You are on page 1of 19

CHƯƠNG 3:

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Câu hỏi lý thuyết:
1. Nêu khái niệm và phân loại hàng tồn kho theo VAS 02?
2. Trình bày các nguyên tắc kế toán trong kế toán hàng tồn kho?
3. Công thức tính giá hàng tồn kho mua ngoài? Cho ví dụ?
4. Công thức tính giá hàng tồn kho tự chế biến? Cho ví dụ?
5. Khái niệm chi phí sản xuất chung cố định? Chi phí sản xuất chung biến đổi?
Các trường hợp phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến?
6. Trình bày các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho?
7. Phân biệt hai phương pháp kế toán hàng tồn kho?
8. Nêu khái niệm và cách thức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?
9. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là gì? Khi nào cần trích
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Trình bày kết cấu TK 2294?
Bài tập thực hành:
Bài 1:

Công ty Thương mại và Tiếp thị Bến Thành quyết định đưa mô hình kinh doanh ngành
hàng điện tử theo chuỗi và mang cùng một thương hiệu Carings vào Việt Nam là một
phương thức rất mới. Trung tâm chuyên bày bán những mặt hàng điện tử, điện lạnh lớn
như: Tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, ti vi, đầu đĩa VCD, DVD, kể cả các mặt hàng nhỏ nhất
như: lò vi sóng, máy sấy tóc…của các nhà sản xuất lớn trong ngành điện tử, điện lạnh
nổi tiếng thế giới như: JVC, Sony, Panasonic, Pioneer, Philips, Samsung, LG…
Các số liệu liên quan đến sản phẩm máy sấy tóc Philips của tháng 1/09 như sau:
1/1 tồn kho đầu kỳ 100 chiếc @ $10
10/1 mua vào 50 chiếc @ $12
15/1 mua vào 30 chiếc @ $ 9

1
17/1 xuất bán 100 chiếc

20/1 mua vào 50 chiếc @ $10


31/1 tồn kho cuối kì 130 chiếc
Yêu cầu:

1. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì, giá vốn hàng bán biết rằng Trung tâm áp
dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và phương
pháp xác định giá trị hàng tồn kho Nhập trước, Xuất trước (FIFO);
2. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì, giá vốn hàng bán biết rằng Trung tâm áp
dụng phương pháp kiểm kê định kì để hạch toán hàng tồn kho và phương pháp
xác định giá trị hàng tồn kho Nhập sau, Xuất trước (LIFO); Bình quân gia quyền

Bài 2:

Có tài liệu về số lượng và đơn giá của hàng tồn kho tại thời điểm cuối kỳ kế toán như
sau:
Hàng tồn kho Số lượng Giá gốc Giá bán ước tính Chi phí bán hàng
(kg) (1000đ/kg) (1000đ/kg) (1000đ/kg)
A 200 290 350 10

B 400 310 270 5

C 100 160 250 5


D 500 190 190 10

E 300 250 330 5

Yêu cầu:
- Tính giá trị thuần có thể thực hiện được cho từng sản phẩm

- Định khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Biết số dư đầu năm TK
2294 là 0
- Trình bày các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán.
Bài 3: (kiểm kê định kỳ)

2
Công ty Hương vị Ngọt Ngào kinh doanh kẹo cân. Vào đầu tháng 2, HVNN còn 500 kg
kẹo tồn đã mua từ tháng trước với giá 100.000 đ/kg. Trong tháng 2, HVNN đã mua
thêm:
Ngày mua Khối lượng (kg) Đơn giá (/kg) Tổng chi phí (đ)

5/2 1.000 110.000 110.000.000


9/2 1.200 115.000 138.000.000

23/2 1.200 120.000 144.000.000


28/2 1.500 125.000 187.500.000

Trong tháng 2, HVNN đã bán được 3.800 kg kẹo với giá 145.000 đ/kg.
Yêu cầu:
1. Xác định số kẹo còn tồn vào cuối tháng 2 và tổng giá vốn của số kẹo sẵn có để
bán của tháng 2.

