You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, THỂ CHẤT

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nhóm sinh viên : ... (Mã SV)

Lớp :

GV hướng dẫn:

Hà nội, tháng ... năm


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận xét mức


TT Họ và tên Nhiệm vụ độ hoàn Điểm
thành

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................1
4. Bố cục đề tài................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
Chương 1. Cơ sở lý luận chung.........................................................................3
1.1 Sơ lược về Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.............................................3
1.2 Ý nghĩa bài thu hoạch tham quan Bảo tàng Việt Nam............................6
Chương 2. THỰC TRẠNG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA
XUÂN NĂM 1975 THÔNG QUA CÁC HÌNH ẢNH, HIỆN VẬT CÓ
TRONG BẢO TÀNG CÁCH MẠNG? QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT ĐẤT
NƯỚC SAU CHIẾN TRANH VÀ THỜI KỲ BAO CẤP (TRƯỚC THỜI KỲ
ĐỔI MỚI NĂM 1986, LIÊN HỆ THỰC TIỄN................................................8
2.1 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.................................8
2.2 Quá trình thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp..........23
2.2.1 Tình hình đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp......................24
2.1.2 Quá trình thống nhất đất nước và sự cố gắng tái thiết........................29
2.3 Liên hệ thực tiễn........................................................................................32
Chương 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, LIÊN HỆ BẢN THÂN......................34
3.1 Giải pháp...................................................................................................34
3.2 Kiến nghị...................................................................................................34
3.3 Liên hệ bản thân........................................................................................35
KẾT LUẬN.....................................................................................................37
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tham quan bảo tàng luôn là một hoạt động không thể thiếu đối với học sinh,sinh
viên. Ngoài việc nâng cao tinh thần yêu nước thì một giá trị to lớn khác mà hoạt
động này mang lại chính là tạo ra cơ hội để thế hệ trẻ có thể tiếp cận với những bộ
môn liên quan đến lịch sử nói chung và các môn khoa học xã hội nói riêng.Qua đó
chúng em được tìm hiểu sâu sắc và thức tế hơn về nước việt nam các thời kỳ song
song với đó chính là cơ hội hiếm có được tận mắt nhìn ngắm các cổ vật, vũ khí và
vô số những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn thời gian của dân tộc. Hầu hết
các tác phẩm đều để lại trong nhóm em nhiều bài học lịch sử vô cùng giá trị.

Chuyến tham quan với hành trình diễn ra như đúng mong đợi của mọi người.Với
tiết trời không phải những cơn mưa bất chợt vội vàng ghé qua trên dãy chặng
đường mà là một ngày nắng đẹp dịu dàng của nàng thu còn mang đến sự vui tươi
bởi những tiếng cười ríu rít của giảng viên cùng sinh viên hòa theo âm thanh.Tất cả
đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh thẫm đẫm chất thơ. Đến những địa điểm thực tế,
được trực tiếp lắng nghe những cô hướng dẫn viên thuyết minh về những di vật,cổ
vật từ thời xa xưa đã giúp bản thân sinh viên chúng em nhận ra những kiến thức mà
mình tìm hiểu trước đây vẫn còn quá nhỏ bé so với kho tàng kiến thức nơi đây

Qua chuyến đi lần này đã để lại trong nhóm em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất, đắt giá
nhất đó chính là Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và Quá trình
thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp (trước thời kỳ đổi mới năm
1986)

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về sự diễn ra của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
thông qua các hình ảnh và hiện vật có trong bảo tàng cách mạng. Nghiên cứu này
cũng nhằm tìm hiểu về quá trình thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao
cấp, đặc biệt là trước thời kỳ đổi mới năm 1986 và cách thể hiện của nó qua các
hiện vật và hình ảnh trong bảo tàng cách mạng.

3. Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập hình ảnh, hiện vật và tìm hiểu về bảo tàng cách mạng: Đầu tiên,
nghiên cứu viên có thể tìm hiểu thông tin về bảo tàng cách mạng và những
hiện vật, hình ảnh liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
năm 1975. Qua đó, nghiên cứu viên sẽ có cái nhìn tổng quan về tài liệu và
nguồn thông tin có sẵn.
- Nghiên cứu, phân tích hình ảnh, hiện vật
- Phân tích quá trình thống nhất đất nước sau chiến tranh

1
- Tìm hiểu thời kỳ bao cấp
4. Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2 : Thực trạng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thông
qua các hình ảnh, hiện vật có trong bảo tàng cách mạng? quá trình thống nhất đất
nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp (trước thời kỳ đổi mới năm 1986, liên hệ
thực tiễn

Chương 3 : Giải pháp, kiến nghị, liên hệ bản thân

2
NỘI DUNG

Chương 1. Cơ sở lý luận chung


1.1 Sơ lược về Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Viện Bảo tàng có quyết định xây dựng vào Tháng 12 năm 1954 và được khánh
thành ngày 6-1-1959. Đây chính là ngày lịch sử vinh quang nhất – ngày kỷ niệm
thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau năm 2011, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam được hợp nhất với Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam, lấy tên là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Viện Bảo tàng tọa lạc ngay tại số 25 phố Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây là vị trí khá đắt địa với giao thông thuận tiện thu hút
nhiều du khách lui tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của
dân tộc ta. Là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của ngành Bảo tàng tại Hà Nội nói
riêng và cả Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ sưu tầm và lưu giữ các hiện vật
có ý nghĩa lịch sử mà còn là một nhân chứng sống kể lại công cuộc kháng chiến
chống giặc đầy gian khổ của dân tộc.

Bảo tàng được chia thành các phòng trưng bày với nhiều chủ đề khác nhau như lịch
sử Việt Minh, hình ảnh về các cuộc đấu tranh của Việt Nam, sự đóng góp của người
dân, các hiện vật từ chiến trường, v.v. Ngoài ra, bảo tàng cũng có một số phòng
trưng bày đặc biệt như phòng trưng bày về chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh,
nơi trưng bày di cảo của các vị lãnh tụ cách mạng và những phần truyền thống cách
mạng quan trọng khác.
3
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cũng thu hút đông đảo khách tham quan bởi kiến
trúc đặc biệt của mình. Tòa nhà bảo tàng được xây dựng theo phong cách kiến trúc
Pháp, kết hợp với yếu tố truyền thống dân tộc Việt Nam. Từ trên cao, tòa nhà bảo
tàng có hình dạng giống lá sen, một biểu tượng quan trọng và thiêng liêng trong văn
hoá của Việt Nam.

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã không chỉ là một địa điểm để lưu giữ lịch sử và
văn hoá của đất nước mà còn là một nơi để phục hồi, phát triển và truyền bá tinh
thần cách mạng cho thế hệ trẻ và người dân.

Nhiệm vụ của Viện Bảo tàng lịch sử Cách mạng Việt Nam

Bảo tàng lịch sử Cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ và giới thiệu về
những cuộc cách mạng chống đế quốc, phong kiến đầy gian khổ mà anh hùng của
dân tộc. Tại đây, bạn sẽ được tham quan ngắm nhìn, nghe thuyết minh về những
hiện vật, tư liệu về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam khi chống Pháp, Phát xít
Nhật, Đế quốc Mỹ (từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1975) và công cuộc xây dựng bảo vệ
đất nước đến nay.

