You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ NGÀY 31/1/2024

Bài 1: Một bồn hoa hình tròn có chu vi 31,4m. Người ta mở rộng bồn hoa để có
một bồn hoa mới có hình tròn rộng hơn (hình vẽ), tính diện tích đã mở rộng
thêm.

Giải

Đường kính bồn hoa ban đầu là: 31,4 : 3,14 = 10 (m)

Bán kính bồn hoa ban đầu là: 10 : 2 = 5 (m)

Diện tích bồn hoa ban đầu là: 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (m2)

Bán kính bồn hoa sau khi mở rộng là: (10 + 4) : 2 = 7 (m)

Diện tích bồn hoa mới là: 7 x 7 x 3,14 = 153,86(m2)

Diện tích đã mở rộng thêm là: 153,86– 78,5 = 75,36 (m2)

Đáp số: 75,36m2

Bài 2: Bồn hoa gồm một hình chữ nhật và hai nửa hình tròn (như hình vẽ). Biết
hình chữ nhật có chu vi là: 39,6m. Chiều dài hơn chiều rộng là 12,2m. Hãy tính
diện tích của bồn hoa.
Giải

Ta thấy diện tích bồn hoa bằng tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích hai
nửa hình tròn. Mà hai nửa hình tròn ghép lại thành một hình tròn có đường
kính bằng chiều rộng hình chữ nhật.

Nửa chu vi hình chữ nhật là: 39,6 : 2 = 19,8 (m)

Chiều dài hình chữ nhật là: (19,8 + 12,2) : 2 = 16 (m)

Chiều rộng hình chữ nhật là: 19,8 – 16 = 3,8 (m)

Diện tích hình chữ nhật là: 16 x 3,8 = 60,8 (m2)

Bán kính hình tròn là: 3,8 : 2 = 1,9 (m)

Diện tích hình tròn là: 1,9 x 1,9 x 3,14 = 11,3354 (m2)

Diện tích bồn hoa là: 60,8 + 11,3354 = 72,1354 (m2)

Đáp số: 72,1354m2

Bài 3. Một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 15
cm và chiều cao 10cm. Bạn Bình dán giấy màu đỏ vào các mặt xung quanh và
dán giấy màu vàng vào hai mặt đấy của hộp đó (chỉ dán mặt ngoài). Hỏi diện
tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu xăng - ti -mét vuông?

Giải

Chu vi mặt đáy chiếc hộp là: (20 + 15) x 2 = 70 (cm)

Diện tích giấy màu đỏ cần dùng để dán hết các mặt xung quanh là:

70 x 10 = 700 (cm2)

Diện tích mỗi mặt đáy của chiếc hộp là: 20 x 15 = 300 (cm2)
Diện tích giấy màu vàng cần dùng để dán hai mặt đáy của chiếc hộp là:

300 x 2 = 600 (cm2)

Vậy diện tích giấy màu đỏ lớn hơn giấy màu vàng và lớn hơn số xăng – ti – mét
vuông là: 700 – 600 = 100 (cm2)

Đáp số: Diện tích giấy màu đỏ lớn hơn giấy màu vàng và lớn hơn 100cm2

Bài 4. Một khối gỗ dạng hình lập phương có diện tích toàn phần là 294dm2.
Biết 1dm3 gỗ đó cân nặng 1,5kg. Hỏi cả khối gỗ đó cân nặng bao nhiêu ki - lô -
gam?

Giải

Diện tích mỗi mặt của khối gỗ hình lập phương là: 294 : 6 = 49 (dm2)

Ta có: 49 = 7 x 7. Vậy cạnh hình lập phương dài 7dm.

Thể tích khối gỗ hình lập phương là: 7 x 7 x 7 = 343 (dm3)

Khối gỗ nặng số ki – lô – gam là: 1,5 x 343 = 514,5 (kg)

Đáp số: 514,5kg

Bài 5. Một căn phòng hình hộp chữ nhật dài 4,2m, rộng 3,6m và cao 3,4m.
Người ta muốn quét vôi tường và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao
nhiêu mét vuông, biết rằng tổng diện tích các cửa bằng 5,8m2.

Giải

Diện tích cần quét vôi bao gồm tường là các mặt xung quanh và trần nhà là
mặt đáy của căn phòng hình hộp chữ nhật trừ đi tổng diện tích các cửa.
Chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật là: (4,2 + 3,6) x 2 = 15,6 (m)
Diện tích xung quanh của căn phòng là: 15,6 x 3,4 = 53,04 (m2)
Diện tích trần nhà là: 4,2 x 3,6 = 15,12 (m2)
Diện tích cần quét vôi là: 53,04 + 15,12 – 5,8 = 62,36 (m2)
Đáp số: 62,36m2
Bài 6. Một bể cá cảnh hình hộp chữ nhật có chiều 1,2m, chiều rộng 0,4m và
chiều cao 0,6m. Mực nước trong bể cao 35cm. Sau khi thả hòn non bộ vào
trong bể thì mực nước trong bể cao 47cm. Tính thể tích hòn non bộ.

Giải
Cách 1
Đổi 1,2m = 120cm; 0,4m = 40cm; 0,6m = 60cm.
Thể tích lượng nước có trong bể là: 120 x 40 x 35 = 168 000 (cm3)
Thể tích cả nước và hòn non bộ là: 120 x 40 x 47 = 225 600 (cm3)
Thể tích hòn non bộ là: 225 600 – 168 000 = 57 600 (cm3)
Đáp số: 57 600 cm3
Cách 2
Đổi 35cm = 0,35m; 47cm = 0,47m
Sau khi thả hòn non bộ vào thì chiều cao mực nước tăng thêm là:
0,47 – 0,35 = 0,12 (m)
Thể tích hòn non bộ là: 1,2 x 0,4 x 0,12 = 0,0576 (m3)
Đáp số: 0,0576m3

Bài 7. Xếp 343 hình lập phương nhỏ thành một hình lập phương lớn, sau đó tô
màu toàn bộ 6 mặt của hình lập phương lớn. Hỏi có bao nhiêu hình lập phương
nhỏ được sơn 3 mặt, 2 mặt, 1 mặt và có bao nhiêu hình lập phương nhỏ
không được sơn mặt nào ?
Giải
Ta có: 343 = 7 x 7 x 7. Vậy mỗi cạnh hình lập phương lớn có thể xếp được 7 hình
lập phương nhỏ.
+) Các hình lập phương nhỏ được sơn 3 mặt nằm ở các đỉnh. Vậy có 8 hình
lập phương nhỏ được sơn 3 mặt.
+) Các hình lập phương nhỏ nằm ở các cạnh của hình lập phương lớn (trừ
đỉnh) được sơn 2 mặt.
Số hình được sơn 2 mặt là: (7 – 2) x 12 = 60 (hình)
+) Các hình lập phương nhỏ nằm ở các mặt của hình lập phương lớn không
giáp cạnh được sơn 1 mặt.

Số hình được sơn 1 mặt là: (7 – 2) x (7 – 2) x 6 = 150 (hình)

+) Các hình lập phương nhỏ nằm bên trong không được sơn mặt nào.

Số hình không được sơn mặt nào là: (7 – 2) x (7 – 2) x (7 – 2) = 125 (hình)

Đáp số: +) 8 hình sơn 3 mặt

+) 60 hình sơn 2 mặt

+) 150 hình sơn 1 mặt

+) 125 hình không sơn mặt nào

You might also like