2. Giả sử HVNN sử dụng phương pháp giá bình quân gia quyền. Hãy tính giá trị
hàng tồn kho cuối tháng 2, giá vốn hàng bán của tháng 2, và lợi nhuận gộp của
tháng 2.
3. Giả sử HVNN sử dụng phương pháp FIFO. Hãy tính giá trị hàng tồn kho cuối
tháng 2, giá vốn hàng bán của tháng 2, và lợi nhuận gộp của tháng 2.
4. Giả sử HVNN sử dụng phương pháp LIFO. Hãy tính giá trị hàng tồn kho cuối
tháng 2, giá vốn hàng bán của tháng 2, và lợi nhuận gộp của tháng 2.
5. Vào ngày 28/2, giá mua loại kẹo tương tự trên thị trường giảm xuống còn
90.000 đ/kg. Kế toán của HVNN phải làm gì và báo cáo hàng tồn kho cuối tháng
2 như thế nào trên Bảng cân đối kế toán cuối tháng 2?
Bài 4:
Tại công ty sản xuất khăn mũ len Hoàng Nam kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 7/N, có
các tài liệu và chứng từ sau (đơn vị: 1.000 đồng)
I. Tình hình đầu kỳ : tồn kho 500 kg nguyên vật liệu A, đơn giá 25.
II. Trong tháng 7/N, có các nghiệp vụ kinh tế sau :
3
1. Ngày 5/7, phiếu nhập kho số 1, nhập kho đủ số hàng mua của công ty B, tiền hàng
chưa thanh toán: 3.500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn: 90.000 (giá chưa có thuế VAT
10%). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt 4.500
2. Ngày 9/7, phiếu xuất kho số 5, xuất 2.200 kg NVL A cho phân xưởng số 1
3. Ngày 13/7, phiếu xuất kho số 6, xuất 1.000 kg NVL A cho xưởng gia công An An
4. Ngày 21/7, phiếu nhập kho số 2, nhập đủ 800 kg NVL A, giá mua đơn vị chưa có
thuế là 28, VAT: 10%.
5. Ngày 28/7, phiếu xuất kho số 7, xuất 600 kg NVL A cho phân xưởng số 2
YÊU CẦU :
Ghi sổ chi tiết mặt hàng A (theo mẫu) với giá xuất lần lượt tính theo phương pháp
nhập trước xuất trước và bình quân gia quyền liên hoàn

4
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA
Tháng 7/N
Tên hàng: Len sợi A390 Quy cách: ……..
Mã hàng: A390 Đơn vị tính: kg
Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn

Số Ngày (ngđ/kg) SL TT (ngđ) SL TT (ngđ) SL TT (ngđ)

Số dư đầu tháng

Nhập kho

Xuất kho

Xuất kho

Nhập kho

Xuất kho

Cộng PS trong tháng

Số dư cuối tháng
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA
Tháng 7/N
Tên hàng: Len sợi A390 Quy cách: ……..
Mã hàng: A390 Đơn vị tính: kg
Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn

Số Ngày (ngđ/kg) SL TT (ngđ) SL TT (ngđ) SL TT (ngđ)

Số dư đầu tháng

Nhập kho

Xuất kho

Xuất kho

Nhập kho

Xuất kho

Cộng PS trong tháng

Số dư cuối tháng
Bài 5: Kế toán hàng tồn kho
1. Mua một lô hàng tổng giá thanh toán cho cung cấp A là 44 triệu, đã bao gồm 10%
thuế GTGT, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, hàng đã nhập kho đủ.
2. Chi phí vận chuyển lô hàng trên thanh toán bằng tiền tạm ứng là 4,2 triệu, đã bao
gồm 10% thuế GTGT
3. Xuất kho một lô hàng để chuyển xuống cảng Hải phòng xuất khẩu, giá xuất kho 32
triệu.
4. Nhận được báo Có của ngân hàng về số tiền chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp
A 1,1 triệu, đã bao gồm 10% thuế GTGT.
5. ứng trước cho người bán Y 50 triệu bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp Y cho đơn hàng vừa giao, giá mua 60
triệu, chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Công ty trả nốt số tiền còn lại bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.

