Bai Tap Chuong CBHH

You might also like

You are on page 1of 3

BÀI TẬP PHẦN CÂN BẰNG HÓA HỌC

I. Tất cả các bài tập trong Sách Bài tập Hóa lí (Phần Cân bằng Hóa học)
II. Một số bài tập bổ sung
Bài 1. Phản ứng chuyển hóa cacbon đioxit thành metanol: CO2(k) + 3H2(k) CH3OH (k) + H2O(k)
o -1
có H = - 49 kJ.mol và thay đổi không đáng kể trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu.
1. Hãy cho biết ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng trên.
2. Người ta đưa một hỗn hợp gồm CO2 và H2 với tỉ lệ thể tích 1:3 vào một bình chân không và duy trì
ở 298K, khi đó áp suất của hệ phản ứng bằng 1 atm. Biết tại nhiệt độ này hằng số cân bằng của phản
ứng bằng 0,87 atm-2. Tính hiệu suất của phản ứng.
3. Vẫn sử dụng lượng chất ban đầu như câu 2. Để hiệu suất của phản ứng bằng 90%:
a) tại 298K thì phải thực hiện phản ứng tại áp suất bằng bao nhiêu ?
b) dưới áp suất 1 at thì phải thực hiện phản ứng tại nhiệt độ nào ?
4. Trên thực tế người ta thực hiện phản ứng tại T = 500K, P = 60 atm. Tính hiệu suất của phản ứng
trong điều kiện này. Biết hỗn hợp CO2 và H2 được lấy theo đúng hệ số tỉ lượng.

 2 NO2 (k)
Bài 2. Trong điều kiện thích hợp, N2O4 bị phân li theo phương trình: N2O4 (k) 

Cho một lượng N2O4 vào một bình kín, ban đầu không chứa khí. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân
bằng, áp suất trong bình bằng P atm.
a) Thiết lập biểu thức tính Kp theo độ phân li α và áp suất P.
b) Ở 27oC, khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất trong bình bằng 1 atm và hỗn hợp khí
trong bình có tỉ khối so với hiđro bằng 115/3. Tính hằng số cân bằng KP, KC, Kx của phản ứng.
c) Tính Go của phản ứng ở 27oC.
d) Cho 69 gam N2O4 vào bình kín có thể tích 44,8 L ở 27oC. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí ở trạng
thái cân bằng so với hiđro.
e) Cho biết chiều hướng chuyển dịch cân bằng khi:
- Giữ áp suất và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí trơ.
- Giữ thể tích và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí trơ.
Bài 3: Bột PbCO3 và ZnO có thể được sử dụng để làm chất tạo màu trắng. Khi để trong không khí có
mặt khí H2S, chúng có thể phản ứng với H2S theo các phản ứng:
PbCO3(r) + H2S (k)  PbS(r) + CO2 (k) + H2O(k) (1)
ZnO(r) + H2S (k)  ZnS(r) + H2O(k) (2)
a) Tính hằng số cân bằng của các phản ứng (1) và (2) ở 298 K.
b) Tính nồng độ tối đa của H2S (mg/m3) trong không khí ở 298K để các bột màu nói trên không bị hư hại.
c) Trong 2 chất màu nói trên, chất nào ưu thế hơn khi được sử dụng trong môi trường có H2S? Tại sao?
Cho biết: Áp suất khí quyển bằng 1,00 bar; % thể tích của các khí và hơi trong không khí: N2 77,90; O2
20,70; CO2 0,026; H2O (h) 0,40; các khí khác: 1,03.
PbCO3(r) H2S(k) PbS(r) ZnO(r) ZnS(r) CO2(k) H2O(k)
ΔfG°298 (kJ/mol) - 626,0 - 33,0 - 92,6 - 318,0 - 184,8 - 394,2 - 228,5
Màu sắc trắng đen trắng trắng
Bài 4: Khi đun nóng, COCl2 bị phân hủy theo phản ứng: COCl2(k) CO(k) + Cl2(k).
Ở trạng thái cân bằng, độ phân li của COCl2 là , áp suất của hệ là P.

9
a) Thiết lập biểu thức tính KP theo độ phân li α và áp suất P.
b) Ở 600oC và 1,38 bar, độ phân li bằng 0,9. Tính KP, KC và Kx của phản ứng ở điều kiện này.
c) Cho biết chiều hướng diễn biến của phản ứng ở 600oC trong mỗi trường hợp sau:

PCOCl2 (bar) PCO (bar) PCl2 (bar)


Trường hợp 1 1,013 1,013 1,013
Trường hợp 2 1,046 2,027 3,036
Trường hợp 3 1,048 3,039 3,039
d) Biết nhiệt hình thành của các chất:  f H o298,COCl2  242, 61kJ / mol ;  f H o298,CO  110,53kJ / mol
và giả sử nhiệt của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ. Cho biết chiều hướng diễn biến của phản
ứng ở 650oC trong các trường hợp ở ý c).
e) Cho biết chiều hướng chuyển dịch cân bằng khi:
- Thay đổi áp suất của hệ phản ứng.
- Thay đổi nhiệt độ của hệ phản ứng.
- Giữ áp suất và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí Ne.
- Giữ thể tích và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí Ne.
Bài 5: Cho hỗn hợp gồm CO2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 vào bình phản ứng A; cho C3H8 vào bình phản
ứng B. Đun nóng các bình phản ứng đến 527oC. Khi đó xảy ra các phản ứng:
CO2(k) + H2(k)   CO(k) + H2O(k) Kc,A = 0,25 (1)

