You are on page 1of 7

TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD

1.1. Tổng quan tổng đài EWSD


Hệ thống tổng đài điện tử số EWSD (Digital Electronic Switching System)
được hãng Siemens-Đức. Tổng đài EWSD là một hệ thống mềm dẻo, linh họat, có
thể cung cấp các dịch vụ ISDN, quản lý các hoạt động chuyển mạch, truyền dẫn lưu
lượng thoại, số liệu và hình ảnh một cách tin cậy.
EWSD là một hệ thống mở có cấu trúc là các module ghép nối với nhau và
điều khiển theo phương thức phân tán. Ưu điểm của thiết kế theo module là :
 Bảo vệ an toàn hiệu quả.
 Tương thích với mạng điện thoại khu vực.
 Trong tương lai nâng cấp rất dễ dàng mà không phải đầu tư quá tốn kém.
 Lắp đặt và bảo trì đơn giản.
 Tính năng đa dạng.
EWSD có thể làm việc như một tổng đài nội hạt, quá giang, cửa ngõ
quốc tế, nông thôn, di động hay ở dạng hỗn hợp (vừa là tổng đài nội hạt, vừa là
tổng đài quá giang), …
Tổng đài EWSD có hai dạng cấu hình : EWSD classic và EWSD powernode.
Tổng đài EWSD tại Host Bình Tân có cấu hình EWSD Classic

Bảng 1-1 : Cấu hình EWSD classic


Nội dung EWSD Classic
Số thuê bao tối đa 240.000
Số trung kế tối đa 60.0000
Lưu thoại cho phép 25.200 Erl
BHCA (Busy hour call attempts ) 1.000.000
Phiên bản phần mềm V11, V12, V13A, V14A, V15
Hệ thống báo hiệu CCNC
Hệ thống chuyển mạch SN A/B
Bộ đệm bản tin MB
1.2. Sơ đồ khối tổng quát

