You are on page 1of 6

BÀI 1

BẤM DÂY MẠNG VÀ KẾT NỐI MẠNG LAN


1. Mục đích thực tập
a) Tìm hiểu về các chuẩn bấm dây mạng (chuẩn A, B, cáp thẳng, cáp chéo…)
b) Tìm hiểu về các thiết bị phần cứng lớp 1 và lớp 2 (Hub, Switch)
c) Tìm hiểu cấu trúc mạng LAN Ethernet
d) Tìm hiểu phần mềm truyền file, truyền dữ liệu
e) Tìm hiểu một số tiện ích khác khi kết nối các máy tính vào mạng
2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
- Kìm bấm dây mạng, dây mạng UTP, đầu Jack RJ45
- Switch và Bộ test cáp mạng
- Máy tính PC có sẵn card mạng, cài đăt sẵn một số phần mềm truyền file, truyền dữ
liệu hoặc Laptop cá nhân.
3. Nội dung thực tập
3.1.Tìm hiểu lý thuyết
- Tìm hiểu kiến thức cơ bản về mạng LAN có dây
- Tìm hiểu về các chuẩn bấm dây mạng (chuẩn A, chuẩn B)
- Tìm hiểu và ứng dụng các phầm mềm truyền dữ liệu như Teamviewer để thực hiện
truyền file.
- Tìm hiểu một số lệnh và một số tiện ích có sẵn trong Windows như Ping, share dữ
liệu, tường lửa…
3.2.Thực nghiệm
a) Kết nối hai PC với nhau bằng cáp chéo
- Mỗi nhóm chia thành từng cặp (hai người ngồi cạnh nhau), thực hiện việc bấm dây
mạng: cáp thẳng và cáp chéo theo chỉ dẫn của giảng viên hoặc xem tại
https://www.youtube.com/watch?v=0vZs5oHyzgU.
- Lấy các dây cáp vừa bấm xong, sử dụng bộ test dây mạng để kiểm tra xem dây đã
được bấm chuẩn hay chưa?
- Lấy dây cáp chéo vừa bấm xong kết nối hai PC cạnh nhau để kiểm tra xem đèn
trên card mạng có sáng không? đảm bảo dây đã được bấm đúng.

Hình 1.1 : Khai báo địa chỉ IP tĩnh cho máy tính
- Khai báo địa chỉ IP tĩnh cho hai PC như sau: (sử dụng dải địa chỉ 192.168.N.X)
với N là số thứ tự nhóm (N=1÷4), X là số thứ tự trong danh sách nhóm. Sử dụng
Subnet mask là 255.255.255.0, hoặc sinh viên có thể sử dụng các subnet mask
khác và giải thích sự khác nhau khi sử dụng các subnet mask này. Địa chỉ default
gateway có thể cho trỏ chéo sang nhau hoặc cùng trỏ tới một địa chỉ chung.
- Vào Run\cmd\ipconfig để kiểm tra lại địa chỉ IP mà vừa khai báo
- Sử dụng lệnh Ping trong cửa sổ cmd để gửi gói tin sang máy của người ngồi kế
bên (nối dây với máy của mình) để kiểm tra xem hai máy đã thông với nhau
chưa ?

Hình 1.2 : Sử dụng lệnh Ping giữa hai máy tính


- Sử dụng lệnh ipconfig/all để xem đầy đủ thông tin về địa chỉ MAC, địa chỉ IP và
một số tham số khác.
- Trên ổ D của mỗi máy tính tạo một thư mục \Thuchanh sau đó chia sẻ thư mục
này cho máy tính bên kia có thể truy cập vào.

Hình 1.3 : Cho phép tính năng Remote Desktop


- Sử dụng tiện ích Remote Desktop trên Windows truy nhập vào máy bên cạnh để
làm việc trên cửa sổ của máy đó. Tuy nhiên để có thể thực hiện được Remote
Desktop thì trên máy đầu xa phải được cài và cho phép tiện ích đó.
- Để cho phép các máy khác có thể Remote Desktop vào máy của mình ta kích chọn
như Hình 1.3.
Hình 1.4 : Khởi chạy ứng dụng Remote Desktop
- Cửa sổ như sau: nhập địa chỉ của máy muốn truy nhập, và username, password là
có thể truy nhâp vào được.