Một yếu tố thành công căn bản trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam mà mọi người Việt Nam đều lấy làm cảm kích và luôn luôn ghi nhớ, ấy là sự
giúp đỡ tận tình và cao quý của các nước anh em vĩ đại: để xây dựng Viện Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã gửi biếu nhiều tài
liệu lịch sử cách mạng vô cùng quý giá và đặc biệt đã cử đồng chí Vămpilốp, một
chuyên gia Bảo tàng Liên Xô sang giúp nhiều kinh nghiệm quý báu với một tinh
thần phục vụ vô điều kiện từ năm 1957 cho đến khi hoàn thành Viện Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam. Trong thời gian Viện Bảo tàng đang được xây dựng, Trung Quốc
cũng cử một đoàn khảo sát do đồng chí Trần Tu Đức, hướng dẫn, sang giúp nhiều ý
kiến và nhất là giúp cho việc đào tạo một số cán bộ ngành Bảo tồn Bảo tàng. Trong
thời kỳ Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam mở cửa, một số đồng chí chuyên gia
các nước anh em khác, nhất là các đồng chí chuyên gia Cộng hòa Dân chủ Đức đã
giúp đỡ trong việc bảo quản các tài liệu hiện vật trưng bày ở Bảo tàng bằng cách
giới thiệu những kinh nghiệm khoa học chống ẩm mốc. Về hình thức thì Viện Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam thật chưa được vừa ý: vì thời gian gấp rút cũng như khả
năng tài chính có hạn chưa cho phép xây dựng một tòa nhà mới xứng với danh
nghĩa một Viện Bảo tàng, mà phải sử dụng một ngôi nhà cũ trước đây là một nhà
Đoan của thực dân Pháp rồi sửa chữa lại một phần nào cho thích hợp với việc trưng
bày: do đó mà các phòng trưng bày tương đối chưa đủ diện tích và không được
phóng khoáng để phục vụ được nhiều khách tham quan. Tổng cộng diện tích của 29
phòng có chừng 2.000 thước vuông và chứa đựng phòng độ dưới 4.000 tài liệu và
hiện vật.

4
Nội dung tổng quát của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nhằm giới thiệu
cuộc cách mạng chống đế quốc và phong kiến của nhân dân Việt Nam bắt đầu vào
khoảng cuối thế kỷ 19 cho đến ngày nay; mà chủ yếu là giới thiệu các phong trào
đấu tranh của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương trước kia tức Đảng Lao động Việt Nam ngày nay: cụ thể
chia làm 3 phần chính: phần đầu giới thiệu các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập
Đảng, cao trào cách mạng 1930-1931 cho đến cách mạng tháng 8-1945 thành công
và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Phần giữa giới thiệu cuộc kháng
chiến trường kỳ và gian khổ của nhân dân Việt Nam, khởi đầu bởi cuộc kháng chiến
Nam bộ thành đồng Tổ quốc 23-9-1945 và kết thúc bởi chiến thắng vĩ đại Điện Biên
Phủ. Phần cuối cùng giới thiệu những biến cố từ khi hòa bình lập lại cho đến nay:
Hội nghị Giơnevơ tập kết chuyển quân, miền Nam đấu tranh chống chế độ độc tài
phát xít của Mỹ-Diệm, miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế
và phát triển văn hóa, kiến thiết chủ nghĩa xã hội.

Qua các phòng trưng bày của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, người ta có thể
thấy được những nhà tù, máy chém, xiềng xích, gông cùm vv… Đó là bằng chứng
cụ thể của một chế độ thực dân phong kiến đen tối, dã man, tàn khốc, nó đã gây ra
bao nhiêu cảnh đói rét lầm than, tù đày, chém giết, đầu rơi máu chảy, tang tóc đau
thương…những vết tay nhơ nhuốc của các tên trùm thực dân mật thám; những bộ
mặt bỉ ổi đê hèn của phong kiến địa chủ phản động, bán nước cầu vinh làm tay sai
cho đế quốc. Người ta cũng có thể thấy được những hiện vật khác làm bừng sáng
lên ý chí bất khuất của các chiến sĩ cộng sản trong lao tù như những chiếc áo trấn
thủ hãy còn hoen máu của các anh hùng quân đội Cù Chính Lan, La Văn Cầu ..v..v..

Còn có những hiện vật trông rất thô sơ như hũ gạo kháng chiến, chiếc xe đạp thồ,
cái nón lá, đôi dép cao su, bộ đồ đỡ đẻ bằng tre, quyển vở học bình dân bằng mo
nan, lá chuối ..v..v.. Đó là tất cả nội dung nêu lên tinh thần hy sinh không bờ bến, ý
chí đấu tranh dũng cảm, trí óc sáng tạo, tính tình cần cù lao động, tự lực cánh sinh
của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong những hoàn cảnh thiếu thốn nguy nan
của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Và còn nữa, những hiện vật có thể làm
cho người ta phải mủi lòng như tấm chăn manh áo rách rưới, dụng cụ nghèo nàn mà
giai cấp cần lao chia sẻ cho các lãnh tụ trong những ngày đen tối nhất.

Còn có cả những lời thơ câu văn đầy khí tiết của các bậc tiền bối cách mạng trong
những giai đoạn lịch sử gay go nhất; và lại còn cả những bút tích của các con người
có tình yêu bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có trí dũng khôn cùng, các con người
tin tưởng sắt đá vào chân lý, vào Liên Xô vĩ đại, vào thắng lợi cuối cùng; bút tích
của những con người sống cho một lý tưởng, lý tưởng nhân đạo của chủ nghĩa cộng
sản.

5
Nhìn kỹ lại các hiện vật và tài liệu được trưng bày ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam, người ta không thể không đau xót nhận thấy rằng các tài liệu hiện vật nói lên
các phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam hãy còn quá ít ỏi. Đó là một thiếu
sót rất lớn do tội ác của bọn Mỹ-Diệm gây nên. Vì Mỹ-Diệm âm mưu và cố tình
chia cắt nước Việt Nam làm cho một nửa nước Việt Nam yêu quý còn phải sống
một cuộc đời đen tối; và cũng vì vậy, một phần nửa tài liệu và hiện vật quý giá của
các phong trào cách mạng Việt Nam hiện còn phải nằm trong bóng tối của miền
Nam đau khổ để chờ ngày đưa ra thể hiện trong ánh sáng huy hoàng của Viện Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam.

Về hình thức và ngay cả về nội dung Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hãy còn
rất nhiều thiếu sót, tuy vậy về mặt tác dụng đối với cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới thì không phải là ít.

1.2 Ý nghĩa bài thu hoạch tham quan Bảo tàng Việt Nam

Bài thu hoạch về Bảo tàng Cách mạng Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng về việc
lưu giữ và truyền bá văn hóa cách mạng của Việt Nam.

Lưu giữ di tích lịch sử

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi quy tụ nhiều hiện vật, tư liệu và di tích lịch sử
liên quan đến cuộc cách mạng Việt Nam từ thời Pháp thuộc cho đến chiến tranh giải
phóng. Đây là nơi quan trọng để lưu giữ và bảo tồn những hồi ức và di sản quý giá
về cuộc cách mạng của dân tộc. Lưu giữ di tích lịch sử giúp tạo ra những nguồn học
liệu thực tế và hấp dẫn cho việc giảng dạy và học tập. Các di tích lịch sử có thể
được sử dụng như các bảo tàng, trung tâm văn hóa hay các khu du lịch lịch sử để
truyền đạt kiến thức về quá khứ và giáo dục về văn hóa cho thế hệ sau.

Giáo dục và truyền bá văn hóa

Bảo tàng cung cấp một nền tảng kiến thức về lịch sử cách mạng của Việt Nam cho
các thế hệ tương lai. Những hiện vật và tư liệu được trưng bày giúp mọi người hiểu
rõ hơn về những đóng góp, hy sinh và chiến công của những người anh hùng, nhà
lãnh đạo cách mạng trong quá trình đấu tranh giành độc lập và tự do.

Giáo dục và truyền bá văn hóa đều có tầm quan trọng đối với sự phát triển của cá
nhân và xã hội. Qua việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị, giáo dục giúp con
người phát triển nhận thức và khả năng tư duy, từ đó đạt được thành công trong
cuộc sống và đóng góp tích cực vào xã hội. Truyền bá văn hóa giúp duy trì và phát
triển các giá trị, thủ tục và tư tưởng của một cộng đồng, tạo ra sự hiểu biết và tương
tác giữa các nhóm xã hội khác nhau, đồng thời tạo ra sự đoàn kết và đồng tình trong
cộng đồng.Khi được thực hiện một cách hiệu quả và cân bằng, giáo dục và truyền

6
bá văn hóa có thể góp phần xây dựng một xã hội văn minh, cùng chung sống hòa
bình và tạo điều kiện phát triển toàn diện cho mọi thành viên trong xã hội.