Hình 1.1 : Sơ đồ khối tổng quát tổng đài EWSD


Phần cứng của tổng đài EWSD được tổ chức thành những phân hệ,
những phân hệ này được nối với nhau bằng những giao tiếp đồng nhất.
EWSD được chia thành các khối chức năng sau :
 Đơn vị đường dây số DLU (Digital Line Unit).
 Nhóm đường dây trung kế LTG (Line Trunk Group).
 Đơn vị chuyển mạch từ xa RSU (Remote Swiching Unit).
 Mạng chuyển mạch SN (Swiching Network).
 Bộ xử lý điều phối CP (Coordination Processor).
 Bộ đệm bản tin MB (Message Buffer).
 Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common Channel
Signalling Network Control)
 Bảng đèn SYP (System Panel).
 Bộ phát xung đồng hồ trung tâm CCG (Central Clock Generator).
 Thiết bị vận hành và bảo dưỡng OMT
Tổng đài EWSD là hệ thống điều khiển theo phương thức phân tán, ngoài bộ
xử lý trung tâm CP của đài thì các phân hệ khác đều có bộ điều khiển riêng biệt,
chúng thực hiện nhiệm vụ điều khiển phân hệ của mình như :
 DLUC trong DLU
 GP trong LTG
 CCNP trong CCNC
 MBC trong MB
 SYPC trong SYP
 SGC trong SN
Những giao tiếp trong hệ thống EWSD gồm có :
 Những giao tiếp bên ngoài :
 Đường dây thuê bao.
 Đường truy nhập sơ cấp ISDN.
 Đường trung kế số, tương tự.
 Mạng số liệu.
 Những giao tiếp bên trong :
 Đường truyền PDC 2Mbps nối DLU đến LTG.
 Đường truyền SDC 8Mbps nối LTG và SN, nối CCNC đến SN.
 Các giao tiếp bit song song nối CCNC đến CP.
1.3. Mô tả chung các khối chính trong EWSD
1.3.1. Khối đường dây số (DLU)
DLU được sử dụng như một bộ tập trung đường dây thuê bao của tổng
đài EWSD. DLU có thể được lắp đặt tại đài (gọi là Local DLU) hay đặt ở các trạm
viễn thông (gọi là Remote DLU), mục đích là để rút ngắn khoảng cách đường dây
từ thuê bao đến tổng đài.
Đặc điểm của DLU : DLU được nối với LTG thông qua tối đa 4 đường
PDC 2Mbps (luồng PCM 2Mbps hay luồng E1) cho Remote DLU hay 2 đường
4Mbps cho Local DLU, với lưu lượng lên đến 100 Erl.
Có thể kể ra các chức năng cơ bản của DLU như sau :
 Tập trung lưu thoại của đường dây thuê bao.
 Biến đổi tín hiệu trên đường dây thuê bao ở đầu ra.
 Thích ứng linh họat với mọi hình thức lưu thoại.
 Dễ dàng đưa vào các dịch vụ ISDN.
1.3.2. Nhóm đường dây trung kế LTG
LTG là một phân hệ của tổng đài EWSD. LTG giúp hình thành nên bộ giao tiếp
kết nối giữa DLU và mạng chuyển mạch SN.
LTG có các chức năng :
Chức năng xử lý cuộc gọi :
- Nhận và dịch các báo hiệu từ đường dây trung kế và thuê bao.
- Truyền các báo hiệu cho hệ thống.
- Truyền đi các âm thoại tới người sử dụng.
- Truyền các thông báo đến bộ xử lý phối hợp CP và nhận các lệnh từ CP.
- Phát và nhận các thông báo từ những bộ xử lý nhóm GP của các LTG
khác.
- Truyền và nhận những báo hiệu điều khiển mạng từ hệ thống báo hiệu
kênh chung CCNC.
- Điều khiển báo hiệu tới DLU.
- Truyền các bản tin qua mạng SN với giao diện chuẩn 8Mbit/s.
Chức năng điều hành bảo dưỡng :
- Phát những bản tin thông báo tới CP cho phép đo và quan sát lưu thoại.
- Chuyển mạch những cuộc gọi kiểm tra.
- Kiểm tra trung kế và các bộ phận chuyên biệt của LTG với sự giúp đỡ
của thiết bị đo thử tự động tích hợp (ATE:T) và thiết bị tự động kiểm tra
đo thử đường truyền (ATE:TM).
- Ấn định kênh cho các trạng thái hoạt động quan trọng với các thiết bị
chức năng.
- Có thể tạo, khoá hoặc ngăn chặn sự kết nối của thiết bị thông qua tập
lệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ Người – Máy (MML).
Chức năng bảo an :
Việc bảo an được thực hiện bằng việc kiểm tra hệ thống phần cứng và
nạp lại phần mềm, cho sự phản ứng lại những sai lệch so với tiêu chuẩn và bắt
đầu những hành động cần thiết cho sự loại bỏ lỗi.
1.3.3. Khối chuyển mạch SN
SN thực hiện liên kết với các phân hệ khác như sau :
 Kết nối kênh người sử dụng giữa các LTG.
 Kết nối bản tin bên trong tổng đài giữa các bộ điều khiển của LTG, CCNC
và CP thông qua kênh bản tin cố định MCH (message channel)
 Kết nối để trao đổi bản tin báo hiệu CCS7 giữa LTG và CCNC.
 Tùy thuộc vào kích cỡ của SN, ta có dung lượng tương ứng :
Bảng 1-2 : Các kích cỡ của SN

Kích cỡ SN Số LTG Cấu trúc Dung lượng Số trung kế Lưu lượng


T, S tổng đài (Erl)
SN 15 LTG 15 TST 7.500 1.800 750
SN 63 LTG 63 TST 30.000 7.500 3.15
0
SN 126 LTG 126 TSSST 60.000 15.000 6.30
0
SN 252 LTG 252 TSSST 120.000 30.000 12.600
SN 504 LTG 504 TSSST 240.000 60.000 25.200
1.3.4. Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC
CCNC có trách nhiệm thu, phát và xử lý bản tin báo hiệu CCS7 qua kênh báo
hiệu chung nối giữa các tổng đài.
 CCNC có hai giao tiếp trong EWSD :
 Giao tiếp với đường báo hiệu.
 Giao tiếp với phần mềm phía người dùng (user part) trong LTG.
 Đặc điểm chính của CCNC :
 Cho phép 254 đường báo hiệu.
 4.850 bản tin MSU/s
 Lưu lượng báo hiệu cho phép trên 01 link là 0,4 Erl.
 Chức năng của CCNC :
 Trao đổi các gói dữ liệu giữa tổng đài theo nghi thức CCS7.
 Nhận, gởi và lưu trữ các bản tin báo hiệu số 7.
 Gởi nhanh những bản tin báo hiệu cho các tổng đài đối phương.
 Chuyển đổi bản tin báo hiệu bên trong tổng đài EWSD thành bản tin
báo hiệu số 7 và ngược lại để đảm bảo cho những bản tin trao đổi giữa
các tổng đài EWSD đều có cùng thể thức.
 Nhận diện bản tin báo hiệu số 7 gọi cho tổng đài nội bộ của nó.
1.3.5. Bộ xử lý phối hợp (CP)
CP được gọi là bộ não của tổng đài. Nó giám sát toàn bộ hoạt động và quản lý dữ
liệu của tổng đài EWSD.
 CP có các đặc tính sau :
 Có thể thích ứng với bất kỳ kích cỡ mạng nào.
 Có khả năng xử lý hơn 1.000.000 BHCA.
 Sử dụng một hệ thống đa xử lý cấu trúc theo module.
 Dự phòng bằng cách trang bị các bộ xử lý nhân đôi.
 Linh động trong việc kết nối với các thiết bị ngoại vi thông qua việc sử
dụng các IOP riêng.
 CP thực hiện các chức năng :
 Xử lý cuộc gọi :
+ Dịch số.
+ Định tuyến.
+ Phân vùng cước.
+ Tìm đường xuyên qua SN.
+ Ghi cước.
+ Quản lý dữ liệu lưu thoại.
+ Quản lý mạng.