Bài 6:
Tại doanh nghiệp thương mại X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế trong tháng 1 năm N
có tài liệu sau:
A. Số dư đầu kỳ của một số TK: (đơn vị tính: 1000đ)
TK 156: 2.640.000
TK 331: 160.000 (dư có)
TK 133: 28.800
B. Trong tháng một có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 2/1 mua một lô hàng, hoá đơn giá trị gia tăng số 1:
+ Giá mua chưa thuế: 260.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 26.000
+ Tổng giá thanh toán: 286.000
Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng mua chuyển về nhập kho đủ (PNK số 1), chi phí vận
chuyển đã thanh toán bằng tiền tạm ứng theo hoá đơn:
+ Giá cước vận chuyển chưa thuế: 2.300
+ Thuế giá trị gia tăng 5%: 115
+ Tổng giá thanh toán: 2.415
2. Ngày 6/1 mua một lô hàng theo hoá đơn giá trị gia tăng số 2:
+ Giá mua chưa thuế: 180.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 18.000
+ Tổng giá thanh toán: 198.000
Tiền chưa thanh toán. Hàng đã nhập kho đủ (PNK số 3).
3. Ngày 7/1 (phiếu chi số 1) xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua hàng ngày 2/1.
4. Ngày 8/1 mua một lô hàng theo hoá đơn giá trị gia tăng số 3 :
+ Giá mua chưa thuế: 280.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 28.000
+ Tổng giá thanh toán: 308.000
Tiền chưa thanh toán. Số hàng mua chuyển về nhập kho đủ.
5. Ngày 10/1 nhận được giấy báo nợ số 181 chuyển TGNH thanh toán tiền mua hàng
ngày 6/1.
6. Ngày 25/1 nhận bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên thu mua.
- Mua hàng hoá về nhập kho, hoá đơn giá trị gia tăng:
+ Giá bán chưa thuế: 120.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 12.000
+ Tổng giá thanh toán: 132.000
(PNK số 6)
- Chi phí vận chuyển theo hoá đơn 3.000 (chưa có VAT) thuế giá trị gia tăng dịch vụ
vận chuyển 5%
Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài 7:
Tại một doanh nghiệp thương mại có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán tập hợp trong các tài liệu như sau:
Số dư đầu kỳ:
- Sản phẩm A tồn kho là: 2.000 sản phẩm, đơn giá nhập kho là 15.000 đồng/sản phẩm.
- Sản phẩm B tồn kho là: 500 sản phẩm, đơn giá là 10.000 đồng/sản phẩm
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 3.000 sản phẩm A giá mua 15.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là 10%,
chưa thanh toán cho người bán, chi phí bốc dỡ vận chuyển về đến kho của doanh
nghiệp là 3.000.000 đồng, thuế GTGT là 5%, đã trả bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 1.000 sản phẩm B giá mua 9.500 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là 10%, chi
phí bốc dỡ vận chuyển hàng về đến kho của doanh nghiệp 1.000.000 đồng, thuế
GTGT 5%, tất cả đã thanh toán bằng tiền mặt.
3. Xuất kho 3.000 sản phẩm A, 500 sản phẩm B gửi đi bán, giá bán lần lượt là 31.000
đồng/sản phẩm và 21.000 đồng/sản phẩm, chưa gồm thuế GTGT 10%.
4. Xuất kho 1.000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B đi tiêu thụ, giá bán 33.000 đồng/sản
phẩm A và 22.000 đồng/sản phẩm B, đã bao gồm thuế GTGT là 10%, khách hàng
nợ tiền hàng.
5. Doanh nghiệp nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng chấp
nhận mua số hàng gửi đi bán ở nghiệp vụ 3.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp
xuất kho nhập trước xuất trước (FIFO).