C3H8(k)   C3H6(k) + H2(k) Kc,B = 1,30.10-3 M (2)
Tại thời điểm cân bằng, bình B chứa 80% C3H8(k) và áp suất trong các bình phản ứng bằng nhau. Biết
các bình phản ứng ban đầu không chứa chất nào khác, các chất đều được coi là khí lí tưởng.
a) Tính nồng độ các chất và áp suất trong bình phản ứng B tại thời điểm cân bằng.
b) Tính nồng độ các chất trong bình phản ứng A tại thời điểm cân bằng.
c) Giữ nguyên nhiệt độ và giảm thể tích các bình phản ứng xuống còn một nửa thể tích ban đầu.
Tính áp suất của mỗi bình phản ứng khi các phản ứng đạt cân bằng.
d) Cho biết chiều hướng chuyển dịch cân bằng (2) khi:
- Giữ áp suất và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí Ar.
- Giữ thể tích và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí Ar.
Bài 6: Khi nung nóng đến nhiệt độ cao PCl5 bị phân li theo phương trình
PCl5 (k) PCl3 (k) + Cl2(k)
a) Cho m gam PCl5 vào một bình dung tích V, đun nóng bình đến nhiệt độ T (K) để xảy ra phản ứng
phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình bằng P. Hãy thiết lập biểu thức của Kp
theo độ phân li  và áp suất P. Thiết lập biểu thức của Kc theo , m, V.
b) Trong thí nghiệm 1 thực hiện ở nhiệt độ T1 người ta cho m gam PCl5 vào bình dung tích V1. Sau
khi đạt tới cân bằng đo được P1 = 2,700 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđro bằng
68,862. Tính 1 và Kp1.
c) Trong thí nghiệm 2 giữ nguyên lượng PCl5 và nhiệt độ như ở thí nghiệm 1 nhưng thay dung tích
V
là V2 thì đo được áp suất cân bằng là P2 = 0,500 atm. Tính tỉ số 2 .
V1
d) Trong thí nghiệm 3 giữ nguyên lượng PCl5 và dung tích bình V1 như ở thí nghiệm 1 nhưng hạ
nhiệt độ của bình đến T3 = 0,9 T1 thì đo được áp suất cân bằng là P3 = 1,944 atm. Tính Kp3 và 3. Từ
đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay tỏa nhiệt.
Cho: Cl = 35,453 ; P = 30,974 ; H = 1,008 ; Các khí đều là khí lí tưởng.

10
Bài 7: Ở 400 K, NaHCO3 bị phân hủy theo phản ứng:

 Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)
2NaHCO3(r) 
 (*)
o o
a) Tính H 298 , S
298 của phản ứng (*).
b) Giả sử H o và So của phản ứng không phụ thuộc nhiệt độ. Tính G o và hằng số cân bằng KP
của phản ứng (*) tại 400 K.
c) Cho 8,4 gam NaHCO3(r) vào một bình có thể tích có thể thay đổi được và giữ bình ở 400 K. Tính
thành phần của hệ (theo số mol) và áp suất của bình nếu thể tích của bình lần lượt là 1,2 L và 0,5 L.
Cho biết:
Chất NaHCO3(r) Na2CO3(r) CO2(k) H2O(k)
o
Nhiệt hình thành chuẩn ở 298K, H ht,298 (kJ/mol) -947,7 -1130,9 -393,5 -241,8
Entropi chuẩn ở 298 K, So298 (J/K.mol) 102,09 135,98 213,68 188,72

Bài 8: Ở 1020 K, hai phản ứng sau có thể diễn ra đồng thời:
C(r) + CO2(k) 2CO(k) (1) KP1 = 4 atm
Fe(r) + CO2(k) CO(k) + FeO(r) (2) KP2 = 1,25
Xét hệ gồm hai phản ứng trên.
1. Chỉ ra rằng áp suất riêng phần của CO và CO2 (và do đó áp suất toàn phần của hệ) ở trạng thái cân
bằng có giá trị xác định không phụ thuộc vào trạng thái đầu của hệ.
2. Cho vào bình kín dung tích V = 20 lít (không đổi) ở 1020 K, 1 mol Fe, 1 mol C và 1,2 mol CO2.
Tính số mol mỗi chất trong hệ tại thời điểm cân bằng?
Bài 9:
1. Người ta nung nóng đến 800oC một bình chân không thể tích 1 lít chứa 10,0 gam canxi cacbonat và
5,6 gam canxi oxit. Hãy tính số mol khí cacbonic có trong bình. Muốn cho lượng canxi cacbonat ban
đầu phân huỷ hết thì thể tích tối thiểu của bình phải bằng bao nhiêu? Biết tại nhiệt độ đó khí CO2 trong
bình có áp suất là 0,903 atm .
2. Tại 20oC, phản ứng: H2 (k) + Br2 (lỏng) 2 HBr (k) (1)
16
có hằng số cân bằng Kp = 9,0 .10 . Kí hiệu (k) chỉ trạng thái khí.
a) Hãy tính Kp của phản ứng: H2 (k) + Br2 (k) 2 HBr (k) (2)
o
tại 20 C và áp suất PBr2 (k ) = 0,25 atm
b) Hãy cho biết sự chuyển dịch cân bằng hoá học của phản ứng (2) nếu giảm thể tích bình phản ứng
ở hai trường hợp:
i) trong bình không có Br2 (lỏng).
ii) trong bình có Br2 (lỏng).

11

You might also like