You are on page 1of 212

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: LẮP RÁP, CÀI ĐẶT, BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA
MÁY VI TÍNH
NGÀNH, NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT, ngày tháng năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình sử dụng máy tính, những trục trặc về phần cứng và phần
mềm xảy ra là điều không thể tránh khỏi mặc dù chúng ta đã có đầu tư tốt cho cả
phần cứng và phần mềm. Vậy làm thế nào để thay thế một thiết bị nào đó trong
máy tính, khi nó bị hư hỏng? Làm thế nào để cài đặt Hệ điều hành khi hệ thống
lỗi, hay khi ta muốn bổ xung một ứng dụng nào đó?
Cuốn giáo trình “Lắp ráp và cài đặt máy vi tính” được biên soạn cho học
sinh ngành Công nghệ thông tin và có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai
muốn có kiến thức tổng quát về phần cứng máy tính và cách lắp ráp, cài đặt
hoàn chỉnh hệ điều hành cho một máy vi tính, cũng như các phần mềm ứng
dụng. Với phương pháp trình bày ngắn gọn, trực quan, hy vọng cuốn giáo trình
này sẽ mang đến cho học sinh những kiến thức bổ ích cho ngành học và áp dụng
tốt cho công việc sau này.
Tuy đã tham khảo nhiều tài liệu và qua kinh nghiệm thực tế nhưng chắc
chắn cuốn giáo trình vẫn có những hạn chế nhất định rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cô, quý đồng nghiệp gần xa và các em học sinh để cuốn giáo
trình thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho học sinh ngành công nghệ thông
tin nói riêng và độc giả nói chung.

Đồng Tháp, ngày......tháng ..... năm 2019


Chủ biên: Trần Đức Huân

3
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LẮP RÁP MÁY VI TÍNH ............................................................ 9


1. Chuẩn bị ................................................................................................. 9
1.1. Giới thiệu các thành phần máy tính ............................................... 9
1.2. Các thành phần bên trong máy tính.............................................. 11
1.3. Các thiết bị ngoại vi ..................................................................... 67
2. Lựa chọn cấu hình máy tính ................................................................. 71
2.1. Các vần đề cần quan tâm khi lựa chọn Case và Nguồn ............... 71
2.2. Lựa chọn Mainboard ................................................................... 71
2.3. Lựa chọn CPU. ............................................................................ 72
2.4. Lựa chọn RAM ............................................................................ 73
2.5. Lựa chọn ổ cứng (HDD) .............................................................. 73
2.6. Lựa chọn ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM) ............................ 74
3. Quy trình lắp, ráp máy tính ................................................................... 74
3.1. Chuẩn bị dụng cụ ......................................................................... 74
3.2. Quy trình lắp, ráp máy tính .......................................................... 75
3.3. Qui trình tháo máy tính ................................................................ 82
4. Các sự cố thường gặp ........................................................................... 82
4.1. Vấn đề 1: Bật máy mà PC không có dấu hiệu hoạt động ............. 82
4.2. Vấn đề 2: PC hoạt động nhưng màn hình không hiển thị gì cả (đèn
chỉ báo có màu cam) kèm theo là các tiếng bip khác thường. ............. 83
4.3. Vấn đề 3: Một tiếng bip ngắn bình thường, màn hình hiển thị trang
đầu tiên hoặc trang thứ hai rồi đứng lại. ............................................ 84
4.4. Vấn đề 4: PC hoạt động, màn hình hiển thị mã lỗi 305 ................ 84
4.5. Vấn đề 5: PC bị ngắt trong quá trình khởi động .......................... 84
4.6. Vấn đề 6: Đèn báo ổ đĩa mềm sáng liên tục ................................. 85
4.7. Vấn đề 7: PC hoạt động bình thường nhưng đèn Monitor không
sáng. ................................................................................................... 85

4
4.8. Vấn đề 8: PC hoạt động, monitor có màu xanh khởi động thành
công nhưng màn hình không hiển thị hay hiển thị nhưng màu bị nhòe.85
4.9. Vấn đề 9: Trang đầu tiên của màn hình không hiển thị thông tin về
các ổ đĩa CD-ROM…sau đó khởi động thành công. ........................... 85
4.10. Khởi động thành công nhưng PC không phát ra một tiếng bip nào
cả. ...................................................................................................... 85
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC TRÌNH ĐIỀU ................ 92
1. Thiết lập thông số CMOS ..................................................................... 92
1.1. Giới thiệu BIOS, CMOS .............................................................. 92
1.2. Đăng nhập vào CMOS ................................................................. 96
1.4. Setup các thành phần nâng cao (Advanced CMOS Setup) ........... 99
1.5. Setup các thành phần thiết bị ngoại vi tích hợp (Integrated
Peripherals) ...................................................................................... 100
1.6. LOAD FAIL – SAFE DEFAULTS ............................................ 100
1.7. LOAD OPTIMIZED DEFAULTS ............................................. 100
1.8. SET SUPERVISOR PASSWORD AND USER PASSWORD .. 101
1.9. SAVE & EXIT SETUP ............................................................. 101
1.10. EXIT WITHOUT SAVING ..................................................... 102
2. Cài đặt hệ điều hành và các trình điều ................................................ 102
2.1. Chuẩn bị .................................................................................... 102
2.3. Cài đặt hệ điều hành .................................................................. 114
2.4. Cài đặt trình điều khiển (Driver) ................................................ 129
CHƯƠNG 3 : CÀI ĐẶT CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG ............................ 154
1. Chuẩn bị ............................................................................................. 154
2. Quy trình cài đặt phần mềm ứng dụng ................................................ 154
2.1. Cài Đặt Bộ Ứng Dụng MicroSoft Office: ................................... 159
2.2. Cài đặt bộ gõ Unikey. ................................................................ 163
2.3. Các ứng dụng khác .................................................................... 165
3. Gỡ bỏ các phần mềm ứng dụng .......................................................... 172

5
4. Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng ..................................... 175
4.1. Lựa chọn phần mềm cài đặt ....................................................... 175
4.2. Sao lưu hệ thống trước khi cài đặt ............................................. 175
4.3. Đánh giá sự cố ........................................................................... 176
4.4. Gỡ bỏ phần mềm ....................................................................... 176
CHƯƠNG 4: SAO LƯU PHỤC HỒI HỆ THỐNG ........................................ 182
1. Sao lưu hệ thống ................................................................................. 184
1.1. Chuẩn bị .................................................................................... 184
1.2. Qui trình sao lưu hệ thống ......................................................... 185
2. Phục hồi hệ thống ............................................................................... 187
2.1. Chuẩn bị .................................................................................... 187
2.2. Qui trình phục hồi hệ thống ....................................................... 188
3. Các sự cố thường gặp ......................................................................... 192
3.1. Lỗi do chế độ nén ...................................................................... 192
3.2. Lỗi do ổ đĩa cứng....................................................................... 192
3.3. Đĩa khởi động không tương thích phần cứng trong máy ............ 192
3.4. Lỗi do bộ nhớ RAM .................................................................. 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 212

6
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên môn học: Lắp ráp và cài đặt máy tính.
Mã mô đun: MĐ28
Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 72 giờ; kiểm tra: 3 giờ)
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các mô
đun cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề.
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành đào tạo tự chọn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu được tổng quan về máy vi tính.
- Biết được chức năng từng thành phần của máy vi tính.
- Cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng.
- Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp một máy vi tính.
- Chuẩn đoán và khắc phục được sự cố máy tính.
- Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :

Thời gian (giờ)


Thực
hành, thí
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý nghiệm, Kiểm
TT
số thuyết thảo tra
luận, bài
tập
1 Các thành phần máy tính 10 5 5 0
1. Giới thiệu
2. Thiết bị nội vi
3. Các thiết bị ngoại vi thông dụng
2 Lắp ráp máy vi tính 22 2 19 1
1. Các thiết bị cơ bản
2. Dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
3 Thiết lập thông số trong Bios 7 2 5 0
1. Setup các thành phần căn bản (
Standard CMOS Setup)
2. Setup các thành phần nâng cao
(Advanced Setup)
3. Setup các thành phần có liên quan
đến vận hành hệ thống

7
4. Power Management Setup
5. Hướng dẫn Setup Bios
4 Cài đặt hệ điều hành và trình điều khiển 24 3 19 1
1. Phân vùng đĩa cứng
2. Cài đặt hệ điều hành
3. Cài đặt trình điều khiển
4. Giải quyết các sự cố
5 Cài đặt phần mềm ứng dụng 14 2 10 0
1. Qui trình cài đặt phần mềm ứng
dụng
2. Cài đặt phầm mềm ứng dụng
3. Bổ sung hay gỡ bỏ các ứng dụng
4. Các sự cố thường gặp khi cài phần
mềm ứng dụng
6 Sao lưu phục hồi hệ thống 7 1 5 1
1. Sao lưu hệ thống
2. Phục hồi hệ thống
Cộng 90 15 72 3

8
CHƯƠNG 1: LẮP RÁP MÁY VI TÍNH
Mã chương: MH15-01
Giới thiệu
Để có thể lắp ráp máy PC một cách có hiệu quả, người kỹ thuật viên cần
phải quen thuộc với những khái niện tổng quát về mặt vật lý cũng như cơ học
của máy.
Phải có khả nămg tháo rời máy một cách nhanh chóng (mà không làm hư
hại vỏ máy hoặc các bộ phận lắp ghép bên trong), sau đó phải nhanh chóng nhận
dạng chính xác từng cụm bộ phận, các bản mạch mở rộng (Expansion Board) và
các đầu nối (Connector)
Sau khi hoàn tất một phiên chuẩn đoán và sửa chữa người kỹ thuật viên
phải có khả năng lắp ráp máy và những phần vỏ bọc của nó lại như cũ (cũng
không làm hư hại chúng)
Mục đích của bài chỉ ra các cụm bộ phận công tác khác nhau trong máy
và đề nghị những nguyên tắc lắp ráp tổng quát đối với một PC.
Nội dung của bài gồm có nhứng vấn đề sau:
- Các thành phần bên trong máy PC
- Những điều cần lưu ý khi tháo lắp máy
- Các yếu tố hình thù máy
Mục tiêu:
- Trình bày được các thành phần chính của máy tính
- Các nhiệm vụ chính của các thành phần trong máy tính
- Lựa chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Lắp ráp được một máy vi tính hoàn chỉnh và giải quyết các sự cố khi lắp
ráp.
- Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.
- Tự tin khi sửa chữa máy tính
1. Chuẩn bị
1.1. Giới thiệu các thành phần máy tính
Mục tiêu:

9
- Trình bày được tổng quan về phần cứng máy tính

Cấu trúc chung của máy vi tính


Máy vi tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do dó,
để máy tính có thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một
cách hợp lý và khai báo với các thành phần khác. Ngày nay nghành Công nghệ
thông tin dựa trên các may tính hiện đang phát triển trên cơ sỏ hai phần:
Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản
mạch in dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối,
nguồn nuôi,… Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản, ở mức
thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân.
Phần mềm: Là các chương trình (Program) điều và phối tác các hoạt
động phần cứng của máy vi tính và chỉ đạo việc xử lý số liệu. Phần mềm của
máy tính có thể chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và
phần mềm ứng dụng (Applications Software). Phần mềm hệ thống khi được đưa
vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng
dụng là các chương trình được thiết kế để giải quyết một bài toán hay một vấn
đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực.
Máy tính cá nhân PC (Personal Computer): Theo đúng tên gọi của nó là
máy tính có thể được sử dụng bởi riêng một người.

(Hình 1.1 Máy tính cá nhân PC)

Nguyên tắc hoạt động của máy tính

Khối Khối Khối


Nhập / Xuất Xử Lý Bộ Nhớ

10
Trong đó. Các mũi tên đại diện cho đường đi của việc trao đổi thông tin
giữa người sử dụng với máy tính.
+ Khối nhập / Xuất: Bao gồm các thiết bị phục vụ cho việc nhập dữ liệu
và xuất dữ liệu.
Thiết bị nhập dữ liệu ((Input Device): bàn phím (Keyboad), chuột
(Mouse), máy quét (scanner)…
Thiết bị xuất dưz liệu (Output Device): màn hình (Monitor), máy in
(Printer)…
Bên cạnh đó còn có một số thiết bị khác phịc vụ cho việc truyền tin giữa máy
tính với bên ngoài ở các vị trí địa lý khac nhau như: thiết bị quay số (Modem
Fax), card mạng (NIC), dây cáp các loại (Cable System).
+ Khối Xử Lý: Bao gồm bộ xử lý (CPU) thực hiện các chức năng của
máy tính và các thiết bị tính toán khác phục vụ cho việc trao đổi thông tin trên
bo mạch chính.
+ Khối Bộ Nhớ: Là nơi lưu trữ các chương trình, dữ liệu trên máy tính và
được chia làm hai loại:
- Bộ nhớ chính (Primary Memory): bao gồm:
+ Bộ nhớ chỉ đọc – Rom (Read Only Memory): Là vùng lưu trữ chương
trình và các dữ liệu liên quan đến chương trình BIOS của nhà sản xuất và được
lưu trữ trên chíp CMOS. Các thanh đổi liên quan đến chương trình BIOS được
lưu lại nhò bộ pin nuôi còn gọi là pin CMOS.
+ Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – RAM (Random Access Memory): là
vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời trong suốt quá trình người sử dụng dang làm việc.
Dữ liệu trong vùng nhớ này sẽ bị mất đi khi khởi động lại máy tính.
- Bộ nhớ phụ (Secondary Memory):
Là nơi lưu trữ các dữ liệu của người sủ dụng và các chương trình được cài
đặt trên máy tính như là:
+ Đĩa cứng (Hard Disk).
+ Đĩa mềm (Floppy Disk).
+ Đĩa CD-ROM (Compact Disc), DVD (Digital Video Disc)…
1.2. Các thành phần bên trong máy tính
Mục tiêu:

11
- Trình bày được các thành phần của máy tính

(Hình 1.2 Sơ đồ tổng quan về cấu trúc máy tính)

1.2.1. Case (Hộp máy)


Hộp máy có thể coi như là phần khung của một máy tính. Trong hộp máy,
các thành phần của máy tính sẽ được lắp đặt, liên kết với nhau để tạo thành một
khối hoàn chỉnh mà chúng ta thường quen gọi là CPU. Hơn nữa, phần khung sẽ
được nối mát qua nguồn, điều này sẽ ngăn ngừa các thành phần máy tính bị hư
hỏng do việc hình thành hoặc phóng dòng tĩnh điện.
Hộp máy khá đa dạng về hình thức và kính thước, nhưng việc sản xuất
hộp máy phải tuân theo một trong các thừa số định dạng chỉ ra các kích thước
vật lý và kích cỡ của mainboard, quy định loại hộp máy nào lắp vừa mainboard.
Hiện nay các mainboard Full Size AT, Baby AT, LNX đã lỗi thời, do đó các hộp
máy tương thích với các mainboard này cũng không còn được sản xuất nữa.

Hình 1.3 Case


12
Case AT (Advanced Technology)
Trước đây phần lớn máy tính sử dụng loại case có bộ nguồn loại AT. Đối
với loại vở nguồn này dây nguồn được cắm trực tiếp vào Contact ở phía trước
của vỏ máy. Thường vỏ thùng có diện tích nhỏ gọn. hiện nay vỏ máy loại AT
không còn phổ biến.
1.1.2.1.2. Case ATX (Advanced Technology eXtended)
Hộp máy ATX được thiết kế sao cho bộ nguồn cung cấp và hộp máy phải
tương thích với mainboard ATX:
- Cho phép lắp đặt mainboard ATX với những kích thước:
+ Full size (Kích thước đầy đủ): rộng 12 inch – dài 9.6 inch
(305mm x 244mm)
+ Mini ATX: rộng 11.2 inch – dài 8.2 inch (284mm x 208mm)
+ Micro ATX: rộng 9.6 inch – dài 9.6 inch (244mm x 244mm)
- Mặt sau hộp máy có một phần hở cới kích thước: rộng 6.25 inch – cao
1.75 inch (15.9mm x 4.45mm). Vùng náy cho phép bố trí các cổng vào ra trực
tiếp lên phía sau của mainboard mà không cần dùng cable để nối các đầu nối
cổng vào ra lên các bộ nối trên mainboard.
- Nguồn ATX có quạt nguồn điện để làm mát CPU và bộ nhớ chính một
cách trực tiếp cho CPU và bộ nhớ chính được đặt cạnh bộ nguồn. Điều này cho
phép loại bỏ các quạt làm mát CPU. Đồng thời quạt nguồn ATX thổi vào khung
hệ thống, làm tăng áp suất khung hệ thống, góp phần loại bỏ sự xâm phạm của
bụi và chất bẩn vào hệ thống.

(Hình 1.4 case ATX)


Case gồm các thành phần:

13
- Nắp vỏ: Phần nắp che của vỏ máy, có loại 1 tấm chụp hoặc hai tấm rời
gắn 2 bên.
- Sườn máy: Phần cố định khi nắp đặt thiết bị, dùng để gắn mainboard (Bo
mạch chính).
- Đèn chỉ báo : Dùng chỉ báo tình trạng hoạt động của các thành
phần chính bên trong, gồm các loại: power (đèn báo nguồn), HDD (đèn báo ổ
đĩa cứng), Speed (đèn báo tốc độ). Một số loại case còn có đèn báo nhiệt độ bên
trong máy. Để có thể hoạt động, các loại đèn chỉ báo thường có dây cắm vào vị
trí tương ứng trên mainboard.
- Công tắc : Gồm công tắc nguồn và công tắc Reset.
- Khoang gắn thiết bị: Là các khoang dùng để gắn các loại thiết bị như: ổ
đĩa mềm (FDD), ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD/DVD, quạt giải nhiệt máy.
- Khe cắm : Có vị trí ở phía sau máy dùng để nối các bo mạch giao tiếp
(card) bên trong máy tính với các thiết bị bên ngoài.
- Bộ nguồn : Cung cấp điện cho toàn hệ thống. Hiện có hai loại nguồn
tương ứng là nguồn AT và nguồn ATX.
- Linh kiện : Case thường có linh kiện kèm theo, như các loại ốc, khe
chặn, mặt nạ vỏ,… dùng để gắn các bo mạch, thiết bị.
- Dây cáp : Dây cáp cấp nguồn

1.2.2. Mainboard (Bo mạch chủ)


Mainboard là gì?
Mainboard (bo mạch chủ) được ví như sương sống trong cơ thể con
người. Nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau
thành một khối thống nhất.
Chức năng chính của Mainboard?
Mainboard là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại
vi thành một bộ máy thống nhất
Mainboard điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết
bị.
Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên
Mainboard.

14
Ngoài ra Mainboard còn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của nguyên
một bộ máy vì chỉ có có “em nó” mới biết là “mình” có thể nâng cấp lên tới mức
nào.

15
Sơ đồ khối của nhiều loại Mainboard sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là
giống nhau về nguyên lý hoạt động và cấu trúc rẽ nhánh, liên lạc và phân phối
nguồn, tín hiệu tương tự nhau. Và theo sơ đồ khối trên ta thấy:
Socket CPU, CPU liên lạc với tất cả các thành phần còn lại thông qua
Chip cầu Bắc.
Chíp cầu Bắc: Trực tiếp quản lý VGA (Kể cả onboard hoặc khe cắm rời
như AGP, PCIx) và RAM.
Chip cầu Nam: Quản lý hầu hết các thiết bị còn lại như: ATA (giao tiếp ổ
cứng), chip LAN, chip Audio, các cổng USB, các khe PCI, chip SIO, chip
BIOS…
Chip SIO: Quản lý các thiết bị như: Keyboard, mouse, FDD (ổ mềm),
LPT (cổng máy in), Serial (cổng nối tiếp)…
Chip BIOS: Chứa đoạn chương trình CMOS SETUP, POST…
Mainboard hoạt động như thế nào?
Giữa các thiết bị thông thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau, còn gọi
là tốc độ Bus.
Mainboard có 2 Chipset quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu
nam, chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU
và RAM, giữa CPU và VGA Card, …
Do tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng được đưa qua
North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus, chính vì thế mà máy tính
có thể hoạt động được một cách thống nhất.
Lưu ý: Các bạn lưu ý một điều đó là tốc độ Bus của CPU phải bằng hoặc
lớn hơn tốc độ Bus của RAM, có như vậy CPU mới nhận hết được RAM, nếu
tốc độ Bus của CPU lại nhỏ hơn của RAM, vậy là bạn đã lãng phí và đang
không tận dụng được hết sức mạnh của bộ máy tính đó.

16
Các thành phần có trên Mainboard
+ North Bridge và South Bridge
Có nhiệm vụ kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại
vi bằng cách thay đổi tốc độ Bus như mình đã nói bên trên.
Các Mainboard có Socket khác nhau thì NB Chip và SB Chip cũng khác
nhau.
Đa số Chipset hiện đại ngày nay đều đã được tích hợp sẵn Sound Card và
Video Card (hay còn gọi là Card Onboard ) trên NB và SB nên không cần phải
gắn thêm các Card rời hỗ trợ nữa nếu như bạn không có nhu cầu. quá cao như
làm đồ hoạ, chơi game yêu cầu cấu hình cao…..
Không như những Mainboard đời cũ, những Mainboard hiện đại ngày nay
đều có tản nhiệt cho Chipset.

+ Đế cắm CPU
Hiện nay có rất nhiều loại đế cắm CPU vì vậy nhiệm vụ của bạn đó là cần
chọn Mainboard phù hợp với CPU.

17
Socket 775 – Socket T:
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 sau đó được sử dụng rộng rãi.
=> Đây là đế cắm CPU dành cho Intel Pentium 4, Intel Pentium 4
Extreme Edition, Intel Pentium D, Intel Celeron, Intel Celeron D, Pentium
Extreme Edition, Pentium Dual Core, Intel Core 2 Extreme, Intel Core 2 Duo,
Intel Core 2 Quad, Intel Xeon.

Loại Socket này đã xuất hiện khá lâu và hiện nay thì nó đã lỗi thời rồi, do
chỉ đáp ứng được hiệu năng của người dùng tầm thấp.
Socket 771 – Socket J:
Ra đời 2 năm sau LGA 755, LGA 771 và đối với lại Socket này thì chỉ
chuyên dùng trong các máy chủ (Server) thôi nên không được nhắc tới nhiều.
=> Dành cho Intel Dual Core Xeon E/X/L 5xxx, Intel Quad Core Xeon E/X/L
5xxx.

Socket AM2:

18
Do hãng AMD sản xuất dành riêng cho CPU của AMD, nó ra đời năm
2006.
=> Tương thích với AMD Athlon 64, AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon
64 FX, AMD Opteron, AMD Sempron, AMD Phenom.

Socket AM2+:
Được ra mắt 1 năm sau Socket AM2.
=> Dành cho AMD Athlon 64,AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon II,
AMD Opteron, AMD Phenom series, AMD Phenom II series.

Socket 441:
Ra đời năm 2008, hiệu năng không cao, dùng trong laptop.
=> Dành riêng cho Intel Atom.

19
Socket 1366 – Socket B:
Ra đời cùng năm với LGA 441, là Socket đầu tiên hỗ trợ Core i7, i5, i3.
=> Dùng với Intel Core i7 (900 series), Intel Xeon (35xx, 36xx, 55xx,
56xx series).

Hiện tại CPU mạnh mẽ là Intel Xeon W3690 vẫn dùng Socket này.
Socket AM3:
Được AMD đưa vào sản xuất năm 2009, hiện đang được dùng phổ biến
như Socket AM2 và AM2+.
=> Tương thích AMD Phenom II (AM3 models only), AMD Athlon II,
AMD Sempron, AMD Opteron 138x.

20
Socket 1156 – Socket H1:
Được ra đời vào năm 2009, thiết kế đặc biệt dành cho các CPU và Chip
mới của Intel.
=> Tương thích với Intel Core i7 (800 Series), Core i5 (700. 600 series),
Core i3 (500 series), Intel Xeon (X3400, L3400 series), Intel Pentium (G6000
series), Intel Celeron (G1000 series).

Socket G34 và C32:


Là 2 Socket mới nhất của AMD, ra mắt năm 2010.
=> Dành cho AMD Opteron 6000 series và AMD Opteron 4000 series.

21
Socket 1248 và 1567:
Được sản xuất dành riêng cho các máy Server.
=> Phù hợp với Intel Itanium 9300 series và Intel Intel Xeon 6500/7500
series.

Socket 1155 – Socket H2:


LGA 1155 được Intel thiết kế để thay thế LGA 1156, Socket này ra mắt
năm 2011.
=> Đây là Socket mới dành cho mấy thằng ku Core i3, i5 ,i7 thế hệ 2 có
CPU hỗ trợ công nghệ Sandy Bridge của Intel hay còn được gọi là CPU Intel
Sandy Bridge-DT.

22
Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của “cầu cát”, nếu bạn muốn có một
bộ máy tính cao cấp thì nên chọn CPU tương thích với soket 1155. Tuy nhiên
giá thành không rẻ tí nào.
Danh sách Socket dành cho Desktop
Sau đây mình sẽ liệt kê tất cả các kiểu Socket và slot đã đựợc tạo bởi Intel
và AMD từ CPU 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng

23
24
Danh sách Socket dành cho Server

25
26
+ Khe cắm RAM
– Khe cấm DDR SDRAM:
DDR SDRAM là viết tắt của Double Data Rate Synchronous Dynamic
Random Access Memory.
Được dùng trong các máy đời cũ, hiện nay ít xuất hiện trên thị trường.
Tốc độ truyền tải cao nhất là 1600 MB/s.

– Khe cam DDR2 SDRAM:

27
DDR2 SDRAM là viết tắt của Double Data Rate Synchronous Dynamic
Random Access Memory thế hệ 2, nhanh hơn gấp đôi DDR SDRAM.
Không giống với DDR, DDR2 có chân cắm khác nên yêu cầu Mainboard
phải hỗ trợ loại khe cắm này.
Tốc độ truyền tải cao nhất là 3200 MB/s

– Khe cam DDR3 SDRAM:


DDR3 SDRAM là viết tắt của từ Double Data Rate Synchronous
Dynamic Random Access Memory thế hệ 3, nhanh hơn gấp đôi DDR2 SDRAM.
DDR3 có chân cắm khác với DDR và DDR2 nên cần chú ý khi chọn mua
Mainboard nhé các bạn.

28
+ Khe cắm PCI
PCI có tên đầy đủ là Peripheral Component Interconnect (liên kết các thiết
bị ngoại vi).
Có nhiều loại khe cắm PCI như PCI x1, PCI x4, PCI x8, PCI x16 tương
thích với các thiết bị khác nhau như PCI x1 thì tương thích với Network Card,
PCI x16 thì tương thích với VGA Card.

Màu đỏ là PCI x16, màu đen là PCI x1, màu xám là PCI x8
+ Cổng IDE:
IDE có cái tên đầy đủ là Integrated Drive Electronics hay còn được gọi là
ATA-1.
Có trong các Mainboard cũ khi cổng SATA chưa ra đời, một số
Mainboard mới vẫn hỗ trợ giao tiếp này.
Là cổng kết nối giữa HDD, CD Drive, DVD Drive,… và Mainboard.
Nhược điểm là tốc độ truyền tải dữ liệu thấp.

29
+ Cổng SATA II:
SATA II là viết tắt của Serial Advanced Technology Attachment thế hệ II.
Được sử dụng khá nhiều trong các loại Mainboard trên thị trường do có
kích thước nhỏ và tốc độ truyền dữ liệu cao.
Các loại HDD, DVD Drive đời mới đều sử dụng giao tiếp này.
Tốc độ truyền tải trên lý thuyết là 3 Gbit/s

+ Cổng SATA III:


SATA III là viết tắt của từ Serial Advanced Technology Attachment thế
hệ III.
Chỉ xuất hiện trên một số Mainboard đời mới, cho tốc độ truyền dữ liệu
cao hơn gấp đôi SATA II.
Cổng và cable SATA III không khác gì lắm so với SATA II nên chúng
được phân biệt bằng màu sắc trên Mainboard.
Tốc độ truyền tải trên lý thuyết là 6 Gbit/s

30
+ ROM BIOS:
ROM BIOS là viết tắt của Read Only Memory Basic Input/Output
System. (Tìm hiểu kỹ hơn về BIOS).
BIOS được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính
khởi động.
Chức năng chính của BIOS là chuẩn bị cho máy tính để các chương trình
phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ như đĩa CD, USB, HDD có thể
được nạp, thực thi và điều khiển máy tính.
BIOS là một bộ phận quan trọng của máy tính. Một máy tính có thể thiếu
màn hình, bàn phím, chuột, ổ cứng,… nhưng không thể thiếu BIOS.
Bạn có thể thay đổi một vài thiết lập trong BIOS, dữ liệu sẽ được lưu vào
Real Time Clock (RTC) RAM, để các thiết lập không bị mất thì cần có một
nguồn cung cấp năng lượng là pin CMOS.
Nhiều hãng như ASUS và GIGABYTE sử dụng 2 BIOS (DUAL BIOS)
để tránh tình trạng tê liệt nguyên bộ máy khi 1 BIOS bị hư.

+ Rear Panel I/O Connectors:


Gồm các cổng giao tiếp giữa Mainboard và một số thiết bị ngoại vi như
Keyboard, Mouse, Webcam, Monitor, Speaker,… .
Đi kèm với Mainboard là Rear Panel I/O Shield để thuận tiện gắn vào
Case.
Hiện nay trên một số máy tính PC thì các nhà sản xuất đã loại bỏ đi cổng
này, thay vào đó họ thêm nhiều cổng USB hơn.

