You are on page 1of 7

Báo hiệu trong hệ thống viễn thông

1.Báo hiệu?
1.1Khái niệm
- Trong thông tin điện thoại, báo hiệu nghĩa là chuyển và hướng dẫn thông tin từ
một điểm đến một điểm khác thích hợp để thiết lập và giám sát cuộc gọi thoại.
- Thông thường tín hiệu báo hiệu được chia làm hai loại:
+ Báo hiệu mạch vòng thuê bao, ví dụ như tín hiệu báo hiệu giữa thuê
bao và tổng đài nội hạt.
+ Báo hiệu giữa các tổng đài, ví dụ như báo hiệu giữa các tổng đài.

Báo Hiệu
Báo hiệu đường dây
Báo hiệu liên tổng đài
Thuê bao

Báo hiệu kênh Báo hiệu kênh


liên kết chung

Tín hiệu báo hiệu giữa các tổng đài được chia thành:
- Báo hiệu kênh liên kết (CAS), ví dụ sử dụng kênh 16 trong khung PCM dùng
để báo hiệu
- Báo hiệu kênh chung (CCS), có nghĩa là tất cả các tín hiệu báo hiệu ở một
kênh tách biệt với kênh thoại. Kênh báo hiệu này được dùng chung cho một số
lớn các kênh thoại.
1.2.Phân loại
1.2.1 Báo hiệu đường dây thuê bao
Để bắt đầu cuộc gọi, thuê bao điện thoại nhấc tổ hợp. Thao tác này được thực
hiện đã đưa tín hiệu tới tổng đài, cho tổng đài biết rằng thuê bao muốn thiết lập
cuộc
gọi.
Ngay khi tổng đài thu được tín hiệu của thuê bao, nó gửi cho thuê bao tín hiệu
mời quay số và sau đó thuê bao có thể bắt đầu quay số mong muốn.
Sau khi quay số xong, thuê bao thu được tổng đài tín hiệu về trạng thái của
cuộc gọi, tín hiệu hồi chuông, tín hiệu cuộc gọi đã được nối, tín hiệu báo bận
hoặc một
số tín hiệu đặc biệt khác.

1.2.2 Báo hiệu liên tổng đài


Là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau
Các loại tín hiệu trong báo hiệu liên tổng đài có thể là: tín hiệu chiến, tín hiệu
công nhận chiến, xóa ngược, xóa thuận,..
1.2.3 Báo hiệu kênh liên kết-CAS
Đặc trưng của loại báo hiệu này là đối với mỗi kênh thoại có một kênh báo hiệu
xác định rõ ràng. Tất cả các hệ thống báo hiệu này có một số hạn chế như:
tương đối chậm, dung lượng thông tin hạn chế v…v
1.2.4 Báo hiệu kênh chung CCS
Ở hệ thống báo hiệu này, tín hiệu báo hiệu cho nhiều mạch có thể được xử lý
bởi một ít các kênh số liệu báo hiệu tốc độ cao. Báo hiệu này được thực hiện ở
cả hai hướng, với một kênh báo hiệu cho mỗi hướng.
Thông tin báo hiệu được chuyển giao tạo nhóm thành những khối tín hiệu. Bên
cạnh những thông tin chỉ dành cho báo hiệu, cũng cần có sự nhận dạng mạch
thoại, thông tin địa chỉ (nhãn) và thông tin điều khiển lỗi.
Các tổng đài điều khiển bằng chương trình đã lưu trữ (SPC) cùng với các kênh
báo hiệu sẽ tạo thành mạng báo hiệu “chuyển mạch gói” logic riêng biệt.

