài toán lãi kép liên tục.
Nhắc lại, ở Chương 2, với lãi kép liên tục r, ta đã biết tốc độ gia tăng của
số dư tài khoản luôn bằng r lần số dư tại thời điểm đó. Do đó, số dư tài
khoản tính theo lãi kép liên tục sẽ tăng trưởng theo hàm mũ. Xét ví dụ sau:
Với lãi kép liên tục, năm 2011 đầu tư 1000 dollar, ba năm sau được số
tiền là 1062 dollar. Đến năm 2020 , số tiền có được là bao nhiêu?
Giải: Giả sử lãi kép liên tục theo năm là r và A(t ) là số tiền thu được sau
t năm.
Ta có: A(t )  A(0)ert với A(0)  1000 ($) là lượng tiền vốn.
ln1.062
Theo đề bài: 1062  1000e3r hay r 
3
Đến năm 2020, số tiền thu được là: A(9)  1000e9 r  1197.77 ($) .

TIỀN GỞI LIÊN TỤC (CONTINUOUS DEPOSITS)


Gọi A(t ) là số dư tài khoản ở thời điểm t (đơn vị: năm) với lãi kép liên tục
theo năm là r, vì tốc độ gia tăng của số dư luôn bằng r lần số dư tại thời
điểm đó nên:
198 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

dA
 rA.
dt
Nếu tiền liên tục được gởi thêm vào tài khoản với tốc độ D đơn vị tiền tệ
mỗi năm thì tốc độ gia tăng của số dư trong tài khoản sẽ thỏa phương trình
vi phân sau:
dA
 rA  D.
dt

Ví dụ 2: Một người gởi ngân hàng 5000 dollar với lãi kép liên tục là 8%
mỗi năm. Anh ta “liên tục” gởi thêm tiền vào tài khoản với tốc độ 1000
dollar một năm. Hãy tính số dư tài khoản của người này sau 7 năm.
Giải: Gọi A(t ) là số dư tài khoản ở thời điểm t. Theo giả thiết, r  0.08 và
D  1000 , ta có phương trình vi phân:
dA
 0.08 A  1000.
dt
Thực hiện tách biến và tích phân hai vế phương trình trên, ta được:
1
 0.08 A  1000 dA   dt
1
 ln(0.08 A  1000)  t  C (C  )
0.08
 0.08 A  1000  e0.08(t C )
K 0.08t
 A e  12500 ( K  eC ).
0.08
Theo giả thiết, A(0)  5000 , suy ra
K (0.08)(0)
e  12500  5000  K  1400
0.08
Do đó: A  17500e0.08t  12500.
Vậy, số dư tài khoản sau 7 năm là:
A(7)  17500e(0.08)(7)  12500  18136.77 ($) .

PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG


Giả sử lượng cung và cầu của một loại hàng hóa như sau:
Qd  a  bP (1)

 Qs  c  dP (2)
với a, b, c, d là những hằng số dương.
ac
Khi đó giá cân bằng là: P  .
bd
Nếu giá tại thời điểm ban đầu P0  P thì thị trường đã ở trạng thái cân
bằng nhưng nếu P0  P thì phải có một quá trình điều chỉnh thị trường,
5.4 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ 199

mới đi đến trạng thái cân bằng. Trong khoảng thời gian đó cả P, Qd , Qs
đều thay đổi, do đó có thể xem các đại lượng này là những hàm số theo
thời gian t .
Bài toán phân tích động thái thị trường đặt ra như sau:
Nếu có đủ thời gian để điều chỉnh thị trường, thì liệu thị trường có đạt tới
mức cân bằng hay không? Nghĩa là nếu t   thì P(t )  P hay không?
Giải: Ta giả thiết tốc độ biến thiên của giá cả tỉ lệ thuận với lượng dư cầu
Qd  Qs tại mọi thời điểm.
dP
   Qd  Qs  , (  0) (3) (hằng số  gọi là hệ số điều chỉnh)
dt
Từ (1), (2), (3), ta có phương trình vi phân tuyến tính cấp một:
dP
  (b  d ) P   (a  c).
dt
Giải phương trình này với điều kiện đầu P(0)  P0 ta có nghiệm:

P(t )   P0  P  e (bd )t  P.

Suy ra P(t )  P khi t   .


Do vậy, theo quỹ đạo thời gian, giá cả luôn hội tụ về trạng thái cân bằng.
200 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Bài tập Chương 5


5.1 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TỔNG QUÁT
2
1. Chứng minh y  e x  e2 x là một nghiệm của phương trình vi phân
3
y  2 y  2e .
x

2. Chứng tỏ rằng y  t cos t  t là một nghiệm của bài toán giá trị ban
dy
đầu: t  y  t 2 sin t , y( )  0 .
dt
dy
3. Cho hàm số y (t ) thỏa mãn phương trình vi phân  y 4  6 y3  5 y 2
dt
a. Hàm hằng nào là nghiệm của phương trình đã cho?
b. Với các giá trị nào của y thì y tăng?
c. Với các giá trị nào của y thì y giảm?