Khám phá văn hóa dân tộc

Bảo tàng cách mạng là một không gian văn hóa đặc biệt, nơi thể hiện nghệ thuật,
truyền thống và phong tục tập quán của các dân tộc trong cách mạng Việt Nam. Nó
cung cấp cơ hội để khám phá và hiểu rõ về văn hóa đa dạng và sự đoàn kết của
người dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong cuộc cách mạng.

Gợi lên tinh thần yêu nước

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi thể hiện tinh thần yêu nước, sự kiên cường và
sự hy sinh của cả một dân tộc. Khi tham quan bảo tàng, người ta được truyền cảm
hứng và ý thức về trách nhiệm bảo vệ đất nước và xây dựng một xã hội văn minh,
công bằng và phát triển

Hỗ trợ nghiên cứu và nghiên cứu khoa học

Bảo tàng cách mạng cũng chứa đựng nhiều tài liệu và thông tin quý giá liên quan
đến lịch sử cách mạng. Đây là một nguồn tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên
cứu, học giả và sinh viên trong việc nghiên cứu và khảo cổ.

7
Chương 2. THỰC TRẠNG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN
NĂM 1975 THÔNG QUA CÁC HÌNH ẢNH, HIỆN VẬT CÓ TRONG BẢO TÀNG
CÁCH MẠNG? QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC SAU CHIẾN TRANH VÀ
THỜI KỲ BAO CẤP (TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI NĂM 1986, LIÊN HỆ THỰC
TIỄN
Từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng có các
đồng chí lãnh đạo, chỉ huy từ chiến trường ra tham dự. Đúng lúc này, tin thắng lợi
Đường 14 - Phước Long báo về thực sự là minh chứng sống động khẳng định quân
đội Sài Gòn không còn đủ sức chống chọi với Quân Giải phóng; Mỹ cũng không thể
đưa quân can thiệp trở lại Nam Việt Nam. Bộ Chính trị đã nhanh chóng thông qua
Quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976, đồng thời dự
kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền
Nam vào năm 1975.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là một sự kiện trọng đại trong lịch
sử Việt Nam. Mở đầu là chiến dịch Buôn Ma Thuột và chiến thắng Tây Nguyên,
sau đó là chiến dịch Huế - Đà Nẵng và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nên
thắng lợi lịch sử. Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay
trên Phủ Tổng thống ngụy quyền, Thành phố Sài Gòn và cả miền Nam được giải
phóng, đánh dấu một thời khắc trọng đại trong lịch sử dân tộc

2.1 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
Giới thiệu chung về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Chỉ đạo tác chiến chiến lược táo bạo, đúng đắn, chính xác:

Nét độc đáo, sáng tạo về nghệ thuật Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
thể hiện trước hết trong chỉ đạo tác chiến chiến lược, mà tiêu biểu nhất là việc xây
dựng phương án thời cơ; cách đánh và hướng tiến công mở đầu.
8
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo
hướng thuận lợi, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (từ
30/9/1974 - 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 - 8/01/1975)
hạ quyết tâm: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam
trong hai năm 1975 - 1976; nếu thời cơ đến sớm hơn, thì lập tức giải phóng miền
Nam ngay trong năm 1975.

Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, Bộ Tổng Tư lệnh sớm chỉ đạo Bộ Tổng
Tham mưu xây dựng hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn
miền Nam. Dự thảo này đã được Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 -
8/01/1975) đồng ý thông qua (sau 8 lần xin ý kiến chỉnh sửa), chính thức trở thành
“Kế hoạch chiến lược”, gồm hai phương án. Phương án cơ bản, có hai bước:

Bước 1 (năm 1975), mở nhiều đợt tiến công và nổi dậy, làm cho lực lượng địch suy
yếu nhanh chóng, mở ra thời cơ thuận lợi mới có lợi nhất cho cách mạng.

Bước 2 (năm 1976), tiến hành tổng tiến công và nổi dậy đánh chiếm Sài Gòn, giành
toàn thắng. Phương án thời cơ: khi ta đánh mạnh, địch suy yếu nhanh có thể tạo ra
thời cơ phát triển “đột biến”, lập tức tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn
thắng trong năm 1975.

Trên thực tế, chính nhờ có sự chuẩn bị chu đáo phương án này, nên ngay sau thắng
lợi bước đầu của Chiến dịch Tây Nguyên, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp bàn
bổ sung quyết tâm chiến lược, quyết định chuyển từ phương án cơ bản sang phương
án thời cơ, thực hiện giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày năm 1975. Như vậy, dù
tình hình có phát triển theo hướng nào, thì ta vẫn giữ được sự chủ động trong việc
“điều binh, khiển tướng”. Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa phát huy thế chủ động
trên chiến trường và sự chủ động về chỉ đạo tác chiến chiến lược trở thành nét đặc
trưng cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam suốt chiều dài cuộc kháng chiến, đến
đây được thể hiện rõ ràng nhất, trở thành nhân tố cơ bản để giành thắng lợi.

Về cách đánh chiến lược, căn cứ vào tình hình thực tế chiến trường là ta đang phát
triển thế chủ động, địch lún sâu vào thế bị động phòng ngự; đồng thời sức chiến đấu
chủ lực ta đã hơn hẳn quân chủ lực địch, nhất là qua chiến thắng Phước Long
(6/1/1975), nên cách đánh của ta là vận dụng sáng tạo “tổng tiến công và nổi dậy”,
kết hợp chặt chẽ đòn tiến công quân sự với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân, lấy
tiến công quân sự đi trước. Cách đánh này thực sự là một bất ngờ lớn đối với địch.
Bởi cả Mỹ - chính quyền Sài Gòn lúc đó đều nhận định: trong năm 1975, Quân giải
phóng sẽ đánh mạnh hơn năm 1974, nhưng không đánh lớn như các năm 1968 và
1972; chưa có khả năng đánh chiếm thị xã, thành phố lớn, nếu có chiếm cũng không
giữ được.

9
Từ nhận định sai lầm như vậy, nên dù Mỹ cắt giảm phần lớn viện trợ, lực lượng bị
căng mỏng ra khắp các chiến trường, nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn lạc quan tin
rằng đủ sức giữ trọn vẹn lãnh thổ miền Nam. Đến đầu tháng 3/1975, khi Quân giải
phóng mở chiến dịch tiến công quy mô lớn đánh vào địa bàn hiểm yếu nhất là Nam
Tây Nguyên, địch hoàn toàn bất ngờ, lúng túng tìm phương án đối phó dẫn đến sai
lầm chiến lược là rút bỏ toàn bộ Tây Nguyên.

Về hướng tiến công mở đầu, Kế hoạch chiến lược xác định rõ chọn Tây Nguyên
làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là
thị xã Buôn Ma Thuột. Thực tế đã chứng minh đây là mẫu mực về nghệ thuật lựa
chọn hướng tiến công, mục tiêu tiến công, nghệ thuật vận dụng không gian đặc sắc,
sáng tạo. Bởi Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu
giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam bộ (nơi có Sài Gòn
- thủ phủ của chế độ tay sai), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng
bằng Khu 5 thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh.

Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng,
nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất
thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng
binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền
Đông Nam bộ, do vậy, địch tập trung phòng thủ Quân khu 1 (tiếp giáp với miền
Bắc) và Quân khu 3 (miền Đông Nam bộ). Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối
mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.
Từ đó, ta biết phát huy hết những thuận lợi, khai thác tối đa những sở hở, hạn chế
của đối phương để giành được thắng lợi vang dội.

Như vậy, chỉ đạo tác chiến chiến lược của ta trong Tổng tiến công và nổi dậy rất
chủ động, táo bạo, đúng đắn, chính xác, thể hiện sự mẫn cảm đánh giá tình huống,
nắm bắt thời cơ chiến lược cùng tư duy quân sự sắc sảo của Bộ Tổng Chỉ huy, vượt
ra ngoài mọi toan tính, dự đoán từ phía đối phương.