31
+ Internal Connectors:
Dùng để kết nối với Front Panel trên Case. Có nhiều loại Connector như
USB 3 Connector, USB 2 Connector, Front Panel Audio Connector, Digital
Audio Connector,….
– USB Connector:
Có 2 loại là USB 2 Connector và USB 3 Connector.
Đối với USB 3 Connector yêu cầu Case phải hỗ trợ thì mới sử dụng được.
=> Tìm hiểu, so sánh sự khác nhau giữa cổng USB 3.0 và USB 2.0

– Audio Connector:

32
Có 2 loại là Front Panel Audio Connector (AAFP) và Digital Audio
Connector (S/PDIF).
Cổng AAFP dùng cho Jack cắm 3.5mm và Mic thông thường, còn S/PDIF
là cổng dành riêng cho các thiết bị của Sony và Philips.

– System Panel Connector:


Dùng để thực hiện việc khởi động, Reset, phát ra tiếng beep khi bật máy,
chỉ thị đèn báo,….

– Fan Connectors:
Cung cấp điện cho các Fan gắn vào Mainboard hoặc gắn trên Case.
Có nhiều loại như Power Fan Connector, Chassis Fan Connector, CPU
Fan Connector, Assist Fan Connector,… .
Nếu cung cấp điện cho Fan bằng cổng này thì bạn có thể chỉnh được tốc
độ của Fan bằng phần mềm SpeedFan.

33
– Power Connectors:
Cung cấp điện cho Mainboard từ PSU, có nhiều dạng cấp nguồn, thông
dụng nhất bây giờ là dạng ATX12V 2.0 ,dây chính có 24 pin (24 lỗ nhỏ), dây
phụ có 4 pin (4 lỗ nhỏ).
Trên các Mainboad đời mới không sử dụng dây phụ 4 pin mà dùng cổng
4+4 pin để cung cấp thêm điện áp cho CPU và các Card dùng cổng PCI.
Nếu không cắm dây phụ 4 pin hoặc 4+4 Pin thì Mainboard sẽ không hoạt
động.

Để thiết lập ATI Crossfire hay SLI 3 hay 4 ways thì nhà sản xuất khuyến
cáo nên cung cấp thêm nguồn điện bằng cổng 4 Pin Pheripheral (màu đen 4 chấu
bên trái)..
* Kinh nghiệm khi chọn mua Mainboard

34
Như đã nói Mainboard là một bộ phận quan trọng, quyết định đến “tuổi
thọ” của nguyên bộ máy vì vậy cần chọn mua Mainboard một cách thật kĩ càng,
tránh sau này phải hối hận.
– Chú ý kích thước của Mainboad:
Các Mainboard hiện đại ngày nay đều có kích thước lớn hơn hẳn các
Mainboard ngày trước nhất là các Mainboard Socket 1155, 1156, 1366 nên bạn
phải chọn Mainboard có kích thước phù hợp với Case của mình.
Lời khuyên: Nếu Case của bạn quá nhỏ so với Mainboard thì tốt nhất nên
thay Case khác đi nhé. Cần chú ý thêm kích thước của tản nhiệt CPU hay VGA
Card khi có ý định mua Case mới.
– Tìm hiểu loại CPU:
Tìm hiểu loại CPU bạn muốn mua từ đó chọn Mainboard phù hợp với
Socket của CPU đó. Cần chú ý thêm BUS của CPU, bus càng cao tốc độ xử lý
càng nhanh.
Lời khuyên: Nếu bạn là người sử dụng máy tính phổ thông, bạn hãy sử
dụng Intel Core 2 Duo hoặc Intel Core 2 Quad. Nếu bạn là người đam mê tốc độ
thì hãy dùng Intel Core i7 hoặc Intel Core i7 Sandy Bridge.
– RAM thành phần không thể thiếu:
Khi mua Mainboard bạn hãy xem kĩ khe cắm RAM của Mainboard là
dạng gì, số lượng khe cắm RAM trên Mainboard, sau đó xét tới Bus của RAM,
Bus càng cao tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh.
Lời khuyên: Hãy chọn mua Mainboard hỗ trợ DDR3 hoặc loại mới hơn và
có ít nhất 2 khe cắm RAM, nếu khe cắm RAM có hỗ trợ bus 1333MHz hoặc
mới hơn thì đó là một lựa chọn tốt cho bạn.
– Số lượng Connectors:
Nếu bạn sử dụng ít cổng USB 2 thì yếu tố này cũng không quan trọng cho
lắm. Còn nếu bạn là một người cần sử dụng nhiều thiết bị nhớ cùng một lúc thì
nên chú ý vấn đề này.
Lời khuyên: Nếu Case của bạn có hỗ trợ cổng USB 3 thì tại sao bạn không
nên mua Mainboard có USB 3 Connector?
– Khe cắm PCI:

35
Khi chọn mua Mainboard, cần chú ý đến số lượng khe cắm PCI nhất là
PCI Express x16 vì đây là con đường kết nối giữa VGA Card và Mainboard.
Mainboard mà thiếu cổng này thì Gamer chỉ biết ôm đầu mà khóc.
Lời khuyên: Tốt nhất hãy chọn mua Mainboard có hỗ trợ ít nhất 2 khe PCI
Express x16. Một số tản nhiệt của South Bridge sẽ gây khó khăn cho VGA Card
của bạn.
– Các tiện ích của nhà sản xuất:
Nhiều nhà sản xuất cạnh tranh nhau được là nhờ yếu tố này. Mỗi hãng có
một Features (đặc trưng) của họ, đó là các công nghệ riêng được tích hợp vào
Mainboard như công nghệ Dual Bios của Gigabyte hay EPU-4 Engine của
ASUS.
Lời khuyên: ASUS luôn là hãng đi đầu trong cộng nghệ mới, nhất là công
nghệ xanh, Mainboard của ASUS cũng đã đạt được nhiều giải thưởng lớn, vậy
tại sao không nên mua Mainboard ASUS nhỉ ?
– Rear Panel Connector:
Lời khuyên: Chú ý thêm số lượng các cổng USB 2, USB 3, PS/2, HDMI
trên Rear Panel, nếu nhà bạn có dàn âm thanh 5.1 thì chú ý thêm Audio I/O
Ports.
Mainboard có nhiều cổng kết nối USB thì càng tốt, nếu màn hình của bạn có
cổng HDMI thì nên chọn Mainboard có hỗ trợ cổng này.

1.2.3. Bộ xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit)


Khái niệm CPU
Được gọi là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm, hoặc bộ vi xử lý, CPU (Central
Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy tính. CPU xử lý tất cả các lệnh
mà nó nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính.
Tổng quan về CPU
Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về mặt trước và mặt sau của một bộ xử lý
Intel Pentium. Bộ vi xử lý được đặt và bảo mật vào một đế cắm CPU (CPU
socket) tương thích được tìm thấy trên bo mạch chủ. Bộ xử lý sản sinh nhiệt, vì
vậy chúng được phủ một tản nhiệt để giữ mát và chạy trơn tru.
Bộ xử lý Intel Pentinum

36
Như thấy trên hình, chip CPU thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ
nhật và có một góc nhỏ để đặt chip đúng vào đế cắm CPU. Ở dưới cùng của con
chip là hàng trăm chân nối được nối vào mỗi lỗ tương ứng trong đế cắm CPU.
Ngày nay, hầu hết các CPU đều giống với hình ảnh được hiển thị ở trên. Tuy
nhiên, Intel và AMD có khe cắm bộ vi xử lý lớn hơn và trượt vào khe trên bo
mạch chủ. Ngoài ra, qua nhiều năm, đã có hàng chục loại đế cắm khác nhau trên
bo mạch chủ. Mỗi đế cắm chỉ hỗ trợ các loại bộ xử lý cụ thể và mỗi bộ đều có
cách bố trí chân riêng.
Lịch sử CPU
CPU đầu tiên được phát triển tại Intel với sự giúp đỡ của Ted Hoff và
những người khác vào đầu những năm 1970. Bộ xử lý đầu tiên được Intel phát
hành là bộ vi xử lý 4004 như hình bên dưới.
Bộ vi xử lý đầu tiên

Các thành phần của CPU

37
Trong CPU, các thành phần chính là ALU (bộ số học và logic -
Arithmetic Logic Unit) thực hiện các hoạt động toán học, logic, thao tác và CU
(Bộ điều khiển - Control Unit) điều khiển tất cả các hoạt động của bộ xử lý.

Trong lịch sử bộ xử lý máy tính, tốc độ (tốc độ xung nhịp - clock speed)
và khả năng của bộ xử lý đã cải thiện đáng kể. Ví dụ, bộ vi xử lý đầu tiên là Intel
4004 được phát hành ngày 15 tháng 11 năm 1971 có tới 2.300 linh kiện bán dẫn
transistor và thực hiện 60.000 thao tác/giây. Bộ xử lý Intel Pentium có 3.300.000
linh kiện bán dẫn transistor và thực hiện khoảng 188.000.000 lệnh mỗi giây.
CPU làm việc như thế nào?
Đã có một loạt các cải tiến trong nhiều năm qua, kể từ khi các CPU đầu
tiên xuất hiện. Mặc dù vậy, chức năng cơ bản của CPU vẫn như cũ, gồm ba
bước: Tìm nạp, giải mã và thực thi.

+ Tìm nạp
Cũng giống như bạn mong đợi, quá trình tìm nạp liên quan đến việc nhận
được một lệnh. Lệnh được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số và được
38
chuyển tới CPU từ RAM. Mỗi lệnh chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ thao tác nào,
vì vậy CPU cần phải biết lệnh nào sẽ đến tiếp theo. Địa chỉ lệnh hiện tại được
giữ bởi một Program Counter - bộ đếm chương trình (PC). PC và các lệnh sau
đó được đặt vào một Instruction Register - thanh ghi lệnh (IR). Độ dài của PC
sau đó được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.
+ Giải mã
Khi một lệnh được tìm nạp và được lưu trữ trong IR, CPU sẽ truyền lệnh
tới một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Điều này chuyển đổi lệnh thành các
tín hiệu được chuyển qua các phần khác của CPU để thực hiện hành động.
+ Thực thi
Trong bước cuối cùng, các lệnh được giải mã, gửi đến các bộ phận liên
quan của CPU để được thực hiện. Các kết quả thường được ghi vào một CPU
register, nơi chúng có thể được tham chiếu bằng các lệnh sau đó. Hãy tưởng
tượng nó giống như chức năng của bộ nhớ trên máy tính.
CPU có bao nhiêu lõi?
Trong thời kỳ đầu, CPU chỉ có một lõi đơn. Điều này có nghĩa là CPU
được giới hạn ở một tập hợp các tác vụ đơn lẻ. Đây là một trong những lý do
khiến việc tính toán thường tương đối chậm và tốn thời gian, nhưng cũng đủ để
thay đổi thế giới ở thời điểm đó. Sau khi đẩy CPU đơn lõi đến giới hạn của nó,
các nhà sản xuất bắt đầu tìm kiếm những cách thức mới để cải thiện hiệu suất.
Động thái muốn cải thiện hiệu suất này dẫn đến việc tạo ra các bộ vi xử lý đa
lõi. Hiện nay, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy các cụm từ như lõi kép, lõi tứ và
đa nhân (hay đa lõi).
Ví dụ, một bộ vi xử lý lõi kép thực sự chỉ là hai CPU riêng biệt trên một
chip đơn. Bằng cách tăng số lượng lõi, CPU có thể xử lý đồng thời nhiều tiến
trình. Điều này có hiệu quả đối với mong muốn làm tăng hiệu suất và giảm thời
gian xử lý. Các bộ vi xử lý lõi kép sớm nhường chỗ cho các bộ vi xử lý lõi tứ
với 4 CPU, và thậm chí cả các bộ vi xử lý đa lõi với 8 CPU. Thêm vào công
nghệ siêu phân luồng là máy tính của bạn có thể thực hiện các tác vụ như thể
chúng có tới 16 lõi.
Tìm hiểu các thông số
+ Tốc độ của CPU
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng
phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).
39
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core
2 Duo.Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các
đơn vị như MHz, GHz,…). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì
tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng;
ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU
3,4GHz một nhân.
Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2
Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2
nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Core Duo và Intel
Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các
lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn).

+ FSB (Front Side Bus)


Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua
chân của CPU.Trong một hệ thống thì tốc độ Bus của CPU phải bằng với tốc độ
Bus của Chipset bắc, tuy nhiên tốc độ Bus của CPU là duy nhất nhưng Chipset
bắc có thể hỗ trợ từ hai đến ba tốc độ FSB: Ở dòng chip Pen2 và Pen3 thì FSB có
các tốc độ 66MHz, 100MHz và 133MHz, Ở dòng chip Pen4 FSB có các tốc độ là
400MHz, 533MHz, 800MHz, 1066MHz, 1333MHz và 1600MHz
+ Bộ nhớ Cache của CPU là gì
Đây là vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài
liệu sắp được sử dụng. Khi cần, CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm
trên bộ nhớ chính.
Cache L1: Integrated cache (cache tích hợp) — cache được hợp nhất ngay
trên CPU. Cache tích hợp tăng tốc độ CPU do thông tin truyền đến và truyền đi
từ cache nhanh hơn là phải chạy qua bus hệ thống. Các nhà chế tạo thường gọi
cache này là on-die cache. Cache L1 — cache chính của CPU. CPU trước hết tìm
thông tin cần thiết ở cache này.

40
Cache L2: Cache thứ cấp. Thông tin tiếp tục được tìm trên cache L2 nếu
không tìm thấy trên cache L1. Cache L2 có tốc độ thấp hơn cache L1 và cao hơn
tốc độ của các chip nhớ (memory chip). Trong một số trường hợp (như Pentium
Pro), cache L2 cũng là cache tích hợp
Cache L3: L3 cache là bộ nhớ cache đặc biệt được CPU sử dụng & được
tích hợp trên mainboard. Nó làm việc cùng với bộ nhớ cache L1 & L2 để tăng
hiệu năng bằng cách chống lại hiện tượng nút cổ chai xảy ra trong quá trình thực
thi các câu lệnh & tải dữ liệu. L3 cache cung cấp thông tin cho L2 cache sau đó
chuyển thông tin cho L1. Thông thường L3 cache có tốc độ truy xuất thấp hơn so
với L2 cache & tất nhiên thấp hơn nhiều so với L1 nhưng nó vẫn nhanh hơn tốc
độ truy xuất vào RAM
32 hoặc 64bit
Bộ vi xử lý không nhận được luồng dữ liệu liên tục. Thay vào đó, nó nhận
dữ liệu trong các khối nhỏ hơn được gọi là một "word". Bộ vi xử lý bị giới hạn
bởi số bit trong một word. Khi bộ vi xử lý 32bit được thiết kế lần đầu, nó có vẻ
như là một kích thước word cực lớn. Tuy nhiên, định luật Moore vẫn được duy
trì và đột nhiên các máy tính có thể xử lý hơn 4GB RAM - mở cánh cửa cho một
bộ xử lý 64bit mới.
+ Thiết kế nhiệt điện
Thiết kế nhiệt điện là thước đo công suất cực đại bằng đơn vị Watts mà
CPU của bạn sẽ tiêu thụ. Ngoài mức tiêu thụ điện năng thấp hơn, nó còn có khả
năng sinh ra ít nhiệt hơn nữa.
+ Loại CPU socket
Để tạo nên một máy tính đầy đủ chức năng, CPU cần được gắn vào các
thành phần khác thông qua bo mạch chủ. Khi chọn một CPU, bạn cần đảm bảo
rằng các loại CPU socket và bo mạch chủ phù hợp với nhau.
+ Tần số
Tần số đề cập đến tốc độ hoạt động của bộ vi xử lý. Trước các bộ vi xử lý
đa lõi, tần số là số hiệu suất quan trọng nhất khi so sánh các CPU khác nhau.
Mặc dù các tính năng đã được bổ sung, nó vẫn là một đặc điểm kỹ thuật quan
trọng cần tính đến. Ví dụ, nó có thể giúp một CPU lõi kép nhanh vượt trội hơn
một CPU lõi tứ chậm chẳng hạn.
Các loại CPU

41
Trước đây, bộ vi xử lý máy tính sử dụng số để xác định bộ xử lý và giúp
xác định bộ vi xử lý nhanh hơn. Ví dụ, bộ vi xử lý Intel 80486 (486) nhanh hơn
bộ vi xử lý 80386 (386). Sau khi giới thiệu bộ vi xử lý Intel Pentium (được coi
là 80586), tất cả bộ xử lý máy tính đều bắt đầu sử dụng các tên như Athlon,
Duron, Pentium và Celeron.
Ngày nay, ngoài các tên khác nhau của bộ vi xử lý máy tính, có nhiều
kiến trúc (32-bit và 64-bit), tốc độ và khả năng khác nhau. Dưới đây là danh
sách các loại phổ CPU phổ biến cho máy tính sử dụng gia đình hoặc kinh doanh.
Lưu ý: Có nhiều phiên bản cho một số loại CPU.
+ Bộ xử lý AMD

+ Bộ xử lý Intel

Dòng sản phẩm AMD Opteron, Intel Itanium và Xeon là các CPU được
sử dụng trong các máy chủ và máy tính trạm cao cấp. Một số thiết bị di động
như điện thoại thông minh và máy tính bảng, sử dụng CPU ARM. Những CPU
này có kích thước nhỏ hơn, đòi hỏi ít điện năng hơn và tạo ra ít nhiệt hơn.
CPU chuyển dữ liệu nhanh như thế nào?
Như với bất kỳ thiết bị nào sử dụng tín hiệu điện, dữ liệu di chuyển với
tốc độ gần như tốc độ ánh sáng, là 299.792.458 m/s. Việc đạt được tốc độ gần

42
như ánh sáng phụ thuộc vào môi trường (loại kim loại trong dây) mà tín hiệu đó
đang đi chuyển nên hầu hết các tín hiệu điện di chuyển với tốc độ bằng khoảng
75 đến 90% tốc độ ánh sáng.
Liệu một GPU có thể được sử dụng thay cho CPU?
Câu trả lời là không. Mặc dù GPU có thể xử lý dữ liệu và thực hiện nhiều
công việc giống như CPU nhưng nó không có khả năng thực hiện nhiều chức
năng theo yêu cầu của hệ điều hành và phần mềm điển hình.
Một máy tính có thể làm việc mà không có một CPU không?
Câu trả lời cũng là không. Tất cả các máy tính đều yêu cầu một số loại
CPU.
CPU thực sự là bộ não của máy tính. Nó thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà
chúng ta thường kết hợp với máy tính. Hầu hết các thành phần khác của máy
tính luôn hỗ trợ hoạt động của CPU. Những cải tiến được thực hiện trong công
nghệ xử lý bao gồm siêu phân luồng và đa lõi đóng một vai trò quan trọng trong
cuộc cách mạng kỹ thuật.
Việc có thể phân biệt giữa lõi kép Intel i7 và lõi tứ AMD X4 860K sẽ giúp
bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn nhiều. Điều đó không chỉ đề cập đến khả
năng tiết kiệm
tiền khi mua phần cứng mà còn chỉ ra nhiều cách khác để nâng cấp máy tính của
bạn nữa
1.2.4. Bộ nhớ trong (ROM, RAM)
Xét trong giới hạn bộ nhớ gắn trên mainboard thì dây là bộ nhới trực tiếp
làm việc với CPU. Nó là nơi CPU lấy dữ liệu và chương trình để thực hiện,
đồng thời cũng là nơi chứa dữ liệu để xuất ra ngoài.
Để quản lý bộ nhớ này người ta tổ chức gộp chúng lại thành nhóm 8 bits
rồi cho nó một địa chỉ để CPU truy cập đến. Chính điều này khi nói đến dung
lượng bộ nhớ, người ta chi đề cập đến đơn vị byte chứ không phải bit như ta đã
biết. Bộ nhới trong gồm 2 loại là ROM và RAM.
- ROM (Read Only Memory): Đây là bộ nhớ mà CPU chỉ có quyền đọc
và thực hiện chứ không có quyenf thay đổi nôi dung vùng nhớ. Loại này chỉ
được ghi một lần với thiết bị ghi đặc biệt. ROM thường được sử dụng để ghi các
chương trình quan trọng như chương trình khởi động, chương trình kiểm tra
thiết bị v.v… Tiêu biểu trên mainboard là ROM BIOS. Hiện nay, trên hầu hết

43
các thiết bị đều có gắn ROM để phục vụ các chương trình cần thiết. ROM co
nhiều loại với công nghệ khác nhau như EPROM, FROM, v.v…
- RAM, viết tắt của cụm từ Random Access Memory, có thể gọi là bộ nhớ
khả biến vì cho phép truy xuất đọc và ghi ngẫu nhiên đến bất kì vị trí nào bên
trong của bộ nhớ. Mọi thông tin được lưu trên RAM chỉ là tạm thời, vì khi
nguồn điện cung cấp mất đi thì thông tin cũng sẽ biến mất theo.
Nói một cách khác, RAM là nơi truy cập để xử lí thông tin tạm thời, nó sẽ
trống (biến mất) khi thiết bị tắt đi. RAM càng lớn, thì mang lại hiệu quả giải
quyết công việc càng nhiều.

Những thiết bị điện tử: máy tính bàn, máy tính bảng, hệ thống chơi game
cầm tay, điện thoại thông minh, laptop,… hầu như đều sử dụng RAM. Các loại
RAM được sử dụng phổ biến hiện nay là:
1.2.4.1. RAM tĩnh (Static RAM, viết tắt SRAM)
Thời gian xuất hiện trên thị trường: Thập niên 1990 cho đến nay.
SRAM sử dụng phổ biến trên máy ảnh kỹ thuật số, máy in, màn hình
LCD, bộ định tuyến.
SRAM - RAM tĩnh là một trong hai loại bộ nhớ cơ bản (gồm có DRAM
và SRAM), trong đó SRAM cần được cung cấp nguồn điện cố định để hoạt
động, và thông tin dữ liệu trên ram tĩnh cũng sẽ mất đi khi nguồn điện bị mất đi.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của SRAM
Chứa các mạch có khả năng lưu trữ thông tin khi được cung cấp dòng
điện ổn định chạy qua. Trong hình, bạn sẽ thấy một chốt được hình thành bởi hai
bộ biến tần đang được kết nối.

44
Để kết nối chốt với hai dòng bit, sử dụng hai bóng bán dẫn T1 và T2 hoạt
động như công tắc - mở hoặc đóng khi có dòng điện chạy qua và được điều
khiển bởi bộ giải mã địa chỉ.
Khi không có dòng điện, các bóng bán dẫn bị tắt và chốt vẫn lưu trữ thông
tin của nó. Ví dụ, trong ô chứa ở trạng thái 1 nếu giá trị logic tại điểm A là 1, thì
tại điểm B là 0. Trạng thái này vẫn được duy trì nếu không có dòng điện chạy
qua.
Đối với truy xuất dữ liệu trên RAM để tiến hành đọc, khi có dòng điện
chạy vào đầu địa chỉ đến bộ giải mã địa chỉ, thì dòng điện sẽ kích hoạt việc đóng
cả hai bóng bán dẫn (công tắc) T1 và T2. Sau đó, các giá trị bit tại các điểm A
và B có thể truyền đến các dòng bit tương ứng của chúng. Mạch cảm biến/ghi ở
cuối các dòng bit sẽ gửi đầu ra đến bộ xử lý.
Đối với truy xuất dữ liệu trên RAM để tiến hành ghi, địa chỉ được gửi đến
bộ giải mã rồi sẽ được kích hoạt dòng từ để đóng cả hai công tắc. Sau đó, giá trị
bit được ghi vào ô được cung cấp thông qua mạch cảm giác/ghi và các tín hiệu
trong các dòng bit sau đó được lưu trữ trong ô.

Ưu - nhược điểm SRAM


SRAM tiêu thụ điện năng thấp và cho tốc độ truy cập nhanh hơn DRAM.
Tuy nhiên, dung lượng bộ nhớ của SRAM thấp và có chi phí sản xuất cao. Vì
45
thế, SRAM thường được sử dụng trong: bộ đệm CPU (ví dụ: L1, L2, L3), bộ
đệm/bộ nhớ ổ cứng, và bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự (DAC) trên thẻ
video.
1.2.4.2. RAM động (Dynamic RAM, viết tắt DRAM)
Thời gian xuất hiện trên thị trường: từ năm 1970 đến giữa năm 1990.
DRAM thường sử dụng trên máy chơi game video, phần cứng mạng.
Cũng thuộc loại bộ nhớ cơ bản như SRAM, DRAM (Ram động) cần một
nguồn năng lượng “sạc theo định kì” để hoạt động. RAM động lưu mỗi bit dữ
liệu trong một tụ điện riêng biệt trên một mạch tích hợp. Vì thông tin được lưu
trữ trên các tụ điện có xu hướng mất trong một khoảng thời gian, nên các tụ điện
phải được sạc lại định kỳ để duy trì việc sử dụng dữ liệu.
Ngoài ra, RAM động cũng là một loại bộ nhớ được truy cập ngẫu nhiên,
và dữ liệu sẽ mất đị khi nguồn điện bị mất.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của DRAM


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của DRAM đơn giản hơn so với SRAM,
vì chỉ sử dụng một bóng bán dẫn và một tụ điện trong mỗi tế bào như trong hình
dưới đây:

46
Trong đó, tụ điện kí hiệu là C, và bóng bán dẫn là T. Thông tin được lưu
trữ trong một tế bào DRAM dưới dạng điện tích trên tụ điện và điện tích này cần
phải được sạc lại định kỳ.
Để lưu trữ thông tin trong ô này, bóng bán dẫn T được bật và có điện áp
thích hợp được đặt vào đường bit. Kết quả là tạo ra một lượng điện tích được
lưu trữ trong tụ điện. Sau khi tắt bóng bán dẫn, do thuộc tính của tụ điện, nó bắt
đầu phóng điện. Vì thế, việc đọc thông tin - được lưu trữ trong ô, chỉ chính xác
trong trường hợp nó cần được đọc trước khi điện tích trên các tụ bị giảm dần tới
một số giá trị ngưỡng.
Ưu - nhược điểm DRAM
DRAM có chi phí sản xuất thấp và dung lượng bộ nhớ lớn hơn SRAM.
Tuy nhiên, RAM động lại bị hạn chế về tốc độ truy cập chậm hơn và tiêu thụ
điện năng cao hơn so với RAM tĩnh, nên thường được sử dụng trong bộ nhớ hệ
thống, bộ nhớ đồ họa video.
DRAM còn được phát triển thêm các dòng khác vào những năm 1990
như: EDO DRAM, BEDO DRAM (Ram Burst EDO) với ưu điểm nổi bật về
hiệu năng và chi phí thấp nhưng về sau bị lỗi do sự phát triển của SDRAM.

1.2.4.3. RAM động đồng bộ (viết tắt SDRAM)


Thời gian xuất hiện trên thị trường: từ năm 1993 đến nay.
SDRAM được sử dụng trên bộ nhớ máy tính và máy chơi game video.
+ SDRAM (Synchronous Dynamic RAM) là loại Ram được phát triển từ RAM
động (DRAM), để hoạt động đồng bộ với đồng hồ CPU. Nó chờ tín hiệu đồng
hồ trước khi phản hồi đầu vào dữ liệu (như giao diện người dùng chẳng hạn).
Tương tự, với chức năng không đồng bộ, nó sẽ đáp ứng ngay lập tức với dữ liệu
đầu vào.

47
Đặc điểm của SDRAM chính là hoạt động đồng bộ với CPU để xử lý
song song các lệnh chồng chéo, nghĩa là khả năng nhận (đọc) một lệnh mới
trước khi lệnh trước đó được giải quyết hoàn toàn ( chức năng ghi thông tin).
Việc xử lý một lệnh đọc và một lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp, làm cho tốc
độ truyền và hiệu năng CPU tổng thể được cao hơn.
SDRAM mang lại tốc độ xung nhịp của vị xử lý cao hơn nên
được dùng rộng rãi hơn so với DRAM cơ bản.

1.2.4.4. RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu đơn (SDR SDRAM)


Thời gian xuất hiện trên thị trường: từ năm 1993 đến nay.
SDR SDRAM được sử dụng phổ biến trên bộ nhớ máy tính và máy chơi
game video.
SDR SDRAM, viết tắt của Single Data Rate Synchronous Dynamic
RAM, là một thuật ngữ mở rộng cho loại ram SDRAM, đôi lúc cũng được
chung với tên SDRAM.
Cụm từ “tốc độ dữ liệu đơn” nói lên chức năng của loại ram này, chính là
cách mà Bộ nhớ xử lý "một" lệnh đọc và "một" lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung
nhịp. Điểm này giúp bạn phân biệt giữa SDR SDRAM và DDR SDRAM.
DDR SDRAM là loại ram thế hệ thứ hai được phát triển từ SDR SDRAM.