Bài 8:
Tại doanh nghiệp ABC hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Xuất bán trực tiếp cho khách hàng Xuyên Thanh 3.000 sản phẩm với giá bán là
140.0 ng/sản phẩm, thuế GTGT 10%, thu bằng chuyển khoản.
2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 200 triệu.
3. Xuất bán trả chậm cho khách hàng Yaya 10.000 sản phẩm với giá bán trả ngay
bao gồm 10% thuế GTGT là 154.000 đồng/sản phẩm và giá bán trả góp gồm thuế
GTGT là 159.000 đồng/sản phẩm. Khách hàng sẽ thanh tóan cho doanh nghiệp
trong vòng 15 kỳ. Xuất 5.000 thành phẩm cho doanh nghiệp Zangzing với giá bán
là 138.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%, để nhận về một tài sản cố định hữu
hình có giá bán chưa có thuế GTGT 5% là 900 triệu đồng.
4. Thanh toán bù trừ cho doanh nghiệp Zingzang qua ngân hàng.
5. Nhập kho 15.000 sản phẩm theo đơn giá tạm tính là 102.000 đồng/sản phẩm, hóa
đơn sẽ giao sau.
6. Xuất bán trực tiếp cho khách hàng Khánh Thủy 8.000 sản phẩm với giá bán gồm
10% thuế GTGT là 156.200 đồng/sản phẩm, khách hàng chưa thanh toán. Thời
hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1% là 10 ngày bắt đầu kể từ ngày xuất
hàng.
7. Khách hàng Khánh Thủy thanh toán cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản trong
thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán.,
8. Nhập kho 18.000 sản phẩm với đơn giá sản phẩm là 105.000 đồng/sản phẩm,
chưa gồm thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán.
9. Xuất sản phẩm trị giá 200 triệu đồng để nhờ một đơn vị khác gia công.
10. Đơn vị gia công báo đó hoàn thành công việc gia công. Chi phí gia công chưa bao
gồm 10% thuế GTGT được tính bằng 5% trên trị giá sản phẩm xuất đi gia công,
doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho bên gia công.
11. Doanh nghiệp nhận sản phẩm đó gia công về nhập lại kho. Chi phí vận chuyển
sản phẩm đi và về là 420.000 đồng (bao gồm 5% thuế GTGT), thanh toán bằng
tiền mặt.
12. Thanh toán tiền gia công cho đơn vị gia công sản phẩm qua ngân hàng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng doanh nghiệp áp
dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, sản phẩm
tồn đầu kỳ là 20.000 sản phẩm, đơn giá 102.000 đồng/sản phẩm.
Bài 9:
Công ty TNHH Ngọc Mai (sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng
tồn kho và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) trong kỳ có các tài liệu liên quan
đến hoạt động kinh doanh như sau:
Tài liệu 1: Số dư một số tài khoản:
- Vật liệu X: số lượng 200 kg, đơn giá 10.000 đồng/kg
- Vật liệu Y: số lượng 500 m, đơn giá 20.000 đồng/m
Tài liêu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Nhận được 500 kg vật liệu X do người bán chuyển đến, đã nhận hóa đơn và thanh
toán tiền trong kỳ trước, đơn giá mua nhập kho là 11.500 đồng/kg, chưa bao gồm 10%
thuế GTGT, chi phí bốc dỡ doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt là 250.000 đồng.
2. Cán bộ vật tư thanh toán tiền tạm ứng:
- Số tiền đã tạm ứng 7.000.000 đồng
- Vật liệu Y nhập kho: số lượng 300 m, đơn giá theo hóa đơn người bán 18.000
đồng/m, thuế suất thuế GTGT 10%
- Chi phí vận chuyển bốc dỡ 300.000 đồng
- Số tiền còn lại nộp vào quỹ
3. Xuất cho bộ phận sản xuất 400 kg vật liệu X, 450 m vật liệu Y dùng trực tiếp sản xuất
sản phẩm
4. Nhận được hóa đơn 300 kg vật liệu X do người bán chuyển đến, đơn giá trên hóa đơn
11.000 đồng/kg, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, số lượng thực nhập trên phiếu nhập
kho 280 kg, vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân, tiền chưa thanh toán, chi phí bốc dỡ chi
bằng tiền mặt 1.000 đồng/kg
5. Xuất cho bộ phận bán hàng 100 kg vật liệu X, bộ phận quản lý doanh nghiệp 150 m
vật liệu Y dùng để sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

