You are on page 1of 10

FIT – HOU Đề cương Giáo trình

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ TOÁN HỌC


(3 đơn vị học trình)
Phần I: Lý thuyết xác suất -
Phân môn Toán học nghiên cứu về qui luật của các hiện tượng ngẫu nhiên
Chương 1: Hiện tượng ngẫu nhiên và khái niệm về xác suất
1.1. Một số thuật ngữ: Hiện tượng ngẫu nhiên. Phép thử và sự kiện (biến cố). Không gian
cơ sở trong một phép thử. Đại số học các sự kiện. Sơ đồ Venn.
1.2. Các quan điểm định nghĩa xác suất: (định nghĩa cổ điển theo quan điểm đồng khả
năng, định nghĩa xác suất hình học, định nghĩa theo quan sát thống kê)
 Ôn tập, bổ sung một số công thức tính toán:
o Giải tích tổ hợp: Chỉnh hợp, chỉnh hợp lặp, Hoán vị, Tổ hợp
o Công thức nhị thức Newton. Cấp số nhân

o Tích phân Dirichlet: ∫ e−x 2 dx = √ π /2
0

1.3. Các công thức cơ bản của phép tính xác suất: Công thức cộng xác suất, nhân xác suất
có điều kiện, công thức xác suất toàn phần, công thức Bayès
Chương 2: Biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất
2.1. Đại lượng ngẫu nhiên và biến ngẫu nhiên.
2.2. Biến ngẫu nhiên rời rạc: Bảng phân phối xác suất, hàm phân
phối XS.
2.3. Biến ngẫu nhiên liên tục: Hàm mật độ xác suất, hàm phân phối XS.
2.4. Một số luật phân phối XS thường gặp
- Phân phối đều
- Phân phối cấp số nhân ( pp hình học)
- Phân phối nhị thức
- Phân phối Poisson
- Phân phối chuẩn (chính qui)
Chương 3. Biến ngẫu nhiên 2 chiều
3.1. Phân phối xác suất của BNN hai chiều rời rạc: Bảng phân phối xác suất đồng thời; Bảng phân
phối xác suất thành phần; phân phối xác suất có điều kiện
3.2. Các đặc số của biến ngẫu nhiên hai chiều: Kỳ vọng, phương sai; Hiệp phương sai; Hệ số tương
quan ; Kỳ vọng toán học có điều kiện, hàm hồi quy
3.3. Nói qua về BNN nhiều chiều
Chương 4: Các định lý giới hạn và Luật số lớn

1
4.1. Các định lý giới hạn
4.2. Luật số lớn

Phần II: Thống kê toán học


Chương 5: Một số bài toán cơ bản trong Thông kê toán học
5.1. Tổng quan về các bài toán thống kê.
5.2. Tập sinh và tập mẫu.
5.3. Mẫu ngẫu nhiên và thống kê
5.4. Quy luật phân phối xác suất của các thống kê đặc trưng mẫu
5.5. Công thức tính giá trị các tham số đặc trưng mẫu
Chương 6. Ước lượng tham số của biến ngẫu nhiên
6.1. Phương pháp ước lượng
điểm. Ước lượng không chệch và ước lượng vững.
6.2. Phương pháp ước lượng
bằng khoảng tin cậy
- Ước lượng kỳ vọng (tổng thể có phân phối chuẩn đã biết phương sai, chưa biết phương sai;
chưa biết phân phối của tổng thể, cỡ mẫu lớn)
- Ước lượng một tỉ lệ
 Kiểm định thống kê với nhiều mẫu:
- So sánh 2 kỳ vọng
- So sánh 2 tỷ lệ
- So sánh 2 phương sai
- Phân tích phương sai
Chương 7.Kiểm định giả thuyết thống kê (Không giảng – Sinh viên tự đọc thêm)
7.1. Khái niệm chung: Giả thiết thống kê; Sai lầm loại I và loại II; Tiêu chuẩn kiểm định
và miền bác bỏ. Thủ tục kiểm định giả thiết
7.2. Kiểm định giả thiết về kỳ vọng của biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn; giả thuyết về 1
tỉ lệ.
Chương 8: Tương quan và hồi qui (không giảng cho đối tượng chung– có chuyên đề riêng cho
các đối tượng cần thiết theo yêu cầu)