Thực hành chiến dịch kiên quyết, linh hoạt, sáng tạo:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân dân ta diễn ra từ
ngày 4/3/1975 và kết thúc vào ngày 30/4/1975 với ba đòn tiến công chiến lược liên
tục về thời gian, liên kết về không gian đi đến đánh sập quân đội, chính quyền Sài
Gòn. Mỗi đòn tiến công lại có cách thức tổ chức thực hiện giành thắng lợi khác
nhau, cho thấy rõ sự phát triển đỉnh cao về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

10
Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 - 3/4/1975) là đòn giáng mở đầu cho cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy. Hình thái chung toàn bộ chiến trường lúc này, địch ở tình thế
phòng ngự ổn định, lực lượng còn nguyên vẹn, sức phản kích quyết liệt. Để đạt mục
đích, yêu cầu đặt ra là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tạo “bước đột
phá mới” cho chiến tranh, bảo đảm chắc thắng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổ chức và
thực hiện thành công hai yếu tố rất quan trọng:

Một là, nghi binh tạo thế. Bộ Chỉ huy chỉ đạo tăng cường các trận tập kích, pháo
kích vào căn cứ địch, huy động dân công mở các “đường giả” hướng về Plây-cu,
Kon Tum, điều động Sư đoàn 968 từ Nam Lào về Bắc Tây Nguyên..., khoét sâu vào
nhận định sai lầm của địch (cho rằng Quân Giải phóng sẽ đánh chủ yếu hướng Bắc
Tây Nguyên). Đồng thời, lệnh cho hai sư đoàn chủ lực (Sư đoàn 10, Sư đoàn 320)
để lại toàn bộ điện đài, nhân viên báo vụ, phát “sóng giả” truyền thông tin như cũ,
bí mật cơ động từ Bắc Tây Nguyên về Nam Tây Nguyên, tạo ưu thế áp đảo về lực
lượng.

Hai là, tổ chức tiến công thị xã Buôn Ma Thuột (mục tiêu chủ yếu) bằng lối đánh
mới thọc sâu rất táo bạo (còn gọi lối đánh “nở hoa trong lòng địch”). Khi tiếng súng
mặt trận bắt đầu, đại bộ phận các đơn vị bộ binh cơ giới, xe tăng thọc sâu tại các vị
trí chờ đợi từ xa trên các hướng, các trục đường khác nhau nhanh chóng cơ động
vượt qua các tuyến địch vòng ngoài, ào ạt đánh chiếm những mục tiêu chủ yếu
trong thị xã, sau đó phát triển ra bên ngoài thị xã.

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi giòn giã với ba trận then chốt quyết định: đánh
chiếm Buôn Ma Thuột (10 - 11/3/1975), đánh bại địch phản kích (14 - 18/3/1975),
truy kích tiêu diệt địch rút chạy (17 - 24/3/1975). Kết quả ta tiêu diệt và làm tan rã
Quân đoàn 2 - Quân khu 2 chính quyền Sài Gòn, mở ra cục diện, thời cơ mới hết
sức thuận lợi cho cách mạng.

Tiếp theo là đòn tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng (từ 21/3 đến 29/3/1975). Phối
hợp với chiến dịch Tây Nguyên, quân dân ta đẩy mạnh tiến công ở Trị - Thiên, các
tỉnh đồng bằng ven biển Khu 5, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn, gây áp
lực buộc địch phải có cụm tập trung quân về giữ thành phố Huế và Đà Nẵng với hi
vọng chờ đợi viện binh từ phía Nam ra để tổ chức phản công. Trước tình hình đó,
Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo lực lượng vũ trang Quân khu Trị - Thiên, Quân khu 5
phối hợp với các sư đoàn chủ lực Quân đoàn 2 gấp rút tổ chức các mũi thọc sâu chia
cắt địch, chặn đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây trong thành phố.

Sau khi mất Tây Nguyên, không có viện binh tăng cường, tinh thần quân địch càng
trở nên hoang mang, tổ chức rối loạn. Chớp thời cơ này, ta nhanh chóng mở cuộc
“tiến công trong hành tiến” giải phóng Huế (26/3), sau đó phát triển thành chiến
dịch tiến công quy mô lớn bằng thế hợp vây giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975). Lần
đầu tiên trong lịch sử, hình thức “tiến công trong hành tiến” đã được Bộ Chỉ huy
11
vận dụng triệt để, mang lại hiệu quả chiến đấu cao, tiêu biểu là tiêu diệt và làm tan
rã gần 10 vạn địch tại Đà Nẵng chỉ với thời gian bốn ngày (26 - 29/3/1975), đánh
dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch - chiến lược.

Đến những ngày cuối tháng 4/1975, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam dồn
sức cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Lúc này, lực lượng địch phòng thủ Sài Gòn lên đến 245.000 tên, có hơn 400 khẩu
pháo, 600 xe tăng, 800 máy bay cùng nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh
khác. Chúng bố trí phòng thủ thành ba tuyến (vòng ngoài, vành đai, nội thành):
Tuyến vòng ngoài, có các sư đoàn chủ lực mạnh muốn ngăn chặn quân ta từ xa 30 -
50 km, đề phòng khi bị tiến công, chúng sẽ từng bước lùi dần và co cụm về Sài Gòn
“tử thủ”. Khu vành đai, cách trung tâm 14 - 20km do các liên đoàn biệt động cùng
lực lượng bảo an, quân địa phương chốt giữ bảo vệ các mục tiêu trọng yếu. Khu nội
thành, địch tổ chức phòng thủ thành 5 liên khu do toàn bộ lực lượng cảnh sát, phòng
vệ dân sự phụ trách.

Về phía ta, đến những ngày cuối tháng 4/1975, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dồn
sức cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bộ
Tư lệnh chiến dịch xác định 5 mục tiêu quan trọng nhất cần đánh chiếm bằng được:
Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát, sân bay
Tân Sơn Nhất.

Về mặt lực lượng, quân ta vẫn chiếm ưu thế áp đảo, bao gồm bốn quân đoàn (1, 2,
3, 4) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) cùng khối lượng vật chất bảo đảm đến
mức tối đa. Nhưng đánh bằng cách nào có hiệu lực nhất, để vừa phát huy hết sức
mạnh tất cả lực lượng, giành thắng lợi nhanh nhất, vừa giảm thiểu được sự tàn phá
của chiến tranh (giữ được Sài Gòn hầu như nguyên vẹn) là vấn đề đặt ra cấp thiết.

Từ đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lựa chọn cách đánh hết sức linh hoạt, sáng tạo, đó là:
dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây,
tiêu diệt, làm tan rã tại chỗ các sư đoàn chủ lực của địch ở “vòng ngoài”; đồng thời
dùng đại bộ phận lực lượng nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt
ven đô, đập tan lực lượng địch tại “khu vành đai”, mở đường cho các binh đoàn đột
kích cơ giới hóa mạnh đã được tổ chức chặt chẽ, tiến nhanh theo các trục đường lớn
đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã được lựa chọn trong nội thành.

Với cách đánh như vậy, quân ta hoàn toàn tập trung được sức mạnh để đánh vào các
mục tiêu chủ yếu đã lựa chọn, kết hợp với tiêu diệt địch ở vòng ngoài không cho
địch trong, ngoài ứng cứu làm giảm bước tiến quân của ta. Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử thắng lợi vẻ vang chỉ trong vòng 5 ngày (26 - 30/4/1975) đã khẳng định cách
đánh này là hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt, cách mạng đã giữ được thành phố Sài

12
Gòn hầu như nguyên vẹn. Đó là một thành công to lớn mà cả thế giới thấy kinh
ngạc.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là một trong những chiến
công vang dội nhất suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam, góp phần khẳng định sự đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước độc lập,
tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đồng thời là thắng lợi tiêu biểu đánh dấu
nghệ thuật quân sự dân tộc phát triển lên tầm cao mới, mang tính độc đáo, sáng tạo,
khoa học với tư tưởng nhân văn sâu sắc.

