You are on page 1of 86

Trường Đại học Phú Yên

Chương 1

TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC


TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
TS. TRẦN LĂNG

Email: tranlang@pyu.edu.vn
Mobile: 0944.788997
1
NỘI DUNG CƠ BẢN

I Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

Triết học Marx - Lenin và vai trò của triết học Marx - Lenin
II
trong đời sống xã hội
2
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC

a. Nguồn gốc của triết học


Là một loại hình nhận thức đặc thù của con
người, triết học ra đời cả ở phương Đông và
phương Tây từ thế kỷ VIII-VI TCN.

Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện


sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận
của nhân loại.
3
a. NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC

Là hình thái ý thức xã hội, triết học có 2 nguồn gốc:

1 Nguồn gốc nhận thức

2 Nguồn gốc xã hội


a. NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC

NGUỒN GỐC NHẬN THỨC

Triết học chính là hình thức tư duy lý luận lần đầu tiên trong lịch sử
tư tưởng nhân loại thay thế cho tư duy huyền thoại và tôn giáo.

Vào thời kỳ Cổ đại các loại hình tri thức còn tản mạn,
dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình
thành, triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý
luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận
chung về tự nhiên, xã hội và tư duy.
a. NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC

NGUỒN GỐC NHẬN THỨC

Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn


ngoan, từ tình yêu sự thông thái, dần dần hình
thành các hệ thống tri thức chung nhất về thế giới.

Triết học chỉ xuất hiện khi con người đạt đến trình độ trừu tượng
hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá để rút ra cái chung trong muôn
vàn hiện tượng riêng lẻ.
a. NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC

NGUỒN GỐC XÃ HỘI

Triết học ra đời khi nền sản xuất xã


hội đã có sự phân công lao động và
loài người đã xuất hiện giai cấp.

Triết học không ra đời trong xã hội mông muội, dã man. K. Marx
nói: “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ
óc không tồn tại bên ngoài con người”*
* C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 156.
a. NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC

NGUỒN GỐC XÃ HỘI


“Triết học” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu
tiên trong trường phái Socrates.

Socrates (470-399 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Ông có tư tưởng tiến bộ
và nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết mình” – “Tôi chỉ biết có
một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
a. NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC

NGUỒN GỐC XÃ HỘI

Thuật ngữ “Triết gia” (Philosophos) đầu tiên


xuất hiện ở Heraclitus dùng để chỉ người nghiên
cứu về bản chất của sự vật.

Heraclitus (520-460 TCN) được xem là “ông tổ” của phép biện chứng khi lần
đầu tiên ông trình bày nguyên lý mọi vật đang “trôi đi” (pantasei).
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

Ở Trung Quốc, chữ «triết» ( ) đã có từ rất sớm và ngày nay


chữ triết học được xem là tương đương với thuật ngữ
philosophia của Hy Lạp . Triết học là sự hiểu biết sâu sắc
của con người.
Những quan niệm,
khái niệm triết học
trong lịch sử
Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar’sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm
ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy
ngẫm dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

10
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ
biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính
là φιλοσοφία (tiếng Hy Lạp; được sử dụng nghĩa gốc sang các
ngôn ngữ khác: Philosophy, philosophie, философия).
QUAN
NIỆM
PHƯƠNG
TÂY Triết học, Philo-sophia, xuất hiện ở Hy Lạp Cổ đại, với nghĩa là yêu
mến sự thông thái. Người Hy Lạp Cổ đại quan niệm, philosophia vừa
mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi,
vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

11
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

Quan niệm Triết học là một hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình
nhận thức có trình độ trừu tượng và khái quát hóa rất cao.
phương
Đông và
Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng xuyên qua thực tế,
phương xuyên qua hiện tượng, quan sát con người và vũ trụ.
Tây về triết
học Triết học bao gồm trong nó tất cả mọi thành tựu của nhận
thức, là một hình thái của ý thức xã hội.

