You are on page 1of 10

LỜI DỊCH

Việc xác định thời điểm thị trường để hoạch định các
công việc trong quản trị và đầu tư luôn là một nhân tố
quyết định sự thành công. Raymond A. Merriman đã mất
nhiều năm để nghiên cứu vấn đề này. Công trình của ông
được xuất bản năm 1997 trong 5 tập sách nói về phương
pháp xác định thời điểm thị trường. Công trình này có
đề cập đến diễn biến thị trường trong tương lai thậm chí
đến năm 2023. Điều đáng nói là những điều đang diễn ra
trùng hợp với cách nhìn của ông. Sau khi tiếp cận công
trình nghiên cứu này, chúng tôi thấy kiến thức này rất bổ
ích cho bạn đọc. Sau khi trao đổi với tác giả, được sự cho
phép biên dịch của ông, chúng tôi thực hiện biên dịch tập
một của công trình của ông. Hy vọng sau này có điều kiện
chúng tôi tiếp tục xin hoặc mua bản quyền để tổ chức biên
dịch toàn bộ công trình của ông đến bạn đọc quan tâm.

Tôi xin chân thành cám ơn ông Raymond A. Merriman khi


cho phép tôi biên dịch tài liệu này để chuyển đến bạn đọc
Việt Nam.

NHÓM TÁC GIẢ


Lê Đạt Chí – Nguyễn Việt Hòa
LỜI CẢM ƠN

Một công trình với quy mô lớn không thể nào được hoàn thành
mà không có sự giúp đỡ của những cá nhân khác. Tôi xin gửi lời tri
ân chân thành tới những người sau vì đóng góp của họ cho quyển
sách này:

Ông Takaaki Kaburagi, công ty THNN Toshi Nippou, Tokyo, Nhật


Bản, ông đã giúp tôi tìm kiếm các đồ thị gần 50 năm lịch sử chỉ số
Nikkei Nhật Bản theo tháng.

Ông Ray Reed, công ty CSI (Commondities Services Incorporat-


ed) ở Boca Raton, Florida, vì đã tập hợp dữ liệu cho các đồ thị
theo tháng, theo tuần, và theo ngày của tất cả các chỉ số chứng
khoán Mỹ sử dụng trong quyển sách này.

Xin cám ơn tổ chức Foundation For The Study of Cycles của ông
Wayne, Pennsylvania, vì ông đã cho phép tôi trích và sử dụng các
đồ thị lịch sử chứng khoán Mỹ dài hạn và các chỉ số chứng khoán
thế giới từ tác phẩm kiệt xuất tựa đề Foundation Chart Book:
Economic History Illustrated.

Michael Check, sinh viên trợ lý hè của tôi, người đã xử lý rất nhiều
đồ thị được sử dụng trong các hình vẽ của quyển sách này, và
cũng giúp tôi thiết kế bìa sách.
Dane và Julie Christy, những người đã hào hiệp cho phép tôi sử dụng
ngôi nhà xinh đẹp ở đồi Bloomfield Hills, Michigan làm nơi “ẩn cư”, đây
là nơi tôi đã viết phần lớn công trình này – trong khi những người chủ
của nó đi nghỉ hè và bơi thuyền trên hồ Great Lakes.

Phil và Margie Chase ở Northwood, Ohio, những người đã cho phép


tôi sử dụng biệt thự đồ sộ nhìn hướng ra hồ Erie của họ ở Marblehead,
Ohio, để làm nơi viết nốt những phần cuối của quyển sách. Ở nơi này,
tôi không chỉ được chiêm ngưỡng những khung cảnh tuyệt vời của tạo
hóa, mà còn có được không gian yên tĩnh tuyệt đối để tôi có thể kết nối
được tất cả các chu kỳ lại với nhau một cách chính xác.