3 chiến dịch lớn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975

Thực hiện quyết tâm chiến lược trên đây của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương,
hai miền Nam, Bắc khẩn trương hoàn tất các mặt chuẩn bị, cả về thế và lực. Bộ
Chính trị, Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập 3 quân đoàn 1, 2, 4; mở rộng và
kéo dài tuyến vận tải chiến lược Bắc - Nam tới Nam Bộ; miền Bắc dồn sức chi viện
mạnh mẽ, toàn diện, liên tục cho miền Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mở màn từ ngày
4-3-1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh
chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975,
chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại
cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ
lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu
II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền
Trung.

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp
thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Trong lúc đó, từ ngày 6-3-1975, Quân giải phóng bắt đầu tiến công ở Trị Thiên và
Khu 5. Đến ngày 21-3, phát huy thắng lợi nhanh chóng và dồn dập ở Tây Nguyên
và đồng bằng miền Trung, hai chiến dịch ở Quân khu V và Quân khu Trị Thiên đã
phát triển thành chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng.

Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa
mưa năm 1975.

Ngày 26-3-1975, Huế được giải phóng.

Ngày 29-3, Đà Nẵng được giải phóng.

Sau 25 ngày đêm chiến đấu (6-3 đến 29-3), Quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã
toàn bộ lực lượng Quân đoàn 1, Quân khu I. Đến ngày 3-4, toàn bộ các tỉnh đồng
bằng ven biển miền Trung được giải phóng.
13
Hình ảnh : Cờ Quân Đoàn 1

Đây là những hình ảnh mà chúng em vô cùng tâm đắc sau chuyến đi. Đó không chỉ
là những bức hình tư liệu thông thường mà còn là những giá trị lịch sử đã được bảo
tồn mang dấu ấn thời gian.Thông qua những hình ảnh chúng em được biết đến đó là

Ngày 4-4, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải
phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14 đến ngày 29-4, toàn bộ các
đảo trên được giải phóng.

Từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn
ra và giành toàn thắng. Sài Gòn - Gia Định và miền Đông Nam Bộ được sạch bóng
quân thù. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải
tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Toàn bộ Quân đoàn 3, Quân khu III quân đội
Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã.

14
Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, Quốc kỳ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam được kéo lên và tung bay trên Phủ Tổng thống ngụy quyền Sài
Gòn, báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn thắng lợi, thống nhất đất nước.
Đến ngày 2/5/1975, những địa phương cuối cùng của miền Nam được giải phóng.

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong
lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng - nhân tố quyết định làm nên kỳ tích đó
chính là sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đó là sự thật không gì có thể bác bỏ và phủ nhận
được.Khẳng định những giá trị sâu sắc của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, các thế
15
hệ sau này đặc biệt là thế hệ trẻ chúng em tuy không thể cảm nhận hết, nhưng một
phần nào đó cảm nhận đầy đủ, sâu sắc và biết ơn sự mất mát, hy sinh to lớn của dân
tộc Việt Nam là không gì bù đắp được. Đó là, gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2
triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân
nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại; có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh
trong những trường hợp khác nhau (trực tiếp) chiến đấu trên chiến trường, gặp tai
nạn, ốm đau trên đường hành quân), 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
Trong số hy sinh, có 300.000 quân nhân chưa tìm được hài cốt….

Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân
dân miền Nam từ đầu tháng 3-1975, đến ngày 1-5-1975 đã giải phóng toàn bộ khu
vực này, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV. Cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi.

Thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả
cuối cùng của cả một quá trình kháng chiến lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng
của quân và dân trên cả hai miền Nam - Bắc nhằm đánh bại từng chiến lược chiến
tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đó là thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam, văn
hoá Việt Nam; thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự tiên tiến vào
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam;
thắng lợi của sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của chế độ xã hội
mới được xây dựng trên miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam, của tình đoàn
kết chiến đấu, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào -
Campuchia.

Sự kiện và chi tiết của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Năm 1968, tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
người dân đã phải sơ tán để tránh bom của quân đội Mỹ. Cuộc chiến tranh Việt
Nam đã tàn phá nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng và dân cư của Quảng Trị. Do đó,
cấp ủy địa phương đã ra quyết định sơ tán người dân sang những nơi an toàn nhằm
bảo đảm tính mạng và toàn vẹn của quần chúng. Sơ tán là một biện pháp cứu trợ
cấp bách trong tình huống bị tấn công bởi quân địch. Việc sơ tán gồm việc di
chuyển đám đông dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm và đưa họ đến nơi mà có quân
sự hay chính quyền đảm nhận nhiệm vụ tiếp quản.

16
Hình ảnh : Nhân dân huyện Vĩnh Lĩnh , tỉnh Quảng Trị sơ tán để tránh bom Mỹ,
Năm 1968

Những ngày ấy, rừng Trường Sơn bị địch ném bom cháy rụi, cỏ cây không còn là
bao nên dọc đường không đủ thức ăn cho trâu, bò. Đàn bò ốm gầy rồi chết dần,
nhiều con trâu, bò không đủ sức leo núi để đi tiếp. Đã thế, bom từ máy bay Mỹ liên
tục thả xuống làm đàn trâu, bò đông đúc trúng đạn. Mỗi lần có trâu, bò chết, đoàn
phải lập biên bản, tìm gặp chính quyền địa phương cấp xã hoặc Bộ đội Trường Sơn
xác nhận vào biên bản. Bởi vì mỗi con trâu, bò là "đầu cơ nghiệp", tài sản lớn của
tập thể nên không thể chăm sóc, bảo vệ sơ sài được. Thương xót nhất khi cả đàn
trâu, bò băng núi, lên đỉnh cao, chúng không đủ sức, có con trượt chân, lăn xuống
suối rồi chết. Còn đoàn người đến lúc áo quần ẩm mốc, rách nát, không có mặc,
phải xin đồ của bộ đội và thanh niên xung phong mặc tạm.

17
Hiện vật 2: Hình ảnh phù hiệu pháo binh quân đội chính quyền Sài Gòn

18
Hình ảnh : Xe tăng quân giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày
10/3/1975 trong chiến dịch Tây Nguyên.

Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10.3.1975, mở màn thắng lợi cho Chiến dịch Tây
Nguyên, tạo bước ngoặt lịch sử, quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Đúng 2 giờ 3 phút ngày 10/3/1975, cuộc tấn công như bão lửa vào các mục tiêu
then chốt ở Buôn Ma Thuột bắt đầu: đặc công đánh sân bay thị xã, lực lượng bộ
binh đánh sân bay Hòa Bình, khu kho Mai Hắc Đế. Cùng thời gian, hỏa tiễn H12 và
các cụm pháo tập trung bắn vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy kéo dài cho đến sáng.

6 giờ sáng, Trung đoàn 95 sử dụng một tiểu đoàn bộ binh, lợi dụng việc lực lượng
đặc công đã làm chủ sân bay, tiến thẳng vào Ngã Sáu. Địch dùng xe tăng, máy bay
chống trả quyết liệt, có lúc chúng chiếm lại Ngã Sáu nhưng ta vẫn làm chủ Ngã Sáu
rồi phát triển đánh chiếm tiểu khu, Hướng tây Bắc lực lượng ta tiêu diệt Sở Chỉ huy
khu kho Mai Hắc Đế, đánh chiếm các cứ điểm Cư Êbur, Cư Dluê… phá hệ thống cứ
điểm vòng ngoài thị xã. Ở hướng Tây, quân ta đánh chiếm doanh trại Tiểu đoàn
quân y và áp sát căn cứ Sư bộ 23. Ở hướng Nam, ta đánh vào khu hành chính, khu
tiếp vận, Sở Thú y, Ty Ngân khố, khu cư xá sĩ quan và đánh chiếm quận lỵ Hòa
Bình.