Tài liệu tham khảo:


-1. Bài giảng của giảng viên
- 2. Thái Thanh Sơn : Ngẫu nhiên và Xác suất . NXB Khoa học – Hà Nội 1961
- 3. Giáo trình Xác suất thống kê : http://tailieu.vn/tag/giao-trinh-xac-suat-thong-ke.html
- 4 Xác suất thống kê: http://download123.vn/xac-suat-thong-ke-ebook-421.aspx
- 5. Bài giảng điện tử Xác suất thống kê – Nguyễn Phú Vinh
https://www.youtube.com/watch?v=wxloTvS7s8s
- 6. Bài tập XSTK – Tuấn Ngọc https://www.youtube.com/watch?v=Utnv23Et4Pw

2
Hà Nội 10/2014
Giảng viên phụ trách môn học: GS THÁI THANH SƠN
Đề cương giảng chi tiết: Phần I: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT
Khi quan sát những hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội quanh ta, chúng ta thường
thấy những loại hiện tượng có thuộc tính khác nhau rất cơ bản. Đó là:
1/ Có những hiện tượng mà dù chưa quan sát nhưng ta khẳng định chắc chắn cuối cùng sẽ xẩy ra,
chẳng hạn như:
- Một con vật nuôi lâu ngày cuối cùng chắc chắn sẽ chết dù cho có ra sức chăm sóc đến đâu!
o
- Nước tinh chất dưới áp suất 1 atm, ở 0 C chắc chắn sẽ đông thành nước đá
Người ta gọi những hiện tượng đó là những hiện tượng chắc chắn hay còn gọi là tất yếu.
2/ Lại có những điều mà dù trông đợị đến đâu cũng khẳng định chắc chắn không thể xẩy ra:
- Một thây ma chôn cất 3 năm khi cải táng đào lên bỗng nhiên sống lại!
- Trưa mùa hè giữa thủ đô Hà Nội bỗng có tuyết rơi.
Những điều đó gọi là các hiện tượng không thể hay còn gọi là bất khả
3/ Ngoài ra đa phần các hiện tượng còn lại thì có thể xẩy ra mà cũng có thể không thể xẩy ra, không
thể nào biết trước được:
- Gieo một con xúc xắc, có xuất hiện mặt 6 hay không?
- Một người phụ nữ mang thai lần này sinh trai hay gái?
Những hiện tượng loại này rất thường gặp trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội hàng ngày,
được gọi là các hiện tượng ngẫu nhiên.
Hiện tượng ngẫu nhiên là những hiện tượng mà ta không thể nắm chắc là khi nào thì nó có xuất
hiện, khi nào không.
Lý thuyết Xác suất là phân ngành Toán học chuyên nghiên cứu về “Những qui luật về các hiện
tượng ngẫu nhiên” đó để ứng dụng cho cuộc sống của con người.
Chương I : Hiện tượng ngẫu nhiên và khái niệm về xác suất.
1.1. Một số thuật ngữ cơ bản:
- Phép thử - test - là một quan sát hay một nhóm quan sát trong cùng một số điều kiện cụ thể
nào đấy: Gieo một con xúc xắc, gieo 1 đồng tiền, gieo 2 đồng tiền, gieo 3 con xúc xắc...quan sát
thời tiết một ngày, xem 1 trận đấu bóng v..v.. đều có thể xem là các phép thử.
- Kết thúc một quan sát S có thể xuất hiện một hoặc một số kết cục – issue -nào đó:
Gieo 1 con xúc xắc có thể có các kết cục: 1, 2, 3, 4, 5, 6.. gieo một đồng tiền có thể có các kết
cục : Sấp hay Ngửa , quan sát thời tiết một ngày có thể có kết cục: Nắng, mưa, trời dâm, dông
bão v.. Dự đoán kết quả trận bóng sắp tới của đội A có thể có các kết cục: Thắng, hòa, thua...
Mỗi kết cục có thể xẩy ra đó gọi là một sự kiện cơ sở của phép thử. Toàn bộ các kết cục có thể
xẩy ra ở cuối một phép thử tạo thành không gian cơ sở của phép thử S.