6. Mua 150 m vật liệu Y bằng tiền mặt, đơn giá mua nhập kho 18.000 đồng/m, VAT
10%.

7. Nhận được 20 kg vật liệu X do người bán giao thiếu ở nghiệp vụ 4, đồng thời còn
xuất kho trả lại 50m vật liệu Y kém chất lượng trong số vật liệu mua ở nghiệp vụ 6,
người bán đã trả lại bằng tiền mặt.
8. Nhập kho 200 kg vật liệu X, đơn giá 11.000 đồng/kg, đã bao gồm 10% thuế GTGT,
chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ doanh nghiệp đã chi hộ
người bán 200.000 đồng, thuế GTGT 5%
9. Tạm ứng cho cán bộ cung ứng vật tư số tiền 5.000.000 đồng bằng tiền mặt
10. Nhập kho 100 m vật liệu Y, đơn giá 22.000 đồng/m, đã bao gồm 10% thuế GTGT
thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển bốc dỡ là 105.000 đồng gồm 5%
thuế GTGT

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào các tài khoản có liên
quan theo phương pháp bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước.
Bài 10:
Tại doanh nghiệp kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá
trị HTK theo phương pháp nhập trước xuất trước, trong kỳ có các tài liệu được kế toán
ghi nhận như sau:
Tồn kho đầu kỳ:
- Vật liệu P: Số lượng 400 kg, đơn giá 15.000 đồng/kg
- Vật liệu K: Số lượng 200 lít, đơn giá 25.000 đồng/lít
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Mua vật liệu P chưa trả tiền người bán A, số lượng 500 kg, đơn giá chưa thuế
14.000 đồng/kg, VAT 10%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bằng tiền tạm ứng 330.000, đã
bao gồm 10% thuế GTGT. Doanh nghiệp đã kiểm nhận và nhập kho đủ.
2. Mua vật liệu K của người bán B theo hóa đơn số lượng 200 lít, đơn giá 19.000
đồng/lít, VAT 10% đã trả bằng chuyển khoản. Số vật liệu này cuối tháng vẫn chưa về
nhập kho.
3. Xuất kho 400 kg vật liệu P và 50 lít vật liệu K dùng cho sản xuất sản phẩm.
4. Nhận được vật liệu P số lượng 200 kg của người bán C, chưa trả tiền. Cuối tháng vẫn
chưa nhận được hóa đơn, kế toán ghi nhập kho theo giá tạm tính 12.000 đồng/kg.
5. Xuất kho 50 kg vật liệu P phục vụ bán hàng và 20 lít vật liệu K phục vụ quản lý
doanh nghiệp.
6. Thanh toán tiền cho người bán A ở nghiệp vụ 1 bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết
khấu thanh toán được hưởng là 1% trên giá đã bao gồm thuế.
7. Xuất kho 200 kg vật liệu P dùng cho sản xuất sản phẩm
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản, biết doanh nghiệp thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 11:
Công ty Đức Duy hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau: (đơn vị: 1.000đ)
Số dư đầu tháng: TK 152: 130.000, TK 151: 60.000
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau:
Đầu tháng kết chuyển số dư các tài khoản hàng tồn kho sang tài khoản Chi phí mua hàng
1. Nhập kho nguyên vật liệu mua từ công ty Thanh Thủy, giá mua chưa thuế 120.000,
thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã nhập kho đủ. Chi phí thu mua bằng
tiền mặt 1.650 đã bao gồm thuế GTGT 10%.
2. Nhập kho nguyên vật liệu mua đang đi đường tháng trước trị giá chưa thuế 20.000,
thuế GTGT 10%.
3. Mua nguyên vật liệu từ công ty Đức Kiên trị giá chưa thuế 80.000, thuế GTGT 10%,
tiền mua nguyên vật liệu đã trả bằng TGNH, đã nhận được giấy báo có từ ngân hàng.
Đến cuối tháng số nguyên vật liệu trên vẫn chưa về nhập kho đủ
4. Trích TGNH để trả công ty THanh THủy số tiền mua hàng từ nghiệp vụ 2 trong thời
gian được hưởng chiết khấu thanh toán 2% (tính trên tổng giá thanh toán).
5. Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng là 65.000, kế toán kết chuyển
vào tài khoản liên quan.