12
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

Bách khoa thư Britannica định nghĩa, “Triết


học là sự xem xét lý tính, trừu tượng và có
phương pháp về thực tại với tính cách là một
chỉnh thể hoặc những khía cạnh nền tảng của
kinh nghiệm và sự tồn tại người. Sự truy vấn
triết học (Philosophical inquyry) là thành phần
trung tâm của lịch sử trí tuệ của nhiều nền văn
minh”.
13
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

“Bách khoa thư triết học mới” của Viện Triết


học Nga xuất bản năm 2001 viết: “Triết học là
hình thức đặc biệt của nhận thức và ý thức xã
hội về thế giới, được thể hiện thành hệ thống
tri thức về những nguyên tắc cơ bản và nền
tảng của tồn tại người, về những đặc trưng bản
chất nhất của mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, với xã hội và với đời sống tinh thần”
14
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

1 Triết học là một hình thái ý thức xã hội.

Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới và con
2
người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó.

Triết học giải thích mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của
3 thế giới, tìmkếtrahợp
nhữđúng
ng quy
Phải đắnluật
cácphổ biến nhất chi phối, quy định và
lợi ích
quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy.
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

Triết học là một hình thái ý thức xã hội.


Là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học và khác biệt với
tôn giáo, tri thức triết học mang tính hệ thống, logic và trừu tượng về
4 thế giới, bao gồm nhữ n g nguyên tắc cơ bản, nhữ ng đặc trưng bản chất
Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới và con
và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại.
người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó.

5 Triết học là hạt nhân của thế giới quan.


Phải kết hợp đúng đắn các lợi ích
b. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC

Như vậy, triết học là hình thái đặc biệt


của ý thức xã hội, được thể hiện thành hệ
thống các quan điểm lý luận chung nhất
về thế giới, về con người và về tư duy của
con người trong thế giới ấy.

Triết học Mác-Lênin được các nhà triết học mácxít xem là khoa
học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG LỊCH SỬ

Khi mới ra đời, triết học bao gồm tri thức của tất cả các lĩnh vực,
đến thế kỷ XV-XVII mới dần tách ra thành những ngành khoa học
riêng. Triết học phương Tây thời cổ đại được gọi là “Triết học tự
nhiên” - gồm các tri thức thuộc khoa học tự nhiên. Đó là lý do
nảy sinh quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học”.

Ở Hy Lạp cổ đại, triết học tự nhiên đã đạt được những thành tựu
rực rỡ, mà “các hình thức muôn hình muôn vẻ của nó đã có
mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan
sau này” (F. Engels).
c. VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG LỊCH SỬ

Tây Âu thời Trung cổ khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi
lĩnh vực, nền Triết học tự nhiên được thay thế bằng Triết học
kinh viện. Triết học chỉ tập trung vào các chủ đề như: niềm tin,
Đối tượng tôn giáo, thiên đường, địa ngục, mặc khải…
của triết
học trong
lịch sử
Sau cuộc “cách mạng trên trời” của N. Copernicus, các khoa
học Tây Âu mới dần dần phục hưng, tạo cơ sở tri thức cho sự
phát triển mới của triết học  Thúc đẩy cuộc đấu tranh giữa
khoa học, triết học duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
c. VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG LỊCH SỬ

Triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học
 sự phát triển của các khoa học chuyên ngành 
xóa bỏ vai trò của triết học tự nhiên cũ  thay đổi
Đối tượng của quan niệm “triết học là khoa học của mọi khoa học”.
triết học trong
lịch sử
Sự xuất hiện của triết học Marx  đoạn tuyệt triết để
quan niệm “triết học là khoa học của mọi khoa học” 
Đối tượng của triết học là mối quan hệ giữa tồn tại và
tư duy và nghiên cứu các quy luật của TN, XH và tư duy
d. TRIẾT HỌC – HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN

Thế giới quan là khái niệm có gốc tiếng Đức


“Weltanschauung” lần đầu tiên được I.Kant sử
dụng trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán
(1790) dùng để chỉ thế giới quan sát được với
nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con người.
Sau đó, F.Schelling đã bổ sung thêm cho khái niệm
này một nội dung quan trọng là, khái niệm thế giới
quan luôn có sẵn trong nó một sơ đồ xác định về
thế giới, một sơ đồ mà không cần tới một sự giải
thích lý thuyết nào cả.
21
d. TRIẾT HỌC – HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN

Khái niệm thế giới quan hiểu một cách


ngắn gọn là hệ thống quan điểm của con
người về thế giới.
Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái
niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức,
quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng
xác định về thế giới và về vị trí của con
người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và
nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới
quan quy định các nguyên tắc, thái độ,
giá trị trong định hướng nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người. 22
CÁC LOẠI THẾ GIỚI QUAN CƠ BẢN

1 Thế giới quan triết học

2 Thế giới quan khoa học

3 Thế giới quan tôn giáo

4 Thế giới quan huyền thoại


d. TRIẾT HỌC – HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN

Thế giới quan chung nhất, phổ biến nhất,


được sử dụng (một cách ý thức hoặc không
ý thức) trong mọi ngành khoa học và trong
toàn bộ đời sống xã hội là thế giới quan
triết học.

24
Triết học được xem là hạt nhân lý luận của thế giới quan là vì:

1 Bản thân triết học chính là thế giới quan.

2 Trong các thế giới quan, triết học bao giờ cũng là thành phần
quan trọng, đóng vai trò cốt lõi.

Với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh
3
nghiệm, triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng chi phối.

Thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới
4
quan, các quan niệm khác như thế.
d. TRIẾT HỌC – HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN

Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan


trọng trong cuộc sống của con người và xã
hội loài người:
Những vấn đề triết học giải quyết là vấn
đề thuộc thế giới quan.
Thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan
trọng để tư duy hợp lý và có nhân sinh
quan tích cực để chinh phục thế giới.
Thế giới quan là tiêu chí quan trọng đánh
giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng
như của mỗi cộng đồng. 26
d. TRIẾT HỌC – HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN

Sự thừa nhận và không thừa nhận thế giới quan triết học:

Trong lịch sử, có một số nhà khoa học chuyên ngành định kiến
với triết học, không thừa nhận triết học có ảnh hưởng hay chi
phối thế giới quan của họ.

Tuy nhiên với tính cách là hạt nhân lý luận, trên thực tế, chi
phối mọi thế giới quan, dù người ta có chú ý và thừa nhận điều
đó hay không.
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

2. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học


Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, đặc biệt là
lịch sử triết học cổ điển Đức, F. Engels đã
khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết
học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là mối
quan hệ giữa tư duy với tồn tại”*.
* K. Marx và F. Engels (1995), Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 403
F. Engels (1820-1895) 28
a. NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1. Là vấn đề quan trọng nhất mà tất cả


các trường phái triết học, các nhà triết
học, các tác phẩm triết học từ xưa đến
nay quan tâm và tìm cách giải quyết.

2. Là tiêu chuẩn để xác định lập trường,


thế giới quan của các nhà triết học; để
phân biệt các trường phái, các quan điểm
triết học trong lịch sử.
29
a. NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

VẤN ĐỀ 1. Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái


CƠ BẢN CỦA nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
TRIẾT HỌC CÓ
HAI MẶT 2. Con người có khả năng nhận thức được thế
giới hay không?

30
a. NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

- Chủ nghĩa duy vật (Materialism)


Việc giải quyết vấn đề cơ bản của - Chủ nghĩa duy tâm (Idealism)
triết học là cơ sở để phân chia các - Khả tri (Gnosticism)
trường phái triết học trong lịch sử. - Bất khả tri (Angosticism)
- Nhị nguyên luận (Dualism)
- Hoài nghi luận (Scepticism)

31
b. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Chủ nghĩa duy vật

Trong lịch sử triết học, quan điểm cho


rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất quyết định ý thức. Cách giải quyết
này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất.

32
b. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Chủ nghĩa duy tâm

Những người có quan điểm duy tâm cho


rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý
thức quyết định vật chất. Cách giải quyết
này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức.