3
- Một sự kiện cơ sở hay một số sự kiện cơ sở ghép lại, tạo thành một sự kiện – event - (biến cố)
của phép thử. Trong phép thử gieo 1 con xúc xắc có thể xem xét các sự kiện:
* A: Xuất hiện mặt 6 – gồm 1 sự kiện cơ sở: 6
* B: Xuất hiện mặt chẵn – gồm 3 sự kiện cơ sở : 2, 4, 6
* C: Xuất hiện mặt bội 3 – gồm 2 sự kiện cơ sở: 3, 6. v..v..
- Đại số học các sự kiện:
* Hợp sự kiện : AUB: hoặc A, hoặc B hoặc cả hai
* Giao sự kiện: A ∩ B vừa là A vừa là B
* Hiệu của A với B: Là A mà không là B. Ký hiệu A\B
* Sự kiện tất yếu bao gồm mọi kết cục có thể xẩy ra ở cuối phép thử , ký hiệu: Ω, sự
kiện bất khả không gồm kết cục nào, ký hiệu Ф.
* Hai sự kiện là xung khắc nếu A và B không thể đồng thời cùng xẩy ra: A ∩ B = Ф.
* Hai sự kiện A và B gọi là đối lập nếu như A xẩy ra khi và chỉ khi B không xẩy ra và
ngược lại. Ký hiệu sự kiện đối lập của A là: Ā.
Ta có thể thấy ngay: - Đối lập thì xung khắc nhưng xung khắc chưa chắc đã đối lập
- AU Ā = Ω, Ā = Ω \ A và A ∩ Ā = Ф.
Sơ đồ Venn:
Biểu diễn không gian mẫu các sự kiện cơ sở trong một miền hình vuông (đơn vị) và các sự kiện
là những “ bộ phận”, những “mảnh” trong hình vuông đó, gồm một miền nào đó trong hình
vuông. Ω là toàn bộ hình vuông. Ф không có điểm biểu diễn nào cả!
Có thể kiểm nghiệm đúng các tính chất của “dàn Boole đại số”
1. Phép hợp là giao hoán AUB = BUA
2. Phép giao là giao hoán : A∩B = B∩A
1. Phép hợp là kết hợp [AUB]UC = AU[BUC] = AUBUC
2. Phép giao là kết hợp [A∩B]∩C = A∩[B∩C] = A∩B∩C =
3. Phép hợp là phân bố với phép giao AU[B∩C] = [AUB] ∩[AUC]
4. Phép giao là phân bố với phép hợp : A∩[BUC] = [A∩B]U[A∩C]
5. Qui tắc De Morgan 1: AUB = A∩B
6. Qui tắc De Morgan 2 A∩B = AUB
7. Luật lũy đẳng: AUΩ = Ω; A∩Ω = A
8. Luật lũy linh : A∩Ф = Ф; AUФ = A.
Minh họa và giải thích ý nghĩa – Cho thí dụ.
*Sự kiện tất yếu * A và B giao nhau * A và B xung khắc AU Ā = Ω, Ā = Ω \ A

