You are on page 1of 20

Câu 1: Sưu tầm 50 bài ca dao

1.
Thân em như tấm lụa đào
Còn nguyên hay đã xé vuông nào cho ai
Em vin cành trúc, em dựa cành mai
Đông đào tây liễu biết lấy ai bạn cùng.

2.
● Anh đi em ở lại nhà
Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ
Lầm than bao quản muối dưa
Anh đi anh liệu chen đua với đời.

3.
●Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử
Vợ thương chồng lên đứng núi Vọng Phu Chiều chiều bóng xế,
trăng lu
Nghe con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu mới gặp chàng.

4.
● Phấn son tô điểm sơn hà
Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!

5.
● Tháng ngày tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

6.
● Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đạo cương thường chớ đổi đừng thay
Dẫu có làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày ta cũng theo nhau.

7.
● Trăng tròn chỉ một đêm rằm
Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi.

8.
● Sao ba đã đứng ngang đầu
Em còn ở mãi làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận em là gái được là bao nhiêu.

9. Đói lòng ăn nắm lá sung


Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.

10.
● Cô kia đội nón đi đâu
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi.

11.
● Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con.

12.
● Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường.

13.
● Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.

14.
● Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm.

15.
● Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

16.
● Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

17.
● Sáng ngày tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

18.
● Trăng tròn chỉ một đêm rằm
Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi.

19.

● Chồng em áo rách em thương


Chồng người áo gấm , xông hương mặc người.

20.
● Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

21.
● Tiếc thay nước đục mà đựng chậu thau
Cái mâm chữ triệu đựng rau thài lài
Tiếc người da trắng tóc dài
Đương xuân cha mẹ ép nài lấy lão sáu mươi
Vô duyên, vô phúc!
Múc phải anh chồng già
Ra đường người hỏi cha hay chồng ?
Nói ra đau đớn trong lòng
Ấy cái nợ truyền kiếp, có phải chồng em đâu!

22.
● Thân em làm lẽ chẳng hề
Có như chính thất mà lê giữa giường
Tối tối chị giữ mất buồng
Chị cho mảnh chiếu nằm suông nhà bò.

23.
● Cô kia đội áo đi đâu?
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt gớm ghê
Tôi ở chẳng được tôi về nhà tôi.

24.
● Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái ôm lưng lão già
Ông ơi, ông buông tôi ra
Kẻo ai trông thấy, người ta chê cười
Trách lòng cha mẹ vụng toan
Bông búp không bán để tàn ai mua.

25.
● Thầy mẹ em tham bạc tham tiền
Tham con lợn béo, cấm duyên em già
Để đến nay anh cưới em một nửa con gà
Dăm ba sợi bún, một vài hột xôi.

26.
● Trách duyên lại giận trăng già
Se tơ lầm lỗi hoá ra chỉ mành
Biết ai than thở sự tình
Chẳng qua mình lại biết minh mà thôi.

27.
● Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm tơ tưởng ngỡ ông láng giềng.

28.
● Nói thương cha mẹ biểu không
Nói chẳng bằng lòng cha mẹ biểu ưng.

29.
● Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.

30.
● Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.

31.
● Chửa chồng nón thúng quai thao
Chồng rồi nón rách quai nào thì quai
Chửa chồng yếm thắm đeo hoa
Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành.

32.
● Tưởng rằng cây cả bóng cao
Em ghé mình vào trú nắng đỡ mưa
Ai ngờ cây cả lá thưa
Ngày nắng rát mặt, ngày mưa ẩm đầu.

33.
● Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Mỗi người một nợ cầm tay


Đời xưa nợ vợ, ngày nay nợ chồng.

34. Công cha như núi ngất trời


Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
35. Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm công cha nghĩa mẹ
36. Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
37.
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.
Đố ai đếm được vì sao,
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
38. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
39. Đi đâu mà bỏ mẹ già,
Gối nghiêng ai sửa,
Chén trà ai dâng?
40. Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
41. Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
42. Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
43. Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao
44. Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình
45. Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi
46. Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
47. Mẹ ngoảnh đi, con dại,
Mẹ ngoảnh lại, con khôn
48. Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.
49. Trời cao, biển rộng, đất dày,
Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
50. Chim trời ai dễ đếm lông, Nuôi con ai dễ kể công tháng
ngày.

Câu 2: Trình bày 1 khía cạnh trong nội dung ca dao:


Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta luôn gắn liền với những
nỗi niềm của người nông dân. Ca dao, tục ngữ là tiếng lòng của những
người nông dân lao động thấp cổ bé họng trong thời kỳ phong kiến

Đặc biệt, trong xã hội xưa thân phận người phụ nữ luôn bị xem
thường, coi nhẹ bởi toàn xã hội điều “trọng nam khinh nữ”.

Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. Ảnh
hưởng của quan niệm Nho giáo cổ hủ, người phụ nữ xưa phải tuân
theo Tam tòng Tứ đức. Trong đó Tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử” có nghĩa rằng người con gái khi còn ở
với cha mẹ thì phải nghe lời cha mẹ sắp đặt, khi lấy chồng thì phải
theo chồng, nếu chồng mất rồi thì phải nghe theo con. Câu nói này đã
thể hiện được sự lệ thuộc của những người phụ nữ khi phải sống trong
một xã hội mà người phụ nữ luôn bị khinh rẻ, coi bạc.

Người phụ nữ khi còn sống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành, khi
chưa lấy chồng thì theo cha. Người cha quyết định mọi việc của con
gái, từ công việc, cuộc sống cho đến hạnh phúc còn người mẹ chỉ giữ
vai trò thứ yếu vì bản thân cũng là người phụ nữ phụ thuộc vào người
chồng. Người con gái không có quyền quyết định hôn nhân, hạnh
phúc của mình. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được
ví như “chim trong lồng, cá trong chậu”.

Thân em như dải lụa đào


Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như cá rô mề

Lao xao giữa chợ biết về tay ai


Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Đọc câu ca dao người ta lại bỗng thấy xót xa, đau đớn khi số phận của
người phụ nữ lại được ví như một tấm lụa, một loại hàng hóa, dẫu có
đẹp đẽ trân quý, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một món hàng mặc sức
cho người ta lựa chọn, định giá. Thân phận đàn bà khi ấy rất đúng với
câu “phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai”.

Lấy chồng chẳng biết mặt chồng

Đêm nằm tơ tưởng ngỡ ông láng giềng

Nói thương cha mẹ biểu không


Nói chẳng bằng lòng cha mẹ biểu ưng.

Sụt sùi tủi phận hờn duyên


Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.

Mẹ em tham thúng xôi rền


Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Thời xưa “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, họ nào được phép làm chủ
bản thân, lựa chọn hạnh phúc cuộc đời mình. Câu ca dao trên còn cho
thấy sự lệ thuộc thân phận, cuộc đời long đong, lận đận, trôi nổi, vô
định, không biết sẽ đi về đâu của người phụ nữ.

Cùng với đó, sự lệ thuộc, số phận nổi trôi của người phụ nữ còn
được thể hiện rõ nét qua bài ca dao:

Thân em như thể quả đa

Gió lay rụng xuống, người ta giày vò

“Thân em như chổi đầu hè


Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

Ở bài ca dao này, hình ảnh người phụ nữ được so sánh với “chổi đầu
hè” - một loại chổi không chỉ xấu về hình thức mà nó còn được dùng
để quét dọn ngoài đường. So sánh người phụ nữ với “chổi đầu hè” đã
gợi lên sự rẻ rúng của họ nhưng tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở
đó, nhân dân ta đã cho thấy người phụ nữ bị những người đàn ông
khinh thường, chà đạp, vùi dập một cách tàn nhẫn, không thương tiếc.
Điều đó đã được thể hiện chân thực và rõ nét qua hàng loạt các hình
ảnh “chùi chân”, “vứt ra sân”,...

-Người phụ nữ không chỉ không có quyền quyết định hôn nhân của
mình, mà khi lấy chồng xa, họ còn gần như không được về thăm nhà.
Nỗi nhớ nhà, tha hương của người con gái phải đi lấy chồng xa
luôn ngóng trông về quê mẹ gợi lên trong ta nỗi buồn thương sâu
sắc:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Con gái mà gả chồng xa

Một là mất giỗ, hai là mất con.

Hoài con mà gả chồng xa

Ba sào ruộng chéo, chẳng ma nào cày

Thiếp than phận thiếp còn thơ,

Lấy chồng xa xứ, bơ vơ một mình

Chiều chiều chim kêu rét chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Thuyền không trở lái về Đông?


Con đi lấy chồng bỏ mẹ cho ai?