33
b. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và


ĐẶC ĐIỂM nguồn gốc xã hội đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt
CỦA CHỦ NGHĨA đối hoá mặt nào đó, đặc tính nào đó của quá trình
DUY TÂM nhận thức.

Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường có mối liên


hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau để cùng
tồn tại và phát triển.

34
b. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Cho rằng


mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp
những cảm giác của cá nhân, của chủ
thể.
Trong lịch sử, chủ nghĩa
duy tâm có 2 phái
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thường
mang những tên gọi khác nhau như: ý
niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới
(Thượng Đế, Đấng Sáng tạo…)
35
b. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

1. Chủ nghĩa duy vật chất phác

CNDV có 3
hình thức
cơ bản 2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng


36
3. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH

a. KHÁI NIỆM BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH TRONG LỊCH SỬ

Khái niệm biện chứng (dialectic) có Khái niệm siêu hình (metaphysic) bắt
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ. Khái niệm
nên phổ biến qua những cuộc đối siêu hình dùng để chỉ những tác
thoại kiểu Socrates của Plato. phẩm nghiên cứu về vật chất của
Phương pháp biện chứng có nền tảng Aristotle trong thời cổ đại. Siêu hình
từ những cuộc đối thoại giữa hai hay học là một nhánh triết học quan tâm
nhiều người với những ý kiến, tư đến việc giải thích về bản chất của
tưởng khác nhau và cùng mong muốn thế giới. Đây là một môn học về tồn
thuyết phục người khác. tại hoặc sự thật.
a. KHÁI NIỆM BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH TRONG LỊCH SỬ

KHÁI NIỆM

Khái niệm Biện chứng (Dialectic) dùng để


chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá và
vận động, phát triển theo quy luật của các
sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên,
xã hội, tư duy.

38
a. KHÁI NIỆM BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH TRONG LỊCH SỬ

KHÁI NIỆM
Siêu hình (Metaphysic) là phương pháp xem
xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận
động, tách rời cô lập và tách biệt nhau; nếu có
vận động thì cũng chỉ thay đổi về lượng chứ
không phải về chất. Cách xem xét này cho ta
nhìn thấy sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở
trạng thái đứng im tương đối, không nhận thấy
mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
39
a. KHÁI NIỆM BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH TRONG LỊCH SỬ

Heraclitus (520-460 TCN) được xem là “ông tổ” của


phép biện chứng khi lần đầu tiên ông trình bày nguyên
lý mọi vật đang “trôi đi” (pantasei).

Ông nói: Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một
dòng sông.
(The man cannot step twice into the same stream)

40
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

QUY LUẬT

PHÉP BIỆN CHỨNG


Là học thuyết nghiên cứu, khái
quát biện chứng của thế giới thành PHÉP
các nguyên lý, quy luật khoa học; NGUYÊN NGUYÊN
LÝ BIỆN TẮC
nhằm xây dựng hệ thống các
CHỨNG
nguyên tắc phương pháp luận của
nhận thức và thực tiễn.

PHẠM TRÙ 41
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Phép biện chứng chất phác (thời cổ đại)


Các hình
thức cơ
bản của Phép biện chứng duy tâm (triết học cổ điển Đức)
phép biện
chứng
Phép biện chứng duy vật (chủ nghĩa Marx - Lenin)

42
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình


thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch
sử triết học. Nó là nội dung cơ bản trong nhiều
hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và
Hy Lạp cổ đại.

43
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Thuyết âm dương
Tư tưởng
biện chứng
trong triết học Thuyết ngũ hành
Trung Hoa
cổ đại
Kinh dịch

44
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Vô ngã
Tư tưởng
biện chứng
trong Vô thường
triết học Ấn
Độ cổ đại
Vô định

45
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Dòng chảy của Heraclitus


Tư tưởng
biện chứng
trong triết học Nguyên tử của Democritus
Hy Lạp
cổ đại
Tư tưởng của Aristotus

46
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Phép biện chứng thời cổ đại đã thấy được các sự


NHẬN XÉT vật hiện tượng trong thế giới có mối quan hệ chặt
PHÉP BIỆN CHỨNG chẽ với nhau, luôn vận động và phát triển.
THỜI CỔ ĐẠI
Do nặng về trực giác và thiếu sự chứng minh bởi
những thành tựu của khoa học tự nhiên nên phép
biện chứng mang nặng tính chủ quan, ngây thơ và
chất phác.