Ω Ā.
A A
B A
B

4
1.2. Các quan điểm định nghĩa xác suất.
*Xác suất là một khái niệm toán học, muốn định nghĩa một cách khoa học, chính xác ta phải định
nghĩa thông qua một hệ tiên đề - Chẳng hạn hệ tiên đề của LTXS Khintchin – Kolmogorov (khoảng
1930 – 1950) – Trước khi xuất hiện những hệ tiên đề như vậy người ta cũng đã có những “định
nghĩa cổ điển” nhưng thực chất đấy chỉ là những cách “mô tả” dựa theo một số quan điểm nào đó.
1.2.1. Định nghĩa xác suất cổ điển theo quan điểm đồng khả năng.
Định nghĩa 1. Giả sử quan sát S có n sự kiện cơ sở. Căn cứ vào một số quan sát thực tiễn nào đó , ta
giả thiết rằng tất cả các sự kiện cơ sở đó là các “trường hợp đồng khả năng” xuất hiện ở cuối phép
thử, Nếu A là một sự kiện ứng với sự xuất hiện của một trong mA sự kiện cơ sở nào đó, những sự
kiện cơ sở này được gọi là “trường hợp thuận lợi của sự kiện A”.
mA
Khi đó ta gọi Xác suất xuất hiện của A trong phép thử S là tỷ số: p = P[A] =
n
Nhận xét: Vì 0 ≤ mA ≤ n nên ta luôn có: 0 ≤ p ≤ 1
Thí dụ: - Gọi S là phép thử gieo một con xúc xắc. Có 6 sự kiện cơ sở ở đây là: Xuất hiện mặt 1, 2, 3,
4, 5, 6. Do tính đối xứng, đồng chất của con xúc xắc và việc gieo là một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
ta có thể giả thiết rằng các sự kiện cơ sở đó là đồng khả năng xuất hiện sau phép thử S.
Lần lượt gội A: sự kiện xuất hiện mặt “lục” – 6 – có 1 sự kiện thuận lợi
B: sự kiện xuất hiện mặt chẵn : 2, 4, 6 – có 3 sự kiện thuận lợi
C: xuất hiện mặt bội 3 : 3, 6 – có 2 sự kiện thuận lợi
Trong phép thử S, sự kiện tất yếu Ω chính là : xuất hiện mặt số từ 1 đến 6: - có 6 sự kiện thuận lợi,
còn sự kiện bất khả Ф : xuất hiện mặt số ngoài khoảng [1, 6] – không có trường hợp thuận lợi nào!
Tính: P[A] = 1/6, P[B] = 1/2, P[C] = 1/3 và thấy ngay P[Ω] = 1. P[Ф ] = 0
*Thực chất việc tính XS theo quan điểm đồng khả năng là việcđếm (liệt kê không trùng không sót) số
sự kiện cơ sở đồng khả năng trong phép thử S và số sự kiện cơ sở thuận lợi để xuất hiện một trong
các sự kiện a, B, C...nào đó,
Thực hành: -1/. Cỗ bài tu lơ khơ 52 quân (không kể 2 con phăng teo). Rút ngẫu nhiên một phần bài
8 quân. Tính XS để trong phần bài đó:
- Có 4 quân Át. – Có đúng 1 con Át – Có ít nhất 1 con Át – Không có con Át nào
2/ a/ Một đôi vợ chồng và 4 người bạn ngồi ngẫu nhiên vào 6 ghế đặt thành 1 hàng ngang. Tính XS
để 2 vợ chồng không được ngồi cạnh nhau.
b/ Đôi vợ chồng và 4 người bạn ngồi ngẫu nhiên vào 6 ghế đặt quanh 1 bàn tròn. Tính XS để hai
vợ chồng không ngồi cạnh nhau.
c/* Có 6 đôi vợ chồng ngồi ngẫu nhiên vào 12 chiếc ghế quanh 1 bàn tròn. Tính XS để:
- 2 người trong mỗi đôi đều được ngồi cạnh nhau – Tất cả nữ ngồi cạnh nhau thành 1 khối

5
- Có ít nhât 1 đôi được ngồi cạnh nhau – Không có đôi nào được ngồi cạnh nhau
-*(Bài toán Lucas) Nam nữ ngồi xen kẽ mà không có 2 người trong 1 đôi nào ngồi cạnh nhau
3/ Trong kho chứa 1000 sản phẩm do 1 nhà máy sản xuất, trong đó tỷ lệ phế phẩm là 1%. Một
người mua 10 sản phẩm lấy ngẫu nhiên từ trong kho. Tính XS để trong các sản phẩm đó:
- Không có phế phẩm - Có đúng 1 phế phẩm – Có ít nhất 1 phế phẩm - Tất cả là phế phảm.
4/ Cỗ bài tam cúc có 32 quân. Rút ngẫu nhiên ra 1 phần bài 8 quân. Tính XS để trong phần bài đó;
- Toàn quân đỏ - Có hai quân tướng – Có 5 quân tốt – Có ít nhất một bộ ba Xe-Pháo-Mã
- Không có bộ ba Xe – Pháo – Mã nào.