Trong ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm được nhiều mục tiêu quan trọng trong thị xã
nhưng chưa chiếm được Sư bộ 23 và các mục tiêu phía Đông tiểu khu. Địch dùng
máy bay bắn phá, ngăn chặn ta, sử dụng pháo binh, bộ binh phản kích quyết liệt,
quân ta bắn rơi 6 máy bay AD6 và diệt nhiều sinh lực địch.

Ngày 11/3/1975, ta tấn công nhiều mục tiêu quan trọng, toàn bộ quân địch ở trong
thị xã bị tiêu diệt, ta làm chủ mục tiêu, bắt sống tên Tỉnh trưởng Đắk Lắk và đại tá
Sư đoàn phó 23 ngụy. Ngày 12/3/1975, ta tấn công tiêu diệt Căn cứ 45 ngụy, đánh
địch ở Cư Bao, Đạt Lý, giải phóng Buôn Hồ.

Ngày 13/3/1975, ta giải phóng Châu Sơn, diệt địch ở cứ điểm Cư M’gar, phối hợp
với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh đánh chiếm và làm chủ quận lỵ Lạc
Thiện. Ngày 14/3/1975, ta tấn công hậu cứ Trung đoàn 53 khu Hòa Bình và giải
phóng Buôn Đôn; ngày 17/3/1975, ta giải phóng Phước An và ngày 18/3/1975 giải
phóng Cứ Cúc, thị xã Cheo Reo (nay thuộc thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai).

Phối hợp với tấn công quân sự, tôi ngày 11/3/1975 Đoàn cán bộ chính trị gồm 83
người do đồng chí Tô Tấn Tài (Ama H’Oanh) Bí thư Thị ủy Buôn Ma Thuột dẫn
đầu tiến vào thị xã, nhanh chóng liên lạc với các cơ sở cũ, vận động đồng bào nổi
dậy diệt ác ôn và truy bắt địch tháo chạy. Các đội công tác chính trị của Tỉnh và nội
tuyến ở các phường trong thị xã, phát động quần chúng, ổn định tư tưởng, làm công

19
tác tiếp quản, thành lập Ủy ban quân quản ở địa phương, giữ vững trật tự, an ninh;
bảo đảm sinh hoạt bình thường cho Nhân dân.

Sau khi ta đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, địch đưa Sư đoàn 23 về phản kích,
giải tỏa; ngày 12 và ngày 13/3/1975, địch dùng trực thăng đổ lực lượng Trung đoàn
45 xuống đường 21. Liên đoàn biệt động 21 sau khi mất Sư bộ 23 cũng tiếp đón
Trung đoàn 45. Ngày 15 và ngày 16/3/1975, địch đổ tiếp Trung đoàn 44 và Sở chỉ
huy nhẹ của Trung đoàn 23 xuống Phước An với mưu đồ lập lại phòng tuyến trên
đường 21 để phản kích đánh chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột.

� Ngày 10/3/1975 trong chiến dịch Tây Nguyên là một cột mốc quan trọng
trong cuộc chiến chống Mỹ và đồng minh tại Việt Nam. Vào ngày này, quân
đội Việt Nam miền Nam, do quân đội Cộng hòa XHCN Việt Nam (Việt
Cộng) dẫn đầu đã tiến công và chiếm đóng các thành trì quan trọng của quân
đội Republic of Vietnam (RVN) và Mỹ tại khu vực Tây Nguyên. Trước đó,
các cuộc tấn công lần lượt đã diễn ra tại Pleiku vào tháng 3 năm 1972 và Kon
Tum vào tháng 5 năm 1972, trong đó Việt Cộng và quân đội miền Bắc của
CHXHCN Việt Nam đã tấn công các căn cứ quân sự quan trọng của RVN.
Mặc dù cuộc tấn công không thành công, nó đã gây ra những thiệt hại lớn
cho RVN và Mỹ và đã cho thấy khả năng của quân đội miền Bắc trong cuộc
chiến.

Vào ngày 10/3/1975, quân đội Việt Cộng và quân đội miền Bắc tiếp tục tiến công
vào khu vực Tây Nguyên. Các thành trì quan trọng như Ban Mê Thuột, Buôn Ma
Thuột, Pleiku và Kontum đã nhanh chóng bị chiếm đóng bởi quân đội miền Bắc.
Cuộc tấn công này đã mở đường cho cuộc tiến công chung vào Sài Gòn và đánh dấu
sự suy yếu của RVN và Mỹ trong cuộc chiến.Cuối cùng, vào ngày 30/4/1975, quân
đội miền Bắc tiến công vào Sài Gòn, đánh bại RVN và Mỹ và đưa kết thúc cuộc
chiến tranh Việt Nam. Ngày 10/3/1975 được coi là một trong những bước ngoặt
quan trọng trong cuộc chiến Tây Nguyên và là một phần của quá trình thống nhất
đất nước.

Hiện vật 3: Hình ảnh các biểu tượng thắng lợi và chiến thắng của Quân đội
Nhân dân Việt Nam

20
21
Sau 18 ngày đêm chiến đấu, đến 26/3/1975, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã
hoàn toàn giải phóng quê hương, đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía
Bắc, góp phần quyết định vào thắng lợi Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, tạo đà chiến
thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất .

22
2.2 Quá trình thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm và đã chứng kiến 5 đời Tổng
thống Mỹ thực hiện 4 kế hoạch chiến lược thực dân mới và tiến hành chiến tranh
xâm lược, trở thành cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất thế giới kể từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Bất chấp việc đế quốc Mỹ từng bước leo thang chiến tranh
xâm lược Việt Nam, quân và dân miền Nam đã quyết tâm đánh thắng bằng thế trận
chiến tranh nhân dân, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Chiến thắng này đã
quyết định số phận của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. đồng thời góp phần
vào cuộc đấu tranh toàn cầu vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chiến thắng đã đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới, là biểu tượng sáng ngời của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ nhân loại, là một chiến công vĩ đại của thế kỷ
XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đánh giá, thắng lợi của nhân dân ta trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước sẽ mãi được ghi vào lịch sử Việt Nam như một trong
những trang chói lọi nhất.

23
2.2.1 Tình hình đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp
Quá trình thống nhất Đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp (trước thời kỳ Đổi
mới năm 1986) là một quá trình phức tạp và đa dạng. Chiến tranh thật sự chưa bao
giờ là có nghĩa, nó chỉ mang đến những mất mát, những sự hy sinh cao cả mà đau
đớn cho những người ở lại. Những gì mà chiến tranh để lại chỉ toàn là máu và nước
mắt của đồng bào, của nhân loại, hết sức đau thương. Chiến tranh cũng chưa bao
giờ là sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hòa bình, mong muốn
được sống và phát triển một cách bình thường.Nhưng có lẽ, chiến tranh lại chọn
chúng ta, chọn Việt Nam ta, chọn cho đất nước ta một sự phát triển trên những mất
mát, đau thương

24
“Thời kỳ bao cấp” là tên gọi dùng để chỉ giai đoạn (1975 - 1986), khi đất nước bước
vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê
hương.

Hình ảnh người dân xếp hàng mua lương thực – thực phẩm bằng tem phiếu

25
Giai đoạn này, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm... đều thực hiện
theo chế độ tem - phiếu.

Hình ảnh: Ngày 25/4/1976 - Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống
nhất

Cách đây 45 năm, ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri cả nước đã nô nức đi bỏ
phiếu bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là thắng lợi có
ý nghĩa quyết định của Nhân dân ta trên con đường thống nhất đất nước về mặt Nhà
nước. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước diễn ra trong điều kiện
hoà bình. Nhân dân ta bước vào cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả
nước với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi to lớn đã giành được, với lòng
tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam. Bên
cạnh những mặt thuận lợi, cuộc tổng tuyển cử cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn
khi Nhân dân ta vừa phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài, để lại những
hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng lại nước nhà
và ổn định đời sống Nhân dân. Ở miền Nam, những tàn dư của chế độ cũ vẫn chưa
được xóa bỏ hoàn toàn, vẫn còn những hoạt động phá hoại của các thế lực phản
động dưới nhiều hình thức, kể cả hình thức vũ trang.