Xin cảm ơn tất cả những người đăng kí nhận báo cáo MMA
Cycles Report và SOS Special Stock Market Report, nhờ sự ủng hộ và
tin tưởng của các bạn mà tôi có cảm hứng để hoàn thành dự án của
mình.

Xin cảm ơn bà xã Debra yêu dấu của tôi vì đã đứng ra điều hành hoạt
động kinh doanh của MMA, Inc. để nhờ đó tôi có thể tập trung hoàn
toàn vào dự án hoành tráng này. Sự hi sinh của em chính là một minh
chứng của tình yêu chân chính và không vụ lợi, anh sẽ mãi mãi trân
trọng điều đó.
LỜI GIỚI THIỆU
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỊ TRƯỜNG

Ở phần đầu của quyển sách này, chúng tôi kì vọng sẽ giúp độc giả hiểu
được khái niệm về “thời điểm” và sự liên hệ của nó đến chỉ số chứng
khoán và các cổ phiếu riêng rẽ.

Có thể có một sự thống nhất chung nào về thời điểm thị trường tạo
đỉnh hoặc tạo đáy không? Liệu có một công thức toán học hoặc cấu
trúc chu kỳ nào có thể vận dụng cho chỉ số chứng khoán hoặc các cổ
phiếu riêng rẽ? Liệu các chỉ số thị trường có chuyển động theo các
mẫu hình cân xứng – mẫu hình cho thấy vùng có khả năng xuất hiện
những điểm đảo chiều tương lai không?

Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người đã tìm kiếm lời giải đáp cho
những câu hỏi như vậy. Và một số lượng – nhiều đến mức phải sợ hãi
– các nhà phân tích và đầu tư theo trường phái cơ bản – đã tin tưởng
một cách mù quáng, không chút nghi ngờ vào việc “những điều này
không thể có vì nó không nên có” – câu trả lời cho những câu hỏi trên
là “Có”.

Điều này đưa đến câu hỏi tiếp theo: “Như thế nào?”

Mục đích của quyển sách này là chỉ ra những điểm đảo chiều như
vậy. Câu hỏi thực sự ở đây không phải là liệu có thể xác định thời
điểm của các đỉnh và đáy quan trọng trong bất cứ thị trường tài
chính nào - các chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, hoặc hàng hóa
hay không. Đó là điều đương nhiên, và điều này đã được chứng minh
rất nhiều lần trong một số lượng khổng lồ những quyển sách – đến nỗi
tôi không thể liệt kê đầy đủ ở đây. Đó là những quyển sách đề cập đến
các vấn đề chẳng hạn như Nghiên cứu của Gann, Chu kỳ, Thiên văn
học, hình học và/hoặc lượng giác thị trường, và hàng loạt các tỷ lệ và
công thức toán học khác nhau, tất cả đều hướng về việc xác định thời
điểm thị trường.

Quyển sách này sẽ tóm tắt và giải thích rõ ràng và cụ thể từng khía
cạnh của việc xác định thời điểm thị trường. Sau đó nó sẽ tích hợp các
khía cạnh này vào một phép đo lường rất chính xác - phép đo lường về
các đáy và đỉnh tiềm năng của thị trường chứng khoán.