48
1.2.4.5. RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu kép (DDR SDRAM, DDR2,
DDR3, DDR4)
Thời gian xuất hiện trên thị trường: từ năm 2000 đến nay
DDR SDRAM sử dụng phổ biến trên bộ nhớ máy tính
DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM), cơ
bản hoạt động giống như SDR SDRAM nhưng có tốc độ nhanh gấp đôi.
Nghĩa là DDR SDRAM có khả năng xử lý "hai" hướng dẫn đọc và "hai"
lần ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp. Dù chức năng giống nhau nhưng loại
ram DDR SDRAM vẫn có điểm khác biệt về cấu tạo vật lý (184 chân và một
rãnh trên đầu nối), trong khi SDR SDRAM có 168 chân và hai rãnh trên đầu nối.
DDR SDRAM (RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu kép)

Thế hệ tiếp theo của SDRAM chính là DDR (Double Data Rate). Như tên
gọi chúng ta cũng có thể thấy rằng DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR
với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải 2 lần trong một chu kỳ
bộ nhớ, từ đó tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu mà không làm tăng tần số xung
nhịp. Như vậy, tốc độ truyền của DDR SDRAM là gấp đôi SDR SDRAM mà
không thay đổi xung nhịp nội bộ (internal clock). DDR SDRAM về cơ bản là
thế hệ bộ nhớ DDR đầu tiên, sở hữu bộ đệm tìm nạp trước (prefetch buffer) là 2
bit, gấp đôi SDR SDRAM. Tốc độ truyền của DDR nằm trong khoảng từ 266
đến 400 MT/s. DDR266 và DDR400 cũng thuộc loại RAM này.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate Two SDRAM - SDRAM tốc độ dữ liệu
kép 2)

49
DDR2 là thế hệ thứ hai của DDR với lợi thế lớn nhất so với DDR là có
tốc độ bus cao gấp đôi tốc độ xung, điều này đạt được là nhờ tín hiệu bus đã
được cải thiện đáng kể. Prefetch buffer của DDR2 là 4 bit (gấp đôi so với trên
DDR). Bộ nhớ DDR2 có cùng tốc độ xung nhịp (133 ~ 200 MHz) với DDR,
nhưng lại sở hữu tốc độ truyền có thể đạt tới 533 ~ 800MT/s với tín hiệu bus I/O
cải tiến. Các loại bộ nhớ DDR2 533 và DDR2 800 hiện đang được sử dụng phổ
biến trên thị trường.
DDR3 SDRAM (Double Data Rate Three SDRAM - SDRAM tốc độ dữ liệu
kép 3)

50
Bộ nhớ DDR3 giúp giảm mức tiêu thụ điện năng lên tới 40% so với các
mô-đun DDR2 hiện tại, cho phép dòng điện và điện áp hoạt động thấp hơn
(1.5V, so với 1.8V của DDR2 và 2.5 của DDR). Tốc độ truyền của DDR3 rơi
vào khoảng 800 ~ 1600MT/s. Prefetch buffer của DDR3 là 8 bit, trong khi của
DDR2 là 4 bit và DDR chỉ là 2 bit. Ngoài ra, DDR3 cũng được bổ sung thêm 2
chức năng, đó là ASR (Automatic Self-Refresh) và SRT (Self-Refresh
Temperature), giúp bộ nhớ có khả năng kiểm soát tốc độ làm mới theo sự thay
đổi của nhiệt độ.
DDR4 SDRAM (Double Data Rate Fourth SDRAM - SDRAM tốc độ dữ liệu
kép 4)

DDR4 SDRAM cung cấp điện áp hoạt động thấp hơn (1.2V) và tốc độ
truyền cao hơn so với các thế hệ trước. Tốc độ truyền của DDR4 rơi vào khoảng
2133 ~ 3200MT/s, và đồng thời nó cũng được trang bị thêm 4 công nghệ Bank
Group mới, trong đó mỗi Bank Group đều có tính năng hoạt động độc lập.
DDR4 có thể xử lý 4 dữ liệu trong một chu kỳ xung nhịp, vì vậy rõ ràng hiệu
quả của mà loại RAM này mang lại tốt hơn đáng kể so với DDR3. Ngoài ra,
DDR4 cũng còn được bổ sung thêm một số chức năng hữu ích khác, chẳng hạn
như DBI (Data Bus Inversion), CRC (Cyclic Redundancy Check) và CA parity.
Những tính năng này có thể giúp tăng cường tính toàn vẹn tín hiệu của bộ nhớ
DDR4, cũng cải thiện tính ổn định của khả năng truyền và truy cập dữ liệu.
Dưới đây là hình ảnh thực tế về sự khác biệt ngoại hình giữa DDR,
DDR2, DDR3, DDR4 (từ trên xuống dưới).

51
Mô-đun DDR 256 MB, PC3200 (DDR400)
Độ trễ CL3
Mô-đun DDR2 2GB, DDR2-667 (PC2-5300)
Độ trễ CL5
Mô-đun DDR3 2GB, PC3-10600 (DDR3-1333)
Độ trễ CL9
Mô-đun DDR4 8GB, DDR4-2133 (PC4-17000)
Bảng so sánh thông số kỹ thuật cơ bản của SDRAM, DDR, DDR2,
DDR3, DDR4, và DDR5:

DDR5 - Con quái vật của tương lai!

52
Chúng ta có thể mong đợi gì ở những thanh RAM DDR thế hệ thứ năm
này? Trước hết, sự giảm thiểu hơn nữa trong mức tiêu thụ điện năng so với
DDR4 là một trong những yếu tố cơ bản nhất mà DDR5 nên đáp ứng được. Sau
đó sẽ là sự gia tăng (có thể là gấp đôi) trong băng thông bộ nhớ và dung lượng
so với DDR4. Bên cạnh đó, cũng có một số tin đồn cho rằng DDR5 sẽ có giá
bán tốt hơn so với người tiền nhiệm DDR4. Tuy nhiên chúng ta sẽ phải đợi ít
nhất cho đến năm 2020 để có thể chứng kiến sự xuất hiện của DDR5 trên các hệ
thống máy tính thông thường.

1.2.4.6. RAM đồ họa đồng bộ tốc độ dữ liệu kép (GDDR SDRAM, GDDR2,
GDDR3, GDDR4, GDDR5)
Thời gian xuất hiện trên thị trường: từ năm 2003 đến nay
GDDR SDRAM được sử dụng phổ biến trên thẻ đồ họa video và một
số máy tính bảng
GDDR SDRAM (Graphics Double Data Rate Synchronous Dynamic
RAM), đây vốn là một loại ram được phát triển từ DDR SDRAM với kiểu thiết
kế đặc biệt - phục vụ cho mục đích đồ họa video, và thường kết hợp bộ xử lý đồ
họa (GPU) chuyên dụng trên thẻ video.
Dự kiến GDDR SDRAM sẽ xử lý được lượng dữ liệu khổng lồ (gọi là
băng thông), mà không nhất thiết phải cần tốc độ nhanh nhất (gọi là độ trễ).
Loại ram này cũng có những dòng phát triển thêm là GDDR2 SDRAM,
GDDR3 SDRAM, GDDR4 SDRAM và GDDR5 SDRAM. Mỗi loại ram ngày

53
càng được cải thiện về hiệu suất và giảm mức tiêu thụ điện năng để đáp ứng nhu
cầu sử dụng của người dùng.

1.2.4.7. Bộ nhớ flash (Flash Memory)


Thời gian xuất hiện trên thị trường: từ năm 1984 đến nay
Bộ nhớ flash được dùng trên một số sản phẩm: máy ảnh kỹ thuật số, điện
thoại thông minh / máy tính bảng và hệ thống chơi game cầm tay.
Bộ nhớ flash (Flash Memory) thuộc dữ liệu không biến mất, nó có thể giữ
lại tất cả dữ liệu sau khi tắt nguồn điện.
Có 2 kiểu bộ nhớ flash chính là NAND và NOR được cấu thành từ
các cổng logic.
Bộ nhớ flash kiểu cổng NAND: có thể ghi - đọc theo từng khối (block)
hoặc trang (page) nhớ của máy.
Bộ nhớ flash kiểu cổng NOR: có thể được đọc - ghi độc lập theo từng từ
(word) hoặc byte nhớ của máy.
Cấu tạo bộ nhớ Flash
Bộ nhớ flash được cấu thành từ các phần tử (cell) riêng rẽ với các đặc tính
bên trong, giống như các cổng logic tương ứng đã tạo ra nó. Vì thế, bạn có thể
thực hiện thao tác đọc - ghi, và lưu trữ dữ liệu theo từng phần tử (cell) nhớ một.
Bộ nhớ flash được sử dụng phổ biến nhất trong: ổ đĩa flash USB, máy in, máy
nghe nhạc cầm tay, thẻ nhớ, đồ điện tử/đồ chơi nhỏ và PDA.

54
Nói tóm lại, trên thị trường có 2 loại RAM cơ bản là SRAM và DRAM,
và mỗi loại ram này phát triển thêm nhiều dòng RAM khác với hiệu năng và tốc
độ xử lý cao hơn, nhằm đáp ứng cho mỗi nhu cầu sử dụng. Đồng thời, bộ nhớ
Flash cũng được sử dụng phổ biến không thua gì các dòng sản phẩm từ 2 loại
RAM cơ bản kia, với khả năng giữ lại dữ liệu sau khi nguồn điện bị tắt.
Đừng quên trước khi quyết định nên chọn loại RAM nào, thì bạn cần
tham khảo 3 thông số cơ bản nhất liên quan về các loại ram như dung
lượng, chủng loại (còn gọi là chuẩn của RAM như DDR 2, DDR 3….) và tốc độ
BUS của RAM.

1.2.5. Bộ nhớ ngoài


- Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU, bao
gồm các loại: Đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM,v.v…Khi giao tiếp với CPU nó phải
qua một thiết bị trung gian (thường là RAM)
- Trong phần trước ta đã khảo sát xong bộ nhớ trong của máy tính và thấy
được chúng có ưu điểm về tốc độ rất lớn và làm việc trực tiếp với CPU. Tuy
nhiên, chúng có giới hạn về dung lượng cũng như giá cả của nó cũng khá đắt.
Hơn nữa, bộ nhớ RAM bị mất dữ liệu khi bị ngắt điện, còn ROM thì chỉ ghi
được một lần. Để có thể lưu trữ dữ liệu và di chuyển chúng một cách độc lập, rõ
rang, ta phải cần một bộ nhớ khác có khả năng lưu dữ liệu khi không có điện và
di chuyển được rễ ràng hơn. Bộ nhớ đó là bộ nhớ ngoài bao gồm đĩa mềm, đĩa
cứng, CDROM và một số ổ đĩa khác.
1.2.5.1. Đĩa mềm và ổ đĩa mềm (FDD-Floppy Disk Device)

55
Đĩa mềm được làm bằng nhựa, bên trong só lớp nhiễm từ bằng chất dẻo
dùng để lưu trữ dữ liệu. Đĩa mềm có nhiều loại, có kính thước và dung lượng
khác nhau.
Ví dụ: Thường có 2 loại: 5.1/4 inch: 360 KB, 720 KB, 1.2 MB v.v…
3.1/2 inch: 360 KB, 720 KB, 1.2 MB, 1.44 MB v.v…
Hiện nay đa số dùng loại 3.1/2 inch 1.44 MB

Hình 1.15 đĩa mềm


Khi đĩa mềm làm việc, nó được đặt trong một ổ đĩa, ổ đĩa này có tác dụng
làm quay đĩa và có một đầu từ sẽ làm nhiễm từ trên bề mặt đĩa ứng với các bit
được ghi vào. Ổ đĩa này giao tiếp với mainboard qua một sợi cáp được cắm vào
khe cắm Floppy trên mainboard.
FDD được gắn cố định vào khung máy, phía sau có các chân cắm nguồn
và cáp tín hiệu.

Hinh 1.16 ổ đĩa mềm, cáp tín hiệu


1.2.5.2. Ổ đĩa cứng (HDD-Hard Disk Device)
Ổ cứng máy tính hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD)
là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn. Với sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn, nhẹ
nhưng dung lượng thì ngày càng tăng lên.

56
Công dụng của ổ cứng
Ổ cứng ngoài việc phụ trách lưu trữ dữ liệu còn liên quan trực tiếp đến
những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động máy, tốc
độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy.
Bất cứ các thao tác phần mềm trên máy tính của bạn như sao chép, cắt
dán, khởi động phần mềm,… nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào cấu tạo phần
cứng của ổ cứng tốt hay không.

Lịch sử phát triển của ổ cứng


Chiếc ổ cứng đầu tiên là ổ cứng IBM 350 RAMAC ra đời năm 1956 với
hệ thống động cơ quay bằng điện nặng đến cả tấn và chỉ có thể lưu trữ tối đa
3.75MB. Năm 1976 các nhà phát minh đã thay thế các đĩa từ tính bằng bộ nhớ
ferrite từ trường đem lại tốc độ nhanh và thời gian đáp ứng tốt hơn.

57
Năm 1980, chiếc ổ cứng dạng đĩa mềm đầu tiên ra đời, với kích thước
5.25 inch, kết cấu rất đơn giản, nặng khoảng 3.2 kg. Chiếc ổ cứng co thể lắp đặt
gọn gàng và đem lại tốc độ truyền dữ liệu cao và ổn định, tạo ra cơn sốt công
nghệ lúc bấy giờ.
Năm 1988, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, chiếc ổ
cứng 2.4 inch đã ra đời với dung lượng 20MB và tốc độ đọc và ghi ngắn
chỉ 23MB/s. Năm 1995, ổ cứng sử dụng bộ nhớ NAND Flash đã được ra đời
đem đến tốc độ kết nối cực nhanh, cực kì ổn định.
Sang thế kỉ 21, những chiếc ổ cứng đã được ra đời với nhiều mức dung
lượng khác nhau, kích thước đã được thu gọn tối giản. Ngày nay, thế giới đã phổ
biến những chiếc ổ cứng có kích thước rất nhỏ chỉ 2.5 inch, trọng lượng chưa
đầy 100g, nhưng tốc độ đem lại cực nhanh với tốc độ đọc và ghi có thể đạt tới
hơn 540Mb/s.

Các thành phần của ổ cứng

58
Đĩa từ
Đĩa từ là một đĩa kim loại hình tròn được gắn bên trong ổ đĩa cứng. Một
số đĩa được gắn trên một động cơ trục chính (spindle motor) để tạo nhiều bề mặt
lưu trữ dữ liệu trong một không gian nhỏ hơn.
Để duy trì việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu có tổ chức, các đĩa từ được sắp
xếp thành các cấu trúc cụ thể. Các cấu trúc cụ thể này bao gồm các track (rãnh),
sector và cluster.
ack: Mỗi đĩa từ được chia thành hàng ngàn vòng tròn đồng tâm được đóng
gói chặt chẽ, được gọi là track. Tất cả các thông tin được lưu trữ trên ổ cứng đều
được ghi trên track.
Sector: Mỗi track được chia nhỏ thành đơn vị nhỏ hơn được gọi là sector.
Sector là đơn vị cơ bản lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng.
Cluster: Các sector thường được nhóm lại với nhau để tạo thành các
cluster.
Đầu đọc/ghi: Đầu đọc là phần giữa phương tiện từ tính nơi lưu trữ dữ liệu
và các thành phần điện tử trong đĩa cứng. Đầu đọc chuyển thông tin ở dạng bit
thành xung từ khi được lưu trữ trên đĩa từ và đảo ngược quá trình trong khi đọc.
Động cơ trục chính: Động cơ trục chính đóng một vai trò quan trọng trong
hoạt động của ổ cứng bằng cách quay đĩa cứng. Một động cơ trục chính phải
cung cấp năng lượng quay ổn định, đáng tin cậy và nhất quán trong nhiều giờ sử
dụng liên tục.

59
Mạch xử lý dữ liệu: Đĩa cứng được làm bằng một bảng mạch thông
minh được tích hợp vào bộ phận đĩa cứng. Nó được gắn trên đáy của ổ cứng.
Đầu đọc, ghi được liên kết với bảng mạch xử lý dữ liệu thông qua cáp ribbon
linh hoạt.
Khe gắn ổ cứng: Toàn bộ đĩa cứng được gắn trong vỏ kín được thiết kế
để bảo vệ nó khỏi không khí bên ngoài. Phía dưới ổ đĩa được gọi là phần đế. Các
cơ chế truyền động được đặt trong phần đế và phần nắp đậy, được đặt trên đầu
để đảm bảo độ kín cho đầu đọc và đĩa từ.
Ổ cứng được lắp ở đâu trên máy tính
Hầu hết ổ đĩa cứng máy tính được lắp bên trong thân máy tính và được
gắn vào bo mạch chủ máy tính bằng cáp ATA, SCSI hoặc SATA.

Dung lượng ổ cứng là gì?


Dung lượng ổ cứng là không gian lưu trữ, khoảng trống trên ổ đĩa có thể
lưu trữ dữ liệu phục vụ việc hoạt động của máy tính. Tùy vào không gian lưu trữ
của từng loại ổ đĩa khác nhau mà dung lượng ổ đĩa có thể từ vài trăm MB đến
đến vài GB hoặc vài TB.
Các thông số quan trọng trên ổ cứng
Cổng giao tiếp: Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, người dùng có thể lựa
chọn 4 cổng giao tiếp sau: SATA2, SATA3, PCI-Express, USB 3.0.
Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa (Max Sequential Read/Writes): Ví dụ như
550MB/s, 520 MB/s

60
Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên (Random Read/Write): Các thông số IPOS lớn
hơn đồng nghĩa với tốc độ đọc các file nhỏ của ổ cứng SSD cao hơn.
Chuẩn bộ nhớ lưu trữ: Hiện tại có các công nghệ ổ cứng chuẩn gồm MLC,
TLC, QLC.Thông thường các ổ cứng SSD dùng cho cá nhân bán trên thị trường
đều dùng MLC – Multi level cell, còn loại dùng cho doanh nghiệp thì dùng SLC
– Single level cell.
Điện năng tiêu thụ: Thông thường các ổ cứng SSD (SATA2, SATA3) có
mức tiêu thụ điện năng khoảng 3W.
Tính năng đi kèm: Tất cả các ổ cứng SSD hiện nay đều hỗ trợ lệnh TRIM,
giúp hệ điều hành chủ động xem xét và xóa bỏ những dữ liệu không còn được
dùng. Việc này giúp cho ổ cứng hoạt động mượt mà hơn, tăng tuổi thọ của ổ
cứng.

Ổ cứng đọc và ghi dữ liệu như thế nào?


Ổ cứng là một thiết bị đóng kín có chứa một số đĩa từ được xếp chồng.
Đĩa cứng có thể được gắn theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Đầu đọc/ghi điện từ
được đặt ở trên và dưới mỗi đĩa từ. Khi các đĩa quay, đầu ổ đĩa di chuyển về
phía bề mặt trung tâm và hướng ra phía cạnh. Bằng cách này, đầu đọc ổ đĩa có
thể tiếp cận toàn bộ bề mặt của mỗi đĩa.
Các loại ổ cứng phổ biến
Hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến là SSD và HDD, trong đó:
HDD là viết tắt của Hard Disk Drive hay ổ đĩa cứng truyền thống, dữ liệu
được lưu trên các bề mặt phiến đĩa tròn làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm

61
được phủ vật liệu từ tính. Tâm của đĩa có gắn một động cơ, khi hoạt động các
tấm đĩa sẽ được quay bởi động cơ này để đọc ghi dữ liệu.
SSD là viết tắt của Solid State Drive, tức ổ cứng thể rắn, ra đời như một
giải pháp thay thế cho tốc độ chậm chạp của HDD truyền thống. Bên cạnh tốc
độ đọc ghi nhanh, SSD còn sở hữu vô số ưu điểm khác.
So sánh SSD và HDD

Như đã biết công dụng của cả hai loại này đều dùng để lưu trữ dữ liệu.
Nhưng mỗi loại ổ cứng sẽ mang cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Giá: SSD giá thành đắt hơn rất nhiều so với HDD. VD: 1 ổ đĩa HDD với
dung lượng 1TB bạn chỉ mất khoảng 1tr VNĐ nhưng với ổ cứng SSD 1TB sẽ là
10tr VNĐ, gấp 10 lần.
Hiệu suất và sự thông dụng: SSD ổn định hơn so với HDD rất nhiều. Bên
cạnh đó là SSD có khả năng chống sốc cực tốt so với HDD. Tuy nhiên, HDD
vẫn được sử dụng thông dụng hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn.
Tốc độ: Là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sanh với HDD. SSD chỉ mất
vài giây để có thể khởi động máy tính thì HDD mất đến 1 phút hoặc nhiều hơn,
tốc độ này cũng đúng trong các chương trình trên máy, chơi game hay sử dụng
đồ họa.
Độ bền: Độ bền của SSD hơn hẳn so với HDD do cấu tạo vật lý của SSD
là cố định. Còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục trục quay và đĩa từ.

62
Tiếng ồn: HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu, ổ HDD
thế hệ mới sẽ giảm được một phần về tiếng ồn. Trong khi đó, ổ cứng SSD hoạt
động cực kì mượt và yên lặng.
Sự phân mảnh dữ liệu: Dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn
trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn, điều này
không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân
vùng trên đó.
Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong
thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).
So sánh ổ cứng trong (Internal Hard Drive) và ổ cứng ngoài (External
Hard Drive)

Khả năng di chuyển: Nếu so sánh về khả năng di chuyển thì hẳn nhiên ổ
cứng ngoài có lợi thế hơn nhiều. Với thiết kế nhỏ gọn, ổ cứng ngoài vô cùng tiện
lợi cho việc bỏ vào túi xách hay vali hành lý.
Tốc độ đọc, ghi dữ liệu: Ổ cứng trong có tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh hơn
khoảng 30 MB/s so với hầu hết các ổ cứng ngoài thông thường.
Trọng lượng, kích thước: Đa số các ở cứng ngoài hiện nay có kích thước
khoảng 2,5 inch và nặng 150g, được cung cấp năng lượng qua cổng kết nối USB
hoặc Thunderbolt. Còn các ổ cứng trong có kích thước khoảng 3,5 inch.
Khả năng chịu lực: Nói chung ổ cứng ngoài thường gặp nhiều rủi ro hơn ổ
cứng trong, do chịu tác động trực tiếp từ lực bên ngoài nhiều hơn. Mặc dù chúng
có thiết kế chịu lực tốt hơn so với ổ cứng máy tính nhưng vì để bên ngoài nên
thường xảy ra sự cố nhiều hơn.

63
Dung lượng: Ổ cứng ngoài kích thước 2,5 inch hầu hết có dung lượng tối
đa là 2 TB. Ổ đĩa của máy tính bàn thì dung lượng gấp đôi với 4 TB. Tuy nhiên,
thị trường ổ cứng ngoài ngày càng phong phú đa dạng, với nhiều loại được thiết
kế đặc biệt có khả năng lưu trữ rất lớn như Backup Plus Desktop với dung lượng
lên tới 5 TB.
Giá cả: Với sự phong phú và đa dạng về chủng loại, thì giá cả của ổ cứng ngoài
cũng dao động khá rộng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Nhìn chung thì
ổ cứng trong vẫn có giá “dễ chịu” hơn so với ổ cứng di động.
1.2.5.3. CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory)
Khác với 2 loại đĩa trước hoạt động bằng phương thức nhiễm từ, CDROM
hoạt động bằng phương thức quang học. Nó được chế tạo bằng vật liệu cứng có
tráng chất phản quang trên bề mặt.
Khi ghi đĩa CD, người ta sử dụng tia lazer để chiếu lên bề mặt của đĩa tạo
ra vùng dữ liệu ứng với các giá trị của bit 0 và 1. Do đó, đĩa CDROM chỉ ghi
được 1 lần. Khi đọc ổ đĩa CDROM chiếu tia sáng xuốn bề mặt phản quang và
thu tia phản xạ, căn cứ vào cường độ tia phản xạ người ta suy ra đó là bit 0 hay
bit 1.
Cách tổ chức về cấu trúc vật lý và logic của đĩa CDROM tương tự như
trên đĩa mềm.
CDROM có dung lượng lớn (khoảng 650-700MB), có thể di chuyển đẽ
dàng và tương đối rẻ, rất thuận tiện cho việc lưu giữ các chương trình nguồn có
kích thước lớn như: Phim ảnh, v.v… nên hiện nay nó được dùng rất rộng rãi.

Hình 1.18 ổ đĩa CDROM


Để có thể đọc được ổ CDROM cần có một ổ đĩa CDROM được cài đặt
đúng vào máy tính. Ổ đĩa CDROM hiện nay có rất nhiều loại có tốc độ khác
nhau như 4x, 8x, 16x, 24x, 32x, 52x v.v…(1x=150kbyte/s). Ổ CDROM hiện
nay được thiết kế theo chuẩn SCSI nhưng nó bảng mạch chuyển theo chuẩn IDE
nên thường được cắm vào khe IDE trên mainboard hoặc gắn đi kèm với đĩa
cứng.
64
Có 03 loại ổ đĩa CD:
- CD-ROM: Ổ đĩa chỉ đọc.
- CDRW (CD Rewrite): Ổ đĩa vừa đọc và có thể ghi lên đĩa.
- CD Combo: Ổ đĩa có 03 chức năng: đọc đĩa CD, đọc đĩa
DVD và ghi đĩa CD.
Tương tự như CDROM, ổ đĩa DVD cũng có 02 loại là DVD-ROM và
DVD RW. Về chuẩn giao tiếp các ổ đĩa trên có thể gắn qua cổng truyền thống
IDE hoặc cổng USB.
1.2.6. Nguồn máy tính
Nguồn điện máy tính có chức năng chuyển đổi nguồn điện 110V/220V
thành nguồn điện một chiều 3,3V, 5V và 12V cung cấp cho toàn bộ hệ thống
máy tính. Công suất trung bình của bộ nguồn điện hiện nay khoảng 300W. Công
suất tiêu thụ của mỗi thành phần như sau:

Công suất tối đa

Điện thế đầu


ra tương ứng

Hình 1.19 nguồn


Mainnoard : 20W – 35W
CD-ROM : 20W – 25W
Ổ đĩa mềm : 5W – 15W
Ổ đĩa cứng : 5W – 15W
RAM : 5W/MB
Card : 5W – 15W
CPU : Tùy theo mức độ làm việc nhiều hay ít

65
Các số liệu trên đây chỉ mang tính tham khảo, bởi vì hiện nay xu thế các
hãng sản xuất đưa ra các thiết bị tiêu thụ điện năng nhở. Bên cạnh đó, tùy thuộc
vào số lượng thiết bị mà máy tính sử dụng nhiều hay ít điện năng.
Hiện nay, máy tính cá nhân thường sử dụng 2 loại bộ nguồn điện là AT và
ATX. Sau đây ta xét cho thành phần của nguồn AT còn ATX tương tự.
Có thể chia đầu ra nguồn điện máy tính thành 2 loại như sau”
- Phích dùng cho mainboard: Gồm 12 dây chia thành 2 phích cắm có cấu trúc
như sau:

Dây Màu Tín hiệu

1 Gạch Điều chỉnh


2 Đỏ +5V
3 Vàng +12V
4 Xanh -12V
5 Đen Nối đất
6 Đen Nối đất
7 Đen Nối Đất
8 Đen Nối đất
9 Trắng -5V
10 Đỏ +5V
11 Đỏ +5V
12 Đỏ +5V

- Phích dùng cho các thành phần khác: là loại phích 4 dây thường dùng cho ổ đĩa
cứng, ổ đĩa mềm, CDROM v.v…, cấu trúc của loại này như sau:

Dây Màu Tín hiệu

1 Đỏ +5V
2 Đen Nối đất
3 Đen Nối đất

66
4 Vàng +12V

Nguồn AT cung cấp điện áp một chiều 5V, 12V. Công suất làm việc
của nguồn khoảng 200W, 250W
Nguồn ATX được thiết kế cho mainboard loại ATX và được đưa vào sử
dụng cho Pentium Pro và các máy tính PC hiện đại. Nguồn ATX cung cấp điện
áp một chiều 12V, 5V, +3.3V. Công suất làm việc vủa nguồn có nhiều loại
như: 250W, 300W, 350W hoặc 400W v.v… Ngoài ra nguồn ATX cón được bổ
xung thêm hai đặc tính quan trọng, đó là tắt ngườn bằng phần mềm (Soft-Off) và
quản lý năng lượng tiên tiến.
1.3. Các thiết bị ngoại vi
Mục tiêu:
Trình bày được các thiết bị ngoại vi
1.3.1. Khái niệm
Thiết bị ngoại vi là các thiết bị được nối kết với máy tính từ bên ngoài
thông qua các dây cáp.
Ví dụ: Màn hình (Monitor)
Chuột (Mouse)
Bàn phím (keyboard)
Máy in (Printer)
v.v....
1.3.2. Một số thiết bị ngoại vi thông dụng
1.3.2.1. Màn hình (Monitor)
Màn hình là thiết bị xuất (output) dùng để hiển thị các thông tin và kết quả
xử lý trong quá trình làm việc. Có hai loại màn hình chính:

67
Hình 1.20 Màn hình CRT Hình 1.21 Màn hình LCD

- Màn hình CRT (màn hình dạng tuýp)


Ngay từ thời điểm ban đầu, máy tính sử dụng monitor dạng tuýp. CRT-
monitor áp dụng nguyên tắc phóng tia điện tử lên màn hình (screen) được tráng
phosphur để phát sáng tạo nên hình ảnh. CRT thường có phần đuôi dài ổ phía
sau do kích thước của bóng đèn hình.
- Màn hình LCD (Màn hình tinh thể lỏng)
Trong những năm về sau, màn hình LCD (Liquiq Crystal Display) là
những monitor phẳng, kích thước mỏng và nhẹ đã lần lượt thay thế các CRT do
dự tiến bộ về công nghệ đã giúp giảm giá thành.
1.3.2.2. Chuột (Mouse)
Mouse tương tự như các Pointer device (thiết bị định vị) khác được dùng
để xác định vị trí người sử dụng đang thao tác trên màn hình.