47
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

“Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những


nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh… Cái thế giới
NHẬN XÉT quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất
PHÉP BIỆN CHỨNG thì đúng, đó là thế giới quan của các nhà triết
THỜI CỔ ĐẠI học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được
Heraclitus trình bày một cách rõ ràng: mọi vật
đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi
vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay
đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu
vong…” (F. Engels)
48
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM

Phép biện chứng duy tâm đạt đến đỉnh cao trong
triết học cổ điển Đức. Người khởi xướng là I. Kant
và người kết thúc là F. Hegel.

Immanuel Kant nhà triết học quan trọng nhất của Đức và thời
kỳ cận đại. Kant có những đóng góp quan trọng đối với lĩnh
vực triết học, mỹ học. “Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những
gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau",
nhà triết học sử J. Hirschberger đã nhận xét như vậy về Kant.
I. Kant (1724-1804) 49
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Các nhà triết học cổ điển Đức là những người đầu tiên
đã trình bày phép biện chứng một cách có hệ thống và
khoa học. Tuy nhiên phép biện chứng của họ bắt đầu
và kết thúc đều xuất phát từ tinh thần (ý niệm tuyệt
đối) nên phép biện chứng đó được gọi là phép biện
chứng duy tâm.

F. Hegel (1770-1831)
50
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Theo Marx: “Hegel trở thành người đầu tiên trình bày một
cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động
chung của phép biện chứng. Ở Hegel, phép biện chứng bị
lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát
hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ
thần bí của nó”.

K. Marx (1818-1883) 51
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

F. Engels cho rằng: “Phép biện chứng …là môn khoa


học về những quy luật phổ biến của sự vận động và
sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và
của tư duy”1.
Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến thì F. Engels định nghĩa: “Phép biện chứng
là khoa học về sự liên hệ phổ biến”2.

[1, 2]. K. Marx và F. Engels (2004) Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 201, tr. 445.
F. Engels (1820-1895)
52
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển V.I.
Lenin đã khẳng định: “Trong số những thành quả đó thì
thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức học thuyết về
sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất
và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của
nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật
chất luôn luôn phát triển không ngừng”*.

*V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.23, tr.55
V.I. Lenin (1870-1924) 53
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan khoa
ĐẶC TRƯNG học.
CƠ BẢN CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT Có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật
biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy
vật); nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn
là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.

54
b. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ

Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là nội dung đặc
biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp
VAI TRÒ luận triết học của chủ nghĩa Marx - Lenin, tạo nên
CỦA PHÉP tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Marx -
BIỆN Lenin.
CHỨNG
DUY VẬT
Là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của
hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học.

55
II. TRIẾT HỌC MARX-LENIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MARX-LENIN
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết


học Marx.
1. Sự ra đời và b. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành
phát triển của triết và phát triển của triết học Marx.
học Marx - Lenin c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng
trong triết học do K. Marx và F. Engels thực
hiện.
d. Giai đoạn Lenin trong sự phát triển triết
học Marx.
56
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MARX

a. Những - Điều kiện kinh tế - xã hội


điều kiện
lịch sử của - Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự
sự ra đời triết nhiên
học Marx
- Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết
học Marx

57
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Chủ nghĩa Marx ra đời vào những


năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ
phương thức sản xuất TBCN phát
triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu
làm thay đổi LLSX và hình thành giai
cấp vô sản.

58
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI


Ngay từ khi vừa ra đời, phương thức
sản xuất TBCN đã bộc lộ những mâu
thuẫn dẫn đến cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 1825 và các cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống
lại chủ nghĩa tư bản.