6. Xác định trị giá hàng mua đang đi đường cuối tháng và kết chuyển vào tài khoản liên
quan.
7. Xác định trị giá nguyên vật liệu đã xuất sử dụng trong tháng và kết chuyển vào TK
liên quan. Biết 90% nguyên vật liệu xuất được sử dụng để sản xuất sản phẩm, 5% giá trị
nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, 3% giá trị xuất dùng cho bộ phận bán hàng,
phần còn lại dùng cho quản lý.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài 12:
Công ty Đức Nhân hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 2/N có các nghiệp vụ phát
sinh như sau:
1. Mua công cụ dụng cụ của công ty Hương Giang theo giá chưa thuế là 50.000, thuế
GTGT 10%. Tiền mua công cụ đã trả bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận được giấy báo
Nợ). Số công cụ trên đã nhập kho đủ.
2. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất trị giá 10.000, dự kiến sử
dụng trong 4 tháng.
3. Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng từ tháng 1/N 1.500 cho bộ phận bán hàng,
1.000 cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
4. Nhập kho công cụ mua từ tháng trước giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10%
5. Nhập kho bao bì mua của công ty Minh Anh giá mua chưa thuế 25.000, thuế GTGT
10%. Tiền mua đã trả bằng tiền mặt sau khi trừ đi chiết khấu thương mại được hưởng
2%
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 13:
Xưởng mộc Thành Danh chuyên sản xuất bàn ghế học sinh. Trong tháng 10/2013, tại
xưởng có các khoản chi phí phát sinh như sau:
Nội dung chi phí CP NVLTT CP NCTT CP SXC
Số lượng gỗ xuất dùng 1,6m3, giá 5
triệu đồng/ m3. Trong đó:
- Để đóng bàn ghế 1,4 m3
-Sửa lại cửa cho nhà xưởng 0,2m3
Số lượng ván ép đã dùng: 10 tấm, giá
400.000đ/tấm. Trong đó:
- Để đóng bàn ghế 8 tấm
Để sửa lại trần cho xưởng 2 tấm
Sơn dùng cho sản phẩm 4 thùng, giá
400.000đ/thùng

Sơn dùng cho sản phẩm 4 thùng, giá


400.000đ/thùng
Vec-ni dùng cho sản phẩm 5 lít, giá
120.000đ/lít
Đinh các loại dùng làm sản phẩm 3
kg, giá 8.000đ/kg
Tiền lương thợ: 100.000đ/ngày
- 1 ngày công làm cửa và trần
- 120 ngày công làm sản phẩm
Tiền điện, nước, tiền thuê mặt bằng
10,5 triệu
Anh Thành tự tính tiền lương quản lý
phân xưởng cho mình là 4 triệu đồng
Tổng cộng:

Tổng số bàn ghế xưởng mộc Thành Danh đóng được trong tháng 10 là 100 bộ bàn ghế
thành phẩm
Yêu cầu:
1) Phân loại chi phí và điền các số liệu thích hợp vào bảng trên
2) Tính giá thành của 1 bộ bàn ghế và định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Giả sử đầu tháng 10 xưởng mộc không có sản phẩm dở dang nhưng cuối tháng 10/2013
có 4 bộ bàn ghế chưa hoàn thành, mức độ dở dang là 50%. Hãy tính giá thành 1 bộ bàn
ghế trong trường hợp này.
Bài 14

Ngày 08/03/2018

Bài 1: Tài liệu mua hàng của công ty X như sau:

1/3 - 800 đơn vị, giá 7.000đ/đơn vị Yêu cầu 2: tính giá htk cuối kỳ theo pp fifo và bqgt theo kê khai
thường xuyên và kiểm kê định kỳ biết trong kỳ dn bán 2 lô hàng
vào 10/3 với 400 đơn vị và 20/3 với 500 đơn vị.
4/3 - 300 đơn vị - giá 6.950 đ/đơn vị

8/3 - 500 đơn vị - giá 6.850đ/đơn vị

16/3- 1.000 đơn vị - giá 6820đ/đơn vị

31/3-700 đơn vị - giá 6.500 đ/đơn vị

Hàng tồn kho đầu kỳ = 0.