Hình 1.22 Mouse


Mouse thường được kết nối với máy tính thông qua cổng nối PS/2 hay
cổng đa năng USB.
Với loại mouse định vị cơ học, mặt dưới tiếp xúc với mặt phẳng đặt
mouse có bánh xe lăn, khi di chuyển xe lăn sẽ tương tác với hệ thống bên trong
tạo các xung tín hiệu thông báo số điểm mouse di chuyển. Các loại mouse quang

68
học hay các phương pháp khác đều có tác dụng phát ra các xung tín hiệu như đã
kể trên.
Trên Mouse có các phím (button) dùng để thực hiện các thao tác tại vị trí
đang được xác định. Về cơ bản, mouse chỉ cần 2 phím Trái và Phải, nhưng cá
loại mouse hiện nay thường có 3 phím và nút thứ 3 thường là bánh xe lăn.
Bánh xe lăn (nút thứ 3) thường được dùng cho mục đích rời nội dung các
trang tài liệu gồm nhiều trang màn hình.
Các thông số của mouse được điều chỉnh bằng các công cụ của hệ điều
hành.
Các thông số điều chỉnh bao gồm:
- Right click – Left click: Phím click cơ bản là phím Phải hay phím Trái để phục
vụ người thuật tay phải hay tay trái.
- Double click spees: Điều chỉnh quãng thời gian giữa 2 lần ckick liên tiếp để
xác định thao tác double click.
- Pointer: Chọn hình dạng của Mouse Pointer.
1.3.2.3. Bàn phím (Keyboard)
Bàn phím là thiết bị nhập, dùng để đưa dữ liệu vào máy tính.

Hình 1.23 bàn phím


Bên trong bàn phím có hệ thông vi xử lý thực hiện các công tác: dò để
biết có phím nhấn, xác định phím nhấn và tạo mã phím tương ứng (gọi là Scan
Code) để gửi về máy tính.
Keyboard được nối vào máy tính qua sợi cáp bao gồm các đường tín hiệu
và phần cấp nguồn. Loại đầu nối của keyboard thường gặp là loại đầu nối PS/2

69
Hình 1.24 Đầu nối keyboard
1.3.2.4. Máy in (Printer)
Máy in là thiết bị chủ đạo để xuất dữ liệu máy tính lên giấy, Khi muốn in
một file ra giấy thì CPU sẽ gửi toàn bộ dữ liệu ra hàng đợi (queue) máy in, và
máy in sẽ lần lượt in từ đầu cho đến hết file.
Máy in hiên nay có rất loại với nhiều cách thức làm việc khác nhau như
máy in kim, máy in phun, máy in lazer v.v…Để đánh giá về chất lượng của máy
in người ta căn cứ vào hai yếu tố là tốc độ (speed) và độ mịn.

Hình 1.25 Máy in


- Tốc độ máy in được đo bằng trang/giây (chỉ tương đối), ngoài ra còn
phụ thuộc vào tốc độ của máy tính và mật độ của trang in.
- Độ min (dots per inch) phụ thuộc vào nhiều yếu tố song yếu tố cơ bản
phụ thuộc vào thông sô dpi được ghi trực tiếp trên máy in.
Máy in giao tiếp với CPU thông qua các cổng song song LPT1, LPT2, LPT3,
LPT4 được gắn qua khe cắm trên mainboard.

70
2. Lựa chọn cấu hình máy tính
Trong phần này ta đề cập tới một số điểm cần chú ý, khi lựa chọn những
thiết bọ cơ bản như: Nguồn, case, mainboard, CPU, RAM, HDD, CD-ROM
2.1. Các vần đề cần quan tâm khi lựa chọn Case và Nguồn
Ngày nay, bộ nguồn ATX chiếm đa số trên thị trường máy tính mới ở
nước ta. Tuy nhiên, khi cần sửa chữa một máy tính cữ sử dụng nguồn AT thì ta
cũng phải biết về loại nguồn này. Khi mua case và bộ nguồn, chúng ta cần chú ý
đến những đặc điểm sau:
2.1.1. Lựa chọn Nguồn
Có các loại như 200W, 250W, 300W, 350W, 400W v.v…Tất nhiên khi
lựa chọn công suất của bộ nguồn nó phụ thuộc vào số lượng thiết bị khi lắp ráp.
Nếu bạn muốn sử dụng nhiều ổ đĩa như CD-ROM, DVD-ROM v.v… hoặc
muốn gắn thêm nhiều quạt tỏa nhiệt hay lắp máy Server thì chọn bộ nguồn có
công suất lớn (350W, 400W trở lên), nếu không, thông thường ta có thể sử dụng
bộ nguồn có công suất từ 250W-300W là đủ.
2.1.2. Lựa chọn Case
Hiện nay ở thị trường việt nam đa số chỉ hai loại vỏ máy với mẫu mã đa
dạng. Ta nên chọn loại cao: nếu muốn trang bị nhiều ổ đĩa; hoặc loại thấp: nếu
muốn gọn nhẹ và không gắn nhiều ổ đĩa. Tuy nhiên, tôt hơn hết ta nên chọn loại
cao để cho có không gian giải nhiệt tốt hơn và cũng dự phòng cho việc lắp thêm
nhiều ổ đĩa sau này. Còn ngược lại, nếu không có nhiều không gian cho dàn máy
tính, máy in v.v… thì có thể tham khảo loại máy barebone PC trên thị trường.
Hiện nay có sản phẩm barebone của hãng Iwill, MSI, ECS, Biostar xuất hiện
trên thị trường việt nam. Nó trông hiện đại, kiểu dáng nhỏ gọn (có loại có kích
thước chỉ bằng quyển từ điển như ZPC của hãng Iwill) nhưng khả năng hỗ trợ hệ
thống đến 800 MHz và HT Technology.
2.2. Lựa chọn Mainboard
Hiện tại có nhiều hãng sản xuất bo mchj chủ như: Gigabyte, Asus, MSI,
Intel, Asrock,v.v… hay của những hãng mới xân nhập thị trường việt nam như
Iwill. Khi mua một bo mạch chủ để lắp cho máy tính thì phải xác định rằng ta sử
dụng bộ vi xử lý nào. Từ đó ta có thể lựa chọn mainboard tốt hơn. Những tiêu
chí khi chọn mua mainboard:
- Loại chân cắm cho CPU

71
- Tốc độ hỗ trợ tối đa cho CPU: đây là khả năng để mainboard hỗ trợ
được tốc độ cao nhất của CPU. Các thông số này được ghi như Up to, hay
Support (S/p). khi một mainboard được ghi là Uo to 3.06 thì có thể lắp một CPU
tối đa là 3.06 GHz hoặc có thể thấp hơn.
- Tốc độ Bus: như đã nói về tốc độ Bus, tốc độ bus càng lớn thì làm cho
tốc độ truyền dữ liệu càng cao.
- Chipset: có nhiều hãng sản xuất chipset như: Intel, SIS, VIA v.v…tuy
nhiên, hiện tại với thị phần to lớn về CPU ở thị trường việt nam, hãng Inel đang
khống chế một số lượng lớn. Do đó, sự tương thích của Intel CPU với
mianboard sử dụng chipset Intel đã hỗ trợ tốt nhất. Và hiện nay chipset Intel
đang được mọi người ưa chuộng.
- Loại nguồn sử dụng: hiện nay chúng ta chỉ sử dụng loại nguồn ATX với
các công suất khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng.
- Hỗ trợ RAM: thế hệ máy mới hiện nay đang thịnh hành sử dụng 2 loại
RAM là: DDR I và DDR II so giá cả và khả năng đáp ứng được nhu cầu cần
thiết chung. Bạn phải chú ý mainboard của mình hỗ trợ sử dụng được loại RAM
nào.
- Các thiết bị tích hợp trên bo mạch chủ: các thiết bị onboard (được tích
hợp trên bo mạch chính) thường là VGA, Sound, LAN v.v…nếu micnboard
được tích hợp những thiết bị này thì ta không cần tốn tiền để mua chúng. Tuy
nhiên, khả năng của nó sẽ bị hạn chế, về chất lượng sử dụng không bằng các
thiết bị rời.
- ISA, PCI, AGP, USB: cổng USB hiện nay có rất nhiều ưu thế nên hầu
hết các mainboard đều có. Bus ISA đã lỗi thời nên hiện không còn sử dụng. Bus
PCI thì đang được sử dụng rộng rãi để có thể gắn các thiết bị âm thanh, LAN,
hayModem…Cổng AGP còn gọi là cổng đồ họa, nếu bo mạch chủ có VGA
Onboard thì hiếm có cổng này, ngược lại nếu mainboard không tích hợp VGA
thì chắc chắn có nhưng phải xem nó hỗ trợ VGA card 2X, 4X hay 8X để mua.
* Tóm lại, khi mua một mainboard thì phải chú ý tới những yếu tố ở trên.
Bởi vì các thiết bị trong một máy tính phải tương thích với nhau. Ngoài ra khi
mua mainboard cần phải chú ý đến loại Socket.
2.3. Lựa chọn CPU.
CPU có rất nhiều loại, cũng giống như lựa chọn mainboard, chọn CPU thì
phụ thuộc vào mainboard và ngược lại. Thị trường máy tính Việt Nam hiện nay

72
bị chiếm bởi hầu hết các sản phẩm của Intel, sau đó là hãng AMD với một thị
phần nhỏ hơn. Khi lựa chọn CPU cần chú ý tới các đặc điểm sau.
- Chân cắm CPU: các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các đòng sản phẩm
khác nhau thường có loại chân cắm khác nhau. Và đây cũng là tiêu chí đầu tiên
để chọn mua sản phẩm cho phù hợp với bo mạch chủ.
- Tốc độ CPU: Tốc độ CPU là yếu tố quyết định khẳ năng xử lý của máy
tính.
- Bộ nhớ đệm ngoài (External Cache): là khu vực lưu trữ chuyên giữ các
dữ liệu và các chỉ lệnh chương trình thường hay dùng đến, có thể đọc được ngay
mà không phải truy tìm nhiều lần. Tổ chức cache đã nâng cao hiệu suất của
mình bằng cách lưu giữ dữ liệu hoặc các chỉ lệnh trong những vùng nhớ tốc độ
nhanh, và bằng cách tổ chức tốt các mối liên kết để sao cho những dữ liệu sắp
cần đến đều nằm trong cache. Cache càng cao thì tốc độ xử lý của máy tính càng
nhanh.
- BUS hệ thống: khái niệm Bus hệ thống ta đã đề cập ở trên. Bus hệ thống
quyết định tốc độ truyền dữ liệu trong máy tính, nên CPU có bus càng lớn thì tốc
độ xử lý dữ liệu càng nhanh. Hiện nay CPU Pentium IV có tốc độ là 800MHz.
2.4. Lựa chọn RAM
Có những vấn đề ta phải cần phải biết khi lựa chọn RAM:
Loại RAM: Ngày nay các loại RAM thường có SDRAM, DDRAM I,
DDRAM II, tùy vào khe cắm của mainboard mà ta lựu chọn loại RAM nào.
Dung lượng RAM (MB, GB): RAM có dung lượng càng lớn thì càng làm
việc hiệu quả.
Tốc độ BUS (MHz): được đo bằng MHz là khối lượng mà RAM có thể
truyền trong một lần cho CPU xử lý. Do đó, bus của RAM càng cao thì khả năng
làm việc của máy tính càng hiệu quả.
Như vậy, khi chọn RAM, trước tiên ta phải xem mainboard của mình có
thể cắm được nó hay không (xác định loại RAM). Tiếp theo là chọn dung lượng
tùy thuộc vào công việc.
2.5. Lựa chọn ổ cứng (HDD)
Khi chọn HDD ta chú ý những tiêu chuẩn sau:
- Cổng giao tiếp PATA/SATA/SCSI: hầu hết các ổ cứng cho máy
Desktop PC thông dụng dùng ổ cứng cổng giao tiếp EIDE (thường gọi tắt là

73
IDE) hay SATA. Loại giao tiếp SCSI thường dùng cho máy Server và một số
loại máy tính sách tay (notebook, laptop).
- Dung lượng lưa trữ: một môi trường lưu trữ thứ cấp sử dụng một số đĩa
cứng có phủ vật liệu từ tính. Các HDD mới hiện nay có dung lượng từ 40GB –
200GB và còn nhiều hơn nữa.
- Tốc độ đĩa quay: với giao diện EIDE có tốc độ quay từ 5400 rpm
(Round Per Minute-vòng/phút) đến 7200 rpm. Với ổ cứng SCSI thì đạt tốc độ
10000 rpm.
- Bộ nhớ cache: các hãng sản xuất ổ cứng đã đưa bộ nhớ đệm vào ổ cứng,
hiện nay loại PATA(Parallel ATA) có bộ nhớ cache lên đến 2MB trong khi loại
SATA có cache lớn hơn: 8MB.
2.6. Lựa chọn ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM)
Các vần đề cần quan tâm khi lựa chọn ổ đĩa quang:
Cổng giao tiếp IDE/SCSI (gắn trong); gắn ngoài (USB);
Tốc độ đọc/ghi.
3. Quy trình lắp, ráp máy tính
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình lắp ráp máy tính
- Lắp ráp hoàn thành máy tính
- Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.
- Tự tin khi sửa chữa máy tính
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
Thiết bị:

- Tuốc vít loại + và -, cỡ lớn, nhở


74
- Nhíp gắp, kẹp
- Ốc vít các loại
- Bàn làm việc
Linh kiện:
- Case - Mainboard - RAM - Bàn phím, chuột
- Bộ nguồn - CPU - Màn hình - Các Card mở rộng
Nguyên lý: Lắp ráp những thiết bị đơn giản trước, lắp từ trong ra ngoài.
3.2. Quy trình lắp, ráp máy tính
3.2.1. Lắp ráp bộ nguồn
Cách lắp ráp bộ nguồn vào case rất đơn giản, chỉ cần cân chỉnh bộ nguồn
đúng vị trí và siết 4 ốc nguồn.
* Đối với Case ATX
- Case ATX không như case AT, đa số có nắp che thường bố trí rời nằm ở
hai bên vỏ máy.
- Tháo ốc ở phía sau thùng máy để mở nắp hai bên bằng cách kéo nắp về
phía sau hoặc kéo lên trên.
- Định vị 4 lỗ ốc để ráp bộ nguồn vào thùng máy. Sau đó dùng vít siết
chặt.
* Đối với Case AT :
- Thông thường, thùng máy loại AT có nắp thùng máy được thiết kế thành
một tấm phủ lên thùng máy. Dùng vít mở các ốc phía sau thùng máy để tháo nắp
ra.
- Lắp bộ nguồn vào thùng máy, định vị cho 4 lỗ vặn vít của nguồn đúng
với 4 lỗ trên thùng máy và bắt chặt ốc.
- Ráp công tắc nguồn vào thùng máy (có một số thùng muốn gắn công tắc
nguồn vào được bắt buộc ta phải tháo ốc và lấy tấm giữ Mainboard ra khỏi
thùng máy).

75
Hình: 2.1 Lắp ráp bộ nguồn
3.2.2. Gắn CPU vào mainboard
- Dỡ cần gạt của socket trong mainboard lên cao.
- Nhìn vào phía chân cắm của CPU để xác định được vị trí lõm trùng với
socket.
- Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket thì
đẩy cần gạt xuống.

Hình 2.2 Lắp CPU

3.2.3. Gắn quạt tỏa nhiệt cho CPU

76
- Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt bao quanh socket trên main. Nhấn đều
tay để quạt lọt xuống giá đỡ.
- Gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định quạt với giá đỡ.
- Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 có ký hiệu FAN trên main.

Hình 2.3 Các bước lắp quạt tỏa nhiệt


3.2.4. Gắn RAM vào mainboard
- Phải xác định khe RAM trên main là dùng loại RAM nào và phải đảm
bảo tính tương thích, nếu không bạn sẽ làm gãy RAM.
- Mở hai cần gạt khe RAM ra 2 phía, đưa thanh RAM vào khe, nhấn đều
tay đến khi 2 cần gạt tự mấp vào và giữ lấy thanh RAM.
- Lưu ý: Khi muốn mở ra thì lấy tay đẩy 2 cần gạt ra 2 phía, RAM sẽ bật
lên.

77
Hình 2.4 Lắp RAM
3.2.5. Lắp mainboard vào thùng máy
- Đối với mỗi mainboard có số cổng và vị trí các cổng phía sau khác nhau
nên bạn phải gỡ nắp phía sau của thùng máy tại vị trí mà mainboard đưa các
cổng phía sau ra ngoài để thay thế bằng miếng sắc có khoắt các vị trí phù hợp
với mainboard.
- Gắn các vít là điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy, những chân
vít này bằng nhựa và đi kèm với hộp chứa mainboard.
- Đưa nhẹ nhàng main vào bên trong thùng máy.
- Đặt đúng vị trí và vặt vít để cố định mainboard với thùng máy.
- Cắm dây nguồn lớn nhất từ bộ nguồn vào mainboard, đối với một số
main cần phải cắm đầu dây nguồn 4 dây vuông vào main để cấp cho CPU.

Hình 2.5 Lắp mainboard


3.2.6. Lắp ổ cứng (HDD)
- Chọn một vị trí để đặt ổ cứng thích hợp nhất trên các giá có sẵn của
case, vặt vít 2 bên để cố định ổ cứng với Case.
- Nối dây dữ liệu của ổ cứng với đầu cắm IDE1 trên mainboard.
- Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu lớn) vào ổ cứng với mặt có gân
xuống dưới.

78
Lưu ý!: Trong trường hợp nối 2 ổ cứng trên cùng một dây dữ liệu, bạn cần
phải xác lập ổ chính, ổ phụ bằng Jumper.
Trên mặt ổ đĩa có quy định cách cắm Jumper để xác lập ổ chính, ổ phụ:
Master - ổ chính, Slave ổ phụ.
Nếu ổ đĩa không có quy định thì vị trí jump gần dây dữ liệu là để xác lập
ổ cứng này là ổ chính, cắm jumper và vị trí thứ 2 tính từ dây dữ liệu là để xác
lập ổ này là ổ phụ.

Hình 2.6 Lắp ổ cứng

3.2.7. Lắp ổ đĩa mềm


- Đưa ổ mềm vào đúng vị trí của nó trên thùng máy.
- Thử nút nhấn đẩy đĩa mềm ở mặt trước của thùng máy có đẩy được đĩa
không.
- Vặn vít cố định ổ mềm với Case.
- Nối dây dữ liệu của mềm: đầu bị đánh tréo gắn vào ổ, đầu không tréo
gắn vào đầu cắm FDD trên mainboard.
- Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu nhỏ) vào ổ.

Hình 2.7 Lắp ổ đĩa mềm

79
3.2.8. Lắp ổ đĩa CD-ROM
- Mở nắp nhựa ở phía trên của mặt trước Case.
- Đẩy nhẹ ổ CD từ ngoài vào, vặn ít 2 bên để cố định ổ với Case.
- Nối dây cáp dữ liệu với IDE2 trên main. Có thể dùng chung dây với ổ
cứng nhưng phải thiết lập ổ cứng là Master, ổ CD là Slave bằng jumper trên cả 2
ổ này.
- Trong trừơng hợp dùng 2 ổ CD, cũng phải xác lập jump trên cả 2 ổ để
giúp HĐH nhận dạng ổ chính, ổ phụ.
3.2.9. Lắp các card mỏ rộng
- Hiện nay hầu hết các loại card mở rộng đều gắn vào khe PCI trên main.
- Trước tiên, bạn cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ
thanh sắt tại vị trí mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài thùng máy.
- Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card với
mainboard.
Lưu ý! Cách này cũng thực hiện cho card màn hình gắn khe AGP.

Hình 2.9 Lắp card mỏ rộng


3.2.10. Cắm dây công tắc của case
- Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công
tấc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng.
- Nhìn kỹ những ký hiện trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây
một và phải chắc chắn bạn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi
động được và đèn tín hiệu phía trước không báo đúng.

80
Các ký hiệu trên main:
MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED -
dây tín hiệu của đèn nguồn màu xanh của Case.
HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED - dây tín hiệu của đèn đỏ báo
ổ cứng đang truy xuất dữ liệu.
PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây
POWER SW - dây công tấc nguồn trên Case.
RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET - dây công tấc
khởi động lại trên Case.
SPEAKER - nối với dây SPEAKER - dây tín hiệu của loa trên thùng máy.

Hình 2.10 cắm các dây công tắc


3.2.11. Nối dây cho cổng USB của thùng máy
Đối với một số thùng máy có cổng USB ở mặt trước tạo sự tiện lợi cho
ngừơi sử dụng. Để cổng USB này hoạt động bạn phải gắn dây nối từ thùng máy
với mainboard thông qua đầu cắm bên trong mainboard có ký hiệu USB, đấu
theo thứ tự các mầu: đỏ, trắng, xanh, đen, theo thứ tự chân 1, 2, 3, 4.
3.2.12. Kiểm tra lần cuối
Kiểm tra lần cuối các thiết bị đã gắn vào thùng máy đã gắn đúng vị trí, đủ
dây dữ liệu và nguồn chưa.
Buộc để cố định những dây cáp cho không gian bên trong thùng máy
thoáng mát tạo điều kiện cho quạt CPU giải nhiệt tốt giúp máy hoạt động hiệu
quả hơn.

81
Tránh trường hợp các dây nguồn, cáp dữ liệu va vào quạt làm hỏng quạt
trong quá trình hoạt động và có thể gây cháy CPU do không giải nhiệt được.
Đóng nắp 2 bên lưng thùng máy và vặn vít cố định.
3.2.13. Đấu nối các thiết bị ngoại vi
Đây là bước kết nối các dây cáp của các thiết bị bên ngoài với các cổng
phía sau mainboard.
- Cắm dây nguồn vào bộ nguồn
- Cắm dây dữ liệu của màn hình vào card màn hình (VGA Card) - cổng
màu xanh.
- Cắm bàn phím vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại bàn
phím.
- Cắm chuột vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại chuột.
3.2.14. Khởi động và kiểm tra
Nhấn nút Power để khởi động và kiểm tra
Nếu khi khởi động máy phát 1 tiếng bip chứng tỏ phần cứng bạn lắp vào
đã hoạt động được.
Nếu có nhiều tiếng bíp liên tục thì kiểm tra tất cả các thiết bị đã gắn vào
đúng vị trí, đủ chưa.
3.3. Qui trình tháo máy tính
Ta tiến hành theo trình tự ngược lại với trình tự lắp ráp ở trên
4. Các sự cố thường gặp
Mục tiêu:
- Trình bày được các vấn đề thường gặp khi lắp ráp máy tính
- Khắc phục các sự cố khi lắp ráp máy tính
- Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.
- Tự tin khi sửa chữa máy tính
4.1. Vấn đề 1: Bật máy mà PC không có dấu hiệu hoạt động
4.1.1. Quạt bộ nguồn không quay

82
Hãy kiểm tra lại dây nguồn có gắn đúng chưa. Tốt nhất nên gỡ dây nguồn
ra và cắm lại. Nếu không có kết quả thì có lẽ bộ nguồn có vấn đề, thử thay một
bộ nguồn khác.
Cũng có thể là do công tắc nguồn bị hư, nhất là đối với máy AT. Hãy
kiểm tra lại cách gắn công tắc hoặc thử với một công tắc khác.
4.1.2. Quạt bộ nguồn quay nhưng máy vẫn không chạy
Có thể do các nguyên nhân sau:
- Dây công tắc nguồn (SW, PW-SW) của case nối với mainboard không
chính xác. Hãy kiểm tra lại các chân nối đã khớp chưa hoặc cắm lại theo hướng
khác. Vấn đề này thường xảy ra đối với máy ATX vì công tắc nguồn được nối
trực tiếp với mainboard.
- Thiết lập Jumpers chưa chính xác, hãy xem kỹ lại hướng dẫn để thiết lập
đúng cách.
- Cáp bộ nguồn chưa được cắm đúng vào mainboard. Thử gỡ ra và cắm
lại.
- CPU hoặc quạt CPU chưa được lắp chính xác. Có thể do các Socket
hoặc Slot chưa khớp vào khe cắm, gỡ CPU ra và ấn chặt đều xuống. Kiểm tra kỹ
quạt đã được lắp đúng cách chưa.
- Mainboard bị đoản mạch do bị chạm vào case hoặc bị rớt một con ốc
nào đó kẹt vào mainboard. Kiểm tra thật kỹ lại xem các chốt đệm có giữ cho
mainboard có được khoảng cách an toàn với case chưa.
4.2. Vấn đề 2: PC hoạt động nhưng màn hình không hiển thị gì cả (đèn chỉ
báo có màu cam) kèm theo là các tiếng bip khác thường.
Trong quá trình khởi động PC, chỉ có một tiếng bip ngắn phát ra vài giây
sau khi bật công tác được xem là bình thường, các tiếng bip còn lại hoặc cả khi
không có tiếng bip đều là bất thường.
- Một tiếng bip dài hoặc một loạt tiếng bip ngắn liên tực: RAM có vấn đề.
Kiểm tra lại các chân RAM đã được cắm chặt vào Slot chưa. Tôt nhất là nên gỡ
ra và lau sạch vùng chân rồi cắm lại. Nếu máy bạn gắn SIMM thì có thể các
thanh RAM không cùng loại, cùng dung lượng và điều quan trọng là phải cắm
theo cặp.
- Một tiếng bíp ngắn tiếp theo là một tiếng bip dài: Mainboard có vần đề.
Hay kiểm tra bằng một mainboard khác nếu có thể.

83
4.3. Vấn đề 3: Một tiếng bip ngắn bình thường, màn hình hiển thị trang đầu
tiên hoặc trang thứ hai rồi đứng lại.
- Màn hình dừng lại ở trang đầu tiên: Các ổ đĩa có vấn đề. Xem lại các
dây cáp và chế độ thiết lập MASTER và SLAVE các thiết bị IDE đã chính xác
chưa. Nếu cần thì đổi thứ tự các ổ đĩa CD-ROM đã được thiết lập, riêng ổ đĩa
cứng phải được thiêt lập là Master (xem lại phần thiết lập Jumpers cho HDD,
CD-ROM…).
- Dừng lại ở trang đầu tiên và hiển thị sai tốc độ CPU: thiết lập jumpers
cho CPU sai. Xem tài liệu hướng dẫn để thiết lập jumpers cho chính xác.
- Dừng lại ở trang đầu tiên và hiển thị dung lượng RAM sai: đổi thứ tự
của các thanh RAM lại cho đến khi màn hình hiển thị dung lượng chính xác.
- Màn hình xuất hiện các thông báo lỗi:
“PRIMARY MASTER DISK ERROR
PRIMARY SLAVE DISK ERROR
SECONDARY MASTER DISK ERROR
SECONDARY SLAVE DISK ERROR”
Nguyên nhân là do BIOS nhận diện ổ cứng chưa chính xác. Xem phần
thiết lập IDE hard Disk ở BIOS Setup
- Thông báo lỗi: “KEYBOARD ERROR OR NO KEYBOARD
PRESENT” (bàn phím bị lỗi hay chưa được gắn). Xem lại đầu nối bàn phím đã
khớp chưa, các chân có bị lệch không.
- Thông báo lỗi: “FLOPPY DISK ERROR”. Ổ đĩa mềm bị lỗi, có thể do
lỏng cáp hoặc hư. Kiểm tra lại cáp hoặc gỡ ra và thay ổ khác.
- Thông báo lỗi: “Primary Master Hard fail”. Dây cáp nguồn hoặc cáp
IDE chưa gắn chặt vào ổ cứng hoặc vào mainboard. Hãy gắn lại các dây cáp
chắc chắn hơn.
4.4. Vấn đề 4: PC hoạt động, màn hình hiển thị mã lỗi 305
Bàn phím bị hư. Thay bàn phím khác hoặc đem bảo hành.
4.5. Vấn đề 5: PC bị ngắt trong quá trình khởi động
Hệ thống quá nóng hoặc xung đột phần cứng. Xem lại bộ tải nhiệt CPU
hoặc tháo các card (ngoại trừ card video thì thay bằng một video card khác) và
modem, máy in, máy quét ra. Kiểm tra bộ phận gây xung đột bằng cách gắn một

84
bộ phận vào, khởi động lại máy, nếu PC hoạt động bình thường thì bộ phận đó
không gây xung đột, cứ thế cho đến khi PC không khởi động được thì bộ phận
vừa gắn đã gây xung đột. Hãy đem bộ phận đó đến nhà cung cấp để được trợ
giúp nếu bạn chắc chắn rằng trong BIOS đã được khai báo đúng.
4.6. Vấn đề 6: Đèn báo ổ đĩa mềm sáng liên tục
Bình thường sau khi bật máy, đèn báo ổ đĩa mềm chỉ sáng lên một lần rồi
tắt ngay. Nếu như đèn báo sáng liên tục là do cáp FDD cắm sai hướng. Hãy cắm
sang hướng khác.
4.7. Vấn đề 7: PC hoạt động bình thường nhưng đèn Monitor không sáng.
Có lẽ bạn chưa nối dây nguồn monitor (vào ổ cắm hoặc nối vào case)
hoặc chưa bật công tắc (nút Power) hoặc đã bị hỏng.
4.8. Vấn đề 8: PC hoạt động, monitor có màu xanh khởi động thành công
nhưng màn hình không hiển thị hay hiển thị nhưng màu bị nhòe.
Cáp truyền dữ liệu của monitor nối vào Video card bị lỏng hoặc các chân
chắm bị lệch. Dùng kìm sửa lại các chân bị lệch và cắm lại chắc chắn. nếu có
chân cắm nào đó cị gẫy thì phải thay bằng một dây cáp khác.
4.9. Vấn đề 9: Trang đầu tiên của màn hình không hiển thị thông tin về các ổ
đĩa CD-ROM…sau đó khởi động thành công.
Cáp IDE hoặc cáp nguồn chưa được nối chắc chắn vào ổ đĩa. Hãy gắn lại
chặt hơn.
4.10. Khởi động thành công nhưng PC không phát ra một tiếng bip nào cả.
Rõ ràng nguyên nhân chính là so loa của PC gây ra. Hãy kiểm tra dây cắm
của loa, nếu vần chưa được thì phải thay loa mới.
Chú ý
- Trên đây là những lỗi thông thường gặp ở phần cứng, ta còn gặp những
lỗi ở phần mềm trong qua trình sử dụng máy, hay trong qua trình cài đặt. tuy
nhiên, trong quá trình POST và BOOT máy bạn không gặp một lỗi nào ở phần
cứng nhưng lỗi xuất hiện khi sử dụng phần mềm, có khi lại do thiết bị phần cứng
hoạt động nhưng lại bị xung đột hoặc không đáp ứng hết nhiệm vụ của nó.
- Các sự cố trên là thường gặp nhất. Dần dần bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm
hơn khi va chạm với nhiều loại máy gặp phải sự cố khi khởi động. Thế nhưng
nhìn chung các bộ phận gây nên sự cố khi khởi động là: bộ nguồn, mainboard,
CPU, RAM, Video card, các đĩa và bàn phím.