59
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

1.Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Lyon


Những phong trào (1831).
đấu tranh
của công nhân 2. Phong trào Hiến chương ở Anh (1835-1848).

3. Khởi nghĩa của công nhân Silêdi (1844).

60
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Thực tiễn các phong trào đấu tranh


của giai cấp công nhân đặt ra yêu
cầu khách quan là nó phải được soi
sáng bằng lý luận khoa học. Chủ
nghĩa Marx ra đời là đáp ứng yêu cầu
khách quan đó.

61
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

Triết học cổ điển


Tư tưởng nhân loại NGUỒN GỐC LÝ LUẬN
Đức

Triết học Chủ nghĩa Marx ra đời không chỉ


xuất phát từ nhu cầu khách quan của
Marx
lịch sử mà còn là kết quả của sự kế
Chủ nghĩa xã hội thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân
Kinh tế chính trị học
không tưởng phê loại.
tư sản cổ điển Anh
phán Pháp

62
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

Triết học cổ điển Đức


- F. Hegel
Những nguồn - L. Feuerbach
gốc lý luận quan
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
trọng
- A. Smith
- D. Ricardo
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp
- S. Simon
- C. Fourier
- R. Owen. 63
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (Triết học cổ điển Đức)

K. Marx và F. Engels đã kế thừa những thành tựu triết


học cổ điển Đức, quan trọng nhất là những di sản
triết học của Hegel và Feuerbach.

Hegel (1770-1831), nhà triết học người Đức, ông được xem là
người sáng lập chủ nghĩa duy tâm Đức. Những tư tưởng quan
trọng của ông về triết học, mỹ học, phép biện chứng duy tâm
được Marx và Engels kế thừa có chọn lọc và phát triển. 64
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (Triết học cổ điển Đức)

Cùng với những thành tựu triết học của F. Hegel, K.


Marx và F. Engels đã kế thừa những giá trị nhân văn
và hợp lý trong triết học của L. Feuerbach.
L. Feuerbach (1804-1872), nhà triết học người Đức, ngoài
quan điểm duy vật siêu hình, Feuerbach còn là một trong
những nhà triết học phản đối Thuyết bất khả tri. Ông cho
rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được giới
tự nhiên. Một người thì không thể nhận thức đầy đủ, nhưng
cả loài người qua các thế hệ thì sẽ nhận thức đầy đủ và
đúng đắn thế giới khách quan. 65
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (KTCT tư sản cổ điển Anh)

K. Marx và F. Engels đã kế thừa và phát triển những


học thuyết và luận điểm kinh tế của A. Smith và D.
Ricardo để từ đó phân tích bản chất kinh tế của chủ
nghĩa tư bản và hình thành những nguyên lý kinh tế
của chủ nghĩa Marx.
A. Smith (1723-1790), nhà kinh tế học người Scotland (Anh).
Ông là người khai sinh kinh tế học hiện đại và là cha đẻ của
các học thuyết Bàn tay vô hình, Chủ nghĩa tự do… Nền kinh tế
thị trường tự điều tiết của A. Smith là cơ sở để K. Marx phân
tích bản chất của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX. 66
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (KTCT tư sản cổ điển Anh)

Học thuyết Lợi thế so sánh (cơ sở của nguyên lý


thương mại quốc tế) cùng với Giá trị lao động của D.
Ricado đã góp phần rất lớn đối với việc hình thành
những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa Marx.

D. Ricardo (1772-1823), nhà kinh tế học người Anh, có ảnh


hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển cùng với A. Smith và
Thomas Malthus. David Ricardo là người cổ vũ thương mại
tự do dựa trên lý luận lợi thế so sánh. Các lý luận của ông
đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx.67
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (CNXHKT phê phán Pháp)


Chủ nghĩa xã hội không tưởng dùng để chỉ những làn
tư tưởng xã hội hiện đại đầu tiên trong những năm
đầu thế kỷ XIX. Những đại biểu tiêu biểu của khuynh
hướng này là: S. Simon, C. Fourier và R. Owen.