Tình hình đó đòi hỏi phải ra sức phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tăng
cường đoàn kết, đề cao cảnh giác cách mạng, tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong
quần chúng nhân dân, động viên tinh thần Theo quyết định của Hội đồng bầu cử

26
toàn quốc, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất
được tổ chức vào ngày 25/4/1976.

Một số hình ảnh về quy định tại buổi Tổng tuyển cử


Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn dân Việt Nam, trên 23 triệu cử tri trên cả nước
đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh, gọn và đạt kết quả tốt với tỷ lệ cử tri đi bầu
trong cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc đạt 99,36%, miền Nam là 98,59%.
Cử tri đã lựa chọn và bầu 492 đại biểu Quốc hội.n yêu nước, bảo đảm thắng lợi cho
cuộc bầu cử.

Thời kỳ 1976-1985: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
(1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của
chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.

Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt
động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu
pháp lệnh được giao. Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn

27
1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp
tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc
doanh tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng
0,71%. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả.
Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạn
này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước. Công nghiệp được dồn lực
đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế
còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng.

Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu
xây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế
được nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa xã hội bình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm.

Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung), đồng
thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên
nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số
giá bán lẻ tăng 39,53%/năm.

Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa,
xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố
miền Nam đã căn bản xoá nạn mù chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được xác
định không biết chữ, có 1.323,7 nghìn người thoát nạn mù chữ. Công tác dạy nghề
phát triển cũng mạnh mẽ. Năm 1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung học
chuyên nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên và 7,8 nghìn giáo viên. Đến năm 1985, số
trường trung học chuyên nghiệp là 314 trường, với quy mô 128,5 nghìn sinh viên và
11,4 nghìn giáo viên (tăng 9% về số sinh viên và 44,9% về số giáo viên so với năm
1977).

Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Số
giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7
nghìn giường năm 1985. Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976 lên
160,2 nghìn người năm 1985, trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên 19.029
người.

Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công
nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập
bình quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng từ
18,7 đồng lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết
sức khó khăn, thiếu thốn.

28
2.1.2 Quá trình thống nhất đất nước và sự cố gắng tái thiết
Hiện vật 1: Bức ảnh chuyến xe điện đầu tiên trên đường phố Hà Nội

Ngày 10/10/1983 chính thức khởi công làm cầu cứng trên cơ sở mặt bằng, thiết bị,
vật tư, nhân lực đã tập trung ở đây mấy năm để làm cầu treo. Nên ngày khởi công
này không phản ánh đúng thực chất thời điểm bắt đầu của một công trình. Mà chỉ
nên coi ngày đó là ngày chuyển đổi hình thức dự án tại hiện trường. Bởi trước đó
mấy năm tại đây cũng đã có “lễ khởi công” làm cầu treo.

Hiện vật 2: Cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng năm 1985

Ngày 30/6/1985, sau 01 năm 09 tháng kể từ ngày trên danh nghĩa khởi công làm
cầu cứng, cầu Chương Dương chính thức cắt băng thông xe.
29
Hiện vật 3: Các hiện vật liên quan đến chính sách bao cấp và thực trạng cuộc
sống của nhân dân

30
Hình ảnh : Những tờ báo đưa tin về Giải Phóng tại Miền Nam

31
Hình ảnh : Phù hiệu thu được của Quân Giải Phóng

2.3 Liên hệ thực tiễn


Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là một sự kiện quan trọng trong
lịch sử Việt Nam, dẫn đến sự thống nhất đất nước. Bảo tàng cách mạng có những
hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy này, giúp tái hiện lại
quá trình diễn ra của sự kiện.

Các hình ảnh trong bảo tàng cách mạng thường bao gồm cảnh quân và dân ta tiến
công mạnh mẽ vào các thành trì và căn cứ của quân địch, chiến sĩ dũng cảm trên
chiến trường và trong trận địa, cảnh quân và dân ta bám trụ đánh giặc trong những
thời điểm khó khăn, cảnh bắt đầu giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Hình ảnh này

32
cho thấy sự quyết tâm và tinh thần đấu tranh của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Hiện vật trong bảo tàng cách mạng cũng thể hiện các mảnh vỡ bom, đạn dược, vũ
khí và công cụ quân sự sử dụng trong cuộc chiến. Những hiện vật này cho thấy sự
gắn bó và chiến đấu dũng cảm của người Việt Nam trong quá trình giành lại độc lập
và thống nhất đất nước.

Quá trình thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp thường được thể
hiện trong bảo tàng cách mạng thông qua các hiện vật, hình ảnh và tư liệu về các
chương trình bao cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, và xã hội. Bảo
tàng cách mạng thường có hiện vật và hình ảnh về các chương trình gắn bó và giúp
đỡ từ các nước bạn và các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình
thống nhất và phát triển.

33
Chương 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, LIÊN HỆ BẢN THÂ N
Giải phóng đất nước đã đem lại độc lập, tự do và chủ quyền cho dân tộc, giúp mỗi
người dân có quyền tự quyết định về cuộc sống của mình, cũng như tham gia vào
quyết định chung của cộng đồng, giúp xóa bỏ sự thống trị của các lực lượng thực
dân và bắt đầu một chương mới trong lịch sử quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để
xây dựng và phát triển đất nước.

Vì vậy mà mỗi người chúng ta cần phải ra sức và bảo vệ những gì mà cha ông ta đã
hy sinh cố gắng mang lại nền độc lập như hôm nay

3.1 Giải pháp


Thứ nhất, Tổ chức các buổi thuyết trình, bài giảng, diễn đàn về lịch sử nước nhà và
ý nghĩa giải phóng đất nước: Đây là cách truyền đạt kiến thức trực tiếp từ người có
kinh nghiệm và thông thạo về lịch sử. Sinh viên có thể nghe và tương tác trực tiếp
với người giảng dạy, đồng thời được khuyến khích để nêu ý kiến, câu hỏi và thảo
luận với các sinh viên khác.

Thứ hai, Tạo ra môi trường học tập và tra cứu có thực tế và thú vị: Cung cấp các
nguồn tài liệu học tập, sách, bài luận, phim tài liệu, tư liệu trực tuyến về lịch sử
nước nhà và ý nghĩa giải phóng đất nước. Đồng thời, tạo ra các hoạt động tra cứu
thông tin, nghiên cứu độc lập và thảo luận về các sự kiện quan trọng trong lịch sử,
qua đó giúp sinh viên nắm bắt thông tin một cách sâu sắc và có kỷ luật hơn.

Thứ ba, Xây dựng các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, và sự kiện văn hóa mang
tính lịch sử: Tổ chức các cuộc thi với các câu hỏi về lịch sử và ý nghĩa giải phóng
đất nước, giúp sinh viên nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc và vui nhộn hơn. Đồng
thời, tổ chức các hoạt động văn hóa như triển lãm, diễn ra văn nghệ, nghệ thuật liên
quan đến lịch sử nước nhà cũng có thể giúp sinh viên tạo cảm hứng và cảm nhận ý
nghĩa của giải phóng đất nước.

Thứ tư, Tạo ra một môi trường học tập thân thiện và hỗ trợ: Tạo điều kiện để sinh
viên thảo luận, trao đổi và chia sẻ với nhau về lịch sử nước nhà và ý nghĩa giải
phóng đất nước. Thông qua việc thảo luận và gia nhập các nhóm nghiên cứu, sinh
viên có thể học hỏi và củng cố kiến thức từ nhau. Hơn nữa, việc tổ chức các buổi
tọa đàm, thảo luận và gặp gỡ với các diễn giả, nhà nghiên cứu lịch sử cũng là một
cách tạo môi trường học tập thú vị và sâu sắc hơn.