-Có những người phụ nữ may mắn khi chồng chỉ lấy một vợ, nhưng
cũng có rất nhiều người phải chịu kiếp chồng chung, đàn ông thời xưa
năm thê bảy thiếp, họ không được yêu thương trân trọng, khó tránh
khỏi cảnh chăn đơn gối chiếc. Đặc biệt là những người vợ lẽ, không
chỉ chịu sự coi khinh từ mọi người mà còn chịu sự chèn ép từ vợ cả:

Đêm đêm riêng giữ phòng không

Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng một thân

Thân em làm tốt làm lành

Lấy chồng làm lẽ như giành thủng trôn

Chém cha cái kiếp chồng chung

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Thân em đi lấy chồng chung


Khác nào như cái bung xung chịu đòn

Thân em làm lẽ vô duyên


Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời

Ai ơi ở vậy cho rồi

Còn hơn làm lẽ chồng người khổ ta

Lấy chồng làm lẽ khổ thay,


Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công.
Đến tối chị giữ lấy chồng,
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.

-Người phụ nữ đi lấy chồng còn phải chịu kiếp nạn “mẹ chồng nàng
dâu”. Vẫn luôn có những người mẹ chồng thương con dâu như con
ruột, nhưng bên cạnh đó phần lớn là những người mẹ chồng đối xử hà
khắc, cay nghiệt với con dâu bởi lẽ “khác máu tanh lòng”. Người phụ
nữ không chỉ phải cung phụng, chăm sóc chồng mà còn phải hầu hạ,
làm trâu làm ngựa cho nhà chồng, chịu sự hạch sách, ghét bỏ của mẹ
chồng:

Trời mưa ướt lá đài bi

Con mẹ mẹ xót, xót gì con dâu

Thật thà như thể lái trâu

Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng


Làm dâu cực nhọc long đong

Khuya còn giã gạo lưng không được nằm

Theo không chẳng tốn một đồng

Làm dâu chí nguyện, mẹ chồng còn chê

Lồng cồng như mẹ chồng xới xôi

Bát đầy thì ít, bát vơi thì nhiều.

-Trong xã hội cũ, người phụ nữ luôn chịu áp lực từ việc sinh nở, bởi
nó liên quan trực tiếp đến việc hương khói tổ tiên, nối dõi tông đường.
Một người phụ nữ mà không đẻ được con trai sẽ bị mọi người khinh
rẻ, chịu sự ghẻ lạnh hắt hủi từ chính người chồng và nhà chồng, sẽ bị
nói là “gái độc không con”. Thậm chí có những người vợ vì không đẻ
được con trai mà phải trơ mắt nhìn chồng cưới người khác:

Có chồng mà chẳng có con,

Khác chi hoa nở trên non một mình


-Người con gái trong bài ca dao H'mông này đang than thân trách
phận mình khi "xuất giá tòng phu''. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh
phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật
suốt đời "theo ách" như trâu mang. Đến con trâu, con bò còn có mùa
làm, mùa nghỉ, nhưng người làm dâu, làm vợ chỉ có thể quần quật làm
quanh năm.

Năm nay em đi làm dâu


Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.

Như vậy, thông qua những câu hát than thân, chúng ta có thể thấy rõ
thân phận đầy bi kịch của người phụ nữ; đồng thời thấy rõ vẻ đẹp tâm
hồn, cũng như tiếng nói phản kháng của họ trước một xã hội đầy rẫy
những ngang trái luôn vùi dập số phận, cuộc đời của họ.

Thế giới ca dao không chỉ tràn ngập những tiếng hát ngợi ca, yêu
thương mà còn chứa đựng những tiếng khóc thầm, ngậm ngùi, than
thân trách phận của những người phụ nữ. Đó cũng chính là những câu
ca làm nên giá trị nhân đạo, nhân văn vô cùng cao đẹp trong nền văn
học dân gian.

Câu 3:
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Thân em như miếng cau khô


Người khôn tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như giếng giữa đàng


Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như miếng bánh xèo


Nằm trên chạn bếp, biết mèo nào tha.

Thân em tựa một cánh hồng


Nổi trôi giữa cảnh mênh mông đất trời.

1.Nội dung ca dao:

Những bài ca dao trên đều thuộc ca dao sinh hoạt. Thuộc bộ phận ca
dao sinh hoạt gia đình: Tiếng hát than thân của người phụ nữ.

2.Nghệ thuật

-Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng thể hiện rất rõ được nỗi niềm,
tâm tình của con người gửi gắm vào trong ca dao.

-Chùm ca dao trên ban đầy đủ những đặc điểm thi pháp của thể loại
ca dao, thể hiện ở các yếu tố: nhân vật trữ tình, không gian thời gian
nghệ thuật, kết cấu, thể thơ, những thủ pháp nghệ thuật….