85
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1- Điều kiện thực hiện
1.1- Dụng cụ - Thiết bị:
- Case máy tính; nguồn máy tính ATX ; Bo mạch chính (Mainboard);
CPU; RAM; Màn hình CRT và LCD; Bàn phím ; Chuột máy tính; Ổ đĩa cứng
cổng IDE và SATA; Ổ đĩa CD/DVD cổng IDE và SATA; Card VGA; Card
sound; Máy in lazer; Cap IDE, cáp SATA.
- Tuốc nơ vít, keo tản nhiệt.
1.2 - Các điều kiện khác
Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu prorector
đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính, đĩa Hiren's BootCD.
2. Trình tự thực hiện
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
1 Lựa chọn thiết bị
chính trước khi lắp
ráp máy PC:
- Vỏ máy - Học sinh lựa
- Bộ nguồn chọn được thiết
- Bo mạch chính bị để cấu thành
(Mainboard) một máy PC
- Bộ xử lý (CPU)
- RAM
- Ổ đĩa cứng
- Ổ đĩa CD/DVD
- Màn hình (Monitor)
- Bàn phím
(Keyboard)
- Chuột (Mouse)
- VGA card, Sound
card , card net (nếu
main chưa tích hợp)

86
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
2 Kiểm tra thiết bị

- Học sinh sử
- Kiểm tra bộ nguồn dụng được thiết
bằng (Thiết bị Power bị Power Supply
Supply Tester và nối Tester để đô các
tắt) chân cắm bộ
nguồn.

- Học sinh nối


tắt được 2
đường tín hiệu
14 và 15 để
kiểm tra nguồn.

- Kiểm tra mainboard


bằng Card test - Học sinh sử
mainboard dụng được Card
test mainboard
cũng như biết
cách đọc mã lỗi
của thiết bị

- Kiểm tra ổ cứng


dùng công cụ Hard - Học sinh sử
Disk Tools của đĩa dụng được phần
Hiren's BootCD mềm Hard Disk
Tools

87
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
- Kiểm tra bàn phím
bằng phần mềm - Học sinh sử
Keyboard Test dụng được phần
mềm Keyboard
Test

- Kiểm tra màn hình


bằng phần mềm - Học sinh sử
MonitorTest dụng được phần
mềm để kiểm tra
được mầu cơ
bản, tính tương
phản, …của màn
- Kiểm tra Ram bằng hình
phần mềm
GoldMemory hoặc - Học sinh sử
Memtest dụng được phần
mềm
GoldMemory
hoặc Memtest
để kiểm tra Ram
3 Qui trình lắp ráp máy
vi tính - Học sinh lắp
được các thiết bị
Bước 1: chuẩn bị đủ thành một máy
các cấu kiện để lắp tính hoàn chỉnh
máy

Bước 2: Gắn CPU


vào mainboard

88
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
Bước 3: Gắn quạt tản
nhiệt cho CPU

Bước 4: Gắn RAM


vào mainboard

Bước 5: Chuẩn bị lắp


main vào thùng máy

Bước 6: Lắp main


vào thùng máy

89
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
Bước 7: Lắp ổ cứng
Bước 8: Lắp ổ
CD/DVD-ROM

Bước 9: Gắn các card


mở rộng ( nếu có)

Bước 10: - Lắp các


dây nối đèn Led,
phím Reset, Power
on, speaker, Usb

Bước 11: Đấu nối các


thiết bị ngoại vi

4 Giải quyết lỗi khi lắp - Khắc phục


ráp ( 8 lỗi cơ bản) được những lỗi
cơ bản khi lắp
ráp

Câu 1: Truy cập trang Web bất kỳ, tìm hiểu chức năng và thông số kỹ
thuật của các thiết bị cần cho một máy tính PC.
Câu 2: Truy cập trang Web bất kỳ, tìm tất cả các thiết bị và giá của các
thiết bị để lắp ráp một máy tính PC.
90
Câu 3: Chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết để lắp một máy tính PC.
Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh một thùng máy PC. Kết nối thùng CPU với các
thiết bị ngoại vị như: Chuột, bàn phím, màn hình. Test lại máy tính. (Main G31).
Câu 4: Chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết để lắp một máy tính PC.
Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh một thùng máy PC. Kết nối thùng CPU với các
thiết bị ngoại vị như: Chuột, bàn phím, màn hình. Test lại máy tính. (Main H61).
Câu 5: Chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết để lắp một máy tính PC.
Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh một thùng máy PC. Kết nối thùng CPU với các
thiết bị ngoại vị như: Chuột, bàn phím, màn hình. Test lại máy tính. (Dòng
Dell).
Câu 6: Chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết để lắp một máy tính PC.
Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh một thùng máy PC. Kết nối thùng CPU với các
thiết bị ngoại vị như: Chuột, bàn phím, màn hình. Test lại máy tính. (Dòng HP).
Câu 7. Từ một máy tính PC hoàn chỉnh như câu 3, 4, 5, 6. Tiến hành tháo tất
cả các thiết bị, sau đó lắp ráp lại thành một máy tính PC hoàn chỉnh.

91
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC TRÌNH ĐIỀU
Mã chương: MH15-02
Giới thiệu:
Sau khi hoàn tất lắp ráp máy và những phần vỏ bọc của nó lại như cũ
(cũng không làm hư hại chúng), Cài đặt Windows là một trong kỹ năng không
thể thiếu với người dùng máy tính, nhưng không phải ai cũng biết cách cài
windows từ ổ cứng mà không cần sử dụng USB hay đĩa CD nhưng hiệu quả
tương tự như khi dùng đĩa CD và USB: xóa hoàn toàn windows cũ, format và
phân chia ổ đĩa dễ dàng
Mục tiêu:
- Mô tả được các thông tin chính của CMOS.
- Thiết lập được các thông số CMOS theo đúng yêu cầu.
- Mô tả được các phân vùng của ổ cứng.
- Trình bày được quá trình cài đặt một hệ điều hành.
- Cài đặt được hệ điều hành và các trình điều khiển thiết bị.
- Giải quyết được các sự cố thường gặp.
- Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.
- Tự tin khi sửa chữa máy tính
1. Thiết lập thông số CMOS
Mục tiêu:
Trình bày các thông tin chính của CMOS
Thiết lập các thông số theo đúng yêu cầu
Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
1.1. Giới thiệu BIOS, CMOS
Một số người nhầm lẫn giữa BIOS và CMOS trong hệ thống. thực ra
chúng là hai phần hoàn toàn cách biệt nhau.
1.1.1. Giới thiệu về BIOS
BIOS (Basic Input Output System - Hệ thống vào ra cơ sở) là một chương
trình khá nhỏ cung cấp một giao tiếp đã được chuẩn hoá giữa mọi thành phần
phần cứng máy tính với hệ điều hành. Chương trình này được viết và nạp vào bộ

92
nhớ ROM bởi các hãng sản xuất: Phoenix Technologies Ltd., Award Software
hay American Megatrends Inc…(AMI). Khi không có nguồn nuôi do tắt nguồn
máy tính hay mất điện đột ngột, mọi dữ liệu trong ROM vẫn được giữ nguyên.
ROM chứa chương trình BIOS được gọi là ROM BIOS. ROM BIOS được
gắn trên mainboard và là thành phần quan trọng không thể thiếu được trong máy
tính.

Hình 3.1 ROM-BIOS


Phần sau đây sẽ trình bày tầm quan trọng của BIOS:
1.1.1.1. Các chương trình trong ROM BIOS :
BIOS gồm nhiều chương trình con:
Chương trình POST (Power On Self Test)
Chương trình điều khiển các thiết bị vào/ra
Chương trình BIOS Setup
Chương trình Mồi (Boot Strap Loader)
Các chương trình hỗ trợ hoạt động của máy tính.
1.1.1.2. BIOS làm việc như thế nào?
Quá trình khởi động máy tính chỉ thực hiện trong thời gian rất ngắn,
nhưng bên trong máy tính là hàng loạt chuỗi các thao tác phức tạp, có thể tóm
tắt như sau:
* Khi khởi động máy tính, BIOS sẽ là chương trình đầu tiên được thực
thi. Trước hết, chương trình POST sẽ tự kiểm tra các phần cứng của máy tính,
xác định những thiết bị ngoại vi nào được kết nối và hoạt động. Nếu có bất cứ sự
cố nào, nó sẽ thông báo bằng những tiếng bip hoặc hiện thông báo lỗi trên màn
hình. Nếu không có vấn đề gì, sau khi cung cấp tài nguyên hệ thống cho các
phần cứng, các thông tin về cấu hình máy sẽ được hiện thị trên màn hình. Cuối
cùng, nó tìm kiếm và nạp hệ điều hành từ đĩa cứng (hay đĩa khởi động) vào bộ

93
nhớ RAM của máy tính và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Quá trình
khởi động kết thúc khi màn hình xuất hiện :
- Dấu nhắc DOS (C:\> -) , nếu máy cài đặt hệ điều hành DOS
- Màn hình Desktop, nếu máy cài đặt hệ điều hành Windows
1.1.1.3. Quá trình POST
* Việc tìm hiểu quá trình POST là điều cần thiết. Bạn sẽ dễ dàng phát
hiện sự cố các phần cứng máy tính nếu bạn nắm vững các công việc của POST.
Sau đây là khái quát về quá trình POST :
- Khi bật nguồn, các thành phần trên máy tính được cấp điện từ nguồn
máy tính và bắt đầu hoạt động. Một tín hiệu điện theo đường dây dẫn đến CPU
để xoá các thanh ghi đồng thời thiết lập thanh ghi IP (Thanh ghi con trỏ lệnh –
Instruction pointer) về giá trị F000 ( máy AT) hoặc E000 (máy ATX). Giá trị
này chính là địa chỉ chứa lệnh đầu tiên của chương trình POST trong ROM
BIOS. CPU dùng địa chỉ này để tìm và chạy chương trình POST.
- Chương trình POST sẽ kiểm tra hoạt động của:
CPU : Nếu CPU hoặc bộ tạo xung nhịp bị lỗi, thì công việc tiếp theo của
POST sẽ chấm dứt.
BIOS: POST kiểm tra BIOS, tính toán và đưa ra kết quả tổng
(Checksum), nếu không phù hợp với giá trị Checksum của hãng sản xuất thì
ROM BIOS bị lỗi và một thông báo lỗi được tạo ra.
CMOS: Lỗi xảy ra do CMOS hỏng hoặc pin nuôi CMOS yếu.
- Kiểm tra hoạt động của các bus , các thành phần khác (Chipset, DMA,
bộ điều khiển ngắt ….) trên mainboard.
- Kiểm tra mạch điện, bộ nhớ RAM trong mạch điều khiển màn hình
(Video card hay Display Adapter). Lúc này những thông tin đầu tiên về Video
card xuất hiện trên màn hình.
- Kiểm tra dung lượng và hoạt động đọc/ ghi của bộ nhớ chính. Dung
lượng bộ nhớ được kiểm tra sẽ hiển thị lần lượt trên màn hình, nếu RAM tốt,
dung lượng RAM sẽ được hiển thị rõ ràng trên màn hình. Nếu RAM không đúng
với yêu cầu của mainboard, module RAM hoặc khe cắm RAM bị lỗi, …màn
hình có thông báo lỗi hoặc có tiếng kêu bip đặc trưng.
- Kiểm tra bộ điều khiển bàn phím và khởi động bàn phím. Màn hình xuất
hiện thông báo lỗi - nếu không có bàn phím hoặc lỗi bàn phím.

94
- Thực hiện kiểm tra các thiết bị : ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, cổng nối tiếp,
cổng song song, chuột, …. Khi có lỗi xảy ra, thông báo lỗi tương ứng sẽ được
hiển thị. Hình 3.10. là màn hình hiển thị thông tin về quá trình POST.
- Nếu kết quả kiểm tra phần cứng của POST không phù hợp với các thông
số được ghi trong CMOS Setup (có nghĩa là giá trị Checksum là đúng) thì trên
màn hình sẽ hiển thị thông báo lỗi. Nếu đúng, POST sẽ cung cấp những thông
tin cấu hình đã ghi trong CMOS trên màn hình. (Hình 3.1)

Hình 3.1 Những thông tin về quá trình POST được hiển thị trên màn hình

- Để kết thúc quá trình POST, POST trao quyền điều khiển lại cho chương
trình con phục vụ ngắt INT19 – thường gọi là chương trình Boot-Strap – Loader
(chương trình mồi). Chương trình này có nhiệm vụ tìm kiếm và nạp hệ điều
hành từ đĩa vào bộ nhớ, nếu không tìm thấy, chương trình sẽ thông báo lỗi trên
màn hình.

Hình 3.2 Thông tin cấu hình hệ thống

95
1.1.1.4. Các BIOS trên máy tính
Một vấn đề đặt ra là nếu bổ sung thêm một số thành phần phần cứngkhác
vào hệ thống máy tính, BIOS hệ thống liệu có nhận biết được không? Cácnhà
thiết kế máy tính đã biết phòng xa với ý tưởng không nên giới hạn BIOStrên
mainboard, mà phải bao gồm cả BIOS phục vụ cục bộ cho từng thiêt bị hoặctrên
vỉ mạch mở rộng và chúng trở thành một phần của BIOS hệ thống mà hệđiều
hành sử dụng để giao tiếp với thiết bị ngoại vi. Các BIOS khác có thể baogồm:
BIOS trên Card màn hình
BIOS trên mạch điều khiển đĩa cứng, mềm,CD
BIOS trên Card mạng
BIOS Card MODEM
………….
1.1.2. Giới thiệu về CMOS
CMOS viết tắt từ Complementary Metaloxide Semiconductor - chất
bán dẫn oxit metal bổ sung, một công nghệ tốn ít năng lượng.
CMOS là chất làm nên ROM trên mainboard, ROM chứa BIOS (Basic
Input/Output System) hệ thống các lệnh nhập xuất cơ bản để kiểm tra phần
cứng, nạp hệ điều hành khởi động máy.
- Một số thông tin lưu trong CMOS có thể thiết lập theo ý người sử dụng,
những thiết lập này được lưu giữ nhờ pin CMOS, nếu hết pin sẽ trả về những
thiết lập mặc định.
- Như vậy, cái mà người ta thường gọi là CMOS thực ra là một loại chíp
nhớ, còn CMOS chỉ là tên một công nghệ chế tạo ra chip nhớ đó. Tên đúng của
chíp này là RTC/NVRAM còn gọi là CMOS RAM.
1.2. Đăng nhập vào CMOS
- Thao tác để vào BIOS Setup tùy theo mỗi loại BIOS của các hãng sản
xuất trên mainboard nên sẽ khác nhau, ta sẽ ấn các phím quy định trong quá
trình POST để vào:
- Khi bật máy tính, màn hình hiển thị trang thứ nhất và nhìn xuống dòng
chữ cuối trang “Press Del to enter Setup” nghĩa là “Nhấn phím DEL để thiết
lập”. Thường các Mainboard bán rời ở Việt Nam thì nhấn phím Del để vào
CMOS Setup, nhưng có một số khác thì nhấn phím F1, F2, Ctrl + Esc, ... F10.

96
- Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE.
Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.
- Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi
động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup.
- Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có
dòng chữ hướng dẫn F2: Setup.
Ở đây để làm ví dụ minh họa, ta sử dụng Mainboard gắn BIOS nhãn
hiệu Award là một loại BIOS thông dụng nhất.
Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy bạn sẽ
thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS.
Lưu ý! Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ
phím Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì bạn mới vào được CMOS.

Hình 3.3 Màn hình khởi động


Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài
chức năng đối với các nhà sản xuất khác nhau).

97
Trang MAIN MENU chứa các trang xác lập, chúng ta sẽ vào các trang
này để xem và thay đổi các xác lập.
Để có thể thay đổi xác lập, trước tiên mời bạn tham khảo chức năng của
các phím trong các trang thiết lập BIOS:
- Các phím mũi tên: di chuyển vệt sáng đến các trang hoặc các mục (chọn
lựa) muốn thiết lập.
- Phím Enter: xem nội dung trang có vệt sáng.
- Phím Page Up/Page Down (Hoặc phím +/-): thay đổi nội dung (xác lập)
của mục hiện hành.
- Phím ESC: thoát ra trang hiện tại và trở về trang menu chính.
- Phím F1: hiển thị thông tin trợ giúp.
- Phím F5: trở lại giá trị vừa qua.
- Phím F6: Nhập theo xác lập mặc định của BIOS.
- Phím F10: lưu các xác lập sau khi thoát khởi xác lập BIOS.
- Phím Shift + F2: điều chỉnh màu của trang hiện hành.
Số lượng các phím có thể thay đổi theo mỗi trang xác lập. bạn có thể tìm
hiểu chức năng của chúng qua các hướng dẫn ghi ở cuối trang hiện hành.
Sau đây ta đi vào thiết lập từng trang của BIOS Setup
1.3. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup)

98
- Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống
- Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.
- Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.
- Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.
- Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.
- Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện
đang dùng 1.44M 3.5 Inch.
- Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not
Installed
Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các
ổ này chưa hoạt động được, bạn phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và
nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên
1 dây chưa.
1.4. Setup các thành phần nâng cao (Advanced CMOS Setup)

- First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm ổ đĩa đầu tiên khởi động
máy.
- Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ
nhất.

99
- Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ
kia.
Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là
CD-ROM để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.
- Swap Floppy Drive:
Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần
khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O.
- Security Option: Mục này dùng để giới hạn việc sử dụng hệ
thống và Bios Setup.
+ Setup: Giới hạn việc thay đổi Bios Setup, mỗi khi muốn
vào Bios Setup bạn phải đánh đúng mật khẩu đã quy định trước.
+ System hay Always: Giới hạn việc sử dụng máy. Mỗi khi
mở máy, Bios luôn luôn hỏi mật khẩu, nếu không biết mật khẩu Bios sẽ không
cho phép sử dụng máy.
1.5. Setup các thành phần thiết bị ngoại vi tích hợp (Integrated Peripherals)
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép bạn cho phép sử
dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM,
cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu
hóa.
1.6. LOAD FAIL – SAFE DEFAULTS
- Trang này cho phép nhập xác lập theo các giá trị mặc định của BIOS
theo chế độ An toàn – Sự cố thích hợp với tất cả các mục của trang CMOS
Setup Utility. Nhờ vậy ta giảm thời gian khi phải thực hiện thiết lập BIOS một
cách thủ công. Tuy nhiên, gán giá trị này cho BIOS thì sẽ không tối ưu cho hệ
thống hoạt động.
- Khi nhấn Enter để vào trang này, ta nhấn phím B và Enter để không
nhập các xác lập theo mặc định của BIOS. Ngược lại, nhấn phím Y và Enter nếu
muốn nhập các xác lập theo mặc định.
1.7. LOAD OPTIMIZED DEFAULTS
- Trang này cho phép nhập xác lập theo các giá trị mặc định của BIOS.
Đây là các giá trị được xác lập hỗ trợ hệ tống tối ưu nhất.

100
- Tương tự, khi nhấn phíem Enter để vào trang này, nhấn phím N và Enter
để không nhập các xác lập theo mặc định. Nhấn phéim Y nếu muốn nhập các
xác lập theo mặc định hoặc có thể nhấn F7.
1.8. SET SUPERVISOR PASSWORD AND USER PASSWORD
Chức năng của hai trang này tương tự nhau. Ta xác lập mật khẩu để bảo
mật máy tính. Khi mật khẩu được xác lập thì khi bật máy thì có hộp thoại yêu
cầu nhập mật khẩu để khởi động máy hoặc vào BIOS Setup. Nếu ta quên mật
khẩu, có thể tháo pin CMOS hoặc với những mainboard đời mới sau này là
chuyển jumper BIOS sang chế độ Clear CMOS (xem phần Mainboard).
- Cách gán mật khẩu
+ Trên trang Main Menu chọn SUPERVISOR hoặc USER PASSWORD
và nhấn phím Enter.
+ Màn hình sẽ hiển thị hộp thông báo để ta gõ Password “Enter
password”.
+ Sau khi gõ Password và nhấn Enter. Màn hình sẽ hiện thông báo để ta
xác nhận lại Password. Ta phải gõ lại chính xác Password đã gõ lần trước để xác
nhận. Gõ xong nhấn phím Enter để hoàn tất cài đặt Password “Confirm
Password”.
+ Khi đã cài Password ta nhớ quay lại BIOS FEATURE SETUP và
+ vào mục Secutiry Option để xác lập chế độ hoạt động của Password.
- Gỡ bỏ password
+ Nhấn Enter để vào SUPERVISOR/ USER PASSWORD, màn hình
cũng hiện lên thông báo yêuc ầu gõ Password “Enter Password”
+ Đừng gõ phím nào cả mày hãy gõ phím Enter để xóa bỏ Password.
+ Màn hình sẽ hiển thị thông điệp “Password Disable” . Nhấn phím Enter
để hoàn thành tác vụ.
1.9. SAVE & EXIT SETUP
Khi tiến hành xong các xác lập BIOS, ta phải lưu chúng lại trong CMOS
+ Nhấn phím Enter tại mục này trên MAIN MENU
+ Màn hình sẽ hiển thị thông báo “ SAVE to CMOS and EXIT (Y/N)?
+ Bấm phím Y và nhấn enter để xác nhận lưu hoặc có thể bấm F10 để xác
nhận lưu và thoát khỏi CMOS
101
1.10. EXIT WITHOUT SAVING
Để thoát khỏi xác lập BIOS mà không lưu bất kỳ một thay đổi nào, ta vào
mục này ở MAIN MENU và bấm phím Y để thoát ra khỏi xác lập BIOS. Ngoài
ra , có thể bấm phím ESC ở MAIN MENU để thực hiện nhanh tác vụ thoát mà
không lưu.

2. Cài đặt hệ điều hành và các trình điều


Mục tiêu:
Trình bày được các phân vùng của ổ cứng
- Cài đặt một hệ điều hành, các trình điều khiển thiết bị
- Giải quyết được các sự cố thường gặp
- Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
2.1. Chuẩn bị
- Đĩa CD hoặc USB có hệ điều hành Win XP, Win7, Win8,...
- Phần mềm: Ultraiso premium, Virtual PC hoặc Vmware workstation,...
- Đĩa CD hoặc USB boot.
2.2. Phân vùng đĩa cứng (Partition)
Mục tiêu:
- Trình bày được cách phân vùng đĩa cứng
2.2.1. Khái niệm phân vùng
+ Ổ đĩa cứng, HDD: Là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên máy tính. Đây là
bộ phận phần cứng rất quan trọng của máy tính, nó quyết định rất nhiều đến tốc
độ và hiệu suất sử dụng của máy tính.
+ Partition (phân vùng) : Đây là một thuật ngữ phần mềm, nói đến một
vùng không gian chứa dữ liệu xác định trên ổ đĩa cứng. Chúng ta có 2 lại phân
vùng đó là Primary và Extended.
Primary (phân vùng chính): Có khả năng Boot.
Extended (phân vùng mở rộng): Bạn có thể chia nhỏ thành các phân vùng
Logical để chứa dữ liệu, và phân vùng này không có khả năng Boot.
+ Định dạng: Chúng ta có 2 định dạng ổ cứng đó chính là MBR và GPT.

102
Định dạng MBR (Master Boot Record): Đây là định dạng rất phổ biến hiện nay,
bởi nó thông dụng và dễ dùng nhưng hiệu suất lại hơi kém.
Định dạng GPT (GUID Partition Table): Định dạng này khó sử dụng hơn
nhưng nó được tối ưu rất tốt và hiệu suất làm việc tuyệt vời. Và định dạng
GPT đang dần thay thế cho định dạng MBR cũ kỹ kia.
+ File System (Định dạng phân vùng): Chúng ta có các định dạng phân
vùng phổ biến như: FAT, FAT32 và NTFS.
FAT (hay còn gọi là Fat16), FAT32: Định dạng này được phát triển và sử
dụng từ thời MS-Dos và Win 9x. Ngày nay định dạng FAT vẫn được sử dụng
cho các thiết bị như USB, thẻ nhớ, ổ cứng rời.. Nhược điểm của định dạng này
là tính bảo mật rất kém do không hỗ trợ phân quyền. Định dạng FAT hỗ trợ
phân vùng có dung lượng max là 2GB, còn định dạng FAT32 thì khá hơn một
chút đó là có thể hỗ trợ phân vùng Max là 2TB (2000GB) và dung lượng lưu trữ
tập tin tối đa là 4GB.
NTFS: Được hỗ trợ từ Windows 2000 với ưu điểm vượt trội hơn hẳn so
với định dạng FAT, FAT32, có khả năng chịu lỗi cao, hỗ trợ mã hóa, phân
quyền tới từng tập tin. Và đặc biệt bạn có thể lưu trữ dữ liệu với kích thước tập
tin không giới hạn, chính vì những ưu điểm nổi trội này mà mình khuyến khích
các bạn nên sử dụng định dạng này cho ổ đĩa cứng của mình.
Kinh nghiệm phân vùng ổ cứng để máy tính hoạt động ổn định nhất
Các bạn không nên chia ổ cứng ra nhiều phân vùng quá, chia đủ dùng
thôi để tránh bị lãng phí dung lượng cho việc quản lý phân vùng. Nếu ổ cứng
bạn có > 1 TB thì nên chia tầm 4 phân vùng là đẹp, ngược lại nếu nhỏ hơn thì
nên chia ra làm 3 phân vùng thôi.
Bạn nên chia phân vùng chứa hệ điều hành nhiều một chút, thông
thường nên để từ 60 GB > 100 GB là đẹp. Đó là đối với người dùng phổ thông,
nói chung là bạn cứ tính toán thế nào để sau khi cài hết các phần mềm cần thiết
rồi mà vẫn dư ra khoảng một nửa dung lượng đã chia. Điều này giúp máy tính
chạy nhanh và ổn định hơn nhiều so với việc bạn để Full ổ chứa hệ điều hành.
Phân vùng chứa hệ điều hành thì bạn phải để là Primary, nếu như
bạn cài 2 hệ điều hành song song thì phân vùng nào được set active thì phân
vùng đó sẽ được ưu tiên khởi động trước.
Phân vùng chứa dữ liệu thì bạn nên để là Logical.

103
Phân vùng ổ cứng thì bạn nên để định dạng là NTFS thay vì FAT32 để
ít bị lỗi và có thể lưu được các file có dung lượng > 4GB nhé.
2.2.2. Phân vùng ổ đĩa
2.2.2.1. Sử dụng trong môi trường Windows.
Có nghĩa là bạn có thể sử dụng trực tiếp trên Windows, bạn tải phần mềm
về và cài đặt vào máy tính sau đó sử dụng các tính năng của nó như hướng dẫn
phía dưới.
Lưu ý: Nếu như bạn thao tác trực tiếp trên môi trường Windows thì hãy
tắt tất cả các ứng dụng, phần mềm đang chạy đi trước khi làm nhé.
2.2.2.2. Sử dụng ngoài môi trường Windows (thường dùng)
Tức là bạn sử dụng trong môi trường Dos hoặc WinPE (xem cách vào
Mini Windows ).. , cách này thì chúng ta sử dụng nhiều hơn vì thường thì khi
máy tính bị lỗi hoặc bạn có nhu cầu cài đặt Windows hay ghost Windows thì
mới sử dụng đến nó.
Và trong bất cứ một công cụ cứu hộ máy tính nào, từ đơn giản đến phức tạp thì
đều chứa phần mềm Partition Winzard nên bạn có thể yên tâm mà sử dụng.
Tips: Nếu bạn muốn đơn giản thì hãy làm theo bài hướng dẫn tạo usb
boot cứu hộ đa năng hoặc Usb boot 1 click
Update: Nếu như bạn muốn sử dụng bản Partition Winzard mới (bản
10.xx), thì hãy sử dụng bản Boot cứu hộ chuyên nghiệp này nhé ” 1 click tạo usb
boot đa năng ” .

104
Vùng (1): Phần này chỉ sáng lên khi bạn thực hiện thay đổi các phân vùng
ví dụ như Format phân vùng, Create phân vùng, resize lại phân vùng… Và chỉ
khi bạn nhấn Apply thì mới có hiệu lực.
Vùng (2): Thanh Toolbar, cái này ít dùng đến vì những tính năng này đều
có khi bạn nhấn chuột phải vào vùng (3) rồi.
Vùng (3): Hiển thị tất cả các phân vùng trên ổ cứng của bạn, bạn có thể
nhấn chuột phải vào từng phân vùng để sử dụng các tính năng của nó.
Vùng (4): List phân vùng trên ổ cứng, giống với vùng (3), nhưng hiển thị
dưới dạng cây.
Vùng (5): Đã chú thích trên hình minh họa rồi đó.
Chia ổ cứng
Đã có một bài viết hướng dẫn rất chi tiết về việc sử dụng Partition
Winzard để chia ổ cứng rồi, bạn có thể xem tại đây.
Thay đổi kích thước phân vùng
Ví dụ bạn có một phân vùng có dung lượng khá lớn và bạn muốn chia nhỏ
nó ra thành 2 hay nhiều phân vùng nữa thì bạn làm như sau:
Nhấn chuột phải vào phân vùng mà bạn muốn chia.