1.2.2. Xác suất hình học. ( Blaise Pascal)


Định nghĩa XS theo quan điểm đồng khả năng chỉ sử dụng được khi số sự kiện cơ sở đồng khả năng
(và số sự kiện cơ sở thuận lợi) là số hữu hạn m, n, ...
Định nghĩa 2. Trong trường hợp các sự kiện cơ sở đồng khả năng của một phép thử S được biểu thị
bằng “tập hợp điểm” trong một miền N nào đó (đoạn thẳng, đoạn đường cong, mảnh mặt phẳng,
mặt cong, khối không gian v..v) còn các sự kiện cơ sở thuận lợi của một sự kiện A lại được biểu thị
bởi tập hợp điểm trong một miền M bao hàm trong N, ta định nghĩa : P[A] = mes M / mes N .
Ở đây mes là ký hiệu độ đo của miền không gian (độ dài của đường, diện tích của mặt, thể tích của
khối v..v..)
Thí dụ 1. Đường dây truyền tin từ một trạm A đến trạm B dài 1200m bỗng nhiên bị đứt tại một điểm
nào đó dọc đường. Giả sử các điểm trên đường dây đều có khả năng bị đứt như nhau. Tính XS để
điểm đứt cách các trạm không quá 100m.
A B
100m C 1000 m D 100m
p = 200/ 1200 = 1/ 6
Thí dụ 2. Bài toán gặp gỡ .Hai người hẹn đến gặp nhau tại một địa điểm vào một thời điểm trong
khoảng tử 0g đến 1g đêm và hẹn rằng: Nếu ai đến trước thì sẽ chờ tối đa 15 phút, nếu người kia chưa
đến thì bỏ về. Tính XS để 2 người gặp nhau nếu cho rằng mỗi người có thể đến điểm hẹn vào một
thời điểm ngẫu nhiên nào đó trong khoảng từ 0g đến 1g.
- Gọi x (phút) = thời điểm người A đến điểm hẹn và y là thời điểm người B đến điểm hẹn..
Mỗi cặp giá trị (x,y) có điều kiện: 0 <= x < = 60. 0<= y < = 60 ứng với một trường hợp đồng khả
năng có thể xẩy ra của việc 2 người đến điểm hẹn: các trường hợp đồng khả năng ứng với tập hợp
điểm trong hình vuông OMPN có cạnh OM = 60. Y
- Điều kiện để có thể gặp nhau là: N 60 C P
│ x – y │ < 15 hay là: x-15 < y < x + 15 B

Tức là ứng với tập hợp điểm nằm trong lục giác OABPCD.
Vậy p = diện tích OABPCD / diện tíchOMPN = 7/16
*Ý nghĩa: Nói về bài toán công nhân đứng máy 5 D
60 60