3.2 Kiến nghị


Đối với tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân năm 1975 tại Bảo tàng Cách mạng:

34
- Tạo ra một triển lãm đặc biệt tại Bảo tàng Cách mạng, tập trung trình bày các hình
ảnh, hiện vật và tư liệu liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm
1975.

- Triển lãm có thể bao gồm các bức ảnh chân thực và đầy cảm xúc, hiện vật như các
vũ khí, công cụ quân sự, các trang phục, kỹ thuật quân sự, các tài liệu và diễn văn
quan trọng, cũng như các đoạn phim nhanh ghi lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa xuân năm 1975.

- Triển lãm cần được tổ chức một cách khoa học và truyền tải thông tin một cách rõ
ràng về quá trình diễn ra cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nhằm
giáo dục và làm cho khách tham quan hiểu rõ hơn về sự kiện này

- Sử dụng các hình ảnh, hiện vật và tư liệu để trình bày về cuộc sống sau chiến
tranh, sự thách thức và những khó khăn mà người dân phải đối mặt trong quá trình
xây dựng lại đất nước.

3.3 Liên hệ bản thân


Cảm nhận sau buổi học tập, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng

Sau buổi học tập ngoại khóa, bản thân em cảm thấy mình biết thêm được nhiều kiến
thức bổ ích về lịch sử dân tộc mình bằng một hình thức rất mới mẻ đó là được trực
tiếp đi thăm và học tập tại Bảo tàng. Mặc dù kiến thức được trang bị trên ghế nhà
trường trong suốt 12 năm học sinh và những kiến thức trong bộ môn Lịch sử Đảng
đã vô cùng đầy đủ và chi tiết, đủ để chúng em hiểu hơn về những trang sử hào hùng,
oanh liệt của dân tộc. Tuy nhiên, việc được học tập, nghiên cứu thực tế như buổi
ngoại khoá hôm nay là một hình thức khá thú vị và bổ ích. Buổi học càng khiến
chúng em thêm tự hào và biết ơn những hi sinh của ông cha ta, bao tấm gương sáng
đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho đồng bào mình thông qua những hình ảnh, tư
liệu và cả hiện vật còn lưu lại sau bao nhiêu năm tháng tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ
Chí Minh.

Ngoài ra hiện nay có rất nhiều Bảo tàng nhằm giúp thế hệ trẻ chúng em hiểu hơn về
quá trình giải phóng đất nước-bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong số
đó .Và thật may mắn khi em có cơ hội đến tham quan và nhìn ngắm những mô hình
nhỏ, mô phỏng lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày ấy. Ngoài ra, tại bảo tàng
còn trưng bày những hình ảnh phản ánh sức mạnh tinh thần, sức mạnh của quần
chúng nhân dân, nghệ thuật toàn dân đánh giặc diễn ra ở các địa phương từ nông
thôn, thành thị,rừng núi và đồng bằng trong địa bàn tác chiến chiến dịch, tạo thành
sức mạnh vô địch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975…Điểm
đến ấn tượng nhất khi đến thăm bảo tàng có lẽ là sa bàn điện tử, kết hợp với tivi
màn hình lớn đặt ngày ở phòng trưng bày trung tâm, tái hiện lại toàn bộ chiến dịch

35
thông qua các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp. Qua đó chúng em ngày càng hiểu rõ hơn
nữa trọng trách trên vai của mình là rất lớn để có thể xứng đáng với những công sức
của cha ông ta ngày trước.

Là một sinh viên chúng em cảm thấy rất tự hào về lịch sử nước nhà của mình và
luôn muốn nắm vững kiến thức về nó. Đối với chúng em, lịch sử nước nhà là một
phần quan trọng trong việc hiểu về nhận thức dân tộc, văn hóa và định hướng phát
triển của đất nước. Và tin rằng để hiểu và đánh giá đúng về hiện tại và tương lai của
đất nước, chúng ta cần nắm rõ lịch sử để không mắc lại những sai lầm và còn có thể
học từ những thành công của quá khứ. Qua đó bản thân cần luôn cố gắng tìm hiểu
về các sự kiện lịch sử đáng nhớ, những vị tướng, lãnh tụ nổi tiếng và những cuộc
cách mạng quan trọng. Và chúng em hứa sẽ cố gắng hơn nữa để quảng bá những
trang sử vẻ vang ấy đến bạn bè Quốc tế.

36
KẾT LUẬN
Bài thu hoạch "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975" trình bày về
quá trình thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp trước thời kỳ đổi
mới năm 1986. Bài thu hoạch sử dụng hình ảnh và hiện vật có trong bảo tàng cách
mạng để minh họa diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm
1975.

Qua các hình ảnh và hiện vật, bài thu hoạch trình bày về các giai đoạn quan trọng
của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong đó, có hình ảnh về
các chiến trường, cuộc chiến tại Đà Nẵng, Tây Nguyên … và các thành phố chiến
lược khác. Ngoài ra, các hiện vật như vũ khí, đồ trang phục và các vật liệu chiến
tranh khác cũng được trưng bày để minh họa sức mạnh và quyết tâm của nhân dân
Việt Nam trong cuộc chiến này.

Bên cạnh đó, bài thu hoạch cũng tập trung vào quá trình thống nhất đất nước sau
chiến tranh và thời kỳ bao cấp trước thời kỳ đổi mới năm 1986. Qua hình ảnh và
hiện vật, được trưng bày trong bảo tàng cách mạng, bài thu hoạch thể hiện sự phát
triển của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội và văn hóa. Các bức
tranh về công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh cũng được sử
dụng để minh họa sự tiến bộ của đất nước.

Hiện nay có rất nhiều Bảo tàng nhằm giúp thế hệ trẻ chúng em hiểu hơn về quá
trình giải phóng đất nước- Bảo tàng Cách mạng là một trong số đó .Và thật may
mắn khi em có cơ hội đến tham quan và nhìn ngắm những mô hình nhỏ, mô phỏng
lại Chiến dịch lịch sử ngày ấy.

Các hiện vật, tài liệu được trưng bày Chiến dịch Tây Nguyên; Chiến dịch Huế - Đà
Nẵng; Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng sa bàn diễn biến chiến dịch; Bộ Chỉ huy Chiến
dịch Hồ Chí Minh và chế độ Ngụy quyền miền Nam sụp đổ. Đến thăm Bảo tàng
Cách mạng, em đã có cơ hội được tận mắt cảm nhận những hình ảnh, hiện vật tiêu
biểu phản ánh sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư
lệnh; nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiến hành cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 qua các chiến dịch tiêu biểu, như Chiến
dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng …

Ngoài ra, tại bảo tàng còn trưng bày những hình ảnh phản ánh sức mạnh tinh thần,
sức mạnh của quần chúng nhân dân, nghệ thuật toàn dân đánh giặc diễn ra ở các địa
phương từ nông thôn, thành thị,rừng núi và đồng bằng trong địa bàn tác chiến chiến
dịch, tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
1975…Điểm đến ấn tượng nhất khi đến thăm bảo tàng có lẽ là những hình ảnh
trong thời kỳ bao cấp mọi người sử dụng tem phiếu để trao đổi mua bán, ngoài ra
còn sự kiện thắng lợi của quân đội nhân dân ta đã Giải phóng ….

37
Qua đó chúng em ngày càng hiểu rõ hơn nữa trọng trách trên vai của mình là rất lớn
để có thể xứng đáng với những công sức của cha ông ta ngày trước. Và chúng em
hứa sẽ cố gắng hơn nữa để quảng bá những trang sử vẻ vang ấy đến bạn bè Quốc tế.
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, em mãi mãi tự hào và biết ơn sự
hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc
lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Em càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng suốt tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, tin vào tinh thần quật cường
bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân
Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ chúng em nói riêng nguyện tiếp tục phát huy chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn
dân, quyết tâm vươn lên.

38

You might also like