105
Chọn Move/Resize để thay đổi kích thước phân vùng

Một cửa sổ mới sẽ hiện ra, bạn chỉ cần đặt con trở chuột vào vị trí như hình (1),
và kéo từ phải qua trái, sau đó nhấn OK để đồng ý.

Các bạn lưu ý là chỉ khi bạn nhấn vào nút Apply thì những thao tác bạn
vừa làm mới có tác dụng nhé. Và sau mỗi hành động thì bạn nên
nhấn Apply luôn, không nên để dồn sẽ dễ gây lỗi.

Tạo phân vùng mới

106
OK, lúc này phân vùng ổ cứng bạn vừa chia sẻ được chia là 2. Và có một
phân vùn là Unallocated (tức là chưa được định dạng), bây giờ bạn hãy nhấn
phải chuột vào phân vùng đó và chọn Create để phân vùng đó có thể hoạt động
được.

Một cửa sổ mới xuất hiện như hình bên dưới, bạn nhập tên vào Partition
Label cho phân vùng mới, và bạn có thể thay đổi kiểu phân vùng Create
As (Logical hoặc Primary), nếu không phải là phân vùng chứa hệ điều hành thì
để nguyên cũng được. Chi tiết…..
Partition Label: Đặt tên cho phân vùng.
Create As: Logical hoặc Primary
File System: Định dạng phân vùng, khuyến khích để NTFS.
Drive Letter: Ký hiệu phân vùng (ví dụ C, D, E..)
Cluster Size: Mặc định (Default).
Nhấn OK và đừng quên nhấn Apply nhé.

107
Xong rồi, như vậy là bạn có thể thấy là ổ cứng của mình đã được chia làm
3 phân vùng rồi đó.

Gộp/ Ghép phân vùng


Bây giờ bạn lại muốn gộp và ghép phân vùng F vào D thì làm thế nào?
Hoặc là cắt một ít dung lượng của phân vùng F ghép vào phân vùng D thì làm
thế nào?
+ Lấy một phần dung lượng của ổ F cho ổ D
Để làm được việc này bạn làm như sau: Nhấn phải chuột vào phân vùng
ổ F và chọn Move/Resize.

108
Một cửa sổ mới hiện ra bạn làm như hình dưới đây. Sau đó nhấn OK và
nhấn Apply để hành động của bạn có hiệu lực.

Như bạn thấy trong hình bên dưới thì ổ đĩa cứng đã xuất hiện một phân
vùng (Unallocated) mà chúng ta vừa cắt ở ổ F ra đúng không?
Giờ thì bạn hãy nhấn vào phân vùng cần nới rộng (tăng kích thước), và
trong ví dụ này của mình thì phân vùng đang cần nới rộng là ổ D, bạn hãy nhấn
chuột phải vào phân vùng ổ D và chọn Move/Resize.

Một cửa sổ mới hiện ra, bạn hãy kéo từ phải sang trái, kéo đến sát mép
nhé. Và nhấn OK => Apply để thực hiện dồn ổ.

109
Và đây là kết quả sau khi mình vừa thực hiện lấy một phần dung lượng
cửa ổ F sang ổ D đó. Dung lượng ổ D đã tăng từ 3.2 lên 5.1 GB rồi nhé.

+ Ghép toàn bộ ổ F vào ổ D


Các bạn lưu ý là để ghép toàn bộ một ổ vào một ổ khác, ví dụ ở đây là
ghéo toàn bộ ổ F vào ổ D thì ổ F của bạn phải ở định dạng Unallocated nhé, tức
là bạn phải Delete phân vùng ổ F trước khi sát nhập vào ổ D.
Lưu ý: Bạn nên copy hết dữ liệu ở ổ F sang ổ khác vì khi bạn Delete phân
vùng thì sẽ bị mất hết dữ liệu có trong phân vùng đó.
Thực hiện: Nhấn chuột phải vào phân vùng ổ cứng cần gộp, ở đây là ổ F và
chọn Delete.

110
Có thể làm hoàn toàn tương tự như cách phía trên “Lấy một phần dung
lượng của ổ F cho ổ D”. Tức là nhấn chuột phải vào phân vùng ổ D và
chọn Move/Resize…..
Kết quả đây, phân vùng ổ F đã được gộp vào phân vùng ổ D.

Gộp 2 phân vùng không mất dữ liệu


Note: 2 phân vùng muốn gộp/ sát nhập phải nằm cạnh nhau nhé.
Trong ví dụ này mình muốn sát nhập phân vùng F vào phân vùng D thì
bạn làm như sau, thực hiện:
Nhấn chuột phải vào phân vùng cần sát nhập và chộn Merge

Tiếp theo bạn hãy chọn phân vùng mà mình cần gộp và nhấn Next

111
Giờ thì hãy nhấn vào phân vùng bạn muốn gộp và chọn Finish để kết
thúc. Nhấn Apply để thực hiện.

Kết quả:

Chuyển đổi định dạng phân vùng.


Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào phân vùng mà bạn muốn
chuyển đổi và chọn Convert NTFS to FAT hoặc Convert FAT to NTFS, cái này
thì tùy theo ổ cứng của bạn dang ở định dạng nào.

112
Xóa vĩnh viễn dữ liệu không thể phục hồi
Thật tuyệt vời là phần mềm Partition Winzard có hỗ trợ việc này, khi bạn
muốn bán ổ cứng hoặc cho máy tính thì việc xóa tất cả dữ liệu nhạy cảm đi là vô
cùng cấn thiết.
Bạn có thể sử dụng tính năng Wipe Partition để xóa bất kỳ một phân
vùng ổ cứng nào, và thậm chí là xóa toàn bộ ổ đĩa.
Thực hiện: Nhấn chuột phải vào phân vùng mà bạn muốn xóa dữ liệu
vĩnh viễn và chọn Wipe Partition

113
Cuối cùng bạn hãy chọn số lần ghi đè thích hợp và nhấn OK > Apply đê
thực hiện.

Kiểm tra lỗi ổ cứng/ phân vùng ổ cứng


+ Nhấn chuột phải vào ổ đĩa cứng và chọn Surface Test. Tiếp theo nhấn
vào Start Now để bắt đầu quá trình quét và xác định lỗi. Và bạn hãy đợi cho quá
trình quét hoàn tất nhé, các điểm hư hại sẽ được đánh dấu để hệ điều hành không
sử dụng đến nữa.
+ Kiểm tra và Fix lỗi phân vùng với Check File System. Bạn hãy nhấn
chuột phải vào phân vùng cần kiểm tra và chọn Check File System.
Tiếp theo, hộp thoại Check File System sẽ có 2 chế độ cho bạn lựa chọn:
Check only (Do not fix detected errors.) : Tức là chỉ kiểm trả nhưng
không fix lỗi.
Check & fix detected errors : Có nghĩa là kiểm tra và tự động fix lỗi
luôn
2.3. Cài đặt hệ điều hành
Mục tiêu:
- Cài đặt hệ điều hành
- Nhanh nhạy trong việc Hệ điều hành thỏa mãn nhu cầu sử dụng của
người dùng máy tính
2.3.1. Khái niệm hệ điều hành
Hệ điều hành là một chương trình hay một hệ chương trình hoạt động
giữa người sử dụng (user) và phần cứng của máy tính. Mục tiêu của hệ điều

114
hành là cung cấp một môi trường để người sử dụng có thể thi hành các chương
trình. Nó làm cho máy tính dể sử dụng hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
Hệ điều hành là một phần quan trọng của hầu hết các hệ thống máy tính.
Một hệ thống máy tính thường được chia làm bốn phần chính : phần cứng, hệ
điều hành, các chương trình ứng dụng và người sử dụng.
Phần cứng bao gồm CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập xuất, đây là những tài
nguyên của máy tính.
Chương trình ứng dụng như các chương trình dịch, hệ thống cơ sở dữ
liệu, các trò chơi, và các chương trình thương mại. Các chương trình này sử
dụng tài nguyên của máy tính để giải quyết các yêu cầu của người sử dụng.
Hệ điều hành điều khiển và phối hợp việc sử dụng phần cứng cho những
ứng dụng khác nhau của nhiều người sử dụng khác nhau. Hệ điều hành cung cấp
một môi trường mà các chương trình có thể làm việc hữu hiệu trên đó.

Hình 4.1 Mô hình trừu tượng của hệ thống máy tính


Hệ điều hành có thể được coi như là bộ phân phối tài nguyên của máy
tính. Nhiều tài nguyên của máy tính như thời gian sử dụng CPU, vùng bộ nhớ,
vùng lưu trữ tập tin, thiết bị nhập xuất v.v… được các chương trình yêu cầu để
giải quyết vấn đề. Hệ điều hành hoạt động như một bộ quản lý các tài nguyên và
phân phối chúng cho các chương trình và người sử dụng khi cần thiết. Do có rất
nhiều yêu cầu, hệ điều hành phải giải quyết vấn đề tranh chấp và phải quyết định
cấp phát tài nguyên cho những yêu cầu theo thứ tự nào để hoạt động của máy
tính là hiệu quả nhất. Một hệ điều hành cũng có thể được coi như là một chương
trình kiểm soát việc sử dụng máy tính, đặc biệt là các thiết bị nhập xuất.
Tuy nhiên, nhìn chung chưa có định nghĩa nào là hoàn hảo về hệ điều
hành. Hệ điều hành tồn tại để giải quyết các vấn đề sử dụng hệ thống máy tính.

115
Mục tiêu cơ bản của nó là giúp cho việc thi hành các chương trình dễ dàng hơn.
Mục tiêu thứ hai là hỗ trợ cho các thao tác trên hệ thống máy tính hiệu quả hơn.
Mục tiêu này đặc biệt quan trọng trong những hệ thống nhiều người dùng và
trong những hệ thống lớn(phần cứng + quy mô sử dụng). Tuy nhiên hai mục tiêu
này cũng có phần tương phản vì vậy lý thuyết về hệ điều hành tập trung vào việc
tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên của máy tính.
2.3.2. Cài đặt hệ điều hành
- Yêu cầu hệ thống:
+ Bộ xử lý CPU 1GHz trở lên.
+ Dung lượng Ram cho phiên bản 32 bit là 1 GB, cho 64 bit là 4Gb.
+ Dung lượng ổ đĩa cứng cho bản 32 bit tối thiểu là 16 GB hoặc 20
GB cho 64 bit.
+ Cạc đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
- Cài đặt hệ điều hành
Đầu tiên bạn cho đĩa DVD cài Win vào máy hoặc cắm USB cài Win vào
máy. Sau đó khởi động máy và ấn phím chọn Boot. Bạn sẽ thấy bảng chọn Boot
của máy bạn có dạng Legacy hoặc UEFI như sau:
Dạng Boot chuẩn Legacy

Dạng Boot theo chuẩn UEFI: Thường sẽ thấy có chữ UEFI ở đầu.

116
+ Bước 1: Khi máy bạn nhận được Boot từ đĩa DVD
hoặc từ USB thì nó sẽ load file cài đặt Win 7 như sau:

+ Bước 2: Bạn chờ nó load 1 lúc rồi nó sẽ hiện nên


hình cài đặt ban đầu như sau. Bạn chỉ cần giữ nguyên các lựa chọn và ấn Next.

117
+ Bước 3: Đến đây bạn click Install Now để bắt
đầu cài đặt mới Win 7.

+ Bước 4: Bước này là để bạn lựa chọn phiên bản Win


7 muốn cài. Bạn có thể chọn để cài Win 7 Pro hoặc Win 7 Starter, Win 7 Home
và Win 7 Ultimate. Sau khi chọn xong bạn ấn Next để sang bước tiếp.

118
+ Bước 5: Tick chọn I accept the license terms để
đồng ý các điều khoản và điều kiện của Microsoft sau đó ấn Next.

+ Bước 6: Ở bước này sẽ có 2 lựa chọn: Nếu bạn


muốn nâng cấp từ các phiên bản thấp hơn như Win XP lên Win 7 thì bạn
chọn Upgrade, còn để cài đặt Win 7 mới hoàn toàn thì chọn Custom
(Advanced). Ở đây chúng ta cài đặt mới Win 7 nên ấn chọn Custom
(Advanced).

119
+ Bước 7: Tại đây bạn chọn ổ đĩa cần cài đặt Win 7.
Bạn nhớ chọn ổ đĩa cài đặt hệ điều hành trước đó rồi ấn vào Drive options
(Advanced) và Format để làm sạch dữ liệu cũ. Nhớ chọn cho đúng tránh chọn
nhầm ổ khác sẽ mất hết dữ liệu.
=> Ngoài ra, bạn cần phải chọn phân vùng thuộc
loại Primary nếu không sẽ không cài được Win 7. Sau khi chọn xong ấn Next.

+ Bước 8: Đến đây thì Win bắt đầu cài đặt và công
việc của bạn là ngồi chờ đợi. Quá trình này nhanh hay chậm tùy thuộc vào cấu
hình máy của bạn. Máy tính của bạn sẽ tự động khởi động lại 1 vài lần bạn cứ kệ
nó chạy.
120
+ Bước 9: Ở đây bạn đặt tên người dùng trong
mụcType a user name và đặt tên cho máy tính trong mục Type a computer
name sau đó bấm Next.

+ Bước 10: Tại đây bạn có thể đặt mật khẩu truy cập
vào máy tính. Nếu cần đặt mật khẩu thì bạn nhập mật khẩu vào ô Type a
password và nhập lại vào ô Retype your password. Nếu không cần mật khẩu
thì bạn bỏ trống rồi click Next.

121
+ Bước 11: Đây là bước kích hoạt bản quyền cho Win
7. Nếu bạn có key kích hoạt Win 7 thì nhập vào và ấn Next, nếu không thì
ấn Skip để bỏ qua.

+ Bước 12: Bạn chọn Use recommended settings để


thiết lập tự động cập nhật Win 7 nhé. Nếu muốn để thiết lập sau thì bạn
chọn Ask me later nhé.

122
+ Bước 13: Thiết lập thời gian, ngày giờ cho máy tính.
Nhớ chọn đúng thời gian nhé để tránh sau này gặp 1 số lỗi. Phần Time zone bạn
chọn múi giờ của Việt Nam là (UTC +07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta sau đó
ấn Next.

+ Bước 14: Xong, bạn chờ 1 lúc rồi Windows sẽ hiện


ra màn hình Desktop.

2.3.3. Các sự cố thường gặp


2.3.3.1. Máy cứ đứng ở Starting Windows

123
- Khi bạn cài Windows xong, máy sẽ đứng là màn hình
Starting Windows mặc cho bạn chờ đợi. Nguyên nhân đó là do cài bằng bản
Windows 7 AIO, sẽ bị lỗi này.

- Cách khắc phục rất đơn giản đó là cài lại bằng bản
Windows chuẩn, tùy vào cấu hình mà bạn chọn bản 64bit hay 32bit.
2.3.3.2. Báo lỗi thiếu file
- Tình huống này sẽ có 2 nguyên nhân xảy ra, thứ nhất có thể
do bạn cài bằng đĩa DVD, đĩa lâu ngày bị trầy bề mặt nên bị lỗi. Nguyên nhân
thứ 2 là do bạn đang cắm USB vào cổng USB 3.0.

124
- Vì vậy cách khắc phục là bạn nên cài bằng bản Windows
boot qua USB và phải chú ý là gắn USB vào cổng USB 2.0
2.3.3.3. Không hiện lên ổ cứng
- Khi bạn tiến hành cài đặt tới bước chọn ổ cứng cài đặt thì không thấy
trống trơn, không thấy cái gì cả. Cái này bạn nên kiểm tra lại máy đang boot
theo chuẩn nào, thông thường máy đời mới boot chuẩn UEFI còn USB lại boot
theo Legacy nên không thấy ổ cứng.

- Cách khắc phục là bạn tạo USB boot theo cả 2 chuẩn


Legacy và UEFI để cài đặt.

125
2.3.3.4. Máy tính khởi động, có lên màn hình nhưng thông
báo không tìm thấy ổ đĩa khởi động , hoặc thông báo hệ thống đĩa bị hỏng.
DISK BOOT FAILURE, INSERT SYSTEM DISK AND PRESS ENTER
(Đĩa khởi động bị hỏng, cho đĩa hệ thống vào và bấm phím bất kỳ)

Nguyên nhân :
- Hỏng cáp tín hiệu của ổ cứng
- Cáp nguồn của ổ cứng không tiếp xúc
- Hỏng hệ điều hành trên ổ cứng
- Đấu sai Jumper trên ổ cứng
- Hỏng ổ cứng
Kiểm tra & Sửa chữa :
- Cắm lại cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng cho tiếp xúc tốt

Cáp ổ cứng
- Nếu máy có hai ổ cứng thì tạm thời tháo một ổ ra và thử lại
- Nếu để hai ổ cắm trên một dây cáp thì cần thiết lập một ổ là MS (Master
- ổ chính) và một ổ là SL (Slaver- ổ phụ)

126
Hai ổ cứng đấu chung cáp Vị trí thiết lập Jumper trên ổ
- Vào màn hình CMOS để kiểm tra xem máy đã nhận ổ cứng chưa ?
=> Khi khởi động bấm liên tiếp vào phím Delete để vào màn hình
CMOS .
- Bấm vào dòng Standard CMOS Feature xuất hiện như sau:

Ở trên cho thấy dòng IDE Channel 0 Master đã nhận được ổ Memorex
DVD +/-RW Tru] và dòng IDE Channel 2 Master đã nhận được ổ [WDC
WD800JD-00HKA0]
=> Nếu như tất cả các dòng trên đều báo [ None ] thì nghĩa là máy chưa
nhận được ổ cứng nào cả => Bạn cần kiểm tra cáp tín hiệu hoặc thay cáp rồi thử
lại => Nếu kết quả máy vẫn không nhận được ổ đĩa thì bạn cần thay ổ cứng mới.
=> Nếu máy đã nhận được ổ cứng như trên thì bạn hãy cài đặt lại hệ điều hành
cho máy.
2.3.3.5. Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so
với tốc độ thực.
Nguyên nhân :
- Hỏng quạt CPU
- Cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng tiếp xúc chập chờn

127
- Máy bị nhiễm Virus
- Lỗi hệ điều hành
- Ổ cứng bị Bad ở phân vùng chứa hệ điều hành .
Kiểm tra & Sửa chữa
- Kiểm tra xem quạt CPU có quay bình thường không ?

Nếu quạt CPU không quay thì máy sẽ bị treo sau khi chạy được vài phút
- Thay thử cáp tín hiệu của ổ cứng và làm vệ sinh chân cắm dây nguồn
lên ổ cứng rồi thử lại.

Nếu cáp tín hiệu của ổ cứng tiếp xúc chập chờn sẽ làm cho máy bị treo
- Sử dụng các phần mềm mới nhất để quét Virus cho máy, phần mềm
quét Virus cần phải cập nhật mới thường xuyên thì quét mới có hiệu quả.
- Cài lại hệ điều hành cho máy (xem lại phần cài đặt).
- Sau khi đã làm các biện pháp trên vẫn không được thì có thể ổ cứng bị
Bad, nếu ổ cứng Bad nặng thì khi cài hệ điều hành sẽ bị lỗi, nếu Bad nhẹ thì bạn
vẫn cài đặt bình thường nhưng khi sử dụng máy hay bị treo .
=> Kiểm tra ổ đĩa có Bad không bạn làm như sau:
+ Vào màn hình CMOS thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước
+ Cho đĩa Boot CD vào và khởi động máy từ đĩa Boot CD sẽ xuất hiện màn
hình sau:

128
A:\> Từ màn hình trên bạn gõ SCANDISK C : < Enter >
=> Đợi cho máy tự quét kiểm tra , bạn bấm Enter khi máy dừng lại sau đó
sẽ xuất hiện màn hình SCANDISK như sau :

Màn hình trên cho thấy trên ổ C có một số điểm bị Bad


( các vị trí có chữ B mầu đỏ là bị Bad " Đĩa hỏng " )
2.4. Cài đặt trình điều khiển (Driver)
2.4.1. Cài INF (Auto)
Theo các thế hệ máy tính hiện tại thì chế độ INF tự động thực hiện
khi ta test máy dể nhận dạng các Chipset.
2.4.2. Cài các trình điều khiển (Driver) cho các loại Card
Để tiến hành cài trình điều khiển ta tiến hành như sau:
- Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Properties
thì hộp thoại System Properties xuất hiện.
- Bước 2: Chọn thẻ Hardware và chọn nút lệnh Device Manager…

129
- Bước 3: Nhấp đúp vào Folder Ethernet Controller.
* Lưu ý: Các Driver nào chưa nhận dạng thì có dấu chấm thang màu vàng
trước tên thiết bị đó.

- Bước 4: Chọn thẻ Driver và chọn Update Driver

130
- Bước 5: Chọn Next

- Bước 6: Chọn mục Seach for suitable diver for device


(recommended) và chọn Next.

- Bước 7: Chọn đường dẫn chứa Driver và chọn Next

131
- Bước 8: Nếu như máy không nhận được thiết bị thì nó xuất hiện
hộp thoại thông báo lỗi như sau:

=> Nếu máy tính nhận dạng được thiết bị thì nó xuất hiện hộp thoại
xác lập yêu cầu ta có muốn cài đặt không. Ta chọn Yes và chọn Finish để kết
thúc.
Lưu ý: Chúng ta có thể sử dụng phần mềm để cài đặt Driver.
2.4.3. Các sự cố thường gặp
- Mất âm thanh
Đây là lỗi thường gặp nhất khi bạn cài lại Windows. Sở dĩ lỗi này
xảy ra nhiều hơn những lỗi khác là do các phiên bản cài đặt hệ điều hành
Windows chứa rất ít driver của card âm thanh nên nó không thể hoạt động được
ngay khi cài Windows. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy dùng đĩa driver
kèm theo lúc mua mainboard hoặc card âm thanh (nếu dùng card âm thanh rời)
để cài.
- Hình ảnh không sắc nét
Đối với những máy tính dùng card màn hình đời mới hoặc
của những nhà sản xuất ít tên tuổi chưa được Windows hỗ trợ, màu sắc hiển thị
trên màn hình sau khi cài xong Windows sẽ rất chán. Lúc đó, nếu bạn bấm chuột
phải lên chỗ trống trên màn hình nền desktop, chọn Properties rồi bấm
thẻ Settings thì sẽ thấy độ phân giải đang ở mức cao nhất nhưng lại dưới
800x600 pixel, đồng thời độ sâu màu sắc chỉ là 4 màu (4 color) hoặc 16 màu (16
color). Khi đó, cài driver cho card màn hình là một trong số những thao tác đầu
tiên của bạn ngay sau cài xong Windows.
- Xung đột driver

132
Máy tính của bạn vẫn hoạt động tốt và chưa thấy phát sinh lỗi nào.
Tuy nhiên, khi mở cửa sổ Device Manager, bạn thấy có dấu chấm than (!) màu
vàng nằm ngay tên của một hoặc một số thiết bị nào đó. Đây chính là hiện tượng
xung đột driver, hoặc cài sai driver nhưng chưa ở mức nguy hiểm để máy không
vào được Windows.
Bạn phải gỡ driver đang dùng và phải biết chắc model của loại
mainboard hay của từng thiết bị để tìm driver dành riêng cho hệ điều hành đang
xài.
- Chưa được cài driver
Trong cửa sổ Device Manager, nếu bạn thấy dấu chấm hỏi
màu vàng (?) và dòng chữ Other Device hoặc dòng chữ khác thì chắc chắn rằng
máy tính của bạn chưa cài hết driver. Khi đó, bạn bấm đúp chuột lên hàng chữ
có dấu chấm hỏi màu vàng đó rồi bấm nút Next ở cửa sổ hiện ra sau đó là có thể
biết được tên thiết bị chưa được cài driver.
- Xác định model thiết bị và phiên bản driver đang dùng
Để xác định model của thiết bị nhằm phục vụ cho việc tìm driver
trên mạng Internet, bạn có thể dùng các phần mềm xem thông tin phần cứng
máy tính như HWiNFO, Everest...
Còn để biết phiên bản driver đang dùng, bạn mở cửa sổ Device
Mangaer (bấm chuột phải lên biểu tượng My Computer, chọn Propeties; bấm
thể Hardware, bấm nút Device Manager), bấm đúp chuột lên hàng chữ tên thiết
bị rồi bấm thẻ Driver trong cửa sổ hiện ra để xem.

133
BÀI TẬP THỰC HÀNH

1- Điều kiện thực hiện


1.1- Dụng cụ - Thiết bị:
- Phòng máy tính 25 đến 30 máy.
- 30 đĩa Hiren's BootCD, 30 đĩa CD Setup bộ cài Windows XP, 30 đĩa DVD bộ
cài Windows 7.
1.2 - Các điều kiện khác
Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu prorector
đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính.
2. Trình tự thực hiện
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T đạt được
1 Phân vùng đĩa cứng - Học sinh sử
dụng được mềm
* Phân vùng đĩa cứng Partition Magic
bằng phần mềm để tạo được một
Partition Magic phân vùng, định
dạng một phân
+ Bước 1: Khởi động vùng, xóa một
đĩa Hiren's Boot có phân vùng.
phần mềm Partition
Magic.

+ Bước 2: Tạo một


phân vùng bằng phần
mềm Partition
Magic

+ Bước 3: Định dạng


một phân vùng

+ Bước 4: Xóa một


phân vùng
2 Cài đặt hệ điều - Học sinh cài đặt
134
hành được hệ điều
hành Windows
* Cài đặt hệ điều XP và Windows
hành Windows XP 7 theo yêu cầu.

+ Bước 1: Khởi động


máy từ CD chứa
phần mềm cài đặt
Windows XP.

+ Bước 2: Khởi động


quá trình cài đặt

+ Bước 3: Bảng khóa


Key của phần mềm

+ Bước 4: Chọn phân


vùng để cài đặt HĐH

+ Bước 5: Chọn ngôn


ngữ sử dụng

135
+ Bước 6: Nhập
thông tin cá nhân

+ Bước 7: Nhập các


số CD Key bản
quyền đi kèm với bộ
cài đặt.

+ Bước 8: Nhập tên


máy và mật khẩu
quản trị

+ Bước 9: Thiết lập


ngày giờ hệ thống

+ Bước 10: Cấu hình


để nối mạng nội bộ
LAN.

+ Bước 11: Hoàn tất


cài đặt

136
+ Bước 12: Đăng
nhập người sử dụng

3 Cài đặt trình điều - Học sinh cài đặt


khiển được các trình
điều khiển như
Cách 1: card sound, card
- Chuẩn bị đĩa driver VGA, bus,
đi kèm thiết bị. USB… cho máy
- Nhấn đúp tập tin tính.
setup.exe để cài.
Cách 2:
+ Bước 1: Kích phải
chuột trên dấu hỏi
màu vàng trong cửa
sổ Device Manger /
Properties/ Reinstall
Driver.

+ Bước 2: Nhấn Next


trong màn hình đầu
tiên

+ Bước 3: Chọn
Search for a suitable
driver for my device
137
để máy tự động tìm
một driver thích hợp
nhất cho thiết bị sau
đó nhấn Next để tiếp
tục.

+ Bước 4: Chỉ định


một nơi để tìm
driver. Nếu biết
chính xác nơi chức
driver của thiết bị,
đánh dấu vào mục
Specify a location

+ Bước 5: Chọn OK
để bắt đầu cài đặt tìm
kiếm Driver.

4 Giải quyết các sự - Học sinh khắc


cố: phục được những
- Lỗi “NTLDR is lỗi sự cố cơ bản.
Missing”
- Lỗi “D3dx9_36.dll
Not Found”
- Lỗi

138
“Res://ieframe.dll/dn
serror.htm#”
- Lỗi “[Tên chương
trình] has caused an
error in Kernel32.dll”
- Lỗi “Hal.dll is
Missing or Corrupt”

Câu 1:
- Tạo máy ảo với HDD 20GB, RAM 512MB lưu ở ổ đĩa D:\ với tên là
Họ tên của bạn.
- Cài đặt Hệ điều hành (HĐH) Windows XP và phân chia làm 02
partition (ổ đĩa). Partition C:\ 5GB, Partition D:\ 6GB. Lưu ý: HĐH được cài đặt
trên Partition C:\.
Câu 2:
- Tạo máy ảo với HDD 30GB, RAM 512MB lưu ở ổ đĩa D:\ với tên là Họ
tên của bạn.
- Cài đặt Hệ điều hành (HĐH) Windows 7 và phân chia làm 03 partition.
Partition C:\ 7GB, Partition D:\ 8GB, Partition E:\ 10GB. Lưu ý: HĐH được cài đặt
trên Partition C:\.
Câu 3: Cài đặt Hệ điều hành chuẩn UEFI:
Cách Boot từ USB Main Gigabyte H61
Bước 1: Bật máy tính, bấm Pause liên tục để giữ màn hình chờ, bởi BIOS khởi
động rất nhanh để vào Window.
Bước 2: Tại màn hình chờ có các thao tác: DEL(delete) để vào BIOS, F9: Xem
thông tin phần cứng Model , Bộ xử lý,…

139
Thao tác kiểm tra phần cứng của thiết bị máy tính khi Boot
Bước 3: Chọn F9 -> Tại vùng hiển thị thông tin có thể dùng chuột, chọn OK và
bấm DEL liên tục để vào BIOS.
Bước 4: Để boot từ USB, trước tiên chuẩn bị 1 USB boot. Di chuyển qua tab
chọn BIOS Features.
Bước 5: Tiếp chọn Hard Drive BBS Priorities. Bấm Enter sẽ thấy hiển thị thông
tin của Boot Option #1 là ổ cứng của máy tính. Cắm USB boot đã chuẩn bị vào
máy tính.