5.2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP MỘT

Phương trình tách biến


4. Giải phương trình vi phân
a. xy 2 y  x  1 b. ( y  sin y) y   x  x3
dy t dz
c.  y t 2 d.  et  z  0
dt ye dt
y
e. xy   y  xe x

5. Tìm nghiệm của phương trình vi phân thỏa mãn điều kiện ban đầu đã
cho.
a. x cos x   2 y  e3 y  y , y(0)  0
du 2t  sec2 t
b.  , u (0)  5
dt 2u
  
c. y  tan x  a  y, y    a, 0 x
3 2
Phương trình vi phân tuyến tính cấp một
6. Giải phương trình vi phân.
a. y  y  e x b. xy   y  x
du dr
c. (1  t )  u  1  t , t  0 d. t ln t  r  tet
dt dt
7. Giải bài toán giá trị ban đầu.
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 201

dv
 2tv  3t 2et , v(0)  5
2
a.
dt
b. 2 xy  y  6 x, x  0, y(4)  20
c. xy  y  x 2 sin x, y( )  0
d. xy  2 y  e x , y(1)  0
8. Phương trình vi phân Bernoulli (Bernoulli differential equation) (gọi
theo James Bernoulli) là phương trình có dạng:
dy
 P( x) y  Q( x) y n
dx
Khi n  0 hoặc n  1 , phương trình Bernoulli trở thành phương trình
vi phân tuyến tính cấp một. Với những giá trị khác của n, chứng minh
rằng bằng cách thay u  y1n , nếu y  0, ta có thể chuyển phương
trình Bernoulli về dạng tuyến tính sau
du
 (1  n) P( x)u  (1  n)Q( x)
dx
9. Áp dụng phương pháp nêu trong bài 8 để giải các phương trình vi
phân sau:
2 y3
a. xy  y   xy 2 b. y  y 2
x x
5.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI
10. Giải các phương trình vi phân sau:
a. y  y  6 y  0 b. 9 y  12 y  4 y  0
d2y dy
c. 8 2  12  5 y  0
dt dt
11. Giải bài toán giá trị ban đầu.
a. y  6 y  8 y  0, y(0)  2, y(0)  2
b. 4 y  20 y  25 y  0, y(0)  2, y(0)  3
c. y  6 y  10 y  0, y(0)  2, y(0)  3
12. Giải bài toán giá trị biên.
   9 
a. y   4 y   5 y  0, y    0, y  0
4  4 
b. y  4 y  4 y  0, y(0)  2, y(1)  0
c. y  4 y  20 y  0, y(0)  1, y( )  2
13. Giải phương trình vi phân hoặc bài toán giá trị ban đầu bằng phương
pháp hệ số bất định.
a. y  4 y  5 y  e x
202 Chương 5: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

b. y  9 y  e2 x
c. y  2 y  3 y  cos 2 x
d. y  y  x3  x
e. y  2 y  y  xe x
f. y  y  e x  x3 , y(0)  2, y(0)  0
g. y  4 y  e x cos x, y(0)  1, y(0)  2
h. y  y  xe x , y(0)  2, y(0)  1
i. y  y  2 y  x  sin 2 x, y(0)  1, y(0)  0

5.4 ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ


14. Nếu muốn nhận được số tiền 1 tỉ đồng vào năm 2020 thì hiện tại cần
đầu tư bao nhiêu với lãi kép liên tục là 8%/năm?
15. Với lãi kép liên tục, năm 2010 đầu tư 350 triệu đồng, bốn năm sau đạt
giá trị 565.6 triệu đồng. Đến năm 2050, tổng số tiền có được là bao
nhiêu?
16. Khi Việt vừa chào đời, ông nội anh đã gởi tiết kiệm cho anh 60 triệu
đồng với lãi kép liên tục 5% mỗi năm. Ông lên kế hoạch sẽ “liên tục”
gởi thêm tiền vào tài khoản này với tốc độ 10 triệu một năm. Hỏi số
dư tài khoản là bao nhiêu khi Việt 18 tuổi?
17. Một nhà đầu tư gởi 8000 dollar vào ngân hàng với lãi kép liên tục
6%/năm. Ông ta “liên tục” rút tiền với tốc độ 1200 dollar một năm.
a. Viết phương trình vi phân mô tả tình huống này.
b. Sau 2 năm, số dư tài khoản của ông ta bị giảm bao nhiêu so với
ban đầu?
c. Khi nào tài khoản này bị rút hết?
18. Cung và cầu của một loại hàng hóa được cho bởi:
Qd  6  2 P

 Qs  2  2 P
1
Tìm hàm giá theo thời gian t, biết hệ số điều chỉnh là và giá lúc ban
2
đầu là P0  1.5 . Nếu có đủ thời gian để điều chỉnh thị trường, thì liệu
thị trường có đạt tới mức cân bằng hay không?
203

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] James Stewart, Calculus, 7th edition, Brooks/Cole, 2010.

[2] Lê Sĩ Đồng (chủ biên), Toán cao cấp (phần Giải tích), Đại học Ngân
hàng, 2009.

[3] Lê Đình Thúy, Toán cao cấp cho các nhà kinh tế (phần II: Giải tích
toán học), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012.

[4] Margaret L. Lial, Raymond N. Greenwell, Nathan P. Richey,


Calculus and Applications, 10th edition, Pearson, 2010.

[5] Howard L. Rolf, Finite Mathematics, 7th edtion, Thomson


Brooks/Cole, 2006.

[6] Alpha Chiang, Fundamental Methods of Mathematical Economics,


McGraw – Hill, 1984.

You might also like