2. Các thành phần trong một hệ thống báo hiệu


2.1 Điểm báo hiệu
Điểm báo hiệu (SP) là nút chuyển mạch hoặc xử lý trong mạng báo hiệu có thể
thực hiện các chức năng của hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT.
2.2 Kênh báo hiệu/ chùm kênh báo hiệu
Hệ thống báo hiệu kênh chung sử dụng kênh báo hiệu (SL) để chuyển tải thông
tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu .
2.3 Các phương thức báo hiệu
Khái niệm phương thức báo hiệu là sự kết hợp giữa đường chuyển thông tin báo
hiệu và đường thoại (hoặc đường số liệu) mà thông tin báo hiệu có liên quan tới.
2.4 Các phương thức của điểm báo hiệu
Điểm báo hiệu – nơi mà thông tin báo hiệu được tạo ra được gọi là điểm nguồn.
Điểm báo hiệu- nơi mà thông tin báo hiệu đi đến gọi là điểm đến.
Điểm báo hiệu mà thông tin báo hiệu thu được trên môt kênh báo hiệu sau đó
chuyển giao cho mỗi kênh khác mà không xử lý nội dung của tin báo thì được
gọi là điểm chuyển giao báo hiệu STP.
2.5 Tuyến báo hiệu
Tuyến báo hiệu là một đường xác định trước để tin báo đi qua mạng báo hiệu
giữa điểm báo hiệu nguồn vá điểm báo hiệu đích.

3. Các khối chức năng của hệ thống báo hiệu số 7

Các phần của người Phần chuyển giao Các phần của người
sử dụng (UP ) tin báo (MTP) sử dụng (UP )

Phần chuyển giao tin báo (MTP) :Phần chuyển giao tin báo truyền tải các thông
tin báo hiệu giữa các phần của người sử dụng khác nhau và nội dung của mỗi tin
báo như vậy hoàn toàn độc lập. Nhiệm vụ của MTP là truyền tải thông tin báo
hiệu từ một phần của người sử dụng tới phần của người sử dụng khác theo cách
rất tin cậy.
Các phần của người sử dụng: Các phần của người sử dụng tạo ra và phân tích
các thông tin báo hiệu. Chúng sử dụng MTP như là chức năng truyền tải để
mang thông tin báo hiệu tới các phần của người sử dụng khác cùng loại.
Có thể kể ra một số các phần của người sử dụng là:
TUP-phần của người sử dụng điện thoại.
DUP-phần của người sử dụng số liệu.
ISUP-phần của người sử dụng ISDN.
MTUP-phần của người sử dụng điện thoại di động.

4. Cấu trúc mạng báo hiệu


Mạng báo hiệu có cấu trúc phân cấp:

Mạng báo hiệu quốc gia được chia thành các cùng báo hiệu khu vực. mỗi vùng
được phục vụ một cặp STP.
Mỗi vùng báo hiệu khu vực có thể được chia thành các vùng báo hiệu nội hạt.
Hai mức STP được gọi là:
- STP quốc gia
- STP khu vực
Báo hiệu giữa các vùng báo hiệu khu vực thường được thực hiện qua các STP
quốc gia.
Đối với các mạng báo hiệu quốc tế thì cần một hoặc nhiều mức ở phân cấp –Các
STP quốc tế.

5. Báo hiệu số 7 trong mạng PSTN


PSTN – Public Switched Telephone Network là loại mạng điện thoại chuyển
mạch công cộng bao gồm một tập hợp nhiều mạng điện thoại định hướng qua
giọng nói và chúng được kết nối với nhau từ khắp nơi trên thế giới.
Ứng dụng đầu tiên của hệ thống báo hiệu số 7 là thiết lập cuộc gọi trong mạng
điện thoại thông thường, PSTN.
Hệ thống báo hiệu số 7 thực hiện cùng các chức năng báo hiệu như các hệthống
báo hiệu truyền thống nhưng với kỹ thuật cao, phù hợp hơn với các hệ thống số
và các tổng đài SPC.
Đối với các thuê bao, SS7 có nghĩa là thiết lập cuộc gọi nhanh hơn và có năng
lực cho các dịch vụ mới.
Đối với việc quản lý từ xa, báo hiệu số 7 có nghĩa là đòi hỏi ít thiềt bị báo hiệu
rong mạng hơn và tăng dung lượng của các cuộc thoại. Đối với báo hiệu trong
mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN đòi hỏi hệthống báo hiệu giữa
các tổng đài điện thoại (các điểm báo hiệu).
Phần của người sử dụng điện thoại (TUP) là phần của hệ thống báo hiệu, nó tạo
nên tínhiệu điện thoại trong tổng đài chủ gọi, thu và dịch tín hiệu ở tổng đài bị
gọi (tổng đài đích).

You might also like