Kiểm tra thông tin Boot Options của máy tính


Bước 6: Trở lại giao diện của BIOS Features, chọn Fullscreen LOGO Show ->
Disabled

140
Các thao tác Boot từ USB Main Gigabyte H61 phải thật chính xác
Bước 7: F10 -> Enter để save lại -> Bấm liên tiếp Pause để hiển thị tiến trình
boot. Màn hình này sẽ hiện các thông báo lỗi, nếu không có lỗi tiếp tục bấm F2
để vào lại BIOS
Bước 8: Vào lại BIOS Feature -> chọn Hard Drive BBS Priorities. Chọn Boot
Option #1. Chọn USB boot và bấm Enter.

Chỉ cần làm đúng hướng dẫn sẽ giúp đạt được kết quả như ý muốn
Bước 9: Cuối cùng bấm F10 để save -> bấm Enter. Lúc này máy tính sẽ tiến
hành boot từ USB đã chuẩn bị.

141
Cài đặt Windows 10 có rất nhiều cách như cài đặt bằng đĩa, USB
Boot hay thậm chí cài đặt ngay trên ổ cứng.
Lợi ích của việc cài đặt Windows 10 bằng USB Boot
Dễ dàng thực hiện, có thể di chuyển cài đặt cho nhiều thiết bị.
Đây được xem là một trong những cách cài Win 10 đơn giản nhất hiện
nay, thậm chí người có kiến thức hạn chế về laptop cũng có thể làm được.
Yêu cầu cấu hình tối thiểu để cài Windows 10
Bộ vi xử lý: Tốc độ tối thiểu 1 GHz , có hỗ trợ PAE, NX và SSE2.
Dung lượng RAM: Tối thiểu 1 GB (đối với phiên bản 32 bit) hoặc 2 GB
(đối với phiên bản 64 bit).
Bộ nhớ tối thiểu: 16 GB (với bản 32 bit) hoặc 20 GB (với bản 64 bit).
Card đồ họa: Microsoft DirectX 9 với trình điều khiển WDDM.
Tổng quan quy trình cài đặt Windows 10 bằng USB Boot
Bước 1: Tải file cài đặt Windows 10 (file ISO).
Bước 2: Sử dụng USB để tạo USB Boot cho file cài đặt Windows 10 vừa
tải về.
Bước 3: Sử dụng USB Boot vừa tạo để cài đặt Windows 10 trên máy tính,
laptop.
Cần chuẩn bị gì trước khi cài đặt Windows 10 bằng USB Boot
Cần tải về file cài đặt Windows 10 (file ISO), cụ thể hơn bạn có thể xem
hướng dẫn sau:
Cách tải Windows 10, tải file ISO Windows 10 chính thức từ Microsoft.
Chuẩn bị USB có dung lượng lớn hơn 4 GB, sau đó tạo USB Boot cho
quá trình cài Windows 10, chi tiết hơn bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
Hướng dẫn tạo USB Boot cài WIN 7, 10 trên cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY.
Hướng dẫn cách cài đặt Windows 10 đơn giản nhất bằng USB Boot
Thời gian cài đặt Windows 10 nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ đọc
ghi USB và cấu hình máy tính người dùng. Thông thường quá trình này mất
tầm 20-60 phút.
Bước 1: Kết nối USB Boot vừa chuẩn bị ở trên vào máy tính, laptop cần cài
Win 10.
142
Bước 2: Nhấn nút nguồn để khởi động máy, khi màn hình máy tính vừa bật bạn
hãy nhấn liên tục phím tắt để truy cập vào menu BOOT. Mỗi dòng laptop
khác nhau sẽ có phím tắt truy cập BOOT khác nhau, bạn có thể tìm kiếm trên
mạng bằng từ khóa "Phím tắt BOOT + tên hãng laptop".
Mẹo nhỏ: Nếu không biết phím tắt kích hoạt Menu BOOT của laptop bạn
có thể thử lần lượt phím từ F2 đến F12, các phím Del hoặc Esc.
Ở đây máy mình dùng là Dell nên sẽ nhấn liên tục phím tắt F12 khi màn
hình máy tính vừa được bật lên, sau khi nhấn giao diện BOOT sẽ hiển thị ra.
Hãy chọn vào ổ đĩa USB của bạn để cài WIN 10.

Giao diện BOOT là giao diện ưu tiên khởi động, khi truy cập vào đây bạn
có thể yêu cầu máy tính khởi động vào USB (để cài Win) hoặc yêu cầu máy tính
truy cập vào ổ cứng (để truy cập vào Win).
Bước 2: Chọn vào ngôn ngữ tại mục Language to install (khuyến nghị giữ
nguyên English United States) > Chọn định dạng thời gian tại mục Time and
curency format (khuyến nghị giữ nguyên English United States) > Chọn định
dạng bạn phím tại mục Keyboard or input method (khuyến nghị giữ nguyên US)
> Nhấn Next để tiếp tục.

143
Bước 3: Nhập vào đoạn key cài đặt Windows của bạn (key này bạn có thể mua
tại các cửa hàng bán Windows 10 bản quyền như Điện máy XANH chẳng hạn)
> Nhấn Next để tiếp tục.

Bước 4: Đồng ý các điều khoản và nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp.

144
Bước 5: Nhấn chọn Custom (nếu bạn muốn cài đặt Windows 10 mới), hoặc
chọn Upgrade để nâng cấp từ phiên bản Windows cũ hơn (Windows 7, 8, 8.1,
10) lên phiên bản Windows 10 mới nhất mà vẫn giữ nguyên các tập tin, phần
mềm đã tải về trước đó.
Ở đây mình muốn cài đặt mới Windows 10 nên sẽ chọn vào Custom.

145
Bước 6: Chọn vào ổ đĩa bạn cài Windows, lưu ý ổ này sẽ bị format (xóa toàn bộ
dữ liệu) sau khi cài đặt Windows 10. Ngoài ra, một thông tin quan trọng nữa cần
chú ý là phải chọng đúng ổ đĩa cần cài, nếu chọn nhầm ổ khác sẽ khiến máy tính
của bạn mất dữ liệu.
Sau khi chọn ổ đĩa hãy nhấn New để tạo phân vùng mới.

Nhập vào dung lượng cần tạo (1024 MB = 1 GB), nếu bạn muốn tạo ổ đĩa
chứa hệ điều hành có dung lượng 60 GB thì có thể nhập vào 1020*60=61.4040
> Sau đó nhấn Apply để lưu lại.

146
Đối với một số trường hợp bạn sẽ không nhấn được chữ New, lúc này bạn
có thể nhấn Format để bắt đầu tiến hành xóa phân vùng trước khi cài đặt
Windows. Hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn xóa toàn bộ dữ liệu trong phân vùng
trước khi Format hay không? Nhấn chọn OK nhé!

Lúc này hệ thống sẽ phát sinh ra nhất nhiều phân vùng, đây là những phân
vùng có kích thước nhỏ nhưng rất quan trọng, vì thế bạn không được xóa chúng
nhé! Thay vào đó hãy chọn vào phân vùng muốn cài đặt Windows 10 và
chọn Next.

Bước 7: Quá trình cài đặt Windows 10 sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.

147
Bước 8: Sau khi hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa và yêu cầu
người dùng thiết lập một số cấu hình như sau:
Chọn ngôn ngữ, khuyên chọn United States > Nhấn Yes để tiếp tục.

Chọn bàn phím, khuyên chọn US > Nhấn Yes để tiếp tục.

148
Nhấn Skip để bỏ qua, nếu muốn thiết lập bàn phím thứ 2 bạn hãy nhấn vào Add
layout, ở đây mình sẽ nhấn Skip.

Chọn thiết lập mục đích sử dụng, ở đây mình chọn vào Set up for
personal use (sử dụng cá nhân).

149
Nhập vào tên tài khoản Microsoft của bạn, nếu chưa có hãy nhấn vào
Create account để tạo tài khoản mới. Ở đây mình sẽ chọn vào một mục khác
là Offline Account để tạo tài khoản nội bộ (không phải tài khoản Microsoft) >
Sau đó nhấn Next.

Nhấn chọn vào Limited experience để bỏ qua tính năng tải, đồng bộ các
ứng dụng mặc định của Microsoft.

150
Nhập vào tên cho máy tính.

Nhập vào mật khẩu đăng nhập máy tính.

151
Trả lời các câu hỏi bí mật, câu hỏi này dùng để khôi phục lại mật khẩu
đăng nhập máy tính nêu như bạn lỡ quên, vì thế hãy ghi nhỡ kỹ hoặc lưu lại
những câu hỏi và câu trả lời này bạn nhé!

Nhấn Yes để chuyển qua bước kế tiếp.

Nhấn Acpect.

152
Bước 9: Sau khi hoàn tất, giao diện Desktop quen thuộc của Windows 10 sẽ
hiển thị lên.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn nên kết nối máy tính với mạng Wifi
để hệ thống có thể tải về các bản cập nhật Driver, phần mềm, bản vá bảo mật.
Điều này giúp thiết bị của bạn hoạt động trơn tru hơn, tăng hiệu năng trong quá
trình sử dụng

153
CHƯƠNG 3 : CÀI ĐẶT CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
Mã chương: MH15-03
Giới thiệu
Hiện nay, khi vừa mới mua mới PC hay Laptop hoặc bạn vừa cài lại máy
tính với hệ điều hành Windows, có thể bạn đang băn khoăn không biết nên cài
và sử dụng những phần mềm nào vào cho máy tính của mình bởi có quá nhiều
phần mềm hiện có trên Internet
Trong bài bài này, sẽ gợi ý cho bạn những phần mềm cần thiết trên máy
tính PC và Laptop chạy Windows 7, Windows 8.1 và Windows 10 có thể tham
khảo. Và đây cũng là danh sách phần mềm luôn xuất hiện trong trong PC và
Laptop…
Mục tiêu:
- Trình bày được qui trình chung để cài đặt một phần mềm ứng dụng
- Cài đặt một số phần mềm ứng thông dụng, bổ sung hay gỡ bỏ một phần
mềm ứng dụng
- Giải quyết được các sự cố thường gặp
- Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
1. Chuẩn bị
- Đĩa CD chứa các phần mềm ứng dụng.
- USB chứa các phần mềm ứng dụng.
2. Quy trình cài đặt phần mềm ứng dụng
Mục tiêu:
- Trình bày được qui trình cài đặt phần mềm ứng dụng
- Cài đặt một số phần mềm ứng thông dụng, bổ sung hay gỡ bỏ một phần
mềm ứng dụng
- Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc
Cài đặt và sử dụng chương trình, phần mềm ứng dụng là một công việc
cần thiết đối với những người sử dụng máy vi tính. Việc cài đặt chương trình
phần mềm khá đơn giản tuy nhiên rất nhiều người chưa biết cách cài đặt hoặc
cần phải lựa chọn gì khi cài đặt.

154
Sau đây sẽ là quy trình chung khi cài đặt chương trình phần mềm:
Nguồn cài đặt:
Hiện nay chương trình thường có 2 nguồn cài đặt đó là tải về từ một trang
Web thông qua kết nối Internet và từ dĩa CD-ROM chương trình.
Gói cài đặt:
Chương trình thường được đóng gói dưới các dạng sau:
- Dạng rời: Có một File cài đặt setup.exe hoặc install.exe và một hoặc
nhiều thư mục (Folder), tập tin (File) kèm theo để hỗ trợ cho chương trình. Dạng
này thường được đặt trong các dĩa CD-ROM, thông thường khi cài đặt chỉ cần
đưa dĩa CD vào ổ dĩa chương trình cài đặt sẽ tự động chạy (Auto Run).
- Dạng nén: Tất cả các File đều được nén vào một File duy nhất bằng một
trong các tiện ích nén File thông dụng như WinZip, WinRAR.... Dạng này
thường được tải về từ Internet, trước khi cài đặt phải giải nén các File trong này
ra một thư mục hay ổ dĩa nào đó rồi mới tiến hành cài đặt hoặc sử dụng.
- Dạng nén tự động: Toàn bộ được đóng gói vào một File duy nhất và
thường được lấy tên của chương trình, khi cài đặt File này sẽ tự giải nén các File
bên trong vào thư mục tạm (Temp) và tiến hành cài đặt.
Kiểu cài đặt:
Thông thường các chương trình phần mềm được cài đặt vào máy bằng
cách chạy (Run) chương trình cài đặt, tuy nhiên một số chương trình chỉ cần sao
chép (Copy) vào máy là đã có thể sử dụng được và một số chạy trực tiếp trên
các ổ dĩa CD-ROM, USB...

Nguyên tắc chung cài đặt chương trình:


- Khi cho đĩa CD chương trình vào ổ dĩa chương trình sẽ tự động chạy.
- Nếu không có thể chạy File cài đặt setup.exe hoặc install.exe

155
- Chương trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện bảng cho phép chọn ngôn ngữ
hiển thị, chọn ngôn ngữ mình thích và nhấn OK để chọn.
- Bảng License Agreement thông báo yêu cầu chấp nhận các điều kiện về
bản quyền tác giả và sử dụng chương trình, chọn I accept the Agreement để
đồng ý và tiếp tục cài đặt, nếu không chọn hoặc chọn I do not accept the
Agreement thì nút cài đặt sẽ không hiện lên và không thể tiếp tục cài đặt
chương trình.

- Các nút Next là tiếp tục cài đặt, Back là quay trở lại phần cài đặt trước
đó để chỉnh sửa lại các thông số ở phần trước, Cancel là hủy bỏ không tiếp tục
cài đặt nữa.
- Bảng Select Destination Location là phần chọn nơi đặt chương trình
muốn cài đặt, thông thường chương trình sẽ được đặt trong thư mục Program
Files, tuy nhiên nếu muốn có thể thay đổi tên và vị trí khác bằng cách nhấn
Browse và chỉ đến vị trí đó.

- Một số chương trình sẽ có phần lựa chọn các thông số cài đặt như
Tipical: Cài bình thường, complete: cài toàn bộ, Minimal: chỉ cài một ít thành
phần cần thiết để sử dụng, Custom: lựa chọn theo ý người sử dụng. Nếu chọn
Custom sẽ xuất hiện thêm các thông số khác để lựa chọn.

156
- Phần Select Start Menu Folder để lựa chọn nơi đặt các biểu tượng
(Shortcut Icon) của chương trình, thông thường các biểu tượng này sẽ được đặt
trong Menu Start -> All Programs -> Thư mục tên chương trình. Nếu không
muốn tạo Start Menu Folder có thể chọn Don't create a Start Menu Folder.

- Bảng lựa chọn đặt các biểu tượng (Shortcut Icon) của chương trình trên
Desktop và Quick Launch, nếu muốn có thể đánh dấu chọn hoặc không chọn.

- Đối với các chương trình có yêu cầu nhập các số Serial hoặc CD Key thì
phải nhập đầy đủ và đúng thì chương trình mới cho phép cài đặt hoặc sử dụng.
Một số chương trình cho phép dùng thử với thời gian và các chức năng bị hạn
chế.

157
Sau khi nhập đủ 25 ký tự CD key nút Next sẽ hiện ra và ta chỉ việc Click
để bắt đầu cài đặt.

Lưu ý:
Để đảm bảo dữ liệu cá nhân trên máy của bạn gọn gàn dễ quản lý, bảo
mật cao thì bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:
- Lưu dữ liệu cá nhân vào thư mục My Documents, đây là thư mục đặc
biệt để riêng tài liệu riêng cho từng người dùng để đảm bảo tính riêng tư, bảo
mật.
- Không nên tạo mới thư mục, tập tin trên trên phân vùng chính chứa
HĐH trừ những thư mục do các dịch vụ gia tăng của Windows tạo ra để dễ quản
lý dữ liệu.
- Quản lý dữ liệu bằng các thư mục theo chủ đề không nên tạo các tập tin
trực tiếp vào thư mục gốc C:, D:...
- Thường xuyên sao lưu dữ liệu đến nơi an toàn như ghi đĩa CD, USB...
để tránh trường hợp sự cố hỏng HĐH, hỏng ổ cứng...
Một số phần mềm thông dụng thiết yếu cần cài đặt vào máy bạn để phục vụ
học tập, làm việc:
158
- Bộ MS Office, hoặc Open Office.
- Bộ gõ tiếng Việt: Unikey - Vietkey
- Phần mềm nghe nhạc, xem phim: Herosoft XP, Vietkar9, Windows
Media 10.
- Phần mềm đồ họa: Photoshop
- Từ điển Anh - Việt: Lacviet 2002
- Phần mềm diệt virus: BKAV, D32, Symantec
- Phần mềm đọc ebooks (*.pdf): Acrobat Reader, Foxit Reader.
2.1. Cài Đặt Bộ Ứng Dụng MicroSoft Office:
Bộ ứng dụng này gồm các chương trình như sau:
- MicroSoft Word : Dùng để soạn thảo văn bản.
- MicroSoft Excel : Dùng tạo các bảng tính.
- MicroSoft Access : Dùng để quản lý dữ liệu có quy mô lớn hơn Excel.
- MicroSoft PowerPoint : Dùng tạo các slide dung cho trình diễn.
- MicroSoft Outlook : Quản lý và sử dụng thư điện tử (Email).
Các bước cài đặt Office 2013
Bước 1: Các bạn tải phần mềm và cài Office 2013
>> Tải phần mềm Office 2013 32 bit Click vào đây: Google Driver
>> Tải phần mềm Office 2013 64 bit Click vào đay: Googler Driver
>> Tải phần mềm Crack Office 2013 Click: Vào đây

159
Tải phần mềm office 2013
Bước 2: Tiến hành giải nén và chạy file setup.exe

Giải nén và tiến hành cài đặt office 2013


Bước 3: Tích chọn “I accept the terms of this agreement” sau đó ân tiếp tục

160
Tích chọn theo hình để đồng ý với điều khoản của Microsoft
Bước 4: Tiếp tục nhấn chọn “Install Now” để cài Office 2013

Tiếp tục chọn Install Now để cài đặt phần mềm Office 2013
Bước 5: Đợi quá trình cài đặt Office 2013 hoàn thành

161
Đợi tới khi kết thúc quá trình cài đặt
Bước 6: Đóng trường trình cài đặt

Đóng trương trình cài đặt sau khi đã hoàn tất


Bước 7: Tiến hành Crack phần mềm Office 2013
Sau khi cài xong chúng ta tiến hành crack phần mềm Office 2013, có rất
nhiều cách crack, nhưng đơn giản nhất là dùng phần mềm KMS Auto Net, chỉ
cần chạy phần mềm và ấn Next là xong.
Bước 8: Mở chương trình và chọn “Ask me later”

162
Trên đây là toàn bộ quy trình cài đặt Office 2013 full crack
2.2. Cài đặt bộ gõ Unikey.
Bước 1: Có thể tải miễn phí bộ gõ Unikey mới nhất tại www.unikey.org

hoặc vào thư mục cài đặt unikey. Sau đó Nhấn đúp vào tập tin cài đặt
Bước 2: Chọn next

Hình 2.3.1- Giao diện khởi động chương trình


Bước 3: Chọn I Agree

Hình 2.3.2- Lựa chọn đồng ý cài đặt


Bước 4: Chọn đường dẫn để cài đặt sau đó chọn Next

163
Hình 2.3.3- Lựa chọn đường dẫn cài đặt
Bước 5: Chọn Finish để kết thúc

Hình 2.3.4- Lựa chọn kết thúc cài đặt

- Khi đó Unikey sẽ khởi động ngay sau khi cài xong.


Chú ý: Để Unikey tự động khởi động cùng Windows, ta nhấn nút Mở
rộng trong cửa sổ đánh dấu vào mục Khởi động cùng Windows.

164
2.3. Các ứng dụng khác
Các tiện ích khác bao gồm : Winzip, ACDSee, Adobe Acrobat… cách cài
đặt tương tự như sau:
- Nếu chương trình không có file Setup hoặc Install thì chỉ cần chép thư
mục đó lên đĩa cứng sau đó tạo Shortcut đến file của chương trình là có thể sử
dụng bình thường.
- Nếu có các file Setup bạn nên tìm các file serial, cdkey, crack… để xem
trước khi cài đặt hoặc xem các file huongdan.txt kèm theo trên đĩa để biết cách
cài đặt một số chương trình đặc biệt.
- Trong quá trình cài đặt thường có các loại đăng ký (crack) chương trình
như sau:
+ Nhập số serial trong quá trình cài đặt => Có thể sử dụng ngay sau khi
cài đặt chương trình.
+ Sau khi cài đặt xong chương trình, mở chương trình lần đầu tiên và yêu
cầu nhập số serial.
+ Sau khi cài đặt chương trình xong chạy file .reg có sẵn để crack chương
trình hoặc chép file trong thư mục crack trên đĩa CD đè lên file tại thư mục đã
cài đặt để sử dụng.
2.3.1. Cài đặt Acrobat Reader
- Hầu hết các ebooks trên mạng đều dưới dạng một tập tin hình ảnh để
chống virus và bảo vệ quyền tác giả có đuôi là *.pdf . Để đọc được những
ebooks này máy tính cần phải cài phần mềm Acrobat Reader.
Acrobat Reader có thể tìm mua ngoài CD Shop, Windows XP dùng phiên
bản 6.0 hoặc 7.0 hoặc 9.0
Cài đặt:

- Chạy bộ cài đặt


- Quá trình cài đặt được tiến hành

165
Hình 2.4.1- Giao diện cài đặt của chương trình

- Sau khi cài đặt xong biểu tượng chương trình có dạng
Sử dụng: Nhấn đúp vào tập tin dạng ebooks (*.pdf) để hiển thị nội dung.

Hình 2.4.2- Nội dung của một file *.pdf được hiển thị

2.3.2- Cài đặt phần mềm diệt vius:

166
Cài đặt phần mềm diệt vius kaspersky internet security 2011bản quyền.
Yêu cầu máy tính kết nối Internet và key bản quyền thương mại.
Bước 1: Kích đúp chuột vào autorun setup

Hình 2.5.1- Chế độ tự động chạy chương trình autorun setup

Bước 2: Bấm chọn “ Cài đặt ngay”

Hình 2.5.2- Giao diện cài đặt và hướng dẫn

- Một giao diện cài đặt tìm kiếm phiên bản mới xuất hiện

167
Hình 2.5.3- Quá trình tìm phiên bản mới

Bước 3: Bấm chọn tiếp theo

Hình 2.5.4- Giao diện chào mừng đến với tiến trình cài đặt.
Bước 4: Một giao diện thỏa thuận bản quyền xuất hiện, bấm chọn tôi đồng ý

Hình 2.5.5- Giao diện thỏa thuận bản quyền

Bước 5: Giao diện gồm các điều khoản bảo mật xuất hiện, bấm chọn cài đặt

168
Hình 2.5.6- Các điều khoản của mạng bảo mật

- Tiến trình cài đặt được bắt đầu

Hình 2.5.7- Tiến trình sao chép các tập tin mới
Bước 6: Nhập mã kích hoạt bản thương mại bản quyền sau đó chọn tiếp theo
Chú ý: Nếu dùng thử chọn kích hoạt bản dùng thử hoặc kích hoạt sau.

Hình 2.5.8- Nhập Key bản quyền cho phần mềm

169
- Lúc này trình hướng dẫn thiết lập cấu hình kết nối với máy chủ

Hình 2.5.9- Kích hoạt trực tuyến kết nối máy chủ qua mạng

Bước 7: Bấm chọn tiếp theo khi key cài đặt thành công giao diện sẽ thông báo
loại bản quyền và ngày hết hạn bản quyền.

Hình 2.5.10- Hoàn tất thủ tục kích hoạt

- Sau đó tiến trình phân tích hệ thống được thực hiện

170
Hình 2.5.11- Quá trình phân tích hệ thống

Bước 8: Bấm chọn hoàn tất để kết thúc cài đặt.

Hình 2.5.12- Tiến trình cài đặt thành công


- Lúc này chức năng bảo vệ của phần mềm được bật. Quá trình cài đặt thành
công.

Hình 2.5.13- Chức năng bảo vệ phần mềm được bật

171
Hình 2.5.14- Chạy cập nhật chương trình

3. Gỡ bỏ các phần mềm ứng dụng


Mục tiêu:
- Trình bày được cách gỡ bỏ các phần mềm ứng dụng
- Gở bỏ các phần mềm ứng dụng
- Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc

Các bước để gỡ bỏ các ứng dụng như sau:


Dùng lệnh Uninstall có trong Start Menu của mỗi chương trình hoặc
dùng chức năng Add and Removve Program có trong Control Panel của
Windows, chọn chương trình muốn gỡ bỏ và nhấn Change/Remove.

172
Click Start\Settings\Control Panel

Giao diện xuất hiện ta Click đúp vào mục Add or Remove Programs

173
Giao diện Add or Remove Programs xuất hiện.
Trong mục Curently installed programs: là các chương trình ứng dụng đã
được cài đặt trong máy tính của bạn, và ta muốn tháo gỡ bỏ ứng dụng nào ta chỉ
việc chọn ứng dụng đó và Click nút Remove để tháo gỡ.
Ví dụ ta tháo gỡ bỏ ứng dụng Microsoft Office 2003 làm theo các
bước sau:
Khởi động chức năng Add or Removve Programs có trong Control
Panel của Windows, chọn chương trình muốn gỡ bỏ và nhấn Remove. Bằng
cách chọn Star\Settings\Control Panel\Add or Remove Programs.

174
Chọn mục Microsoft Office Professional Edition 2003 và Click nút
Remove.

Chọn yes để chắc chắn muốn tháo gỡ bộ Office.

Quá trình tháo gõ diễn ra cho đến khi hoàn tất..

4. Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng


Sau khi cài đặt các chương trình, người dùng có thể thấy máy tính trở nên
chậm chạp, hoạt động không ổn định. Đó là do các tiện ích đã làm thay đổi đáng
kể cấu hình quan trọng của Windows. Dưới đây là một số cách xử lý.
4.1. Lựa chọn phần mềm cài đặt
- Trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, cần đọc kỹ các bài viết đánh giá,
trao đổi với những ai đã từng dùng qua hay biết rõ về chúng. Cần xác định xem
các ứng dụng này có đem lại lợi ích thực sự hay không.
- Không nên cài đặt chương trình nào mới xuất hiện chưa tới một tháng vì
quãng thời gian đầu là quá trình hãng sản xuất nhận thông tin phản ảnh từ phía
người dùng. Sau đó, họ còn phải kiểm tra, vá lỗi hay các lỗ hổng bảo mật.
- Không nên tin tưởng một chương trình nào đó thực sự an toàn. Hãy cài
vào máy các phần mềm quét virus, spyware... trước khi tiến hành cài đặt ứng
dụng.
4.2. Sao lưu hệ thống trước khi cài đặt
- Điều đầu tiên nên làm là sao lưu cấu hình hiện tại của Windows. Tính
năng System Restore trong Windows XP sẽ tự động tạo ra một cột mốc hồi phục
(Restore Point) trước khi khởi động một quá trình cài đặt chương trình mới. Tuy
vậy, để an toàn hơn, hãy thực hiện việc này một cách thủ công:

175
- Nhấn Start > All Program > Accessories > System Tools > System
Restore > Create a restore point. Nhấn Next và thực hiện các bước còn lại theo
hướng dẫn.
- Cài đặt một ứng dụng mới cũng có thể "phá hoại" các thông số Registry
và trong một vài trường hợp sẽ gây ra sự mất ổn định của hệ thống hoặc gây treo
máy. Do vậy, hãy sao lưu toàn bộ Registry của Windows trước khi tiến hành
công việc. Có thể sử dụng công cụ sẵn có trong tiện ích Registry Editor (Vào
Start > Run > gõ lệnh regedit > ấn Enter để thực hiện) hoặc chương trình
ERUNT.
4.3. Đánh giá sự cố
- Sau khi cài đặt xong chương trình, hãy kiểm tra các biểu tượng mới xuất
hiện trên khay hệ thống. Có nhiều khả năng là chương trình mới cài bổ sung vài
tiện ích không cần thiết và thường rất nguy hiểm vào danh sách ứng dụng được
khởi động cùng lúc với Windows.
- Ngoài ra, người sử dụng không nên cài đặt bất kỳ chương trình nào khác
vào máy tính trong khoảng vài ngày (hoặc lâu hơn càng tốt) để nếu không may
xảy ra trục trặc, việc xác định nguyên nhân cũng dễ dàng hơn.
4.4. Gỡ bỏ phần mềm
Nếu chương trình vừa cài đặt bị lỗi nên gỡ bỏ nó:
- Nếu chương trình vừa cài không đúng hoặc có lỗi, hãy xóa khỏi hệ thống
bằng tiện ích gỡ bỏ cài đặt đi kèm với cái tên Uninstall (thường nằm trong Start
> All Program). Nếu không, chọn Start > Control Panel > Add or Remove
Programs, chọn ứng dụng cần xóa trong danh sách vừa xuất hiện, nhấn Remove.
- Nếu cách trên cũng không loại bỏ chương trình vừa chọn, hãy chạy tiện
ích System Restore để đưa Windows quay lại hiện trạng trước khi cài đặt. Nếu
tiếp tục không thành công, cần sử dụng tùy chọn gỡ bỏ cài đặt trong phần mềm
ERUNT nói trên.
- Điểm cần lưu ý là việc phục hồi Registry từ một bản sao lưu cũ có thể
gây mất vài thông số cài đặt hoặc vô hiệu hóa những chương trình được cài đặt
sau khi thực hiện sao lưu đó. - Đây chính là lý do cần phải chờ một khoảng thời
gian giữa những lần cài đặt chương trình.
Ngoài ra, để dọn dẹp "tàn dư" sau khi gỡ bỏ các ứng dụng, cần chú ý xóa
bằng tay các tập tin mà máy không gỡ được một cách tự động.