- Tiếp đến sử dụng phần mềm Teamviewer để kết nối hai máy tính với nhau trong
mạng LAN để thực hiện việc Chat, truyền file, truyền dữ liệu...So sánh sự giống
và khác nhau giữa việc sử dụng Remote Desktop và Teamviewer.
b) Kết nối hai PC sử dụng Hub, Switch hoặc modem ADSL
- Sử dụng cáp thẳng vừa bấm ở trên kết nối hai PC với Hub/Switch/modem, kiểm
tra xem đèn kết nối có sáng không? đảm bảo dây mạng đã được bấm đúng. Khai
báo địa chỉ IP tĩnh cho hai PC trong trường hợp sử dụng (Hub/Switch) hoặc để chế
độ tự động nhận địa chỉ IP trong trường hợp sử dụng modem ADSL (có tính năng
DHCP).
- Thực hiện lệnh Ping, và sử dụng phần mềm truyền dữ liệu giống như các bước
trên.
- So sánh việc đặt địa chỉ IP tĩnh và IP động, nêu ưu nhược điểm của mỗi loại.
c) Đổi tên máy tính, tên nhóm, địa chỉ IP của máy tính
- Khởi động hệ điều hành Windows 7/hoặc cao hơn
- Đăng nhập vào máy với tài khoản người quản trị:
+ User Name: thuctap
+ Password: <thuctap>
- Nhấp chuột phải lên biểu tượng My Computer\Chọn Properties\Chọn Advanced
system settings/Computer Name cho phép thay đổi thông tin về Tên (Computer
Name) và tên Miền (Domain) hay Tên nhóm (Workgroup):
+ Hãy đổi tên máy thành: PZMXX, Với Z là số hiệu của phòng mà bạn đang
thực tập, XX là số thứ tự của sinh viên trong danh sách nhóm. Ví dụ bạn có
số thứ tự 10 trong danh sách nhóm, phòng P3 thì tên máy của bạn sẽ là:
P3M10
+ Đổi tên nhóm (Workgroup) thành: NhomN, với N là số thứ tự nhóm thực
tập của bạn
- Chọn Network and Internet/View network status and tasks/Change adapter
settings để mở cửa sổ cấu hình thay đổi địa chỉ IP cho máy tính:
+ Đặt địa chỉ IP của máy theo giải địa chỉ lớp B: 172.16.N.XX/255.255.0.0,
Với N là số thứ tự của nhóm thực hành của bạn, XX là số thứ tự của bạn
trong danh sách nhóm. Ví dụ bạn thuộc nhóm 2 và có số 10 trong danh sách
nhóm, khi đó sẽ đặt địa chỉ IP là 172.16.2.10
d) Tạo tài khoản cục bộ
Đăng nhập vào máy tính Windows 7 với tài khoản thuctap.
Kích chuột phải vào Mycomphuter chọn Mannage->Local Uers and Groups
- Mở thư mục System Tools\Local User and Groups\Users:
- Liệt kê danh sách những người dùng đang có trong hệ thống.
- Nhấp chuột phải lên thư mục Users\Chọn New User cho phép tạo người
dùng mới
- Giả sử bạn tên là Nguyễn Văn A, hãy tạo tài khoản cho bạn với các thông
tin sau:
+ User name: nvA
+ Full name: Nguyen Van A
+ Description: Sinh vien thuc tap
+ Password: <Tuy chọn của bạn>: abc123456
+ Là thành viên của nhóm Administrator (Chọn thẻ Member of)
Logoff ra khỏi hệ thống (Chọn Start\ Shutdown\Log off ...)
Đăng nhập lại với tài khoản: nvA vừa được tạo
Tạo thêm hai tài khoản mới:
+ Tài khoản có tên user thuộc nhóm Users
+ Tài khoản superman thuộc nhóm Administrators
Lần lượt đăng nhập vào hệ thống bằng các tài khoản user và superman. Mỗi lần
đăng nhập thực hiện việc sửa đổi giờ hệ thống. Ghi nhận lại trường hợp nào thành công,
trường hợp nào thất bại.
e) Thay đổi thông tin về tài khoản
- Đăng nhập vào máy Windows 7 bằng tài khoản thuctap
- Mở cửa sổ Computer management\Mở thư mục Users. Nhấp chọn lên tài khoản
user đã tạo:
- Nhấp chuột phải lên người dùng user\Chọn Set password để đặt lại mật
khẩu mới cho người dùng này.
- Thay đổi Full Name của người dùng superman thành Nguoi Sieu Dang và
đặt thuộc tính yêu cầu người superman phải thay đổi mật khẩu kể từ lần
đăng nhập kế tiếp
- Lần lượt đăng nhập vào hệ thống bằng các tài khoản user và superman.
f) Quản trị nhóm cục bộ
- Đăng nhập vào máy Windows 7 bằng tài khoản thuctap
- Mở cửa sổ Computer Management cho phép quản trị máy tính hiện tại:
- Mở thư mục System Tools\Local User and Groups\Group:
- Hãy liệt kê các nhóm đang có trong hệ thống
- Liệt kê tên các thành viên của nhóm Administrators
- Nhấp chuột phải lên thư mục Group\Chọn New Group để mở cửa sổ New
Group cho phép tạo một nhóm mới:
+ Hãy tạo nhóm có tên SinhVien và đưa các tài khoản đã tạo ở Phần
d làm thành viên của nhóm này.
g) Một số tính năng khác
1, Kiểm tra và ghi nhận thông tin về card mạng
- Cho biết card mạng của hãng nào
- Driver card mạng có version là bao nhiêu
- Chế độ truyền
- Tốc độ truyền
- Đặt Firewall trên card mạng
3, Đặt thông tin cho máy
- Thay đổi tên máy : PCxx
- Workgroup: Sinhvien
- Description: sinh vien thuc tap
5, Sử dụng các lệnh sau:
- Ping đến máy tính bên cạnh (theo địa chỉ IP và theo tên)
- Thực hiện Ping 6 gói tin đến máy bên cạnh
- Thực hiện Ping liên tục đến máy bên cạnh, khi nào ngắt thì thôi
- Sử dụng lệnh Ping sang máy bên cạnh và kèm theo tham số để biết máy
đó có tên là gì?
- Sử dụng lệnh tracert hoặc pathping để tìm đường đi từ máy tính đó đến
trang google.com.vn (trong trường hợp máy có kết nối Internet)
- Sử dụng lệnh nslookup để phân giải một tên miền thành địa chỉ IP:
google.com.vn, yahoo.com (trong trường hợp máy có kết nối Internet)
6, Xóa, sửa và đặt thêm thông số cho IP
- Khai báo địa chỉ IP cho máy như sau:
IP: 192.168.10.200+XX
Subnetmask: 255.255.255.0
Gateway: 192.168.10.1
- Sau đó đặt thêm các thông số IP như sau:
IP: 192.168.200.200+XX
Subnetmask: 255.255.255.0
Gateway: 192.168.200.1
- Sau khi đổi xong hãy thay đổi thứ tự địa chỉ IP và Gateway và ghi lại kết
quả bằng việc Ping đến Gateway thứ nhất.
7, Chia sẻ tài nguyên mạng
- Chia sẻ các ổ cứng
- Tạo thư mục có tên d:\Data và chia sẻ hiện, ẩn
- Liệt kê các máy tính trong cùng Workgroup
- Liệt kê các Workgroup còn lại và các máy trong đó
- Tìm kiếm một máy tính có tên là PC trên mạng
- Truy cập vào máy tính bên cạnh thông qua địa chỉ hoặc tên của máy đó
4. Câu hỏi
- Anh (chị) hãy cho biết có những chuẩn bấm dây mạng nào? Khi nào sử dụng cáp
thẳng, khi nào sử dụng cáp chéo?
- Anh (chị ) hãy cho biết Hub là thiết bị lớp mấy? Switch là thiết bị lớp mấy? sự giống
và khác nhau giữa chúng?
- Anh (chị ) hãy cho biết ưu nhược điểm của việc gán địa chỉ IP tĩnh và động?
- Anh (chị) hãy cho biết modem ADSL có thể cấp phát IP cho các Host theo những
kiểu nào? Ưu và nhược điểm của mỗi loại?
5. Nội dung báo cáo thực tập
5.1 Lý thuyết
- Trình bày về các chuẩn bấm dây mạng
- Giới thiệu khái quát về mạng LAN
5.2 Các nội dung thực tập đã được tiến hành, các kết quả thí nghiệm.
5.3. Nhận xét đánh giá kết quả thực tập

You might also like