Saint Simon (1760-1825), nhà triết học, nhà kinh tế Pháp,


người đề xướng tư tưởng CNXH không tưởng đầu tiên. S.
Simon công kích kịch liệt chế độ tư bản và kêu gọi cải cách
xã hội theo chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho tất cả mọi giai
cấp được thỏa mãn nhu cầu sinh sống và văn hóa.
68
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (CNXHKT phê phán Pháp)

Tư tưởng và hoạt động xã hội của C. Fourier đã được K.


Marx và F. Engels đánh giá cao, là những tiền đề quan
trọng cho việc hình thành tư tưởng chủ nghĩa xã hội
khoa học của chủ nghĩa Marx.

C. Fourier (1772-1837), là nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội


không tưởng và người ủng hộ tư tưởng giải phóng phụ nữ nổi
tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Các quan điểm của Fourier
là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số làng tại Mỹ theo
chủ nghĩa xã hội không tưởng.
69
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN (CNXHKT phê phán Pháp)


Marx và Engels đánh giá cao học thuyết của R. Owen,
coi đó là một trong những tiền đề lý luận quan trọng
để hai ông tiếp thu có phê phán, xây dựng học thuyết
chủ nghĩa xã hội khoa học.
Robert Owen (1771-1858), nhà không tưởng nổi tiếng người
Anh. Ông cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố duy trì và tăng
cường sự suy đồi về đạo đức của các giai cấp trong xã hội;
là nguyên nhân của thù hằn và đấu tranh giữa các dân tộc.
Từ đó Robert Owen đưa ra những dự định về việc xây dựng
một xã hội mới.
70
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐL BẢO TOÀN VÀ THUYẾT
Cùng với những tiền đề kinh tế - xã hội, lý CHUYỂN HÓA NĂNG TIẾN HÓA
LƯỢNG
luận, những thành tựu khoa học tự nhiên
cũng là những tiền đề và minh chứng
THUYẾT
khẳng định tính đúng đắn về thế giới TẾ BÀO
quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
Marx.

71
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi


mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Robert Mayer (1814-1878) nhà hóa học, nhà vật lý người


Đức. Năm 1841 ông được xem là người phát minh ra định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, cụ thể là "năng
lượng không thể tạo ra cũng như không bị phá hủy"

72
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Đã chứng minh khoa học về sự không tách rời nhau,
sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn các hình
thức vận động của vật chất.

Ferdinand Helmholtz (1821-1894) là nhà nghiên cứu ngữ


văn cổ điển và triết học. Năm 1847 ông cũng được xem là
người khám phá ra quy luật bảo toàn năng lượng khi nghiên
cứu về sự trao đổi chất của cơ bắp.
73
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Thuyết tiến hóa

Thuyết Tiến hóa của Darwin được xem là những minh


chứng khoa học cho quan điểm duy vật biện chứng
của Marx và Engels.
Chaler Darwin (1809-1882) nhà nghiên cứu nổi tiếng trong
lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện
và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ
những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Được
công bố trong tác phẩm Nguồn gốc các loài (1859). Khám
phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa
học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích về sự đa dạng loài 74
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa


TIỀN ĐỀ KHOA HỌC học về sự phát sinh, phát triển đa dạng
TỰ NHIÊN bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ
hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật
trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

75
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Thuyết tế bào
Lý thuyết khoa học mô tả tính chất của tế bào, giải
thích nguồn gốc của sự sống bắt nguồn từ các tế
bào. Tế bào là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của mọi
sinh vật và cũng là đơn vị cơ bản của sự sống. F.
Engels (1870) đã đánh giá học thuyết tế bào là một
trong ba phát kiến vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên
thế kỷ XIX.
Robert Hooke (1635-1703), nhà khoa học người Anh. Năm
1665, khi nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần bằng kính hiển vi
quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần, Hooke đã phát hiện
ra tế bào. 76
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

Thuyết tế bào là căn cứ khoa học, chứng


minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc,
THUYẾT TẾ BÀO
hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể
thực vật, động vật và giải thích quá trình
phát triển trong mối liên hệ của chúng.