+ nhân vật trữ tình của ca dao dù là chàng trai, cô gái hay những
người phụ nữ làm dâu, là mẹ, là vợ mỗi khi cất tiếng ca hướng về
cuộc đời mình chỉ thấy buồn, thấy khổ phải thấy tủi. Và khi đó, tiếng
ca cất lên bằng tiếng hát than thân, phản kháng tràn ngập thứ tâm lý
buồn bã, đau thương, oán trách”

Năm câu ca dao trên đều có những nhân vật trữ tình là người phụ nữ,
năm bài ca dao nhắc đến các nhân vật khác nhau, những đối tượng
khác nhau vắng mặt có thể là qua đại từ “ai”

Những người phụ nữ ở đây đều lên tiếng xót thương cho thân phận
nhỏ bé mong manh của bản thân mình đều phải phụ thuộc dòng đời
xô đẩy.

+ Không gian và thời gian nghệ thuật: Không gian và thời gian
nghệ thuật là hai phạm trù quan trọng trong lý luận văn học, thể hiện
cách tổ chức và biểu hiện thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm.
Trong các bài ca dao thân em, không gian và thời gian nghệ thuật có
những đặc trưng sau:

Không gian nghệ thuật trong các bài ca dao thân em thường là không
gian trần thế, đời thường, gắn liền với làng quê Việt Nam, với những
hình ảnh quen thuộc như cây đa, bến nước, sân đình, đình chùa, nhà
tranh, v.v. Đây là không gian vật lý, khách quan, phản ánh đời sống
xã hội, văn hóa, lịch sử của người Việt Nam xưa. Tuy nhiên, không
gian nghệ thuật trong các bài ca dao thân em cũng có tính tâm lý, chủ
quan, biểu tượng, phụ thuộc vào tâm trạng, tình cảm, tư tưởng của
người phụ nữ. Không gian nghệ thuật trong các bài ca dao thân em có
thể là không gian tâm trạng, không gian tượng trưng, không gian so
sánh, không gian ẩn dụ, v.v.

Không gian tâm trạng: Là không gian biểu hiện tâm trạng, cảm xúc
của người phụ nữ thông qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, v.v.
Không gian tâm trạng thường có sự đồng điệu, đồng cảm giữa thiên
nhiên và con người.

-Kết cấu và thể thơ: Các bài ca dao thân em thường có cấu trúc đối
xứng, đối lập, đồng điệu, lặp đi lặp lại, tạo nên sự cân đối, hài hòa,
sinh động, sâu sắc. Các bài ca dao thân em thường có hai phần: phần
đầu là phần mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, giới thiệu chủ thể, hình
ảnh, tình cảm của người phụ nữ; phần sau là phần kết luận, bày tỏ ý
nghĩa, tư tưởng, quan điểm của người phụ nữ về cuộc sống, tình yêu,
hôn nhân, gia đình, xã hội

Các bài ca dao than thân đều được viết bằng thể thơ lục bát. Thể thơ
lục bát có hai câu, câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng, nhịp 2/2/2/2,
4/4/3/3. Thể thơ này có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ thuộc,
dễ nhớ, phù hợp với việc thể hiện những tâm trạng, cảm xúc của con
người, đặc biệt là tâm trạng buồn thương, u uất

-Sử dụng mô típ quen thuộc: “Thân em như…”, lặp lại ở mỗi câu
mở đầu, tạo sự liên kết giữa các câu ca và nhấn mạnh sự so sánh ẩn
dụ.

-Các biện pháp tu từ:

Dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ biểu tượng, lấy từ cuộc sống đời thường
hoặc từ thiên nhiên, vũ trụ, để miêu tả vẻ đẹp, tính cách, hoàn cảnh
của người phụ nữ. Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với
giọng điệu ca dao dân gian, dễ nhớ, dễ hát.Sử dụng từ lóng, câu hỏi tu
từ, để tăng thêm sự hấp dẫn, gợi mở và lên án xã hội phong kiến.

*Giá trị của bài ca dao:


Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ, không chỉ về hình thể mà còn về
tâm hồn, tình cảm, đức hạnh.

Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người phụ nữ cùng số phận lênh
đênh, khổ sở, bị chà đạp bởi xã hội phong kiến.

Bài ca dao bắt đầu bằng cụm “Thân em” là một tác phẩm nghệ thuật
cao, phản ánh tâm lý, tình cảm, tư tưởng của người phụ nữ Việt Nam
trong quá khứ, có giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn

You might also like