Công ty sẽ áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào để có được mức lợi
nhuận thuần cao nhất trong tháng 3.

Bài 15: Công ty TM ABC áp dụng phương pháp LIFO để tính giá hàng tồn kho. Tờ
báo cáo kết quả kinh doanh từ 1/1-30/6 có số liệu như sau:

Doanh thu bán hàng : 100.000.000 đồng


Lợi nhuận gộp: 40.000.000 đồng
Hàng tồn kho đầu kỳ không có
HTK cuối kỳ: 1000 đơn vị, giá 3.200 đồng
Tài liệu mua hàng trong 6 tháng đầu năm đó như sau:

Tháng 1, giá 3.200đ/đơn vị

tháng 2: giá 3.100đ/đơn vị

tháng 3: giá 3.100 đ/đơn vị

Tháng 4: giá 3.100đ/đơn vị

tháng 5: giá 3.050đ/đơn vị

tháng 6: giá 3.050đ/đơn vị


Từ tháng 7 đến tháng 12, giá mua hàng tăng đều từ 50đ đến 200 đ mỗi đơn vị so với
tháng 6 tức là 3.100đến 3.250đ/đơn vị. Trong 6 tháng cuối năm, công ty vẫn có
doanh thu là 100.000.000đồng, cùng một đơn vị như 6 tháng trước. Giả sử ban giám
đốc muốn trình bày trong tờ báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm, số lợi
nhuận gộp ở mức tối thiểu thì phương pháp tính giá hàng tồn kho nào được áp dụng.

Bài 16:
Công ty TMHĐ kinh doanh máy vi tính, có những tài liệu sau:

Các chỉ tiêu tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5


Doanh thu bán hàng 1.000.000 965.000 1.200.000 950.000 1.700.000
Hàng bán bị trả lại và giảm giá 20.000 15.000 0 0 10.000
Hàng tồn kho đầu kỳ 1.200.000 1.500.000 1.800.000

Hàng mua trong tháng 800.000 900.000 300.000


500.000 200.000
SỬA LẠI 600.000

Hàng mua trả lại ĐỀ CHO = 025.000 17.000 14.000


Chi phí thu mua hàng 70.000 75000 11.000 ĐỀ CHO 25.000
SỬA LẠI 40.000
ĐỀ CHO = 30.000

Hàng tồn kho cuối kỳ 1.500.000 1800.000 1.613.000 1100000


Giá vốn hàng bán 570.000 650.000 700.000
300,000 270.000
Lợi nhuận gộp 410.000
500.000 200.000

980.000 950.000 1.200.000


DOOANH THU THUẦN

Yêu cầu: Hãy điền vào những chỗ còn trống


Bài 17: Một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu trong tháng 4 như sau:
- Nguyên liệu đã sử dụng: 950000
- Nguyên liệu tồn kho ngày 1/4: 200.000
- Nguyên liệu tồn kho ngày 30/4: 300.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 240.000
- Chi phí bán hàng: 460.000
- Chi phí thu mua nguyên liệu: 100.000
- Hàng mua trả lại (Nguyên liệu): 150.000
- Chi phí chế biến khác : 500.000
- Giá trị sản phẩm đang chế tạo lúc cuối tháng lớn hơn lúc đầu tháng 25000 - Giá trị
thành phẩm tồn kho lúc đầu tháng lớn hơn cuối tháng 60.000
Yêu cầu tính giá vốn hàng bán trong kỳ

You might also like