6
O 15 A M X
Chú ý: Theo cách định nghĩa này thì:
- XS = 0 chưa chắc đã hoàn toàn không thể xẩy ra (hầu bất khả)
- còn XS = 1 chưa chắc sẽ nhất định phải xẩy ra (hầu chắc chắn) –
- Chuyện vui : Nghịch lý Pascal về con khỉ sổng chuồng
1.2.3. Xác suất theo thống kê. Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp chúng ta không có cơ sở nào
để đưa ra giả thiết đồng khả năng giữa các kết cục cơ sở: Đội bóng A giao đấu với đội bóng B, có 3
kết cục có thể xẩy ra: Thắng, Hòa, Thua – Đồng khả năng? Ra cổng gặp Trai hay Gái – Đồng khả
năng? Ngày mai Mưa hay Nắng? – Đồng khả năng?...Trong những trường hợp như thế người ta
thường phán đóan dựa vào kinh nghiệm nhiều lần quan sát lâu dài (trong quá khứ)..
* Dãy phép thử Bernouilli. Giả sử có một phép thử S trong đó XS xuất hiện của một biến cố A là
P(A) = p và XS A không xuất hiện là q = 1 – p. Tiến hành liên tiếp một dãy 1, 2, 3, …,n lần phép thử
S với giả thiết là trong mỗi phép thử đó XS xuất hiện của A vẫn luôn luôn là p – không phụ thuộc thứ
tự của phép thử trong dãy. Ta gọi đó là một “dãy phép thử Bernouilli”.
-Thí dụ: Gieo một đồng tiền, một con xúc xắc ngẫu nhiên n lần
Định nghĩa 3. Quan sát về số lần xuất hiện của một sự kiện A một dãy Bernouilli gồm N phép thử S
đồng nhất. Giả sử số lần xuất hiện A trong N phép thử là M. Ta gọi ωN = M/N là tần suất xuất hiện
sự kiện A trong N phép thử.
- Nếu khi N tăng lên vô hạn (rất lớn) tần suất đó dao động dần tiến đến một giá trị p xác định
thì giá trị p đó được gọi là xác suất của sự kiện A trong phép thử S.
Chú ý: * Khái niệm “dần tiến đến” ở đây không giống như khái niệm về giới hạn khi N -> ∞ trong
giải tích. Trong định nghĩa này chưa khẳng định sự tồn tại của p và chưa thấy có sự thống nhất của
XS theo định nghĩa này với XS khi có thể định nghĩa theo quan điểm đồng khả năng (Vấn đề sẽ được
giải quyết trong phần các định luật về số lớn)
Thí dụ: - Gieo con xúc xắc nhiều lần: số lần xuất hiện mặt lục xấp xỉ 1/6
- Quan sát thống kê tỷ lệ sinh tự nhiên trong 2 thế kỷ ở 5 thành phố lớn tỷ số sinh trai là 51,8 %
- Dự đoán thời tiết thường nêu thống kê quá khứ làm căn cứ phán đoán
 Bổ sung và ôn tập một số công thức tính toán (để làm bài tập):
` Yêu cầu sinh viên tự ôn tập trong các giáo trình : Giải tích, Toán rời rạc về các nội dung.
o Giải tích tổ hợp: Chỉnh hợp, chỉnh hợp lặp, Hoán vị, Tổ hợp
o Công thức nhị thức Newton
o Cấp số nhân
o Khai triển Taylor của một vài hàm số thông dụng
o Tích phân Dirichlet

1.3. Các công thức cơ bản của phép tính XS.


1.3.1. Định lý cộng XS: - Trường hợp A và B xung khắc: P(AUB) = P(A) + P(B)
- Trường hợp A∩B ≠ Ф(dùng nguyên lý bù trừ): P(AUB) = P(A) + P(B) = P (A∩B)