77
a. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MARX

NHÂN TỐ CHỦ QUAN


TRONG SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC MARX
Vai trò và hoạt động thực tiễn của Marx - Engels
Marx – Engels là những thiên tài kiệt xuất với sự kết
hợp những phẩm chất tinh túy và uyên bác của nhà
bác học và nhà cách mạng.
Marx – Engels đều xuất thân từ tầng lớp trên của xã
hội nhưng sớm tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình
cho cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại.
“Thiên tài của Marx chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những
vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra”
(V.I.Lenin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, M, tr.471. 78
b. NHỮNG THỜI KỲ CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MARX

Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ


từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841-
1844).
3 giai đoạn
Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử (1845-1847)

Thời kỳ Marx và Engels bổ sung phát triển toàn diện


lý luận triết học (1848-1895)
79
c. THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC
DO K. MARX VÀ F. ENGELS TẠO RA
Sự ra đời của triết học Marx là một cuộc cách mạng vĩ đại trong
lịch sử triết học nhân loại

K. Marx và F. Engels đã khắc phục tính chất trực quan, siêu


hình của CNDV cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của
phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra một CNDV triết học
hoàn bị, đó là CNDV biện chứng.

K. Marx và F. Engels đã vận dụng và mở rộng quan điểm DVBC


vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra CNDV lịch sử - nội
Marx và Engels ở London năm 1867 dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học.
c. THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC
DO K. MARX VÀ F. ENGELS TẠO RA

Sự ra đời của triết học Marx là một cuộc cách mạng vĩ đại trong
lịch sử triết học nhân loại

K. Marx và F. Engels đã bổ sung những đặc tính mới vào triết


học, sáng tạo ra một triết học chân chính khoa học – triết học
DVBC.

Với sự ra đời của triết học Marx, triết học không chỉ có chức
năng giải thích thế giới mà còn trở thành công cụ nhận thức
K. Marx và F. Engels
khoa học để cải tạo thế giới.
c. THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC
DO K. MARX VÀ F. ENGELS TẠO RA

Sự ra đời của triết học Marx là một cuộc cách mạng vĩ đại trong
lịch sử triết học nhân loại

Lần đầu tiên trong lịch sử, K. Marx và F. Engels đã công khai
tính giai cấp của triết học, biến triết học của mình thành vũ
khí tinh thần của giai cấp vô sản.

Triết học Marx ra đời đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà
triết học muốn biến triết học thành “khoa học của mọi khoa
học”, xác lập đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa
học cụ thể; triết học mang tính sáng tạo và nhân đạo.
d. GIAI ĐOẠN V.I. LENIN PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MARX

V.I. Lenin trở thành người kế tục trung thành và phát


triển sáng tạo chủ nghĩa Marx và triết học Marx trong
thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ 1893 - 1907, V.I.Lenin bảo vệ và phát triển triết


học Mác nhằm thành lập đảng mác-xít ở Nga và chuẩn
bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất.

83
d. GIAI ĐOẠN V.I. LENIN PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MARX

Từ 1907 - 1917 là thời kỳ V.I.Lenin phát triển toàn diện


triết học Marx và lãnh đạo phong trào công nhân Nga,
chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Từ 1917 - 1924 là thời kỳ Lenin tổng kết kinh nghiệm


thực tiễn cách mạng, bổ sung, hoàn thiện triết học
Marx, gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng
chủ nghĩa xã hội.

84
Sinh viên tự học, tự nghiên cứu:

1. Đối tượng và chức năng của triết học Marx-


Lenin.
2. Vai trò của triết học Marx-Lenin trong đời
sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay.

85
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THẢO LUẬN

Chủ đề
Phương pháp là gì? Phương pháp
luận là gì? Hãy xác định phương
pháp học tập của cá nhân.

86

You might also like