 Vận hành và bảo dưỡng :


+ Xử lý vào ra bộ nhớ bên ngoài.
+ Quản lý dữ liệu tổng đài thông qua các OMT, NetManager.
+ Chỉ dẫn cảnh báo.
 Bảo an :
+ Tự giám sát.
+ Giám sát tất cả các phân hệ trong tổng đài.
+ Phát hiện lỗi.
+ Phân tích lỗi.
+ Định vị lỗi.
+ Đưa ra các thông báo lỗi.
+ Xử lý cảnh báo
1.3.6. Bộ đệm bản tin MB
 Nhiệm vụ MB là điều khiển những bản tin tổng đài giữa các phân hệ với
nhau:
 Giữa khối điều phối CP và nhóm đường dây trung kế LTG.
 Giữa CP và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC trong SN.
 Trao đổi giữa các LTG với nhau.
 Trao đổi giữa LTG và CCNC.
 Một đầu của MB được nối đến SN bằng đường kết nối bán thường trực
trong
SDC, đầu còn lại kết nối với CP bằng hệ thống bus.
Trong tổng đài gồm có 2 bộ đệm bản tin MB0 và MB1 (vì lý do an
toàn). Mỗi MB có 4 bộ đệm bản tin MBG.
1.3.7. Bộ phát xung đồng hồ trung tâm CCG
Chức năng của CCG:
 Để đảm bảo việc trao đổi thông tin một cách chính xác, các tổng đài
trong mạng phải họat động đồng bộ với nhau. Trong một tổng đài cũng
vậy, các phân hệ làm việc với nhau cũng phải được đồng bộ, đây là một
nguyên tắc cơ bản mà một tổng đài điện tử phải tuân theo. Do đó, cần một
tần số xung đồng hồ chính xác. Nhiệm vụ của CCG là cung cấp xung
đồng hồ chính xác đó.
 CCG được trang bị 2 bộ : một làm việc theo phương thức chủ (master) và
một làm việc theo phương thức tớ (slave).
 CCG tạo ra tín hiệu và đồng bộ với nguồn bên ngoài. Nguồn bên ngoài có
thể là luồng 2MHz lấy từ truyền dẫn hay luồng PCM30 2Mbps

1.3.8. Bảng đèn SYP


 SYP có các đặc điểm sau :
 Bảng đèn cho cái nhìn tổng quan liên tục về trạng thái hoạt động của hệ
thống EWSD.
 Bảng đèn cho biết lưu lượng xử lý của CP, giờ giấc, ngày tháng và hiển thị
lỗi bằng phương thức nghe và nhìn.
 Mặt hiển thị của bảng đèn gồm : đèn 7 đoạn, đèn LED và nút ấn.
 Mặt hiển thị của bảng đèn được chia thành các khu vực sau :
+ LTG.
+ SN.
+ CP và CCNC.
+ Thiết bị bên ngoài.
+ Những điều kiện bên trong hệ thống.
+ Tình trạng của bản thân SYP.
 SYP hiển thị các loại cảnh báo sau :
 Mức cảnh báo nặng : cặp đèn LED tương ứng chớp nhanh qua lại với còi
cảnh báo liên tục.
 Tiếp nhận mức cảnh báo nặng : hai đèn LED tương ứng vẫn tiếp tục chớp
qua lại, nhưng chậm hơn, tiếng còi cảnh báo không còn nữa.
 Mức cảnh báo vừa : đèn LED tương ứng chớp nhanh, kèm tiếng còi cảnh
báo ngắt quãng.
 Tiếp nhận mức cảnh báo vừa : đèn LED tương ứng chớp chậm mà không
còn còi cảnh báo.

You might also like