Quyển sách này bao gồm 5 tập. Tập một sẽ tập trung chủ yếu vào
các chu kỳ của các chỉ số chứng khoán lớn trên thị trường Mỹ, nhưng
cũng được đối chiếu với chỉ số thị trường chứng khoán Nikkei Nhật
Bản. Tại sao chúng tôi lại chọn thị trường chứng khoán Nhật Bản chứ
không phải Châu Âu hoặc các thị trường Viễn Đông khác? Vì các chỉ
số chứng khoán lớn ở thị trường Châu Âu có liên kết chặt chẽ – có
nhịp điệu giống – với chỉ số chứng khoán Mỹ kể từ nửa sau thế kỉ
20, và một vài thị trường Viễn Đông lại có sự liên kết chặt với chỉ số
Nikkei. Hạn chế về mặt thời gian và không gian không cho phép tôi
thực hiện nghiên cứu về tất cả các chỉ số quan trọng trên thế giới.
Ngoài ra, công ty THNN Toshi Nippou, đã luôn ủng hộ phương pháp
đo lường này từ vài năm qua, và do vậy đã giúp tôi đưa nghiên cứu
này đến thị trường Nhật Bản, nơi đông đảo các nhà giao dịch, đầu tư,
và quản lý quỹ tài ba, họ hiểu và áp dụng rất nhiều trong số những
khái niệm độc nhất mà tôi cung cấp. Tôi thật sự hài lòng khi làm
việc với một cộng đồng thú vị như vậy trong những năm qua. Tuy nhiên
thực tế là chỉ số Nikkei Nhật Bản có biến động khác với chỉ số chứng
khoán Mỹ cả về mặt chu kỳ và xu hướng, nhưng không quá khác biệt
với những biến động được chỉ ra trong thiên văn học tài chính. Điều này
là điều thú vị nhất, và sự khác biệt này sẽ mang đến một phương pháp
tìm hiểu tốt hơn về cách xác định thời điểm thị trường của chúng tôi.

Về thị trường chứng khoán Mỹ: Chính xác thì khái niệm “thị trường
chứng khoán Mỹ” mà chúng tôi sử dụng trong việc xác định thời điểm
là gì? Đó có phải là chỉ số Dow Jones Industrial Averages, chỉ số cấu
thành từ 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp không?
Chắc chắn chỉ số này là chỉ số được theo dõi phổ biến nhất ngày nay.
Nhưng những công ty cấu thành chỉ số này đã thay đổi đáng kể từ 15
năm trước. ,

Còn chỉ số S&P 500 và S&P 100 thì sao? Đây là một chỉ số lớn và có thể
đại diện cho môi trường kinh doanh của Mỹ trong một vài thập kỷ gần
đây.

Tuy nhiên có lẽ tốt hơn là ta nên sử dụng chỉ số New York Stock Ex-
change Index (NYSE), chỉ số cấu thành từ tất cả các công ty niêm yết
trên sàn chứng khoán New York, sàn chứng khoán lớn nhất thế giới.
Điều thuận lợi khi sử dụng chỉ số này là nó giải quyết hết tất cả những
vấn đề còn tranh luận. Thứ nhất, nó được cấu trúc từ một số lượng rất
lớn các cổ phiếu – hơn 7,000 mã. Thứ 2 chỉ số này có độ dài lịch sử đáng
kể, mặc dù không được dài như chỉ số DJIA. Thứ 3, khi vận dụng những
nghiên cứu thiên văn học để phân tích các cổ phiếu được giao dịch tại
phố Wall, tôi thấy rằng: dường như việc sàn giao dịch New York được
thành lập có nhiều điểm đáng lưu ý hơn so với các sàn giao dịch khác.
Và chỉ số chứng khoán này được đo lường từ các cổ phiếu lưu hành
trên sàn New York (trái ngược với AMEX, NASDAQ và các sàn giao dịch
khác).

Tuy nhiên một vài người có thể tranh luận là một phân tích về chỉ số
chứng khoán tương lai đánh giá chính xác hơn về sự tham gia của công
chúng trong một thị trường tăng giá cũng như giảm giá. Vấn đề chủ
yếu ở đây là chỉ số chứng khoán tương lai đã không được giao dịch cho
tới tận năm 1982, thời điểm này lại trùng với giai đoạn bắt đầu tăng giá
mạnh mẽ nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ, xu hướng tăng giá đã kéo
dài tròn 15 năm kể từ khi chỉ số tương lai bắt đầu – cho đến khi quyển
sách này được viết. Có lẽ ý tưởng về việc chỉ số tương lai có thể phản
ánh chính xác về chu kỳ chứng khoán hiện tại cũng đúng phần nào —
và những chỉ số này mãi cho đến năm 1982 mới xuất hiện. Quyển sách
này sẽ phân tích cả 2 quan điểm - các chu kỳ chứa trong thị trường
chứng khoán trước khi chỉ số tương lai xuất hiện, và những chu kỳ xuất
hiện khi chỉ số tương lai trở thành một phần chi phối của thị trường
chứng khoán thế giới.