176
BÀI TẬP THỰC HÀNH

1- Điều kiện thực hiện


1.1- Dụng cụ - Thiết bị:
- Phòng máy tính 25 đến 30 máy.
- 30 đĩa CD Setup bộ cài MicroSoft Office 2003, MicroSoft Office 200; Phần
mềm Acrobat Reader, phần mềm Unikey.
1.2 - Các điều kiện khác
Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu prorector
đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính.
2. Trình tự thực hiện
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
1 Qui trình cài đặt phần - Học sinh nắm
mềm ứng dụng: được quy trình cài
- Chuẩn bị đĩa chứa bộ đặt phần mềm ứng
cài đặt của phần mềm dụng và nhận biết
- Nhấn đúp vào tập tin được một số biểu
setup.exe, install.exe tượng Setup.exe của
hoặc biểu tượng của một số phần mềm
chương trình( hình bên) thông dụng.
- Đánh dấu vào mục I
agree ..., I accept ...
- Nhập số serial bản
quyền của phần mềm.
- Chọn nơi lưu ứng
dụng, nên chỉ vào
C:\Program Files
2 Cài đặt phầm mềm - Học sinh cài đặt
ứng dụng: được phần mềm
* Cài đặt MicroSoft MicroSoft Office
Office 2003: 2003, MicroSoft
+ Bước 1: Mở ổ đĩa cài Office 2007, bộ gõ
đặt Office2003. tiếng Việt Unikey,
+ Bước 2: Click vào file phần mềm Acrobat
Setup.exe Reader và phần
+ Bước 3: Nhập mã số mềm diệt vius
đăng ký cho chương kaspersky internet
trình security 2011bản
177
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
+ Bước 4: Nhập thông quyền.
tin cho
User Name và
Organization
+ Bước 5: Chọn mục I
accept the teams in....
rồi chọn Next
+ Bước 6: Xuất hiện
tiếp hộp thoại cho phép
lựa chon kiểu cài đặt
cho chương trình, rồi
chọn Next
+ Bước 7: Chọn Install
để tiếp tục quá trình.
+ Bước 8: Chọn Finish
để kết thúc quá trình cài
đặt

*Cài đặt MicroSoft


Office 2007
+ Bước 1: Kích chạy
file setup.exe.
+ Bước 2: Điền số
serial đăng ký sau đó
chọn Continue
+ Bước 3: Chọn Accept
the User Agreement và
chọn continue
+ Bước 4: Nhấn nút
Install Now để bắt đầu
cài đặt
+ Bước 5: Chọn các
thành phần cần thiết tùy
theo mục đích sử dụng
+ Bước 6: Nhấn Close
sau khi Install thành
công.
* Cài đặt bộ gõ Unikey
+ Bước 1: Nhấn đúp
vào tập tin cài đặt (Hình
bên)
+ Bước 2: Chọn next

178
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật
+ Bước 3: Chọn I Agree
+ Bước 4: Chọn đường
dẫn để cài đặt sau đó
chọn Next
+ Bước 5: Chọn Finish
để kết thúc
* Cài đặt phần mềm
Acrobat Reader
* Cài đặt phần mềm
diệt vius:
Cài đặt phần mềm diệt
vius kaspersky internet
security 2011bản
quyền.
+ Bước 1: Kích đúp
chuột vào autorun setup
+ Bước 2: Bấm chọn “
Cài đặt ngay”
+ Bước 3: Bấm chọn
tiếp theo
+ Bước 4: Bấm chọn tôi
đồng ý
+ Bước 5: Bấm chọn
cài đặt
+ Bước 6: Nhập mã
kích hoạt bản thương
mại
+ Bước 7: Bấm chọn
tiếp theo khi key cài đặt
thành công
+ Bước 8: Bấm chọn
hoàn tất để kết thúc cài
đặt.
3 Gỡ bỏ các phần mềm - Học sinh gỡ bỏ
ứng dụng được phần mềm
- Vào Start - Settings - Microsoft office
Control Pannel. Chạy 2003, 2007, unikey
mục Add / Remove và một số phần
Programs. mềm ứng dụng
khác.

179
T Yêu cầu
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa
T kỹ thuật

- Chọn ứng dụng cần


xóa. Nhấn nút Remove
bên dưới.
- Chọn Yes để xác nhận
xóa ứng dụng nếu có
hộp thoại yêu cầu xác
nhận.

4 Giải quyết sự cố khi - Học sinh biết đánh


cài phần mềm ứng giá sự cố và giải
dụng quyết được sự cố
khi cài đặt phần
Để giải quyết được sự mềm ứng dụn trên
cố khi cài đặt phần máy tính.
mềm ứng dụng ta làm
những việc sau:
- Lựa chọn phần mềm
cẩn thận.
- Đề phòng bất trắc
Trước khi cài nên sao
lưu hệ thống.
- Đánh giá sự cố: Nếu
có sự cố không nên cài
đặt thêm
- Rút lui nếu cần: Nếu
chương trình vừa cài
đặt bị lỗi nên hủy bỏ nó
luôn đi

180
Câu 1:
- Cài đặt hệ điều hành WinXP và phân chia làm 02 partition. Partition
C:\ 50Gb, Partition D:\ 180Gb.
- Cài các driver còn thiếu (nếu có)
- Cài đặt các phầm mềm ứng dụng sau: Unikey, Font, WinRaR,
AutoCad, Office 2003, Office 2007, IDM, phần mềm duyệt Virus và một số
phần mềm khác.
- Thiết lập chế độ tránh xung đột giữa Office 2003 và Office 2007.
Câu 2:
- Cài đặt hệ điều hành Win7 và phân chia làm 03 partition. Partition
C:\ 40Gb, Partition D:\ 80Gb và Partition E:\ 100Gb.
- Cài các driver còn thiếu (nếu có)
- Cài đặt các phầm mềm ứng dụng sau: Unikey, Font, WinRaR,
AutoCad, Office 2003, Office 2007, IDM, phần mềm duyệt Virus và một số
phần mềm khác.
- Thiết lập chế độ tránh xung đột giữa Office 2007 và Office 2010.
Câu 3:
- Phân chia hệ thống thành 03 partition: Partition C:\ 40Gb, Partition
D:\ 80Gb và Partition E:\ 100Gb.
- Cài đặt 02 hệ điều hành song song WinXP (trên partiion C:\) và Win
7 (trên partition D:\) và cài Driver (nếu thiếu).
- Trên hệ điều hành WinXP cài đặt các chương trình phần mềm sau:
Unikey, Font, WinRaR, Foxit Reader, Office 2003, Autocad và phần mềm nghe
nhạc.
- Trên hệ điều hành Win7 cài đặt các chương trình phần mềm sau:
Unikey, Font, WinRaR, AutoCad, Office 2003, Office 2007, IDM và phần mềm
duyệt Virus.
- Thiết lập chế độ tránh xung đột giữa Office 2003 và Office 2007.

181
CHƯƠNG 4: SAO LƯU PHỤC HỒI HỆ THỐNG
Mã chương: MH15-04

Mục tiêu:
Trình bày được mục đích của việc sao lưu và phục hồi dữ liệu
Thực hiện được việc sao lưu và phục hồi dữ liệu.
Tính cẩn thận, khả năng tiên lượng những khó khăn trong tương lai.

Ghost là chương trình dùng để sao lưu toàn bộ 01 đĩa cứng/ phân vùng
thành 01 file image nhằm mục đích để lấy lại khi hệ điều hành xảy ra sự cố.
Ghost là 1 chương trình backup rất mạnh nó có thể nhận diện mọi
partition với phân vùng khác nhau như : Fat16, Fat32, NTFS, Linux…. Khi
dùng chương trình này để sao chép, bạn không cần phải Fdisk và Format ổ đĩa
đích vì Ghost sẽ làm cho cấu trúc ổ đĩa đích giống hệt cấu trúc ổ đĩa nguồn, cho
dù đó là Fat16, Fat32, NTFS.
Khi bạn sao chép đĩa, ổ đĩa đích dù có dung lượng khác với ổ đĩa nguồn
nhưng về cấu trúc thì hoàn toàn giống (kể cả Master Boot Record) cho nên bạn
hoàn toàn có thể sử dụng ổ đĩa đích để khởi động, chạy các chương trình có
kiểm tra mã bản quyền và chống sao chép "y hệt" như chạy trên ổ đĩa gốc.
Ghost có công dụng copy y nguyên 1 phân vùng ổ cứng thành 1 file
Image để từ file đó bạn có thể phục hồi lại phân vùng đó khi HĐH lỗi. 1 VD đơn
giản nhất : với 1 máy tính tốc độ cao hiện giờ thì việc cài Win98 chỉ mất cỡ 15
phút thế nhưng việc nhận Driver thiết bị và cài đặt các ứng dụng sẽ khiến bạn
mất rất nhiều thời gian, vậy để nhanh chóng trong cài đặt và phục hồi Win bạn
hãy cài đặt 98 với đầy đủ các ứng dụng rồi dùng Ghost để Copy Partition to
Image, và sau đó mỗi khi Win lỗi bạn chỉ việc phục hồi lại từ file Image trong
vòng chưa đầy 15 phút.
Sử dụng Ghost:
Chuẩn bị đĩa Hiren's Boot CD, đĩa này có bán ngoài các CD Shop.
Vào CMOS thiếp lập chế độ khởi động từ đĩa CD trước tiên để khởi động
từ đĩa Hiren's Boot.
Khởi động máy từ Hiren's Boot CD.

182
Chọn Start Boot CD.

Chọn Disk Clone Tools. hoặc nhấn số 2, Enter.

Chọn Norton Ghost 8.0 hoặc nhấn số 2, Enter để khởi động phần mềm
Norton Ghost.

Các chức năng cơ bản:


183
Quit: thoát.
Options: thiết lập theo ý người sử dụng.
Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost.
Disk: Các lệnh với ổ đĩa
To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2.
To Image: Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho
From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho đã sao
lưu.
Partition: Các lệnh với phân vùng ổ đĩa.
To Partion: Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng
khác.
To Image: Sao lưu tất cả nội dung của phân vùng thành một tập tin
.gho - Lệnh này để sao lưu phân vùng có HĐH và các phần mềm cùng
toàn bộ dữ liệu trên đó.
From Image: Phục hồi nội dung một phân vùng từ tập tin hình ảnh
.gho đã sao lưu - Lệnh này để phục hồi phân vùng có HĐH đã sao lưu
khi HĐH bị sự cố.
Menu chính của chương trình gồm có những chức năng sau:
* Thao tác đối với đĩa cứng (Đĩa cứng vật lý)
Disk -> To Disk
-> To Image
-> From Image
* Thao tác đối với partition (Đĩa cứng logical)
Partition -> To Partition
-> To Image
-> From Image
1. Sao lưu hệ thống
1.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đĩa Hiren's Boot CD, file ghost chứa hệ điều hành

184
- Vào CMOS thiếp lập chế độ khởi động từ đĩa CD trước tiên
để khởi động từ đĩa Hiren's Boot.
1.2. Qui trình sao lưu hệ thống
Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn Local - Partition - To Image để sao lưu
phân vùng chứa HĐH thành một tập tin hình ảnh .gho

Sao Lưu HDD/Partition Thành 01 File Image (File Hình Ảnh).


Thực hiện : Local \ Partition \ To Image
- Chọn đĩa cứng vật lý cần sao lưu.

Chọn partition cần sao lưu từ đĩa cứng vật lý đã chọn.

185
Partition đã được chọn sẽ giống như hình trên, bấm OK tiếp tục.
Chọn nơi lưu trữ file Image và nhập tên của Image: Sau đó chọn Save.

Chọn chế độ nén cho file ghost.


Bạn có thể chọn chế độ không nén (No), nén qua loa nhưng tốc độ cao
(Fast) và độ nén cao (High : có thể nén đến 50% đó, tất nhiên tùy vào Patition
muốn Ghost là Win hay dữ liệu).Cái này là tùy các bạn thôi, càng nén chặt thì
lúc sao lưu và phục hồi càng mất nhiều thời gian. Thường chọn Fast.

186
Nó sẽ hỏi bạn là chắc chắn muốn tạo file ghost không, hơi điên nhỉ, tất
nhiên là Yes

Quá trình sao lưu diễn ra trong vài phút, nếu thành công sẽ xuất hiện bản
thông báo. Nhấn nút Continue. Nhấn Quit để thoát khỏi Norton Ghost và khởi
động lại máy.

2. Phục hồi hệ thống


2.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đĩa Hiren's Boot CD, file ghost chứa hệ điều hành
- Vào CMOS thiếp lập chế độ khởi động từ đĩa CD trước tiên
để khởi động từ đĩa Hiren's Boot.

187
2.2. Qui trình phục hồi hệ thống
Trong trường hợp HĐH bị lỗi, hoặc phần mềm ứng dụng bị lỗi, bạn có thể
phục hồi toàn bộ phân vùng với tập tin đã được sao lưu.
Khởi động máy với đĩa Hiren's Boot, chạy Norton Ghost như hướng dẫn ở
phần trên.
Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn menu Local - Partition - From Image.

Bước 1: Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin hình ảnh .gho đã sao lưu chứa
nội dung của phân vùng cần phục hồi.

- Chọn partition nguồn (partition có sẵn trong file Image).

188
Chọn đĩa cứng vật lý đích (đĩa chứa partition cần phục hồi lại)

Chọn partition đích (parittion cần phục hồi), bấm OK để thực hiện phục hồi

Chú ý: như hình trên Partition 2 có màu đỏ có nghĩa là partition chứa file
Image.gho, và ta không thể chọn ổ đia này.
Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ
liệu cũ từ tập tin .gho vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận. Chú ý
là khi nhấn yes thì toan bộ dữ liệu trong partition được chọn để phục hồi sẽ bị
mất toàn bộ.

189
Bước 6: Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại
thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy. Nhấn nút Restart
Computer để khởi động lại máy.
***Một sô công dụng khác ***
- Đĩa qua đĩa (Disk to Disk) :Ghost có thể giúp bạn sao chép ổ cứng để
tiện dùng cho các cửa hàng có nhiều máy với phần cứng giống nhau.
Chú ý: Khi sao chép theo kiểu nầy, bạn không cần phải Fdisk và Format ổ
đĩa đích trước.
- Tạo file hình ảnh trên nhiều đĩa (multiple volumes):Ghost Cho phép bạn
tạo file hình ảnh của ổ đĩa cứng trên nhiều ổ đĩa khác nhau. Điều nầy rất có ích
khi bạn cần lưu file hình ảnh trên các đĩa có dung lượng nhỏ hơn tổng dung
lượng dữ liệu nguồn, thí dụ trên đĩa mềm hay đĩa JAZ, ZIP, CD. Ghost sẽ giúp
bạn chia file Ghost nếu thấy đĩa đích không đủ dung lượng.
- Kiểm tra ổ đĩa hoặc file Image : Local\ Check Disk, Image File.
***Các tham số của Ghost***

- Các tham số đó bạn có thể gõ thêm khi chạy Ghost (VD :Ghost –pwd –
rb rồi enter) hoặc thiết lập luôn cho CT bằng cách vào Options của Ghost để
chỉnh. Trong Options còn có 1 số thông số nữa:
Misc các thông số ở đây khá đơn giản như:
Sure: Không hiển thị nhắc nhở khi làm việc

190
Fro: Tiếp tục CT bỏ qua Clusters lỗi trên ổ nguồn
Rb: Tự động khởi động lại máy tính sau khi hoàn thành
Fx: Thoát ra khỏi Dos sau khi hoàn thành
Image/Tape cái này tốt nhất là để Default không nên chỉnh gì cả
HDD access : Bảng này cho phép tinh chỉnh cách truy xuất đĩa của
chương trình, cái này quá khó hiểu không nên đụng vào.
Security (bảo mật) có một số thiết lập ở phần này sẽ thay đổi trong
BIOS, chỉ nên sài -pwd : đặt PassWord cho file ghost, bạn sẽ phải nhập 2 lần
Pass trước khi tạo Image và 1 lần khi Restore.
Span/CRC:
Spanning: cut file ghost để cho vào CD.
-span
AutoName: tự động đặt tên cho file Cut.
-auto
CRC Ignore: bỏ qua thiết lập lỗi.
-crignire
Create CRC: tạo file thiết lập mặc định cho CT có tên Ghost.crc –fcr.
Fat 32/64
FAT 32 Conversion: Khi dung lượng partition đích lớn hơn 256M, ghost
sẽ tự động chuyển partition đích này thành FAT32 cho dù partition nguồn hay
file Image nguồn là FAT16. –f32.
64K FAT Clusters: Tự động điều chỉnh partition FAT16 theo chuẩn 64K
clusters của Windows NT. Không áp dụng được với các hệ điều hành khác. –
f64.
FAT Limit: Giới hạn kích thước partition FAT16. Xác lập này dùng cho
Windows NT.
-fatlimit
Save Setting : sau khi chỉnh sửa cho vừa ý bạn chọn bảng này và save lại
thành file Ghost.ini. Sau này Ghost sẽ tự chạy theo thiết lập đã chọn của bạn.

191
3. Các sự cố thường gặp
3.1. Lỗi do chế độ nén
Khi tạo file ghost bạn có 3 chế độ nén là No (không nén), Fast (nén
trung bình) và High (nén tối đa); Trong đó, mức High có thể gây ra lỗi khi bung
file ghost. Vì thế khi ghost, bạn nên chọn chế độ Fast hoặc tốt nhất là chọn No
nếu ổ cứng lưu file ghost của bạn còn dư dả nhiều.
3.2. Lỗi do ổ đĩa cứng
Ổ cứng bị lỗi (thường là bị bad sectors) cũng là một nguyên nhân gây
ra lỗi khi ghost. Do file ghost của bạn đã bị hư dữ liệu bên trong khiến cho chương
trình không thể đọc tiếp được. Bạn thử copy một file ghost tốt từ một máy khác vào
máy mình và bung thử xem sao, nếu vẫn không được nghĩa là ổ cứng bạn có vấn đề
rồi đó. Bạn nên dùng một phần mềm chuyên dụng format cấp thấp ổ cứng để cách ly
các bad sectors hoặc tốt nhất là thay ổ cứng khác.
3.3. Đĩa khởi động không tương thích phần cứng trong máy
Hiện nay, rất nhiều thiết bị phần cứng mới ra đời khiến cho đĩa
Hiren’s BootCD không còn tương thích với các mainboard đời mới. Thường lỗi
tương thích sẽ xuất hiện với dòng thông báo “boot files not found” hoặc “loading
failed”. Để khắc phục, bạn hãy tìm mua hoặc tải về phiên bản mới nhất của đĩa
Hiren’s Boot (hiện tại là 9.6). Ngoài ra, có thể mắt đọc của ổ đĩa CD đã bị xuống
cấp nên không đọc được đĩa CD hoặc đĩa CD kém chất lượng, bạn hãy thử thay
thế đĩa CD hay ổ CD khác để xác định lỗi do đĩa hay do ổ đĩa.
3.4. Lỗi do bộ nhớ RAM
Nếu khởi động bằng đĩa CD Hiren’s Boot rồi chạy ghost thì những dữ liệu
cần thiết cho quá trình ghost của bạn sẽ được lưu trong bộ nhớ RAM. Nếu RAM
của máy bạn bị lỗi thì ghost cũng sẽ gặp lỗi khi truy xuất RAM, lúc đó, tốt nhất
là bạn nên thử thay RAM khác.

192
BÀI TẬP THỰC HÀNH

1- Điều kiện thực hiện


1.1- Dụng cụ - Thiết bị:
- Phòng máy tính 25 đến 30 máy.
- 30 đĩa Hiren's Boot CD chứa phần mềm Norton ghost.
1.2 - Các điều kiện khác
Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu prorector
đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính.
2. Trình tự thực hiện

T Nội dung công Yêu cầu


Hình vẽ minh họa
T việc kỹ thuật

1 Sao lưu dữ liệu - Học sinh sao lưu


với NORTON được giữ liệu bằng
GHOST NORTON GHOST
+ Bước 1: Chọn
Start Boot CD

+ Bước 2: Chọn
Disk Clone Tools.
hoặc nhấn số 2,
Enter.

+ Bước 3: Chọn
Norton Ghost 8.3
hoặc nhấn số 2,
Enter để khởi động
phần mềm Norton

193
Ghost.
+ Bước 4: Chọn
Ghost (Normal)

+ Bước 5: Chọn
Local - Partition -
To Image để sao
lưu

+ Bước 6: Chọn ổ
đĩa có phân vùng
cần phục hồi.
Nhấn OK.

+ Bước 7: Chọn
phân vùng cần sao
lưu trên ổ đĩa đã
chọn. Chọn xong
nhấn OK.

194
+Bước 8: Chọn
nơi lưu tập tin .gho

+ Bước 9: Đặt tên


cho tập tin hình
ảnh .gho. Save để
bắt đầu quá trình
sao lưu.

195
+ Bước 10: Chọn
phương thức nén
dữ liệu. Nên chọn
Fast

+Bước 11: Xác

196
nhận việc sao lưu
khi xuất hiện hộp
thoại yêu cầu xác
nhận việc sau lưu.
Nhấn Yes.
+ Bước 12: Kết
thúc và khởi động
lại máy.

2 Phục hồi hệ thống - Học sinh phục


với Norton Ghost hồi được hệ thống
với Norton Ghost

+ Bước 1: Chọn
Start Boot CD
+ Bước 2: Chọn
Disk Clone Tools.
hoặc nhấn số 2,
Enter.

+ Bước 3: Chọn
Norton Ghost 8.3
hoặc nhấn số 2,
Enter để khởi động
phần mềm Norton
Ghost.
+ Bước 4: Chọn
Ghost (Normal)

197
+ Bước 5: Trong
cửa sổ Norton
Ghost, chọn menu
Local - Partition -
From Image.

+ Bước 6: Chọn ổ
đĩa hoặc phân
vùng chứa tập tin
hình ảnh .gho đã
sao lưu chứa nội
dung của phân
vùng cần phục hồi.
+ Bước 7: Chọn
tập tin .gho để
phục hồi phân
vùng. Kích chọn
tập tin đã sao lưu.
Chọn Open.

+ Bước 8: Chọn ổ
đĩa cần phục hồi
cho phân vùng.

198
+ Bước 9: Chọn
phân vùng cần
phục hồi. Nhấn
OK.

+ Bước 10: Nhấn


Yes để xác nhận

Bước 11: Nhấn


nút Restart
Computer để khởi
động lại máy.

Ghost máy tính với định dạng UEFI – GPT


Khi nói đến ghost, đa số mọi người sẽ nghĩ đến việc sử dụng Norton
Ghost cùng với file GHO. Tuy nhiên những năm gần đây, với sự xuất hiện của
các nền tảng mới, phương pháp này đã không còn thực sự phù hợp. Thay vào đó,
mọi người bắt đầu ưa chuộng file ghost định dạng TIB và phần mềm chuyên
dụng Acronis TrueImage, với giao diện trực quan, dễ sử dụng và thích hợp hơn
cho các nền tảng mới. Bởi vậy trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách
ghost máy tính bằng file TIB đầy đủ và chi tiết.
Một số lưu ý trước khi ghost máy tính
- Cân nhắc xem có thật sự cần phải ghost không. Nếu chỉ vì hiệu suất hệ
thống thấp hơn một chút so với ban đầu hoặc gặp một vài lỗi nhỏ, bạn có thể sửa
lỗi hoặc Reset lại Windows thay vì ghost, đặc biệt khi bạn đang sử dụng
Windows có bản quyền.

199
- Nếu máy tính của bạn thuộc đời mới, không nên ghost về Windows 7 vì
có thể không tương thích, hoạt động không ổn định.
- Nhớ sao lưu những dữ liệu quan trọng trước khi ghost.
+ Bước 1: Đầu tiên bạn cần vào Bios và kích hoạt chuẩn UEFI, nếu mới mua
máy tính và chưa chỉnh lần nào thì thường nó đã chọn sẵn chuẩn đó cho chúng
ta rồi.
UEFI thì Enable lên và Disable mục Legacy (CSM).
+ Bước 2: Sau đó bạn cắm USB BOOT đã tạo vào máy tính và vào Win 8 PE
64bit và chia lại ổ cứng nếu như là máy mới mua.

+ Bước 3: Sau khi đã truy cập vào Windows PE 8 thì bạn mở chương
trình Partition Wizard lên để chúng ta thực hiện chuyển đổi ổ cứng từ MBR
sang GPT.

Ghost máy tính với file TIB, sử dụng phần mềm Acronis True Image

200
Sau khi bạn mở phần mềm Acronis True Image ra thì bạn bắt đầu làm từng bước
như sau:
Bước 1:Bạn chọn tab Home => tại phần Recover bạn nhấn vào My
Disks như hình bên dưới.

Bước 2: Bước này bạn hãy chọn đường dẫn đến phân vùng chứa file ghost, ở
đây chúng ta sẽ sử dụng file ghost có định dạng .tib => sau đó nhấn OK để tiếp
tục

Bước 3: Nhấn Next để đi tiếp

201
Bước 4: Chọn Recover whole disk and partition trong phần Recover Method

Bước 5: Tại bước này bạn hãy tích chọn tất cả các phân vùng, chỉ trừ lại duy
nhất “MBR and Track 0” . Nếu như bạn không bỏ chọn phần này thì toàn bộ
dữ liệu trên ổ cứng sẽ bốc hơi hết và bạn đừng quay lại trách mình không nhắc
nhở trước đấy nhé.
Sau đó nhấn Next để tiếp

202
Bước 6: Tại phần Settings of Partition 1-1 bạn hãy nhấn vào New location để
chọn phân vùng bung file ghost.

203
Bước 7: Lúc này sẽ xuất hiện một cửa sổ hiện ra, bạn hãy chọn phân
vùng Unallocated mà bạn đã chuẩn bị trước đó => sau đó nhấn Accept để thực
hiện.

Bước 8: Sau khi đã chọn xong phân vùng thì bạn hãy nhấn Next để tiếp tục.

Bước 9: Làm tương tự như trên, tại giao diện của phần Settings of Partition
G => bạn nhấn vào New lacation như hình bên dưới.

204
Bước 10: Một cửa sổ hiện ra, bạn tiếp tục chọn lại phân vùng Unallocated sau
đó nhấn Accept để chấp nhận.

Bước 11: Nhấn Next để đi tiếp.

205
Bước 12: Chuyển đến giao diện của phần Settings of Partition C => bạn cũng
chọn New location .

Bước 13: Tiếp tục chọn phân vùng Unallocated và nhấn Accept.

206
Bước 14: Nhấn Next để tiếp tục.

Bước 15: Hoàn tất. Bạn hãy nhấn vào Proceed để bắt đầu bung file ghost ra
phân vùng đã chọn.

207
Bước 16: Giờ thì ngồi đợi thôi, một việc đơn giản và nhàm chán nhất quả đất

TẠO FILE TIB CHUẨN UEFI


Bước 1: Bấm chuột chọn My Disks trong phần Back Up để tiến hành tạo file
TIB chuẩn UEFI.

208
Hướng dẫn tạo file TIB chuẩn UEFI cho ổ cứng GPT

Bước 2: Tích chọn vào 2 phân vùng như hình bên dưới, bao gồm phân vùng
khởi động FAT32 và phân vùng chứa hệ điều hành Windows. Sau đó bấm Next.

209
Chọn cả 2 phân vùng được đánh dấu

Bước 3: Chương trình sẽ đưa bạn đến cửa sổ mới. Bạn nhìn xuống hình bên
dưới và làm lần lượt theo các thao tác sau:
- (1) Bấm tích chuột vào dòng Create new backup archive.
- (2) Bấm chuột vào nút Browse.
- (3) Chọn đường dẫn để lưu file TIB và đặt tên cho nó tại khung File
name.
- (4) Bấm chuột chọn OK.
- (5) Bấm chuột vào nút Next.

Tạo file TIB chuẩn UEFI

Bước 4: Bấm chuột vào nút Proceed để chương trình tiến hành tạo file TIB theo
chuẩn UEFI.

210
Bấm vào Proceed để tạo file TIB chuẩn UEFI

211
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Nam Thuận - Lữ Đức Hào (2005); Hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp, cài
đặt nâng cấp bảo trì máy tính đời mới; - Nhà xuất bản: Giao thông vận tải.
2. BILL ZOELLICK & GREG RICCARDI (2003), Lắp Ráp, Cài Đặt & Nâng
Cấp Máy Tính; XUÂN TOẠI (Biên dịch); Nhà xuất bản: Thống kê.
3. NGUYỄN CƯỜNG THANH Hướng Dẫn Lắp Ráp Và Xử Lý sự Cố Máy
Tính Tại Nhà; Nhà xuất bản: Thống kê.
4. Trần Bảo Toàn (2007) Hướng dẫn lắp ráp và cài đặt máy tính - Nhà xuất bản
Đà Nẵng.
5. Nguyễn Thu Thiên (2002 và 2004) – Hướng dẫn kỹ thuật LẮP RÁP – CÀI
ĐẶT – NÂNG CẤP & BẢO TRÌ MÁY VI TÍNH ĐỜI MỚI; Nhà xuất bản :
Thống kê.
6. Lê Minh Long ; Giáo trình Lắp ráp – Cài đặt máy tính_phiên bản 1.0; Nhà
xuất bản: Thống kê.

212

You might also like