7
- Suy rộng: P ( AUBUC) = P(A) + P(B) + P(C) – P(AB) – P (BC) – P(CA) + P(ABC)
Minh họa - ”chứng minh” – bằng sơ đồ Venn chẳng hạn!
Thí dụ: Cỗ bài tu lơ khơ, rút 1 cây: A- rút được Át, B rút được con cơ
1.3.2. Xác suất có điều kiện:
Mô tả trực quan phép thử độc lập và không độc lập:
Thí dụ mở đầu: Chùm chìa khóa 10 chìa, trong đó có 1 chìa mở đúng cửa.
a. Rút 1 chìa, để riêng, lần sau lại rút 1 chìa trong số còn lại: Không độc lâp
b. Rút 1 chìa, lại trộn vào. Lần sau lại rút 1 chìa trong 10 chìa: Độc lập
Định luật nhân XS có điều kiện : P (AB) = P(A).P(B/A) = P (B).P(A/B)
Trường hợp A và B “độc lập” : P(AB) = P(A).P(B)  P(A/B) = P(A); P(B/A) = P(B)
Thí dụ1: Bài toán rút tu lơ khơ, trộn vào rồi rút lần sau và không trộn vào
Thí dụ 2: Bài toán rút chìa khóa
Thí dụ 3: Dãy phép thử lặp Bernouilli và luật XS cấp số nhân.
Gieo một con xúc xắc cho đến khi “lần đầu tiên” xuất hiện mặt lục (6)
 Chú ý quan trọng: Khi tính toán XS một sự kiện giao AB trước tiên phải xem xét (bằng
suy luận trực quan – cho trong đề bài) xem A và B có độc lập hay không?
1.3.3. Công thức XS toàn phần & công thức Bayès.
Phân hoạch sự kiện trong không gian cơ sở : A1UA2UA3U ....... UAk = Ω
Ai∩Aj = Ф, với mọi i ≠ j
*Công thức XS toàn phần : P(M) = P(A1). P(M/A1) + P(A2). P(M/A2) + ...+ P(Ak). PM/Ak)
- Ý nghĩa: Biết tỷ trọng các bộ phận A i trong toàn thể và khả năng xuất hiện sự kiện M trong mỗi bộ
phận thì biết được khả năng xuất hiện của M trong tổng thể.
*Công thức Bayès: P(Bi/M) = P(Bi).P(M/Bi) / Σ P(Bj) P(M/Bj)
- Ý nghĩa: Ngược với CT XS toàn phần: Qui trách nhiệm cho từng bộ phận trong một tổng thể - ứng
dụng trong kiểm tra lỗi, thiết kế sản phẩm v..v..)
Thí dụ: Một kho hàng gồm các sản phẩm đồng loại do 3 nhà máy sản xuất, trong đó của nhà máy A
chiếm 20%, nhà máy B chiếm 10% còn nhà máy C chiếm 70%. Tỷ lệ phế phẩm của các nhà máy lần
lượt là : A: 5%, B: 8% còn C:1%.
1. Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm trong kho, Tính XS để gặp phải 1 phế phẩm
2.Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm trong kho:bị phế phẩm. Tính XS sản phẩm đó là do A,
B, C sản xuất.
1.4. Hệ tiên đề của LTXS.
Tất cả phần trình bày trên đây đều là phương pháp mô tả khái niệm XS một cách trực quan, chứa
đựng nhiều điều thiếu chặt chẽ về mặt logic. Khintchin và đặc biệt Kolmogorov là hai nhà toán học
Xô Viết đã có công rất lớn khi xây dựng LTXS theo một cấu trúc chặt chẽ (và khá trừu tượng) bằng
phương pháp tiên đề.
Giới thiệu sơ lược: Một tập hợp gồm Ω vô hạn / hữu hạn phần tử. Trên các tập con các phần tử của
Ω xác định 3 phép toán hợp, giao và phủ định thỏa mãn 10 tính chất trong dàn Boole đại số Ω*.

8
Ta gọi một độ đo μ xác định trên dàn Boole đại số đó là một ánh xạ của mỗi phần tử A trong Ω *
trong dàn với một số dương (không âm) sao cho μ(Ω) = 1 và: μ (A) thỏa mãn một hệ tiên đề - hệ tiên
đề này mô tả các tính chất của khái niệm xác suất mà chúng ta công nhận và minh họa trong các
quan điểm xác suất cổ điển.

Bài tập chương I:


1. Một hộp đựng 12 sản phẩm cùng loại trong đó có 9 chính phẩm và 3 thứ phẩm. Lấy ngẫu nhiên ra 5
sản phẩm. Tính các XS:
a. Tất cả là chính phẩm b. Tất cả là thứ phẩm. c. Có ít nhất 1 thứ phẩm
2. Hộp thứ nhất có 3 bi xanh và 4 bi đỏ. Hộp thứ 2 có 6 bi xanh và 2 bi đỏ. Hộp thứ ba có 4 bi xanh và 7
bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bi từ hộp 1 bỏ vào hộp 2 rồi lại lấy ngẫu nhiên 1 bi từ hộp 2 bỏ vào hộp 3.
Cuối cùng lấy ngẫu nhiên 1 bi ở hộp 3. Tính XS để viên bi này màu xanh.
3. Một xí nghiệp sản xuất 1 loại hàng, XS phế phẩm là p còn XS chính phẩm là q = 1-p. Các sản phẩm
được đóng gói từng hộp 10 sản phẩm. Trước khi đóng gói, trong mỗi hộp người ta kiểm tra ngẫu
nhiên 2 sản phẩm, nếu cả 2 là tốt thì đóng dấu bảo đảm và đưa ra thị trường, nếu có 1 trong 2 sản
phẩm kiểm tra là thứ phẩm thì trả về. Tính các XS:
a. Mua 1 hộp sản phẩm không có thứ phẩm (độ tin cậy)
b. Mua 1 hộp sản phẩm có ít nhất1 thứ phẩm.
4. Một đoạn thép thẳng dài 100 cm, chặt ngẫu nhiên thành 3 đoạn có độ dài bất kỳ. Tính XS để 3 đoạn
ấy có thể ghép thành một tam giác.
5. Trong giao dịch trực tuyến, ngân hàng gửi cho khách hàng 1 mã giao dịch sử dụng 1 lần - OTP – gồm
16 ký tự lấy trong số 25 chữ cái tiếng Anh và 9 con số (không có số 0). Một kẻ không biết OTP, dò
thử bằng các dãy ký tự bất kỳ nhưng nếu thử 3 lần liên tiếp mà vẫn sai thì giao dịch bị khóa. Tính XS
mật mã giao dịch bị xâm nhập.
6. Bài toán tương tự đối với PIN của thẻ ATM: có 5 con số (từ 0 đến 9 chọn ngẫu nhiên) giao dịch thử
sai 3 lần thì bị khóa.
7. Một thiết bị công nghiệp có 70% là chi tiết cơ khí, 20% là chi tiết điện còn 10% là chi tiết điện tử. XS
bị hỏng trong 1 chu kỳ làm việc của mỗi chi tiết cơ khí là 1%, mỗi chi tiết điện là 5% còn mỗi chi tiết
điện tử là 8%.
a. Tính XS thiết bị bị hỏng trong 1 chu kỳ làm việc.
b. Thiết bị đột ngột bị hỏng. Nên ưu tiên tìm nguyên nhân ở loại chi tiết nào? Vì sao?
8. Trong 1 kỳ thi, có 16 thí sinh ngồi thành 1 dãy hàng ngang. Có 4 đề thi A, B, C, D khác nhau phát
ngẫu nhiên cho sinh viên. Tính XS để không có 2 sinh viên nào ngồi cạnh nhau có cùng đề.

9. Như bài 7, với điều kiện 16 thí sinh ngồi trên 4 bàn xếp hàng dọc gióng thẳng hàng, mỗi bàn 4 thí sinh
Tính XS để cho không có thí sinh nào trùng đề với người ngồi cạnh và người ngồi trước mặt.

10. Một khóa số gồm 3 vòng, mỗi vòng có 10 con số từ 0 đến 9. Mỗi mã khóa là một cách xoay các vòng
số thành 1 con số có 3 chữ số bất kỳ.

9
a. Tính XS một kẻ không biết số khóa, ngẫu nhiên mở đúng ngay.
b. Tính XS để 1 người dò tìm đến lần thứ k thì mở được (trường hợp có loại dần và không loại
dần các trường hợp đã thử).

Bài khó*. Thả ngẫu nhiên theo phương nằm ngang một đoạn sắt dài 10cm trên một mạng lưới gồm những
sợi dây thép song song nằm ngang có cự ly 10 cm. Tính XS để đoạn sắt chạm phải một sợi dây thép trong
lưới.

Bài kiểm tra điều kiện. (Thời gian làm bài : 40 phút)

 Bài 1. Một thiết bị gồm 3 bộ phận A, B, C hoạt động độc lập ghép nối tiêp (Hình dưới).

A B C

Trong một chu kỳ hoạt động, XS hỏng của các bộ phận lần lượt là: A: 2%, B: 5% và C: 8%.

– 1/ Tính XS để thiết bị hỏng trong một chu trình làm việc.

– 2/ Để tăng độ an toàn cho thiết bị, người ta mắc song song với nó một thiết bị hoàn toàn giống
nó. Tính XS làm việc an toàn của hệ thống trong trường hợp này.

 Bài 2. Một khẩu pháo bắn 10 phát vào một mục tiêu. XS trúng đích của mỗi phát là 4.
- 1/ Tính XS để mục tiêu bị trúng ít nhất một phát đạn
- 2/ Mục tiêu phải trúng ít nhất 3 phát đạn thì mới bị diệt. Tính XS mục tiêu bị diệt

10

You might also like