Để phân tích các chu kỳ dài hạn, chúng ta phải sử dụng các đồ thị
rất dài. Tức là ta sẽ không thể sử dụng các đồ thị chỉ số tương
lai trong phân tích chu kỳ dài hạn. Nhưng với các chu kỳ trung hạn
(ngắn hơn 4 năm) và ngắn hạn (ngắn hơn 18 tuần), ta chắc chắn có
thể so sánh các chỉ số này (chỉ số hiện tại và tương lai) và xem liệu
có sự khác biệt nào trong các chu kỳ – và sự đối ứng với các chu kỳ
thiên văn học. Những hạn chế tương tự cũng đến trong phân tích
về chỉ số Nikkei Nhật Bản: độ dài của chỉ số bị giới hạn vì nó được
thiết lập chưa đủ lâu. Do vậy hầu hết các tham khảo về thị trường
chứng khoán Nhật Bản đều tập trung vào chu kỳ ngắn và trung hạn.
Nào, bây giờ chúng ta hãy bắt đầu hành trình trở lại sâu trong quá khứ,
thăm lại những cuộc khủng hoảng và những cú bùng nổ ngoạn mục
của thị trường tài chính, sự xuất hiện và ngày càng lặp lại thường xuy-
ên của chúng đặc biệt liên quan đến sự ra đời của một quốc gia mới
và cuộc cách mạng công nghiệp. Và chúng ta sẽ xuôi theo dòng lịch
sử, trở về với thị trường tài chính những năm gần đây, và xem xem
liệu chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những điều đang xảy ra với các
thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Có người nói rằng lịch sử
sẽ luôn lặp lại, nhưng không hoàn toàn theo cách cũ. Quyển sách này
không phủ nhận quan điểm đó.
1
MỘT CHU KỲ DÀI HẠN CÓ THỂ TỒN TẠI
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ

Chu kỳ dài nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ rõ ràng phải ngắn hơn
lịch sử 200 năm thành lập của sàn chứng khoán New York. Trên thực
tế, để xem xét khả năng tồn tại của một chu kỳ nào đó, một nghiên cứu
nên bắt đầu bằng việc phân tích một sự việc đã diễn ra ít nhất 4, 5 lần
liên tiếp. Vì thị trường chứng khoán Mỹ chỉ mới thành lập được hơn 200
năm, nên chúng ta có thể tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của chu kỳ
45 năm (hoặc dài hơn đôi chút).

Để bắt đầu nghiên cứu này, chúng ta hãy quan sát một biểu đồ dài hạn
của thị trường chứng khoán Mỹ (thể hiện dưới dạng đồ thị logarit như
trong hình 1). Biểu đồ thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất hàng
năm của chỉ số chứng khoán sẽ là công cụ hiệu quả cho việc nghiên
cứu các chu kỳ dài hạn có khoảng thời gian từ 20 năm trở lên. Các
thanh đồ thị giá theo tháng tất nhiên sẽ tốt hơn, nhưng để đưa tất
cả dữ liệu này lên một trang giấy là điều không thể. Lợi ích của việc
quan sát đồ giá theo năm là giúp chúng ta chỉ cần xem thoáng qua là
cũng có thể thấy được các đỉnh hoặc đáy quan trọng xuất hiện trong
một kỳ quan sát dài. Hai công ty cung cấp các đồ thị giá theo năm (và
theo tháng) là công ty Nghiên Cứu Chứng Khoán (Securities Research

You might also like